Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O<br />
Tr−êng<br />
Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n<br />
<br />
NGUYÔN THÞ H¦¥NG<br />
<br />
NGHI£N CøU THèNG K£<br />
T¸C §éNG TæNG HîP CñA DU LÞCH<br />
§ÕN T¡NG TR¦ëNG KINH TÕ ë VIÖT NAM<br />
<br />
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
<br />
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: GS.TS. PHAN C¤NG NGHÜA<br />
<br />
Phản biện: 1:..........................................................<br />
<br />
Phản biện: 2:..........................................................<br />
<br />
Phản biện: 3:..........................................................<br />
CHUY£N NGµNH: KINH TÕ HäC (THèNG K£ KINH TÕ)<br />
M· sè: 62310101<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án<br />
cấp Trường Đại học Kinh tế quốc dân<br />
<br />
Vào hồi:.......... ngày ..... tháng ..... năm 2016<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia<br />
- Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
Hµ Néi - 2016<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
lường và đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tăng trưởng kinh tế trong<br />
phạm vi một vùng, một quốc gia. Tuy nhiên, các nghiên cứu quốc tế và trong<br />
nước chưa xác định cụ thể về việc sử dụng Bảng I-O dạng phi cạnh tranh và<br />
cũng chưa phân rõ một cách tường minh vai trò của du lịch quốc tế và du lịch<br />
nội địa khi đánh giá tác động hoạt động du lịch đối với tăng trưởng kinh tế.<br />
<br />
1. Lý do lựa chọn đề tài<br />
Hoạt động du lịch ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế<br />
xã hội. Du lịch đang trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa,<br />
xã hội của con người. Hơn thế, cùng với sự phát triển về kinh tế, nhu cầu về du<br />
lịch tăng lên không ngừng với các hình thức du lịch ngày càng đa dạng. Du lịch<br />
được coi là ngành công nghiệp không khói vì đã có tác động và đóng góp không<br />
nhỏ đến tăng trưởng kinh tế của nhiều vùng lãnh thổ, nhiều quốc gia trên toàn<br />
thế giới. Theo thống kê của World Travel & Tourism Council –WTTC (2012),<br />
tổng doanh thu tạo ra từ du lịch chiếm khoảng 9,2% tổng sản phẩm trong nước<br />
(GDP) toàn cầu với trên 6,5 nghìn tỷ đô la Mỹ và việc làm cho hơn 260 triệu<br />
người. Dự báo trong mười năm tới, với mức tăng trưởng bình quân khoảng 4%<br />
năm, hoạt động du lịch sẽ tạo ra giá trị chiếm khoảng 10% GDP toàn cầu, tương<br />
ứng với 10 nghìn tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Nền kinh tế phát triển, đời sống người<br />
dân ngày càng được cải thiện, du lịch trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống<br />
và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Sản phẩm tiêu<br />
dùng trong du lịch vừa để đáp ứng những yêu cầu thiết yếu của đời sống hàng<br />
ngày (ăn, mặc, ở, đi lại,..), vừa để thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt của con<br />
người (tìm hiểu, khám phá thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, …). Chính vì vậy, hoạt<br />
động du lịch có liên quan đến rất nhiều ngành hoạt động trong nền kinh tế. Mức<br />
độ ảnh hưởng và lan tỏa của hoạt động du lịch đối với kinh tế trong mối liên hệ<br />
liên ngành, liên quốc gia là rất đáng kể. Để có thể quan sát, đo lường, đánh giá,<br />
phân tích được hoạt động du lịch cần có phương pháp luận khoa học và thống<br />
nhất trên phạm vi quốc tế. Cho đến nay có nhiều cách đánh giá và ghi nhận<br />
những tác động của hoạt động du lịch vào phát triển kinh tế xã hội khác nhau.<br />
Có thể đánh giá tác động của hoạt động du lịch dựa trên đo lường trực tiếp kết<br />
quả hoạt động du lịch (từ phía cung): Theo doanh thu, theo vốn, lao động,…<br />
hoặc đánh giá dựa trên tổng số chi tiêu của khách du lịch (từ phía cầu). Vấn đề<br />
đặt ra là cách đánh giá nào phản ánh toàn diện nhất, tổng hợp nhất đồng thời cho<br />
phép phân chia chi tiết theo từng loại khách du lịch để đo lường tác động, đồng<br />
thời xem xét, đánh giá và phân tích được đóng góp của chúng đối với nền kinh<br />
tế trong nước và trên toàn cầu.<br />
Trên thế giới và trong nước, đã có nhiều tổ chức, cá nhân nghiên cứu về đo<br />
<br />
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu<br />
2.1. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Nghiên cứu đề xuất và xây dựng cách tính toán lượng hóa tác động của du<br />
lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam một cách toàn diện, đầy đủ và khả thi<br />
dựa trên Bảng I-O dạng phi cạnh tranh. Đồng thời xem xét tác động của du lịch<br />
đến tăng trưởng kinh tế qua biểu hiện chính của hai loại khách du lịch là du lịch<br />
quốc tế và du lịch nội địa.<br />
2.2. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Xuất phát từ mục tiêu đánh giá một cách toàn diện nhất, tổng thể nhất tác<br />
động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế, nội dung nghiên cứu trả lời các câu<br />
hỏi sau:<br />
Câu hỏi chính: Phương pháp đánh giá tác động tổng hợp của du lịch nội địa<br />
và du lịch quốc tế đến tăng trưởng kinh tế như thế nào?<br />
Các câu hỏi phụ:<br />
- Du lịch nội địa và du lịch quốc tế tác động trực tiếp đến giá trị tăng<br />
thêm (VA) và GDP như thế nào?<br />
- Du lịch nội địa và du lịch quốc tế tác động gián tiếp đến VA và GDP như<br />
thế nào?<br />
- Tác động tổng hợp của du lịch nội địa và du lịch quốc tế đến tăng trưởng<br />
kinh tế và tạo việc làm như thế nào?<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến<br />
tăng trưởng kinh tế. Tác động của du lịch cần được xem xét chi tiết theo hai loại<br />
khách du lịch để thấy rõ ảnh hưởng của từng loại hình du lịch đối với tăng trưởng<br />
kinh tế một cách riêng biệt. Việc tách chi tiết này cũng cho phép xác định rõ vai<br />
trò và vị trí của từng loại hình du lịch trong bức tranh du lịch nói chung. Đây<br />
chính là cơ sở quan trọng để nghiên cứu, phân tích và đề xuất những biện pháp<br />
tăng cường tác động, ảnh hưởng của du lịch theo từng loại hình du lịch đến tăng<br />
trưởng kinh tế một cách chi tiết và phù hợp hơn.<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Về nội dung: Trong phạm vi nghiên cứu, Luận án xác định mô hình,<br />
nguồn thông tin và phương pháp tính nhằm đo lường tác động tổng hợp về mặt<br />
kinh tế của du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Luận án tập trung nghiên cứu tác<br />
động của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến tăng trưởng kinh tế thông qua chi<br />
tiêu của khách du lịch và Bảng I-O phi cạnh tranh.<br />
+ Về thời gian nghiên cứu: Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp phục vụ tính<br />
toán thử nghiệm với thông tin cập nhật nhất do Tổng cục Thống kê (TCTK) công<br />
bố gồm: Bảng I-O của Việt Nam năm 2012 và kết quả điều tra chi tiêu của du lịch<br />
năm 2013.<br />
+ Về không gian nghiên cứu: Phương pháp luận và thử nghiệm tính toán<br />
trong Luận án xây dựng cho phạm vi toàn bộ nền kinh tế có hoạt động du lịch;<br />
trong đó, tập trung nghiên cứu đối với du lịch trong nước, bao gồm du lịch quốc<br />
tế đến và du lịch nội địa.<br />
<br />
du lịch nội địa đến tăng trưởng kinh tế, gồm 05 chỉ tiêu: Giá trị sản xuất (GO)<br />
của du lịch, VA của du lịch, GDP của du lịch, thu nhập của người lao động từ du<br />
lịch và lao động du lịch.<br />
- Luận án đề xuất sử dụng Bảng I-O phi cạnh tranh làm công cụ tính toán<br />
và phân rõ tường minh vai trò của du lịch quốc tế và du lịch nội địa khi đánh giá<br />
tác động của hoạt động du lịch đối với tăng trưởng kinh tế.<br />
Luận án đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh tác động của du<br />
lịch đến tăng trưởng kinh tế và tăng cường công tác thống kê đánh giá tác động<br />
của du lịch đến tăng trưởng kinh tế.<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Sau khi tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan<br />
đến đề tài nghiên cứu, tác giả lựa chọn các phương pháp nghiên cứu sau:<br />
- Phương pháp tổng hợp, phân tích trên cơ sở phương pháp luận của: Hệ<br />
thống Tài khoản quốc gia (SNA) của Thống kê Liên hợp quốc; Tài khoản du<br />
lịch (TSA) của UNWTO.<br />
- Phương pháp khai thác dữ liệu sẵn có qua: Điều tra khách du lịch quốc<br />
tế Tổng cục Thống kê; Điều tra khách du lịch nội địa của Tổng cục Du lịch.<br />
- Phương pháp mô hình hóa: Sử dụng mối quan hệ đã được lượng hóa của<br />
Bảng I-O để tính toán tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa<br />
đến tăng trưởng kinh tế.<br />
5. Những đóng góp mới của Luận án<br />
- Luận án đã làm rõ tác động của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến<br />
tăng trưởng kinh tế theo đánh giá tác động trực tiếp, tác động gián tiếp và tác<br />
động tổng hợp.<br />
- Luận án đã đề xuất 02 nhóm chỉ tiêu phục vụ đánh giá tác động tổng hợp<br />
của du lịch đến tăng trưởng kinh tế:<br />
+ Nhóm chỉ tiêu/nhân tố đầu vào phản ánh du lịch trong nước (gồm các<br />
chỉ tiêu phản ánh khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch nội địa);<br />
+ Nhóm chỉ tiêu đầu ra biểu hiện tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và<br />
<br />
6. Kết cấu của luận án<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án gồm 3 chương:<br />
Chương 1. Lý luận chung về tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng<br />
kinh tế.<br />
Chương 2. Phương pháp đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng<br />
trưởng kinh tế.<br />
Chương 3. Đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế<br />
của Việt Nam năm 2013.<br />
<br />
5<br />
CHƯƠNG 1<br />
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG<br />
TỔNG HỢP CỦA DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ<br />
1.1. Lý luận về du lịch và phương pháp xác định một số chỉ tiêu thống kê du<br />
lịch<br />
1.1.1. Các khái niệm về du lịch và thống kê du lịch<br />
1.1.1.1. Khái niệm du lịch<br />
Tài khoản vệ tinh du lịch là một hệ thống chỉ tiêu, phương pháp luận tính<br />
toán các giá trị của hoạt động du lịch trong một quốc gia và quốc tế. Tại mục 2.2<br />
của TSA: RMF 2008 phát hành bởi United Nation (2009, tr.12), một lần nữa<br />
định nghĩa về du lịch:“Du lịch là các hoạt động của du khách ở nơi ngoài môi<br />
trường sinh hoạt hàng ngày trong thời gian không quá một năm liên tục với mục<br />
đích chính không liên quan tới hoạt động kiếm tiền ở nơi họ đến”.<br />
Theo đó, du lịch được xác định khi có đủ ba điều kiện sau:<br />
- Về không gian, du khách phải đi ra ngoài môi trường thường xuyên của<br />
mình, không bao gồm các chuyến đi trong phạm vi nơi ở, các chuyến đi có tính<br />
chất định kỳ giữa nơi ở và nơi làm việc và các chuyến đi thường xuyên khác;<br />
- Về thời gian hoạt động du lịch của du khách diễn ra ít hơn một năm;<br />
- Về mục đích, chuyến đi không phải là hoạt động kiếm tiền trong phạm vi<br />
vùng tới thăm.<br />
Luận án sử dụng khái niệm du lịch và các khái niệm liên quan đến du lịch<br />
theo TSA phục vụ việc xem xét ảnh hưởng của du lịch đến tất cả các hoạt động<br />
kinh tế, từ đó có thể đo lường tác động tổng hợp đến tăng trưởng kinh tế một<br />
cách đầy đủ và toàn diện.<br />
1.1.1.2. Các khái niệm về thống kê du lịch<br />
(1) Khách du lịch; (2) Môi trường sống thường xuyên; (3) Nhà ở thứ hai;<br />
(4) Độ dài chuyến đi; (5) Mục đích chính của chuyến đi ; (6) Chi tiêu du lịch;<br />
(7) Tiêu dùng du lịch; (8) Sản phẩm du lịch; (9) Ngành du lịch.<br />
1.1.2. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu thống kê du lịch<br />
1.1.2.1. Phân biệt du lịch quốc tế và du lịch nội địa<br />
Du lịch được phân chia thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa theo thường<br />
trú và không thường trú.<br />
<br />
6<br />
1.1.2.2. Các chỉ tiêu thống kê về du lịch quốc tế và du lịch nội địa<br />
a. Các chỉ tiêu phản ánh du lịch quốc tế<br />
b. Các chỉ tiêu phản ánh du lịch nội địa<br />
c. Các chỉ tiêu phản ánh du lịch trong nước<br />
1.1.2.3. Phương pháp tính chỉ tiêu thống kê về du lịch quốc tế và du lịch nội địa<br />
a. Phương pháp tính chỉ tiêu phản ánh du lịch quốc tế<br />
b. Phương pháp tính chỉ tiêu phản ánh du lịch nội địa<br />
1.2. Lý luận về tăng trưởng kinh tế và phương pháp xác định một số chỉ<br />
tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế<br />
1.2.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế<br />
Theo SNA, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về mặt lượng của các chỉ tiêu<br />
phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ<br />
nhất định, thường được phản ánh bằng sự tăng lên của chỉ tiêu GDP. Luận án<br />
vận dụng lý luận về tăng trưởng kinh tế theo phương pháp luận SNA phục vụ<br />
cho nghiên cứu thống kê đánh giá tác động tổng hợp của hoạt động du lịch đối<br />
với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.<br />
1.2.2. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế<br />
1.2.2.1. Khái niệm và phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất<br />
a. Khái niệm<br />
Giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ giá trị của những sản phẩm vật chất và<br />
dịch vụ do các cơ sở sản xuất thuộc tất cả các ngành kinh tế tạo ra trong một thời<br />
gian nhất định (quý hoặc năm).<br />
Giá trị sản xuất được tính theo giá cơ bản và giá người sản xuất (gọi tắt là<br />
giá sản xuất).<br />
b. Phương pháp tính<br />
b1. Tính trực tiếp từ sản lượng sản phẩm<br />
b2. Tính từ doanh thu tiêu thụ<br />
b3. Phương pháp tính từ doanh số tiêu thụ<br />
b5. Phương pháp tính riêng cho hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù:<br />
Hoạt động ngân hàng và bảo hiểm<br />
1.2.2.2. Khái niệm và phương pháp tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm<br />
a. Khái niệm<br />
Giá trị tăng thêm (VA) là giá trị mới của hàng hoá và dịch vụ tạo ra từ<br />
quá trình sản xuất trong một ngành kinh tế.<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
b. Phương pháp tính<br />
Công thức chung tính VA theo phương pháp sản xuất:<br />
VA = GO – IC<br />
Giá trị tăng thêm theo giá cơ bản được tính bằng GO theo giá cơ bản trừ<br />
(-) tiêu dùng trung gian theo giá sử dụng.<br />
1.2.2.3. Khái niệm và phương pháp tính chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước<br />
a. Khái niệm<br />
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh<br />
giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong<br />
một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm).<br />
GDP luôn được đánh giá theo giá sử dụng.<br />
b. Phương pháp tính<br />
GDP được tính theo ba phương pháp: Phương pháp sản xuất, phương pháp<br />
thu nhập và phương pháp sử dụng.<br />
1.2.2.4. Khái niệm và phương pháp tính tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước<br />
a. Khái niệm<br />
Tốc độ tăng GDP là tỷ lệ phần trăm tăng lên của GDP thời kỳ sau so với<br />
thời kỳ trước. Tốc độ tăng GDP thường được tính từ GDP theo giá so sánh (giá<br />
năm gốc) của năm báo cáo so với năm trước năm báo cáo.<br />
Hiện nay, khi đề cập đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thường gắn với tốc độ<br />
tăng GDP và một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có liên quan.<br />
b. Phương pháp tính<br />
- Tốc độ tăng trưởng GDP năm báo cáo so với năm trước được tính theo<br />
giá so sánh (giá năm gốc) theo công thức sau:<br />
GDPn<br />
=<br />
x 100 - 100<br />
dGDP<br />
GDPn-1<br />
Trong đó:<br />
dGDP - Tốc độ tăng trưởng GDP năm báo cáo so với năm trước năm báo cáo (%)<br />
GDPn - Tổng sản phẩm trong nước của năm báo cáo theo giá so sánh;<br />
GDPn-1 - Tổng sản phẩm trong nước của năm trước năm báo cáo theo<br />
giá so sánh;<br />
- Tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân theo thời kỳ (nhiều năm).<br />
<br />
1.3. Tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu<br />
biểu hiện<br />
1.3.1. Tác động trực tiếp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế<br />
1.3.2. Tác động gián tiếp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế<br />
1.3.3. Tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế<br />
1.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế<br />
Luận án đề xuất 05 nhóm chỉ tiêu phản ánh tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng<br />
hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế gồm: (1) Giá trị sản xuất của du lịch; (2) Giá<br />
trị tăng thêm của du lịch; (3) Tổng sản phẩm trong nước tạo ra từ tác động của du<br />
lịch; (4) Thu nhập của người lao động từ du lịch; (5) Lao động du lịch.<br />
<br />