BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM<br />
<br />
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG<br />
---------------oOo--------------<br />
<br />
NGUYỄN THANH NHÀN<br />
<br />
NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI HIỆU LỰC TÁC ĐỘNG<br />
CỦA KÊNH LÃI SUẤT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH<br />
TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG<br />
MÃ SỐ: 62.34.02.01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
HÀ NỘI – 2017<br />
<br />
CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI<br />
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS. TS. TÔ KIM NGỌC<br />
Học viện Ngân hàng<br />
2. TS. VÕ TRÍ THÀNH<br />
Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ƣơng<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
Phản biện 2:<br />
Phản biện 3 :<br />
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án cấp Học viện<br />
tại Học viện Ngân hàng<br />
Vào hồi….giờ….ngày…tháng….năm…2017.<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
-<br />
<br />
Thư viện Học viện Ngân hàng<br />
<br />
-<br />
<br />
Thư viện quốc gia<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN<br />
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ<br />
A. Bài báo khoa học, kỷ yếu khoa học<br />
1. Nguyen Thanh Nhan, Vu Ngọc Huong, Le Ha Thu (2016), “Monetary Policy<br />
and Performance of Vietnam’s Commercial Banks”, International Conference<br />
Proceedings: Developing Financial Markets in International Intergration<br />
Context, 28th, Oct. 2016, Dantri Publishing House, ISBN 978-604-88-3506-4<br />
2. Nguyen Thanh Nhan, Vu Hai Yen, Vu Ngoc Huong (2016), “Impacts of<br />
Monetary Policy on Asset Market: the case of Vietnam”, Review of Business<br />
and Economics Studies, Vol 4, Number 3, 2016. ISSN 2308-944X<br />
3. Nguyễn Thanh Nhàn (2015), “Khả năng áp dụng Nguyên tắc Taylor trong điều<br />
hành Chính sách tiền tệ tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, tháng 12/2015<br />
4. Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2015), “Xu hướng lựa chọn<br />
lãi suất mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ và khuyến nghị cho Việt<br />
Nam”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: “Kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh<br />
trong bối cảnh toàn cầu hóa”, NXB Đại học KTQD, 12/2015<br />
5. Nguyễn Thanh Nhàn, Vũ Hải Yến, Vũ Ngọc Hương (2014), “Lựa chọn lãi<br />
suất mục tiêu trong điều hành Chính sách tiền tệ - cơ sở lý thuyết và kinh<br />
nghiệm các nước”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo, tháng 11/2015<br />
6. Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2014), “Điều hành CSTT ở Việt<br />
Nam và một số khuyến nghị chính sách”, Tạp chí Ngân hàng, tháng 7/2014<br />
7. Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Hồng Hải (2014),<br />
“Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của hệ thống<br />
ngân hàng giai đoạn 2001-2012”, Tạp chí Ngân hàng, tháng 3/2014<br />
8. Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Tường Vân (2011), “Kênh tín dụng ngân hàng<br />
trong cơ chế truyền dẫn tác dộng của chính sách tiền tệ : bài học từ cuộc<br />
khủng hoảng tài chính 2007 – 2010”, Tạp chí Khoa học – Đào tạo Ngân<br />
hàng, tháng 10/2011<br />
9. Nguyễn Thanh Nhàn, Phan Thị Hoàng Yến (2011), “Ảnh hưởng của biến<br />
động lãi suất đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nửa đầu năm 2011”, Tạp<br />
chí Khoa học – Đào tạo Ngân hàng, tháng 9/2011<br />
10. Nguyễn Thanh Nhàn, 2010, “Chính sách mục tiêu tiền tệ và chính sách mục<br />
tiêu lạm phát”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 99, tháng 8/2010<br />
B. Đề tài nghiên cứu khoa học<br />
1. Nguyễn Thanh Nhàn (2014), “Áp dụng nguyên tắc Taylor trong việc xác<br />
định lãi suất mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam, Đề<br />
tài NCKH cấp Ngành (chủ nhiệm)<br />
2. Tô Kim Ngọc (2013), “Khủng hoảng nợ công tại một số nước Liên minh<br />
châu Âu và bài học kinh nghiệm trong sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và<br />
chính sách tài khóa cho Việt Nam”, Đề tài NCKH cấp Ngành (thành viên)<br />
3. Nguyễn Thanh Nhàn (2013), “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tăng trưởng tín<br />
dụng của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2000-2011”, Đề tài NCKH cấp Học viện<br />
(chủ nhiệm)<br />
<br />
1<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Chính sách tiền tệ (CSTT) là một trong các chính sách vĩ mô của Nhà nước,<br />
nó bao gồm tổng thể các biện pháp mà ngân hàng trung ương (NHTW) sử dụng<br />
để điều tiết các điều kiện tiền tệ của nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu<br />
như ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định<br />
kinh tế vĩ mô. Các nghiên cứu cả trong và ngoài nước đã nêu bật vai trò quan<br />
trọng của kênh dẫn truyền tác động của CSTT và chỉ ra hiệu lực của CSTT phụ<br />
thuộc vào hiệu lực các kênh truyền dẫn, biểu hiện ở mức độ và tốc độ truyền dẫn<br />
từ các động thái điều hành các công cụ CSTT của NHTW đến hệ thống các mục<br />
tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian và từ đó ảnh hưởng đến các biến số thực của<br />
nền kinh tế.<br />
Cơ chế truyền dẫn CSTT được xây dựng dựa trên cách tiếp cận các nhân tố<br />
ảnh hưởng đến cầu tiền tệ thông qua hệ thống các kênh truyền tải bao gồm kênh<br />
lãi suất, kênh tỷ giá, kênh giá tài sản và kênh tín dụng (Mishkin, 2013). Xu<br />
hướng hiện nay của các quốc gia trên thế giới là lựa chọn điều hành theo lãi suất<br />
bởi tính hiệu quả và sự phù hợp của chỉ tiêu này cả trên lý thuyết và thực tế, vì<br />
vậy cơ chế truyền dẫn CSTT qua kênh lãi suất đã thu hút sự quan tâm của nhiều<br />
nhà nghiên cứu với những kết luận về tầm quan trọng của của kênh này trong<br />
điều hành CSTT, đặc biệt tại các nước có thị trường phát triển. Kênh lãi suất<br />
trong cơ chế truyền tải CSTT của NHTW là cơ chế truyền tải ảnh hưởng của<br />
CSTT tới nền kinh tế thông qua phản ứng dây truyền giữa các mức lãi suất và<br />
giữa các loại giá cả trên thị trường. CSTT thông qua những ảnh hưởng trực tiếp<br />
hoặc gián tiếp của lãi suất tới hành vi đầu tư, chi tiêu của các chủ thể, qua đó ảnh<br />
hưởng tới tổng cầu và cân bằng của nền kinh tế đạt được ở mức mục tiêu đề ra.<br />
Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu lực tác động của CSTT nói chung và kênh lãi suất<br />
nói riêng bị ảnh hưởng rất lớn bởi các nhân tố nằm ngoài khả năng chi phối của<br />
NHTW như những ảnh hưởng từ thị trường quốc tế; chất lượng bảng cân đối tài<br />
sản của hệ thống ngân hàng; môi trường vận hành thị trường tài chính; tình trạng<br />
ngân sách và sự lấn át của chính sách tài khóa,.. Những ảnh hưởng này có thể<br />
làm cho những tác động ban đầu của CSTT tới các mục tiêu vĩ mô bị chệch<br />
hướng, hoặc có độ trễ, hoặc thậm chí tạo ra những thay đổi không mong muốn,<br />
và do đó làm giảm hiệu lực tác động của chính sách.<br />
Tại Việt Nam thời gian qua, trước những diễn biến không thuận lợi của kinh<br />
tế thế giới và trong nước, NHNN đã có nhiều nỗ lực trong điều hành chính sách<br />
tiền tệ linh hoạt, kết hợp giữa điều tiết cung tiền và lãi suất và kết quả là đã đạt<br />
được những thành tựu đáng ghi nhận như: ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát;<br />
hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng dần đi vào ổn định theo đúng lộ<br />
trình tái cơ cấu; thị trường tiền tệ dần được thiết lập theo chuẩn mực quốc tế với<br />
vai trò chủ đạo của thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Tuy nhiên nếu tách riêng<br />
tác động của CSTT để xem xét hiệu quả cuối cùng của nó đối với nền kinh tế thì<br />
có thể nhận thấy hiệu lực tác động của còn rất nhiều hạn chế. Lãi suất liên ngân<br />
hàng (LSLNH) đã có phản ứng với những động thái thắt chặt hay nới lỏng tiền<br />
tệ của NHNN, tuy nhiên mối liên hệ giữa lãi suất chỉ đạo (lãi suất tái cấp vốn, lãi<br />
suất tái chiết khấu) với LSLNH còn lỏng lẻo, sự thay đổi của cặp lãi suất chỉ đạo<br />
này chưa có tác động làm thay đổi LSLNH, sự can thiệp hiệu quả của các công<br />
cụ CSTT chưa thể hiện rõ nét (kể cả công cụ nghiệp vụ thị trường mở) trong các<br />
giai đoạn căng thẳng về vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Thêm vào đó, sự<br />
<br />
2<br />
truyền dẫn từ LSLNH đến lãi suất huy động (LSHĐ) và lãi suất cho vay (LSCV)<br />
cũng như ảnh hưởng của LSCV đến các thành phần của tổng cầu là khá thấp và<br />
có độ trễ, và do đó đã ảnh hưởng đến khả năng đạt được các mục tiêu vĩ mô<br />
trong điều hành chính sách.<br />
NHNN trong thời gian tới có chủ trương chuyển điều hành CSTT theo khối<br />
lượng tiền cung ứng sang chủ yếu điều hành theo lãi suất, xóa bỏ dần các biện<br />
pháp hành chính và tiến tới điều hành hoàn toàn theo lãi suất thì việc tìm hiểu,<br />
nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kênh dẫn truyền lãi suất trong<br />
điều hành CSTT là cần thiết. Nó không chỉ giúp định lượng các tác động dự kiến<br />
của lãi suất điều hành lên mặt bằng lãi suất thị trường mà còn đánh giá lợi ích<br />
của việc giải quyết những yếu kém trong cấu trúc để thực hiện CSTT hiệu quả<br />
hơn. Góp phần đáp ứng nhu cầu đó của thực tiễn, đề tài “Nhân tố ảnh hưởng tới<br />
hiệu lực tác động của kênh lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt<br />
Nam” đã được nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu.<br />
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới<br />
(i) Nghiên cứu cơ chế truyền dẫn của lãi suất trong điều hành CSTT<br />
Các nghiên cứu về giai đoạn ảnh hướng trực tiếp từ việc sử dụng các công<br />
cụ CSTT đến lãi suất thị trường tiền tệ và sau đó là lãi suất bán lẻ của hệ thống<br />
ngân hàng<br />
Cottarelli và Kourelis (1994) là những người đầu tiên nghiên cứu sự dẫn<br />
truyền từ lãi suất điều hành của NHTW đến LSCV và đưa ra kết luận sự truyền<br />
dẫn lãi suất là rất khác nhau giữa các nước. Nghiên cứu của Paisley (1994) và<br />
Mojon (2000) khẳng định lại kết luận của Cottarelli và Kourelis khi Paisley<br />
không tìm thấy sự truyền dẫn hoàn toàn trong lãi suất thế chấp ở tổ chức xây<br />
dựng Anh trong khi Mojon chỉ ra sự truyền dẫn hoàn toàn trong LSCV và huy<br />
động ở 5 nước khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Bỉ, Đức, Pháp, Tây Ban Nha<br />
và Hà Lan). Nghiên cứu của Christoffer Kok Sorensen và Thomas Werner<br />
(2006) vào giai đoạn tiếp theo lại cho thấy kết quả mức độ không đồng nhất<br />
tương đối lớn trong quá trình truyền dẫn từ lãi suất thị trường tiền tệ đến lãi suất<br />
bán lẻ của ngân hàng giữa các quốc gia Châu Âu, thể hiện cụ thể ở sự khác biệt<br />
về hệ số truyền dẫn trong dài hạn và hệ số về tốc độ hiệu chỉnh giữa các quốc<br />
gia. Điều này cho thấy sự thiếu thống nhất và đồng bộ trong hệ thống lãi suất<br />
bán lẻ của Châu Âu.<br />
Nghiên cứu của Marco A. Espinosa và Vega Alessandro Rebucci (2003), của<br />
Jusús Crespo - Cuaresma và alázs Égert (2004) ước lượng mô hình hiệu chỉnh<br />
sai số ECM dựa trên mô hình ADL cũng cho thấy độ co giãn của lãi suất thị<br />
trường trong dài hạn đối với sự thay đổi của các chính sách là khác nhau giữa<br />
các quốc gia.<br />
Nghiên cứu của Mojon (2000), Sander và Kleimeier (2004), Bondt (2002),<br />
Chong và cộng sự (2006), Pih Nee Tai (2012) đều cho thấy có sự bất cân xứng<br />
trong mức độ dẫn truyền, hiệu ứng truyền dẫn đến lãi suất tiền gửi cao hơn một<br />
chút so với hiệu ứng truyền dẫn đến LSCV. Alberto Humala (2003) lại cho kết<br />
quả ngược lại khi kết luận rằng trong điều kiện tài chính bình thường với sự ổn<br />
định trong ngắn hạn thì lãi suất sẽ cao hơn đối với những khoản vay có độ rủi ro<br />
cao, khi có sự biến động lớn thì sự truyền dẫn diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các<br />
loại lãi suất. Ming-Hua Liu và cộng sự (2005), Johann Burgstaller (2005), Paula<br />
Antao (2009), Chmielewski (2003), Meshach Jesse Aziakpono (2010) cũng cho<br />
<br />