Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển đồng bằng sông Hồng
lượt xem 1
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp "Phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển đồng bằng sông Hồng" được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng; từ đó đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển đồng bằng sông Hồng
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN VĂN TUẤN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VỊT BIỂN TẠI CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9 62 01 15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024 1
- Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Công Tiệp TS. Nguyễn Quốc Chỉnh Phản biện 1: GS.TS. Hoàng Ngọc Việt Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Văn Hùng Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. Nguyễn Quốc Oánh Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin, Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là một trong những quốc gia có tổng đàn gia cầm lớn nhất thế giới và đàn thuỷ cầm lớn thứ hai thế giới. Chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2045 hướng tới: “Tổng đàn thủy cầm có mặt thường xuyên từ 100 đến 120 triệu con, trong đó khoảng 40% được nuôi theo phương thức công nghiệp” (Thủ tướng Chính phủ, 2020). Năm 2014, tại Việt Nam, giống vịt biển 15 Đại Xuyên - giống vịt biển duy nhất tính tới hiện nay được chọn tạo thành công và bắt đầu tiến hành chăn nuôi ở một số địa phương ven biển. Tuy chăn nuôi vịt biển mới bắt đầu nhưng đã khẳng định được tính đa dạng cao, phát triển được ở nhiều vùng miền, có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với tái cơ cấu chăn nuôi và được lựa chọn để thích ứng với biến đổi khí hậu không chỉ ở các địa phương ven biển và hải đảo. Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển lớn, kéo dài từ Quảng Ninh đến Ninh Bình, với đường bờ biển dài 400 km. Vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng bao gồm: các bãi triều, cửa sông – chủ yếu là môi trường nước mặn lợ và nhiều phù sa…; Là môi trường thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ hải sản, đặc biệt chăn nuôi vịt biển (Hồng Khánh Tú, 2021). Các địa phương tại đây đã hỗ trợ thực hiện mô hình thí điểm chăn nuôi vịt biển và bước đầu mang lại kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường. Tuy nhiên, vịt biển là giống mới nên nguồn cung con giống còn hạn chế; diễn biến dịch bệnh và thiên tai bất thường; thị trường tiêu thị sản phẩm vịt biển chưa mở rộng; hoạt động hình thành và phát triển chuỗi giá trị vịt biển để có thể nâng cao giá trị gia tăng cho các cơ sở chăn nuôi vịt biển còn giới hạn… Cần phải đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau: (i) Thực trạng phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng diễn ra như thế nào về quy mô nuôi, phương thức nuôi, liên kết sản xuất - tiêu thụ, kết quả và hiệu quả kinh tế? (ii) Những yếu tố nào ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng? (iii) Cần những giải pháp nào để thúc đẩy phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu? Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng; từ đó đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Luận giải và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi vịt biển; Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2018 - 2022; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng; 1
- Đề xuất hệ thống giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào phát triển chăn nuôi vịt biển thương phẩm lấy thịt. Cụ thể: Đánh giá phát triển theo quy mô nuôi, phương thức nuôi, liên kết, kết quả và hiệu quả chăn nuôi; Phân tích ảnh hưởng của chính sách, nguồn lực của các cơ sở nuôi, hệ thống hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp cấp cơ sở và thị trường tới phát triển chăn nuôi vịt biển; Đề xuất giải pháp kinh tế - kỹ thuật phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển. Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2018 - 2022; số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2018 và 2022. Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng, bao gồm: vùng ven biển của Hải Phòng, Thái Bình và Ninh Bình. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Về lý luận, luận án đã luận giải và phát triển thêm lý luận về phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển. Nghiên cứu đã chỉ ra phát triển chăn nuôi vịt biển bao gồm: phát triển theo quy mô đàn, phương thức chăn nuôi, thông qua thúc đẩy liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm... Cùng với đó, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - kỹ thuật trong chăn nuôi vịt biển để có căn cứ đề xuất định hướng phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển trong tương lai. Về phương pháp, nghiên cứu thực hiện khảo sát có lặp lại trong giai đoạn 2018 – 2022 ở các cơ sở chăn nuôi vịt biển. Luận án đã xây dựng được khung phân tích đối với nghiên cứu về phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) dựa trên tổng hợp các tiếp cận: có sự tham gia, loại hình tổ chức chăn nuôi, phương thức chăn nuôi, thể chế chính sách và khu vực kinh tế… Về thực tiễn, luận án đã chỉ ra đàn vịt biển chiếm 20% trong tổng đàn thuỷ cầm của vùng ĐBSH. Trong giai đoạn 2018 – 2022, tại vùng ĐBSH, tốc độ tăng trưởng đàn vịt biển đạt 25,22%/năm, cao gấp 5 lần so với tốc độ tăng trưởng của đàn thuỷ cầm (5,3%/năm). Kết quả thăm dò từ các cơ sở chăn nuôi vịt biển đã khẳng định sự phát triển về quy mô đàn vịt của các cơ sở nuôi và số lượng cơ sở tham gia nuôi vịt biển trong vùng. Cùng với đó, các phương thức chăn nuôi đa dạng: Chăn nuôi vịt biển theo hướng công nghiệp chiếm 61,14% và chăn nuôi bán công nghiệp chiếm 38,86% số cơ sở nuôi; tương tự nuôi nhốt chiếm 68,05% trong tổng đàn, nuôi vịt biển kết hợp thuỷ sản chiếm 13,69% cơ cấu đàn. Tuy nhiên, liên kết trong tổ chức chăn nuôi vịt còn nhiều hạn chế: Chủ yếu là liên kết ngang giữa các cơ sở nuôi (95,43% số cơ sở nuôi tham gia); Liên kết theo chuỗi hoàn chỉnh (bao gồm liên kết từ đầu vào - đầu ra giúp chủ động đầu vào tổ chức sản xuất và cũng chủ động trong tiêu thị đầu ra) mới chỉ có 2
- 10,57% số cơ sở chăn nuôi vịt biển tham gia; 35,43% số cơ sở nuôi tham gia vào chuỗi liên kết chưa hoàn chỉnh. Đó chính là rào cản lớn nhất cho phát triển chăn nuôi vịt biển trong thời gian tới. Hiệu quả chăn nuôi vịt biển được đánh giá ở các phương thức nuôi khác nhau, trong đó nuôi vịt biển kết hợp với nuôi thuỷ sản mang lại hiệu quả cao nhất cả về ngày công lao động và giá trị so sánh theo chi phí sản xuất. Nghiên cứu đã đề xuất 07 nhóm giải pháp phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển ĐBSH như sau: (i) Hoàn thiện một số cơ chế chính sách, giải pháp hỗ trợ phát triển chăn nuôi vịt biển; (ii) Phát triển dịch vụ cung cấp giống, thức ăn, thú y tại chỗ; (iii) Hỗ trợ xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi vịt biển; (iv) Nâng cao năng lực ứng dụng kỹ thuật và nhận thức của người chăn nuôi vịt biển; (v) Tăng cường thông tin dự báo thị trường cho người chăn nuôi trong việc ra quyết định chăn nuôi vịt biển; (vi) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ cho các vùng nuôi ven biển; (vii) Tăng cường tổ chức quản lý phối hợp của các bên liên quan trong phát triển chăn nuôi vịt biển. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị khoa học cao phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo trong và ngoài nước về: Tổng quan về phát triển chăn nuôi vịt biển vùng ven biển với những bình luận và góc nhìn mới. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu về phát triển chăn nuôi vịt biển. Căn cứ đề xuất kiến nghị đối với chính sách, giải pháp phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu cung cấp các tài liệu phục vụ chỉ đạo thực tiễn: Khung phân tích cho các Bộ ban ngành, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương ven biển để ban hành các chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi vịt biển nhằm thích ứng với xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu tại vùng ven biển. Hướng nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong lĩnh vực kinh tế chăn nuôi thuỷ cầm… Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có nhìn nhận đúng đắn về phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển ĐBSH. PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VỊT BIỂN 2.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 2.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước Đa số các nghiên cứu trên thế giới tập trung về phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia súc, gia cầm. Nghiên cứu về vịt nuôi ở vùng ven biển và vịt biển còn rất mới và rất ít. Cho tới hiện nay, các công bố nghiên cứu về vịt biển đa phần là nghiên cứu mang tính kỹ thuật, nhưng cũng đã gắn kết phát triển chăn nuôi vịt biển theo chiều sâu thông qua những thay đổi về giống lai tạo mới, năng suất, chất lượng… 2.1.2. Các nghiên cứu trong nước Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thúy Mai (2018) với đề tài “Thích ứng 3
- với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp của người dân ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ của tác giả Chu Hoàng Nga được thực hiện tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam với đề tài: “Chọn tạo hai dòng vịt biển trên cơ sở giống vịt biển 15 - Đại Xuyên”. Tiếp đó là kết quả công bố về tính thích ứng của chăn nuôi vịt biển tại các tỉnh ven biển và hải đảo trên cả nước về thử nghiệm và nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt biển của Trung tâm Khuyến nông các tỉnh/thành phố có hoạt động dự án phát triển chăn nuôi vịt biển. Các công bố nghiên cứu kinh tế về vịt biển chủ yếu được thực hiện bởi các nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên, Viện Chăn nuôi và Học viện Nông nghiệp Việt Nam… “Hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi giống vịt biển 15 - Đại Xuyên sinh sản” do các tác giả Lê Thị Mai Hoa & cs. (2019) thực hiện đã chỉ ra mô hình chăn nuôi vịt biển sinh sản và thương phẩm ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình cho kết quả rất tốt. Tóm lại, các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về phát triển chăn nuôi có rất nhiều, nhưng nghiên cứu chuyên sâu về phát triển chăn nuôi vịt biển dưới góc độ kinh tế - xã hội còn rất hiếm. 2.1.3. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án Đề tài nghiên cứu mang tính kinh tế của chúng tôi sẽ góp phần giải quyết những khoảng trống về góc độ kinh tế - xã hội đối với phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển ĐBSH. 2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VỊT BIỂN 2.2.1. Các khái niệm có liên quan 2.2.1.1. Phát triển chăn nuôi vịt biển Phát triển chăn nuôi vịt biển là quá trình gia tăng về quy mô chăn nuôi, về năng suất, sản lượng vịt biển trong một thời kỳ nhất định, là sự nâng cao chất lượng sản phẩm vịt biển đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, là sự hoàn thiện về cơ cấu chăn nuôi thủy cầm theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, của ngành chăn nuôi đảm bảo phát triển chăn nuôi vịt biển theo hướng bền vững. 2.2.1.2. Phát triển tiêu thụ sản phẩm vịt biển Phát triển tiêu thụ sản phẩm vịt biển là một quá trình có liên quan đến nhiều khâu từ cung cấp con giống sạch bệnh, đến quá trình chăn nuôi và tổ chức tiêu thụ (từ nông trại đến bàn ăn của người tiêu dùng). Trong đó: sản phẩm vịt biển được tiêu thụ ngày càng gia tăng cả về sản lượng và cơ cấu sản phẩm vịt biển tiêu thụ được hoàn thiện dần theo hướng có lợi cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. 2.2.1.3. Vùng ven biển Vùng ven biển là những vùng nước mặn, lợ có một phần địa giới tiếp giáp với biển, có nhiều lợi thế từ phát triển kinh tế biển như nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi thủy cầm, vịt biển song cũng chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi do địa thế ven biển tạo ra. Vùng ven biển là vùng phía trong bờ biển, giao giữa cửa sông và biển nên độ mặn thấp hơn nước biển nhưng cao hơn nước ngọt. 4
- 2.2.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong chăn nuôi vịt biển 2.2.2.1. Đặc điểm sinh học của vịt biển Ở Việt Nam, vịt biển hay còn gọi là vịt biển 15 – ĐX là giống vịt đầu tiên ở Việt Nam có khả năng thích nghi rộng, sống được cả ở vùng nước mặn, nước lợ và nước ngọt, chất lượng sản phẩm cao. 2.2.2.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chăn nuôi vịt biển Nguồn thức ăn cho nuôi vịt biển đa dạng. Vịt biển được coi là vật nuôi có khả năng thích nghi cao nhất với điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt chịu được một số bất lợi của môi trường sống. Chăn nuôi vịt biển có hai sản phẩm chính là nuôi lấy thịt và nuôi lấy trứng. Phát triển chăn nuôi vịt biển gắn với chuỗi giá trị để góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. 2.2.3. Nội dung nghiên cứu về phát triển chăn nuôi vịt biển 2.2.3.1. Phát triển về quy mô chăn nuôi vịt biển Phát triển chăn nuôi vịt biển là sự mở rộng về qui mô, bao gồm tăng quy mô đàn theo không gian và thời gian. Đánh giá sự phát triển ở tiêu chí quy mô góp phần làm rõ xu hướng phát triển chăn nuôi vịt biển và phương thức nuôi vùng ven biển. Từ đó, nghiên cứu nhìn nhận sự phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển có khác với các vùng khác, có gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 2.2.3.2. Phát triển các phương thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi vịt biển Phương thức chăn nuôi vịt biển được hiểu là cách thức tổ chức nuôi vịt biển dựa trên nguồn thức ăn sử dụng, cách chăn thả, quy trình nuôi… Đánh giá các phương thức chăn nuôi vịt biển để phân tích ưu thế và hạn chế của từng phương thức nuôi vịt biển được vận dụng trong vùng nuôi ven biển ĐBSH trong thời gian vừa qua nhằm đề xuất hoàn thiện các giải pháp phát triển chăn nuôi vịt biển tại đây trong thời gian tới. 2.2.3.3. Phát triển liên kết trong chăn nuôi vịt biển Xu hướng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua các tổ chức của nông dân ngày càng trở nên phổ biến ở trong và ngoài nước. Vì vậy, tổ chức chăn nuôi vịt biển theo hướng liên kết là yếu tố cần thiết để phát triển chăn nuôi vịt biển. 2.2.3.4. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi vịt biển Đánh giá kết quả và hiệu quả chăn nuôi vịt biển theo chi phí và lao động được hiểu là đánh giá xem phương thức chăn nuôi vịt biển nào có hiệu quả để có giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện phương thức chăn nuôi vịt biển phù hợp để nhân rộng ở hiện tại và tương lai. 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi vịt biển 2.2.4.1. Chủ trương chính sách phát triển chăn nuôi vịt biển Chủ trương chính sách đóng vai trò định hướng phát triển chung và ảnh hưởng tới xu hướng phát triển chăn nuôi vịt biển nói riêng. 2.2.4.2. Nguồn lực của cơ sở chăn nuôi vịt biển Phát triển chăn nuôi vịt biển đòi hỏi các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình phải có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ chăn nuôi đáp ứng yêu cầu sản xuất, chế biến, đảm bảo tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, từ đó đảm bảo cho phát triển chăn nuôi vịt biển (Phú Khuynh, 2017). 2.2.4.3. Hệ thống hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp cấp cơ sở Hệ thống hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần làm thay đổi khoa 5
- học công nghệ và là một trong những yếu tố để phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và phát triển chăn nuôi vịt biển nói riêng (Vũ Thị Hoài Thu, 2013; Vũ Thị Thuý Mai, 2018). 2.2.4.4. Thị trường Quan hệ cung cầu ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực. Theo Phú Khuynh (2017), sự biến động mạnh về giá cả đã làm “chùn bước” các nhà đầu tư vào phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi ở từng nhóm vật nuôi nói riêng, trong đó có vịt biển. 2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VỊT BIỂN TẠI VÙNG VEN BIỂN 2.3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi vịt và vịt biển tại các vùng ven biển trên thế giới Trên thế giới các nghiên cứu về vịt nói chung, vịt biển nói riêng đã rất được quan tâm và có giá trị thúc đẩy phát triển chăn nuôi vịt theo chiều sâu (lai tạo giống mới, năng suất, chất lượng…) và theo chiều rộng (bảo tồn, tăng quy mô đàn…); Trong đó có một số giống vịt nuôi ở điều kiện môi trường nước biển để làm căn cứ khoa học cho các nghiên cứu về kỹ thuật cũng như kết hợp kinh tế - kỹ thuật sau này. 2.3.2. Tình hình phát triển chăn nuôi vịt tại Việt Nam Đứng vị trí thứ hai trong cơ cấu chăn nuôi gia cầm, vịt có những đặc tính phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn như hiện nay, vịt biển được xác định là một trong những vật nuôi không thể thiếu trong chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng… Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chăn nuôi vịt vẫn đang dừng lại ở quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ tiêu thụ nội địa, hầu hết tiềm năng của loại vật nuôi này chưa được phát huy đúng mức (Phú Khuynh, 2017). 2.3.3. Tình hình phát triển chăn nuôi vịt biển tại các vùng ven biển Việt Nam Vịt biển dù là đối tượng nuôi mới và có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam nhưng vịt biển đã nhanh chóng được các địa phương tiếp nhận và bước đầu có sự phát triển theo quy mô nuôi tại các vùng miền ven biển trên cả nước. Vịt biển được nuôi nhiều ở khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, ĐBSH, Bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ. Bảng 2.1. Phân bố đàn vịt biển theo vùng lãnh thổ tại Việt Nam năm 2017 Số lượng Tỷ lệ STT Vùng phân bố (triệu con) (%) 1 Ven biển ĐBSCL 2,639 37,03 2 Ven biển ĐBSH 1,833 25,71 3 Bắc trung bộ và duyên hải miền trung 1,649 23,13 4 Các vùng khác 1,007 14,13 Tổng 7,128 100,00 Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên (2018) 6
- 2.3.4. Phát triển chăn nuôi vịt biển tại một số địa phương Bà Rịa Vũng Tàu: Chăn nuôi vịt biển là một trong những mô hình đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, đặc biệt thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân. Để thúc đẩy chăn nuôi vịt biển cần tiếp tục hình thành chuỗi liên kết giữa tác nhân chăn nuôi và tác nhân tiêu thụ sản phẩm. Kiên Giang: Với khả năng thích nghi cao ở vùng ven biển, việc nuôi vịt biển đã và đang giúp cho ngừoi dân địa phương đa dạng hoá nguồn thu nhập và phát triển sinh kế bền vững. Sóc Trăng: Vịt biển đã trở thành đối tượng nuôi mới thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần giải quyết việc làm và tạo sinh kế ổn định. Thái Bình: Giống vịt biển 15 - ĐX thích nghi rất tốt với điều kiện chăn nuôi tại vùng nước mặn, lợ và tập quán chăn nuôi của người dân vùng ven biển Thái Bình. Tuy nhiên, để thúc đẩy phát triển chăn nuôi vịt biển cần xây dựng liên kết chuỗi giá trị. 2.3.5. Bài học kinh nghiệm rút ra trong phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng Một là, chính sách đầu tư phát triển và hỗ trợ của nhà nước đối với chăn nuôi nói chung và chăn nuôi vịt biển nói riêng có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy phát triển. Hai là, chuẩn bị tốt các điệu kiện chăn nuôi và chủ động vấn đề cung ứng giống tốt và trang bị kỹ thuật nuôi tiến bộ sẽ tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi vịt biển 15 – ĐX cả về quy mô và chất lượng sản phẩm. Ba là, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ mới vào chăn nuôi từ chọn tạo giống, chuyển giao cho nông dân, tuân thủ các quy trình chăn nuôi, xây dựng chuỗi liên kết trong tiêu thụ sản phẩm. Bốn là, đào tạo lao động trong phát triển chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX nhằm hướng đến xu hướng phát triển chăn nuôi theo quy mô; Cuối cùng, phát triển chăn nuôi theo hướng liên kết chuỗi giá trị là rất cần thiết. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh và thành phố. Toàn vùng có diện tích 23.336km2, chiếm 7,1% diện tích cả nước (Tổng cục Thống kê, 2022). Các tỉnh ven biển bao gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Biến đổi khí hậu đã làm mực nước biển dâng lên và tình trạng xâm nhập mặn ở vùng ven biển ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống. Vì thế, phát triển sản xuất nông nghiệp thích ứng với bối cảnh biến đổi khí hậu, nhất là xâm nhập mặn, nước biển dâng và thiên tai ở những vùng ven biển đang rất được quan tâm, trong đó mô hình chăn nuôi vịt biển đã được thử nghiệm đạt kết quả tốt và đang được triển khai nhân rộng. 7
- 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU 3.2.1. Cách tiếp cận và khung phân tích Nghiên cứu kết hợp sử dụng các cách tiếp cận sau: Tiếp cận có sự tham gia; Tiếp cận theo loại hình tổ chức sản xuất và phương thức chăn nuôi; Tiếp cận chuỗi giá trị; Tiếp cận thể chế chính sách và khu vực kinh tế 3.2.1.4. Khung phân tích Phát triển chăn nuôi vịt biển được phân tích gắn với bối cảnh chăn nuôi và các yếu tố ảnh hưởng: Bối cảnh phát triển chăn nuôi vịt biển - Biến đổi khí hậu gây xâm nhập mặn và ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp vùng ven biển Yếu tố ảnh hưởng tới phát - Vịt biển 15 Đại Xuyên là giống vịt mới triển chăn nuôi vịt biển: - Chăn nuôi vịt biển đã và đang nhân rộng 1. Chủ trương chính sách 2. Nguồn lực của cơ sở nuôi Phát triển chăn nuôi vịt biển: 3. Hệ thống hỗ trợ phát triển 1. Phát triển theo quy mô chăn nuôi sản xuất nông nghiệp 2. Phát triển theo phương thức chăn nuôi 4. Thị trường 3. Phát triển liên kết trong chăn nuôi 4. Đánh giá kết quả và hiệu quả chăn nuôi vịt biển Các giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển ĐBSH Sơ đồ 3.1. Khung phân tích phát triển chăn nuôi vịt biển tại các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Hồng 3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu Đề tài lựa chọn nghiên cứu điểm tại: (1) Huyện Tiên Lãng, Kiến Thuỵ - Thành phố Hải Phòng, (2) Huyện Tiền Hải, Thái Thuỵ - Tỉnh Thái Bình và (3) Huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình. Căn cứ lựa chọn tỉnh, huyện và xã dựa trên: tỉnh bị xâm nhập mặn; huyện bị xâm mặn phải chuyển đổi sang chăn nuôi thủy cầm, xã chăn nuôi vịt biển phát triển mạnh và 01 xã chăn nuôi vịt biển phát triển chưa mạnh. 3.2.3. Thu thập thông tin 3.2.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp Nghiên cứu tham khảo các báo cáo khoa học về lĩnh vực chăn nuôi thuỷ cầm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, các đề tài nghiên cứu trọng điểm, sách báo, văn bản pháp quy của Nhà nước và các báo cáo của địa phương trong thời gian vừa qua về các vấn đề có liên quan tới phát triển chăn nuôi vịt biển 8
- 3.2.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp Đề tài thu thập thông tin từ các địa phương ven biển ĐBSH với 485 mẫu khảo sát. Bảng 3.1. Tổng hợp số mẫu và phương pháp khảo sát Tỉnh Tiêu chí khảo sát ĐVT Hải Thái Ninh Tổng Phương pháp Phòng Bình Bình Số lượng huyện huyện 02 02 01 05 Chọn có chủ Số lượng xã xã 04 04 02 10 đích Điều tra lặp lại, Tác nhân chăn nuôi vịt biển cơ sở 140 140 70 350 thảo luận nhóm Tác nhân cung ứng đầu vào mẫu 05 05 05 15 Tham vấn (giống, thức ăn, thuốc thú y…) Tác nhân trung gian tiêu thụ (thu gom, bán buôn, bán lẻ, chế mẫu 20 20 20 60 Tham vấn biến, giết mổ…) Tác nhân quản lý (HTX, thú y, mẫu 20 20 20 60 Tham vấn khuyến nông, nông nghiệp…) Tổng số mẫu khảo sát mẫu 185 185 115 485 3.2.4. Xử lý số liệu Nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata và Excel để xử lý số liệu. 3.2.5. Phương pháp phân tích a. Phương pháp phân tổ Phân tổ theo quy mô nuôi: (i) Quy mô nhỏ: Nuôi dưới 1000 con/năm; (ii) Quy mô vừa: Nuôi từ 1000 – 2000 con/năm; (ii) Quy mô lớn: Nuôi trên 2000 con/năm. b. Phương pháp thống kê mô tả Nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển, dãy số biến động thời gian,... phân tích mức độ và xu thế phát triển của chăn nuôi vịt biển. c. Phương pháp thống kê so sánh Nghiên cứu so sánh các nhóm chỉ tiêu về quy mô, cơ cấu, kết quả và hiệu quả chăn nuôi vịt biển giữa các vùng, giữa các năm, giữa các quy mô nuôi và phương thức chăn nuôi… Để đảm bảo độ tin cậy, nghiên cứu thực hiện kiểm định T để kiểm tra sự khác biệt về giá trị trung bình của các cơ sở chăn nuôi vịt biển giữa các năm khác nhau với phương sai khác nhau. d. Phương pháp hạch toán kinh tế Đề tài sử dụng phương pháp hạch toán kinh tế trong chăn nuôi vịt biển 15 - ĐX đối với các cơ sở nuôi thông qua hệ thống các chỉ tiêu: chi phí trung gian (IC), giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp (MI) và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi vịt biển như GO/IC, VA/IC, MI/IC... e. Phương pháp hàm sản xuất Hàm sản xuất để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi vịt biển: Q = f (X1, X2, …, Xn) 9
- Bảng 3.2. Định nghĩa các biến trong mô hình hàm sản xuất Tên biến Định nghĩa các biến Loại biến Output Tổng sản lượng chăn nuôi vịt của các cơ sở nuôi (tấn) Liên tục Input Lượng thức ăn cơ sở nuôi sử dụng trong chăn nuôi (tấn) Liên tục Land Tổng diện tích đất sản xuất của cơ sở nuôi (ha) Liên tục Labor Tổng số lao động của cơ sở nuôi (người) Liên tục Experience Số năm kinh nghiệm của chủ cơ sở nuôi (số năm) Liên tục Age Tuổi của chủ cơ sở nuôi (tuổi) Liên tục Education Trình độ học vấn của chủ cơ sở nuôi (số năm đi học) Liên tục Sự tham gia liên kết tiêu thụ của các cơ sở nuôi (1=có tham Contract Biến giả gia, 0=không tham gia) Method Phương thức nuôi (1=thâm canh, 0=bán thâm canh) Biến giả - Hiệu quả kỹ thuật được tính như sau: 𝑇𝐸 𝑖 = ƒ(𝑥 𝑖 ; 𝛽)𝑒𝑥𝑝(𝑉𝑖 − 𝑈 𝑖 )/ƒ(𝑥 𝑖 ; 𝛽)𝑒𝑥𝑝(𝑉𝑖 ) = 𝑒𝑥𝑝(−𝑈 𝑖 ). (2) - Ui trong công thức (2) là hàm HQKT, hàm này được sử dụng để xác định các yếu tố tác động đến HQKT. Từ đó, hàm phi HQKT có thể viết như sau: 𝑛 - 𝑈 𝑖 = 𝛿0 + ∑ 𝑖=1 𝛿 𝑖 𝑤 𝑖 + 𝑒 𝑖 Trong đó: wi là các yếu tố tác động đến phi HQKT với các hệ số δi tương ứng của cơ sở nuôi thứ i. f, Phương pháp kiểm định thống kê Kiểm định Anova và kiểm định thống kê phi tham số được sử dụng trong bài để so sánh giá trị trung bình của 2 nhóm cơ sở chăn nuôi vịt biển và nhóm chăn nuôi vịt thường và 3 nhóm địa phương để minh chứng sự khác biệt giữa các nhóm có sự khác nhau đáng kể. Các mẫu được lấy ngẫu nhiên từ nhiều nơi khác nhau các quần thể được gọi là mẫu độc lập (Malhotra, 2010). 3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu - Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển chăn nuôi vịt biển theo quy mô - Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển chăn nuôi vịt biển theo phương thức nuôi - Nhóm chỉ tiêu thể hiện liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm vịt biển - Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả chăn nuôi vịt biển - Nhóm chỉ tiêu phản ánh yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi vịt biển PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VỊT BIỂN TẠI VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VỊT BIỂN TẠI VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 4.1.1. Khái quát bối cảnh xuất hiện hoạt động chăn nuôi vịt biển ĐBSH có 5 tỉnh/thành phố có địa giới giáp biển - ven biển. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã và đang làm cho ranh giới xâm nhập mặn ngày một tiến sâu hơn vào đất liền. Trong bối cảnh đó, chăn nuôi thuỷ cầm nói chung và vịt biển nói riêng 10
- được xem là một trong những vật nuôi không thể thiếu trong thúc đẩy tái cơ cấu, thích ứng với biến đổi khí hậu, giải quyết vấn đề môi trường ô nhiễm cho các vùng nuôi trồng thuỷ sản ven biển sau dịch bệnh xảy ra. 4.1.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi vịt biển theo quy mô tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng Dưới đây là diễn biến phát triển chăn nuôi vịt biển theo quy mô: Bảng 4.1. Quy mô đàn vịt biển vùng ĐBSH giai đoạn 2018 - 2022 ĐVT: ngàn con Vùng/tỉnh TĐPTBQ 2018 2019 2020 2021 2022 (thành phố) (%) Cả vùng ĐBSH 2.430 2.733 4.178 5.538 5.975 125,22 Trong đó: Quảng Ninh 81 90 124 164 185 122,93 Hải Phòng 163 181 382 390 422 126,85 Thái Bình 329 369 547 649 741 122,51 Nam Định 103 125 177 236 303 130,96 Ninh Bình 172 194 249 325 353 119,69 Nguồn: Niên giám thống kê (2019 – 2023) Bảng 4.2. Biến động quy mô đàn của các cơ sở chăn nuôi vùng ĐBSH phân theo giống vịt ĐVT: Con/cơ sở nuôi/năm Năm Giống vịt Thấp nhất Cao nhất Bình quân Vịt biển 100 4.000 1177,10 Vịt thường 1.000 4.500 2363,53 Vịt biển 250 15.000 1.362,45 2022 Vịt thường 500 9.000 2196,81 Bảng 4.3. Xu hướng biến động số lượng cơ sở chăn nuôi vịt biển trong vùng theo quy mô ĐVT: % Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn Chung Tiêu chí đánh giá (n=88) (n=203) (n=59) (n=350) Tăng nhiều 59,09 46,80 10,17 43,71 Tăng ít 0,00 20,20 81,36 25,43 Không đổi 9,09 9,85 6,78 9,14 Giảm ít 31,82 14,78 1,70 16,86 Giảm nhiều 0,00 8,37 0,00 4,86 Xu hướng tăng quy mô mở rộng diện tích chuồng trại phục vụ chăn nuôi vịt Biển tại các địa phương ven biển vùng ĐBSH đã và đang diễn ra. Như vậy, thông qua phân tích tốc độ phát triển quy mô đàn thuỷ cầm (105,3%), đàn vịt biển (122,25%) của vùng ĐBSH, đánh giá xu hướng biến động số lượng cơ sở chăn nuôi vịt (43,71% số ý kiến đánh giá tăng nhiều), mở rộng quy mô đàn và diện tích 11
- chăn nuôi vịt biển tại các địa phương trong tương lai (59,43% số ý kiến) đã cho thấy sự phát triển của chăn nuôi vịt biển theo quy mô tại vùng ven biển ĐBSH. Đồng thời, giai đoạn 2018 – 2022, phát triển theo quy mô của chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi vịt nói riêng, trong đó có vịt biển đã thể hiện rất rõ. Tốc độ tăng trưởng bình quân của sản lượng thịt thuỷ cầm hơi đạt 14,82%/năm; trong đó khoảng 80% là sản lượng thịt vịt hơi với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt cao nhất (16,59%/năm). Cầu tiêu dùng thịt gia cầm của người Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2022 tăng bình quân 14,55%/năm và tăng gần gấp đôi trong vòng 5 năm đã chứng tỏ tính khả thi của xu hướng thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi thuỷ cầm nói riêng, trong đó có phát triển chăn nuôi vịt biển theo quy mô. Bảng 4.4. Kết quả mở rộng quy mô đàn và diện tích chăn nuôi vịt biển trong vùng theo quy mô ĐVT: % số cơ sở nuôi Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn Chung Chỉ tiêu (n=88) (n=203) (n=59) (n=350) Mở rộng 54,55 63,55 52,54 59,43 Giữ nguyên 45,45 33,50 38,98 37,43 Giảm 0,00 2,96 8,47 3,14 4.1.3. Thực trạng phát triển chăn nuôi vịt biển theo phương thức nuôi tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng Chăn nuôi vịt biển vẫn chủ yếu áp dụng phương thức nuôi nhốt, việc kết hợp chăn thả với nuôi trồng thủy hải sản chưa thực sự phổ biến rộng khắp. Đó là do tâm lý e ngại sợ chăn nuôi vịt ảnh hưởng đến môi trường chăn nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp. Bảng 4.5. Cơ cấu đàn vịt biển vùng Đồng bằng sông Hồng theo các phương thức chăn nuôi giai đoạn 2018 - 2022 TĐPTBQ Phương thức nuôi ĐVT 2018 2019 2020 2021 2022 (%) Cả vùng ĐBSH ngàn con 2.430 2.733 4.178 5.538 5.975 125,22 1. Theo nguồn thức ăn: -Nuôi tận dụng % 30 30 25 20 20 113,15 -Nuôi bán công nghiệp % 50 45 45 55 60 131,06 -Nuôi công nghiệp % 20 25 30 25 20 125,22 2.Theo cách thức chăn thả: -Nuôi nhốt % 40 30 20 15 20 105,30 -Chăn thả đầm bãi tự nhiên % 20 20 30 25 15 116,53 -Kết hợp nuôi thuỷ sản % 80 70 60 60 60 116,53 3.Theo quy trình nuôi: -An toàn sinh học % 30 30 25 20 20 113,15 -Thường % 50 45 45 55 60 131,06 Nguồn: Tham vấn cán bộ khuyến nông cấp cơ sở (2019 – 2022) 12
- ĐVT: % 38,86 61,14 Công nghiệp Bán công nghiệp Đồ thị 4.1. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi vịt biển theo phương thức nuôi công nghiệp Bảng 4.6. Kết quả thăm dò thay đổi phương thức chăn nuôi vịt biển của các cơ sở nuôi theo quy mô nuôi ĐVT: % Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn Chung Xu hướng thay đổi (n=88) (n=203) (n=59) (n=350) Đã thay đổi 18,18 15,76 1,69 14,00 Không thay đổi 59,09 60,10 83,05 63,71 Chưa biết 22,73 24,14 15,25 22,29 Bảng 4.7. Kết quả thăm dò thay đổi vốn đầu tư thâm canh của các cơ sở chăn nuôi vịt biển theo quy mô nuôi ĐVT: % Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn Chung Tiêu chí (n=88) (n=203) (n=59) (n=350) Tăng đầu tư thâm canh 59,09 66,50 83,05 67,43 Không thay đổi 40,91 33,50 16,95 32,57 Qua phân tích thực trạng về các phương thức chăn nuôi vịt biển và xu hướng thay đổi phương thức chăn nuôi vịt biển tại các tỉnh ven biển vùng ĐBSH đã chứng tỏ các phương thức chăn nuôi vịt biển tại đây rất đa dạng. Trong đó, phương thức chăn nuôi bán công nghiệp phát triển nhanh hơn cả (31,06%/năm) và trên 68% số cơ sở nuôi áp dụng nuôi nhốt để đáp ứng yêu cầu cả về mặt số lượng, chất lượng đối với các sản phẩm từ vịt biển, cũng như tăng cường kiểm soát tính an toàn của môi trường vùng nuôi cho vịt biển và các loại thuỷ hải sản khác, đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp. 4.1.4. Thực trạng phát triển liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng 4.1.4.1. Liên kết ngang giữa các cơ sở chăn nuôi vịt biển Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi vịt biển tham gia liên kết ngang rất cao (95,43% số cơ sở nuôi tham gia). Liên kết ngang dù mang tính tự phát nhưng nội dung liên kết rất đa dạng, phong phú và đã hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi vịt biển trong phát triển chăn nuôi vịt biển, đặc biệt là hỗ trợ các cơ sở nuôi quy mô nhỏ trong việc mua chung con giống, mua chung thức ăn chăn nuôi và úm chung con giống, cũng như đầu tư chung về cơ sở hạ tầng… để chủ động đầu vào và tiết kiệm chi phí góp phần thúc đẩy chăn nuôi vịt biển phát triển. 13
- Bảng 4.8. Tham gia liên kết ngang giữa các cơ sở nuôi vịt biển theo quy mô nuôi QMN QMV QML Chung Chỉ tiêu ĐVT (n=88) (n=203) (n=59) (n=350) Liên kết ngang giữa các cơ sở nuôi Số lượng cơ sở nuôi tham gia cơ sở 76 199 59 334 Tỷ lệ cơ sở nuôi tham gia % 86,36 98,03 100,00 95,43 Tỷ lệ tham gia theo nội dung liên kết: Đổi công lao động % 9,09 4,93 0,00 5,14 Chia sẻ thông tin % 86,36 98,03 100,00 95,43 Góp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng % 29,55 31,03 100,00 42,29 Đặt mua chung giống % 86,36 55,17 44,07 61,14 Úm chung giống % 21,59 19,21 0,00 16,57 Đặt mua chung TACN % 19,32 26,60 22,03 24,00 4.1.4.2. Cơ sở chăn nuôi tham gia liên kết dọc Liên kết dọc trong chăn nuôi vịt biển không chỉ tạo động lực kéo mà còn xây dựng được mối liên kết giữa cơ sở chăn nuôi vịt biển với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức (cả trong cung ứng con giống, thức ăn chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi vịt biển). Việc xây dựng và phát triển mối liên kết dọc về thực chất là xây dựng được chuỗi giá trị vịt biển khép kín để có mối liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi nhằm giảm bớt các tác nhân trung gian và từng bước xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm. Bảng 4.9. Tham gia liên kết theo chuỗi trong chăn nuôi vịt biển của các cơ sở chăn nuôi Tham gia Chưa tham gia Tỉnh Năm Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (cơ sở nuôi) (%) (cơ sở nuôi) (%) 2018 6 4,29 134 95,71 Thái Bình 2022 71 50,71 69 49,29 (n=140) TĐ PTBQ (%) 185,47 - 84,71 - 2018 8 5,71 132 94,29 Hải Phòng 2022 60 42,86 80 57,14 (n=140) TĐ PTBQ (%) 165,49 - 88,23 - 2018 5 7,14 65 92,86 Ninh Bình 2022 30 42,86 40 57,14 (n=70) TĐ PTBQ (%) 156,51 - 88,57 - 2018 19 5,43 331 94,57 Chung 2022 161 46,00 189 54,00 (n=350) TĐ PTBQ (%) 170,62 - 86,93 - Nghiên cứu xác định mới chỉ có 10,57% số cơ sở chăn nuôi vịt biển tham gia được vào các chuỗi liên kết hoàn chỉnh và 35,43% số cơ sở nuôi tham gia vào chuỗi liên kết chưa hoàn chỉnh. Đó chính là rào cản lớn nhất cho phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển ĐBSH trong thời gian tới. 14
- HTX chăn nuôi Chế biến tổng hợp Đông sản phẩm Giống, Xuyên hợp tác với: Tiêu thụ sản TĂCN, thuốc vịt biển phẩm vịt thú y, kỹ thuật - Trung tâm NC (Thịt và biển qua và dòng tài vịt Đại Xuyên trứng vịt biển) hợp đồng: 58 hộ chính - Học viện Nông - Siêu thị thành nghiệp Việt viên Nam - Nhà hàng Đăng ký HTX - Công ty Thức - Đại lý OCOP Vịt biển hơi sản phẩm phân thương ăn chăn nuôi vịt biển phối… phẩm, trứng - Công ty Thuốc (4 sao) vịt biển thú y - Chính quyền và các tổ chức xã hội Hình 4.1. Chuỗi liên kết hoàn chỉnh trong chăn nuôi vịt biển của Hợp tác xã Chăn nuôi tổng hợp Đông Xuyên - Tiền Hải - Thái Bình Chính vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và tăng cường thúc đẩy hỗ trợ xây dựng các chuỗi sản phẩm chăn nuôi vịt biển để đẩy mạnh hơn nữa đối với phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển ĐBSH. 4.1.5. Đánh giá kết quả và hiệu quả chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng Tại 3 tỉnh thành nghiên cứu điểm là Thái Bình, Hải Phòng và Ninh Bình, trên 80% số cơ sở chăn nuôi vịt biển phục vụ cho mục đích lấy thịt. Cũng tại các địa phương, thông qua khảo sát 60 cơ sở thu mua, bán buôn, bán lẻ, giết mổ và chế biến vịt biển, 100% đều đánh giá cao chất lượng sản phẩm của vịt biển nhưng có tới 75% ý kiến thể hiện mối quan ngại về hình ảnh cảm quan do màu lông của vịt biển nên sau khi giết mổ vẫn còn lưu lại một số chân lông màu đen gây mất thẩm mĩ cho món ăn. Bảng 4.10. Kết hợp chăn nuôi vịt biển với các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác phân theo địa phương ĐVT: % số cơ sở nuôi Thái Bình Hải Phòng Ninh Bình Chung Tiêu chí kết hợp (n=140) (n=140) (n=70) (n=350) Chuyên vịt biển 40,00 30,00 45,71 37,14 Vịt biển – Vật nuôi khác 26,43 22,14 30,00 25,43 Vịt biển – Trồng trọt 12,14 17,14 8,57 13,43 Vịt biển – Vật nuôi khác – Trồng trọt 21,43 30,71 15,71 24,00 Phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển của ĐBSH hoàn toàn có thể kết hợp đa dạng hoạt động sản xuất kinh doanh theo kiểu đơn ngành hoặc đa ngành, nuôi chuyên hay nuôi xen ghép... Đây là bằng chứng chứng tỏ tính linh hoạt và thích ứng cao của chăn nuôi thuỷ cầm nói chung và vịt biển nói riêng, đặc biệt là trong xây dựng và phát triển nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp xanh thích ứng với biến đổi khí hậu. 15
- Kết quả và hiệu quả chăn nuôi vịt biển đều có sự khác biệt giữa các phương thức nuôi và quy mô nuôi khác nhau. Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi vịt biển theo quy mô và phương thức chăn nuôi (Tính bình quân cho 1.000 kg hơi vịt biển nuôi lấy thịt) ĐVT: lần QMN QMV QML Tính chung I. Hiệu quả chăn nuôi tính trên chi phí trung gian 1.1 Phương thức nuôi chuyên vịt biển - GO/IC 1,323 1,415 1,444 1,400 - VA/IC 0,323 0,415 0,444 0,395 - MI/IC 0,285 0,368 0,408 0,355 1.2 Phương thức chăn nuôi kết hợp vịt biển – thủy hải sản - GO/IC 1,679 1,698 1,637 1,671 - VA/IC 0,679 0,698 0,637 0,671 - MI/IC 0,645 0,660 0,597 0,633 1.3 Phương thức chăn nuôi kết hợp vịt biển – lúa - GO/IC 1,513 1,531 1,561 1,536 - VA/IC 0,513 0,531 0,561 0,536 - MI/IC 0,481 0,494 0,527 0,502 II. Hiệu quả sử dụng lao động/lứa nuôi 2.1 Phương thức nuôi chuyên vịt biển - GO/LC 4,152 4,313 4,680 4,384 - VA/LC 1,014 1,264 1,438 1,242 - MI/LC 0,895 1,122 1,324 1,117 2.2 Phương thức chăn nuôi kết hợp vịt biển – thủy hải sản - GO/LC 7,804 6,818 6,375 6,929 - VA/LC 3,156 2,803 2,481 2,781 - MI/LC 3,000 2,648 2,325 2,626 2.3 Phương thức chăn nuôi kết hợp vịt biển – lúa - GO/LC 5,292 4,947 5,290 5,173 - VA/LC 1,795 1,716 1,901 1,806 - MI/LC 1,682 1,597 1,784 1,689 Trong đó, nuôi vịt biển kết hợp với nuôi thuỷ hải sản đang mang lại kết quả và hiệu quả cao nhất ở các nhóm cơ sở nuôi với quy mô khác nhau trong vùng ven biển ĐBSH. Dưới góc độ đánh giá hiệu quả kinh tế theo giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và ngày công lao động của chăn nuôi vịt biển kết hợp với nuôi thuỷ hải sản cũng đạt cao nhất trong các phương thức nuôi phổ biến trong vùng ven biển ĐBSH như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, nuôi chuyên vịt biển sẽ đáp ứng tốt hơn về sản lượng (quy mô sản phẩm) so với nuôi kết hợp. 4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VỊT BIỂN TẠI VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 4.2.1. Chủ trương chính sách (1) Chính sách quy hoạch phát triển nông nghiệp nói chung và quy hoạch vùng chăn nuôi nói riêng, quy hoạch chăn nuôi vịt biển tại các địa phương đã được quan 16
- tâm. Thực hiện tốt chính sách quy hoạch đã và sẽ góp phần kiểm soát phát triển chăn nuôi vịt biển theo quy mô và hạn chế những bất lợi về mối quan hệ giữa phát triển chăn nuôi vịt biển với các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác tại địa phương. (2) Chính sách hỗ trợ rủi ro do thiên tai, đối với chăn nuôi vịt biển vùng ven biển, người chăn nuôi vịt biển hiện nay chưa được quan tâm chủ yếu tập trung hỗ trợ cho chăn nuôi thuỷ sản nên người dân chưa được hưởng chính sách này. (3) Chính sách tín dụng phục vụ phát triển chăn nuôi: đối với chăn nuôi nói chung và chăn nuôi vịt biển, đã có nhiều chính sách liên quan đến cung cấp vốn tín dụng cho phát triển chăn nuôi. (4) Chính sách bao tiêu sản phẩm: Chính sách bao tiêu sản phẩm giúp các cơ sở chăn nuôi tiếp cận được thị trường tiêu thụ ổn định. Tuy vậy, tỷ lệ cơ sở nuôi tham gia liên kết theo chuỗi hoàn chỉnh từ đầu vào đến đầu ra tính tới thời điểm năm 2022 mới chỉ đạt 10,57% trong tổng số cơ sở nuôi được điều tra. (5) Chính sách bảo hiểm nông nghiệp: Với đặc thù là vùng ven biển nên mức độ thiên tai xảy ra với tần suất và mức độ nghiệm trọng cao hơn nên chính sách bảo hiểm nông nghiệp được xem là có ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển ĐBSH. (6) Chính sách khuyến nông: Người trực tiếp nuôi có được những hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi vịt biển bởi đây là một loại giống vật nuôi rất mới của nước ta. 56,57% số cơ sở đã vận dụng được nhiều nội dung tập huấn vào thực tiễn phát triển chăn nuôi vịt biển của họ; chỉ có 5,14% số cơ sở vận dụng được ít. Như vậy, qua những phân tích thực tiễn ở trên đã cho thấy chủ trương chính sách đã ảnh hưởng rất nhiều tới phát triển chăn nuôi vịt biển, đặc biệt là chính sách hỗ trợ tín dụng, khuyến nông và thúc đẩy bao tiêu sản phẩm đầu ra. 4.2.2. Nguồn lực của cơ sở chăn nuôi vịt biển a. Đất đai của các cơ sở nuôi Để phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển ĐBSH cần kết hợp giữa phát huy tối đa quỹ đất mặt nước đưa vào khai thác; mặt khác khuyến khích phát triển nuôi nhốt với điều kiện phải tuân thủ quy định vệ sinh an toàn trong lứa nuôi. Bảng 4.12. Sử dụng đất đai của các cơ sở nuôi vịt biển chia theo phương thức nuôi Nuôi công Nuôi bán Chung Kiểm định Chỉ tiêu nghiệp công nghiệp (n=350) thống kê (χ2) (n=136) (n=214) 1,151 1,022 1.136 0,950 Diện tích đầm, ao (ha) (1,051) (1,218) (0,701) 0,707 0,632 0,754 0,039*** Diện tích đất chuyên vịt (ha) (0,636) (0,394) (0,747) Diện tích sản xuất nông 0,196 0,192 0,201 0,194 nghiệp khác (ha) (0,090) (0,091) (0,087) *, **, *** có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5%, và 1%, độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn. 17
- b. Giống vịt của cơ sở nuôi Lựa chọn giống vịt sẽ ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi vịt biển tại vùng ven biển ĐBSH bởi các phân tích về sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của giống vịt biển và các loại vịt nuôi khác trong vùng (vịt thường) ở các phương thức chăn nuôi thâm canh và bán thâm canh; cũng như khác biệt về hiệu quả kỹ thuật trong chăn nuôi vịt biển và vịt thường tại vùng ven biển ĐBSH trong thời gian vừa qua. Bảng 4.13. Tỷ lệ sử dụng các giống vịt của cơ sở nuôi phân theo phương thức nuôi (%) Chung Nuôi thâm canh Nuôi bán thâm Kiểm định Giống vịt (n=350) (n=136) canh (n=214) thống kê (χ2) Vịt khác (vịt 37,14 50,73 28,50 0,029** thường) (n=220) (0,460) (0,044) (0,039) 62,86 49,26 71,49 Vịt biển (n=350) (0,439) (0,039) (0,025) 0,041* có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5%, và 1%, độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn. *, **, *** Bảng 4.14. Tỷ lệ sử dụng các giống vịt của cơ sở nuôi phân theo địa bàn (%) Chung Thái Bình Hải Phòng Ninh Bình Kiểm định Giống vịt (n=350) (n=140) (n=140) (n=70) thống kê (χ2) Vịt biển 37,14 40,00 30,00 45,71 0,105 (n=350) (0,230) (0,014) (0,052) (0,035) Vịt khác (vịt 62,86 60,00 70,00 54,28 0,274 thường) (n=220) (0,310) (0,016) (0,054) (0,047) *, **, *** có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5%, và 1%, độ lệch chuẩn trong ngoặc đơn. c. Lao động, diện tích nuôi và quy mô đàn của cơ sở nuôi Tăng sử dụng lao động, mở rộng diện tích nuôi vịt và tăng quy mô đàn vịt biển tại vùng ven biển ĐBSH sẽ thúc đẩy gia tăng sản lượng đầu ra, đặc biệt là gia tăng sử dụng con giống vịt biển sẽ đặt mức gia tăng sản lượng cao hơn so với các giống vịt khác đang được nuôi trong vùng (vịt thường). Bảng 4.15. Ước lượng hàm sản xuất đối với chăn nuôi vịt biển và các giống vịt khác tại vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng Vịt biển Vịt khác (vịt thường) Các biến Hệ số Sai số chuẩn Hệ số Sai số chuẩn Hệ số tự do 0,445*** 0,171 1,702*** 0,403 lnDiện tích chuyên vịt 0,038** 0,015 0,002 0,019 lnLao động 0,063** 0,031 -0,008 0,037 lnSố lượng vịt giống 1,072*** 0,021 0,916*** 0,051 ∗, ∗∗, ∗∗∗ là mức ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 313 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn