intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp: Phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp "Phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị" được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp: Phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Võ Thị Hải Hiền PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG GỖ LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9620115 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2024
  2. 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn về ngành lâm nghiệp. Cuộc sống của đại bộ phận người dân ở vùng núi rất gắn bó với rừng, nhưng trình độ quản lý rừng chưa cao nên mặc dù đã có nhiều dấu hiệu tích cực về trồng và bảo vệ rừng từ sự quan tâm của Đảng và nhà nước, song kinh tế rừng vẫn còn thấp, chưa đáp ứng mong đợi của người trồng rừng cũng như nền kinh tế đất nước. Việt Nam vẫn phải đổi mặt với các thách thức lớn; Một là, nguồn cung gỗ từ rừng trồng trong nước chưa đáp ứng đủ cầu gỗ nguyên liệu cho chế biến; Hai là, tỷ trọng gỗ lớn thấp, thiếu gỗ chất lượng cao; Ba là, gỗ từ rừng trồng trong nước chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp. Mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,5 – 2 triệu m3 gỗ tròn và gỗ xẻ có nguồn gốc từ các quốc gia nhiệt đới, là nguồn gỗ có nguy cơ rủi ro về pháp lý, chiếm 30 - 40% tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Điều đó không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh ngành gỗ Việt mà làm giảm mất cơ hội trong việc sử dụng nguồn gỗ rừng trồng trong nước có nguồn gốc của các nông hộ. Thực tế, Việt Nam tiêu thụ gỗ nguyên liệu khoảng 32 triệu m3/năm, mà nguồn cung trong nước chỉ giới hạn khoảng 2 triệu m3/năm. Điều này cho thấy, Việt Nam hàng năm vẫn phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Đặc biệt, gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu đều là gỗ có quy cách lớn, chất lượng cao trong nguồn cung trong nước chưa đủ khả năng đáp ứng nội địa. Trong bối cảnh hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt về nguyên liệu khi Trung Quốc, Lào và Campuchia đóng cửa rừng tự nhiên, cùng với việc giá gỗ nguyên liệu từ Châu Phi tăng cao, việc tìm kiếm nguồn gỗ trở nên khó khăn hơn. Đối với Việt Nam, việc thực hiện chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu và tiếp tục duy trì đóng cửa rừng tự nhiên ít nhất đến năm 2030, rừng đặc dụng, phòng hộ (khoảng 7 triệu ha) phải giữ nguyên, 4 triệu ha rừng phòng hộ cần phục hồi. Tổng diện tích rừng sản xuất có thể khai khác chỉ còn khoảng 4 triệu ha. Như vậy, vấn đề phát triển rừng trồng sản xuất nói chung, rừng trồng gỗ lớn được đặt ra thật sự cần thiết. Quảng Trị là tỉnh có nhiều lợi thế và tiềm năng trồng rừng kinh doanh. Tuy diện tích rừng trồng của Tỉnh tăng hàng năm, nhưng năng suất và chất lượng rừng còn thấp, thu nhập do rừng mang lại chưa cao. Giá cả thị trường và việc thu mua không ổn định gây nên sự chèn ép, cạnh tranh làm ảnh hưởng đến kinh tế của chủ rừng. Ngoài ra, khí hậu của Tỉnh chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa nên dễ gây lũ lụt. Nếu phát triển rừng gỗ lớn, gỗ có giá trị kinh tế cao thay cho việc trồng rừng nguyên liệu gỗ nhỏ trồng với chu kỳ ngắn hiện nay để thay đổi cách trồng rừng manh mún, nhỏ lẻ, giảm biến đổi khí hậu, hạn chế khắc phục được bão lũ thiên tai xảy ra. Quảng Trị đã thực hiện thành công nhiều mô hình chuyển đổi trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng kinh doanh gỗ lớn có chứng chỉ FSC. Nhờ vậy, Quảng Trị được đánh giá là một trong những tỉnh đầu tiên tại Việt nam được cấp chứng nhận quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC cho các tổ chức, mô hình nhóm hộ gia đình. Những năm qua, các chủ rừng trên địa bàn Tỉnh đã trồng rừng kinh doanh thành công trên đất rừng được giao và cũng đã bước đầu thực hiện trồng mới và chuyển đổi sang trồng rừng gỗ lớn
  3. 2 đối với loài cây Keo lai là chủ đạo, chu kỳ kinh doanh 10 - 12 năm và được sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế cao. Trước xu hướng phát triển trồng rừng gỗ lớn đang đặt ra, Tôi thực hiện nghiên cứu luận án với tên đề tài: “Phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ” là thực sự có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển rừng trồng gỗ lớn, đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tổng luận những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển rừng trồng gỗ lớn. - Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài: “Làm thế nào để phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong điều kiện hiện nay?”. Câu hỏi này hình thành các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau: (i) Phát triển rừng trồng gỗ lớn dựa trên những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nào? (ii) Thực trạng phát triển rừng trồng gỗ lớn hiện nay của Tỉnh như thế nào? (iii) Hiệu quả kinh tế rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn Tỉnh được xác định ra sao? (iv) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ? (v) Những giải pháp nào nên thực hiện trong thời gian tới để thúc đẩy phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ? 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phát triển rừng trồng gỗ lớn cây Keo lai địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Đối tượng khảo sát: Các chủ rừng có vốn đầu tư trồng rừng hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung + Đề tài tập trung vào vấn đề phát triển rừng trồng gỗ lớn bằng cây Keo lai trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Nghiên cứu cho các khu rừng Keo lai được trồng thuần loài, đều tuổi do các hộ gia đình quản lý mà chưa tiếp cận đến sự tham gia của các công ty lâm nghiệp, của các tổ chức tham gia trồng rừng khác. + Nghiên cứu sự phát triển rừng trồng gỗ lớn ở giai đoạn sản xuất lâm nghiệp: Từ giai đoạn trồng rừng mới và chuyển hoá rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn tới giai đoạn chặt hạ. + Giới hạn trong điều kiện cho phép phù hợp, đề tài nghiên cứu điểm với cây Keo lai:
  4. 3 (i) Là giống cây lâm nghiệp chính, được trồng phổ biến (>80%) trên địa bàn Tỉnh. Hiện tại ở tỉnh Quảng Trị, chưa có loài cây nào có ưu thế và được sử dụng rộng rãi hơn cây Keo lai trong trồng rừng sản xuất. (ii) Theo đề án phát triển rừng trồng gỗ lớn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, cây Keo lai là loài cây được lựa chọn xây dựng mô hình thí điểm chuyển hoá rừng, trồng rừng kinh doanh gỗ lớn tại tỉnh Quảng Trị. (iii) Là loài cây sinh trưởng nhanh, có thể sinh trưởng trên đất nghèo dinh dưỡng. Nếu chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, Keo lai sẽ ít bị bệnh, giảm thiểu được chi phí chữa bệnh cho cây. Nếu được chăm sóc và bón phân thích hợp, Keo lai trên đất nghèo dinh dưỡng vẫn sinh trưởng nhanh. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Phạm vi về thời gian Các thông tin, số liệu thứ cấp được tổng hợp trong giai đoạn 2011 - 2022 Các thông tin, số liệu sơ cấp điều tra, khảo sát trong giai đoạn 2018 - 2022. Các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2023 - 2030. 1.5. Nội dung nghiên cứu - Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển rừng trồng gỗ lớn. - Thực trạng phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Hiệu quả kinh tế rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Yếu tố ảnh hưởng tới phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn Tỉnh. - Định hướng, giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn Tỉnh. 1.6. Những đóng góp mới của luận án - Về lý luận: Luận án đã vận dụng lý thuyết và phương pháp tiếp cận để nghiên cứu phát triển rừng trồng gỗ lớn trong điều kiện cụ thể của tỉnh Quảng Trị. Áp dụng phương pháp xác định sản lượng và đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng để đánh giá phát triển rừng trồng gỗ lớn. Đưa ra phương pháp xác định các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển rừng trồng gỗ lớn. - Về thực tiễn: Từ tổng hợp thực tiễn phát triển rừng trồng gỗ lớn trong nước và nước ngoài, luận án chỉ ra được những khoảng trống, sự khác biệt giữa cơ sở lý luận và thực tiễn. Cung cấp cơ sở dữ liệu về thực trạng phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Luận án đã vận dụng các chỉ tiêu kĩ thuật để xác định sản lượng rừng, đánh giá hiệu quả kinh tế trồng rừng nhằm xác định được giá trị bằng tiền trong phát triển rừng trồng gỗ lớn tại tỉnh Quảng Trị. Luận án dựa vào kết quả hồi quy từ việc thu thập số liệu ở địa bàn để đề xuất các giải pháp cho các bên liên quan (Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp, nhà khoa học…) làm cơ sở khuyến cáo các chủ rừng phát triển rừng gỗ lớn tỉnh Quảng Trị. 1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa khoa học:
  5. 4 Luận án đã góp phần làm rõ hơn lý thuyết về phát triển và khái niệm gỗ lớn trong phát triển rừng trồng gỗ lớn, là tài liệu tham khảo đối với các nhà nghiên cứu các nhà hoạch định chính sách. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã đánh giá được thực trạng phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thông qua các chỉ tiêu phản ánh về số lượng và chất lượng. Chỉ rõ được điểm manh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển rừng trồng gỗ lớn và chỉ ra điểm thành thục tối ưu trong khai thác để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất là 11 năm. Luận án cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển rừng trồng gỗ lớn nhằm đề xuất các giải pháp cho các bên liên quan thuyết phục chủ rừng kéo dài thời gian trồng rừng, nhằm phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn Tỉnh. Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo đối với công tác hoạch định và thực thi trồng rừng của Tỉnh và các địa phương khác.
  6. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG GỖ LỚN 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển rừng trồng gỗ lớn 1.1.1. Các khái niệm cơ bản - Phát triển Thuật ngữ “Phát triển” thông dụng từ sau chiến tranh thế giới thứ II, khái niệm này được hình thành vào cuối những năm 1940. Theo Ủy ban quốc tế về phát triển và môi trường (UN, 1992) cho rằng “Phát triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi, khai thác và sử dụng tài nguyên, đầu tư, phát triển công nghệ kỹ thuật, sự thay đổi tổ chức là thống nhất, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của con người”. Khái niệm này được bổ sung điều chỉnh là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển: Phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường (Hội nghị Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi, 2002). Trong mục tiêu chung của chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, hướng tới là phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa được ba mặt là phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển nông nghiệp bền vững (FAO, 1992) là việc quản lý có hiệu quả nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cho hiện tại và thế hệ sau. Sự phát triển này không làm tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, phù hợp với kĩ thuật công nghệ và có hiệu quả kinh tế, bình ổn phương diện xã hội. Phát triển rừng (Điều 3 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004) là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, khả năng cung cấp lâm sản, và các giá trị khác của rừng. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về phát triển rừng sản xuất nói chung hay rừng gỗ lớn nói riêng được đề cập theo các đối tượng và phạm vi khác nhau. Như vậy, phát triển rừng trồng được hiểu là một quá trình cải thiện có chủ ý nhằm phát triển theo cả chiều rộng (tăng về quy mô), phát triển chiều sâu (tăng về chất lượng) ngày càng tốt hơn của rừng trồng, đi theo hướng bền vững kinh tế - xã hội và cải thiện môi trường. - Phát triển rừng trồng Theo Điều 3 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, khả năng cung cấp lâm sản, và các giá trị khác của rừng. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về phát triển rừng sản xuất nói chung hay rừng gỗ lớn nói riêng được đề cập theo các đối tượng và phạm vi khác nhau. Như vậy, phát triển rừng trồng được hiểu là một quá trình cải thiện có chủ ý nhằm phát triển theo cả chiều rộng (tăng về quy mô), phát triển chiều sâu (tăng về chất lượng) ngày càng tốt hơn của rừng trồng, đi theo hướng bền vững kinh tế - xã hội và cải thiện môi trường. - Gỗ lớn Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ với nhau, chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển (Morozov,1930). Trong kết cấu cây gỗ, được phân ra nhiều loại để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Trong đó, khái niệm “gỗ lớn” được đưa ra trên nhiều quan điểm. Quan điểm 1: Khái niệm gỗ lớn tiếp cận theo quan điểm chu kỳ kinh doanh dài.
  7. 6 Quan điểm 2: Khái niệm gỗ lớn tiếp cận theo quan điểm là cây cổ thụ lớn, cây bản địa quý hoặc rừng có chứng chỉ FSC Quan điểm 3: Khái niệm gỗ lớn tiếp cận theo quan điểm từ kích thước gỗ phù hợp với mục đích sử dụng. Từ đó, Tác giả đưa ra nhận định khái niệm gỗ lớn được khái quát như sau: “Gỗ lớn là những cây gỗ có thân chính rõ ràng, dài, phân cành xa mặt đất, có kích cỡ đường kính đủ lớn (Đường kính ngang ngực D1,3 ≥ 15cm), thường có chu kỳ trồng dài (từ 10 năm trở đi), đáp ứng được các yêu cầu về tính chất cơ – lý - hoá của gỗ để phục vụ cho mục đích chế biến đồ mộc phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”. - Phát triển rừng trồng gỗ lớn Phát triển rừng trồng gỗ lớn được nhận định là một quá trình cải thiện có chủ ý nhằm phát triển theo cả chiều rộng (tăng về quy mô), phát triển chiều sâu (tăng về chất lượng) ngày càng tốt hơn của rừng trồng nguyên liệu theo hướng bền vững kinh tế - xã hội và cải thiện môi trường 1.1.2. Lợi ích của phát triển rừng trồng gỗ lớn - Lợi ích kinh tế - Lợi ích môi trường - Lợi ích xã hội 1.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển rừng trồng gỗ lớn 1.1.3.1. Chính sách khuyến khích phát triển rừng trồng gỗ lớn Để đánh giá thực trạng việc ban hành và thực thi chính sách phát triển rừng trồng gỗ lớn, có thể xét trên các khía cạnh sau: Chính sách về đất đai, chính sách về vốn và tín dụng, chính sách về giống và kỹ thuật, chính sách về thị trường và cơ sở hạ tầng, chính sách môi trường. 1.1.3.2. Tình hình tổ chức sản xuất rừng trồng gỗ lớn Tổ chức sản xuất kinh doanh được coi là yếu tố thuận lợi thúc đẩy phát triển rừng trồng gỗ lớn khi có sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu, các giai đoạn, các hoạt động trồng rừng, có vai trò quan trọng trong việc tạo áp lực đi kèm thực hành trồng rừng gỗ lớn, giúp bảo vệ quyền lợi cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị. Ngược lại, khi các yếu tố về liên kết sản xuất, vốn, thương mại và dịch vụ hỗ trợ kém hiệu quả sẽ là yếu tố tác động tiêu cực, hạn chế đến phát triển rừng trồng. 1.1.3.3. Tình hình áp dụng tiến bộ KHCN trồng rừng gỗ lớn Khoa học công nghệ (KHCN) được coi là một trong những lực lượng sản xuất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển KTXH của một quốc gia. Việc áp dung các tiến bộ KHCN sẽ là yếu tố tích cực thúc đẩy phát triển trồng rừng gỗ lớn và ngược lại. 1.1.3.4. Kết quả phát triển rừng trồng gỗ lớn - Quy mô, cơ cấu diện tích và HGĐ trồng rừng gỗ lớn Diện tích rừng trồng gỗ lớn bao gồm: Diện tích rừng gỗ lớn trồng mới và diện tích rừng chuyển hoá rừng gỗ lớn. Như vậy, trong quá trình phát triển rừng trồng gỗ lớn thì việc gia tăng quy mô diện tích rừng trồng gỗ lớn rất cần được ưu tiên và duy trì. Cơ cấu rừng trồng được hiểu là cơ cấu tỷ lệ về quy mô diện tích của các thành phần phân chia loại rừng khác nhau trên tổng diện tích rừng trồng trên vùng lãnh thổ nghiên cứu. Do đó, sự dịch chuyển cơ
  8. 7 cấu rừng trồng từ gỗ nguyên liệu sang cơ cấu rừng gỗ lớn là thể hiện kết quả tăng trong phát triển rừng trồng gỗ lớn. Một trong những yếu tố quan trọng là công tác giao đất, giao rừng cho HGĐ quản lý sử dụng, tạo cơ hội cho phát triển RGL. Cơ cấu HGĐ tham gia rừng trồng gỗ lớn được xác định là tỷ trọng về quy mô HGĐ tham gia trồng rừng gỗ lớn trên tổng số HGĐ tham gia trồng rừng trên địa bàn nghiên cứu. Nếu tỷ trọng này càng cao thì thúc đẩy phát phát rừng trồng gỗ lớn. - Quy mô diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC Sự gia tăng về quy mô diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC sẽ thúc đẩy sự phát triển rừng trồng gỗ lớn có truy xuất nguồn gốc minh bạch, là nguồn cung ứng uy tín cho thị trườn quốc tế và ngược lại. - Tuổi thành thục của cây rừng Khi nghiên cứu về tuổi cây rừng, có 3 thuật ngữ cơ bản như sau: Tuổi thành thục sinh học: Đây là độ tuổi khi lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về trữ lượng cây rừng (MAI) tiến dần đến 0. Tuổi thành thục công nghệ: Là tuổi của cây rừng, tại thời điểm đó cây rừng cho sản phẩm phù hợp với mục đích kinh doanh. Có nghĩa đây là độ tuổi mà gỗ có các tính chất đạt yêu cầu sử dụng. Tuổi thành thục kinh tế: Tuổi được xác định là điểm gặp nhau giữa đường MAI và CAI (Hình 1.1). Đây là tuổi cho NPV cao nhất theo điều kiện thị trường. Thực tế hiện trạng trồng và khai thác rừng ở nước ta đang trong tình trạng khai thác ở thời điểm tốc độ sinh trưởng và tăng trưởng hàng năm đang đạt cực đại. - Doanh thu từ rừng trồng gỗ lớn Các hoạt động sản xuất kinh doanh phổ biến nhằm đa dạng hoá thu nhập chính là tăng doanh thu từ rừng trồng gỗ lớn, có nghĩa đẩy mạnh kinh doanh rừng trồng gỗ lớn phục vụ mục đích tăng thu nhập. Để đảm bảo cho sự phát triển ổn định nguồn thu từ rừng trồng gỗ lớn, cần phải đảm bảo các yếu tố cơ bản của rừng trồng gỗ lớn được phát huy đầy đủ các chức năng của nó. 1.1.3.5. Hiệu quả kinh tế rừng trồng gỗ lớn Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả tài chính. Điều này có nghĩa, cả hai yếu tố giá trị và hiện vật đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong lâm nghiệp. Như vậy, hiệu quả kinh tế chỉ đạt được khi đáp ứng cả hai chỉ tiêu về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả tài chính. Như vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp có ý nghĩa rất to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, xác định mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất, xây dựng được giải pháp thích hợp từ các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, hiệu quả kinh tế được coi là căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất lâm nghiệp. Nếu hiệu quả thấp, sản lượng có thể nhờ các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, muốn tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ. 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng trồng gỗ lớn - Điều kiện tự nhiên - Hệ thống chính sách, luât pháp liên quan đến phát triển rừng trồng gỗ lớn - Nguồn nhân lực
  9. 8 - Sự tham gia của chủ rừng vào phát triển rừng trồng gỗ lớn - Thị trường tiêu thụ gỗ lớn 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển rừng trồng gỗ lớn Luận án đã nghiên cứu các kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển rừng trồng gỗ lớn của một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương của Việt Nam và đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Trị. 1.3. Tổng quan các nghiên cứu công trình nghiên cứu có liên quan Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến vấn đề rừng gỗ lớn trên các khía cạnh về khái niệm gỗ lớn, kĩ thuật về sinh trưởng, sản lượng, lập địa thích hợp; hiệu quả trồng rừng hay xác lập chu kì kinh doanh tối ưu của rừng trồng gỗ lớn... Các nghiên cứu đã góp phần tổng luận về lý luận và đưa ra các nhận định, tiêu chí và phương pháp đánh giá khác nhau về khái niệm gỗ lớn, những mô hình khác nhau về phát triển rừng trồng gỗ lớn hiện nay. Tùy vào bối cảnh và cách tiếp cận khác nhau, kết quả nghiên cứu đi sâu vào những quan điểm, khía cạnh cụ thể. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về phát triển rừng trồng gỗ lớn hiện nay nói chung hay phát triển rừng trồng gỗ lớn ở Quảng Trị nói riêng.
  10. 9 CHƯƠNG 2. ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Quảng Trị Quảng Trị là tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, diện tích chủ yếu là đất đồi núi và cát ven biển, có điểu kiện tự nhiên, khí hậu và tiềm năng đất đai thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp. Nhìn chung, tỉnh Quảng Trị có nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng cũng có những khó khăn, trở ngại cho phát triển rừng trồng gỗ lớn. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích Nghiên cứu sử dụng kết hợp các cách tiếp cận, bao gồm: tiếp cận hệ thống, tiếp cận theo lãnh thổ, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận định tính kết hợp định lượng, tiếp cận kinh tế - kỹ thuật, tiếp cận thể chế. Khung phân tích nghiên cứu của luận án từ cơ sở lý thuyết đến đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp được thể hiện như Hình 2.1. 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu - Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp Thông tin, số liệu thứ cấp được tổng hợp từ các nguồn đã được công bố của các cơ quan, tổ chức như: Tổng cục Thống kê; Tổng cục Lâm nghiệp; Cục Thống kê Quảng Trị, Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị… và các công trình nghiên cứu đã công bố. - Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp
  11. 12 Đề tài lựa chọn nghiên cứu điểm 03 huyện căn cứ vào: Đối tượng chủ rừng nghiên cứu, đặc điểm lập địa, địa hình và mức độ phát triển rừng. Bao gồm 03 huyện sau: Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ. Để thu thập số liệu sơ cấp nhằm xác định sản lượng rừng trồng đối với các khu vực chưa có thông tin thứ cấp, sử dụng phương pháp chọn OTC điển hình, đại diện cho từng tuổi cây rừng đã được sử dụng. Nội dung tiến hành tại các ô đo đếm thu thập các số liệu về đường kính cây, chiều cao cây, mật độ cây ở các lô rừng ở các độ tuổi khác nhau được lựa chọn. Với mỗi một độ tuổi, đề tài tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn (OTC). Như vậy, trên địa bàn nghiên cứu lập 24 OTC trên đối tượng nghiên cứu là rừng trồng Keo lai từ 5 tuổi đến 12 tuổi. Mỗi ô có hình vuông, kích thước là 100m2 (10m x10m). Trong các OTC này, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính ngang ngực (d1,3). Đề tài lựa chọn đo đường kính cây ở vị trí chiều cao 1,3m (d1,3) vì đây là chiều cao tương ứng với tầm cao ngực đến vai của điều tra viên nên dễ dàng thao tác đo, đảm bảo sản lượng công tác và độ chính xác của kết quả. Để đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định trồng gỗ lớn của chủ rừng, nghiên cứu áp dụng mô hình hồi quy nhị phân Binary logistic. Vây tổng số phiếu khảo sát đưa ra: N > 50 + 8*24. Luận án đã thực hiện phát ra 342 phiếu (171 HGĐ trồng gỗ lớn, 171 HGĐ trồng gỗ nhỏ), kết quả thu về được 315 phiếu (157 HGĐ trồng gỗ lớn, 158 HGĐ trồng gỗ nhỏ) đảm bảo yêu cầu về dung lượng mẫu. + Cán bộ quản lý các cấp liên quan đến lâm nghiệp, triển khai đề án rừng trồng gỗ lớn của tỉnh. + Hộ gia đình trồng rừng (gỗ lớn, gỗ nhỏ) tại các xã điển hình được chọn 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Các thông tin, số liệu sau khi thu thập được kiểm tra, tổng hợp, làm sạch, được xử lý bằng phương pháp phân tổ thống kê và sắp xếp vào các bảng biểu theo cấu trúc cơ sở dữ liệu phù hợp cho yêu cầu nghiên cứu. Các tính toán được thực hiện trên phần mềm Excel và SPSS 23. 2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu Trong phân tích thông tin số liệu của luận án, nghiên cứu đã sử dụng kết hợp các phương pháp: thống kê kinh tế, so sánh, phân tích lợi ích – chi phí, Faustmann, mô hình hồi quy nhị phân, SWOT. 2.2.5. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá phát triển rừng trồng gỗ lớn Từ sơ cở lý thuyết, thông qua phương pháp chuyên gia, luận án sử dụng hệ thống 19 chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển rừng trồng gỗ lớn trên 02 khía cạnh: Số lượng – Quy mô (15 chỉ tiêu), xã hội (6 chỉ tiêu) và chất lượng – hiệu quả kinh tế (4 chỉ tiêu).
  12. 13 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tình hình phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - Các kết quả từ hoạt động lâm nghiệp + Giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 3 năm 2020 - 2022 + Trồng rừng và trồng cây phân tán + Khoanh nuôi, phục hồi thảm thực vật rừng + Quản lý bảo vệ rừng + Xây dựng hạ tầng lâm sinh và phòng cháy chữa cháy rừng - Tình hình giao rừng, giao đất lâm nghiệp: 06 tổ chức được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. - Tình hình hoạt động một số dự án lâm nghiệp trên địa bàn Tỉnh: Bao gồm 11 dự án. - Tình hình khai thác và thị trường tiêu thụ gỗ Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng (m3/ha) 1100000 1000000 900000 800000 700000 600000 500000 400000 300000 200000 100000 0 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Biểu đồ 3.1: Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng (2011 – 2020) tỉnh Quảng Trị Kết quả cho thấy sản lượng gỗ khai thác có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Trong giai đoạn từ 2011 - 2022, tốc độ phát triển bình quân đạt 119,4% có nghĩa là, bình quân hàng năm (trong 10 năm nghiên cứu) sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng 19,4%. Nhận thấy sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng ngày một tăng cao. - Hoạt động chế biến gỗ Theo thống kê năm 2022, toàn tỉnh Quảng Trị hiện có khoảng 121 doanh nghiệp và khoảng 1.080 cơ sở chế biến và sản xuất sản phẩm. Trong đó, nhà máy gỗ MDF – VRG Quảng Trị là doanh nghiệp chế biến lâm sản đầu tiên trên địa bàn Tỉnh. Ngoài ra còn có các nhà máy gỗ dăm, ván ghép thanh trên địa bàn. Vì nguồn nguyên liệu không ổn định này, cộng thêm các cơ sở đó đều không đầu tư công nghệ kỹ thuật nên dẫn đến việc chế biến gỗ xẻ trên địa bàn thiếu tính bền vững. 3.2. Thực trạng phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 3.2.1. Chính sách khuyến khích phát triển rừng trồng gỗ lớn - Quy hoạch trồng rừng của tỉnh giai đoạn 2011-2022
  13. 14 Diện tích rừng trồng trên địa bàn tỉnh Quảng trị trong giai đoạn 10 năm trở lại đây được quy hoạch chủ yếu phục vụ cho trồng rừng sản xuất (chiếm tỉ lệ 85,86%), bao gồm quy hoạch diện tích trồng mới và trồng lại. Bảng 3.1: Diện tích rừng trồng trong kỳ quy hoạch (2011-2022) ĐVT: ha Giai đoạn Diện tích Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất BQ/năm Tổng 64.280 2.375 6.715 55.190 6.428 - Trồng mới 24.600 2.375 6.715 15.510 2.460 - Trồng lại 39.680 - - 39.680 3.968 GĐ (2011-2015) 35.160 1.375 3.515 30.270 7.032 - Trồng mới 14.830 1.375 3.515 9.940 2.966 - Trồng lại 20.330 - - 20.330 4.066 GĐ (2016-2022) 29.120 1.000 3.200 24.920 5.824 - Trồng mới 9.770 1.000 3.200 5.570 1.954 - Trồng lại 19.350 - - 19.350 3.870 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Diện tích rừng trồng trong quy hoạch của tỉnh được phân bổ trên địa bàn các Huyện khác nhau. Kết quả cho thấy huyện Vĩnh Linh được quy hoạch là huyện có diện tích rừng trồng sản xuất lớn nhất tỉnh Quảng Trị, đạt 14.360 ha (chiếm 26%). Thành phố Đông Hà có khối lượng rừng trồng nhỏ nhất là 1.060 ha (chiếm 1,9%). - Quy hoạch về khai thác gỗ rừng Khối lượng khai thác rừng trong quy hoạch 2011 - 2022 theo bảng 3.2: Bảng 3.2: Khối lượng khai thác rừng trong giai đoạn 2011-2022 theo đơn vị ĐVT: m3 STT Đơn vị GĐ 2011-2015 GĐ 2016-2022 GĐ 2011-2022 1 Vĩnh Linh 360.000 430.000 790.000 2 Đảo Cồn Cỏ 3 Gio Linh 200.000 190.000 390.000 4 Đông Hà 46.000 55.000 101.000 5 Triệu Phong 320.000 325.000 645.000 6 TX Quảng Trị 140.000 165.000 305.000 7 Hải Lăng 360.000 380.000 740.000 8 Cam Lộ 590.000 690.000 1.280.000 9 Đakrông 92.000 135.000 227.000 10 Hướng Hóa 92.000 130.000 222.000 Cộng 2.200.000 2.500.000 4.700.000 BQ/năm 440.000 500.000 470.000 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Nhằm đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu gỗ lớn, tỉnh quy hoạch khoảng 8.000 - 10.000 ha rừng cung cấp nguyên liệu gỗ lớn với chu kỳ trên 10 năm, phân bố đều khoảng 1.000 ha/huyện - Quy hoạch hoạch phát triển rừng trồng gỗ lớn giai đoạn 2020 – 2030 Quy hoạch trồng rừng gỗ lớn đến năm 2025, định hướng 2030 khoảng 10.000 ha, bình quân 1.600 - 1.700 ha/năm. Huyện Hải Lăng, Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ là những huyện quy hoạch có khối lượng rừng trồng gỗ lớn chủ đạo của tỉnh. - Chính sách tín dụng hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn
  14. 15 Hiện nay có nhiều các chính sách hỗ trợ được ban hành và triển khai thực hiện. Tuy nhiên, việc tiếp cận và hưởng lợi các chính sách thực sự hiệu quả và đi vào cuộc sống của những người trồng rừng thì công tác tuyên truyền cần được triển khai mạnh mẽ hơn nữa vì có rất nhiều HGĐ trên địa bàn tỉnh có nghe nói đến các chính sách như Nghị quyết 162, 03… tuy nhiên chưa tiếp cận và tìm hiểu và thực hiện. - Chính sách đất đai hỗ trợ phát triển rừng trồng gỗ lớn - Chính sách chỉ trả dịch vụ môi trường rừng 3.2.2. Tình hình tổ chức sản xuất rừng trồng gỗ lớn Tại địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện nay đang tồn tại các loại hình tổ chức sản xuất rừng trồng gỗ lớn được pháp luật công nhận, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp, hợp tác xã lâm nghiệp và hộ gia đình. Trong đó, tổ chức sản xuất rừng trồng gỗ lớn chủ yếu là các hộ gia đình có đất lâm nghiệp để trồng, bảo vệ và phát triển rừng gỗ lớn hoặc chuyển hoá RGN sang RGL. 3.2.3. Tình hình áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trồng rừng gỗ lớn - Vườn ươm lâm nghiệp Toàn tỉnh Quảng Trị có 48 vườn ươm, trong đó có 34 vườn ươm đã được cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính. Tuy nhiên, công tác quản lý còn chưa chặt chẽ nên tiềm ẩn nguy cơ cây giống kém chất lượng, ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng rừng gỗ lớn. - Nguồn giống lâm nghiệp Trên địa bàn Tỉnh hiện nay có 36 vườn giống, trong đó có 15 vườn giống đã được Sở NN&PTNT cấp chứng nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng giống chưa được kiểm soát, tiềm ẩn nguy cơ sản xuất giống giá rẻ, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. 3.2.4. Kết quả phát triển rừng trồng gỗ lớn tỉnh Quảng Trị - Diện tích rừng trồng Keo gỗ lớn Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2022, Tỉnh có sự thay đổi rất rõ rệt về diện tích trồng rừng Keo ngày càng tăng. Sự thay đổi này được thể hiện qua biểu đồ 3.1 như sau: Diện tích trồng keo tỉnh Quảng Trị (ha) 10000 8000 6000 4000 2000 0 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Biểu đồ 3.2: Diện tích trồng Keo hàng năm trên địa bàn Tỉnh Sự biến động về cơ cấu và diện tích rừng trồng keo gỗ lớn tại Quảng Trị như sau: Bảng 3.3. Sự biến động về quy mô và cơ cấu diện tích rừng trồng keo gỗ lớn của tỉnh Quảng Trị ĐVT: ha Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 I Diện tích RSX (ha) 4.215,4 4.106,3 4.765,2 5.012,7 4.976,1 5.279,8 6.189,4 7.054,8 II Diện tích RGL (ha) 108 375,5 624,5 945,6 931,3 702,8 780,1 858,1 Tỷ trọng DT RGL/RSX (𝑑!!" ) % 2,56 9,14 13,11 18,86 18,72 13,31 13,62 14,35 Tốc độ phát triển (TLH) - 3,48 1,66 1,51 0,98 0,75 1,11 1,1
  15. 16 Tốc độ tăng (A) - 2,48 0,66 0,51 -0,02 -0,25 0,11 0,1 Tốc độ phát triển bình quân (TBQ) 1,34 1 Chuyển hoá rừng gỗ nhỏ sang GL 48 244 230,5 227,5 240 247,4 274,6 302,1 Tốc độ phát triển (TLH) - 5,08 0,94 0,99 1,05 1,03 1,12 1,08 Tốc độ tăng (A) - 4,08 -0,06 -0,01 0,05 0,03 0,12 0,08 Tốc độ phát triển bình quân (TBQ) 1,30 2 Trồng rừng thâm canh gỗ lớn 60 131,5 394 718,1 691,3 455,4 505,5 556,0 Tốc độ phát triển (TLH) - 2,19 3,00 1,82 0,96 0,66 1,05 1,01 Tốc độ tăng (A) - 1,19 2,00 0,82 -0,04 -0,34 0,05 0,01 Tốc độ phát triển bình quân (TBQ) 1,35 Biến động quy mô và cơ cấu HGĐ tham gia trồng rừng keo gỗ lớn như sau: Bảng 3.4: Cơ cấu và sự biến động quy mô HGĐ trồng rừng Keo gỗ lớn của Tỉnh ĐVT: ha Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 RGL Quy mô HGĐ (HGĐ"# ) 171 188 192 247 264 214 278 293 Cơ cấu HGĐ (d$"Đ#$ ) % 10,32 11,61 10,22 12,51 13,47 10,30 12,55 12,61 Tốc độ tăng (A$"Đ#$ ) % - 9,5 2,1 28,9 6,9 -18,9 29,8 5,4 RSX Quy mô HGĐ (HGĐ&' ) 1.660 1.617 1.877 1.974 1.960 2.079 2.216 2.324 (Nguồn: Tác giả tính toánn) Hiện nay, toàn Tỉnh có khoảng 5.325,93 ha rừng trồng sản xuất kinh doanh gỗ lớn. Trong đó, huyện Vĩnh Linh có diện tích rừng trồng sản xuất kinh doanh gỗ lớn lớn nhất tỉnh. Kết quả cho thấy sự dịch chuyển về cơ cấu diện tích rừng trồng, dịch chuyển từ diện tích trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn. - Rừng trồng keo tham gia chứng chỉ FSC Đến năm 2022, tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là: 22.158,83 ha. Diện tích rừng trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được cấp chứng chỉ FSC chiếm khoảng 12% so với cả nước. Trong đó, số hộ tham gia chứng chỉ rừng FSC được phân bố chủ yếu tại hai huyện Cam Lộ và Vĩnh Linh (chiếm gần 80% số hộ tham gia của Tỉnh). Là tỉnh có số lượng rừng cấp chứng chỉ FSC lớn nhất trong nước, đồng thời cũng là tỉnh đi đầu thực hiện mô hình quản lý rừng bền vững gắn với việc cấp chứng chỉ rừng cho cả hai đối tượng là doanh nghiệp và hộ gia đình. Về cơ cấu và biến đông của diện tích và HGĐ tham gia chứng chỉ FSC cho thấy trong giai đoạn 2015 -2022 có xu hướng tăng lên có nghĩa là các chủ rừng đã tiếp cận tham gia chứng chỉ rừng FSC để đảm bảo sự ổn định về giá và thị trường đầu ra. Kết quả được thể hiện như sau: Bảng 3.5: Cơ cấu và sự biến động HGĐ tham gia FSC tại tỉnh Quảng Trị Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 F Diện tích (ha) 1.432 1.795 1.877 1.942 2.922 2.864 3.688 3.911 S Cơ cấu (𝑑!%&' %) 34,0 43,7 39,4 38,7 58,7 54,2 59,6 55,4 C Tốc độ tăng(𝐴!%&' %) 25,3 4,5 3,5 50,5 -2,0 28,8 6,0 Quy mô HGĐ (hộ) 515 564 576 520 536 488 539 562 Cơ cấu (𝑑()Đ%&' %) 31,0 34,9 30,7 26,3 27,4 23,5 25,2 25,0 Tốc độ tăng (𝐴()Đ%&' %) 10 2 -10 3 -9 10 4 R Diện tích (ha) 4.215,4 4.106,3 4.765,2 5.012,7 4.976,1 5.279,8 6.189,4 7.054,8 S Quy mô HGĐ (hộ) 1.660 1.617 1.877 1.974 1.960 2.079 2.137 2.246 X (Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán)
  16. 17 - Trữ lượng rừng trồng Keo Về trữ lượng Keo phân theo từng tuổi 1-5, kết quả cho thấy diện tích trồng Keo ở tuổi 1, và 2 tương đối lớn với mật độ dày cho tổng trữ lượng khá cao. Nhưng ở tuổi 3 trở đi, diện tích trồng Keo giảm mạnh. Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên hoặc tác động của chủ rừng, chỉ để lại những cây sinh trưởng tốt, chống chịu được điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Bảng 3.6: Trữ lượng rừng trồng Keo theo cấp tuổi 1 - 5 STT Tuổi rừng Diện tích Tổng trữ Trữ lượng bình (ha) lượng (m3) quân (m3/ha) 1 1 năm 28.569,6 1.139.858 39,9 2 2 năm 23.172,6 1.086.884 46,9 3 3 năm 4.697,8 258.650 55,1 4 4 năm 5.443,1 409.682 75,3 5 5 năm 6.147,9 508.434 82,7 Tổng 68.030,9 3.403.508 50,0 Diện tích chưa thành rừng 17.416,8 (Nguồn: Kết quả kiểm kê rừng tỉnh Quảng Trị, 2019) Bảng 3.7: Chỉ tiêu phản ánh biến động trữ lượng rừng trồng Keo theo tuổi 1 - 5 Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Trữ lượng M (m3/ha) 39,9 46,9 55,1 75,3 82,7 Tốc độ phát triển định gốc (TĐG) 1 1,175 1,381 1,887 2,073 Tốc độ phát triển liên hoàn (TLH) - 1,175 1,175 1,367 1,098 Tốc độ tăng (A) 0,175 0,381 0,887 1,073 Tốc độ bình quân (TBQ) 1,157 (Nguồn: Tác giả tính toán) Tuy tổng diện tích trồng Keo theo tuổi rừng từ năm 3 trở đi giảm nhưng xác định trữ lượng bình quân theo tuổi Keo từ 1-5 tuổi cho thấy trữ lượng bình quân tăng theo tuổi. Từ bảng 3.6, trữ lượng bình quân rừng trồng Keo từ 1 -5 tuổi nhằm xác định tốc độ phát triển bình quân đạt: TBQ = 115,7%, chỉ ra rằng rừng trồng Keo trong độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi, bình quân hàng năm trữ lượng Keo tăng 15,7%. - Xác định sản lượng của rừng trồng Keo lai trên địa bàn Tỉnh + Sinh trưởng và trữ lượng rừng Keo lai Hiện nay, tuổi rừng keo lai của một số khoanh rừng trồng trên địa bàn được khảo sát hiện đang tối đa ở năm thứ 12. Còn chủ yếu rừng trồng được khai thác ở năm thứ 5. Do đó, Tác giả thu thập số liệu về sản lượng gỗ Keo lai với độ tuổi từ 5 đến 12 tuổi cho các khu rừng được trồng thuần loài đều tuổi do các hộ gia đình quản lý. Số liệu về trữ lượng rừng được thu thập theo phương pháp lập ô tiêu chuẩn do biểu sản lượng rừng còn đang hoàn thiện. Mỗi độ tuổi tiến hành lập 3 OTC tại các điểm ngẫu nhiên của 3 huyện Cam Lộ, Gio Linh và Vĩnh Linh trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả cho thấy rừng trồng Keo lai 5 năm tuổi, có trữ lượng gỗ trung bình là 118,0 m3/ha, trữ lượng này được tăng dần nếu chủ rừng trì hoãn chặt hạ sớm. Đến năm cây rừng được 10 tuổi, trữ lượng gỗ là 235,7 m3/ha, tăng 99,8% so với năm thứ 5. Nếu kéo dài rừng trồng thêm 2 năm (sau 10 năm), trữ lượng gỗ cây đứng của rừng keo lai 12 tuổi lên tới 287 m3/ha, tăng 143,3 % so với năm 5 tuổi. Có thể thấy, nếu chủ rừng trì hoãn chặt cây rừng để thu hoạch sớm, thì sản lượng rừng Keo lai mang lại tăng dần theo thời gian. Từ kết quả điều tra thực địa và trữ lượng gỗ cây đứng, xác lập giá trị một số chỉ tiêu kĩ thuật đánh giá sự tăng trưởng về quy mô rừng trồng keo lai cho các cấp 5 tuổi đến 12 tuổi như sau:
  17. 18 Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu sinh trưởng và trữ lượng gỗ rừng keo lai từ 5-12 tuổi trên địa bàn Tỉnh Tuổi cây (năm) Chỉ tiêu 5 6 7 8 9 10 11 12 Đường kính d1,3 (cm) 12,9 13,4 13,9 16,9 17,5 18,1 19,5 22,7 Lượng tăng trưởng về đường 0,5 0,5 3,0 0,6 0,6 1,4 3,2 kính Zd1,3 (cm) Chiều cao vút ngọn h (m) 8,2 8,9 9,5 10,9 11,5 12,2 13,8 14,1 Lượng tăng trưởng về chiều 0,7 0,6 1,4 0,6 0,7 1,6 0,3 cao vút ngọn Zh (m) Trữ lượng gỗ M (m3/ha) 118,0 137,9 158,0 182,3 208,6 235,7 268,2 287,0 Trữ lượng gỗ bình quân năm + 23,6 23,0 22,6 22,8 23,2 23,6 24,4 23,9 Δ𝑀 (m3/ha/năm) Lượng tăng trưởng về trữ - 19,9 20,1 24,3 26,2 27,1 32,5 18,7 lượng gỗ ZM (m3/ha) (Nguồn: Kết quả tính toán của Tác giả) Lượng tăng trưởng về trữ lượng gỗ (m3/ha) 35,0 30,0 25,0 20,0 15,0 10,0 5,0 0,0 5 6 7 8 9 10 11 12 Biểu đồ 3.3: Lượng tăng trưởng của 1ha về trữ lượng gỗ theo các cấp tuổi - Năng suất và tỷ lệ các loại gỗ rừng keo lai theo các chu kì trồng rừng Bảng 3.9. Năng suất sản lượng các loại gỗ sản phẩm Keo lai theo các cấp tuổi khác nhau Sản lượng các loại gỗ Tuổi cây (năm) 5 6 7 8 9 10 11 12 3 Trữ lượng M (m /ha) 118,0 137,9 158,0 182,3 208,6 235,7 268,2 287,0 Tỷ lệ lợi dụng gỗ P (%) 78 79 80 81 82 82 82 82 3 Sản lượng Mg (m /ha) 92,0 108,9 126,4 147,7 171,0 193,3 220,0 235,3 3 Sản lượng gỗ lớn m /ha - - - 32,5 85,5 116,0 153,3 176,5 % - - - 22,0 50,0 60,0 70,0 75,0 m3/ha 92,0 108,9 126,4 115,2 85,5 77,3 66,7 58,8 Sản lượng gỗ nhỏ % 100 100 100 78,0 50,0 40,0 33,3 30,0 Kết quả cho thấy, chu kì trồng rừng khác nhau sẽ ảnh hưởng tới đường kính và sản lượng gỗ. Tuổi rừng tăng sẽ làm chuyển dịch cơ cấu năng suất gỗ. Khi chủ rừng kéo dài thời gian trồng, thì tỷ lệ loại gỗ có kích thước lớn cũng tăng theo. Cũng có nghĩa là, gỗ nhỏ, gỗ nguyên liệu sẽ giảm. Từ đó, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trồng rừng của chủ rừng khi khai thác tại các tuổi rừng khác nhau. 3.2.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn Tỉnh - Chi phí – Doanh thu trồng rừng Chi phí trồng rừng 1ha của 1 mô hình trồng rừng: Tổng chi phí = Chi phí trồng + Chi phí khác Sản phẩm thu mua đối với rừng trồng sản xuất của các hộ gia đình là thương lái đến trực tiếp tận rừng trồng để thu hoạch. Sản phẩm chỉ phân thành 2 loại là gỗ nhỏ và gỗ lớn, định giá thu mua theo thị
  18. 19 trường hai loại sản phẩm trên, chứ không phân loại sản phẩm theo kích thước gỗ, chia nhỏ giá bán theo các loại gỗ cách xác định doanh thu tại các mô hình trồng rừng của công ty Lâm nghiệp sản xuất. Từ đó, doanh thu trồng rừng Keo lai của các mô hình trồng rừng 5 tuổi đến 12 tuổi được thiết lập. - Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình trồng rừng Đầu tư vào dự án trồng rừng Keo lai tại tỉnh Quảng Trị từ chu kì kinh doanh 5 tuổi đến 12 tuổi đều mang lại hiệu quả kinh tế đầu tư, tuy nhiên mức lợi nhuận thay đổi mạnh theo chu kì kinh doanh. Bảng 3.10. Các chỉ tiêu phân tích tài chính kinh doanh rừng trồng keo lai tại các chu kì khác nhau ĐVT: đồng Chỉ Chu kì kinh doanh (tuổi) tiêu 5 6 7 8 9 10 11 12 NPV 23.930.077 26.522.004 33.090.483 37.726.368 52.685.544 59.043.501 64.285.386 64.163.043 BCR 2,20 2,30 2,59 2,63 2,91 3,50 3,61 3,59 IRR 52% 45% 39% 44% 48% 47% 45% 42% AEV 6.638.436 6.450.834 7.250.712 7.594.425 9.887.964 10.449.765 10.826.649 10.358.277 Bảng 3.14: Sự biến động giá trị tương đương hàng năm AEV theo các mô hình rừng ĐVT: Đồng Tuổi 5 tuổi 6 tuổi 7 tuổi 8 tuổi 9 tuổi 10 tuổi 11 tuổi 12 tuổi AEV 6.638.436 6.450.834 7.250.712 7.594.425 9.887.964 10.449.765 10.826.649 10.358.277 ∆Đ𝑮 (1) (187.603) 612.276 955.989 3.249.528 3.811.329 4.188.213 3.719.841 𝒕Đ𝑮 (2) 97,17 109,22 114,40 148,95 157,41 163,09 156,03 (Nguồn: Kết quả Tác giả tính toán)
  19. 20 Bảng 3.15: Bảng đánh giá chi phí – thu nhập tăng thêm (có chiết khấu) cho các mô hình kinh doanh trồng rừng Keo lai ĐVT: đồng Năm Chi phí Chênh lệch Thu nhập Chênh lệch thu Ghi chú tuổi (C) Chi phí (∆C) (B) nhập (∆B) 5 19.969.024 - 43.899.101 - 6 20.396.621 427.597 46.918.625 3.019.524 ∆B >∆C 7 20.778.404 381.783 53.868.887 6.950.261 ∆B >∆C 8 23.135.908 2.357.504 60.862.275 6.993.389 ∆B >∆C 9 23.375.353 239.445 68.060.809 7.198.534 ∆B >∆C 10 23.589.143 213.790 82.632.644 14.571.835 ∆B >∆C 11 24.598.776 1.009.633 88.884.162 6.251.518 ∆B >∆C 12 24.769.208 170.432 88.932.251 48.089 ∆B ∆C. Nếu rừng trồng được kéo dài thêm 1 năm tuổi nữa thì ∆B
  20. 21 3 Tập huấn KTLS TAPHUAN .461** .000 4 Am hiểu thị trường AMHIEUTHITRUONG .346** .000 5 Nguồn gốc giống NGUONGIONG .635** .000 6 Tham gia FSC FSC .748** .000 7 Hỗ trợ cộng đồng CONGDONG .577** .000 8 Tỷ lệ diện tích bị ảnh TYLEANH .301** .000 hưởng bởi bão HUONGBAO *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). (Nguồn: Kết quả chạy mô hình của Tác giả) Phương trình hồi quy được trình bày như sau: / / / Ln(QUYETDINH) = βo + β1DIENTICHRUNG + β2 TYLEANHHUONGBAO + β3TAPHUAN / / / / + β4NGUONGIONG + β5FSC + β6THIEUVONNAMTHU5 + β7AMHIEUTHITRUONG + / / CONGDONG β8 - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định trồng rừng gỗ lớn của chủ rừng Sử dụng mô hình hồi quy logistic nhị phân, để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định trồng rừng gỗ lớn của chủ rừng. Sau khi sử dụng phương pháp này để chạy mô hình trên phần mềm SPSS, kết quả chỉ ra có 4 biến (ý nghĩa thống kê
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2