intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Thái độ đối với rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất bắp của nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: Nhiên Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

17
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đo lường thái độ đối với rủi ro và phân tích ảnh hưởng của thái độ đối với rủi ro đến hiệu quả kinh tế trong canh tác bắp lai của nông hộ ở ĐBSCL, từ đó có cơ sở khoa học để đề xuất một số giải pháp giảm thái độ e sợ rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Thái độ đối với rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất bắp của nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ LÊ VĂN DỄ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT BẮP CỦA NÔNG HỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ NGÀNH: 9 62 01 15 Cần Thơ, 2021
  2. Công trình hoàn thành tại Trường Đại học Cần Thơ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Lê Thông Phản biện 1:……………………………………………………. Phản biện 2:……………………………………………………. Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng bảo vệ luận án cấp Trường tại: ……………………………………………………………………………. Vào lúc: …............. giờ………….ngày …………tháng………năm…….. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Trung tâm học liệu – Trường Đại học Cần Thơ, thành phố Cần Thơ. - Thư viện Quốc Gia Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh.
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Lê Văn Dễ và Phạm Lê Thông (2019), “Hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất bắp lai ở đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, 14(2), 72-85. 2. Lê Văn Dễ và Phạm Lê Thông (2019), “Hiệu quả kinh tế trong trồng bắp lai của nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long”, Nghiên cứu Kinh tế, số 4(491), trang 52-62. 3. Lê Văn Dễ và Phạm Lê Thông (2020), Thái độ đối với rủi ro của nông hộ sản xuất bắp lai ở Đồng bằng sông Cửu Long, Kinh tế và Phát triển, số 278 tháng 08/2020, trang 83-91.
  4. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài 1.1.1 Tính cấp thiết về mặt lý thuyết Sản xuất nông nghiệp được xem là hoạt động có nhiều rủi ro, do bị tác động của điều kiện tự nhiên, biến động của thị trường và sự bất trắc xã hội. Việc đối mặt với rủi ro buộc nông hộ phải đưa ra các quyết định sản xuất trong một môi trường không chắc chắn (Ellis, 1993). Những nông hộ sợ rủi ro thường không sẵn lòng hay chậm áp dụng các cải tiến hơn so với các nông hộ khác, mặc dù nông hộ biết rằng sự cải tiến có thể cải thiện năng suất và thu nhập của hộ (Antle và Crissman, 1990; Ellis, 1993; Liu, 2013). Ngoài ra, nông hộ có thái độ sợ rủi ro thường sẽ có xu hướng đầu tư các nguồn lực cho hoạt động sản xuất thấp hơn mức tối ưu về mặt kinh tế cho nên sẽ không thể đạt lợi nhuận tối đa. Chính vì thế hiểu rõ thái độ đối với rủi ro của nông hộ rất quan trọng trong việc hiểu biết hành vi của nông hộ, từ đó hoạch định chiến lược quản lý sản xuất, chuyển giao công nghệ và xây dựng chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp (Young, 1979). Nghiên cứu này đo lường thái độ đối với rủi ro và phân tích ảnh hưởng của thái độ đối với rủi ro đến hiệu quả kinh, từ đó đề xuất một số giải pháp giảm thái độ e sợ rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Kết quả nghiên cứu đóng góp vào lý luận và thực nghiệm về thái độ đối với rủi ro của cá nhân ở các khía cạnh sau. Thứ nhất, tác giả có thể là tiên phong thiết kế trò chơi thực nghiệm theo phương pháp của Eckel và Grossman (2002) để đo lường thái độ đối với rủi ro của nông hộ trồng bắp lai tại ĐBSCL. Trò chơi có trả thưởng thật sự, được thiết kế đơn giản phù hợp với trình độ của nông dân nên có thể cho kết quả đáng tin cậy về hành vi của nông dân. Phương pháp này có thể được vận dụng rộng rãi để đo lường thái độ đối với rủi ro của các nông hộ với các hoạt động sản xuất khác nhau trong vùng. Thứ hai, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với rủi ro của nông hộ giúp tăng cường hiểu biết về hành vi của nông hộ. Thứ ba, tác giả phân tích mối quan hệ về thái độ đối với rủi ro, đặc điểm hộ và hoạt động sản xuất với hiệu quả kinh tế trong sản xuất để kiểm tra mối quan hệ giữa thái độ rủi ro của nông dân và việc sử dụng tối ưu các yếu tố đầu vào trong sản xuất. Cuối cùng, nghiên cứu được thực hiện trên các nông hộ trồng bắp lai. Đây là loại cây trồng được Chính Phủ khuyến khích phát triển để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, việc sản xuất loại cây trồng này còn nhiều rủi ro. 1
  5. 1.1.2 Tính cấp thiết về mặt thực tiễn Bắp là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng trong các ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất thực phẩm và một số ngành công nghiệp khác (nhiên liệu, dược phẩm, …). Hiện tại, diện tích sản xuất bắp cả nước có khoảng 1,12 triệu ha và sản lượng đạt gần 5,15 triệu tấn/năm nhưng diện tích và sản lượng đang có xu hướng giảm, tốc độ giảm bình quân khoảng 3%/năm về diện tích và gần 1,5%/năm về sản lượng (Tổng cục thống kê, 2019). Đặc biệt, sản lượng được sản xuất trong nước hiện nay mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Vì vậy, Việt Nam phải nhập khẩu với sản lượng bình quân trên 6-7 triệu tấn/năm, với giá trị khoảng 1,4 tỉ USD (số liệu bình quân trong giai đoạn 2014-2018) và sản lượng nhập khẩu có xu hướng ngày càng gia tăng do nhu cầu nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi luôn cao (AMIS, 2018; FAO, 2018). Chính vì thế, Chính phủ và ngành nông nghiệp đã có các chính sách phát triển sản xuất đối với cây bắp để đáp ứng nhu cầu trong nước và giảm phụ thuộc nhập khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành chính sách về chuyển đổi sang sản xuất cây bắp trên những diện tích lúa kém hiệu quả (Quyết định 3367/QĐ-BNN năm 2014). Theo đó, cả nước sẽ chuyển đổi 236.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang canh tác bắp lai trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020, riêng vùng ĐBSCL chuyển đổi 83.000 ha. Tuy nhiên, việc sản xuất bắp lai ở ĐBSCL cũng còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Thứ nhất, trình độ kỹ thuật sản xuất bắp lai của phần lớn nông dân còn hạn chế, việc ứng dụng cơ giới hóa sản xuất còn thấp. Thứ hai, hoạt động sản xuất rất manh mún, nhỏ lẻ nên gặp khó khăn trong kêu gọi doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm, giá cả rất bấp bênh. Thứ ba, hệ thống hạ tầng và logistic chưa phù hợp, chưa có chính sách vĩ mô cho ngành hàng bắp từ quy hoạch vùng sản xuất cho đến thị trường tiêu thụ (Hồ Cao Việt và cộng sự, 2015). Thứ tư, hiệu quả sản xuất đạt được của các nông hộ có sự biến động, số nông hộ sản xuất bị lỗ còn khá cao (Hồ Cao Việt và cộng sự, 2015). Vì thế, giá thành sản phẩm cao, sản phẩm sản xuất ra kém lợi thế cạnh tranh. Điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi chọn sản phẩm nhập khẩu. Vì vậy, việc nghiên cứu về thái độ đối với rủi ro và mối quan hệ của thái độ đối với rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất bắp lai của nông hộ tại ĐBSCL là cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để đề xuất một số giải pháp góp phần giảm thái độ e sợ rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần ổn định và cải thiện thu nhập cho nông hộ. 2
  6. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung của nghiên cứu Đo lường thái độ đối với rủi ro và phân tích ảnh hưởng của thái độ đối với rủi ro đến hiệu quả kinh tế trong canh tác bắp lai của nông hộ ở ĐBSCL, từ đó có cơ sở khoa học để đề xuất một số giải pháp giảm thái độ e sợ rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu (1) Phân tích tình hình sản xuất bắp ở ĐBSCL. (2) Đo lường thái độ đối với rủi ro của nông hộ sản xuất bắp lai trên địa bàn nghiên cứu. (3) Phân tích ảnh hưởng của thái độ đối với rủi ro của nông hộ đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất bắp lai của nông hộ trên địa bàn. (4) Trên sở đó, đề xuất một số giải pháp giảm thái độ sợ rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất bắp lai, góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ. 1.3 Các giả thuyết nghiên cứu Luận án được thực hiện sẽ kiểm định các giả thuyết sau đây: Giả thuyết 1: Thái độ đối với rủi ro của nông hộ bị ảnh hưởng bởi những đặc điểm kinh tế xã hội của hộ. Giả thuyết 2: Thái độ sợ rủi ro khiến các nông hộ sử dụng đầu vào ít hơn mức tối ưu trong sản xuất. Giả thuyết 3: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất của nông hộ bị giảm đi khi nông hộ e sợ rủi ro. Giả thuyết 4: Hiệu quả kinh tế trong trồng bắp lai phụ thuộc vào các yếu tố thuộc đặc điểm kinh tế xã hội của hộ. 1.4 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án này là thái độ đối với rủi ro của nông hộ và hiệu quả kinh tế trong sản xuất bắp lai, cũng như sự ảnh hưởng của thái độ đối với rủi ro của nông hộ đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất. 3
  7. 1.5 Phạm vi không gian nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu tại ĐBSCL, cụ thể tại 03 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh do là những địa phương có diện tích sản xuất bắp lớn trong vùng. Ngoài ra, các địa phương được chọn khảo sát đại diện cho 2 vùng sinh thái khác nhau, Đồng Tháp và An Giang đại diện cho lưu vực đầu nguồn sông Cửu Long. Còn Trà Vinh là địa phương đại diện cho điều kiện sinh thái lưu vực hạ nguồn sông Cửu Long. 4
  8. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Lý thuyết rủi ro và đo lường thái độ đối với rủi ro 2.1.1.1 Các khái niệm về rủi ro và các loại rủi ro Ellis (1993) cho rằng rủi ro liên quan đến xác suất gắn với tình huống xuất hiện của các sự kiện có ảnh hưởng đến kết quả của quá trình ra quyết định. Rủi ro còn được cho rằng liên quan đến sự khác biệt giữa kết quả nhận được và kết quả kỳ vọng trong các hoạt động mang tính chất không chắc chắn, có liên quan đến xác suất (Lê Khương Ninh, 2016) Trong sản xuất nông nghiệp, rủi ro là phổ biến và đa dạng, cho nên thu nhập mà nông dân nhận được bị phụ thuộc rất nhiều vào rủi ro. Musser và Patrick (2002), Hardaker và cộng sự (2004), Drollete (2009) và Aimin (2010) đều cho rằng rủi ro có 5 loại, bao gồm: rủi ro sản xuất, thị trường, thể chế, cá nhân và rủ ro tài chính. 2.1.1.2 Thái độ đối với rủi ro Thái độ đối với rủi ro của một cá nhân còn được xem là cách thức mà cá nhân đó hành động nhằm ứng phó trước tình huống có rủi ro (Dave và cộng sự, 2007; Pennings và Garcia, 2001; Weber và Milliman 1997). Walker và Jodha (1986) thì cho rằng, thái độ đối với rủi ro của một cá nhân được thể hiện qua thái độ thận trọng trong quá trình đưa ra các quyết định đầu tư, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động sản xuất của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân có các đặc điểm khác nhau, bởi phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý của cá nhân, môi trường xã hội và điều kiện tự nhiên. Do đó nhận thức của mỗi cá nhân về rủi ro khác nhau (Slovic và cộng sự, 1982). Chính vì thế, mỗi cá nhân thường có thái độ khác nhau đối với rủi ro như: thái độ e sợ rủi ro, thích rủi ro hoặc bàng quan với rủi ro. Khi đối mặt với các lựa chọn trong trường hợp có rủi ro, cá nhân sẽ ra các quyết định nhằm tối đa hóa hữu dụng kỳ vọng (von Neumann & Morgenstern, 1944). Người ra quyết định (Decision Maker - DM) sẽ so sánh các giá trị hữu dụng kỳ vọng của họ với tổng số giá trị hữu dụng tạo ra từ các kết quả nhân với xác suất tương ứng. 5
  9. 2.1.1.3 Đo lường thái độ đối với rủi ro Các nghiên cứu đầu tiên sử dụng các chỉ số thống kê trung bình và phương sai của kết quả ngẫu nhiên để đo lường rủi ro. Tuy nhiên, nhiều tác giả nhận thấy phương pháp này không phải luôn là một thước đo tốt về rủi ro. Rothschild và Stiglitz (1970) đã phát triển các mô hình và khái niệm hữu dụng tổng quát hơn về rủi ro. Qua lược khảo các nghiên cứu trước đây có liên quan về đo lường thái độ rủi ro, tác giả nhận thấy có hai nhóm phương pháp chính, được khá nhiều nhà nghiên cứu sử dụng là: phương pháp mô hình kinh tế lượng và phương pháp thực nghiệm. Đối với phương pháp kinh tế lượng: Các nhà nghiên cứu sử dụng các mô hình kinh tế lượng để ước lượng các tham số của phân phối thái độ đối với rủi ro của tổng thể các nhà sản xuất, với giả định tối đa hóa hữu dụng kỳ vọng. Tuy nhiên phương pháp tiếp cận kinh tế lượng cũng bị cho là có hạn chế vì có thể làm sai lệch các thái độ rủi ro của cá nhân. Các cá nhân có thể thể hiện e sợ rủi ro nhiều hơn thực tế trong điều kiện hạn chế về nguồn lực mà cá nhân đang phải đối mặt (Eswaran và Kotwal, 1990; Singh và cộng sự, 1986; de Janvry và cộng sự, 1991; Sadoulet and de Janvry, 1995). Phương pháp thực nghiệm: Được xây dựng bắt nguồn từ nền tảng nghiên cứu của các nhà tâm lý học thực nghiệm. Phương pháp này ban đầu được xây dựng và củng cố lại bởi Luce và Suppes (1965). Charness và Gneezy (2012) cho rằng có nhiều phương pháp thực nghiệm trong đo lường thái độ rủi ro như: Phương pháp bảng hỏi; Phương pháp mô hình hóa bong bóng hơi; Phương pháp Gneezy và Potters; Phương pháp Eckel và Grossman và Phương pháp danh sách nhiều giá. Qua lược khảo các phương pháp đo lường thái độ đối với rủi ro và phân tích điều kiện thực tế tại địa bàn nghiên cứu, tác giả chọn phương pháp thực nghiệm theo phương pháp Eckel và Grossman là phương pháp thích hợp để đo lường thái độ đối với rủi ro của các nông hộ trồng bắp lai trên địa bàn nghiên cứu. Charness (2013) cho rằng phương pháp Eckel và Grossman được thiết kế rõ ràng và đơn giản để khám phá thái độ đối với rủi ro của cá nhân. Dave và cộng sự (2010) cũng đã chứng minh rằng phương pháp này khá tin cậy trong đo lường sở thích đối với rủi ro của cá nhân và ít phức tạp hơn so với các phương pháp khác, đặc biệt phù hợp với những người tham gia trả lời khảo sát có khả năng tính toán thấp. 6
  10. 2.1.2 Hiệu quả kinh tế và phương pháp đo lường hiệu quả kinh tế 2.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế Farrell (1957) cho rằng hiệu quả sản xuất được tạo thành bởi ba thành phần: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối (hay hiệu quả giá) và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định. Hiệu quả phân phối: là khả năng lựa chọn được một lượng đầu vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên (marginal revenue product) của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó. Hiệu quả kinh tế hay hiệu quả tổng cộng là tích của hiệu quả kỹ thuật và phân phối. EEi = TEi  AEi. Trong đó: EEi, TEi và AEi lần luợt là mức hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và phân phối của nhà sản xuất thứ i. 2.1.2.2 Phương pháp đo lường hiệu quả kinh tế Việc ước lượng hiệu quả kinh tế trong sản xuất thường được thực hiện bằng hai phương pháp phổ biến: Thứ nhất: Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) là phương pháp ước lượng phi tham số. Thứ hai: Phương pháp ước lượng tham số. Trong đó, phương pháp tham số có ưu điểm là có thể ước tính ảnh hưởng biên của từng yếu tố đầu vào và ngoại sinh đến đầu ra, nó không cần phải sử dụng mô hình hồi quy phụ trợ như đối với phương pháp phi tham số (Chen và cộng sự, 2015). Đặc biệt, phương pháp biên ngẫu nhiên phân tách được sai số ngẫu nhiên và sai số do kém hiệu quả. Cho nên, phương pháp này không xem mọi khoảng cách từ các đơn vị sản xuất tới đường biên là hoàn toàn do sự kém hiệu quả, điều này giúp ước lượng hiệu quả xác thực hơn (Bezat, 2009). Ngoài ra, phương pháp này còn cho phép kiểm tra thống kê các giả thuyết liên quan đến cấu trúc sản xuất và mức độ kém hiệu quả (Sharma và cộng sự, 1999). Coelli (1995) cũng cho rằng phương pháp biên ngẫu nhiên được khuyến nghị nên sử dụng trong các nghiên cứu hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp, bởi vì lỗi đo lường, thiếu biến và đặc biệt là các yếu tố ngẫu nhiên như: thời tiết, thị trường, ... là phổ biến và có ảnh hưởng lớn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính vì thế, tác giả nhận thấy sử dụng phương pháp ước lượng tham số sẽ phù hợp hơn trong việc ước lượng hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất bắp lai trên địa bàn nghiên cứu. 7
  11. 2.1.3 Thái độ rủi ro với việc sử dụng đầu vào và hiệu quả sản xuất 2.1.3.1 Thái độ đối với rủi ro và lựa chọn đầu vào Picazo‐Tadeo và cộng sự (2011) cho rằng sự lựa chọn đầu vào sẽ bị ảnh hưởng bởi thái độ đối với rủi ro của nhà sản xuất. Đặc biệt, thái độ rủi ro có tác động đến vấn đề phân bổ nguồn lực hiệu quả (Wolgin, 1975). Kumbhakar (2002) còn nhận định thái độ đối với rủi ro có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định việc phân bổ sử dụng đầu vào, cũng như cung ứng đầu ra. Nhiều nghiên cứu khác cũng nhận định bản chất sợ rủi ro của nông dân có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng đầu vào (Antle, 1987; Ghadim và cộng sự, 2005; Paulson và Babcock 2010; Dercon và Christiaensen 2012). Loehman và Nelson (1992) cho rằng, cách sử dụng các đầu vào tối ưu sẽ bị ảnh hưởng bởi sự khác nhau về thái độ đối với rủi ro của mỗi cá nhân. Nmadu và cộng sự (2012) cho rằng nông dân có thái độ sợ rủi ro có hành vi sử dụng các yếu tố đầu vào như: lượng phân bón và giống thấp hơn mức yêu cầu có thể mang lại lợi nhuận tối đa kỳ vọng. Nông dân có thái độ sợ rủi ro sẽ chọn ít đầu vào hơn trong quá trình đánh đổi thu nhập cao hơn, để thu nhập chênh lệch thấp hơn, nhằm tối đa hóa hữu dụng của lợi nhuận trong các điều kiện rủi ro (Sandmo, 1971; Anderson và cộng sự, 1977). Đặc biệt, Ellis (1993) đã xây dựng mô hình lý thuyết biểu diễn cho mối quan hệ về mức sử dụng yếu tố đầu vào trong điều kiện có tác động của rủi ro, cụ thể như Hình 2.1 bên dưới. a f TVP TVP1 TC c g b d h TC E (TVP) e i j TVP2 X2 XE X1 Hình 2.1 Quyết định sản xuất trong điều kiện rủi ro Nguồn: Ellis (1993) 8
  12. Trong đó: TVP1 biểu diễn tổng giá trị sản phẩm tương ứng với lượng đầu vào trong điều kiện thời tiết tốt. Ngược lại, TVP2 biểu diễn tổng giá trị sản phẩm tương ứng với đầu vào trong điều kiện thời tiết xấu. E(TVP) biểu diễn kỳ vọng tổng giá trị sản phẩm ứng với xác suất chủ quan của nông dân về khả năng xảy ra mùa "tốt" và "xấu. P1 và P2 là xác suất chủ quan gắn với sự xuất hiện của các sự kiện "tốt" và "xấu". Đường tổng chi phí (Total cost -TC) cho thấy sự gia tăng tổng chi phí sản xuất. X1, XE và X2 thể hiện ba mức đầu vào được sử dụng khác nhau tương ứng với thái độ đối với rủi ro khác nhau. Cá nhân quyết định sử dụng mức đầu vào tại X2, khi gặp điều kiện "tốt" sẽ thu được khoản lợi nhuận là đoạn ce. Ngược lại, nếu gặp điều kiện "xấu" nông hộ thu được một khoản lợi nhuận rất nhỏ là đoạn de. Cá nhân quyết định chọn tại X2 cho thấy là người có thái độ sợ rủi ro, bởi vì người này thích chọn lựa chọn mang đến kết quả an toàn. Cá nhân có thái độ thích rủi ro sẽ sử dụng đầu vào tại X1, nếu gặp phải điều kiện "tốt" sẽ thu được khoản lợi nhuận là đoạn ab. Ngược lại, nếu gặp điều kiện "xấu", cá nhân sẽ phải tổn thất là đoạn bj. Điều này cho thấy cá nhân thích có cơ hội có lợi nhuận lớn nhất, mặc dù cũng biết rằng cũng sẽ có khả năng thua lỗ đoạn bj khi gặp điều kiện “xấu” xảy ra. Còn cá nhân có thái độ trung lập/bàng quang với rủi ro sẽ quyết định sử dụng đầu vào tại XE, do việc lựa chọn vị trí này mang lại kết quả bằng với kết quả trung bình của điều kiện"tốt" và "xấu". 2.1.3.2 Thái độ đối với rủi ro và các quyết định khác trong sản xuất Bên cạnh việc nghiên cứu về sự ảnh hưởng của thái độ đối với rủi ro đến hành vi sử dụng đầu vào, nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đã nghiên cứu về ảnh hưởng của thái độ rủi ro đến các quyết định khác trong sản xuất như: Oparinde và cộng sự (2018) cho rằng nông dân sợ rủi ro thường ít sẵn sàng chấp nhận các hoạt động đầu tư công nghệ cho một phương án sản xuất có nguy cơ thất bại cao (tức rủi ro cao), mặc dù họ biết rằng kết quả mang lại có thể cao hơn so với các công nghệ truyền thống. Heltberg và Tarp (2002) cho rằng rủi ro còn có ảnh hưởng quyết định thị trường của nông dân. Gine và Yang (2009) nhận định rằng thái độ rủi ro có ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng và bảo hiểm của nông dân. Wale và Yalew (2007) cũng nhận thấy thái độ rủi ro có ảnh hưởng đối với việc lựa chọn các giống cây trồng của nông dân. Qua mô hình lý thuyết về mối quan hệ của thái độ đối với rủi ro và việc sử dụng đầu vào tối ưu của Ellis (1993), đặc biệt, các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của thái độ rủi ro đến hành vi sử dụng đầu vào và các hành vi khác trong sản xuất. Điều này cho thấy thái độ đối với rủi ro của nông hộ cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, do đó tác giả có cơ sở cho việc đặt giả thuyết 9
  13. về ảnh hưởng của thái độ rủi ro đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu. 2.1.4 Kiểm định việc sử dụng đầu vào tối ưu Trên nền tảng mô hình lý thuyết của Ellis (1993) và các nghiên cứu liên quan về mối quan hệ giữa thái độ đối với rủi ro và lượng đầu vào được sử dụng trong sản xuất, việc kiểm định sử dụng đầu vào tối ưu có thể được thực hiện. Theo đó, lượng đầu vào tối ưu được xác định tại nơi mà năng suất biên của từng yếu tố đầu vào bằng với tỷ giá đầu vào và giá đầu ra của từng yếu tố đầu vào đó. Từ hàm sản xuất dưới dạng Cobb-Douglas được logarit hóa 02 vế, có dạng: ln Qi   0  1 ln X 1   2 ln X 2  ...   n ln X n   i (2.1) Lấy đạo hàm riêng theo yếu tố đầu vào, chẳng hạn X1, ta được:  ln Q  1  ln X 1  ln Q Q / Q Ta có: tương đương với  ln X 1 X 1 / X 1 Q / Q Q Q Nên  1   1  (2.2) X 1 / X 1 X 1 X1 Q chính là năng suất biên của yếu tố đầu vào X1 ( MPX1 ) nên ta có: X 1 Q MPX1   1  (2.3) X1 Theo điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong sử dụng yếu tố đầu vào, ta có: MVP =MFC. Do đó, trong trường hợp này sẽ là: MPX1 * PQ  PX1  MVPX 1 =1 (2.4) PX 1 Thế (2.3) vào phương trình (2.4) ta được:  Q   PQ   1   1 (2.5)  X 1   PX1  10
  14.  Q  P  Ellis (1993) gọi  1     Q   k là tỉ số hiệu quả phân phối. Theo  X 1   PX  1 điều kiện tối ưu, khi k > 1 thì nông hộ sử dụng yếu tố đầu vào X1 thấp hơn mức đầu vào tối ưu. Còn nếu k < 1 sử dụng yếu tố đầu vào X1 nhiều hơn mức đầu vào tối ưu. Như vậy, việc kiểm định mức đầu vào tối ưu của nông hộ có thể được thực hiện dựa trên việc so sánh giá trị k với 1. 2.1.5 Mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa thái độ đối với rủi ro và hiệu quả kinh tế Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa thái độ đối với rủi ro và mức đầu vào tối ưu, tác giả thiết lập mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa thái độ đối với rủi ro và hiệu quả kinh tế. Giả sử xem xét một hoạt động sản xuất mang lợi nhuận  , với p là giá đầu ra, y là sản lượng đầu ra là dạng hàm sản xuất, trong đó x là lượng đầu vào cùng với giá là p x , z thể hiện cho yếu tố cố định trong hàm sản xuất. Còn  là sai số hỗn hợp hai thành phần (bao gồm u và v ). Hàm lợi nhuận có thể được viết dưới dạng   p. y ( x; z; )  p x .x (2.6) Mô hình tối đa hóa hữu dụng được sử dụng để nghiên cứu rủi ro, bởi được giả định cá nhân tối đa hóa độ thỏa dụng kỳ vọng với giá trị nhận được. Do đó, hàm hữu dụng kỳ vọng tương ứng với hàm lợi nhuận trên, có dạng: EU  ( x; z; )   EU ( p. y( x; z; )  p x .x) (2.7) Giả sử r thể hiện cho đặc điểm thái độ e ngại đối với rủi ro của cá nhân và được giả định  r  0 . Điều này có ý nghĩa khi nông hộ có thái độ càng e sợ rủi ro thì lợi nhuận thu được sẽ giảm do nông hộ sợ rủi ro sử dụng đầu vào thấp hơn mức tối ưu về mặt kinh tế (Ellis, 1993). Vì vậy, r làm hàm số theo x , r x  và có đặc điểm r x  0 . Khi đó, hàm hữu dụng của cá nhân này, được viết lại thành:   EU  *  EU  x; z; (h)   r x  (2.8) trong đó,  * là lợi nhuận cá nhân nhận được trong điều kiện có ảnh hưởng của thái độ e ngại rủi ro của cá nhân Hoặc: EU  *   EU  * x; z; (h, r  Theo điều kiện tối đa hóa lợi nhuận. Hàm lợi nhuận chuẩn hóa có dạng: 11
  15.  **   ** ( p * ; z; (h, r ) (2.9) * Trong đó:  ( ** ) là lợi nhuận chuẩn hóa, p * ( p x p y ) là giá đầu vào py chuẩn hóa và z thể hiện cho yếu tố cố định. Khi đó, hàm hữu dụng chuẩn hóa của cá nhân có dạng EU ( ** )  EU ( ** ( p * ; z;  (h, r )) (2.10) Theo von Neumann và Morgenstern (1944) đã chứng minh rằng một cá nhân luôn muốn tối đa hóa hữu dụng kỳ vọng       Max EU  **  Max U  ** p * ; z;  (h, r .d **   (2.11) Nông dân sợ rủi ro sẽ có độ hữu dụng với khoản chắc chắn tương đương (U(CE)) bằng với độ thỏa dụng kỳ vọng của phương án rủi ro (EU), tức là:    U CE  ** = EU  **   (2.12) Trở lại với mô hình hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên có dạng như sau:  i **   ** ( pik* ; z ik ). exp i  (2.13)  là sai số hỗn hợp (phần dư của mô hình) có thể nhận một số hình thức, tùy thuộc vào khung phân tích của một nghiên cứu (Jaenicke và Larson, 2001). i (h, r )  i (h, r )  ui (h, r ) (2.14) trong đó,  i là phần sai số đối xứng, biểu diễn tác động của những yếu tố ngẫu nhiên, có phân phối chuẩn với giá trị kỳ vọng là 0 và phương sai 2 (v ~ N (0,2 )) . Còn u i là phần sai số một đuôi, biểu diễn phần phi hiệu quả được tính từ chênh lệch giữa mức lợi nhuận thực tế (  i ) và giá trị lợi nhuận tối đa có thể  i*Max  ** * được cho bởi hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên có dạng trên. Nếu u i > 0, hoạt động sản xuất của hộ nằm dưới đường biên (frontier) và hiệu số giữa  i và  i Max ** ** là phần phi hiệu quả, và ui càng lớn, hiệu quả kinh tế đạt được càng thấp (Coelli và cộng sự, 2005). Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kinh tế, u được hồi quy với các yếu tố giải thích của nó. Hàm phi hiệu quả kinh tế có dạng ui (h, r )   hik   ril   i (2.15) 12
  16. trong đó: hik thể hiện cho các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kinh tế thuộc nhóm các yếu tố về đặc điểm: tuổi; giới tính; học vấn; kinh nghiệm sản xuất; số khẩu; ...) và ril thể hiện cho nhóm yếu tố đặc điểm thái độ đối với rủi ro (bao gồm: không sợ rủi ro, sợ rủi ro trung bình và rất e sợ rủi ro) của nông hộ. Do đó, biến đặc điểm thái độ đối với rủi ro của nông hộ được xem như biến ngoại sinh trong mô hình hàm phi hiệu quả (Jirgi, 2013; Yeager và Langemeier, 2017; Haneishi và cộng sự, 2014). Còn  i là giá trị sai số thể hiện những yếu tố ngoài mô hình hay là phần nhiễu ngẫu nhiên. 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1.1 Số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận án được thu thập từ niên giám thống kê, các báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên môn, … Ngoài ra, luận án còn sử dụng số liệu từ các nghiên cứu trước đây có liên quan đã được công bố. 2.3.1.2 Số liệu sơ cấp Hoạt động sản xuất bắp lai ở vùng ĐBSCL có đặc thù sản xuất không phân tán như các loại cây trồng khác, mà phân bố tập trung từng địa phương trong vùng. Chính vì thế tác giả chọn 03 tỉnh có diện tích sản xuất bắp lai lớn của vùng để khảo sát, gồm Đồng Tháp, An Giang và Trà Vinh. Các tỉnh này còn đại diện cho 02 vùng sinh thái khác nhau của ĐBSCL. Đồng Tháp và An Giang là các tỉnh đại diện cho lưu vực đầu nguồn sông Cửu Long và có cùng chung đặc điểm là sản xuất trên nền đất phù sa, loại đất rất thích hợp cho cây bắp. Còn Trà Vinh là địa phương đại diện cho lưu vực hạ nguồn sông Cửu Long và có đặc điểm sản xuất trên nền đất giồng cát. Trong mỗi tỉnh, tác giả chọn ra huyện có diện tích sản xuất lớn và tập trung của tỉnh, và tại mỗi huyện tác giả chọn ngẫu nhiên từ 2-3 xã trong số các xã có sản xuất bắp lai trên địa bàn huyện để thực hiện khảo sát. Hộ khảo sát được chọn ngẫu nhiên từ danh sách các hộ trồng bắp lai trên địa bàn xã do Ủy ban nhân dân các xã cung cấp. Kết quả khảo sát được 256 nông hộ, trong đó tỉnh An Giang có 122 hộ; Đồng Tháp có 71 hộ và tỉnh Trà Vinh có 63 hộ. 2.3.2 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu 2.3.2.1 Phương pháp đo lường thái độ đối với rủi ro Như đã trình bày ở trên, nghiên cứu này chọn phương pháp thực nghiệm theo phương pháp Eckel và Grossman là phương pháp đo lường thái độ đối với rủi ro của các nông hộ trồng bắp lai ở ĐBSCL. 13
  17. Để đo lường thái độ đối với rủi ro của mỗi nông hộ, nghiên cứu lựa chọn người có vai trò trực tiếp quyết định và tham gia hoạt động sản xuất bắp lai của nông hộ để khảo sát. Việc khảo sát thái độ đối với rủi ro của nông hộ bằng trò chơi thực nghiệm được thực hiện trên từng cá nhân riêng lẻ. Mỗi người sẽ được yêu cầu chơi lần lượt qua 03 trò chơi lựa chọn xổ số (có tính chất may rủi). Trong đó, trò chơi 1 và 3 có giá trị thanh toán trả thưởng là giả định. Còn trò chơi 2 có giá trị thanh toán trả thưởng là tiền thật, kết quả trả thưởng sẽ tùy thuộc vào quyết định lựa chọn của người chơi và kết quả xổ số (bằng hình thức tung đồng xu). Việc kết hợp nhiều trò chơi nhằm mong muốn đo lường thái độ đối với rủi ro của người chơi được xác thực hơn, thông qua đối chiếu kết quả giữa các trò chơi. Ngoài ra, để đảm bảo người chơi hiểu về bản chất của các trò chơi. Trước tiên, điều tra viên sẽ giải thích để người chơi hiểu rõ về bản chất của các trò chơi. Kết quả quyết định lựa chọn cuối cùng của người chơi ở mỗi trò chơi chỉ được ghi nhận khi người chơi giải hợp lý về lý do quyết định lựa chọn của họ (Barry, 2014). Cách thức tổ chức từng trò chơi 1, 2 và 3 cụ thể được trình bày bên dưới. Trò chơi 1: Mục đích của trò chơi nhằm giúp nhận diện ban đầu về đặc điểm thái độ đối với rủi ro của người chơi. Bên cạnh đó, trò chơi 1 còn nhằm kiểm tra sự hiểu biết của người chơi về trò chơi, để phát hiện ra những người tham gia trò chơi quyết định thiếu cân nhắc làm ảnh hưởng đến kết quả đo lường thái độ đối với rủi ro. Cách tổ chức trò chơi được trình bày như sau: Nông hộ được yêu cầu phải trả lời tất cả lần lượt qua 07 câu hỏi. Sau khi trả lời xong câu hỏi, người chơi sẽ được quyền lựa chọn phần thưởng cho mình là phần thưởng “A” hoặc phần thưởng “B” tương ứng với câu hỏi vừa trả lời. Nếu chọn phần thưởng “A”, người chơi sẽ nhận được nhận ngay giá trị thưởng, đây là phần thưởng chắc chắn (không có rủi ro). Còn chọn phần thưởng “B” thì kết quả nhận thưởng sẽ được xác định thông qua kết quả tung đồng xu (hai mặt (hình và số)), nếu đồng xu xuất hiện mặt số thì người chơi được nhận được 100 nghìn đồng, còn xuất hiện mặt hình thì sẽ không được nhận thưởng, đây là phần thưởng có rủi ro nhưng lựa chọn này có cơ hội mang lại giá trị nhận thưởng cao hơn cho người chơi. Tiếp tục qua lần lượt từng câu hỏi, khi người chơi đưa ra quyết định lựa chọn phần thưởng “B” tại câu trả lời thứ mấy thì đồng nghĩa điểm chuyển được xác định tại câu hỏi đó và trò chơi 1 sẽ dừng chơi tại đây. Phỏng vấn viên quan sát xác định người chơi đưa ra quyết định chuyển từ lựa chọn “A” sang “B” ở câu hỏi đó và đánh dấu “x” vào cột điểm chuyển. Sau đó, chuyển tiếp sang trò chơi thứ 2. Bảng 2.1 bên dưới trình bày các câu hỏi và phần thưởng giả định trong trò chơi 1. 14
  18. Bảng 2.1 Các lựa chọn xác định thái độ đối với rủi ro Đơn vị: ngàn đồng Phần Phần thưởng B Điểm Câu hỏi thưởng Xác suất: 50 – 50 chuyển A Mặt số Mặt hình 1*: Sinh năm nào? 100 100 0 1* Trả lời câu hỏi 2: Trình độ học vấn? 90 100 0 2 Trả lời câu hỏi 3: Số năm kinh nghiệm? 70 100 0 3 Trả lời câu hỏi 4: Diện tích sản xuất? 55 100 0 4 Trả lời câu hỏi 5: Năng suất đạt được? 25 100 0 5 Trả lời câu hỏi 6: Bán sản phẩm cho ai? 15 100 0 6 Trả lời câu hỏi 7: Giá cả vụ vừa rồi? 05 100 0 7 Nguồn: Tác giả thiết lập Đặc điểm trò chơi: Câu hỏi 1 được thiết kế nhằm đánh giá sự hiểu biết của người chơi đối với bản chất trò chơi. Các điểm chuyển tương ứng từ câu hỏi thứ 2 đến 7 thể hiện thái độ e sợ đối với rủi ro của nông hộ tăng lên. Trò chơi 2: Trò chơi 2 là trò chơi quan trọng nhất, nhằm xác định “thái độ đối với rủi ro” của người chơi, là trò chơi lựa chọn xổ số có giá trị thanh toán thật, xác suất thanh toán của mỗi lựa chọn là như nhau (xác suất may rủi, 50 - 50). Thái độ đối với rủi ro của người chơi được thể hiện qua hành vi quyết định lựa chọn của họ trong các lựa chọn của trò chơi được thiết kế có mức rủi ro khác nhau. Cách tổ chức trò chơi được trình bày như sau:Những người tham gia sẽ được yêu cầu chọn một trong sáu lựa chọn trong Bảng 2.2 Người chơi sẽ nhận được phần thưởng thực tế được xác định bằng cách tung đồng xu với xác suất 50 - 50 (xác suất 50% mỗi tùy chọn). Giá trị nhận thưởng cơ sở được thiết kế là 50.000 đồng, giá trị này cao gấp 2,2 lần thu nhập của 1 giờ lao động thuê và gấp gần 2 lần lợi nhuận của 1 giờ lao động gia đình tham gia sản xuất bắp lai. Điều này nhằm thu hút được sự quan tâm và suy nghĩ của người chơi trong việc đưa ra quyết định trong trò chơi. Trò chơi được thiết kế nhằm tránh cho người chơi bị lỗ (giá trị nhận được thấp nhất bằng 0), để nhằm tránh việc nông hộ luôn luôn chọn giải pháp an toàn. Người chơi được yêu cầu chỉ chọn 01 trong 06 lựa chọn. Tùy theo lựa chọn của người chơi, người chơi sẽ nhận được phần thưởng thật sự. Giá trị nhận thưởng của người chơi nhận được xác định qua kết quả tung đồng xu, với xác suất 50 – 50. 15
  19. Bảng 2.2 Các lựa chọn xác định hệ số rủi ro Đơn vị: ngàn đồng Lựa chọn Mặt hình Mặt số Giá trị kỳ vọng Độ lệch chuẩn A 50 50 50,0 0 B 45 60 52,5 7,5 C 35 90 62,5 27,5 D 20 125 72,5 52,5 E 10 140 75,0 65,0 F 00 150 75,0 75,0 Nguồn: Tác giả thiết lập Đặc điểm trò chơi: Lựa chọn 01 được thiết kế là lựa chọn an toàn nhất, độ lệch chuẩn của phần thưởng bằng 0. Các lựa chọn từ thứ B-E được thiết kế có giá trị kỳ vọng của phần thưởng tăng tuyến tính với rủi ro, nhưng độ lệch chuẩn cũng tăng theo. Lựa chọn F được thiết kế có giá trị kỳ vọng bằng với lựa chọn E nhưng có độ lệch chuẩn cao hơn, thể hiện cho lựa chọn có rủi ro nhất trong các lựa chọn của trò chơi này. Hệ số thái độ đối với rủi ro cho mỗi lựa chọn trong trò chơi được xác định trên cơ sở hàm hữu dụng rủi ro từng phần không đổi (constant partial risk assumption -CPRA). Hàm có dạng: U  X   1  r X (1r ) (2.16) với r tương ứng với hệ số thái độ rủi ro và X tương ứng với mức thu nhập của sự chắc chắn tương đương kỳ vọng. Hệ số thái độ đối với rủi ro của từng người chơi được xác định thông qua giải phương trình về sự bàng quan về hữu dụng kỳ vọng giữa hai phương án lựa chọn kế cận nhau. Trò chơi 03: Nhằm xem xét “thái độ đối với rủi ro” của người chơi trong điều kiện “giá trị nhận thưởng tăng lên” có thay đổi hay không. Nghiên cứu này tực hiện trò chơi thực nghiệm 3. Kết quả của thực nghiệm 3 làm cơ sở để đối chiếu với kết quả thực nghiệm 2, nhằm củng cố thêm sự tin cậy cho phương pháp đo lường “thái độ đối với rủi ro” của người chơi ở qua trò chơi thực nghiệm 2. Cách tổ chức trò chơi tương tự như trò chơi 2, các lựa chọn trong trò chơi này được trình bày trong Bảng 2.3. Bảng 2.3 Các lựa chọn với giá trị nhận thưởng tăng lên Đơn vị: ngàn đồng Lựa chọn Mặt hình Mặt số Giá trị kỳ vọng Độ lệch chuẩn A 100 100 100 0 B 80 120 100 20 C 70 140 105 35 D 30 200 115 85 E 10 240 125 115 F 00 250 125 125 Nguồn: Tác giả thiết lập 16
  20. 2.3.2.2 Kiểm định sử dụng đầu vào so với mức tối ưu Việc kiểm định mức đầu vào tối ưu của nông hộ dựa trên điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong sử dụng yếu tố đầu vào. Theo đó, năng suất biên của từng yếu tố đầu vào bằng với tỷ giá giữa đầu vào của từng yếu tố vào đó và giá đầu ra hay tỷ số hiệu quả phân phối k = 1. Để thực hiện kiểm định này, trước tiên, tác giả ước lượng hàm sản xuất dưới dạng hàm Cobb-Douglas được logarit hóa, hàm sản xuất thực nghiệm có dạng: 7 2 7 ln Qi   0    k ln X ki    j R ji    h ln X ki *R ji   i (2.17) k 1 j 1 h 1 Trong đó: Qi: Sản lượng sản phẩm đầu ra trên tổng diện tích sản xuất (kg). α0 : Hệ số chặn của hàm sản xuất.  k ,  j ,  h : là các tập hợp các tham số cần được ước lượng. Xki: là lượng các yếu tố đầu vào trên tổng diện tích sản xuất, đơn vị tính (kg) Rji: là tập hợp các biến giả thể hiện các thái độ đối với rủi ro của nông hộ (Sợ rủi ro trung bình và Rất sợ rủi ro). Xki*Rji: là các biến tương tác của lượng từng yếu tố đầu vào và các biến giả chỉ thái độ đối với rủi ro. Từ kết quả ước lượng hàm sản xuất (2.17), tác giả xác định được các hệ số  k (k  1,2,...7) . Trên cơ sở lý thuyết về điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong  Q  P  sử dụng đầu vào (MVP=MFC), ta có: k k   k     Q  = 1, đây là tỉ số  X k   PX  k hiệu quả phân phối của yếu tố đầu vào thứ k. Khi kk >1 thì nông hộ sử dụng yếu tố đầu vào Xk thấp hơn mức đầu vào tối ưu. Còn nếu kk
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2