intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác định khoảng trống nghiên cứu và xác lập vấn đề nghiên cứu trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến phân tích HQTC trong các NHTM; Nhận diện về hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM; Xác định nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở VN và xây dựng mô hình nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH HUỲNH THỊ THANH TRÚC PHÂN TÍCH NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NHTM NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 9.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại Học viện Tài chính Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nghiêm Thị Thà 2. GS.TS. Nguyễn Văn Công Phản biện 1: .......................................................... ......................................................... Phản biện 2: .......................................................... ......................................................... Phản biện 3: .......................................................... ......................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Tài chính Vào hồi...... giờ..... ngày....... tháng..... năm 20..... Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Tài chính
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Huỳnh Thị Thanh Trúc
  4. 1 Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á 2009. Trong đó, các NHTM (ngân hàng thương mại) Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa khu vực tiết kiệm và khu vực đầu tư của nên kinh tế. Cùng với quá trình phát triển đó, cùng với hội nhập kinh tế quốc tế, các sản phẩm ngân hàng cũng ngày càng đa dạng và nâng cao chất lượng hơn đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi số và trong thời đại của Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Bên cạnh những cơ hội và thành quả đạt được thì ngành ngân hàng cũng đang gặp nhiều thách thức trước xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo). Để đối mặt với sức ép cạnh tranh, mỗi ngân hàng sẽ tự thích nghi và tạo ra lợi nhuận và tăng trưởng bền vững. Lợi nhuận được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động. Hiệu quả hoạt động được đo lường và đánh giá thông qua 2 nhóm chỉ tiêu đó là hiệu quả tài chính (HQTC) và hiệu quả phi tài chính (xã hội, môi trường ...). Như vậy, HQTC trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại, phát triển bền vững của mỗi NHTM trong bối cảnh môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam, hiện nay có 31 NHTM cổ phần trong nước. Trong đó có 19 NHTM cổ phần trong nước niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam tính đến 31/12/2023. Từ thực trạng trên, vấn đề nghiên cứu về HQTC của NHTM niêm yết đã và đang trở nên cấp thiết. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: "Phân tích các nhân tố tác động đến HQTC của các NHTM niêm yết ở Việt Nam" làm luận án tiến sĩ của mình. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến HQTC tại các NHTM niêm yết ở Việt Nam, cung cấp cơ sở thực nghiệm cho các giải pháp nâng cao HQTC của các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.2. Tổng quan nghiên cứu 2.1 Các công trình nghiên cứu về HQTC của các NHTM Các nghiên cứu về HQTC được thực hiện như một phần của hiệu quả hoạt động hay hiệu quả kinh doanh như Muhammad Bilal & Hanudin Amin (2015), Ekinci, R., & Poyraz, G. (2019), Alfadli & Rjoub (2020), Yahaya và cộng sự (2022), Bandyopadhyay (2022) được thực hiện ở các nước như Pakistan, Ấn Độ, Vùng Vịnh, Ai Cập, các nước Châu Phi cận Sahara: Nigeria, Ghana, Nam Phi, Zambia, Kenya và Tanzania Ở Việt Nam có tác giả Nguyễn Việt Hùng (2008), Hoàng Ngọc Tiến et al. (2020), , Bùi Thị Thu Hằng (2022) … Nhìn chung các nghiên cứu về HQTC được thực hiện khá nhiều ở các nước… Riêng ở Việt Nam, nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh hay hiệu quả hoạt động bao gồm HQTC và hiệu quả phi tài chính. HQTC được đo lường thông qua các thước đo thị trường và thước đo kế toán qua tiêu chí ROA, ROE, NIM, PBT, CRAR (vốn tự có) và MVE/NW (tỷ lệ giữa giá trị thị
  5. 2 trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị ròng) …. 2.2. Các công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến HQTC của các NHTM Có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến các nhân tố tác động đến HQTC (được xem xét dựa trên hiệu quả hoạt động) của các NHTM đã được thực hiện rất nhiều, có thể kể đến như sau: Gupta & Mahakud (2020), Alfadli & Rjoub (2020), Yahaya và cộng sự (2022), Bandyopadhyay (2022), Isayas (2022) được thực hiện ở các quốc gia như Ấn Độ, Ethiopia, Vùng Vịnh, các quốc gia ở châu Phi cận Sahara: Nigeria, Ghana, Nam Phi, Zambia, Kenya và Tanzania … Trong khi đó, tại Việt Nam cũng có nguyễn Việt Hùng (2008), Trần Hoàng Ngân và cộng sự (2016), Bùi Thị Thu Hằng (2022)… Nhìn chung, các nghiên cứu trước đã ghi nhận nhiều nhân tố tác động đến HQTC như: quy mô ban điều hành, sự đa dạng giới tính của hội đồng quản trị, hoạt động hội đồng quản trị, cơ chế quản trị doanh nghiệp, năng lực quản lý, sự thay đổi giám đốc điều hành, tỷ lệ vốn nhà nước, quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán nhanh, tỷ suất lợi nhuận ròng (NPM), tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DER), quy mô công ty (FS), tốc độ tăng trưởng doanh thu, rủi ro tài chính và tốc độ tăng trưởng kinh tế. 2.3. Xác lập vấn đề nghiên cứu Từ kết quả phân tích các nghiên cứu có liên quan, tác giả nhận thấy các khoảng trống nghiên cứu như sau: Một là hầu hết các nghiên cứu trước đây khi đề cập đến HQTC trong các NHTM thường không phân loại các nhân tố tác động đsen HQTC theo đặc điểm của nhân tố mà chỉ dựa vào quan hệ của các biến trong mô hình. Trong luận án này, bên cạnh việc xác định các mối quan hệ giữa các biến trong mô hình với nhau thì tác giả còn phân chia các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính thành ba nhóm: (i) đặc điểm cụ thể của ngân hàng, (ii) đặc điểm ngành và (iii) môi trường vĩ mô. Hai là, các nghiên cứu này được thực hiện tại các nước phát triển, chưa có nghiên cứu chính thức về HQTC các NHTM dưới dạng luận án tại Việt Nam, mà chỉ có các nghiên cứu dưới dạng bài báo hay bài đăng tạp chí chuyên môn. Ba là thời gian nghiên cứu của các nghiên cứu là các năm trước, không là giai đoạn gần nhất 2012 - 2023. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận án là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính trong các NHTM Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: - Xác định khoảng trống nghiên cứu và xác lập vấn đề nghiên cứu trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến phân tích HQTC trong các NHTM. - Nhận diện về HQTC và các nhân tố tác động đến HQTC của các NHTM. - Xác định nhân tố tác động đến HQTC của các NHTM niêm yết ở VN và xây dựng mô hình nghiên cứu.
  6. 3 - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến HQTC của các NHTM niêm yết ở Việt Nam. - Chỉ rõ các căn cứ để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao HQTC của NHTM niêm yết ở Việt Nam. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi tổng quát: Những giải pháp thích hợp nào cần áp dụng để nâng cao hiệu quả tài chính trong các NHTM niêm yết Việt Nam? Câu hỏi chi tiết: - Khoảng trống trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong các NHTM là gì? - Nội dung và chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính trong các NHTM? - Hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở VN chịu tác động chủ yếu bởi những nhân tố nào? Mức độ ảnh hưởng và xu hướng tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam? - Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính NHTM niêm yết ở Việt Nam được đề xuất được căn cứ vào những cơ sở nào? 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là phân tích các nhân tố tác động đến HQTC của các NHTM. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận án hướng tới việc phân tích tác động của các nhân tố đến HQTC của các NHTM niêm yết ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao HQTC trong các ngân hàng. - Phạm vi về không gian nghiên cứu: luận án giới hạn nghiên cứu HQTC 19 NHTM niêm yết ở Việt Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Nguồn dữ liệu nghiên cứu các nhân tố tác động đến HQTC là nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 19 NHTM đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 12 năm từ (2012 – 2023), bao gồm 02 sàn HoSE, HNX. Dữ liệu được thu thập là dữ liệu bảng. 6.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Các phương pháp phân loại, thống kê, đối chiếu, so sánh, phân tích tổng hợp được sử dụng đối với các nghiên cứu trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra khoảng trống nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu. Đối với dữ liệu bảng, việc phân tích được thực hiện bằng phần mềm Stata 17. Số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 19 NHTM. Các chỉ tiêu được kiểm tra, xử lý để tính toán theo các giả thuyết đã được nêu trên. Sau đó, tác giả phân tích số liệu dựa trên kết quả của phần mền Stata. Phương pháp này được sử dụng nhằm lượng hóa mối quan hệ giữa biến
  7. 4 phụ thuộc, HQTC của các NHTM niêm yết ở Việt Nam, với hệ thống các biến độc lập bằng việc sử dụng mô hình hồi quy logit trên mẫu dữ liệu nghiên cứu trong khoảng thời gian 12 năm từ năm 2012 đến năm 2023. Phương pháp này được sử dụng để kiểm định kết quả được đưa ra về HQTC của các NHTM niêm yết ở Việt Nam. 1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học của luận án: Về mặt khoa học, luận án có các ý nghĩa chủ yếu sau: - Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về HQTC của các NHTM cùng các nhân tố tác động. - Luận án đã tổng quan các nghiên cứu liên quan đến HQTC và các nhân tố tác động đến HQTC các NHTM. - Luận án chỉ rõ khoảng trống nghiên cứu về HQTC trong các NHTM và các nhân tố ảnh hưởng. Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Về mặt thực tiễn, luận án có các ý nghĩa chủ yếu sau: - Đánh giá HQTC của các NHTM niêm yết ở VN trong giai đoạn từ năm 2012 – 2023 và cung cấp các thông tin liên quan. - Chỉ rõ xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố đến HQTC của các NHTM Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp tối ưu hóa về chi phí, tăng cường hiệu quả hoạt động, quản lý rủi ro và tăng cường khả năng thu hút vốn sẽ giúp ngân hàng tăng cường sức cạnh tranh. 1.8. Kết cấu của luận án Ngoài mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục hình, danh mục chữ viết tắt, danh mục công trình công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương 2: Lý luận cơ bản về HQTC của các NHTM Chương 3: Mô hình và dữ liệu nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu, giải pháp, khuyến nghị và kết luận. Chương 2 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTM 2.1. Tổng quan về HQTC của NHTM 2.1. HQTC của NHTM Có nhiều nghiên cứu và quan điểm, khái niệm về HQTC. HQTC là một biện pháp đo lường hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, HQTC là khả năng quản lý và kiểm soát. Trong phạm vi nghiên cứu này, HQTC được nghiên cứu như một phần của hiệu quả hoạt động. HQTC của NHTM phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu. HQTC được xét trên 03 góc độ đó là tỷ suất sinh lợi của tài sản, tỷ suất sinh
  8. 5 lợi của vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lợi của các tài sản sinh lãi trong ngân hàng. 2.2. Đo lường HQTC của NHTM Đo lường HQTC được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện ở các nước trên thế giới như Berger và Mester (1997), A. K. Rose & Wieladek (2012), Gupta & Mahakud (2020), Isayas (2022) … Tại Việt Nam cũng nghiên cứu liên quan HQTC và đo lường HQTC như Chu Thị Thu Thủy và cộng sự (2015), Nguyễn Việt Hùng (2008). Nhìn chung có 2 nhóm sử dụng thước đo thị trường (cổ tức trên mỗi cổ phiếu – DPS, thu nhập trên mỗi cổ phiếu – EPS, hệ số giá trên lợi nhuận 1 cổ phiếu - P/E, lợi nhuận cổ phiếu – SR, Tobin’Q - TBQ) và thước đo kế toán (ty lệ an toàn vốn – CAR, chi phí trên thu nhập – CostInc, lợi nhuận trước lãi vay và thuế - EBIT, thu nhập lãi ròng trên tài sản sinh lãi – NIM, tyt lệ nợ xấu – NPL, sức sinh lợi của tài sản - ROA, sức sinh lợi của vố nchur sở hữu - ROE, tổng tài sản - TA …). Trong phạm vi luận án này, tác giả sử dụng ROA, ROE và NIM. Công thức đo lường các tỷ lệ ROE, ROA và NIM của các NHTM như sau:  Sức sinh lợi của tài sản (ROA): Sức sinh lợi của Lợi nhuận sau thuế = x 100 tài sản Tổng tài sản  Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ suất sinh lợi Lợi nhuận sau thuế của vốn chủ sở = Vốn chủ sở hữu x 100 hữu  Biên lãi ròng (NIM): Thu nhập lãi ròng Biên lãi ròng = x 100 Tổng tài sản sinh lãi 2.2. Các lý thuyết cơ bản về HQTC của NHTM 2.2.1. Lý thuyết động về lợi nhuận, lý thuyết năng suất cận biên Dựa vào lí thuyết năng suất giới hạn, J. M. Clark (1934) lần đầu tiên phân tích kinh tế trong trạng thái động, có nghĩa là lợi nhuận phát sinh trong nền kinh tế năng động chứ không phải trong nền kinh tế tĩnh. Nền kinh tế động là nền kinh tế phát triển. Khi nền kinh tế phát triển được biểu hiện qua các đặc điểm có thể nhìn thấy như gia tăng dân số, cải tiến kỹ thuật sản xuất, thay đổi và gia tăng nhu cầu tiêu dùng, thay đổi hình thức tổ chức, gia tăng vốn. Khi đó, nhu cầu về các yếu tố sản xuất tăng lên, do đó làm tăng giá yếu tố và chi phí sản xuất chung. Tuy nhiên, lợi nhuận vẫn là yếu tố then chốt của doanh nghiệp. Về sau có khá nhiều nhà kinh tế học phát triển dựa trên lý thuyết độgn về lợi nhuận của J.M. Clark như John Bates Clark đã phát triển thành lí thuyết về chi phí bất biến và chi phí khả biến. Sau đó, Hasan Zubair (1983) phát triển thành lý thuyết về lợi nhuận với góc độ của các nước Hồi giáo. Về
  9. 6 sau có Chendroyaperumal Professor (2009) nghiên cứu lý thuyết về lợi nhuận trong nền kinh tế hiện đại tại Ấn Độ. Còn Nikitin (1971) đưa ra quan điểm về nguồn lực, tầm quan trọng và chức năng xã hội trong nghiên cứu về lý thuyết năng suất cận biên. Kolodiychuk A.V (2017) đưa ra nghiên cứu về cơ sở lý thuyết về rủi ro kinh doanh, các lý thuyết cơ sở lý thuyết về các quy trình thông tin hóa trong nền kinh tế của quốc gia. Gần đây có Caren & Davine (2022) dựa trên lý thuyết về lợi nhuận của J. B. Clark chỉ ra ảnh hưởng của rủi ro xã hội đến HQTC của các công ty bảo hiểm ở Kenya. Hasan Zubair (2023) viết về ngành tài chính và ngân hàng của các quốc gia Hồi giáo trong quyển sách ‘Islamic bangking and finance’ cũng dựa trên lý thuyết về lợi nhuận của J. B. Clark ̣(1969) 2.2.2. Lý thuyết độc quyền về lợi nhuận Lợi nhuận độc quyền là lợi nhuận dài hạn trên mức bình thường mà nhà độc quyền thu được. Nó phát sinh khi một doanh nghiệp có quyền kiểm soát thị trường có thể định giá cao hơn tổng chi phí trung bình. Sự tồn tại của một công ty độc quyền và những thứ đó phụ thuộc vào sự tồn tại của các rào cản gia nhập: những rào cản này ngăn cản các công ty khác tham gia vào ngành và lấy đi lợi nhuận của họ. Sau đó cũng có nhiều nhà nghiên cứu phát triển nghiên cứu về lợi nhuận độc quyền thông qua cấu trúc hành vi, hiệu suất và logic dựa trên nguồn lực là hai giải thích lý thuyết trong quản lý chiến lược về cách các công ty đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh trong môi trường độc quyền. 2.2.3. Lý thuyết dựa vào nguồn lực Lý thuyết dựa vào nguồn lực (RBV) được Barney giới thiệu vào năm 1991. Nó nhấn mạnh đến việc các tổ chức sở hữu các nguồn lực chiến lược có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững (Barney, 1991). Những người sử dụng thông tin và các nhà quản lý giải thích và dự đoán được các nguyên tắc cơ bản về hiệu quả hoạt động và lợi thế cạnh tranh của một tổ chức. Bằng việc tập trung sự chú ý của ban quản lý vào các nguồn lực nội bộ của tổ chức để xác định những tài sản, tiềm năng và năng lực có khả năng mang lại sự cạnh tranh vượt trội, RBV chỉ đạo các nhà chiến lược lựa chọn một chiến lược hoặc vị thế cạnh tranh để khai thác tốt nhất các nguồn lực và năng lực bên trong so với các cơ hội bên ngoài. Một mặt, RBV chỉ ra sự cần thiết phải phát huy năng lực nội tại để đạt được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Mặt khác, RBV cho thấy rằng nếu nguồn lực được quản lý và sử dụng hiệu quả thì nguồn lực của công ty có khả năng trở thành nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững. Việc sở hữu các nguồn lực chiến lược mang lại cho tổ chức một cơ hội vàng để phát triển lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh. Ngược lại, những lợi thế cạnh tranh này có thể giúp tổ chức thu được lợi nhuận đáng kể [50]. 2.2.4. Lý thuyết đánh đổi cấu trưc vốn Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn M&M được Modigliani and Miller giới thiệu năm 1958. đề cập đến ý tưởng rằng một tổ chức sẽ chọn bao nhiêu
  10. 7 nợ và bao nhiêu vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình nhằm cân bằng các khoản đầu tư, chi phí và lợi ích. Qua đó, lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho thấy lợi thế khi tài sản và chi phí của tổ chức được tài trợ bằng nợ và lợi ích về thuế của nợ. 2.3. Các nhân tố tác động đến HQTC của NHTM Các nghiên cứu trước chủ yếu phân loại các biến trong mô hình thành: biến độc lập, biến phụ thuộc và biến kiểm soát. Để xem xét một cách có hệ thống, đồng thời so sánh mức độ tác động của từng nhóm nhân tố, trong luận án này, tác giả phân loại các nhân tố tác động đến HQTC thành ba nhóm: (i) đặc điểm cụ thể của ngân hàng, (ii) đặc điểm ngành và (iii) môi trường vĩ mô. 2.3.1. Các nhân tố về đặc điểm tổ chức quản lý của các NHTM Theo Philip Kotler (2002), có 2 nhóm yếu tố nhóm chính ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp đó là môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Có khá nhiều nghiên cứu đề cập đến các nhân tố về đặc điểm tổ chức của một NHTM nhưng nhìn chung có thể thấy là nhân tố quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt động, thu nhập ngoài lãi, độ tuổi ngân hàng (AGE), dự phòng rủi ro (RISK), chủ trương về đầu tư để phát triển công nghệ ngân hàng. 2.3.2. Các nhân tố phản ánh đặc điểm ngành Nhiều nghiên cứu trên thế giới như Adelopo et al. (2018), Rima Turk Ariss (2010), Williams (2012), Pervana et al. (2015), Tại Việt Nam có nghiên cứu của Hoàng Ngọc Tiến, Dương Nguyễn Thanh Tâm & Đinh Việt Linh. (2020), Ngô Khánh Huyền (2021) … Các nghiên cứu này đã chỉ ra các nhân tố tác động đến HQTC gồm thị phần, nợ xấu, sức mạnh thị trường, đối thủ cạnh tranh hiện tại của ngân hàng đó, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, khách hàng, thị trường tài chính, tình trạng niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung, năng lực cạnh tranh, vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng trước và sau khi sáp nhập… Trong luạn án, tác giả sử dụng biến MP (sức mạnh thị trường) làm biến đại diện cho đặc điểm ngành. 2.3.3. Các nhân tố phản ánh môi trường vĩ mô Các yếu tố kinh tế vĩ mô như: lạm phát, tốc độ tăng trưởng, chính sách tiền tệ, khoa học công nghệ, chính trị, chính sách pháp luật … luôn tác động đến sự ổn định và HQTC của các NHTM. Từ kết quả phân tích trên, trong luận án này, bên cạnh các nhân tố thuộc về đặc điểm của ngân hàng (Quy mô ngân hàng – SIZE, Tỷ lệ an toàn vốn – CAR, Hệ số chi phí trên thu nhập – CIR, Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi – RD, Độ tuổi ngân hàng – AGE, Rủi ro tín dụng – RISK, Tài sản hữu hình – TANG) và nhân tố đặc điểm ngành (sức mạnh thị trường – MP) thì tác giả còn đề xuất các nhân tố bên vĩ mô gồm: Tốc độ tăng trưởng GDP – GDP, Tỷ lệ lạm phát – INF. Chương 3 MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
  11. 8 3.1. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 3.1.1. Giả thuyết nghiên cứu Dựa trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết có sẵn và các nghiên cứu trước, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, xác lập vấn đề nghiên cứu, nội dung cụ thể của các giả thuyết như sau: - Giả thuyết H1: Quy mô ngân hàng có mối tương quan đồng biến với HQTC của ngân hàng. - Giả thuyết H2: Tỷ lệ an toàn vốn có mối tương quan đồng biến với HQTC của NHTM. - Giả thuyết H3: Hệ số chi phí trên thu nhập có mối tương quan nghịch biến với HQTC của NHTM. - Giả thuyết H4: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi có tương quan đồng biến với HQTC của NHTM. - Giả thuyết H5: Độ tuổi ngân hàng có tương quan đồng biến với HQTC của NHTM. - Giả thuyết H6: Rủi ro tín dụng có tương quan nghịch biến với HQTC của NHTM (H6) - Giả thuyết H7: Tài sản hữu hình có tương quan đồng biến với HQTC của NHTM (H7) - Giả thuyết H8: Sức mạnh thị trường có tương quan đồng biến với HQTC của NHTM (H8) - Giả thuyết H9: Tốc độ tăng trưởng GDP có tương quan đồng biến với HQTC ngân của NHTM (H9) - Giả thuyết H10: Tỷ lệ lạm phát có tương quan đồng biến với HQTC của NHTM (H10). 3.1.2. Mô hình nghiên cứu Từ những cơ sở lý thuyết về hiệu quả và đánh giá hiệu quả và về các mô hình kinh tế lượng như đã trình bày, trong các bài nghiên cứu này tác giả quyết định sử dụng mô hình được đề xuất cho mô hình nghiên cứu như sau: Biến phụ thuộc: ROA, ROE, NIM Biến độc lập: - Nhóm các nhân tố bên trong ngân hàng gồm: Quy mô ngân hàng ̣(SIZE), Tỷ lệ an toàn vốn (CAR), Hệ số chi phí trên thu nhập (CIR), Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi (RD), độ tuổi ngân hàng (AGE), Rủi ro tín dụng (RISK), tài sản hữu hình (TANG). - Nhóm nhân tố đặc điểm ngành: Sức mạnh thị trường (MP). - Nhóm các nhân tố bên ngoài ngân hàng gồm: Tốc độ tăng tưởng GDP (GDP), Tỷ lệ lạm phát (INF). Phương trình hồi quy Tác giả chọn ROA, ROE và NIM là 3 biến phụ thuộc, 3 mô hình nghiên cứu cho trường hợp các được viết lại như sau: ❖ Với ROA
  12. 9 1/ ROAit = β0 + β1SIZEit + β2CARit + β3CIR it + β4RDit + β5AGEit + β7TANGit + β8MPit + β11GDPit + β11INFit + εit ❖ Với ROE 2/ ROEit = β0 + β1SIZEit + β2CARit + β3CIR it + β4RDit + β5AGEit + β7TANGit + β8MPit + β11GDPit + β11INFit + εit ❖ Với NIM 3/ NIMit = β0 + β1SIZEit + β2CARit + β3CIR it + β4RDit + β5AGEit + β7TANGit + β8MPit + β11GDPit + β11INFit + εit. Trong đó: i: ngân hàng quan sát thứ i, t: năm quan sát thứ t. Biến phụ thuộc: ROA, ROE, NIM đại diện cho biến phụ thuộc, đo lường HQTC của ngân hàng thứ i trong năm t. ROAi,t: Tỷ suất sinh lợi của tài sản của ngân hàng thứ i năm t. ROEi,t: Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu của ngân hàng thứ i năm t. NIMi,t: Biên lãi ròng của ngân hàng thứ i năm t. 3.2. Dữ liệu nghiên cứu 3.1.1. Mẫu nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án được phân tích cho 19 NHTM niêm yết ở Việt Nam tính đến 31/12/2023. Số liệu thu thập được từ Báo cáo tài chính năm đã qua kiểm toán của NHNN Việt Nam. Dữ liệu thu thập được là dữ liệu bảng, bao gồm 228 quan sát, dữ liệu mang tính đồng bộ, đẩy đủ, có độ tin cậy, và phản ánh tốt việc đánh giá HQTC của các NHTM cổ phần Việt Nam. Luận án lựa chọn thời gian nghiên cứu từ năm 2012 – 2023 vì đây là thời kỳ hệ thống ngân hàng Việt Nam trải qua 3 giai đoạn phục hồi, suy giảm, tăng trưởng sau cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á 2009 và đại dịch Covid 2019. 3.2.2. Thu thập và xử lý dữ liệu Luận án nghiên cứu sử dụng số liệu bảng (panel data), vừa có những biến động theo thời gian của 19 NHTM Việt Nam, trích xuất từ báo cáo tài chính của 19 ngân hàng, giai đoạn từ năm 2012 đến 2023. 3.2.3. Phân tích dữ liệu Luận án sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp định tính phương pháp định lượng. Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tổng quan về các NHTM niêm yết ở Việt Nam 4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trãi qua ba giai đoạn lớn. Trước 1988, NHTM đầu tiên được thành lập là Ngân hàng Công Thương Việt Nam, trên cơ sở tách ra từ NHNN Việt Nam, sau đó hàng loạt các ngân hàng được
  13. 10 thành lập trong đó có ngân hàng có vốn Nhà nước và ngân hàng tư nhân. Số lượng NHTMCP đã tăng lên nhanh chóng cụ thể là từ năm 1991-1993, số lượng NHTMCP nhảy vọt từ 4 ngân hàng lên đến 41 ngân hàng và đạt đỉnh điểm là 51 ngân hàng vào năm 1997. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997, một số NHTMCP do kinh doanh không hiệu quả, bị phá sản hoặc rút giấy phép hoạt động nên con số này đã giảm. Giai đoạn thứ 2 là đến năm 2006, Sacombank là ngân hàng đầu tiên được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đến năm 2023, trong tổng số 31 NHTM thì có 19 NHTM được niêm yết trên 02 sàn HoSE và HNX. Ngoài ra, tính đến hiện tại, 07 ngân hàng tham gia giao dịch trên sàn UPCOM với mã chứng khoán: ABB (Ngân hàng TMCP An Bình), KLB (Ngân hàng TMCP Kiên Long), VBB (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín), BVB (Ngân hàng TMCP Bảo Việt), SGB (Ngân hàng TMCP Sào Gòn Công Thương), PGB (Ngân hàng TMCP Dầu Khí), SCB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn). Tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại, vẫn còn 05 ngân hàng là BaoVietbank (Ngân hàng TMCP Bảo Việt), VietAbank (Ngân hàng TMCP Việt Á), Pvcaombank (Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam), DongAbank (Ngân hàng TMCP Đông Á) và NamAbank (Ngân hàng TMCP Nam Á) chưa tiến hành niêm yết trên sàn. 4.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của các NHTM niêm yết. Có cấu tổ chức của NHTM được hoạt động theo Luật TCTD. Sơ đồ tổ chức của ngân hàng gồm có 3 cấp lãnh đạo (bao gồm đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc và bộ máy giúp việc), quản lý cùng rất nhiều phòng ban, khối chuyên môn nghiệp vụ và chi nhánh, phòng giao dịch. 4.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các NHTM Theo Luật các TCTD số 47/2010/QH12 của Quốc hội, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Trong đó, nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. Xét về nghiệp vụ thì hoạt động chính của ngân hàng gồm hoạt động tạo lập vốn, sử dụng vốn và các dịch vụ khác. Ba nhóm hoạt động này có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau phát triển, tạo uy tín và lợi nhuận cho ngân hàng. Vì hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động kinh doanh có điều kiện, hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ nên chịu sự quản lý của NHNN, hoạt động kinh doanh mang tính hệ thống, có tính rủi ro, chịu ảnh hưởng dây chuyền lẫn nhau, các sản phẩm mang tính dịch vụ, gắn liền với phân phối và sử dụng vốn và ảnh hưởng đén các hoạt động kinh doanh khác trong nền kinh tế. Đồng thời là kênh để Chính phủ điều tiết nền kinh tế thông
  14. 11 qua tín dụng và chính sách tiền tệ, thị tường mở… 4.2. Kết quả nghiên cứu về HQTC của các NHTM niêm yết ở Việt Nam 4.2.1. HQTC của các NHTM niêm yết ở Việt Nam Trong phạm vi nghiên cứu của luận án tác giả xem xét HQTC của các NHTM niêm yết ở Việt Nam thông qua 3 chỉ tiêu ROA, ROE và NIM. Tuy nhiên, trong giai đoạn nghiên cứu 2012 -2023 biến động của ROA – ROE – NIM trung bình không đồng nhất. Giai đoạn 2013 - 2022, tuy vài năm ROE và NIM giảm nhẹ nhưng nhìn chung ROA – ROE – NIM giai đoạn này có xu hướng tăng. ROA trung bình của các NHTM niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2012-2023 đều ở mức lớn hơn 0.60%/năm. Giai đoạn này vẫn tồn tại một số ngân hàng có tỷ lệ ROA < 0 (NCB 2023). Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế (Moody’s và CAMELS) nếu ROA ≥ 1% thì hoạt động của ngân hàng mới hiệu quả. Bảng số liệu cho thấy, giai đoạn 2012-2017 có ROA trung bình dưới 1%. Từ 2018 đến 2023, ROA trung bình có xu hướng tăng và lớn hơn 1%. Do đó, có thể kết luận hiệu quả tài chính của các NHTM niêm yết ở Việt Nam theo ROA đã được cải tiến theo xu hướng tốt dần lên. Theo Moody’s và CAMELS, ROE ≥ 15% mới được xem là hoạt động có hiệu quả. Theo số liệu từ bảng 4.3 có thể nhận thấy chỉ có hai năm 2021 và 2022 thì ROE trung bình có giá trị lớn hơn 15% và trong thời gian nghiên cứu đa phần ROE trung bình đều thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế về ROE (giai đoạn 2012 – 2026 ROE trung bình khá thấp, nhỏ hơn 10%). Tuy nhiên đến năm 2011, 2019, 2020 ROE có giá trị trung bình trong mức trên 14%, dưới 15%. Như vậy, nếu xét riêng từng ngân hàng trong giai đoạn 2012-2023 thì cũng có một số NHTM có ROE trên 15%. Đặc biệt, năm 2021 và 2022 có 10/19 và 13/19 NHTM niêm yết có ROE > 15%. Theo dữ liệu giai đoạn 12 năm nghiên cứu, NIM của bình quân của của 19 NHTM niêm yết tăng từ 3.32% (2012) lên 4.23% (2013). Sau đó, NIM lại giảm vào nhwuxng năm 2014-2017, NIM đạt dưới 3% do tình hình tài chính chung, một số ngân hàng bị thua lỗ và NIM dần phục hồi vào những năm 2018-2022. Đến những năm 2022 -2023 thì NIM đạt 3.70%. Nhìn chung, hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam sụt giảm do ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009 và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009. Giai đoạn 2012-2014, hiệu quả tài chính có bị ảnh hưởng cuộc khủng hoảng, sau đó hiệu quả tài chính được phục hồi trở lại nhưng chưa bằng mức trước cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Đến 2022- 2023, NIM của 19 ngân hàng niêm yết đạt 3.77%, 3.70%, 4.2.2. Các nhân tố tác động đến HQTC của các NHTM niêm yết ở Việt Nam Quy mô ngân hàng (SIZE) ̣ Biến SIZE được tính dựa trên tồng tài sản của ngân hàng. Trong giai đoạn nghiên cứu, tổng tài sản của các ngân hàng tăng trưởng khá tốt, với tốc độ trung bình 8,33%/năm. Năm 2012, tài sản của BIDV, Vietinbank, VCB
  15. 12 dẫn đầu với trên 400 nghìn tỷ đồng, tiếp theo là các ngân hàng có tổng tài sản dao động trên 170 nghìn tỷ là Techcombank, ACB, Mbbank và Eximbank. Bên cạnh sự tăng trưởng mạnh tổng tài sản của các ngân hàng thì vẫn còn một số đang thật sự cố gắng nhưng kết quả chưa như mong đợi đó là NCB, BacAbank và OCB. Nguyên nhân có sự phát triển này là do các ngân hàng buộc phải tăng vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu theo sự khuyến khích có lộ trình của NHNN và đủ điều kiện tham gia niêm yết trên sàn chứng khoán, tăng thu hút tiền gửi khách hàng, và tham gia cung vốn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Cho vay khách hàng (thể hiện qua tổng dư nợ trong Bảng cân đối kế toán) chiếm tỷ trọng lớn nhất, hoạt động kinh doanh chính. Tiếp đến là chứng khoán đầu tư, tăng so với năm 2012. Có thể thấy, cho vay khách hàng vẫn là hoạt động kinh doanh chính tạo nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng. Điều này phản ánh sự tập trung của các ngân hàng vào hoạt động kinh doanh chính là tài trợ vốn cho nền kinh tế, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong năm 2022, với mức tăng trưởng GDP năm 2021 là 4.48% và năm 2022 là 8% và năm 2023 là 5.05%. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) CAR được tính bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản. Trong giai đoạn nghiên cứu, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng tăng bình quân 5.2 lần. Trong đó, VPbank tăng mạnh nhất gần 21 lần (năm 2012 là 5.204 đến năm 2023 là 139.796 tỷ), tiếp theo là Techcombank (tăng 10 lần), HDB (tăng 8.6 lần), MBbank (7.5 lần), TPbank (7.2 lần). Tuy nhiên, ACB, SHB, Sacombank, VIB, Lpbank và MSB có tăng nhưng chỉ ở mức 3 - 4 lần. Tính đến năm 2023, bốn ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao nhất đó là VCB (165 nghìn tỷ), Techconbank (131 nghìn tỷ), BIDV (122 nghìn tỷ), Vietinbank (125 nghìn tỷ) ở mức trên 100 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, các ngân hàng có mức vốn chủ sở hữu thấp hơn dó là NCB (5.095 tỷ đồng), BacAbank (10.0868 tỷ đồng), OCB (28.297 tỷ đồng), Eximbank (22.445 tỷ đồng), Maritimebank (MSB với 31.298 tỷ đồng). Nguyên nhân các ngân hàng lớn BIDV, Vietinbank và VCB được xem là ngân hàng duy trì vị thế vốn hàng đầu Việt Nam vì có quá trình tăng vốn theo lộ trình và có sự tham gia của vốn nhà nước. Tuy nhiên, có ba ngân hàng tư nhân tăng mạnh vốn chủ hữu là VPbank, Techcombank, Mbbank và ACB. Vì thế, VPbank, Techcombank được xem là một trong những ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn tốt (17.10%, 15.49% năm 2023) theo chuẩn Basel II (8%). Tiếp theo đó là các ngân hàng MSB, Eximbank, OCB, Seabank đều có tỷ lệ trên 11%. Trong khi đó NCB (5.29% năm 2023), BIDV (5.34%) có hệ số an toàn vốn khá thấp (thấp hơn mức trung bình của 19 NHTM niêm yết 9.57%). Hệ số chi phí trên thu nhập (CIR) Thu nhập từ hoạt động của một ngân hàng bao gồm các khoản thu từ
  16. 13 lãi (cho vay), thu từ hoạt động dịch vụ, từ kinh doanh vàng vàng ngoại hối, từ chứng khoán đầu tư góp vốn, cổ phần và các thu nhập khác. Thu nhập trung bình của 19 NHTM đạt 100.327 tỷ đồng năm 2012, đến năm 2017 đạt 218.133 tỷ đồng và tăng dần trong các năm tiếp theo. Đến năm 2023, thu nhập hoạt động của 19 ngân hàng TMCP niêm yết đạt 550.454 tỷ đồng (tăng 5.5 lần so với năm 2012). Chi phí hoạt động của một ngân hàng bao gồm chi phí nhân viên, chi phí khấu hao và khác. Tương tự thu nhập hạt động, tổng chi phí hoạt động của các ngân hàng tăng 3.8 lần trong giai đoạn nghiên cứu. Trong đó, TPbank tăng 20 lần, HDbank tăng 17 lần VPbank. Tuy nhiên Eximbank chỉ tăng 1.4 lần và NCB không tăng. Về hệ số chi phí trên thu nhập (Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động) của 19 ngân hàng nghiên cứu vẫn ổn định từ 50% đến 55% trong giai đoạn 2012 -2017 và giảm còn 32-49% trong giai đoạn 2018-2023. Nguyên nhân là các ngân hàng có hệ số chi phí trên thu nhập cao là do trong khi một số ngân hàng có vồn nhà nước hoặc thu hút được nguồn vốn giá thấp từ nước ngoài thì vẫn còn một số ngân hàng phải cạnh canh thu hút vốn, chi phí vốn cao (NCB, Sacombank). Về thu nhập hoạt động của các ngân hàng chủ yếu vẫn từ lãi. Đây được xem là vấn đề mà các ngân hàng cần cải thiện một cách mạnh mẽ trong cuộc cuộc cạnh tranh công nghệ số và thời đại AI (trí tuệ nhân tạo). Các ngân hàng cần phải đa dạng hóa dịch vụ, tạo nguồn thu đa dạng hơn cho ngân hàng ngoài nguồn thu chính từ lãi và đầu tư chứng khoán hay vàng như hiện nay. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi (RD) Thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng chủ yếu từ thu nhập dịch vụ và từ chứng khoán kinh doanh, kinh doanh vàng vàng ngoại hối, từ chứng khoán đầu tư góp vốn, cổ phần… Thu nhập ngoài lãi của của 19 ngân hàng đạt 14.306 tỷ và tăng dần qua các nă. Đến năm 2023 đạt 122.131 tỷ. Vào năm 2012, trung bình của 19 ngân hàng đạt 753 tỷ, đến năm 2023 đạt 6.423 tỷ (tăng 8.5 lần). ). Xét về số thu về thì các ngân hàng BIDV, Vietinbank, VCB, Techcombank và VPbank đứng đầu với 14.000 đến 17.000 tỷ đồng. Thu nhập ngoài lãi dưới 10.000 tỷ đồng là MBbank và Sacombank. Thấp nhất là ngân hàng NCB, ABbank và Eximbank. Thấp nhất là BacAbank với 657 tỷ vào năm 2023. Xét về tỷ lệ thì vượt trội nhất là VPbank (69.6% năm 2023), LPbank (53% năm 2023). Tiếp theo là NCB (25%, chỉ 262 tỷ đồng vào năm 2023), Techcombank (19.2%, 12.370 tỷ đồng vào năm 2023), VIB (17.6%, 4.800 tỷ đồng năm 2023 (theo phụ lục 10). Điều này cho thấy các ngân hàng dần chú trọng vào việc thu nhập đến từ các nguồn khác không phải là tín dụng. Nhìn chung, tỷ lệ Thu nhập ngoài lãi/Thu nhập hoạt động có sự chenh lệch giữa các ngân hàng. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do các ngân hàng đang trên đường đua tạo thu nhập khác ngoài thu nhập từ lãi. Ngân hàng có sự chú trọng vào phát triển sản phẩm dịch vụ và tư vấn dựa trên công nghệ số trong thời
  17. 14 đại cuộc CMCN 4.0. thì càng có lợi thế hơn. Độ tuổi ngân hàng (AGE) AGE được tính dựa trên thâm niên tham gia vào thị trường của các ngân hàng. BIDV và VCB được xem là ngân hàng có thời gian tham gia vào thị trường ngân hàng lâu nhất (60 năm). Tiếp theo là Vietinbank, Eximbank, HDbank, Techcombank, Sacombank, ACB, SHB và Maritimebank (MSB) với thâm niên dao động trên dưới 30 năm. TPbank, Lienvierpostbank và được xem là các ngân hàng non trẻ. Trong quá trình hoạt động, bên cạnh các ngân hàng có vốn tư nhân hoạt động với tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) cao, thâm niên chỉ hai mươi đến 30 năm như VIB (25.94%), MBbank (22.08%), HDbank (21.05%) thì có một số ngân hàng có vốn Nhà nước chuyển sang cổ phần như BIDV, VCB, Vietinbank có ROE 17.68%, 22.06% và 15.56%. Điều này cho thấy ngân hàng tham gia vào thì trường càng lâu (AGE càng lớn) thì có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên, AGE không phải là yếu tố chính tác động lên ROE hay HQTC. Ngân hàng hoạt động hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Rủi ro tín dụng (RISK) Dư nợ cho vay của 19 ngân hàng đạt 1.606 nghìn tỷ vào năm 2012, đến năm 2023 đạt 9.488 nghìn tỷ (tăng 9 lần trong vòng 12 năm). Dư nợ cho vay trung bình năm 2012 là 84 nghìn tỷ đồng và tăng dần đến 499 nghìn tỷ đồng vào nam 2023. Trong đó, ngân hàng chiếm dư nợ cao là BIDV, VCB và Vietinbank (từ 1.200 nghìn tỷ đến 1.700 nghìn tỷ đồng vào năm 2023). Từ 400 nghìn tỷ đên dưới 700 nghìn tỷ có Mbbank, VPbank, Techcombank, ACB, Sacombank. Các ngân hàng cho vay ra thị trường ít là BacAbank (99 nghìn tỷ năm 2023), NCB (55 nghìn tỷ năm 2023) (Phụ lục 12b). Với bất kỳ một ngân hàng nào, số tiền trích lập dự phòng rủi ro gồm trích lập dự phòng chung và dự phòng rủi ro tín dụng. Trích lập dự phòng chung gồm các khoản trích lập dựa trên dư nợ của các khoản nợ từ nhóm 1 đến 4 (không bao gồm tiền gửi tại các TCTD, khoản vay, có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các TCTD, khoản mua kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, các khoản mua bán lại trái phiếu Chính phủ). Trong nghiên cứu này, RISK được tính trên 2 dữ liệu đó là Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ của ngân hàng. RISK trung bình của 14 ngân hàng này là 1.66%. Đến năm 2013 tăng nhẹ lên 2.08% và giảm xuống 1.4% – 1.5% vào các năm tiếp theo. Sau đó, RISk trung bình của 19 ngân hàng giảm xuống, dao động 1.17% (2015) đến 1.27% (năm 2019). Sau đó lại tiếp tục tăng đến gần 1.7% (năm 2020 1.6%, năm 2021 1.69%) và đến năm 2023 giảm còn là 1.56%. Ngân hàng có RISK cao nhất là VPbank (2.61% năm 2023), BIDV (2.08% năm 2023), thấp nhất là NCB (0.18% năm 2023). Các ngân hàng có mức dao động dưới 2% và trên 1% gồm Viettinbank, Mbbank, VIB, Seabank … Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền Châu Á
  18. 15 2009, chi phí vốn huy động tại thời điểm này cao, các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất cho vay vào các năm 2011, đỉnh điểm là 21%/ năm. Điều này gây khó khăn cho việc trả nợ của các doanh nghiệp vay vốn. Tuy nhiên, dưới sự quản lý của NHNN, tình hình tiền tệ giai đoạn này ổn định trở lại vào các năm 2013 – 2018. Đến năm 2019, do ảnh hưởng của đại dịch Covid, lại một lần nữa các doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn trong kinh doanh nên RISK trung bình 19 ngân hàng tăng cao vào năm 2021-2023. Tài sản hữu hình (TANG) Tài sản cố định hữu hình của ngân hàng bao gồm trụ sở, văn phòng, cơ sở vật chất của ngân hàng. TANG được xác định là tỷ lệ của tài sản hữu hình/Tổng tài sản. Tài sản hữu hình trung bình cuẩ 19 ngân hàng tăng 2.5 lần (19.032 tỷ năm 2012, 39.567 tỷ năm 2023). Vietinbank, BIDV, VCB là ba ngân hàng có tài sản hữu hình đứng hàng top, trị giá trên 4 nghìn tỷ và dưới 6,5 nghìn tỷ (năm 2017). Đến năm 2023, sau ba ngân hàng này, Sacombank có sự bức phá trong đầu tư tài sản hữu hình (4.283 tỷ đồng, tăng 1.5 lần so với năm 2012). Tiếp theo là Techcombank (3.528 tỷ), ACB (3.318 tỷ), Mbbank (3.194 tỷ). Trong đó, xét về tăng trưởng đầu tư tài sản hữu hình mạnh thì TPbank ( tăng 14.3 lần) mạnh nhất. Sau đó có tài sản hữu hình tăng mạnh nhất là MBbank tăng 7 lần (năm 2023 là 3.194 tỷ so với năm 2012 là 451 tỷ, VPbank tăng 5 lần, Techcombank, BIDV, VCB tăng hơn 3- 4 lần. Các ngân hàng còn lại tăng 2 đến 3 lần là HDbank, ACB, VIB, Lienvietpostbank, Maritimebank (MSB), NCB. Thấp nhất là BacAbank (1.42 lần) (theo phụ lục 13). Điều này cho thấy, các ngân hàng vẫn đang chú trọng vào tích lũy và đầu tư tài sản cố định (tài sản cố định tăng 3.8 lần) bên cạnh đó tăng tổng tài sản và tìm kiếm lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận. Nguyên nhân, bên cạnh các ngân hàng có vị thế lớn, thương hiệu mạnh thường dễ thu hút khách hàng hơn thì các ngân hàng trẻ như MBbank, Techcombank, TPbank vẫn chú trọng việc đầu tư tài sản hữu hình trong quá trình kinh doanh và phát triển. sức mạnh thị trường (MP) MP được tính theo phần tắm của Tổng tài sản một ngân hàng chia Tổng tài sản của 19 ngân hàng. BIDV, VCB và Vietinbank chiếm trên bằng và trên 15% thị phần trong giai đoạn nghiên cứu. Một số ngân hàng có sự trồi sụt là Techcombank và Sacombank, Mbbank, VPbank và ACB từ 5 đến 7%. HDbank và SHB chiếm 4%. Các ngân hàng có tỷ trọng từ 2% đến 3% là Maritimebank (MSB), TPbank, VIB, Linvietpostbank. Thấp nhất là ABbank (1.46% năm 2023) và NCB (1.94% năm 2023) (theo phụ lục 14). Qua đó cho thấy các ngân hàng có tổng tài sản lớn thường chiếm lĩnh thị trường hơn do thu hút được khách hàng và khẳng định thương hiệu của ngân hàng. Các ngân hàng mới (Techcombank, Mbbank, VPbank và ACB) thường rất năng động khi tham gia thị trường và đang dần dần chiếm lĩnh thị
  19. 16 trường do tạo được uy tín và thu hút được khách hàng. Tuy nhiên, khi mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch và khách hàng rộng, thị phần lớn thì các ngân hàng càng áp lực phải quản lý chặt chẽ hơn góp phần nâng cao hiệu quả. 4.2.3. Đánh giá về HQTC của các NHTM niêm yết ở Việt Nam Căn cứ vào thực trạng vể HQTC cũng như thực trạng về các nhân tổ tác động tới HQTC của 19 NHTM niêm yết ở Việt Nam, tác giả đưa ra một số ưu điểm và hạn chế về HQTC của 19 NHTM này như sau: 4.2.3.1. Ưu điểm Có thể thấy, từ khi NHNN thực hiện tái cẩu trúc hệ thống TCTD, cuối năm 2011 đến nay, các NHTM niêm yết ở Việt Nam đã đạt được những kết quả sau: HQTC được cải thiện, ROA – ROE – NIM giai đoạn sau có xu hướng tăng, ROA và ROE tăng đến mức đạt chuẩn theo thông lệ quốc tế. Quy mô ngân hàng và vốn chủ sở hữu liên tục gia tăng từ 2012 đến 2023, cho thấy các NHTM niêm yết không ngừng mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Giai đoạn 2012 - 2023, đa số các NHTM niêm yết ghi nhận giá trị thu nhập ngoài lãi dương, đóng góp của thu nhập ngoài lãi cho tổng thu nhập thường lớn hơn 10%/năm, cao nhất là 83.74% (BIDV, 2014). Điều này cho thấy các NHTM niêm yết đã khai thác tốt các khoản thu ngoài hoạt động tín dụng. 4.2.3.2. Hạn chế Chi phí hoạt động của các NHTM niêm yết ở Việt Nam giai đoạn nghiên cứu nhìn chung năm sau tăng so với năm trước và có một số năm tốc độ tăng chi phí hoạt động cao hơn tốc độ tăng của thu nhập hoạt động. Điều này cho thấy trong giai đoạn 2012 - 2023 nhiều NHTM niêm yết chưa kiểm soát tốt chi phí nên ảnh hưởng đến không tốt đến lợi nhuận nói riêng, HQTC nói chung. Dự phòng rủi ro tín dụng gia tăng và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trung bình có xu hướng giảm giai đoạn 2012-2018 nhờ những chính sách tái cấu trúc hệ thống TCTD sau khủng khoảng tài chính. Tuy nhiên, giai đoạn 2019-2023, tỷ lệ này có xu hướng tăng trở lại, đây là một báo động cho các NHTM niêm yết vì việc gia tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng có thể ảnh hưởng không tốt đến HQTC cũng như an toàn vốn của các NHTM. 4.3. Kết quả kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến HQTC của các NHTM niêm yết ở Việt Nam 4.3.1. Kết quả thống kê mô tả ROA của 19 NHTM trên sàn chứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2023 có giá trị trung bình là 1,08%, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất lần lượt là - 0,0071% và 3,65%, với độ lệch chuẩn 0,77%. Điều này cho thấy, trong thời gian gần đây bên cạnh một số ngân hàng kinh doanh có hiệu quả thì vẫn còn một số ít ngân hàng đang hoạt động chưa hiệu quả trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt. ROE có giá trị trung bình là 11,74% với độ lệch
  20. 17 chuẩn là 6,81%. Với mức biến động giữa giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của ROE lần lượt là - 0,13% và 26,38%, thể hiện rằng có sự cạnh tranh khốc liệt trong cuộc cách mạng công nghệ số và toàn cầu hóa dòng chảy nguồn vốn. Khi đó các ngân hàng cố gắng tìm mọi cách để tạo ra lợi nhuận nhiều nhất trên mỗi đồng vốn từ nhà đầu tư của mình. NIM – biên lãi ròng, có giá trị trung bình là 3,29%, giá trị nhỏ nhất 0,46% và giá trị lớn nhất là 33,31%. 4.3.2. Kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan Luận án kiểm tra sự tương quan giữa các biến. Kết quả là có mối tương quan dương và tương quan âm giữa các biến phụ thuộc ROA, ROE, NIM với biến độc lập SIZE, CAR, CIR, RD, AGE, RISK, TANG, MP, GDP và INF. 4.3.3. Tổng hợp hồi quy các biến theo mô hình Pooled OLS Kết quả hồi quy Pool OLS của biến phụ thuộc ROA, ta có thể thấy: Biến độc lập SIZE, CAR, TANG có tương quan dương với biến phụ thuộc ROA (hệ số hồi quy >0). Biến độc lập CIR, MP có tương quan âm với biến phụ thuộc ROA (hệ số hồi quy 5%). Kết quả hồi quy Pool OLS của biến phụ thuộc ROE: Trong khi biến SIZE có tương quan dương (hệ số hồi quy > 0) thì CAR, CIR, RISK lại có tương quan âm với biến phụ thuộc ROE (hệ số hồi quy < 0). Các biến còn lại (RD, AGE, TANG, MP, GDP và INF) không có mối tương quan với biến phụ thuộc ROE. Kết quả hồi quy Pool OLS của biến phụ thuộc NIM được thể hiện trong bảng 4.8. Trong khi biến CAR, TANG có tương quan dương (hệ số hồi quy > 0) thì SIZE, CIR, RD lại có tương quan âm với biến phụ thuộc ROE (hệ số hồi quy < 0). Các biến còn lại (SIZE, AGE, RISK, MP, GDP và INF) không có mối tương quan với biến phụ thuộc NIM. 4.3.4. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Kết quả kiểm định đối với mô hình hồi quy tuyến tính Pooled OLS đối với ROA, ROE và NIM đều có giá trị VIF = 1.53 < 5. Mô hình nghiên cứu (đối với ROA, ROE và NIM) được xem là không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiện tượng đa cộng tuyến. Kiểm định phương sai thay đổi đối với mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp bình phương Pooled OLS. Đối với ROA, hệ số Prob> chi2 = 0.0002 < 5%. Vì vậy, phương sai không đồng nhất trong mô hình Pool OLS. Đối với ROE, hệ số Prob>chi2 = 0.0041 < 5%. Điều này có nghĩa là phương sai không đồng nhất trong mô hình Pool OLS. Còn đối với NIM, hệ số Prob> chi2 = 0.0000 < 5%, phương sai không đồng nhất. Kiểm định tự tương quan của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp bình phương Pooled OLS. Đối với ROA: hệ số Prob> F =
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2