intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

24
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết cấu của luận án gồm 3 chương được trình bày như sau: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững ngân hàng thương mại; Thực trạng phát triển bền vững các ngân hàng thương mại việt nam giai đoạn 2008- 2017; Giải pháp phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2019-2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG -----∞∞----- BÙI KHẮC HOÀI PHƢƠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG C C NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN N TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội – 2019
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại Học viện Ngân hàng Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. TÔ KIM NGỌC 2.PGS.TS. NGUYỄN THỊ MÙI Phản biện 1: .............................................................................. ................................................ Phản biện 2: .............................................................................. ........................................................ Phản biện 3: .............................................................................. .................................................... Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận án tiến sĩ cấp Học viện Vào hồi …… giờ….. Ngày …. Tháng …. Năm 2019 tại Học viện Ngân hàng Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thƣ viện Học viện Ngân hàng - Thƣ viện Quốc gia
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Tính bền vững trong hoạt động ngân hàng được bàn luận và thực hiện ngày càng nhiều tại các nước phát triển. Các nhà quản lý ngân hàng tin rằng thực hiện bền vững có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thành công của ngân hàng trong tương lai. Quan điểm này được cũng cố khi nghiên cứu về tính bền vững của hai tổ chức là United Nations Global Compact và Accenture (2010) được công bố. Đây được xem là nghiên cứu lớn nhất về tính bền vững với cuộc khảo sát từ 766 CEO của gần 100 quốc gia trên thế giới. Trong đó, có 41 CEO đến từ các ngân lớn như: Grupo Santander, Calvert Group, HSBC, Storebrand, UniCredit…Kết quả khảo sát cho thấy 98% các CEO của ngân hàng khẳng định tầm quan trọng của các vấn đề bền vững đối với sự thành công trong tương lai của hoạt động kinh doanh. Rất quan trọng Quan trọng Ngân hàng 68% 30% Tổng số 54% 39% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Hình1: Tầm quan trọng của tính bền vững Nguồn: United Nations Global Compact and Accenture CEO Study (2010). Ngân hàng có vai trò là một trung gian tín dụng, là một bộ phận cấu thành thị trường tài chính, là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng ảnh hưởng và định hướng phát triển kinh tế xét trên cả quy mô và hiệu suất. Lý do cho việc ngân hàng tích hợp phát triển bền vững trong hoạt động của NHTM một phần vì định hướng của các cơ quan quản lý, của các tổ chức xã hội, yêu cầu của các tổ chức tài trợ vốn thường gắn kết với yếu tố môi trường và xã hội. Các cơ quan quản lý nhà nước thường trực tiếp hoặc gián tiếp quy định về vấn đề quản lý các tác động đến môi trường và xã hội trong hoạt động ngân hàng. Mặc dù các tác động đến môi trường của bản thân ngân hàng là không lớn so với các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế, tuy nhiên ngân hàng có tác động với kích thước lớn lên môi trường và cộng đồng thông qua các khách hàng của mình. Bên cạnh đó, hợp tác kinh tế thông qua tài trợ các dự án trên toàn cầu thường yêu cầu nghiêm ngặt về vấn đề quản lý rủi ro môi trường và xã hội. Ngoài ra, phát triển bền vững còn có chiều hướng xuất phát bên trong ngân hàng, phát sinh thông qua nhu cầu thiết lập các mục tiêu cốt lõi và tạo nên giá trị thương hiệu của mình, gắn kết và cân bằng lợi ích của nhiều bên liên quan, tạo ra lợi thế thương mại, xây dựng cơ sở của người tiêu dùng và thị phần, thu hút các đối tác tài chính từ đó tăng lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn. Phát triển bền vững tại các NHTM Việt Nam đang ở giai đoạn đầu, một số ngân hàng đang quan tâm và từng bước lồng ghép vấn đề môi trường nhằm hỗ trợ các quyết định tín dụng, thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí về môi trường trong hoạt động nội bộ. Hiện vẫn chưa có NHTM nào phát triển theo mô hình ngân hàng bền vững, các NHTMNN đóng vai trò chi phối trong hệ thống các TCTD, ngoại trừ 3 NHTMNN được mua lại với giá 0 đồng các NHTMNN có tình hình tài chính lành mạnh có năng lực và quy mô lớn, trong đó vẫn chưa có ngân hàng nào kinh doanh theo mô hình bền vững. Các NHTMCP có những ngân hàng quy mô vốn nhỏ có khả năng phát triển theo mô hình bền vững nhưng có năng lực tài chính lành mạnh và một số NHTMCP đã hoàn thành giai đoạn tái cấu trúc (2011-2015) như SHB, Maritime Bank…
  4. 2 Nhận thấy tính cấp thiết và khả năng ứng dụng vào thực tế về tính bền vững của hoạt động ngân hàng trong tương lai, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam”, nhằm đánh giá tính bền vững và đề xuất những giải pháp nhằm phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển bền vững hệ thống ngân hàng 2.1 Tổng quan nghiên cứu trên thế giới Đánh giá tính bền vững theo hiệu quả hoạt động Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về đánh tính bền vững của công ty, ngân hàng, quan điểm về tính bền vững trước đây được gắn với hiệu quả hoạt động dựa trên cơ sở tối đa hóa lợi ích cho cổ đông. Những nghiên cứu gần đây đã có bước chuyển biến thay vì chỉ tối đa hóa lợi ích cho cổ đông như trước đây sẽ mở rộng thành tối đa hóa lợi ích cho các bên liên quan khác của tổ chức bao gồm: cổ đông, khách hàng, nhà đầu tư, cơ quan quản lý và mở rộng cho cả cộng đồng. Theo cách tiếp cận truyền thống, hiệu quả kinh doanh ngân hàng là nhằm tối đa hóa lợi ích cho cổ đông. Ứng dụng lý thuyết các bên liên quan trong đánh giá phát triển bền vững: Phương pháp đánh giá hiệu suất tổng thể kết hợp với đánh giá mức độ phát triển bền vững của ngân hàng là một trong những hướng nghiên cứu mới. Phương pháp này ứng dụng lý thuyết các bên liên quan nhằm đánh giá mức độ bền vững ngân hàng thông qua các chỉ số tài chính như các nghiên cứu truyền thống trước đây kết hợp các tiêu chí phi tài chính như các tiêu chí xã hội và môi trường nhằm đáp ứng lợi ích của các bên liên quan. Đánh giá tính bền vững của ngân hàng thương mại thông qua các sáng kiến xanh: Sahitya và Lalwani (2014) nghiên cứu tầm quan trọng của sáng kiến xanh đối với việc đạt được mục tiêu phát triển ngân hàng bền vững tại Ấn độ. Nghiên cứu của nhóm tác giả đã đánh giá những nổ lực của các NHTM nhằm thực hiện phát triển bền vững, bao gồm các hoạt động bên trong ngân hàng như sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng, khai thác cơ sở vật chất hiệu quả. Nghiên cứu của Dyllick và Muff (2016) phân tích ý nghĩa của mô hình kinh doanh bền vững và phân loại tính bền vững trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thành ba cấp độ khác nhau. Ứng dụng chỉ số DJSI nhằm đánh giá tính bền vững của một tổ chức: Các DJSI đánh giá hiệu suất của các công ty hàng đầu thế giới về các chỉ tiêu kinh tế, môi trường và xã hội, cung cấp cho các nhà đầu tư với các tiêu chuẩn khách quan để quản lý danh mục đầu tư của họ. (Searcy và cộng sự, 2012). Các DJSI dựa trên sự phân tích hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội, đánh giá các vấn đề như quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro, xây dựng thương hiệu, giảm thiểu biến đổi khí hậu, tiêu chuẩn chuỗi cung ứng, tiêu thụ năng lượng, phát triển nguồn nhân lực. Phát triển bền vững theo tiêu chuẩn sáng kiến báo cáo toàn cầu GRI Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI) đã được phát triển với mục tiêu giúp các tổ chức báo cáo về hoạt động môi trường, xã hội, kinh tế và tăng cường trách nhiệm giải trình của họ. 2.2 Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu về phát triển bền vững ngân hàng tại Việt Nam chưa nhiều. Chưa có nghiên cứu toàn diện về đánh giá phát triển bền vững hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Trần Thị Hoàng Yến (2016) ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội nhằm kiểm tra mối quan hệ và tác động của các biến độc lập là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả tài chính của ngân hàng thông qua các biến phụ thuộc là ROA và ROE. Trong nghiên cứu này tác giả đã làm rõ các lý thuyết về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong đó có lý thuyết về các bên liên quan và đây là lý thuyết cốt lõi và phổ biến nhất về
  5. 3 trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2015) tổng hợp được các quan điểm, các chỉ tiêu đánh giá về phát triển ngân hàng bền vững. Thông qua đánh giá thực trạng phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và tái cấu trúc theo thông lệ quốc tế, nhóm tác giả đã đề xuất các giải pháp phát triển bền vững hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng phát triển và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại dựa theo các tiêu chí đánh giá tính ổn định và lành mạnh hệ thống ngân hàng là chủ yếu. Nghiên cứu này chưa đi sâu đánh giá về thực trạng phát triển bền vững hệ thống ngân hàng thương mại theo thông lệ quốc tế về khía cạnh môi trường và xã hội trong hoạt động ngân hàng. Nhìn chung các nghiên cứu về phát triển bền vững hệ thống ngân hàng thương mại ở trong nước chưa nhiều, đặc biệt về các mô hình ngân hàng bền vững. Các nghiên cứu trong nước tập trung nhiều về đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại, rất ít nghiên cứu về phát triển bền vững của ngân hàng thương mại. Nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án là của Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2015) phân tích thực trạng phát triển của ngân hàng thương mại gắn với quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tuy nhiên nghiên cứu này phân tích phát triển bền vững hệ thống ngân hàng không tích hợp vấn đề môi trường và xã hội trong hoạt động của ngân hàng đây được xem các trụ cột quan trọng của tính bền vững. 2.3 Khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu t u t u ết về phát triển bền vữ â t ươ mại? Để trả lời câu hỏi này, nghiên cứu sẽ trình bày, tổng hợp hệ thống lý thuyết về phát triển bền vững ngân hàng thương mại, bao gồm: các quan điểm phát triển bền vững ngân hàng thương mại, các nguyên tắc phát triển bền vững, các mô hình phát triển bền vững ngân hàng thương mại… Trên cơ sở đó, nghiên cứu này đề xuất định nghĩa, bổ sung và hoàn thiện các nguyên tắc và các mô hình phát triển bền vững ngân hàng. ọc cho Việt Nam về phát triển bền vữ â t ươ mại từ kinh nghiệm của các ước trên thế giới? Câu hỏi này được trả lời thông qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển bền vững ngân hàng thương mại từ các mô hình ngân hàng điển hình, thành công của các quốc gia khác nhau. Các kinh nghiệm từ hệ thống thể chế, xây dựng lộ trình phát triển bền vững của cơ quan quản lý, các giai đoạn phát triển bền vững, đến việc thực hành phát triển bền vững của các ngân hàng thành công và điển hình tại các quốc gia trong khu vực và ở các nước phát triển. ức đ phát triển bền vững củ các â t ươ mại Việt Nam? Câu hỏi này sẽ được trả lời thông qua việc bổ sung và hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững ngân hàng và sử dụng các tiêu chí này để đánh giá mức độ bền vững của các ngân hàng thương mại qua các khía cạnh bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, đây là những giá trị cốt lỗi của ngân hàng bền vững và được tích hợp trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ. ững rào cả đ i với quá trình phát triển bền vữ â t ươ mại Việt Nam? Tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm xác định những rào cản nào là lớn đối với các ngân hàng thông qua khảo sát điều tra theo các tiêu chí đã xác định đối với các nhà quản lý ngân hàng. m mt ế o để phát triển bền vữ â t ươ mại Việt Nam trong xu thế h i nhập? Câu hỏi này được trả lời thông qua để xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững NHTM. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển bền vững các ngân hàng thương mại và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững ngân hàng thương mại Việt Nam. 3.2. Mục tiêu cụ thể
  6. 4 - Đánh giá thực trạng phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian 2008-2017. - Phân tích các điều kiện liên quan đến môi trường phát triển bền vững ngân hàng thương mại Việt Nam, làm rõ các thách thức đối với chiến lược phát triển bền vững ngân hàng thương mại. - Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2019-2025. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu Đ tượng nghiên cứu: phát triển bền vững ngân hàng thương mại Việt Nam, theo các khía cạnh về tính ổn định lành mạnh của ngân hàng, các vấn đề về môi trường và xã hội. Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu phát triển bền vững của 12 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2008-2017, số liệu được thu thập trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán của từng ngân hàng nhằm tính toán các chỉ số tài chính. Số liệu thu thập trong khoảng thời gian dài và các chỉ số tài chính tương đối nhiều nên trong phạm vi của luận án chỉ đánh giá phát triển bền vững của 12 ngân hàng thương mại bao gồm: 3 NHTMCPNN và 9 NHTMCP. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả sử dụng Stata 12 nhằm tính toán các chỉ số, mức độ bình quân, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất, tính toán các mức độ của dãy số thời gian nhằm đánh giá mức độ bền vững của các ngân hàng thương mại trong khoảng thời gian 2008-2017. 5.2 Phƣơng pháp khảo sát Nghiên cứu khảo sát chuyên sâu đối với 250 nhà quản lý ngân hàng từ cấp phó phòng giao dịch trở lên nhằm đánh giá việc thực hiện cũng như rào cản về phát triển vững của các ngân hàng thương mại. Đối tượng khảo sát là những nhà quản lý, những người góp phần hoạch định chiến lược, triển khai và thực hiện chiến lược phát triển bền vững của ngân hàng. 6. Những đóng góp của luận án Về lý luận, luận án tổng hợp, làm rõ các mô hình phát triển ngân hàng bền vững, hoàn thiện và phát triển hệ thống tiêu chí đánh giá ngân hàng bền vững, chỉ rõ các điều kiện cần thiết để phát triển bền vững ngân hàng. Trên cơ sở đó, mỗi ngân hàng định hướng phát triển bền vững theo từng mô hình phù hợp với chiến lược của ngân hàng nhằm tối đa hóa lợi ích của các bên liên quan. Về thực tiễn, Luận án phân tích thực trạng phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2008-2017, đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế về phát triển bền vững của NHTM Việt Nam. Luận án đã đề xuất các giải pháp phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế. Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà quản trị ngân hàng trong việc xây dựng khung chính sách và thực thi mô hình ngân hàng bền vững phù hợp với chiến lược của từng ngân hàng. Luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý các cấp nhằm xây dựng chính sách, đề án hỗ trợ hệ thống ngân hàng thương mại phát triển bền vững. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận án gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững các ngân hàng thương mại việt nam giai đoạn 2008- 2017. Chương 3: Giải pháp phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2019-2025.
  7. 5 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ L LUẬN CƠ ẢN VỀ PH T TRIỂN ỀN VỮNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 QUAN ĐIỂM, CÁC NGUYÊN TẮC VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1 Quan điểm về phát triển bền vững Phát triển bền vững là "sự phát triể đáp ứ được những nhu cầu hiện tại mà không ả ưởng, tổn hạ đến những khả đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tươ ". Định nghĩa này nhấn mạnh đến khía cạnh lâu dài của phát triển bền vững, không vì sự phát triển hiện tại mà làm ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai. (WCED, 1987). 1.1.2 Quan điểm phát triển Ngân hàng bền vững Thông qua nghiên cứu và tổng hợp các quan điểm về phát triển bền vững ngân hàng thương mại, tác giả đề xuất định nghĩa về ngân hàng bền vững: “Ngân hàng bền vững là ngân hàng có năng lực tài chính lành mạnh, hiệu quả và bền vững. Ngân hàng có những chính sách và hoạt động nhằm cải thiện môi trường. Các hoạt động của ngân hàng nhằm mang lại lợi ích cho các bên liên quan và mở rộng cho cả cộng đồng”. Từ những quan điểm về phát triển ngân hàng bền vững như trên, ngân hàng bền vững có những đặc trưng như sau: (1) NHBV có năng lực tài chính lành mạnh, hiệu quả và bền vững. (2) NHBV có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ các công ty, dự án đầu tư có trách nhiệm với môi trường và xã hội nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. (3) Hoạt động của ngân hàng bền vững không chỉ đem lại lợi ích cho các cổ đông mà còn cho các bên liên quan khác như: khách hàng, cơ quan quản lý, nhân viên, nhà cung ứng và rộng hơn là đem lại lợi ích cho cả cộng đồng. 1.1.3 Các mô hình phát triển bền vững ngân hàng thƣơng mại a. Theo mức đ phát triển bền vững Ngân hàng bền vững Ngân hàng tích hợp Phát triển chƣa bền vững Hình 1. 1 Các mức độ phát triển bền vững ngân hàng thƣơng mại Tổng hợp của tác giả Mức độ thứ nhất là phát triển chưa bền vững, mục tiêu của ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, chưa quan tâm và chú trọng đến hiệu quả về môi trường và xã hội trong hoạt động cho vay, đầu tư. Mức độ thứ hai là phát triển tích hợp, là ngân hàng có mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận và tích hợp vấn đề E&S trong hoạt động. Ở mức độ này, cấu trúc lợi thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động cho vay truyền thống và cho vay các dự án có lợi cho môi trường và cộng đồng Mức độ cuối cùng là ngân hàng bền vững, là ngân hàng đã xây dựng và thực thi các hệ thống chính sách về phát triển bền vững, bao gồm: các nguyên tắc và chuẩn mực phát triển bền vững, quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế, có những sáng kiến về phát triển bền vững. Các nguyên tắc và chuẩn mực về phát triển bền vững của ngân hàng được thực thi từ các cấp lãnh đạo nhằm ra các quyết định tín dụng, đầu tư.
  8. 6 b. Theo chiế ược kinh doanh - Mô hình Ngân hàng bền vững kết hợp với kinh doanh truyền th ng: mô hình kinh doanh này phổ biến ở các đang phát triển với trình độ về công nghệ và vốn chưa cao, chưa có các điều kiện để phát triển ngân hàng bền vững. Đặc trưng của mô hình này là ngân hàng sẽ xem xét các tác động đến môi trường, xã hội trong xét duyệt các dự án cho vay và trong hoạt động đầu tư, từ chối các dự án có ảnh hưởng xấu đến môi trường, xã hội. Hiệu quả kinh tế xem xét tác NHBV kết hợp xem xét tác động môi với kinh doanh trường động xã hội truyền thống Hình 1.2: Mô hình ngân hàng bền vững kêt hợp với kinh doanh truyền thống Tổng hợp của tác giả - Mô hình ngân hàng bền vững: Liên minh toàn cầu về các giá trị của ngân hàng đã xây dựng các đặc trưng chủ yếu của NHBV bao gồm 6 nguyên tắc sau: ba trụ cột trung tâm là con người, hành tinh và sự phồn thịnh; phục vụ nền kinh tế thực; mối quan hệ lâu dài với khách hàng; dài hạn, khả năng tự duy trì và phục hồi; quản lý minh bạch và toàn diện; các nguyên tắc này gắn liền với nền văn hóa của ngân hàng. Ba trụ cột trung tâm Quản lý minh bạch Nền kinh và toàn tế thực diện Nền văn hóa của ngân hàng Dài hạn, Mối quan khả năng tự hệ lâu dài duy trì và với khách phục hồi hàng Mô hình này thường được thực hiện nhiều ở các nước phát triển nơi các ngân hàng được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển bền vững nhờ vào hệ thống pháp lý được thiết kế tốt và có nhiều sáng kiến về tính bền vững được tạo dựng. NHBV ở các nước này có mối liên hệ chặt chẽ và được trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ về các sáng kiến môi trường và các vấn đề xã hội nhằm cung cấp các sản phẩm tài chính bền vững.
  9. 7 1.2. HỆ THỐNG TIÊU CHÍ Đ NH GI PH T TRIỂN BỀN VỮNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Dựa trên quan điểm và các mô hình ngân hàng bền vững, luận án tổng hợp, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các tiêu chí nhằm đánh giá tính bền vững của NHTM theo các khía cạnh bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Các tiêu chí này được tích hợp trong hoạt động của NHTM, bao gồm đảm bảo hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường trong hoạt động nội bộ và bên ngoài như thông qua cho vay và đầu tư. Các nhóm tiêu chí phản ánh bền vững về kinh tế, gồm: quy mô vốn chủ sở hữu, nhóm tiêu chí về rủi ro tín dụng, khả năng sinh lời, quản trị điều hành và nhóm tiêu chí về thanh khoản là tác giả tổng hợp, kế thừa và phát triển theo các yếu tố của khung CAMELS, bộ chỉ tiêu lành mạnh hóa tài chính (Financial Soundness Indicators - FISs) của IMF. Nhóm tiêu chí phản ánh tính ổn định, lành mạnh và bền vững là tác giả tổng hợp và xây dựng các tiêu chí đánh giá. Tác giả dựa trên nghiên cứu, kế thừa các tiêu chuẩn hiệu suất của IFC về bền vững môi trường và bền vững xã hội, các nguyên tắc xích đạo, sáng kiến về môi trường của Liên hiệp quốc, đánh giá bền vững theo Chỉ số bền vững Dow Jones (DJSI), GRI, để phát triển nhóm tiêu chí phản ánh tính bền vững về môi trường và xã hội của ngân hàng. Bên cạnh đó, mức độ bền vững của NHTM gắn liền với cung cấp các sản phẩm xanh và tài chính bền vững. Theo đó, ngân hàng có mức độ bền vững thấp cung cấp các sản phẩm có sự chọn lọc cải tiến về vấn đề môi trường, hạn chế những tác động tiêu cực của sản phẩm đến môi trường. Hệ thống các tiêu chí đánh giá ngân hàng bền vững được xây dựng, tổng hợp và phát triển như sau: Nhóm tiêu chí về quy mô VCSH Nhóm tiêu chí về rủi ro tín dụng NGÂN HÀNG BỀN VỮNG Nhóm tiêu chí về khả năng sinh lời chất lượng tài sản Nhóm tiêu chí về năng lực quản trị điều hành Bền vững về kinh tế Nhóm tiêu chí về khả năng thanh khoản Nhóm tiêu chí về công nghệ Nhóm tiêu chí về ổn định, lành mạnh và bền vững Lợi ích của nhân viên Bền vững về Lợi ích của khách hàng xã hội Tài chính toàn diện Đầu tư có trách nhiệm với cộng đồng Bền vững về môi trƣờng Cam kết phát triển bền vững Quản lý rủi ro E&S Trách nhiệm với môi trường Cung cấp sản phẩm bền vững
  10. 8 1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ NƢỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 1.3.1 Kinh nghiệm phát triển bền vững NHTM ở một số nƣớc 1.3.1.1 Tại các qu c đ p át tr ển Bangladesh: Bangladesh xây dựng khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội của quốc gia, ngân hàng trung ương nước này buộc các NHTM phải thực hiện khung quản lý rủi ro này vào năm 2011. Để thực hiện chính sách này, ngân hàng trung ương Bangladesh đã xây dựng lộ trình thực hiện gồm 3 giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 Indonesia Indonesia tiếp cận có hệ thống trong phân loại khoản vay có đủ tiêu chuẩn “tài chính bền vững” hay không. Chính phủ và các Bộ ngành đã xây dựng chính sách hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại các dự án vay vốn của khách hàng. Tiêu chuẩn xanh là điều kiện tối thiểu để được phân loại là tài chính bền vững. Công ty bị đánh giá là tiêu chuẩn đỏ và đen thì các khoản vay của họ không thể “xanh” ngay cả khi các khoản vay này nhằm mục đích đầu tư vào các lĩnh vực tiết kiệm năng lượng. Gold Green Blue Red Black Mức tốt nhất Mức đạt Không đạt 1.3.1.2 Tại các qu c gia phát triển Hà Lan Đề án quỹ đầu tư xanh tại Hà Lan là một khoản kết hợp giữa tín dụng thuế và miễn thuế cho nhà đầu tư vào các quỹ xanh, theo định nghĩa của Bộ Môi trường, Tài chính, Nông nghiệp. Chương trình cung cấp một sự đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư, trong khi giảm chi phí tài chính cho các dự án đủ điều kiện thân thiện với môi trường. Kể từ khi thực hiện chương trình trong năm 1995, có 234.400 cá nhân đã đầu tư hơn 6,8 tỷ EUR trong quỹ xanh, tài trợ cho hơn 5.000 dự án. Vươ qu c Anh Ở Anh giá trị tài sản của hệ thống tài chính gấp 8 lần so với GDP, do vậy đây không chỉ tập trung các tổ chức tài chính lớn nhất trên thế giới mà còn là nơi diễn ra nhiều sáng kiến tài chính bền vững trong nước và trên thế giới. 1.3.2 Bài học về phát triển bền vững cho các NHTM Việt Nam Thứ nhất, khung pháp lý hoàn thiện về phát triển bền vững NHTM Thứ hai, khung chính sách qu c gia về quản lý rủ ro mô trường và xã h i: Bảng 1.1: Các quốc gia thành lập khung chính sách phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Các quốc gia Tên khung chính sách Năm phát Tự nguyện hoặc bắt hành buộc Bangladesh Hướng dẫn quản lý rủi ro môi trường (ERM) 2011 Tự nguyện China Hướng dẫn tín dụng xanh 2007, 2012, Bắt buộc
  11. 9 2014 Indonesia Lộ trình phát triển tài chính bền vững ở 2014 Bắt buộc Indonesia Brazil Nghị định Verde 2009, Tự nguyện 2012 Nghị định thư xanh Chính sách trách nhiệm với môi trường Bắt buộc Nigeria Các nguyên tắc phát triển ngân hàng bền 2012 Bắt buộc vững ở Nigeria Colombia Nghị định thư xanh 2012 Tự nguyện Nguồn: Adeboye Oyegunle và Olaf Webe Thứ ba, Áp dụng các sáng kiến về tính bền vững Thứ tư, cu cấp các sản phẩm tài chính bền vững 1.4 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC NHTM Thứ nhất, ực tài chính ổ định và lành mạnh Thứ hai, hoàn thiện hệ th ng quản lý rủ ro mô trường và xã h i Thứ ba, sự tham gia và ủng h của các bên liên quan của NHTM Thứ tư, tuâ t ủ các tiêu chuẩn qu c tế về tính bền vững Thứ m, đ dạng hóa các dịch vụ ngân hàng và cung cấp sản phẩm tài chính bền vững Cung cấp sản phẩm tài chính bền vững Tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về tính bền vững Sự tham gia và ủng hộ của các bên liên quan của NHTM Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội Năng lực tài chính ổn định và lành mạnh Điều kiện phát triển bền vững ngân hàng thƣơng mại Nguồn: tổng hợp của tác giả
  12. 10 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PH T TRIỂN ỀN VỮNG C C NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008- 2017 2.1. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TỪ 2011 ĐẾN NAY 2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG C C NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 2.2.1 Khung pháp lý về phát triển bền vững hệ thống ngân hàng thƣơng mại Khung pháp lý cho phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam đang từng bước được xây dựng và ngày càng hoàn thiện, tạo động lực cho toàn ngành ngân hàng thực hành phát triển bền vững. 2.2.2 Nhóm các tiêu chí đánh giá ngân hàng bền vững về kinh tế 2.2.2.1 Nhóm tiêu chí về quy mô nguồn v n chủ sở hữu 70000 Tỷ đồng 63765 60000 52558 48834 50000 40000 26931 29601 29696 30000 22876 20000 16031 14251 14691 13722 8788 10000 0 Biểu đồ 2.2: Tổng vốn chủ sở hữu của các NHTM năm 2017 Nguồn: áo cáo t ường niên của ngân hàng 2.2.2.2 Nhóm tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng Mô tả các tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng Tiêu chí Số quan Giá trị trung Độ lệch Giá trị Giá trị lớn sát bình chuẩn nhỏ nhất nhất Nợ xấu so với dƣ nợ 132 .0210856 .0121067 .0034 .088 Nợ có khả năng mất vốn 132 .0097589 .0084251 0003144 .0427939 so với dƣ nợ Nợ xấu so với vốn chủ sở 132 .1508058 .1093973 .0082748 .6193223 hữu Nguồn: xử lý s liệu của tác giả sử dụng STATA 12 Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của các ngân hàng đạt nhỏ nhất là 0,34 và lớn nhất là 8,8 . Nợ xấu so với vốn chủ sở hữu dao động trong khoảng 0,83 -61,93 . Như vậy, tỷ lệ nợ xấu so với vốn chủ sở hữu của NHTM còn quá cao, cá biệt có ngân hàng tỷ lệ này là 61,93 , nợ xấu chiếm hơn một nữa so với vốn chủ. 2.2.2.3 Nhóm tiêu chí phản ánh khả s ời Mô tả các tiêu chí phản ánh khả năng sinh lời Tiêu chí Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị Giá trị nhỏ nhất lớn nhất ROA 120 0,010967 0,00603 0,000274 0,0266 ROE 120 0,140628 0,0774707 0,003 0,36 Nguồn: xử lý s liệu của tác giả sử dụng STATA 12 Theo bảng 2.11, hai tỷ lệ ROA và ROE có độ dao động khá lớn, trong đó ROA dao động trong khoảng
  13. 11 0,027 đến 2,66% và ROE thấp nhất là 3% và lớn nhất là 36%. 2.2.2.4 Nhóm tiêu chí phả á ực quản trị đ ều hành Mô tả các tiêu chí phản ánh năng lực quản lý Tiêu chí Số quan Giá trị trung Độ lệch Giá trị Giá trị sát bình chuẩn nhỏ nhất lớn nhất Tốc độ tăng dư nợ 120 0,37425 0,7265 -0,2334 7,4857 Tốc độ tăng tài sản 120 0,3385 0,8035 -0,3726 8,3547 Tốc độ tăng thu nhập 120 0,2526 0,3147 -,03968 1,6875 Nguồn: xử lý s liệu của tác giả sử dụng STATA 12 Giá trị trị trung bình về tiêu chí tốc độ tăng dư nợ trong giai đoạn 2008-2017 của hệ thống NHTM là 37,43%, tốc độ tăng tổng tài sản là 33,85% và tốc độ tăng thu nhập là 25,26%. Mặc dù đạt tốc độ tăng trung bình về các tiêu chí trên tương đối cao nhưng thiếu tính ổn định, cụ thể tiêu chí tốc độ tăng dư nợ có ngân hàng tăng hơn 748 , có ngân hàng tỷ lệ này giảm 23,34%. Về tiêu chí tốc độ tăng tài sản có ngân hàng lên đến hơn 835 và thấp nhất tỷ lệ này giảm 37,26%. 2.2.2.5 Nhóm tiêu chí phản ánh khả t k oản 2.2.2.6 Nhóm tiêu chí về trì đ công nghệ 2.2.2.7 Các tiêu chí phản ánh tính ổ định, lành mạnh và bền vững a. Cấu trúc v n chủ sở hữu Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam được sở hữu bởi nhiều cổ đông khác nhau, trong đó nhóm các NHTM nhà nước có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước rất cao chiếm trên 60% bao gồm Ngân hàng VCB, Vietinbank và BIDV, các ngân hàng cổ phần còn lại được sở hữu bởi nhiều cổ đông khác nhau gồm cá nhân và pháp nhân trong và ngoài nước. Những năm gần đây, nhiều NHTMCP Việt Nam có cổ đông là các tập đoàn tài chính quốc tế, tuy nhiên từ cuối năm 2017 có nhiều nhà đầu tư chiến lược và các cổ đông lớn nước ngoài rút vốn tại các ngân hàng trong nước. b. Tỷ lệ an toàn v n t i thiểu 19.5% 20% 18% 16.0% 16% 12.6% 12.7% 12.1% 13.1% 14% 11.5% 11.6% 11.3% 10.9% 11.3% 12% 10.4% 10% 8% 6% 4% 2% 0% Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM năm 2017 Nguồ áo cáo t ường niên củ các â t ươ mạ m Theo báo cáo thường niên của các ngân hàng, NHTMCP có tỷ lệ CAR tương đối cao so với các NHTMNN. Maritimebank có tỷ lệ này cao nhất trong số các ngân hàng, năm 2017 đạt 19,48%, tiếp theo là Eximbank đạt 15,98%. VCB có tỷ lệ CAR cao nhất trong 3 NHTMNN, Năm 2017 đạt 11,13 , BIDV đạt 10,9% và Vietinbank là 10,4%.
  14. 12 Đến năm 2018, NHNN đã trao quyết định công nhận cho hai Ngân hàng là VIB và Vietcombank đáp ứng chuẩn mực Basel II. Hiện nay có nhiều quốc gia đã ban hành quy định và lộ trình để thực hiện theo Basel III, các ngân lớn trên thế giới đã hoàn thành yêu cầu về an toàn vốn. Ủy Ban Basel đã công bố báo cáo về kết quả điều tra quá trình thực hiện Basel III thực hiện đến 31/12/2017 của 206 ngân hàng, bao gồm 111 ngân hàng lớn nhất thế giới - ngân hàng nhóm 1 (trong số này có 30 ngân hàng chiến lược toàn cầu G-SIB) và 95 ngân hàng nhóm 2, kết quả tất cả các ngân hàng nhóm 1 và nhóm 2 (bao gồm cả 30 G-SIB) đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu cổ phần thường (CET1) là 4,5% và mức mục tiêu CET1 là 7,0 . Báo cáo cũng kết luận rằng, hiện tại tỷ lệ vốn cấp 1 ở châu Âu cao hơn ở châu Mỹ và các khu vực khác trên thế giới (BIS, 2018). Tỷ lệ vốn cấp 1 bình quân của 12 NHTM tại Sri Lanka trong năm 2017 trên 10 và CAR của các ngân hàng này bình quân trên 15 , trong năm 2018 các ngân hàng Sri Lanka bắt đầu áp dụng Basel III. Các nước ở khu vực Đông Nam Á như Philippines, Singapore, Malaysia đã xây dựng chính sách và lộ trình theo Basel III. c. Tỷ lệ v n ngắn hạn cho vay trung, dài hạn VIB 27% 50% Sacombank 28% 27% VPBank 24% 44% Maritimebank 23% 30% BIDV 9% 33% SHB 31% 27% Eximbank 12% 42% MBBank 11% 21% Techcombank 27% 34% Vietinbank 10% 34% Vietcombank 10% 34% ACB 10% 41% 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 Dài hạn/ Dư nợ Trung hạn/Dư nợ Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ nợ trung hạn, dài hạn so với tổng dƣ nợ năm 2017 Nguồ áo cáo t ường niên của NHTM và tính toán của tác giả Các NHTMCP có tỷ lệ nợ trung và dài hạn cao hơn so với NHTMNN, tỷ lệ nợ dài hạn của VIB chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 50%, tiếp theo là Eximbank (42%), ACB (41%). d. Cơ cấu thu nhập Thu nhập của NHTM chủ yếu là thu từ lãi, có những ngân hàng thu nhập từ lãi thuần đạt gần 90% trong tổng thu nhập. Các dịch vụ phi tín dụng truyền thống sẽ là yếu tố nền tảng tạo ra thu nhập bền vững cho ngân hàng. Phát triển dịch vụ phi tín dụng góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích, đồng thời phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng, tăng nguồn thu nhập và lợi nhuận của từ hoạt động dịch vụ, tạo nguồn thu ổn định và bền vững của ngân hàng. Thu nhập của NHTM năm có mức tăng trưởng khá cao trong năm 2017. Thu nhập từ lãi thuần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của NHTM (năm 2017 đạt 76,6%), tiếp theo là thu nhập từ hoạt động dịch vụ (10,3%), thu nhập từ kinh doanh chứng khoán và thu từ góp vốn cổ phần chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng thu nhập. Thu nhập từ lãi thuần năm 2017 tăng 24 tương ứng tăng 2364 triệu đồng, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng cao lên tới 51,7 tương ứng tăng 559 triệu đồng, thu nhập thuần từ đầu tư chứng
  15. 13 khoán năm 2017 giảm 19,8 tương ứng giảm 38,5 triệu đồng so với 2016. Các nước trong khu vực đồng Euro có tỷ trọng thu nhập ngoài lãi tương đối cao trong tổng thu nhập, năm 2013, tỷ lệ này đạt 40,39%. So với các ngân hàng của Euro, các NHTM Việt Nam có tỷ trọng thu nhập ngoài lãi rất thấp. e. Cơ cấu nợ xấu 35000 triệu đồng 30000 32304 31344 25000 29484 20000 15000 18084 16752 10000 13680 10728 9528 5000 7212 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ Nợ có khả năng mất vốn Biểu đồ 2.15: Nợ xấu của NHTM Nguồ áo cáo t ường niên của NHTM Nợ xấu theo báo cáo của NHTM có xu hướng tăng sau tái cấu trúc 2011-2015, tỷ lệ nợ xấu năm 2017 của 12 NHTM là 2,04% giảm so với 2016 là 2,31% tuy nhiên về quy mô nợ xấu có xu hướng tăng. Năm 2016, tổng nợ xấu của 12 ngân hàng là 59916 triệu đồng tăng 26,34 tương ứng tăng 12492 triệu đồng. Trong đó, các khoản nợ dưới tiêu chuẩn có xu hướng tăng mạnh, tốc độ tăng là 68,6 tương ứng tăng 7356 triệu đồng. Năm 2017, nợ xấu của các NHTM này đạt 61776 triệu đồng, tốc độ tăng 3 tương ứng tăng 1860 triệu đồng so với năm 2016. Trong đó, nợ nghi ngờ tăng mạnh lên tới 75,8 tương ứng tăng 7224 triệu đồng. Như vậy nợ xấu của NHTM chưa được xử lý triệt để sau tái cấu trúc, nợ xấu vẫn còn ở mức cao trong hệ thống ngân hàng. Tuy vậy, các khoản nợ xấu này là nợ xấu nội bảng theo báo cáo của các ngân hàng, con số này vẫn chưa phản ánh đầy đủ và thực chất của nợ xấu, chưa bao gồm các khoản nợ xấu bán cho VAMC và các khoản đưa ra khỏi bảng cân đối tài sản. f. Tình trạng sở hữu chéo của hệ th ng NHTM Tình trạng sở hữu chéo của NHTM giảm mạnh so với những năm trước đây, đa số các ngân hàng đều đáp ứng quy định về sở hữu chéo. g. Khả t ếp cận và ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Sự đổi mới của FinTech (Financial Technology - công nghệ trong tài chính) nhằm khuyến khích sự tham gia của các tổ chức phi tài chính, tạo cơ hội hợp tác giữa các công ty FinTech và các NHTM. Các NHTM Việt Nam đã hợp tác với các công ty FinTech trong cung cấp các dịch vụ tài chính nhằm tăng tiện ích cho khách hàng. VietinBank gần đây đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty Opportunity Network (ON) để cung cấp nền tảng số cho việc kết nối doanh nghiệp là khách hàng của VietinBank với trên 15.000 doanh nghiệp ở 113 quốc gia là thành viên của ON, tạo ra cơ hội mở rộng thị trường hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước với các đối tác nước ngoài. MB đã phát triển mô hình ngân hàng số dựa trên sự hợp tác với đối tác chiến lược Viettel, Vietcombank hợp tác với Công ty M_Service trong thanh toán chuyển tiền… Bên cạnh đó, các ngân hàng Việt Nam đang có sự đầu tư lớn về hạ tầng công nghệ, phần mềm corebanking thế hệ mới, triển khai các công nghệ nền tảng mới, ứng dụng các giải pháp sáng tạo theo xu hướng chung về chuyển đổi số, số hóa dịch vụ của ngành Ngân hàng . Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử
  16. 14 phát triển mạnh với lợi thế tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian, số lượng người dùng dịch vụ ngân hàng điện tử tăng mạnh từ 21 năm 2015 lên tới 81 năm 2017. 2.2.2 Nhóm các tiêu chí đánh giá ngân hàng bền vững về xã hội 2.2.2.1 Lợi ích của người lao động Các chế độ đãi ngộ với người lao động như: chính sách lương thưởng, lợi ích chính đáng cho người lao động, các hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho người lao động, nâng cao bình đẳng giới, phát huy tính dân chủ, chăm lo đến đời sống và phúc lợi của người lao động, các vấn đề nhân quyền như các hoạt động liên quan đến sử dụng lao động... Thu nhập củ ườ o đ ng, NHTM có chính sách lương thưởng gắn kết thu nhập của người lao động với kết quả kinh doanh của ngân hàng mình. So với các ngành khác, thu nhập bình quân của lao động ngành ngân hàng thường cao hơn. - Về đ o tạo nâng cao chất ượng nguồn nhân lực, NHTM chưa có các khóa đào tạo chuyên sâu cho nhân viên về các vấn đề về môi trường nhằm nâng cao nhận thức cũng như năng lực đánh giá về những rủi ro môi trường trong các quyết định cho vay. Để đảm bảo phát triển bền vững, nhân viên tín dụng cần phải đánh giá đầy đủ và chính xác quá trình giám sát rủi ro môi trường trong các hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ chối những dự án có hại cho môi trường và xã hội. Hiện nay một số ngân hàng như Sacombank, Vietinbank đã thành lập các nhóm chuyên trách đánh giá rủi ro môi trường và xã hội cho thấy bước đầu các ngân hàng này đã quan tâm đến rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cho vay. - P úc ợ c o ườ ođ - Vấ đề nhân quyền, quá trình sử dụng lao động tại các NHTM Việt Nam những năm gần đây chưa ghi nhận trường hợp nào liên quan đến vấn đề cưỡng bức, sử dụng lao động trẻ em… 2.2.2.2 Lợi ích cho khách hàng - Tạo m i quan hệ âu d v bì đẳng với khách hàng vay v n Để nâng cao các lợi ích cho khách hàng, tạo mối quan hệ tốt giữa ngân hàng và khách hàng doanh nghiệp, về phía ngân hàng cần tạo được sự công bằng giữa các DNNVV và các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, ngân hàng còn có các chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp: các nguồn vay thế chấp, tín chấp và dự án, chương trình khởi nghiệp, hỗ trợ cho công nhân viên của doanh nghiệp về mua nhà ở, nhà thu nhập thấp. - Nâng cao mức đ hài lòng, tạo m i quan hệ gắn bó trung thành của khách hàng gửi tiết kiệm NHBV cần phải có quy trình chặt chẽ, chính xác cao nhằm tránh tình trạng thất thoát tài sản của khách hàng. Bên cạnh đó, NHBV cần có giải pháp khắc phục nhanh chóng, hiệu quả những vấn đề phát sinh trong quá trình giao dịch như sai sót thông tin, thất lạc chứng từ, nhầm lẫn giao dịch, gián đoạn hệ thống....Do vậy, ngân hàng cần có quy trình tiếp nhận hỗ trợ và xử lý một cách hiệu quả các phản hồi, khiếu nại của khách hàng, xử lý nhanh chóng, chính xác để giúp khách hàng thực sự yên tâm trong quá trình giao dịch. Ngân hàng nên triển khai nhiều các chương trình chăm sóc khách hàng thường xuyên, sự quan tâm đặc biệt và chính sách ưu đãi dành cho khách hàng nhằm tăng tiện ích và sự hài lòng cho khách hàng. . . .3 Đầu tư có trác ệm với xã h i Với quy mô vốn lớn và nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội của Nhà nước nên các NHTMNN đầu tư mạnh vào an sinh xã hội. Trong giai đoạn 2010-2016, BIDV đã tài trợ trên 1.485 tỷ đồng, Vietcombank trên 1.220 tỷ đồng, riêng Vietinbank kể từ khi thành lập đến nay đã hỗ trợ công tác an sinh xã hội trên 6,500 tỷ đồng. Trong các khoản đầu tư cho an sinh xã hội, đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục và y tế được các ngân hàng chú trọng và đầu tư nhiều nhất. Ngoài ra, các ngân hàng còn tài trợ các hoạt động tình nguyện, từ thiện với mục tiêu chia sẻ khó khăn và nâng cao chất lượng đời sống của cộng đồng.
  17. 15 2.2.3 Nhóm các tiêu chí đánh giá ngân hàng bền vững về môi trƣờng ệ thống quản l rủi ro môi trường và hội .C sác quả rủ ro mô trườ v b. ực trạ tr ể k ệt đá á rủ ro mô trườ v củ các (ESMS) NHTM đã chú trọng và lồng ghép một phần rủi ro môi trường và xã hội trong thẩm định các dự án vay vốn. BIDV không chấp thuận cấp tín dụng cho các dự án chưa được quy hoạch, Vietcombank chỉ chấp thuận cấp tín dụng cho các dự án đã được phê duyệt đánh giá tác động môi trường và yêu cầu chủ dự án cung cấp các thông tin liên quan đến công nghệ và môi trường trong hồ sơ xin vay vốn. Sacombank triển khai hệ thống ESMS được triển khai với sự kết hợp của các yếu tố sau: Chiến lược, mô hình quản trị, chính sách môi trường và xã hội (E S) tích hợp vào quy trình cấp tín dụng, bộ công cụ bằng Excel gồm bảng câu hỏi thẩm định tác động E S đối với khách hàng, thành lập nhóm ESMS tại Hội sở. BIDV đã thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng thông qua các dự án liên kết với ngân hàng thế giới. Thực tế triển khai hệ thống đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của hầu hết các ngân hàng chỉ dừng lại ở việc lồng ghép các yêu cầu về những dự án đã được phê duyệt đánh giá ta c động đến môi trường, các dự án đã được quy hoạch, một số kiểm tra thêm công nghệ xả thải và kế hoạch di dân, chỉ có một số ít ngân hàng có đánh giá độc lập của cán bộ tín dụng về những rủi ro tác động đến môi trường và xã hội của dự án vay vốn. Bên cạnh đó, báo cáo phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại cho thấy chưa có các tác động môi trường tiêu cực thực tế và tiềm ẩn đáng kể đối với chuỗi cung ứng sản phẩm của ngân hàng, cũng không có các khiếu nại về các tác động đến môi trường, chưa có trường hợp vay vốn nào bị đóng cửa do các vấn đề về môi trường của dự án. Thực tiễn này cho thấy có nhiều ngân hàng chưa đánh giá đầy đủ các rủi ro tác động đến môi trường và xã hội trong việc cấp tín dụng, giám sát các loại rủi ro E&S sau giao dịch về vốn với khách hàng. 2.2.3.2 Các cam kết phát triển bền vững của NHTM Việt Nam Theo kết quả khảo sát, cán bộ quản lý ngân hàng đồng tình cao với quan điểm phát triển bền vững NHTM, bao gồm các khía cạnh sau: là ngân hàng có sự phát triển ổn định và lành mạnh, hoạt động của ngân hàng bảo đảm lợi ích của các bên liên quan và có đóng góp vào sự phát triển ổn định, lành mạnh của hệ thống tài chính. Bên cạnh đó, các tiêu chí về tích hợp vấn đề môi trường và xã hội trong hoạt động chưa được cán bộ quản lý đánh giá cao. Về mục tiêu phát triển bền vững, cán bộ quản lý đánh giá cao các tiêu chí đáp ứng yêu cầu của các cơ quản lý nhà nước và tạo mối quan hệ gắn kết với khách hàng. Kết quả khảo sát cho thấy, mục tiêu phát triển bền vững chủ yếu nhằm đáp ứng các yêu cầu từ bên ngoài gồm cơ quan quản lý và khách hàng. Bản thân NHTM vẫn chưa chủ động thực hiện phát triển bền vững nhằm tìm kiếm lợi nhuận và các cơ hội đầu tư vào môi trường. 2.2.4 Cung cấp các sản phẩm bền vững Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam mới chỉ cung ứng một số sản phẩm xanh, hỗ trợ các dự án phát triển bền vững vì cộng đồng như: các dự án an sinh xã hội, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, … đánh giá một số dự án và cấp tín dụng gắn kết với môi trường như sử dụng tiết kiệm năng lượng, một số dự án điển hình về môi trường như xử lý chất thải, nâng cao nhận thức về vấn đề môi trường cho cộng đồng, cung cấp một số sản phẩm thân thiện với môi trường thông qua tham gia vào các liên kết quốc tế… Tuy nhiên, chưa có một ngân hàng nào phát triển theo mô hình ngân hàng bền vững và cung cấp đa dạng các sản phẩm tài chính bền vững. NHTM đang cung cấp tín dụng có lồng ghép các yếu tố môi trường và xã hội, các ngân
  18. 16 hàng Sacombank, Techcombank và Vietinbank đã ứng dụng và công bố thông tin về hệ thống đánh tác động môi trường và xã hội trong cấp tín dụng cho các dự án. Nguồn tài chính cung cấp cho các dự án thân thiện môi trường chiếm ưu thế vẫn thông qua liên kết với nước ngoài, các nguồn tài trợ từ ngân hàng thế giới, hay thông qua hợp tác với chính phủ các nước phát triển. NHTM tham gia liên kết trong việc quản lý tài chính, khách hàng, giải ngân…đánh giá về mặt kỹ thuật, tác động đến môi trường và xã hội, công nghệ sản xuất được thẩm định bởi đơn vị khác mà không phải là ngân hàng. Việc cấp tín dụng cho các dự án thân thiện với môi trường, các dự án về năng lượng sạch và năng lượng tái tạo xuất phát từ vốn của các ngân hàng còn hạn chế. 2.3 Đ NH GI THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc - Thứ nhất, khuôn khổ pháp lý về an toàn hoạt đ ng ngân hàng từ bước được hoàn thiện. -Thứ , ực tài chính của hệ th ng ngân hàng ổ đị , bước đầu lành mạnh hóa trong hoạt đ ng. Sau tái cấu trúc hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015, năng lực tài chính của NHTM được cải thiện rõ rệt. Các tiêu chí về an toàn vốn, chất lượng tài sản, tốc độ tăng trưởng, khả năng thanh khoản và thu nhập của các NHTM đạt được kết quả tốt từ năm 2015 đến nay. - Thứ ba, giảm tình trạng sở hữu chéo của hệ th ng ngân hàng: Trong năm 2017 nhiều NHTM, đặc biệt là các NHTMNN đã thoái vốn thành công tại các tổ chức tín dụng và các công ty khác nhằm đảm bảo an toàn và hoạt động hiệu quả. BIDV tiếp tục thoái vốn một cách có hiệu quả khỏi một số khoản đầu tư, kết quả tổng giá trị thoái vốn 444,72 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm 2017 (đạt 259%) về giá trị thoái vốn. Vietcombank đã thực hiện thoái vốn thành công tại Ngân hàng Sài Gòn công thương và Công ty Cổ phần tài chính xi măng. Theo đó, Vietcombank đã thu lãi 200 tỷ đồng sau khi thoái vốn. Cuối năm 2017, Vietcombank cũng đã bán thành công 2/3 số cổ phần đang nắm giữ của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và thu về 171 tỷ đồng. Tiếp tục thực hiện kế hoạch thoái vốn tại EIB, MBB. - Thứ tư, tuâ t ủ các qu định về mô trường - Thứ m, đầu tư v o c sác i: NHTM đã thực hiện tốt các vấn đề xã hội trong nội bộ như các chính sách về thu nhập gắn kết với kết quả kinh doanh của ngân hàng, trả lương theo yêu cầu và hiệu quả của công việc, có các chế độ khen thưởng đã khuyến khích cán bộ nhân viên gắn bó với ngân hàng. NHTM có các chính sách đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực và chính sách thăng tiến tạo động lực cho người lao động phát huy tốt năng lực của bản thân. Về thu nhập bình quân của cán bộ, nhân viên ngân hàng thường cao hơn các ngành khác. Ngoài ra, NHTM Việt Nam tuân thủ tốt các quy định về nhân quyền và người lao động được hưởng các quyền lợi hợp pháp. Không tồn tại vấn đề vi phạm về nhân quyền như không sử dụng lao động trẻ em trong bất kỳ hoạt động kinh doanh, không có khiếu kiện về cưỡng bức lao động, không vi phạm quyền lợi của người dân bản địa… 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.1.1 Hạn chế Thứ nhất, nhiều c ư đạt tiêu chuẩn Basel II, hiện nay mới có hai NHTM được NHNN công nhận đạt theo tiêu chuẩn Basel II là VCB và VIB. Trong khi nhiều nước phát triển trên thế giới đã đạt tiêu chuẩn Basel III, một số nước trong khu vực Đông Nam Á đã xây dựng chính sách và lộ trình theo Basel III.
  19. 17 ứ , ạn chế về uồ v đầu tư c o p át tr ể bề vữ Cạnh tranh với phương thức kinh doanh truyền 79% thống Giới hạn về nguồn vốn 84% uồ ổ ợp từ kết quả k ảo sát Thứ b , t ợ xấu tiềm ẩ tro các â t ươ mại Mặc dù nợ xấu có xu hướng giảm về tỷ lệ sau tái cấu trúc 2011-2015, nhưng quy mô vẫn lớn. Nợ xấu ngày càng khó xác định và đến nay vẫn chưa có biện pháp xử lý tận gốc. Nợ xấu theo báo cáo tài chính đã kiểm toán của các NHTM giảm về tỷ lệ, tuy nhiên quy mô nợ xấu có xu hướng tăng trong năm 2017, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng từ 29.484 triệu đồng năm 2015 lên 31.344 triệu đồng năm 2017. ứ tư, t ác t ức từ ứ dụ t cô cu c các mạ cô ệ . Thứ m, t ếu các sản phẩm tài chính bền vững Hiện nay chưa có ngân hàng nào phát triển theo mô hình ngân hàng bền vững và cung cấp đa dạng các sản phẩm tài chính bền vững. Các sản phẩm tài chính bền vững được cung cấp chủ yếu thông qua liên kết với quỹ, tổ chức phi chính phủ hay thông qua tài trợ của các nước phát triển. Thứ sáu, quyền lợi củ k ác c ư được bảo đảm toàn diện Một số NHTM chưa đảm bảo an toàn các khoản tiền gửi của khách hàng làm mất một phần hoặc toàn bộ số tiền gửi của khách hàng, chẳng hạn Eximbank, Ocean Bank… Một hạn chế nữa tại các NHTM Việt Nam là khi xảy ra tranh chấp, một số ngân hàng đã không có những giải pháp xử lý nhanh chóng, khắc phục hậu quả kịp thời, thậm chí khách hàng đã phải khởi kiện ra tòa. Thứ bảy, thu nhập củ các đ p ụ thu c nhiều vào hoạt đ ng tín dụng Thu nhập từ lãi thuần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của NHTM, tỷ lệ này lên đến 76,6% trong năm 2017. Hoạt động tín dụng có đặc điểm là biên lợi nhuận không cao, phụ thuộc vào chênh lệch giữa chi phí đầu vào (lãi suất huy động vốn) và lãi suất cho vay 2.3.1.2. Nguyên nhân ứ ất, k u p áp o t ệ t úc đẩ ệt â t ươ mạ p át tr ể bề vữ 79% 76% Khung pháp lý hoàn thiện phát triển bền vững Thiếu các phát minh về tính bền vững NHTM Thách thức chủ yếu thực hiện phát triển bền vững uồ ổ ợp từ kết quả k ảo sát
  20. 18 ứ hai, uồ â ực đáp ứ u cầu p át tr ể bề vữ c t ếu 77% 72% 53% Giới hạn về nguồn nhân lực Thiếu sự phối hợp của các bên liên Thiếu sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp quan cao uồ ổ ợp từ kết quả k ảo sát Các cán bộ quản lý đánh giá giới hạn về nguồn nhân lực của ngân hàng tương đối cao (77 ). Các nhà quản lý đánh giá sự thiếu ủng hộ của nhân sự cấp cao là một trong những thách thức khi thực hiện ngân hàng bền vững (53 ). Thứ ba, ệ t quả rủ ro mô trườ v củ c ư o t ệ ứ tư, t ếu các k ó đ o tạo â c o ực củ â v v t ếu ụt các t ô t về mô trườ Thứ m, thiếu sự ph i hợp và ủng h của các bên liên quan 72% 55% Thiếu sự ủng hộ của quản lý cấp cao trong ngân Thiếu sự phối hợp của các bên liên quan hàng Nguồ ổ ợp từ kết quả k ảo sát ứ sáu, các t u c uẩ qu c tế về t bề vữ c ư được áp dụ p ổ b ế tạ các V ệt m 64% 36% Có áp dụng Không áp dụng Tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về tính bền vững của NHTM uồ ổ ợp từ kết quả k ảo sát ứ bả , ệu quả t ực t các c sác về mô trườ v c ư c o Việt Nam đã xây dựng nhiều các chính sách bảo vệ môi trường nhưng hiệu quả thực thi các quy định pháp luật còn nhiều hạn chế. Nhiều dự án gây ảnh hưởng lớn đến môi trường vẫn được phê duyệt tác động môi trường, nhiều dự án không đạt các quy chuẩn môi trường theo yêu cầu vẫn tiếp tục được phép hoạt động và được chấp thuận thực thi dự án và thậm chí mở rộng quy mô sản xuất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2