intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: Quỳnh Quỳnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

149
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhằm góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ cơ ở lý luận và thực tiễn về PTCPBV; đánh giá thực trạng phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường; phân tích các yếu tố chủ yếu tác động đến PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk; đề xuất một số giải pháp chủ yếu bảo đảm phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VĂN HOÁ PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 62.62.11.15 T M TẮT LU N ÁN TIẾN KINH TẾ HUẾ, 2013
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: PG .T . Mai Văn Xuân Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế tại: Vào lúc: giờ ngày tháng năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Trung tâm học liệu – Đại học Huế - Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành cà phê Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã có những bước phát triển nhanh chóng trong thời gian qua, đóng góp một cách đáng kể vào sự phát triển chung của tỉnh Đắk Lắk, Tây Nguyên và của Việt Nam. Trong hơn 40 năm qua, phát triển kinh tế trên đất Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng là một kỳ tích phát triển trên phương diện quy mô và cơ cấu. Một vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trong đó chủ yếu là các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, tiêu,… đã tạo ra hình ảnh nổi bật về Tây Nguyên. Cà phê Việt Nam đã trở thành hiện tượng trên thị trường cà phê quốc tế và Tây Nguyên nói chung, Buôn Mê Thuột nói riêng trở thành địa danh trong marketing địa phương được biết đến như một trong những trung t m ản xuất cà phê lớn bậc nhất của thế giới. Đắk Lắk có 311 nghìn ha đất đỏ Bazan, khí hậu khá thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cà phê. Diện tích trồng cà phê toàn tỉnh đến năm 2011 có trên 200.000 ha các loại, là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất cả nước. Sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh từ năm 2005 đến năm 2010 đạt bình quân trên 300 ngàn tấn/năm. Riêng vụ thu hoạch 2010-2011 sản lượng cà phê thu hoạch 487.748 tấn. Giá trị xuất khẩu năm 2010 của toàn tỉnh 602 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu cà phê chiếm trên 85% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. Kết quả sản xuất kinh doanh cây cà phê đã đóng góp trên 40% GDP của tỉnh và khoảng 1/4 số dân của tỉnh sống nhờ vào việc sản xuất, kinh doanh cà phê. Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từ nay đến năm 2015, c y cà phê vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Như vậy, sự phát triển cà phê làm thay đổi bộ mặt cao nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng và tính chất của sự phát triển rất nhanh đó tất yếu dẫn đến các vấn đề về chất lượng phát triển. Nó sự phá vỡ kết cấu phát triển đã tồn tại hàng nghìn năm trên cao nguyên, đã đảo lộn các cân bằng tự nhiên, cân bằng kinh tế và các cân bằng mô hình tổ chức xã hội. Việc sản xuất cà phê với mật độ tập trung cao, thiếu quy hoạch đã tạo ra các hậu họa trước mắt như ự thay đổi môi trường sinh thái, sự thay đổi cấu trúc kinh tế, sự thay đổi cấu trúc quần cư từ tính dân tộc học thuần túy dựa trên nền tảng tổ chức xã hội dân sự đến tổ chức xã hội pháp lý ban đầu của những người nhập cư… Điều đó đã tạo ra một Tây Nguyên trong đó có tỉnh Đắk Lắk sản xuất cà phê được dẫn dắt bởi thị trường tự phát công phá tài nguyên đã tồn tại hàng nghìn năm để tạo nên một nền nông nghiệp độc canh sản xuất hàng 1
  4. hóa với đồng loạt sản phẩm ơ chế. iệc đó về bản chất đã chứa đựng sự bất ổn, phi tự nhiên, phi nguyên tắc khai thác tự nhiên và đầy phi lý thị trường. Cụ thể, do diện tích trồng cà phê tăng lên nhanh chóng và thiếu quy hoạch, vấn đề di dân tự do từ các tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên nói chung nhất là vào tỉnh Đắk Lắk đã đặt ra nhiều vấn đề nổi cộm về phát triển cà phê ở tỉnh như ngành cà phê đang đứng trước những thách thức to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới; sản lượng cà phê tăng nhanh nhưng chất lượng, hiệu quả kinh tế chưa cao, ức cạnh tranh trên thị trường thế giới còn hạn chế. Sự tăng nhanh diện tích không theo quy hoạch dẫn đến rừng bị tàn phá, đất đai thoái hoá, nguồn nước ngầm có nguy cơ uy giảm; môi trường sinh thái trong vùng trồng và chế biến cà phê ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sinh kế của người dân. Sự bất ổn về sinh kế của d n di cư, đặc biệt là di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào Đắk Lắk đã và đang g y nên những tác động tiêu cực cả về khía cạnh môi trường và xã hội. Xuất phát từ đó, để có những định hướng và giải pháp phát triển cà phê ở tỉnh Đắk Lắk đạt hiệu quả cao và bền vững chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ” làm đề tài luận án tiến ĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng pháp phát triển cà phê bền vững (PTCPB ) và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm PTCPB trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ cơ ở lý luận và thực tiễn về PTCPBV; (2) Đánh giá thực trạng phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk trên các khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường; Phân tích các yếu tố chủ yếu tác động đến PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk; (3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu bảo đảm phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk. Đối tượng nghiên cứu cụ thể là các vùng, các hộ trồng cà phê, người thu gom, các đại lý và các công ty/doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 2
  5. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung đánh giá PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk; Ph n tích các yếu tố ảnh hưởng đến PTCPBV; Trên cơ ở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk. Các nội dung ph n tích và đánh giá tập trung chủ yếu vào chủ thể là các hộ nông d n trồng cà phê trên đất sử dụng lâu dài và trồng cà phê liên kết, là những tác nh n quan trọng trong ngành hàng cà phê và có vai trò quan trọng đối với phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Thời gian: Các ố liệu thứ cấp từ năm 2000 đến năm 2012; Số liệu điều tra tập trung vào năm 2011; Định hướng và giải pháp đảm bảo PTCPB của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Những đóng góp của luận án: Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm áng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển cà phê bền vững. Luận án đã xác định PTCPB là quá trình phát triển hướng tới thay đổi về kỹ thuật và công nghệ ản xuất và chế biến cà phê th n thiện với môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, công bằng xã hội, nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ản phẩm cà phê chất lượng cao của con người cho thế hệ hôm nay và mai au. Luận án cũng đã làm rõ các nh n tố tác động đến PTCPBV bao gồm điều kiện tự nhiên, năng lực của các tổ chức ản xuất kinh doanh cà phê, các nh n tố thị trường và tác động của Chính phủ. Các giải pháp PTCPBV cũng được tổng hợp bao gồm các hoạt động n ng cao năng lực của người ản xuất kinh doanh; nghiên cứu phát triển thị trường, đầu tư và đổi mới công nghệ và kỹ thuật ản xuất kinh doanh cà phê; ử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên cho PTCPB ; x y dựng chính ách hợp lý và hỗ trợ và đầu tư công cho PTCPBV. Trên cơ ở tiếp cận và hệ thống hóa lý thuyết về PTCPBV, Luận án đã x y dựng khung phân tích PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, PTCPBV được ph n tích ở ba nội dung, đó là i) Kinh tế (tăng trưởng, hiệu quả, ổn định, chất lượng, cạnh tranh); ii) Xã hội (thu nhập, việc làm, bình đẳng, xoá đói giảm nghèo); iii) Môi trường (khai thác và bảo vệ môi trường) và ự kết hợp hài hoà giữa các nội dung đó trong PTCPBV. Từ đó, luận án đã x y dựng các hệ thống chỉ tiêu đánh giá và các phương pháp ph n tích PTCPB ở tỉnh Đắk Lắk. Luận án đã ph n tích những mặt được và tồn tại trong PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk, trong đó nêu rõ phát triển cà phê ở tỉnh Đắk Lắk tăng trưởng qua hàng năm, có hiệu quả và lợi thế cạnh tranh nhưng chưa ổn định. Phát triển cà phê giúp tăng thu nhập, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo nhưng chưa bình đẳng. Phát triển cà phê là một trong những nguyên 3
  6. nh n làm uy giảm môi truờng và làm mất c n bằng inh thái. Luận án đã đi u ph n tích các nguyên nh n thúc đẩy và làm cản trở PTCPBV ở Đắk Lắk, bao gồm i) Điều kiện tự nhiên; ii) Chủ thể ản xuất; iii) Thị trường; iv) Chính phủ. Luận án cũng đã khẳng định việc PTCPBV là yêu cầu tất yếu khách quan trong hội nhập kinh tế quốc tế; Đồng thời nhấn mạnh quan điểm phát triển ản xuất chạy theo lợi nhuận nhất thời, bất chấp việc phá hủy tài nguyên môi truờng và làm mất cần bằng inh thái ẽ là nguy cơ của việc phát triển cà phê không bền vững. Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã xác định các giải pháp và chính ách phù hợp bảo đảm PTCPB ở tỉnh Đắk Lắk và khẳng định nhóm chủ thể ản xuất là nền tảng quyết định. Bên cạnh đó cần tích cực phát triển thị trường, mở rộng thị trường tiêu dùng nội địa, đầu tư và đổi mới công nghệ và kỹ thuật ản xuất kinh doanh cà phê và ự hỗ trợ từ chính ách và đầu tư công của Chính phủ để bảo đảm PTCPB . 4
  7. 1 CHƯƠNG 1 CƠ Ở LÝ LU N VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển cà phê bền vững Có nhiều quan điểm khác nhau về PTCPBV. Từ những thảo luận xung quanh quan niệm của các tác giả, có thể khái quát PTCPBV là quá trình phát triển hướng tới thay đổi về kỹ thuật và công nghệ sản xuất và chế biến cà phê thân thiện với môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, công bằng xã hội, nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu sản phẩm cà phê chất lượng cao của con người cho thế hệ hôm nay và mai sau. Đặc điểm PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk bao gồm i) PTCPBV gắn liền với những đặc thù về kinh tế - kỹ thuật của ngành; ii) PTCPBV gắn với năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và iii) Sản phẩm cà phê có mức độ cạnh tranh mạnh mẽ so với một số nông sản khác. Nội dung chủ yếu của PTCPBV được xác định bao gồm i) Bền vững về kinh tế (tăng trường, hiệu quả, ổn định, chất lượng, cạnh tranh); ii) Bền vững về xã hội (thu nhập, việc làm, bình đẳng, xoá đói giảm nghèo), Bền vững về môi trường (khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường) Trên cơ sở phân tích đặc điểm và các nội dung PTCPBV, tác giả xác định bốn yếu tố chủ yếu quyết định PTCPBV bao gồm i) Điều kiện tự nhiên của sản xuất (đất đai, khí hậu, nguồn nước); ii) Chủ thể sản xuất - kinh doanh cà phê (lao động, tài chính, công nghệ, tổ chức sản xuất); iii) Thị trường tiêu thu sản phẩm cà phê iv) Các chính sách và hỗ trợ đầu tư công của Chính phủ. 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển cà phê bền vững Trên cơ ở nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về PTCPBV của các nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới (Brazil, Colombia và Guatemala), tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm về nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê Việt Nam, đó là i) Để PTCPBV, Việt Nam cần nâng cao chất lượng cà phê một cách đồng bộ, để sản phẩm cà phê có uy tín trên thị trường thế giới; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ cà phê nội địa; iii) Xây dựng, đổi mới hình thức tổ chức ngành hàng cà phê thích hợp và iv) Phát triển chỉ dẫn địa lý để khẳng định thương hiệu và nâng cao giá trị cà phê. 5
  8. 2 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk Tài nguyên đất ở tỉnh Đắk Lắk rất thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cây cà phê. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 1.312.537 hecta, trong đó các nhóm đất có chất lượng tốt, thích hợp cho việc trồng cà phê (đất xám, đất đỏ và đất nâu) chiếm trên ba phần tư tổng diện tích tự nhiên. Điều kiện khí hậu của tỉnh mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát mẻ, phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cà phê với chất lượng tự nhiên tốt. Năm 2010, tổng diện tích canh tác cà phê của tỉnh là 183,3 nghìn hecta, sản lượng 387,2 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 504,3 triệu USD, đóng góp trên 80% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả cả tỉnh. Tuy nhiên, do hạn chế trong lĩnh vực công nghệ chế biến nên cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu của tỉnh rất đơn điệu, hầu hết chỉ tập trung vào một loại cà phê nhân - loại cà phê có giá trị gia tăng thấp nhất (chiếm trên 99% tổng giá trị cà phê xuất khẩu). Các tổ chức kinh tế chính trong ngành hàng cà phê của tỉnh Đắk Lắk bao gồm hộ nông dân sản xuất cà phê, các cơ ở thu mua và chế biến cà phê và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu cà phê nhân. Mỗi tổ chức kinh tế trong ngành hàng cà phê của tỉnh có những đặc điểm khác nhau. Hộ nông dân sản xuất cà phê có đặc điểm quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu phương tiện sản xuất, chế biến và thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin thị trường và tiến bộ kỹ thuật. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê có quy mô sản xuất lớn, tập trung và quy trình sản xuất tiên tiến. Tuy nhiên, do thiếu vốn, đầu tư trang thiết bị hạn chế nên các doanh nghiệp tập trung chủ yếu là sơ chế và chế biến cà phê nhân- tập trung ở công đoạn đánh bóng, ph n loại và đóng gói cà phê nh n để xuất khẩu. 2.2. Tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích phát triển cà phê bền vững Đề tài lựa chọn các cách tiếp cận nghiên cứu trên ba góc độ đó là kinh tế, xã hội và môi trường và sự kết hợp tương tác của ba nhân tố tố để nghiên cứu PTCPB trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Các chủ thể chính nghiên cứu trong đề tài bao gồm hộ nông dân sản xuất cà phê, hộ thu gom, đại lý, công ty chế biến xuất khẩu cà phê nhân. Chọn tám huyện và thị xã của tỉnh Đắk Lắk để nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ nông hộ. Để đánh giá chuỗi cung, chuỗi giá trị cà phê của Đắk Lắk, chúng tôi chọn 10 hộ, 10 đại lý thu mua và 10 công ty chế biến và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 6
  9. Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập qua báo cáo thống kê của UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở NN&PTNT, Cục Thống kê tỉnh, số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, các báo điện tử, số liệu của các công trình khoa học nghiên cứu cây cà phê, báo cáo của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Tổ chức cà phê thế giới, dữ liệu của Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên và một số nguồn khác. Nguồn số liệu ơ cấp được thu thập từ các mẫu đại diện của các hộ nông dân trồng cà phê, hộ thu gom, đại lý và công ty chế biến, xuất khẩu cà phê nhân, bằng phỏng vấn trực tiếp. Số lượng mẫu nghiên cứu bao gồm 500 hộ nông dân, 10 hộ thu gom, 10 đại lý và 10 công ty chế biến xuất khẩu cà phê nhân. Phân tích thông tin, số liệu bằng các phương pháp chủ yếu, đó là phương pháp thống kê kinh tế; phương pháp xác định lợi thế cạnh tranh, phương pháp hồi qui tương quan, phương pháp phân tích đầu tư dài hạn, phương pháp phân tích chuỗi cung, chuỗi giá trị, phương pháp chuyên gia; Phương pháp ma trận phân tích SWOT. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu: Các chỉ tiêu đo lường phát triển cà phê bền vững về mặt kinh tế bao gồm: (1) Tổng sản lượng cà phê thu hoạch (tấn); (2) Tổng giá trị sản xuất cà phê (tỷ đồng); (3) Tỷ lệ giá trị sản xuất cà phê (%); (4) Tổng sản lượng cà phê tiêu thụ nội địa (tấn); (5)Tổng giá trị kim ngạch cà phê xuất khẩu (triệu USD); (6) Lợi nhuận kinh tế trung bình trên một ha cà phê (triệu đồng/ha); (7) Năng uất trung bình trên một ha cà phê (tấn/ha); (8) Thời gian hoàn vốn đầu tư (năm); (9) Giá trị hiện tại ròng (NPV) (triệu đồng/ha); (10) Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) (%); (11) Hệ số chi phí nguồn lực trong nước (lần). Các chỉ tiêu đo lường phát triển cà phê bền vững về mặt xã hội bao gồm: (1) Đóng góp của cà phê trong tổng thu nhập của hộ gia đình; (2) Tỷ lệ hộ vay vốn trong tổng số hộ trồng cà phê (%); (3) Số lượng lao động và việc làm tham gia trồng cà phê (người); (4) Quy mô và tốc độ tăng dân di cư tự do vào Đắk Lắk; (5) Tỉ lệ số hộ và nhân khẩu nghèo tham gia trong lĩnh vực sản xuất cà phê; (6) Tỉ lệ các hộ dân tộc thiểu số được xoá đói, giảm nghèo. Các chỉ tiêu đo lường phát triển cà phê bền vững về môi trường bao gồm: (1) Diện tích trồng cà phê và tốc độ tăng trưởng của nó; (2) Tỷ lệ diện tích trồng cà phê chủ động nước tưới (nước ngầm, nước mặt) (%); (3) Tỷ lệ diện tích trồng cà phê đảm bảo điều kiện thích nghi về đất(%); (4) tỷ lệ suy giảm về diện tích rừng tự nhiên. 7
  10. 3 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG Ở TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Thực trạng phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk Xuất phát từ lí luận về PTCPBV đã được đề cập ở phần cơ ở lí luận, nghiên cứu thực trạng PTCPB ở tỉnh Đắk Lắk tập trung vào ba nội dung chủ yếu au: PTCPB về mặt kinh tế, bền vững về mặt môi trường và bền vững về mặt xã hội. 3.1.1. Phát triển cà phê bền vững về mặt kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk Để nghiên cứu PTCPB trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk về mặt kinh tế, luận án đi u ph n tích một ố vấn đề liên quan au: Đóng góp của phát triển cà phê đối với phát triển kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk; kết quả và hiệu quả của ản xuất kinh doanh cà phê, khả năng cạnh tranh của ngành cà phê, chuỗi cung cà phê và thị trường tiêu thụ cà phê ở tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua để đi đến những kết luận và đánh giá cho vấn đề nghiên cứu. (1) Đóng góp của phát triển cà phê đối với phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk Bảng 3.1: Đóng góp của ngành cà phê trong phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk Tỉ trọng giá trị ản Giá trị ản xuất Tỉ trọng giá trị ản xuất Giá trị ản xuất cà xuất cà phê trong tổng Năm theo giá hiện hành nông nghiệp trong tổng phê trong tổng giá trị giá trị ản xuất nông (tỷ đồng) giá trị ản xuất (%) ản xuất (%) nghiệp (%) 2000 7.144 67,75 49,86 33,78 2005 15.287 65,25 31,98 20,87 2009 36.174 63,42 39,63 25,14 2010 44.765 62,38 39,69 23,96 BQ 20.169 66,30 38,86 25,76 Nguồn: Niên gián thống kê tỉnh Đắk Lắk 2004, 2007, 2010 và tính toán của tác giả Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ năm 2000 đến năm 2010 giá trị ản xuất ngành nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị ản xuất của toàn tỉnh. Giá trị ản xuất ngành cà phê luôn đóng góp vào giá trị ản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh rất lớn (từ 26,84%-53,14%). Bình quân trong khoảng thời gian trên, giá trị ản xuất ngành cà phê đã đóng góp 38,86% GO ngành nông nghiệp của tỉnh. Giá trị ản xuất cà phê chiếm bình qu n 25,76% trong tổng giá trị ản xuất của tỉnh. Qua đó cho thấy ự phát triển của ngành cà phê là nh n tố hết ức quan trọng trong ự phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk. Phát triển cà phê đạt hiệu quả, ổn định và bền vững chính là yếu tố quan trọng cho ự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Lắk. (2) Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê a. Hạch toán trong từng niên vụ 8
  11. 30,00 25,00 20,00 Lợp nhuận kinh tế (1000 đồng/kg) 15,00 10,00 5,00 0,00 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 -5,00 -10,00 -15,00 Năm Đồ thị 3.1: Biến động lợi nhuận kinh tế trên một tấn cà phê của hộ Nguồn: Số liệu điều tra niên vụ 2010/ 2011, NGTK tỉnh Đắk Lắk 2011 Số liệu điều tra tình hình sản xuất cà phê của các hộ cho thấy: Tổng chi phí bình quân 1 ha là 59,95 triệu đồng. Lợi nhuận kinh tế trên một tấn cà phê đạt 24,67 triệu đồng. Bảng 3.2: Các kịch bản của lợi nhuận kinh tế trên 1tấn cà phê nhân Giá LNKT/tấn Giá trị LNKT/tấn trị CÁC KỊCH BẢN cà phê CÁC KỊCH BẢN kịch cà phê kịch nhân bản nhân bản Kịch bản cơ sở 24,67 Kịch bản cơ sở 24,67 Năng suất cà phê (tấn/ha) Lạm phát (%) Thấp nhất 1,54 8,65 Thấp nhất 0,98 25,06 TB trừ độ lệch tiêu chuẩn 1,75 13,32 TB trừ độ lệch tiêu chuẩn 1,01 24,41 TB 2,13 19,31 TB 1,07 23,1 TB cộng độ lệch tiêu chuẩn 2,5 23,52 TB cộng độ lệch tiêu chuẩn 1,13 21,78 Cao nhất 3,1 28,16 Cao nhất 1,23 19,39 Giá cà phê (triệu đồng/tấn) Tổng chi phí (triệu đồng) Thấp nhất 4,72 -18,12 Tăng 10% 65,94 22,38 TB trừ độ lệch tiêu chuẩn 6,62 -16,21 Tăng 5% 62,94 23,53 TB 16,51 -6,33 Giảm 5% 56,95 25,81 TB cộng độ lệch tiêu chuẩn 26,39 3,56 Giảm 10% 53,95 26,95 Cao nhất 47,5 24,67 Năng uất cà phê, giá cà phê thấp nhất và lạm phát cao nhất, tổng chi phí giảm 10%. -38,33 Năng uất cà phê, giá cà phê bằng giá trị TB trừ độ lệch tiêu chuẩn và lạm phát bằng giá trị TB cộng độ lệch tiêu chuẩn, tổng chi phí giảm 5%. -29,95 Năng uất cà phê, giá cà phê bằng giá trị TB và lạm phát bằng TB, tổng chi phí không đổi. -13,62 Năng uất cà phê, giá cà phê bằng giá trị TB cộng độ lệch tiêu chuẩn và lạm phát bằng giá trị TB trừ độ lệch tiêu chuẩn, tổng chi phí tăng 5%. 0,93 Năng uất cà phê, giá cà phê cao nhất và lạm phát thấp nhất, tổng chi phí tăng 10% 26,59 Nguồn: Số liệu điều tra niên vụ 2010/ 2011 và tính toán của các tác giả Xét trên góc độ chỉ tiêu lợi nhuận kinh tế bình quân một kg cà phê nhân theo thời gian cho thấy cho thấy PTCPBV về mặt kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào giá cà phê thế giới và trong nước, năng suất cà phê và lạm phát (giá cả các yếu tố đầu vào). 9
  12. Các kịch bản năng suất cà phê, giá cà phê và lạm phát được nghiên cứu trong vòng 15 năm trở lại đây (năm 1995-2011) cũng cho thấy, lợi nhuận kinh tế phụ thuộc rất lớn vào giá cả cà phê thế giới và trong nước. Các yếu tố khác như lạm phát, năng suất và chi phí sản xuất cà phê trong những trường hợp xấu nhất vẫn có hiệu quả. b. Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê tính cho một chu kì kinh doanh cà phê Bảng 3.3: Kết quả và hiệu quả đầu tư cho một chu kì sản xuất cà phê (Tính bình quân trên 01 ha cà phê với các mức lãi suất chiết khấu khác nhau) Lãi uất chiết khấu NPV Lợi nhuận /năm BCR Thời gian thu hồi STT (%) (tr.đồng) (tr.đồng) (lần) vốn (năm) 1 8,00 103,92 8,64 1,69 7,00 2 12,00 60,83 7,59 1,61 7,00 3 14,00 46,73 6,80 1,56 8,00 4 16,00 35,82 5,96 1,51 8,00 5 20,00 20,52 4,26 1,38 8,00 6 24,00 10,79 2,69 1,26 8,00 7 28,00 4,43 1,29 1,13 10,00 8 30,00 2,11 0,66 1,07 11,00 9 32,00 0,20 0,07 1,01 19,00 10 32,24 0,00 0,00 1,00 25,00 11 34,00 -1,35 -0,48 0,95 - Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2011 Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, cả 2 chỉ tiêu NP và IRR đều thể hiện hiệu quả của việc trồng cà phê ở tỉnh Đắk Lắk. NP đạt 46,74 triệu đồng/ha với lãi suất chiết khấu là 14% (tương ứng với mức lãi suất mà nhiều hộ phải trả) và IRR = 32,24% lớn hơn o với lãi suất vay ngân hàng hiện tại của các hộ. Điều này sẽ bổ sung cho kết luận phát triển cà phê bền vững về mặt kinh tế. (3) Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê tỉnh Đắk Lắk Bảng 3.4: Lợi thế so sánh của sản xuất và xuất khẩu cà phê của hộ ở Đắk Lắk “Tính bình quân cho một tấn nhân xuất khẩu” Hạng mục ĐVT Giá trị I. Chi phí nội nguồn Đồng 18.346.326 II. Chi phí ngoại nguồn USD 1.078,69 III. Chi phí thu mua, chế biến, xuất khẩu Đồng 1.657.067 IV. Giá xuất khẩu cà phê (Giá bình quân 5 tháng đầu năm 2011- tính theo giá FOB) USD/tấn 2.150 V. DRC Đồng/USD 18.672 VI. OER " 19.517 VII. SER " 23.420 VIII. DRC/SER Lần 0,7972 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán của tác giả trong niên vụ 2010/2011 Kết quả tính toán cho thấy rằng, chỉ số DRC/SER của sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk là 0,7972 < 1, cho thấy nếu bỏ ra 0,7972 USD chi phí nội nguồn để trồng, chế biến và xuất khẩu cà phê thì sẽ thu về một lượng giá trị ngoại tệ là 1 USD. Kết quả ước lượng này đã chứng minh việc trồng và xuất 10
  13. khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có lợi thế o ánh, đã mang ngoại tệ về cho quốc gia. a. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số DRC  Bằng phương pháp kịch bản Bảng 3.5: Các kịch bản của hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC “tính bình quân cho một tấn nhân xuất khẩu” CÁC KỊCH BẢN DRC/SER CÁC KỊCH BẢN DRC/SER Kịch bản cơ sở 0,7972 Kịch bản cơ sở 0,7972 Chi phí nội nguồn Chi phí ngoại nguồn Tăng 5% 0,8395 Tăng 5% 0,8395 Tăng 15% 0,9391 Tăng 15% 0,9391 Tăng 25% 1,0654 Tăng 25% 1,0654 Tăng 30% 1,1423 Tăng 30% 1,1423 Giảm 5% 0,759 Giảm 5% 0,759 Giảm 15% 0,6926 Giảm 15% 0,6926 Giảm 25% 0,6369 Giảm 25% 0,6369 Giảm 30% 0,6123 Giảm 30% 0,6123 Giá cà phê xuất khẩu Tỷ giá hối đoái Tăng 5% 0,7245 Tăng 5% 0,7593 Tăng 15% 0,6128 Tăng 15% 0,6933 Tăng 25% 0,5309 Tăng 25% 0,6378 Tăng 30% 0,4976 Tăng 30% 0,6133 Giảm 5% 0,8862 Giảm 5% 0,8392 Giảm 15% 1,1406 Giảm 15% 0,9379 Giảm 25% 1,6000 Giảm 25% 1,063 Giảm 30% 2,0035 Giảm 30% 1,1389 Chi phí nội, ngoại nguồn tăng 5% và giá cà phê xuất khẩu, tỷ giá hối đoái giảm 5% 1,0375 Chi phí nội, ngoại nguồn tăng 15% và giá cà phê xuất khẩu, tỷ giá hối đoái giảm 15% 1,9685 Chi phí nội, ngoại nguồn giảm 5% và giá cà phê xuất khẩu, tỷ giá hối đoái tăng 5% 0,6269 Chi phí nội, ngoại nguồn giảm 10% và giá cà phê xuất khẩu, tỷ giá hối đoái tăng 10% 0,5012 Chi phí nội, ngoại nguồn giảm 20% và giá cà phê xuất khẩu, tỷ giá hối đoái tăng 20% 0,3316 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán của tác giả trong năm 2011 kết quả nghiên cứu việc phân tích các kịch bản DRC cho thấy cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là mặt hàng xuất khẩu có nhiều lợi thế trong tương lai. Do đó, việc phát triển trồng cà phê của tỉnh để xuất khẩu là điều tất yếu. Tuy nhiên, do hệ thống chuỗi sản phẩm từ vật tư, dịch vụ đầu vào đến người trồng, người thu gom, cơ ở chế biến xuất khẩu không có cơ chế ràng buộc cụ thể nên người trồng cà phê vẫn bị thiệt, đặc biệt do thị trường và giá cả đầu vào, đầu ra..  Bằng phương pháp phân tích dãy số thời gian Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, trong vòng 16 năm trở lại đ y (1995-2011) ngành cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã trải qua 3 giai đoạn thăng trầm qua ba giai đoạn (1995- 1999 ; 2000-2005; 2006- 2011). Nhưng ngành cà phê tỉnh Đắk Lắk vẫn vượt qua được thời kỳ bi đát nhất (2000 – 2005) để góp phần thúc đẩy PTCPBV trên Địa bàn. 11
  14. 14 13 12 11 10 9 DRC/SER (lần) 8 7 6 5 4 3 2 1 0 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm Đồ thị 3.2: Biến động hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC “Tính bình quân cho một tấn nhân xuất khẩu” Nguồn: Tổ chức cà phê Quốc tế ICO (2010), tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán của tác giả trong niên vụ 2010/ 2011, một số nguồn khác (4) Phân tích chuỗi cung sản xuất cà phê tại Đắk Lắk  Sơ đồ về giá trị sản phẩm Công ty thu mua Thu nhập từ một ha cà phê (2,63 tấn cà phê xuất khẩu nh n/ha): 0,1,315 tr.đ (bình qu n 0,5 tr. đ/tấn) Đại lý tại huyện, Thu nhập từ một ha cà phê (2,63 tấn cà phê công ty thu mua nhân/ha): 0,789 tr.đ (bình qu n 0,3 tr.đ/tấn) Người thu gom, Thu nhập từ một ha cà phê (2,63 tấn cà phê đại lý tại xã nh n/ha): 1,315 tr.đ (bình qu n 0,5 tr.đ/tấn) Sản xuất cà phê tại hộ GO từ 1 ha cà phê (2,63 tấn cà phê nhân/ha): 124,74 trđ Cung cấp đầu vào Ph n bón: 31,11 tr.đ; B T : 3,52 tr.đ Vật tư khác: 9,15 tr.đ; LĐ: 16,16 tr.đ Sơ đồ 3.1. Dòng giá trị trong chuỗi cung cà phê tại Đắk Lắk Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011 và tính toán xử lí của tác giả Qua kết quả điều tra khảo sát và qua một số nghiên cứu, ơ bộ ơ đồ giá trị trong chuỗi cung cà phê tại Đắk Lắk cho thấy: Do nhiều khâu trung gian tham gia vào chuỗi cung sản 12
  15. phẩm cà phê, do vậy làm cho chi phí tiêu thụ tăng, người sản xuất bị ép giá. Sản phẩm cà phê từ người sản xuất đến công ti xuất khẩu không rõ nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng sản phẩm. Do vậy giảm tính bền vững trong phát triển cà phê. 3.1.2. Phát triển cà phê bền vững về mặt xã hội ở tỉnh Đắk Lắk (1) Giải quyết việc làm cho người lao động và vấn đề di dân tại tỉnh Đắk Lắk Như đã ph n tích ở trên, kết quả sản xuất kinh doanh cây cà phê ở tỉnh Đắk Lắk đã đóng góp trên 40% GDP của tỉnh và khoảng 1/4 số dân của tỉnh (khoảng 400 ngàn người) sống nhờ vào việc sản xuất, kinh doanh cà phê. Bảng 3.6: Biến động lao động các ngành của tỉnh Đắk Lắk qua các năm Tổng số Tỉ lệ LĐ nông Tỉ lệ LĐ cà phê Tỉ lệ LĐ cà Tốc độ tăng Năm lao động nghiệp trong tổng trong LĐ nông phê trong hàng năm (người) số LĐ (%) nghiệp (%) tổng LĐ (%) LĐ CP (%) 2005 756.892 78,14 43,22 33,77 - 2006 766.963 75,95 45,00 34,18 2,55 2007 855.462 76,05 41,25 31,37 2,38 2008 864.796 75,20 42,08 31,64 1,97 2009 873.869 74,31 43,43 32,27 3,06 2010 883.643 72,87 45,92 33,46 4,84 BQ 833.604 75,34 43,45 32,74 2,96 Nguồn: Niên gián thống kê tỉnh Đắk lắk 2007, 2010 và tính toán ước lượng của tác giả (2) Việc thực hiện giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk Bảng 3.7: Tình hình giảm nghèo ở tỉnh Đắk Lắk ố hộ nghèo Giảm số hộ nghèo Tỉ lệ hộ nghèo Tỷ lệ giảm nghèo Năm (hộ) (hộ) (%) (%) 2005 90.247 - 25,55 - 2006 79.116 -11.131 23,26 -2,29 2007 66.027 -13.089 18,66 -4,6 2008 54.357 -11.670 15,00 -3,66 2009 50.235 -4.122 13,24 -1,76 2010 48.335 -1.900 12,50 -0,74 BQ 64.720 -8.382 17,85 -2,61 Nguồn: các báo cáo tình hình đời sống dân cư tỉnh Đắk Lắk 2005-2010 Trong những năm qua công tác xoá đói giảm nghèo luôn được Đảng, chính quyền, đoàn thể, các ngành, các cấp tích cực triển khai và thực hiện cùng với sự hưởng ứng rộng rãi trong mỗi tầng lớp nhân dân. Việc xóa đói, giảm nghèo của tỉnh đắk Lắk trong thời gian qua có một phần đóng góp không nhỏ của ngành sản xuất cà phê. Nhờ việc giải quyết công ăn việc làm trong ngành cà phê tạo điều kiện cho một bộ phận không nhỏ dân số Đắk Lắk ổn định công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần đáng kể vào việc PTCPBV về mặt xã hội. (3) Thu nhập và đời sống của các hộ dân tại tỉnh Đắk Lắk 13
  16. Sản xuất kinh doanh cà phê ở tỉnh Đắk Lắk góp phần gia tăng thu nhập cho người dân của tỉnh. Thu nhập từ sản xuất cà phê chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập của các hộ. 7,00 GOCP/NK (triệu đồng) 6,13 6,00 5,25 5,00 4,81 4,23 4,10 4,00 3,00 1,96 1,92 2,00 1,67 1,59 1,13 1,22 1,00 0,00 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Đồ thị 3.3: Biến động giá trị sản xuất cà phê bình quân nhân khẩu của tỉnh Đắk lắk Nguồn: Niên gián thống kê tỉnh Đắk lắk 2004, 2007, 2010 Đồ thị 2.3 cho thấy: Giá trị sản xuất cà phê bình quân nhân khẩu có xu hướng tăng lên rõ rệt (từ 1,59 triệu đồng/nhân khẩu trong năm 2000 lên đến 5,25 triệu đồng trong năm 2009). Qua đó khẳng định thêm rằng phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua đã đóng góp một phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần ổn định và tăng thu nhập cho người dân - một nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho việc PTCPBV về mặt xã hội. (4) Tình hình vay nợ của các hộ trồng cà phê Kết quả điều tra cho thấy có đến 61,4% số hộ có nhu cầu vay vốn sản xuất cà phê và trong những năm qua tỉ lệ này đang có xu hướng tăng. Số tiền vay vốn tối thiểu là 3 triệu đồng (vay ngân hàng chính sách), số tiền vay tối đa trên 100 triệu đồng (vay ngân hàng chính sách và ngân hàng thương mại). Tuy nhiên hộ sản xuất cà phê còn gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng. (5) Vấn đề dân tộc với phát triển cà phê bền vững Hiện nay người bản địa ở Tây nguyên chỉ còn 15-20% tổng dân số của Tây Nguyên. Trong đó, ở tỉnh Đắk Lắk người bản địa còn 15% tổng dân số của tỉnh. Người bản địa đã trở thành thiểu số ngay chính trên quê hương ngàn đời của mình. Có thể nói, chính ở Tây Nguyên trong hơn 30 năm qua đã diễn ra những biến động xã hội lớn và sâu sắc nhất so với cả nước, nhưng những biến động đó chưa được quan tâm và giải quyết một cách triệt để. 14
  17. (6) Vấn đề di dân tự do với phát triển cà phê bền vững Theo nghiên cứu từ năm 1976 đến nay, đã có 59.488 hộ với 289.764 khẩu d n di cư tự do đến trên địa bàn tỉnh. Trong đó: Giai đoạn 1976 – 1995 có 49.749 hộ với 242.043 khẩu; Giai đoạn 1996 – 2004 có 8.246 hộ với 40.187 khẩu; Từ năm 2005 đến 30/7/2012, (sau khi có Chỉ thị số 39/2004/CT-TTg, ngày 12/11/2004 của Thủ Tướng Chính phủ) đã có 1.493 hộ với 7.534 khẩu, của 38 tỉnh, thành di cư tự do đến trên địa bàn tỉnh. Hầu hết d n di cư tự do đến Đăk Lăk hiện nay đang cư trú và inh ống trên quỹ đất lâm nghiệp, vấn đề chuyển đổi mục đích ử dụng từ đất rừng ang đất nông nghiệp là rất khó khăn. Tất cả những tồn tại của dân di cư tự do có tác động tiêu cực đến PTCPBV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3.1.3. Phát triển cà phê bền vững về mặt môi trường ở tỉnh Đắk Lắk Trong phần này chúng tôi tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng một số nguồn tài nguyên của tỉnh trong PTCPB , đặc biệt tập trung vào nguồn tài nguyên đất và nước phục vụ cho phát triển cà phê. (1) Phân tích các điều kiện về thổ nhưỡng và tình hình sử dụng đất với PTCPBV tại Đắk Lắk  Mối quan hệ giữa diện tích trồng cà phê với diện tích rừng tự nhiên Qua kết quả cho thấy, Diện tích cà phê của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2001 đến 2010 tăng bình qu n hàng năm 744 ha, diện tích cà phê trồng mới bình quân hàng năm 3.245 ha. Trong khi đó diện tích rừng tự nhiên giảm bình qu n hàng năm là 4.509 ha, chứng tỏ việc giảm diện tích rừng tự nhiên có liên quan chặt chẽ với việc tăng diện tích đất trồng cà phê ở tỉnh Đắk Lắk.  Tình hình sử dụng đất trồng cà phê Qua phân tích cho thấy diện tích đất trồng cà phê tỉnh Đắk Lắk chủ yếu được phân trên loại đất phù hợp (đất đỏ Bazan), trên 91% và có độ cao thích hợp là trên 93% diện tích đất trồng cà phê của tỉnh. Đây là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững về mặt môi trường và tăng hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê. (2) Nghiên cứu thực trạng nguồn nước tưới phục vụ cho phát triển sản xuất cà phê  Thực trạng các công trình thuỷ lợi phục vụ nước tưới cho phát triển trồng cà phê ở tỉnh Đắk Lắk. Qua kết quả nghiên cứu số liệu các công trình thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và cho sản xuất cà phê nói riêng cho thấy: Diện tích tưới thực tế mà số công trình này đảm bả đối với cà phê 40.500 ha (chiếm khoảng gần 20%). Số diện tích còn lại sẽ được tưới bằng các nguồn nước khác hoặc không được tưới. 15
  18. Trong những năm trở lại đây, tỉnh Đắk Lắk đã có quan tâm đầu tư thêm một số công trình thuỷ lợi để phục vụ cho mục đích nông nghiệp nhưng không đáng kể. Tổng số công trình trình trên đều được đầu tư trước năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn vốn đầu tư thiếu, các hồ chứa, sông suối có thể xây dựng thành các công trình thuỷ lợi còn rất ít.  Thực trạng các nguồn nước tưới phục vụ phát triển trồng cà phê ở tỉnh Đắk Lắk. Nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk được lấy từ hai nguồn chủ yếu là nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: Diện tích cà phê được tưới nước chiếm 91,28% tổng diện tích cà phê. Diện tích tưới bằng nước ngầm là chủ yếu (68,71%). Diện tích được tưới bằng nước mặt chiếm 23,17%. Bảng 3.7: Diện tích Cà phê phân theo nguồn nước tưới STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) 1 Tổng diện tích 181.960 100 2 Diện tích được tưới nước 166.090 91,28 2.1 Nước mặt 42.154 23,17 2.2 Nước ngầm 123.936 68,11 3 Diện tích không được tưới nước 15.870 8,72 Nguồn: Báo cáo QH phát triển ngành CPVN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và tính toán của tác giả 3.2. Phân tích một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk 3.2.1. Điều kiện tự nhiên (1) Ảnh hưởng của các nguồn nước tưới đến chi phí nước tưới cho cà phê Bảng 3.8: Nguồn nước tưới cà phê theo độ sâu giếng đào Tuổi cây bình Chi phí tưới Diện tích STT Nguồn nước tưới quân (năm) (triệu đồng/ha) tưới (%) 1 Nước mặt 15,18 2,98 15,63 2 Hỗn Hợp (giếng va nước ngầm) 14,59 3,13 33,32 2.1 Độ u: 10-17 m 16,88 3,06 16,95 2.2 Độ u: 18-24 m 13,26 3,1 12,92 2.3 Độ u: 25-30 m 8,33 3,62 3,45 3 Nước ngầm (giếng) 12,97 3,31 51,05 3.1 Độ u: 10-17 m 15,69 3,01 17,69 3.2 Độ u: 18-24 m 11,89 3,59 11,67 3.3 Độ u: 25-30 m 6,75 3,68 5,69 Chung 14,21 3,15 100 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2011 Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi cây cà phê tỷ lệ nghịch với độ sâu giếng đào. Vuờng cà phê có tuổi càng cao, sử dụng nước mặt nhiều hơn. Điều này chứng tỏ những vườn cà phê lâu năm thường được trồng trên các vùng đất có điều kiện môi trường tốt hơn. (2) Tác động môi trường từ việc phát triển sản xuất cà phê 16
  19. Cây cà phê là loại cây trồng có độ tán che cao, có khả năng chống xói mòn đất, giảm tốc độ dòng chảy của nước. Quá trình inh trưởng của c y cà phê cũng là một quá trình sinh thái từ hấp thụ khí CO 2 làm giảm hiệu ứng nhà kính đến sản xuất O 2 cho cho con người hít thở (chu trình cacbon). Về cách thức canh tác cây cà phê (theo đường đồng mức) cũng làm giảm xói mòn cho đất. Sự có mặt của c y cà phê cũng đã làm tăng tính đa dạng sinh học. Tuy nhiên, ngày nay hoạt động sản xuất kinh doanh của con người ngày càng gia tăng cùng với việc dân số không ngừng tăng lên, dẫn đến nhu cầu về lương thực, năng lượng, nguyên liệu cũng tăng theo, việc đáp ứng các nhu cầu này đòi hỏi khai thác nhiều hơn nữa tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt khai thác rừng dùng cho mục đích ản xuất nông nghiệp, đã làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, đất đai ngày càng uy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên đất và nước. 3.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể sản xuất (1) Ước lượng các nhân tố nguồn lực và kỹ thuật sản xuất đến hiệu quả sản xuất cà phê nhân Bảng 3.9: Bảng kết quả hồi qui theo mô hình CD chuyển Ln-Ln STT Biến Coefficients t Stat P-value 1 Hệ số tự do -1,6001 -6,2806 0,0000 2 DTCP thu hoạch (ha) 0,7446 20,1965 0,0000 3 Vốn cho SXKD cà phê (Tr.đồng) 0,1596 7,3280 0,0000 4 Công lao động (ngày công) 0,1871 3,6329 0,0003 5 PP tưới nước (1-hợp lý; 0-không hợp lý) 0,0356 1,4486 0,1481 6 PP bón phân (1-hợp lý; 0-không hợp lý) 0,0380 1,9073 0,0571 7 Kuyến nông (1-có tham gia; 0-không tham gia) 0,0307 1,6689 0,0958 8 Chống xói mòn đất (1-có chống; 0-không) 0,3215 9,3945 0,0000 9 Trồng cây chắn gió (1-có trồng; 0-không trồng) 0,3982 10,4701 0,0000 Nguồn: Kết quả điều tra và nghiên cứu của tác giả năm 2011 Mô hình hồi qui: Ln (Y)=-1,6001+0,7446Ln(X1)+0,1569Ln(X2)+0,1871ln(X3)-0,0356D1+0,0380D2+0,0307D3+0,3215D4+0,3982D5 (t) -6,2806*** 20,1965*** 7,3280*** 3,3629*** 1,4486 1,9073* 1,6689* 9,3945*** 10,4701*** R=0,93701; R2= 0,87799 Kết quả mô hình hồi qui (bảng 3.9) cho thấy: R2 = 0,87799, mô hình cho biết các biến độc lập đã giải thích 87,799% sự thay đổi của biến phụ thuộc là sản lượng cà phê. Tham số của biến phương pháp tưới nước không có ý nghĩa về mặt thống kê. Hay nói cách khác chưa có cơ ở để nói rằng việc tưới nước hợp lý mang lại hiệu quả hơn so với tưới nước không hợp lý. Các tham số của các biến còn lại đều có ý nghĩa về mặt thống kê. 17
  20. Tổng của ba tham số b1+b2+b3= 0,7446 + 0,1596 + 0,1871 =1,0913. Điều này cho thấy mô hình hồi qui có năng uất tăng dần theo qui mô. Ở thời điểm hiện tại nếu các hộ tăng đồng thời qui mô diện tích, vốn và lao động thì hiệu quả sản xuất kinh doanh cà phê sẽ tăng. Qua kết quả này cũng khẳng định việc sản xuất cà phê của các hộ là manh mún, qui mô nhỏ và thiếu các nguồn lực như vốn và lao động. Việc tích tụ và liên kết trong sản xuất cà phê, gia tăng các nguồn lực sẽ là điều kiện tốt cho việc tăng hiệu quả sản xuất cà phê, góp phần PTCPBV. Từ kết quả mô hình hồi quí cho thấy, để sản xuất cà phê có hiệu quả, góp phần PTCPBV thì việc thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật đối với sản xuất cà phê như bón phân hợp lý, chóng xói mòn, làm tốt công tác khuyến nông, trồng cây chắn gió, tích tụ và liên kết trong sản xuất cà phê, gia tăng đầu tư vốn và lao động cũng như tránh sản xuất cà phê manh mún là điều cần thiết. (2) Phân tích thực trạng thu hoạch và sơ chế cà phê Chất lượng cà phê tỉnh Đắk Lắk về tự nhiên được đánh giá cao, tuy nhiên qua các kh u thu hoạch, ơ chế, chế biến chất lượng không đạt được các tiêu chuẩn cao của thế giới, nên giá bán sản phẩm bị giảm. Do vậy khả năng cạnh tranh của cà phê Đắk Lắk trên thị trường thế giới gặp nhiều khó khăn. 3.2.3. Nhóm nhân tố về thị trường (1) Ảnh hưởng của giá cà phê thế giới đến qui mô diện tích và năng suất cà phê tỉnh Đắk Lắk Qua nghiên cứu cho thấy, ngành hàng cà phê Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng chịu chi phối rất rõ bởi giá cả cà phê xuất khẩu, chứng tỏ quy luật cung cầu của thị trường cà phê thế giới điều tiết diện tích-năng uất cà phê Việt Nam cũng như Đắk Lắk. Do đó muốn ngành hàng cà phê phát triển bền vững phải tuân thủ quy luật kinh tế thị trường về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện. (2) Nhu cầu tiêu thụ nội địa đối với sản phẩm cà phê Qua kết quả bảng 2.2 cho thấy, tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cà phê của tỉnh Đắk Lắk từ 2000-2010 có những biến động không ổn định. Nguyên nhân của những biến động này là do biến động thất thường của giá cả cà phê thế giới. Tuy nhiên tốc độ phát triển bình quân kim ngạch xuất khẩu từ 2001-2010 đạt 109,57% (tăng bình quân hàng năm là 9,57%). Tỷ lệ tiêu thụ nội địa cà phê tỉnh Đắk lắk luôn có xu hướng tăng chậm (bình quân trong 10 năm đạt 8,47%). Việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm cà phê nội địa là một trong các yếu tố góp phần PTBVCP ở tỉnh Đắk Lắk. Bảng 3.10: Biến động sản lượng sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa CP tỉnh Đắk Lắk 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2