intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

66
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng" nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> NGUYỄN CAO LUẬN<br /> <br /> PH¸T TRIÓN C¸C KHU C¤NG NGHIÖP<br /> THEO H¦íNG BÒN V÷NG ë THµNH PHè §µ N½NG<br /> <br /> Chuyên ngành: Kinh tế phát triển<br /> Mã số : 62 31 01 05<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> <br /> HÀ NỘI - 2016<br /> <br /> CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI<br /> HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ QUỐC LÝ<br /> Phản biện 1:<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,<br /> họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia<br /> và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br /> Khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) hình thành và phát<br /> triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế, được khởi<br /> xướng tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI<br /> (năm 1986). Tiếp nối chủ trương phát triển, đến đại hội VII, Đảng ta đã<br /> tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và toàn diện nền kinh tế, CNH, HĐH đất nước<br /> và được cụ thể hoá bằng chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội<br /> 1991-2000. Nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội đã được ra đời<br /> trong đó có chính sách phát triển các KCN, KCX. Đi tiên phong là KCX<br /> Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 1991.<br /> Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung điểm của cả nước, có dân số tính<br /> đến tháng 12/2014 là 1,05 triệu người. Tính đến hết năm 2014, thành phố<br /> Đà Nẵng đã có 6 KCN với tổng diện tích sử dụng là 1.167,1 ha. Các KCN<br /> trong vùng trong thời gian gần đây luôn thu hút một lượng lớn các nhà đầu<br /> tư trong và ngoài nước, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội cho thành<br /> phố, vùng và của cả nước.<br /> Tuy nhiên, trước sức ép phát triển ngày càng tăng, các KCN ở thành<br /> phố Đà Nẵng cũng đang trong giai đoạn tự hoàn thiện mình cho phù hợp với<br /> tình hình thực tế, các KCN vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần phải được tiếp<br /> tục nghiên cứu, khắc phục trong thời gian tới, thể hiện ở những yếu tố thiếu<br /> tính bền vững như sau: (i) Chất lượng công tác quy hoạch KCN và triển khai<br /> thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt chưa đáp ứng được yêu cầu phát<br /> triển; (ii) Hàm lượng công nghệ, tính phù hợp về ngành nghề trong cơ cấu<br /> đầu tư chưa cao; (iii) Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng<br /> kết cấu hạ tầng gặp nhiều trở ngại, chồng chéo quy hoạch, quy hoạch treo và<br /> kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN chưa phát triển; (iv) Các vấn đề về quản<br /> lý và bảo vệ môi trường trong và ngoài hàng rào KCN chưa tuân thủ đúng<br /> quy định về pháp luật môi trường; (v) Các vấn đề về thu nhập của người lao<br /> động, nhà ở cho công nhân, các công trình phúc lợi xã hội khác và vấn đề an<br /> sinh xã hội ở các KCN chưa nhận được sự đầu tư thỏa đáng,...<br /> <br /> 2<br /> <br /> Trước những vấn đề hết sức cấp bách, ảnh hưởng đến sự phát triển<br /> bền vững các KCN trong tương lai của thành phố Đà Nẵng, cần phải được<br /> nghiên cứu và xây dựng các chính sách, giải pháp đảm bảo cho các KCN ở<br /> thành phố Đà Nẵng phát triển bền vững. Theo đó, tác giả đã lựa chọn đề<br /> tài "Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố<br /> Đà Nẵng" làm luận án tiến sĩ của mình.<br /> 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài<br /> Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng phát triển các KCN ở<br /> thành phố Đà Nẵng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển<br /> các KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.<br /> Nhiệm vụ nghiên cứu: (i) Xây dựng khung lý thuyết đánh giá sự phát<br /> triển KCN về các mặt theo hướng bền vững; (ii) Nghiên cứu kinh nghiệm<br /> của một số quốc gia trên thế giới và các địa phương trong nước về phát<br /> triển KCN theo hướng bền vững để rút ra bài học cho phát triển KCN theo<br /> hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng; (iii) Phân tích thực trạng phát triển<br /> KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng trên cơ sở khung lý<br /> thuyết đã xây dựng. Qua đó, chỉ ra những nhân tố thiếu tính bền vững<br /> trong phát triển KCN ở thành phố Đà Nẵng cùng các nguyên nhân của nó;<br /> (iv) Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các KCN ở thành phố Đà<br /> Nẵng theo hướng bền vững.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> - Đối tượng nghiên cứu:Luận án nghiên cứu quá trình phát triển các<br /> KCN tại Đà Nẵng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các KCN do<br /> UBND thành phố phê duyệt hoạt động theo quan điểm PTBV.<br /> - Phạm vi nghiên cứu:<br /> + Không gian: Luận án nghiên cứu các KCN trong phạm vi ở thành phố<br /> Đà Nẵng, bao gồm 6 KCN. Ngoài ra luận án còn nghiên cứu và so sánh với các<br /> KCN ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ<br /> và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cùng với một số địa phương phát triển<br /> KCN nổi bật trong nước như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai...<br /> + Thời gian: Luận án sẽ nghiên cứu trong giai đoạn 2001 – 2014 và<br /> giải pháp phát triển KCN theo hướng bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn<br /> đến năm 2030.<br /> <br /> 3<br /> <br /> + Nội dung: Phát triển các KCN được xem xét như một chỉnh thể bao<br /> gồm vị trí, quy mô diện tích, vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội thành<br /> phố Đà Nẵng, người lao động đang làm việc trong các KCN, người dân địa<br /> phương xung quanh KCN, các nhà đầu tư thứ cấp có hoạt động đầu tư<br /> trong KCN, sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ trong KCN, các<br /> doanh nghiệp hoạt động trong KCN, các công ty đầu tư phát triển hạ tầng<br /> KCN, Ban quản lý các KCN và Chế xuất.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án<br /> Luận án được nghiên cứu trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tiễn từ đó<br /> tổng kết và đưa ra các giải pháp phát triển hợp lý. Bao gồm các phương pháp<br /> như: (i) Phương pháp hệ thống hóa;(ii) Phương pháp phân tích, thống kê và<br /> so sánh;(iii) Phương pháp điều tra, khảo sát;(iv) Phương pháp tổng kết kinh<br /> nghiệm;(v) Phương pháp dự báo. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu sẽ sử<br /> dụng một số phương pháp khác phù hợp với nội dung và yêu cầu.<br /> 5. Đóng góp mới của luận án<br /> - Về lý luận: (i) Làm rõ khái niệm và nội hàm của phát triển các<br /> KCN theo hướng bền vững trên cơ sở tiếp thu những công trình nghiên<br /> cứu trước đó; (ii) Bổ sung và hoàn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá<br /> PTBV các KCN; (iii) Xác định và làm rõ các nhân tố tác động đến PTBV<br /> các KCN.<br /> - Về thực tiễn: (i) Rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc vận<br /> dụng vào phát triển các KCN theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng;<br /> (ii) Phân tích, làm rõ thực trạng phát triển các KCN ở thành phố Đà Nẵng<br /> theo nội dung và theo các nhân tố ảnh hưởng; (iii) Đánh giá mức độ phát<br /> triển các KCN theo các tiêu chí; (iv) Đánh giá những mặt đạt được, những<br /> hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của nó trong phát triển các KCN theo<br /> hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng; (v) Đề xuất các giải pháp và kiến<br /> nghị nhằm phát triển các KCN ở thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững<br /> đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.<br /> 6. Kết cấu của luận án<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ<br /> lục, luận án gồm 4 chương, 13 tiết.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2