intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu tác động của chính sách tỷ giá đến xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ

Chia sẻ: Minh Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đè tài là phân tích và đánh giá tác động của chính sách tỷ giá đến XK hàng Việt Nam sang thị trường Mỹ để từ đó đề xuất định hướng và giải pháp phát huy tác động tích cực của chính sách tỷ giá đến XK. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Nghiên cứu tác động của chính sách tỷ giá đến xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Mỹ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ ĐẾN XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế phát triển Mã số: 931 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại: Viện Chiến lược phát triển Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Văn Hoan TS. Phạm Thanh Bình Phản biện 1: ……………………………………………… ……………………………………………………………. Phản biện 2 ……………………………………………… ………………………………………………………….. Phản biện 3: ……………………………………………… …………………………………………………………….. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại Viện Chiến lược phát triển vào hồi …. giờ ngày …/…./ 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: …………………………
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ (1) Vietnam’s the exchange rate policy in the context of an unstable world economy, International Conference on Accounting and Finance (ICOAF 2021), July 11-12th, 2021, Danang, Vietnam, NXB Đà Nẵng (06/2021), ISBN 978-604-84-5978-8, p.190, (2). Vietnam's export to the USA situation and outlook in new development context, International Conference on Business and Finance (ICBF 2021), 24 Jun 2021 Ho Chi Minh City, Vietnam, NXB Lao động (06/2021), ISBN 978-604-325-668-0, p.454 (3). Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ, Tạp chí Tài chính, kỳ 2, Tháng 6/2021 (755), ISSN 2615-8973, p.86 (4). Impact of exchange rate policy to VietNam’s export in US market, The 2021 VietnamSymposium in International Business (VSIB2021), 22-23 July 2021, Ho Chi Minh, Vietnam
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, xuất nhập khẩu luôn được các quốc gia quan tâm. Chính sách tỷ giá là cầu nối giữa hoạt động kinh tế trong nước với bên ngoài, có tác động đến mọi mặt hoạt động kinh tế của một nước, trong đó có XK. Vì vậy, việc xây dựng điều hành tỷ giá một các hợp lý ngày càng trở quan trọng, đặc biệt khi Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế và hội nhập. Chính sách tỷ giá của Việt Nam thời gian qua đã gắn liền với chính sách đổi mới, hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, dường như hiệu quả của chính sách tỷ giá đến xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt trên thị trường Mỹ, còn chưa cao dù Mỹ là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam. Hơn nữa, Mỹ gần đây lại quy kết Việt Nam thao túng tiền tệ, sử dụng công cụ tỷ giá để tạo lợi thế bất bình đẳng trong thương mại với Mỹ. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về tác động của chính sách tỷ giá đến XK, nhưng những nhận định về mặt lý thuyết và các kết quả thực nghiệm từ các nghiên cứu đã công bố còn rất nhiều điểm chưa thống nhất về bản chất và xu hướng tác động của chính sách tỷ giá đến hoạt động TMQT hay XK. Cũng có một vài nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ nhưng mới chỉ phân tích đến 1 số nhóm hàng (nông thủy sản) và ở giai đoạn trước 2018. Do đó, xét cả về mặt khoa học và thực tiễn, lý thuyết và thực nghiệm, đề tài “Nghiên cứu tác động của chính sách tỷ giá đến XK Việt Nam trên thị trường Mỹ” có tính cấp thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ⮚ Mục tiêu: Phân tích và đánh giá tác động của chính sách tỷ giá đến XK hàng Việt Nam sang thị trường Mỹ để từ đó đề xuất định hướng và giải pháp phát huy tác động tích cực của chính sách tỷ giá đến XK. ⮚ Đối tượng nghiên cứu: Tác động của chính sách tỷ giá đến XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ. 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: từ 01/2008 đến tháng 03/2021 và đề xuất giải pháp định hướng trong giai đoạn 2021-2030. - Phạm vi không gian: Tác động của CSTG đến XK của Việt Nam sang Mỹ - Phạm vi nội dung: + Về chính sách tỷ giá: áp dụng cho tỷ giá song phương danh nghĩa và thực tế USD/VND, tỷ giá chính thức do NHNN công bố và tỷ giá của NHTM. + Về xuất khẩu: giới hạn là XK hàng hóa, XK song phương sang Mỹ.
  5. 2 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án đã kết hợp phương pháp phân loại, mô tả, phân tích, kế thừa phân tích và diễn giải quy nạp, nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng. 5. Những đóng góp mới của luận án ⮚ Về học thuật và lý luận: Ngoài EX, RER, GDP, Luận án đã đưa vào mô hình các biến thể hiện cho “chính sách tỷ giá” là VOEUP và STDEV. Nếu như EX, GDP, RER và STDEV đã từng xuất hiện trong một số nghiên cứu thực nghiệm thì việc đưa biến VOEUP vào mô hình được xem là có tính mới mà chưa công trình nghiên cứu nào đề cập đến theo kết quả nghiên cứu tổng quan của NCS. Biến VOEUP là chênh lệch giữa tỷ giá OER trần do NHNN công bố với tỷ giá giao dịch của NHTM để thể hiện sức ép của chính sách tỷ giá trên thị trường. Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích khi nghiên cứu về tác động của CSTGHĐ đến XK nói chung và XK tại thị trường Mỹ nói riêng cũng như được vận dụng để nghiên cứu tác động của CSTGHĐ đến nhóm hàng XK hoặc thị trường XK khác ⮚ Về những kết luận mới về đánh giá thực tiễn: Theo nghiên cứu định tính, hiệu quả CSTG lên XK của Việt Nam sang Mỹ còn hạn chế do XK chịu tác động bởi đặc thù hàng Việt Nam XK sang Mỹ. Theo nghiên cứu định lượng, trong suốt 10 thời kỳ, tỷ trọng đóng góp của biến RER là không đáng kể, chỉ khoảng 0,2% còn 2 biến VOEUP, STDEV cũng chỉ ổn định ở mức thấp khoảng trên dưới 1%. Sử dụng dữ liệu cập nhật đến tháng 03/2021 nên Luận án có kết quả nghiên cứu và đánh giá, đề xuất mang tính cập nhật và tổng thể và toàn diện (chứ không tập trung vào một số mặt hàng như các nghiên cứu trước đây). Kết luận của Luận án có ý nghĩa trong việc cung cấp luận cứ quan trọng để bác bỏ lập luận của Mỹ về vấn đề thao túng tiền tệ của Việt Nam. ⮚ Những đề xuất mới về định hướng, chính sách và giải pháp: Việt Nam áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết nhưng trong ngắn hạn, biên độ thu hẹp để ổn định tỷ giá và trong dài hạn thì tăng dần mức thả nổi. Việt Nam tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá trung tâm và không nên phá giá mạnh đồng nội tệ khi quy mô, cơ cấu và chất lượng hàng XK của Việt Nam chưa được cải thiện. NHNN cần thực hiện linh hoạt các biện pháp mang tính trực tiếp và hành chính trong ngắn hạn nhưng sử dụng công cụ gián tiếp trong dài hạn và cần phối hợp hiệu quả giữa CSTG với các chính sách vĩ mô khác, hướng tới XK bền vững. 6. Kết cấu của luận án Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của chính sách tỷ giá đến XK hàng hóa của quốc gia Chương 3: Thực trạng tác động của CSTG đến XK của Việt Nam sang Mỹ Chương 4: Định hướng và giải pháp phát huy tác động tích cực của chính sách tỷ giá đến XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ
  6. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Đã có nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm trong nước và quốc tế liên quan đến trực tiếp và gián tiếp đến đề tài. Luận án đã tổng hợp các nghiên cứu về mối quan hệ hay tác động của “chính sách tỷ giá” đến “XK” theo các hướng nghiên cứu khác nhau như tác động của chính sách tỷ giá đến XK của một quốc gia hay một nhóm các quốc gia, đến một mặt/ngành hàng hay nhiều mặt/ngành hàng; theo kết quả nghiên cứu (chính sách tỷ giá hối đoái tác động dương, âm hay không tác động đến XK); hoặc theo mô hình kinh tế lượng được sử dụng trong nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu thực nghiệm này có những khác biệt nhất định về phương pháp ước lượng, các biến trong mô hình, từ đó kết quả cũng khác nhau. Mặc dù vậy, các nghiên cứu thực nghiệm đều khẳng định XK hàng hóa từ một quốc gia sang một quốc gia chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố điển hình như: GDP của quốc gia XK (liên quan đến năng lực sản xuất hàng hóa XK), GDP của quốc gia nhập khẩu (liên quan đến nhu cầu nhập khẩu của quốc gia nhập khẩu). Chính sách tỷ giá hoặc tỷ giá hối đoái thực có tác động lên XK hay không hiện là vấn đề còn nhiều tranh luận. Thậm chí, khi chính sách tỷ giá hối đoái có tác động đến XK nhưng mức độ của tác động – tích cực hay tiêu cực - tùy thuộc vào đặc thù của mỗi quốc gia, vào dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu XK của ngành hay tổng hợp của một quốc gia; dữ liệu XK song phương hay XK đa phương… cũng như kỹ thuật kinh tế lượng được áp dụng trong nghiên cứu. 1.2. Khoảng trống nghiên cứu của Luận án - Trên thế giới có nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về tác động của tỷ giá đến XK nhưng nghiên cứu về tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến XK và đặc biệt tập trung phân tích trường hợp điển hình ở Việt Nam thì không nhiều. Các mô hình, lý thuyết phân tích tác động của chính sách tỷ giá đến XK áp dụng vào điều kiện kinh tế ở các nước khác nhau có thể cho các kết quả khác nhau. Ngoài ra, những nhận định về mặt lý thuyết và kết quả thực nghiệm từ các nghiên cứu đã công bố còn rất nhiều điểm chưa thống nhất về bản chất và xu hướng tác động của tỷ giá và chính sách điều hành tỷ giá đến hoạt động TMQT hay XK - Ở Việt Nam, phần nhiều là các nghiên cứu về tác động của chính sách tỷ giá đến cán cân thương mại, xuất nhập khẩu, lạm phát, tăng trưởng hoặc các chỉ
  7. 4 số vĩ mô của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng có một số nghiên cứu về tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Việt Nam, thậm chí tại một thị trường cụ thể như Mỹ - đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam nhưng các nghiên cứu này mới chỉ phân tích cho 1 số nhóm hàng (nông sản, thủy sản) và phân tích ở giai đoạn trước năm 2018. Từ những khoảng trống trên, NCS nhận thấy rằng việc phân tích tác động của chính sách tỷ giá (thông qua việc lựa chọn chế độ tỷ giá và sử dụng các công cụ điều chỉnh tỷ giá) đến XK của Việt Nam sang thị trường Mỹ (kim ngạch XK, cơ cấu XK, mặt hàng XK chủ lực), có cập nhật dữ liệu đến 03/2021 trong ngắn hạn và dài hạn là khoảng trống cần được nghiên cứu sâu hơn. 1.3. Hướng nghiên cứu của luận án - Phân tích các cơ sở khoa học và thực tiễn về chính sách tỷ giá hối đoái, XK và tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến XK - Phân tích và kiểm định chiều hướng và mức độ tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến XK của Việt Nam tại thị trường Mỹ giai đoạn 1/2008-3/2021 - Đề xuất định hướng và giải pháp phát huy tác động tích cực của chính sách tỷ giá đến XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ thời gian tới. Cụ thể, Luận án tiếp cận ở cấp độ vĩ mô theo phương pháp định tính đánh giá mối quan hệ giữa chính sách tỷ giá đến kim ngạch XK, cơ cấu XK và mặt hàng XK chủ lực. Tuy nhiên, kết quả phân tích không thể cung cấp thông tin chi tiết về mức độ tác động của tỷ giá đến lượng xuất khẩu, mức giá xuất khẩu, giá hàng hóa trung gian và giá cả cuối cùng của các hàng hóa. Ngoài ra, biến động tỷ giá không chỉ là kết quả can thiệp mang tính chủ quan của cơ quan quản lý tiền tệ mà còn được xác định bởi cung cầu trên thị trường ngoại hối cũng như các biến số khác. Nghiên cứu không trực tiếp tìm hiểu tác động của các biến số khác đó nên không biểu diễn trong khung phân tích. Luận án tiếp cận ở góc độ vi mô theo phương pháp định lượng thông qua ước lượng mức độ tác động của chính sách tỷ giá đến XK hàng Việt Nam sang Mỹ. Áp dụng mô hình hàm cầu xuất khẩu đơn giản trong TMQT, nghiên cứu không chỉ sử dụng các biến về XK, GDP, RER mà còn lựa chọn sử dụng một số biến liên quan đến chính sách tỷ giá như STEDV, VOEUP để đưa vào mô hình nghiên cứu nhằm phân tích tác động của chính sách tỷ giá đến XK. Nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình VAR và VECM để điều tra, ước lượng xem khi các biến liên quan đến chính sách tỷ giá thay đổi 1% thì kim ngạch XK của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Mỹ sẽ thay đổi bao nhiêu % trong ngắn hạn
  8. 5 và dài hạn. Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm thông tin giải thích chi tiết hơn cho sự biến động của XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ trước tác động của chính sách tỷ giá, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp điều hành chính sách tỷ giá mang tính cụ thể, hướng đến các mục tiêu mà Nhà nước đã đặt ra. 1.4. Những giá trị khoa học luận án được kế thừa - Các mô hình phân tích lý thuyết liên quan đến chính sách tỷ giá, XK và tác động của chính sách tỷ giá đến XK, đặc biệt là mô hình hàm cầu xuất khẩu đơn giản trong TMQT và mô hình kinh tế lượng VAR, VECM. - Kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của các quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan để làm bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý và điều hành chính sách tỷ giá hối đoái - Các số liệu về tỷ giá hối đoái, biên độ tỷ giá, CPI, GDP, XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ trong giai đoạn nghiên cứu được kế thừa để tổng hợp, đối chiếu, so sánh, phân tích, xử lý số liệu và đánh giá. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chính sách tỷ giá hối đoái là một trong những vấn đề kinh tế vĩ mô quan trọng, tác động đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực xuất khẩu. Trong chương này, luận án tập trung vào tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về tác động của chính sách tỷ giá đến xuất khẩu. Những nghiên cứu đã được công bố thể hiện sự chưa thống nhất giữa những nhận định về mặt lý thuyết và thực nghiệm về tác động của chính sách tỷ giá đến xuất khẩu cho những mặt hàng xuất khẩu hoặc thị trường xuất khẩu khác nhau. Các nghiên cứu đó cũng có giới hạn là chưa đề cập đến tác động của chính sách tỷ giá đến xuất khẩu của Việt Nam trên một thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ cũng như cập nhật các dữ liệu phân tích trong giai đoạn 01/2008- 03/2021. Trên cơ sở tổng thuật các nghiên cứu chính, giá trị ứng dụng và hạn chế của các nghiên cứu, tác giả tìm ra khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu. Để có thể lấp đầy khoảng trống trên, luận án lựa chọn kết hợp phân tích định tính và định lượng, trong đó, mô hình kinh tế lượng VAR và VECM được lựa chọn để kiểm định giả thuyết về tác động của chính sách tỷ giá đến xuất khẩu. Ngoài ra, dựa trên các tổng hợp và phân tích những nghiên cứu đó, luận án đã lựa chọn mô hình hàm cầu xuất khẩu giản đơn trong TMQT để phân tích tác động của chính sách tỷ giá đến XK.
  9. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA QUỐC GIA 2.1. Chính sách tỷ giá hối đoái 2.1.1. Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái Chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các công cụ dùng để tác động tới cung cầu ngoại tệ trên thị trường từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt tới mục tiêu cần thiết. Chính sách tỷ giá chú trọng vào vấn đề lựa chọn chế độ (hệ thống) tỷ giá hối đoái (cơ chế vận động của tỷ giá hối đoái) và vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái (thông qua các công cụ thực hiện các chính sách tỷ giá hối đoái) nhằm đạt được các mục tiêu nhất định. 2.1.2. Mục tiêu của chính sách tỷ giá trong bối cảnh hội nhập Chính sách tỷ giá hối đoái là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách quản lý kinh tế vĩ mô, có nhiệm vụ đảm bảo ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, góp phần tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao, bền vững. Tùy từng quốc gia, trong từng giai đoạn nhất định mà các mục tiêu cụ thể của chính sách tỷ giá sẽ được xác định khác nhau, chẳng hạn mục tiêu giảm thiểu rủi ro từ tỷ giá; cân bằng; XK; bảo vệ giá trị đồng nội tệ, gia tăng dự trữ... Mục tiêu cân bằng trong bối cảnh hội nhập được nghiên cứu qua lý thuyết cân bằng nội- ngoại kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa. + Mô hình Swan: Nếu cần đạt đồng thời cả hai mục tiêu là cân bằng bên trong, bên ngoài, Chính phủ nên kết hợp cả 2 công cụ: phá giá tiền tệ và tăng chi tiêu trong nước đồng bộ với nhau, với liều lượng thích hợp. + Mô hình Mundell-Fleming: nền kinh tế đạt cân bằng bên trong và bên ngoài khi lãi suất và sản lượng được duy trì ở mức mà tại đó thị hàng hóa, thị trường tiền tệ và cán cân thanh toán quốc tế đều cân bằng. Trong mô hình này, mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại (XK) được giải thích trong sự tác động của chính phủ bằng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. 2.1.3. Chế độ tỷ giá hối đoái Dựa trên mức độ can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối, mà chế độ tỷ giá hối đoái được chia thành chế độ tỷ giá cố định, Chế độ tỷ giá thả nổi, Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý. Tuy nhiên, IMF có cách phân loại theo cách điều hành tỷ giá của các quốc gia dựa trên thị trường hay can thiệp. Không có chế độ tỷ giá duy nhất cho các quốc gia cũng như không thể chỉ áp dụng một chế độ tỷ giá cho mọi thời kỳ bởi mỗi một chế độ tỷ giá hối đoái đều
  10. 7 có những ưu và nhược điểm nhất định. 2.1.4. Công cụ thực hiện các chính sách tỷ giá hối đoái - Can thiệp gián tiếp trên thị trường tiền tệ: Nghiệp vụ thị trường mở; Lãi suất chiết khấu; Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Phá giá và nâng giá đồng tiền: - Can thiệp trực tiếp trên thị trường ngoại hối: Nghiệp vụ ngoại hối - Các biện pháp can thiệp khác: Can thiệp trung hòa; Can thiệp không trung hòa; Điều chỉnh biên độ dao động của tỷ giá; Kết hối ngoại tệ... 2.2. Xuất khẩu hàng hóa 2.2.1. Khái niệm Theo Luật Thương Mại 2005 "XK hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật." 2.2.2. Các hình thức XK hàng hóa Các DN thương mại có thể lựa chọn nhiều hình thức XK nhưng Luận án tập trung trình bày XK trực tiếp, XK gia công, XK gia công ủy thác 2.2.3. Vai trò của XK hàng hóa trong phát triển kinh tế 2.2.3.1. Đối với doanh nghiệp: Giúp DN thu được ngoại tệ để tái đầu tư; mở rộng thị trường, góp phần nâng tầm DN nội địa, thương hiệu quốc gia. 2.2.3.2. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia: XK tạo ra động lực cần thiết cho việc giải quyết những vấn đề thiết yếu của nền kinh tế (thu ngoại tệ, tạo nguồn vốn cho NK; cân bằng cán cân ngoại thương, cán cân thanh toán, tăng dự trữ hối đoái; chuyển dịch cơ cấu SX, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; chuyên môn hóa SX; giải quyết việc làm...) nên dù đứng trên bất kỳ góc độ nào cũng thấy được tầm quan trọng của XK đối với quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia. 2.2.3.3. Đối với nền kinh tế thế giới: Thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia, làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế tương đối của mình một cách tốt nhất để tiết kiệm nguồn nhân lực như vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên... trong quá trình sản xuất hàng hoá và vì vậy trên quy mô tổng thể toàn thế giới thì tổng sản phẩm cũng sẽ được gia tăng. 2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển XK của quốc gia - Chỉ tiêu định tính: Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường; kết quả về mặt xã hội. - Chỉ tiêu định lượng: Tổng kim ngạch XK; Tốc độ tăng trưởng luỹ kế; Số lượng và cơ cấu mặt hàng XK; Số lượng, quy mô và cơ cấu thị trường XK…..
  11. 8 2.3. Tác động của chính sách tỷ giá đến XK 2.3.1. Quan niệm về đánh giá tác động của chính sách tỷ giá đến XK Thứ nhất, tác động của chính sách tỷ giá tới XK cần được đánh giá từ tổng thể đến chi tiết, làm rõ chính sách tỷ giá ảnh hưởng như thế nào đến kim ngạch XK, giá XK, lượng hàng XK, thị trường XK, mặt hàng XK.... Thứ hai, tác động của chính sách tỷ giá tới XK cần được tiếp cận đa dạng theo góc độ quan hệ thương mại (song phương hay đa phương...) Thứ ba, chính sách tỷ giá thể hiện qua cơ chế tỷ giá và các công cụ quản lý, điều hành tỷ giá. Việc đánh giá tác động của chính sách tỷ giá đến XK cần dựa trên đặc thù này để phân tích và xây dựng giải pháp phù hợp. 2.3.2. Kênh truyền dẫn tác động của chính sách tỷ giá tới XK CSTGHĐ là việc lựa chọn chế độ tỷ giá, các công cụ điều hành tỷ giá nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong từng giai đoạn nhất định. Kết quả của việc lựa chọn, quản lý, điều hành chế độ tỷ giá, các công cụ tỷ giá được thể hiện qua diễn biến của tỷ giá hối đoái trên thị trường. Vì vậy, để phân tích tác động của chính sách tỷ giá tới xuất khẩu, Luận án sẽ phân tích sự biến động của tỷ giá tác động đến XK trên một số kênh truyền dẫn. 2.3.2.1. Tác động của chính sách sách tỷ giá đến giá và khối lượng XK Biến động của tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến mức giá hàng xuất khẩu. Khi tỷ giá thay đổi theo hướng nội tệ mất giá, với giả định yếu tố khác không đổi, thì giá hàng XK của nước đó sẽ tương đối rẻ hơn so với hàng nước ngoài ở cả thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, tùy theo mục tiêu XK khác nhau mà DNXK có thể lựa chọn lợi thế phù hợp khi đồng nội tệ giảm giá – (1) giữa nguyên giá bán để tăng lợi nhuận (tính theo nội tệ) hoặc là (2) giảm giá hàng XK để tăng khối lượng hàng XK mà vẫn đảm bảo lợi nhuận (tính theo nội tệ). Theo lý thuyết chuẩn về TMQT, nếu đồng nội tệ mất giá, giá hàng XK trở nên rẻ tương đối hơn và người tiêu dùng nước ngoài có xu hướng mua hàng hóa hóa đó nhiều hơn một cách tương đối so với hàng trong nước; doanh thu và lợi nhuận của DNXK tính bằng nội tệ tăng lên, từ đó kích thích DN mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng, tăng khối lượng XK. 2.3.2.2. Tác động của chính sách tỷ giá đến mặt hàng XK Theo cách tiếp cận hệ số co giãn, tỷ giá tác động đến XK nhưng mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào mức độ co giãn của cầu hàng hóa đó với giá. 2.3.2.3. Tác động của chính sách sách tỷ giá đến kim ngạch XK Theo cách tiếp cận hệ số co giãn (Elasticity Approach), mỗi một biến động của tỷ giá hối đoái sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực hoặc tiêu
  12. 9 cực đến các hoạt động của một nền kinh tế, trong đó có hoạt động xuất khẩu. Hiệu ứng ròng của tác động của tỷ giá lên kim ngạch XK phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá cả. 2.3.2.4. Tác động của chính sách tỷ giá đến cơ cấu hàng XK Khi đồng nội tệ tăng giá khiến giá hàng hóa XK bị đắt tương đối, các mặt hàng dễ bị thay thế là danh mục đầu tiên bị người tiêu dùng nước ngoài loại bỏ và sẽ bị mất dần trong cơ cấu các mặt hàng XK. Tuy nhiên, đối với những mặt hàng không thể thay thế thì dù tỷ giá có tăng hay giảm thì cũng hầu như không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu cũng như tỷ trọng các mặt hàng này. Phần nghiên cứu định tính ở chương sau sẽ ứng dụng phân tích tác động của chính sách tỷ giá đến 3 kênh kim ngạch, cơ cấu và mặt hàng xuất khẩu. 2.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến tác động của chính sách tỷ giá đến XK 2.3.3.1. Nhân tố thuộc về chính sách tỷ giá hối đoái Nhóm nhân tố này được cấu thành bởi nhiều nhân tố và ảnh hưởng đến sự tác động của chính sách tỷ giá đến XK theo các mức độ khác nhau nhưng Luận án tập trung vào các nhân tố. - Mục tiêu của chính sách tỷ giá - Chế độ tỷ giá hối đoái và lựa chọn chế độ tỷ giá - Các công cụ điều hành và thực thi chính sách 2.3.3.2. Nhóm các nhân tố khác - Tư duy, nhận thức trong lựa chọn chế độ và công cụ điều hành tỷ giá - Sự phối hợp trong việc điều hành hiệu quả chính sách tỷ giá - Lòng tin của công chúng vào giá trị của đồng tiền, chính sách kinh tế... - Đặc điểm hàng hóa xuất khẩu - Đặc điểm thị trường xuất nhập khẩu 2.3.4. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới & bài học với Việt Nam 2.3.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc Chính sách tỷ giá của Trung Quốc thay đổi liên tục trong vài thập kỷ gần đây, từ áp dụng một tỷ giá đến đa tỷ giá, từ neo vào USD, thả nổi có kiểm soát và đã có những tác động nhất định đến hoạt động XK của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng kết hợp với những biện pháp quản lý tỷ giá trực tiếp và gián tiếp khác, góp phần giúp Trung Quốc đã đạt được thành tựu to lớn, thặng dư thương mại và dự trữ ngoại tệ đều đạt mức cao, NDT đang mạnh lên so với đồng USD.
  13. 10 2.3.4.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc Hàn Quốc đã có sự chuyển đổi từ chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi và kiên nhẫn theo đuổi chính sách phá giá tiền tệ để tăng trưởng XK kết hợp với các nhân tố khác làm giảm chi phí nhập khẩu và gánh nặng nợ trong bối cảnh là quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu các máy móc, nguyên liệu, thiết bị và công nghệ cũng như vay nợ nước ngoài để đầu tư. Hàn Quốc đã sử dụng linh hoạt các yếu tố thị trường, chỉ điều chỉnh tỷ giá khi cần thiết để đảm bảo tỷ giá KRW/USD không cản trở tới hoạt động XK. Sự ổn định của tỷ giá KRW/USD đạt được là do Hàn Quốc đã duy trì được một biên độ dao động ổn định suốt trong thời gian dài, tạo lợi thế cho nhà đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài. 2.3.4.3. Kinh nghiệm của Thái Lan Chính sách tỷ giá nhằm hướng đến mục tiêu XK của Thái Lan có nhiều điều chỉnh trong thời gian qua: từ chế độ tỷ giá hối đoái cố định (Trước năm 1997) sang chế độ tỷ giá thả nổi (Năm 1997 -1998) rồi chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý (Từ năm 1998 - 2000) và chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết không được thông báo trước (từ tháng 5/2000). Chính sách tỷ giá này đã nhìn chung giúp duy trì đồng Baht ổn định, mức thay đổi từ 0-10%. Mặc dù luôn chú trọng tới xuất khẩu nhưng Thái Lan phải chấp nhận để tỷ giá của nội tệ tăng hơn 20% so với USD và duy trì ở mức lạm phát trung bình là 3% từ năm 2006 do Chính phủ Thái Lan nhận thức được việc để nội tệ tăng giá so với USD là chính sách có lợi hơn 2.3.4.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - Phản ứng chính sách tỷ giá linh hoạt trong tình huống cụ thể và có định hướng rõ ràng trong dài hạn làm căn cứ cho các điều chỉnh ngắn hạn; - Tỷ giá không nên neo giữ quá lâu đồng bản tệ với một đồng ngoại tệ mạnh mà cần được xác lập trên cơ sở một rổ ngoại tệ để tránh được những cú sốc của môi trường kinh tế trong và ngoài nước. - Việc lựa chọn thời điểm và mức phá giá phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành chính sách tỷ giá của mỗi quốc gia. Ngoài ra, khi phá giá cũng cần xem xét tương quan với lạm phát của các nước để xác định xem tỷ giá thực có phát huy vai trò hỗ trợ tích cực cho xuất khẩu không - Có sự phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô bởi việc điều chỉnh tỷ giá có ảnh hưởng đến giá cả trong nước cũng như quốc tế và là điều kiện tiên quyết trong thay đổi chính sách thương mại, XK hàng hóa trong điều kiện mở
  14. 11 cửa nhưng không có thay đổi trong chính sách thương mại thì việc thay đổi tỷ giá sẽ vận hành không hiệu quả. - Có cơ chế giám sát và theo dõi sự biến động của tỷ giá ở thị trường trong và ngoài nước để nhận dạng được xu hướng vận động của tý giá hối đoái, đặc biệt là những đồng tiền mạnh và có giao dịch thương mại lớn của quốc gia; KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương này sau khi hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chính sách tỷ giá hối đoái và XK đã tập trung vào tìm hiểu sự tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến XK. Chương này đã làm rõ được tác động của chính sách tỷ giá đến (1) giá cả và khối lượng hàng hóa XK; (2) kim ngạch hàng XK; (3) cơ cấu XK và (4) mặt hàng XK. Ngoài việc xác định được các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến XK, chương này còn đề cập đến kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan và Hàn Quốc trong điều hành chính sách tỷ giá hướng tới mục tiêu XK từ đó rút ra năm bài học lớn trong điều hành tỷ giá góp phần thúc đẩy XK của Việt Nam. Đây là những vấn đề cơ bản, làm nền tảng để từ đó NCS có cơ sở đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tiễn tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Mỹ cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của chính sách tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu trong chương tiếp theo.
  15. 12 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ 3.1. Chính sách tỷ giá của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 3.1.1. Bối cảnh hội nhập Giai đoạn 2008-2015 kinh tế thế giới diễn biến phức tạp với rủi ro gia tăng như khủng hoảng nợ công, khủng hoảng và suy thoái ở hầu khắp các nước. Giai đoạn 2016-2021 kinh tế thế giới tuy khởi sắc nhưng không bền vững, vẫn chưa đạt mức trước khủng hoảng và kèm theo nhiều biến động từ sự thay đổi của các chính sách tài chính tiền tệ, biến động địa chính trị, chủ nghĩa dân túy, xu hướng chống lại toàn cầu hóa, bảo hộ thương mại, đại dịch Covid-19... 3.1.2. Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam Mục tiêu của chính sách tỷ giá của Việt Nam là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và bền vững. NHNN đề ra mục tiêu điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, các cân đối vĩ mô và tình hình cung-cầu ngoại tệ, góp phần khuyến khích XK, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối…. 3.1.3. Chế độ tỷ giá của Việt Nam Việt Nam theo đuổi chế độ tỷ giá linh hoạt có điều tiết. Từ trước 31/12/2015, NHNN công bố tỷ giá chính thức và biên độ để NHTM xác định tỷ giá giao dịch. Tuy nhiên, trước diễn biến thị trường tài chính quốc tế phức tạp, từ 01/2016, NHNN công bố tỷ giá trung tâm và biên độ để các NHTM quyết định tỷ giá giao dịch. Tỷ giá hối đoái trung tâm được hình thành trên 3 trụ cột: (i) Diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên NH (ii) Diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam. (iii) Các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ. 3.1.4. Các công cụ điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam 3.1.4.1. Biên độ tỷ giá (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các quyết định của NHNN Việt Nam) Biểu đồ 3.1: Biên độ tỷ giá USD/VND từ 1999 đến nay
  16. 13 3.1.4.2. Phá giá tiền tệ (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ IMF) Biểu đồ 3.2: Diễn biến phá giá VND Giai đoạn 2008-2011 là giai đoạn liên tiếp xảy ra các đợt phá giá mạnh và mức phá giá kỷ lục của Việt Nam xảy ra vào năm 2011. Mức phá giá bình quân hàng năm từ 2012 đến nay xoay quanh mốc 1-2%, một phần từ mức cam kết phá giá tiền tệ hàng năm và điều hành tỷ giá theo các cam kết này của NHNN để đảm bảo hỗ trợ XK, không gây áp lực lên lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. 3.1.4.3. Mua bán trên thị trường ngoại hối (FXO) Kết quả của nghiệp vụ FXO thể hiện ở dự trữ ngoại hối của Việt Nam. (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo của NHNN và IMF) Biểu đồ 3.3. Quy mô dự trữ ngoại hối Việt Nam từ 2008-2020 3.1.4.4. Lãi suất chiết khấu, lãi suất OMO và lãi suất tái cấp vốn (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ IMF) Biểu đồ 3.4: Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu
  17. 14 3.1.4.5. Công cụ khác Đó là giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ; quản lý chặt chẽ thị trường ngoại hối; giảm lãi suất tiền gửi USD về 0%... 3.1.5. Diễn biến tỷ giá hối đoái Kết quả của việc thực hiện các công cụ trên, tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong diễn biến như đồ thị sau: (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo thống kê của IMF Việt Nam) Biểu đồ 3.5: Diễn biến tỷ giá và biên độ tỷ giá giai đoạn 2008-2021 Tỷ giá trong năm 2008 có nhiều diễn biến phức tạp, tỷ giá chợ đen thấp hơn tỷ giá sàn như tại thời điểm đầu năm và vượt trần rất cao tại thời điểm giữa tháng 6. Ngoài ra, biểu đồ 3.5 cũng thể hiện các mốc biến động lớn trong chính sách tỷ giá của Việt Nam, tương ứng với các lựa chọn về cơ chế tỷ giá và công cụ tỷ giá trong các bối cảnh khác nhau, chẳng hạn mốc phá giá 9.3% vào tháng 2/2011 hoặc mốc tăng biên độ tỷ giá từ -/+2% lên -/+3% vào tháng 8/2015. Giai đoạn 2008-2011 thể hiện rõ sự biến động phức tạp của cả tỷ giá chính thức (trần và sàn) cũng như tỷ giá trên thị trường tự do, thể hiện chính sách tỷ giá chưa theo sát thị trường, đặc biệt trong bối cảnh thế giới suy thoái, có nhiều biến động lớn. Tuy nhiên, từ cuối năm 2013 trở về sau, diễn biến tỷ giá khá ổn định và theo sát diễn biến thị trường. Giai đoạn 2016-2020, NHNN thực hiện công bố tỷ giá trung tâm, biến động linh hoạt hàng ngày theo sát diễn biến thị trường trong, ngoài nước và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ, góp phần hạn chế các cú sốc bên ngoài và giảm tâm lý nắm giữ ngoại tệ, hỗ trợ cho sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại tệ. Kể từ khi thực hiện chế độ tỷ giá mới, mặc dù thị trường quốc tế nói chung và Việt Nam trải qua nhiều biến động nhưng diễn biến tỷ giá USD/VND được đánh giá là tương đối ổn định. Tuy nhiên, lạm phát Việt Nam trong giai đoạn này cao hơn lạm phát của Mỹ nên RER giữa VND và USD thấp hơn so với tỷ giá danh nghĩa ER, đồng nghĩa với việc VND được định giá cao tương đối so với USD.
  18. 15 3.2. Thực trạng XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ 3.2.1. Kim ngạch XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ Nền kinh tế lớn nhất thế giới là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam. Trong 80 quốc gia và lãnh thổ XK của Việt Nam thì Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất và ngày càng gia tăng, ngoại trừ năm 2017. Nếu như năm 2011, tỷ trọng XK sang Mỹ trong tổng kim ngạch XK của Việt Nam chiếm 17,47% thì năm 2020 đạt mức kỷ lục 27,28% dù đại dịch Covid-19. Kim ngạch XK của Việt Nam tăng trưởng bình quân 12,73% còn kim ngạch XK của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng bình quân 18.5%. (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Thống kê của Cục CNTT & Thống kê Hải quan) Biểu đồ 3.6: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008 -2020 3.2.2. Cơ cấu hàng XK Cơ cấu xuất nhập khẩu theo mặt hàng ngày càng được cải thiện theo hướng tích cực, góp phần nâng cao giá trị và giá trị giá tăng trong kim ngạch XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ thời gian qua. (Nguồn: Tính toán từ Biểu số 5X/TCHQ- Cục CNTT & Thống kê Hải quan) Biểu đồ 3.7: Cơ cấu hàng Việt Nam XK sang Mỹ thời kỳ 2011 – 2020 Cơ cấu hàng XK của Việt Nam sang Mỹ dịch chuyển theo hướng giảm dần hàm lượng XK thô và nông sản tăng dần XK sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp và hàng công nghiệp cao, tạo điều kiện cho hàng Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi SX và cung ứng toàn cầu. Kim ngạch XK của nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng từ 12.535 triệu USD năm 2011 lên 47.974 triệu USD năm 2020. Tỷ trọng kim ngạch XK của nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản giảm từ 4,5% năm 2011 xuống còn 1,7% năm 2020 trong khi hàng công nghệ cao tăng từ 4.5% năm 2011 lên mức 25,2% vào năm 2020.
  19. 16 3.2.3. Mặt hàng XK chủ lực Nếu như năm 2011, Việt Nam chỉ có 03 mặt hàng chủ lực đạt kim ngạch trên 1 triệu USD trên thị trường Mỹ thì năm 2019 có 10 mặt hàng và đến năm 2020 đã có 11 mặt hàng (chiếm 86% tổng kim ngạch XK sang Mỹ hoặc 23,48% tổng kim ngạch XK cả nước). Năm 2020, tại thị trường Mỹ, Việt Nam có 03 mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 10 tỷ USD và 3 mặt hàng đạt kim ngạch từ 5 -10 tỷ USD. Trong bảng xếp hạng mặt hàng chủ lực XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ cũng đã có sự thay đổi vị trí của top 3, thể hiện nhóm hàng công nghệ cao ngày càng được chú trọng và thay thế cho các mặt hàng gia công, chế biến cần nhiều lao động phổ thông. Các mặt hàng XK chủ lực đã có sự tăng trưởng khá nhanh trong 10 năm qua, góp phần quan trọng giúp kim ngạch XK của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trên thị trường Mỹ. Nếu so sánh kim ngạch năm 2020 với năm 2015, thủy sản tăng 23,9%; dệt may tăng 27,9%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 631,3%; giày dép tăng 54,5%; và đặc biệt phương tiện vận tải tăng 165.3%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 171,4%; điện thoại & linh kiện tăng 217,9%; máy vi tính & linh kiện tăng 267,1%. Tóm lại, XK Việt Nam sang Mỹ đạt được những kết quả đầy triển vọng, góp phần không nhỏ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, cơ cấu hàng Việt Nam XK dù đang chuyển biến tích cực nhưng chưa thực sự bền vững và tận dụng được lợi thế của Việt Nam khi gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn, không tạo ra nhiều giá trị thặng dư. Thực trạng này khiến XK của Việt Nam trở nên nhạy cảm và phụ thuộc vào biến động của kinh tế thế giới và các DN FDI. Vì vậy, trong thặng dư thương mại với Mỹ, chỉ một phần nhỏ là của Việt Nam do phải bù đắp cho thâm hụt ở những thị trường mà Việt Nam NK yếu tố đầu vào. 3.3. Nghiên cứu định tính về tác động của chính sách sách tỷ giá hối đoái đến XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ 3.3.1. Tương quan giữa CSTGHĐ và kim ngạch XK của Việt Nam sang Mỹ (Nguồn: Tổng hợp từ Thống kê của IMF và Cục CNTT & Thống kê Hải quan) Biểu đồ 3.8: Tỷ giá và kim ngạch XK của Việt Nam trên thị trường Mỹ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2