intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

19
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản; trên cơ sở đó, đề xuất một số quan điểm và giải pháp phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản

  1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ guyÔn v¨n quang PHẠM CHÍ NGHĨA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 931 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC TIẾN HÀNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - BỘ QUỐC PHÒNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Ngọc Hồi 2. PGS. TS Nguyễn Đức Độ Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hộng đồng đánh giá luận án cấp Học viện theo quyết định số:........../HV ngày tháng năm 20.... của Giám đốc Học viện Chính trị, họp tại Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng. Vào giờ ngày tháng năm 20...... Cần tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Quân đội - Thư việ Học viện Chính trị
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Phạm Chí Nghĩa (2016), “Một số vấn đề về công tác quản trị nguồn nhân lực hiện nay”, Tạp chí Giáo dục Lý luận, số 243, tr.48-49. 2. Phạm Chí Nghĩa (2019), “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số tháng 12, tr.48-50. 3. Phạm Chí Nghĩa (2019), “Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản”, Tạp chí Kinh tế Dự báo, số tháng 12, tr.70-73. 4. Phạm Chí Nghĩa (2020), “ Mô hình xã hội 5.0 của Nhật Bản và giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam”, Tạp chí Công thương, số 8, tr.139-142. 5. Phạm Chí Nghĩa (2020), “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản”, Tạp chí Công Thương, số 16, tr.182-185.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong số các nguồn lực phát triển hiện nay, NNL chính là “chìa khóa” cho chiến lược cạnh tranh và phát triển của mỗi quốc gia. Nhiều nước tuy hạn chế về nguồn tài nguyên thiên nhiên song do biết khai thác, phát huy NNL nên đã có sự phát triển thần kỳ. Đối với Việt Nam, NNL là yếu tố quyết định thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Đại hội lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: phát triển NNL, nhất là NNL chất lượng cao, là một trong ba khâu đột phá chiến lược để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới [16, tr.106]. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định một trong các nhiệm vụ giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 là: "Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là hiện đại hoá giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế sâu rộng” [17, tr.127,128]. Ở cấp độ doanh nghiệp, NNL là nhân tố quyết định đến sự phát triển; quyết định đến năng lực cạnh tranh và suy cho cùng NNL là nhân tố quyết định đến sự sống còn của một doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp làm công tác XKLĐ, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay càng đòi hỏi nhân lực làm việc trong lĩnh vực này những yêu cầu và đòi hỏi khắt khe hơn. Trong số các thị trường XKLĐ, thị trường Nhật Bản được đánh giá giàu tiềm năng và thông qua XKLĐ sang thị trường Nhật Bản đã góp phần tích cực giải quyết việc làm và cải thiện đời sống, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước, tính chung trong giai đoạn 2014-2017, đã có tổng cộng 136.704 lao động Việt Nam xuất khẩu sang thị trường
  5. 2 Nhật Bản; tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2018 đã có 6.884 lao động, trong đó có 2.729 là lao động nữ đi làm việc tại Nhật Bản. Thành công trong XKLĐ sang thị trường Nhật Bản có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng hàng đầu là do các doanh nghiệp XKLĐ đã biết chú trọng phát triển NNL đáp ứng yêu cầu XKLĐ trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên, trước những áp lực mở rộng thị trường XKLĐ sang Nhật Bản, cùng với những yêu cầu ngày càng khắt khe của nước bạn đối với lao động Việt Nam, đòi hỏi phải nâng tầm nhân lực làm công tác XKLĐ ở các doanh nghiệp XKLĐ sang thị trường Nhật Bản. Trong khi đó, việc phát triển NNL ở các doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản có những hạn chế về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Ở một số doanh nghiệp, số lượng NNL tuyển dụng được hàng năm chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của doanh nghiệp; chất lượng NNL, nhất là bộ phận quản lý ở một số doanh nghiệp còn thấp, còn nhiều lao động có trình độ chuyên môn thấp hơn mặt bằng, chứng chỉ được cấp; cơ cấu NNL theo vị trí việc làm, trình độ và lứa tuổi còn chưa hợp lý. Trước những thiếu hụt nhân lực làm công tác XKLĐ ở một số thời điểm, cùng với những hạn chế về trình độ, nhất là kỹ năng mềm và khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật của một bộ phận nhân lực đang buộc các doanh nghiệp làm công tác XKLĐ sang thị trường Nhật Bản phải quan tâm, chú trọng hơn đến phát triển NNL làm công tác XKLĐ. Về mặt lý luận, đã có một số công trình nghiên cứu vấn đề phát triển NNL doanh nghiệp; nhưng đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống, dưới góc độ kinh tế chính trị về phát triển NNL ở doanh Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản. Là một người đã có hơn 10 năm làm công tác XKLĐ sang thị trường Nhật Bản, với mong muốn góp phần luận giải, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc phát triển NNL ở doanh nghiệp
  6. 3 Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản; trên cơ sở đó, đề xuất một số quan điểm và giải pháp phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án và chỉ ra những khoảng trống khoa học mà luận án cần tập trung giải quyết. Phân tích cơ sở lý luận phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản: luận giải quan niệm, nội dung, nhân tố tác động đến phát triển NNL; khảo sát kinh nghiệm phát triển NNL của một số doanh nghiệp nước ngoài XKLĐ sang thị trường Nhật Bản và rút ra bài học cho doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản: Làm rõ thành tựu, hạn chế và nguyên nhân cùng những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản . Đề xuất những quan điểm và giải pháp phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phát triển NNL ở doanh nghiệp XKLĐ.
  7. 4 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu phát triển NNL ở các doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản dưới góc độ kinh tế chính trị, bao gồm cả số lượng, chất lượng và cơ cấu; tập trung vào NNL hiện có, tại các doanh nghiệp, gồm: NNL lãnh đạo doanh nghiệp; NNL làm công tác đào tạo, NNL phát triển thị trường; NNL làm công tác quản lý người lao động ở Nhật Bản; NNL làm công tác tuyển nguồn lao động xuất khẩu. Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển NNL ở các doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản . Về thời gian: Số lượng khảo sát chủ yếu từ năm 2012 đến năm 2019. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về NNL và phát triển NNL. Cơ sở thực tiễn Luận án dựa trên khảo sát kinh nghiệm phát triển NNL ở một số doanh nghiệp ngoài nước, kế thừa các số liệu, tư liệu được công bố trong các công trình nghiên cứu, các báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Hiệp hội doanh nghiệp XKLĐ sang thị trường Nhật Bản. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chung: Để thực hiện đề tài, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp luận chung là phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin. Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ luận án nhằm bảo đảm cho luận án được xây dựng theo một lôgíc chặt chẽ cả về hình thức và nội dung; giữa các chương, tiết có quan hệ chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau; đồng thời nghiên cứu sự phát triển NNL ở các doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản trong mối quan hệ chặt chẽ
  8. 5 với sự phát triển của lĩnh vực XKLĐ nói riêng và sự phát triển NNL cả nước nói chung. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Đề tài sử dụng phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị là phương pháp trừu tượng hóa khoa học nhằm gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những nội dung ít ảnh hưởng đến quá trình phát triển NNL, để đi vào nghiên cứu những vấn đề mang tính cốt yếu, có ảnh hưởng đến quá trình phát triển NNL ở các doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở chương 2 nhằm hình thành khung lý thuyết của luận án. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng ở cả 4 chương của luận án, nhưng chủ yếu được sử dụng ở chương 3 nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá thực trạng phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản; chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Phương pháp kết hợp logic với lịch sử: Được sử dụng chủ yếu ở chương 3 để tìm ra nguyên nhân của thực trạng phát triển NNL, đặc biệt chỉ ra những mâu thuẫn cần giải quyết trong phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản. Phương pháp thống kê - so sánh: Được sử dụng ở chương 3 để thống kê sự thay đổi về số lượng, chất lượng, cơ cấu NNL ở các doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản; đồng thời, so sánh các số liệu để thấy mức độ thay đổi, phản ánh sự phát triển NNL ở các doanh nghiệp này trong giai đoạn 2012-2019. 5. Những đóng góp mới của luận án Đưa ra quan niệm phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản dưới góc nhìn của khoa học kinh tế chính trị. Xác định các mâu thuẫn cần tập trung giải quyết để phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản.
  9. 6 Đề xuất các quan điểm và giải pháp phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Góp phần luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu để các doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản tham khảo trong quá trình phát triển NNL của mình. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập những vấn đề có liên quan đến phát triển NNL nói chung và phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Luận án bao gồm: Mở đầu; 4 chương (11 tiết); kết luận; danh mục các công trình đã được công bố của tác giả; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực A.Dam Smith (1776), An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations - Bản chất, nguồn gốc sự giàu có của các quốc gia; Gary S. Becker (1964), Human Capital: A Theoretical and Empirical Analysis with Special Reference to Education - Vốn con người- Phân tích lý thuyết và kinh nghiệm liên quan đặc biệt đến giáo dục; L.F. Stanley (1966), Human resources for national strength - Nguồn nhân lực cho sức mạnh quốc gia; Edward F.
  10. 7 Dennison (1985), Trends in American Economic Growth, 1929-1982 - Xu hướng tăng trưởng kinh tế Mỹ, 1929-1982; Robert J. Barro (1992), “Human capital and economic growth - Vốn nhân lực và tăng trưởng kinh tế; Paul Moris (1996), Asia’s four litle dragons: A comparison of the role of education in their development - Bốn con rồng nhỏ Châu Á: Một sự so sánh về vai trò của giáo dục trong phát triển; Kelly D.J (2001), “Dual Perceptions of HRD: Issues for Policy: SME’s, Other Constituencies, and the Contested Definitions of Human Resources Development - Các vấn đề chính sách và các đẳng nghĩa liên quan đến phát triển nguồn nhân lực”; Jang Ho Kim (2005), New paradigm for human resources development: Government initiatives for economic development and social integration in Korea - Khung mẫu mới về phát triển nguồn nhân lực: Các sáng kiến của chính phủ để phát triển kinh tế, hội nhập xã hội tại Hàn Quốc; S.Kristine Sydhagen, C.Peter (2007), Human Resources Development International - Phát triển nguồn nhân lực trên thế giới; Thẩm Vĩnh Hoa và Ngô Quốc Diệu (2008), Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm trấn hưng đất nước; William Easterly (2009), Truy tìm căn nguyên tăng trưởng; Greg G.Wang and Judy Y.Sun (2009), Perspectives on Theory Clarifying the Boundaries of Human Resources Development - Quan điểm về lý thuyết làm rõ ranh giới của phát triển nguồn nhân lực; Vương Huy Diệu (2010), Chiến lược quốc gia nhân tài biến đổi thế giới; Lưu Tiểu Bình (2011), Lý luận và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực; Triệu Vĩnh Hiền (2013), Nhân tài - Nguồn tài nguyên số 1. Yulia Pangastuti (2016), “The Analysis of Human Resources Development in Central Java Province 2009-2013 - Phân tích phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Trung Java từ 2009-2013” 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực của tổ chức và doanh nghiệp Anastasia A. Katou (2009), “The Impact of Human Resources Development on Organisational Performance: Test of a Causal Model - Tác động của phát triển nguồn nhân lực đến hiệu
  11. 8 suất tổ chức: Thử nghiệm mô hình nhân quả”; P.V.C. Okoye và Raymond A. Ezejiofor (2013), “The Effect of Human Resources Development on Organizational Productivity - Tác động của Phát triển nguồn nhân lực lên Năng suất của Tổ chức”; Priyanka Rani và M. S. Khan (2014), “Impact of Human Resources Development on Organisational Performance - Tác động của phát triển nguồn nhân lực lên hiệu năng của tổ chức”; Mba Okechukwu Agwu và Tonye Ogiriki (2014), “Human Resources Development and Organizational Performance in the Nigeria Liquefied Natural Gas Company Limited, Bonny - Phát triển nguồn nhân lực và hoạt động tổ chức tại Công ty TNHH khí tự nhiên hóa lỏng Nigeria, Bonny”; Malihe Mohamedi và Masoud Ghorbanhosseini (2015), “Identifying and Measuring Factors Affecting Human Capital Development in Social Security Hospital of Saveh City - Xác định và đo lường các yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực trong Bệnh viện An sinh Xã hội của thành phố Saveh”. 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực Trần Văn Tùng và Lê Thị Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta; Trần Kim Hải (1998), Sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH đất nước; Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước; Vũ Huy Chương (2002), Đánh giá, dự báo triển vọng và những giải pháp cơ bản tạo nguồn lực để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2002), Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nguyễn Thanh (2002), Phát triển NNL trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta hiện nay; Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàn Ngân
  12. 9 (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam; Tô Chí Thành (2004), Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; Lê Thị Ngân (2005) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam; Đoàn Khải (2005), Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam; Nguyễn Thị Thanh (2005), Phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH đất nước; Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để CNH, HĐH; Nguyễn Tiệp (2007), “Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa”; Dương Văn Quảng, Bành Tiến Long (2009), Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế; Lê Thị Hồng Điệp (2010), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam; Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI; Nguyễn Ngọc Phú (2010), Nguồn nhân lực và nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới - Những vấn đề lý luận; Thực trạng nguồn nhân lực, nhân tài của đất nước hiện nay. Những vấn đề đặt ra - giải pháp; Phạm Minh Hạc (2011), Nghiên cứu con người và NNL đi vào CNH, HĐH - Đề án phát triển NNL trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam; Bùi Sỹ Tuấn (2011), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của Việt Nam đến năm 2020; Trần Bích (2012), Đột phá phát triển nhân lực nhìn từ kinh nghiệm Đài Loan; Chu Văn Cấp (2012), “Giáo dục và đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực Việt Nam”; Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (2012), Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Phạm Thị Thanh Hiền (2021), Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực của tổ chức và doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Thụy (2003), Phát triển nguồn nhân lực ngành Công nghiệp Dầu khí Việt Nam đến năm 2020; Nguyễn Vĩnh
  13. 10 Giang (2004), Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp quốc doanh ở Hà Nội; Lê Thị Mỹ Linh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế; Nguyễn Thị Hồng Cẩm (2011), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam; Đinh Văn Toàn (2011), Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2015; Đoàn Anh Tuấn (2014), Nâng cao chất lượng nhân lực Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam; Nguyễn Thành Vũ (2015), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang; Nguyễn Thị Thanh Quý (2016), Phát triển nguồn nhân lực ngành hàng không Việt Nam; Đinh Thu Giang (2019), Một số biện pháp hoàn thiện công tác thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh; Chu Quốc Dũng (2019), Phát triển NNL báo chí Công an nhân dân; Cấn Thị Việt Hà (2019), Phát triển NNL chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương Thành phố Hà Nội; Hà Thị Duy Linh (2019), Chính sách phát triển NNL cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 1.3. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết 1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Qua nghiên cứu các công trình khoa học ở trên cho thấy, phát triển NNL ở các doanh nghiệp là một vấn đề đã và đang được các nhà khoa học qua tâm nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau nhưng tựu chung có thể khái quát trên mấy vấn đề cơ bản sau: Một là, các vấn đề lý luận trình bày trong các công trình khoa học trong tổng quan này đã làm rõ nội hàm phạm trù “nguồn nhân lực” và “phát triển nguồn nhân lực” nói chung, vai trò của NNL đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia. Một số công trình bàn về
  14. 11 NNL ở doanh nghiệp, dưới góc nhìn của khoa học kinh tế chuyên ngành. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về phát triển NNL ở các doanh nghiệp XKLĐ và đặc biệt, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản. Do vậy, nghiên cứu phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản là một nội dung hoàn toàn mới, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. Hai là, các công trình nghiên cứu về thực trạng phát triển NNL ở bình diện quốc gia cũng như doanh nghiệp với những số liệu phong phú và đa dạng đã cung cấp cho nghiên cứu sinh cái nhìn tổng quan về chất lượng NNL ở Việt Nam nói chung và ở một số doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Đây là nguồn tài liệu quý giá để nghiên cứu sinh chắt lọc, kế thừa trong quá trình nghiên cứu phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản. Ba là, một số công trình khoa học đề cập trong tổng quan này đã đề xuất các quan điểm, giải pháp phát triển NNL trong phạm vi đối tượng nghiên cứu của từng công trình. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản. Do vậy, kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh về quan điểm, giải pháp phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản sẽ là điểm mới của đề tài. Tóm lại, kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài cho thấy, các công trình nghiên cứu trên đây là những nguồn tài liệu quý giúp nghiên cứu sinh tiếp cận và triển khai nghiên cứu đề tài “Phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản” một cách thuận lợi. 1.3.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu Từ việc khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố, nghiên cứu sinh xác định những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết trong luận án là:
  15. 12 Thứ nhất, dưới góc độ kinh tế chính trị, NNL và phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản được quan niệm thế nào? Nội dung phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản gồm những vấn đề gì? Có những nhân tố nào tác động đến phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản? Doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản cần tham khảo những kinh nghiệm nào của các doanh nghiệp trên thế giới về phát triển NNL? Để trả lời các câu hỏi đó, luận án cần: Xây dựng quan niệm và làm rõ nội dung, tiêu chí đánh giá phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản. Phân tích làm rõ những nhân tố tác động đến quá trình phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL ở một số doanh nghiệp trên thế giới XKLĐ sang thị trường Nhật Bản nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển NNL ở các doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản. Thứ hai, thực trạng phát triển NNL ở các doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản những năm qua ra sao? Có thành tựu, hạn chế nào và đâu là nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế? Đâu là những mâu thuẫn cần tập trung giải quyết? Căn cứ vào tiêu chí đánh giá phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản được xác định trong phần lý luận, luận án tiến hành khảo sát, đánh giá đúng thực trạng phát triển NNL ở các doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản những năm qua. Việc đánh giá thực trạng phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản không chỉ dừng lại ở việc đưa ra những con số thống kê đơn thuần mà quan trọng hơn, luận án sẽ làm rõ nguyên nhân của thực trạng đó, đồng thời chỉ ra những mâu thuẫn cần phải giải quyết trong quá trình phát triển NNL ở các doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản.
  16. 13 Thứ ba, phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản thời gian tới cần quán triệt các quan điểm và thực hiện những giải pháp nào? Để trả lời các câu hỏi đó, luận án phải tập trung xác định các quan điểm cơ bản để chỉ đạo, định hướng quá trình này. Trên cơ sở các quan điểm đã được xác định, hệ thống giải pháp mà luận án đề ra phải đảm bảo tính toàn diện và khả thi. Vì vậy, phần này của luận án sẽ tập trung luận giải cơ sở khoa học, nội dung của giải pháp và chỉ ra các biện pháp để thực hiện giải pháp trên cơ sở bám sát các nhân tố tác động được trình bày ở khung lý thuyết; những hạn chế, nguyên nhân hạn chế và các mâu thuẫn được trình bày ở chương thực trạng. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 2.1. Một số vấn đề chung về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản 2.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực của một quốc gia (hay của một ngành, địa phương, tổ chức): là tổng hòa thể lực, trí lực và tâm lực tồn tại trong nguồn lực lao động xã hội với một cơ cấu phù hợp được huy động, sử dụng để sáng tạo ra của cải vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu hiện tại và tương lai của xã hội. 2.1.2. Quan niệm nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động 2.1.2.1. Quan niệm về doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Doanh nghiệp XKLĐ
  17. 14 cũng phải có đầy đủ các yếu tố như một doanh nghiệp bình thường, chỉ khác ở chỗ lĩnh vực hoạt động là XKLĐ. Theo đó, doanh nghiệp XKLĐ là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh trong lĩnh vực XKLĐ. 2.1.2.2. Nhiệm vụ của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động Một là, tìm kiếm, ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động Hai là, tuyển chọn lao động xuất khẩu Ba là, đào tạo, giáo dục định hướng lao động xuất khẩu Bốn là, tổ chức quản lý trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài Năm là, kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu lao động 2.1.2.3. Quan niệm về nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động Trên cơ sở kế thừa quan niệm về NNL đã trình bày ở trên, nghiên cứu sinh cho rằng: NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ là tổng thể số lượng, chất lượng và cơ cấu người lao động đang và có thể thu hút vào làm việc tại doanh nghiệp đó. 2.1.2.4. Vai trò của nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động Thứ nhất, nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động Thứ hai, nguồn nhân lực là nguồn lực quyết định sự thành bại trong cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động Thứ ba, nguồn nhân lực là nguồn lực mang tính chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động Thứ tư, nguồn nhân lực có vai trò như chất xúc tác thúc đẩy quá trình ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản
  18. 15 2.1.3. Quan niệm và đặc điểm nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản 2.1.3.1. Quan niệm về nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản Nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản là “tổng thể số lượng, chất lượng và cơ cấu người lao động đang làm việc và có thể được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản”. 2.1.3.2. Phân loại nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản Một là, nhân lực lãnh đạo doanh nghiệp (Giám đốc, Phó giám đốc) Hai là, nhân lực làm công tác đào tạo Ba là, nhân lực phát triển thị trường Bốn là, bộ phận nhân lực làm công tác quản lý người lao động ở Nhật Bản Năm là, bộ phận nhân lực tuyển nguồn 2.1.3.3. Đặc điểm nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản Một là, có kỹ năng giao tiếp, đàm phán với đối tác Nhật Bản Hai là, có am hiểu văn hoá, pháp luật Nhật Bản Ba là, có trình độ tiếng Nhật có thể giao tiếp được với doanh nghiệp Nhật Bản nhận lao động Việt Nam 2.2. Quan niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản 2.2.1. Quan niệm phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản Phát triển NNL ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản là sự gia tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, hoàn thiện về cơ cấu nguồn nhân lực thông qua những cách thức, biện
  19. 16 pháp phù hợp của các chủ thể, trực tiếp là chủ doanh nghiệp XKLĐ, nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. 2.2.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản Một là, gia tăng về số lượng nguồn nhân lực làm việc ở doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản Hai là, nâng cao về chất lượng nguồn nhân lực làm việc ở doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản Ba là, hoàn thiện về cơ cấu nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản 2.2.3. Những nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản * Nhân tố bên ngoài Một là, trình độ phát triển kinh tế - xã hội Hai là, chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là ở bậc đại học, cao đẳng trong các nhà trường Ba là, cơ chế, chính sách cho phát triển nguồn nhân lực của đất nước Bốn là, hội nhập quốc tế và khoa học công nghệ * Nhân tố bên trong Một là, chiến lược, quy mô phát triển của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản Hai là, môi trường làm việc của doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản Ba là, các chính sách sử dụng, đãi ngộ của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản Bốn là, nguồn lực tài chính phục vụ cho phát triển nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản 2.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở một số doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản và bài học đối với doanh nghiệp Việt Nam 2.3.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở một số doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản
  20. 17 2.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Công ty Akal HR Solutions private limited 2.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Công ty AQIUM International Inc 2.3.1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Asia reach international management & contractor services inc 2.3.1.4. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Greenland Overseas 2.3.2. Bài học đối với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản Thứ nhất, nhận thức đúng về vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Thứ hai, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực một cách bài bản Thứ ba, chú trọng công tác tuyển dụng Thứ tư, đào tạo mới, bồi dưỡng thường xuyên nhân lực Thứ năm, có chính sách sử dụng, đãi ngộ nhân lực một cách hợp lý Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 3.1. Tổng quan về doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản 3.1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản Các doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản là một hệ thống trải dài khắp các địa phương trên cả nước. Trong đó tập trung nhiều nhất tại Hà Nội với 183 công ty và Thành phố Hồ Chí Minh 43 công ty. Loại hình doanh nghiệp này thường được cơ cấu theo dạng công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn; hoạt động
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2