intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện hình thành cộng đồng kinh tế Asean (AEC)

Chia sẻ: Nu Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

25
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án làm rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập thị trường lao động chung theo cam kết AEC, xác định vị thế của nguồn nhân lực Việt Nam trong khu vực, chỉ ra nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp giúp nguồn nhân lực Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh với nguồn nhân lực các nước AEC và tham gia hiệu quả hơn vào AEC trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện hình thành cộng đồng kinh tế Asean (AEC)

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THANH HIỀN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số : 9.31.01.06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2021
  2. Công trình đã được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trần Thị Lan Hương 2. PGS. TS. Trần Thị Lan Hương Phản biện 1: PGS. TS. Chu Đức Dũng Phản biện 2: PGS. TS. Doãn Kế Bôn Phản biện 3: PGS.TS. Bùi Tất Thắng Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào lúc phút, ngày tháng năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Khoa học xã hội.
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Phạm Thanh Hiền (2017), “Cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN”, Tạp chí Lao động và Công đoàn, tr14, số 618 2. Trần Thị Lan Hương, Phạm Thanh Hiền (2018), “Xuất khẩu lao động Việt Nam vào các nước Đông Á và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)”, Hội thảo quốc tế trường đại học Văn Hiến với chủ đề “Hợp tác đầu tư các nước Đông Á – Việt Nam và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, tạo việc làm cho người lao động, NXB Kinh tế TP Hồ Chí Minh 3. Phạm Thanh Hiền (2019), “Đánh giá tình hình hội nhập của nguồn nhân lực Việt Nam sau ba năm gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN”, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, tr79, số 537 4. Phạm Thanh Hiền (2020), “Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Việt nam trong bối cảnh hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)”, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, tr4, số 565 5. Phạm Thanh Hiền (2020), “Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Thái Lan trong điều kiện hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, tr344, số đặc biệt tháng 4/2020
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là tổ chức hợp tác khu vực về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia Đông Nam Á với mười thành viên gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Philipines, Myanmar, Indonesia, Malaysia, Brunei, Thái Lan và Singapore. Năm 1997, ý tưởng thành lập Cộng đồng ASEAN được các nhà lãnh đạo đưa ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020 với mục tiêu tạo ra một khu vực kinh tế ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, hướng tới việc hình thành một Cộng đồng ASEAN liên kết, tự cường vào năm 2020 với ba trụ cột chính là hợp tác chính trị - an ninh (Cộng đồng an ninh ASEAN – ASC), hợp tác kinh tế (Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC) và hợp tác văn hóa - xã hội (Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN (ASCC). Sau đó, Tuyên bố Cebu (tháng 12/2006) đã rút ngắn thời gian hình thành AEC năm năm so với kế hoạch ban đầu (từ năm 2020 xuống năm 2015). Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 31/12/2015. AEC là một bước tiến mới trong quá trình hội nhập và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước Đông Nam Á. AEC đặt mục tiêu tạo ra một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có thị trường lao động tự do. Hàng loạt các văn bản đã được ký kết để hiện thực hóa mục tiêu này như hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân cho phép lao động có kỹ năng của các nước thành viên được tự do di chuyển trong khối, thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương của ASEAN trong tám lĩnh vực, khung tham chiếu trình độ ASEAN… Sự hình thành của AEC đã mở ra cho người lao động Việt Nam cơ hội tự do di chuyển trong khu vực để tìm kiếm việc làm, qua đó nâng cao thu 1
  5. nhập, mức sống của bản thân và gia đình, học hỏi kinh nghiệm, góp phần giải quyết vấn đề việc làm trong nước, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Để nắm bắt thời cơ trên, từ năm 2007 đến nay, Việt Nam đã đề xuất và thực hiện nhiều chủ trương, hoạt động phát triển nguồn nhân lực để giúp cho người lao động tham gia vào thị trường lao động chung AEC như: ban hành khung trình độ quốc gia dựa trên Khung trình độ ASEAN, thay đổi chính sách đào tạo nghề và đại học, chính sách đào tạo ngoại ngữ… Mặc dù vậy, sau hơn một thập kỷ phát triển, trong đó có hơn 5 năm AEC chính thức đi vào hoạt động (từ 31/12/2015), số lượng người lao động Việt Nam đạt trình độ ASEAN và di chuyển lao động tự do trong AEC còn khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Theo thống kê của ILO, tính đến năm 2019, Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong số lao động nhập cư tại Malaysia (0,1%) và Thái Lan (0,3%) Singapore (0,01%) [110]. Trong các lĩnh vực được tự do di chuyển lao động, nghề kỹ sư và kiến trúc sư có số lượng lao động đạt trình độ ASEAN khả quan nhất nhưng cũng chỉ có hơn 200 người, thấp hơn nhiều các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia… Điều này cho thấy nguồn nhân lực Việt Nam đang bị tụt hậu và bỏ lỡ thời cơ hội nhập và phát triển vô cùng quý giá. Không những thế, nếu tình hình này không nhanh chóng được cải thiện, người lao động Việt Nam thậm chí sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm tại ngay thị trường nội địa khi lượng lao động trong khu vực di chuyển vào Việt Nam gia tăng trong tương lai, làm trầm trọng hơn tình trạng thất nghiệp cùng hàng loạt vấn đề an sinh xã hội khác. Do đó, nhu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là cần có những nghiên cứu chuyên sâu phân tích, đánh giá tổng thể tình hình phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trên cơ sở đối chiếu với cam kết AEC về tự do di chuyển lao động và so sánh với các nước trong khu vực, từ đó đề xuất những giải pháp giúp lao động Việt Nam đáp ứng tốt hơn nhu cầu của AEC, nâng cao khả năng 2
  6. cạnh tranh, từ đó tham gia hiệu quả hơn vào thị trường lao động chung AEC trong thời gian tới. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)” cho Luận án tiến sỹ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế quốc tế của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập thị trường lao động chung theo cam kết AEC, xác định vị thế của nguồn nhân lực Việt Nam trong khu vực, chỉ ra nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp giúp nguồn nhân lực Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh với nguồn nhân lực các nước AEC và tham gia hiệu quả hơn vào AEC trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu chính sau: - Trên cơ sở lý thuyết liên quan đến phát triển nguồn nhân lực và nội dung những cam kết của AEC về tự do di chuyển lao động, hệ thống hóa và phát triển một số lý luận như khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng, nội dung, các tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hình thành AEC. - Phân tích tình hình phát triển nguồn nhân lực Việt Nam về số lượng, chất lượng, cơ cấu trên cơ sở đối chiếu với nhu cầu lao động của AEC và so sánh với các nước thành viên AEC. Từ đó, đánh giá được những thành công đạt được và hạn chế còn tồn tại của nguồn nhân lực Việt Nam. - Phân tích nguyên nhân của những thành công và hạn chế trên, kết hợp với phân tích xu hướng nhu cầu lao động của các nước AEC trong giai 3
  7. đoạn 2020 – 2030, đề xuất một số giải pháp để giúp nguồn nhân lực Việt Nam hội nhập hiệu quả hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực Việt Nam theo ba góc độ: số lượng, chất lượng và cơ cấu, trên cơ sở đối chiếu với yêu cầu hội nhập thị trường lao động chung theo cam kết AEC và so sánh với các quốc gia thành viên AEC. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: nghiên cứu sự phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hình thành AEC trên phạm vi cả nước Việt Nam, có nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm của một số quốc gia ASEAN - Về thời gian + Giai đoạn trước khi AEC hình thành (từ năm 1/2007 đến 31/12/2015): luận án chủ yếu thống kê các cam kết và sự chuẩn bị cho việc gia nhập thị trường lao động chung AEC của Việt Nam. + Giai đoạn sau khi AEC hình thành (từ năm 2016 đến ngày nay), luận án tiếp tục cập nhật, bổ sung các thỏa thuận của AEC nhằm thúc đẩy tình hình di chuyển lao động nội khối và các chính sách phát triển nguồn nhân lực để người lao động Việt Nam di chuyển hiệu quả hơn cũng như có khả năng cạnh tranh cao hơn trong AEC. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực được phân tích trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2020, trong đó đặc biệt tập trung vào giai đoạn từ 2015 -2020. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực đề xuất trong luận án áp dụng đến năm 2030. - Về nội dung: Luận án chỉ giới hạn nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam về số lượng, chất lượng và cơ cấu trên cơ sở 4
  8. đối chiếu cam kết tự do di chuyển lao động của AEC và so sánh với nguồn nhân lực các nước thành viên AEC, trong đó chỉ tập trung phản ánh chất lượng nguồn nhân lực về mặt trí lực với ba tiêu chí kiến thức, kỹ năng, thái độ, yếu tố thể lực không nằm trong phạm vi nghiên cứu. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận: phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, mô tả và so sánh, phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp logic kết hợp lịch sử, phương pháp xử lý số liệu. 5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án * Về ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần bổ sung các vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hình thành AEC, từ đó xác định rõ mục đích của phát triển nguồn nhân lực khi hội nhập thị trường lao động chung AEC là phải tạo ra sự biến đổi nguồn nhân lực về số lượng; chất lượng gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ; cơ cấu theo hướng đáp ứng nhu cầu lao động của AEC và có khả năng cạnh tranh với nguồn nhân lực các nước thành viên AEC. * Về ý nghĩa thực tiễn: luận án cung cấp phân tích toàn cảnh thực trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu, trên cơ sở đối chiếu với yêu cầu thị trường lao động chung theo cam kết AEC, và so sánh với nguồn nhân lực các quốc gia trong khu vực, đề xuất các giải pháp cụ thể giúp nguồn nhân lực Việt Nam hội nhập hiệu quả, thành công hơn trong thị trường lao động chung AEC. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có giá trị tham khảo cho các các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hình thành AEC nói riêng. 5
  9. 6. Dự kiến những đóng góp khoa học mới của luận án Một là, luận án đã tiếp tục làm rõ những vấn đề lý luận như khái niệm và những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hình thành AEC. Hai là, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực đảm bảo “tính AEC”, áp dụng riêng cho bối cảnh khu vực hóa thị trường lao động, không rập khuôn theo các tiêu chí đánh giá phát triển nguôn nhân lực nói chung. Ba là, phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam về số lượng, chất lượng (gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ) và cơ cấu trên cơ sở đối chiếu với nhu cầu lao động AEC và so sánh với nguồn nhân lực các nước thành viên AEC, từ đó đánh giá thành công, hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế trên. Bốn là, kiến nghị, đề xuất các giải pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, cơ sở đào tạo nghề và đại học, đơn vị sử dụng lao động nhằm giúp nguồn nhân lực Việt Nam tham gia hiệu quả hơn và tăng khả năng cạnh tranh với nguồn nhân lực các nước AEC đến năm 2030. 7. Kết cấu luận án Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các Bảng và Hình, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của Luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong Cộng đồng kinh tế ASEAN Chương 3: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong Cộng đồng kinh tế ASEAN 6
  10. Chương 4: Triển vọng và kiến nghị giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam triong Cộng đồng kinh tế ASEAN Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu lý thuyết về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực Karl Marx, Robet Solow (1956), Robert. E. Lucas (1988), Theodore W. Schultz (1971), Gary Becker (1993), Trần Xuân Cầu (2019), D. Beg, S. Fisher và R. Donbush (2002), Chiristian Batal (2002), Bernard Wyne và David Stringer (1997). * Nghiên cứu lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực Ở phạm vi tổ chức: Vũ Hoàng Ngân, Phạm Thị Bích Ngọc (2019), Bùi Văn Danh (2011). Ở phạm vi quốc gia: Nguyễn Hữu Long (2007), Nguyễn Lộc (2010), Võ Xuân Tiến (2012) Nguyễn Hữu Dũng (2003). 1.1.2. Nghiên cứu về AEC và tác động của AEC đến nguồn nhân lực các nước ASEAN Giới thiệu về AEC: Nguyễn Hồng Sơn (2009), Thái Sơn, Lệ Nhung, Duy Quang (2015), Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Anh Thu (2015), Võ Thanh Tùng, Hoàng Thị Minh Châu (2019). Nghiên cứu riêng về cam kết di chuyển lao động tự do trong AEC và ảnh hưởng đến nguồn nhân lực các nước ASEAN: ADB, ILO (2014), European Chamber of Commerce, Singapore & European Foundation (2015), WEF (2014), Lê Mỹ Hương (2019), Nguyễn Bá Ngọc và cộng sự (2016) Nguyễn Ngọc Lan (2015), Nguyễn Thị Diệu Hiền, Trần Phương Thảo (2017) [Trần Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Hồng Hạnh (2019), Martin, P (2014), Papademetriou et al (2016), ILO (2020), ADB (2020). 7
  11. Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực các nước ASEAN trong điều kiện hình thành AEC: UNDP (2014), M.L. Puntrik Smiti (2015), Nông Mai Anh, Hoàng Thị Kiều Chi (2020), Ismalina, P. và đồng sự (2014), Salmiaty Taty (2016), Trung tâm Phát triển và Nghiên cứu Marketing Myanmar (2014), Yap, J. (2014), Đào Thị Thu Trang (2019). 1.1.3. Nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong AEC * Nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trước khi AEC hình thành: Nguyễn Duy Dũng (2012), Nguyễn Hồng Sơn (2015), Võ Thanh Thu (2014), Phạm Thị Lý (2014), ADB và ILO (2014), Bùi Thị Minh Tiệp (2015), Nguyễn Thường Lạng, Trần Đức Thắng (2015), Võ Minh Tập (2013), Nguyễn Quang Trung (2015), Nguyễn Thị Kim Chi (2015) * Nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam sau khi AEC hình thành: Đề cập gián tiếp trong các nghiên cứu chuyên sâu về di chuyển lao động của Việt Nam trong AEC: Đào Thu Trang (2016), Hà Thị Minh Đức (2019), Wolfgang Form (2016), Mạc Văn Tiến, Nguyễn Thị Bích Thủy (2018) Nguyễn Quỳnh Hoa, Phạm Tuấn Ngọc (2018). Nghiên cứu trực tiếp về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong AEC: Trịnh Thị Thu Hương (2019), Lê Văn Hùng (2017), Nguyễn Thị Diệu Hiền, Trần Phương Thảo (2017), Nguyễn Hữu Hảo, Nguyễn Thị Mỹ Diệu (2016), Lê Văn Thông (2018), Vũ Đình Ánh (2017), Nguyễn Quốc Tuân (2018). 1.2. Những giá trị đạt được và khoảng trống cần nghiên cứu 1.2.1. Những giá trị đạt được Những nghiên cứu trong và ngoài nước trên đây đã cung cấp những tư liệu quý giá về quá trình phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong AEC, giúp nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn về các vấn đề nghiên cứu, gợi ý hướng nghiên cứu và xây dựng hệ thống cơ sở lý thuyết toàn vẹn. Các giá trị của các nghiên cứu đi trước được thể hiện như sau: * Giá trị về lý luận - Thứ nhất, các tài liệu nghiên cứu đã giúp nghiên cứu sinh hệ thống được một số vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn 8
  12. nhân lực như các khái niệm, nhân tố ảnh hưởng, nội dung và vai trò đối với nền sản xuất xã hội và tăng trưởng kinh tế. Phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi quốc gia phải là sự phát triển toàn diện về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực. Việc phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cấp thiết của tất cả các nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế tri thức hay hội nhập kinh tế quốc tế. - Thứ hai, thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu của những người đi trước, nghiên cứu sinh đã tìm hiểu được một hệ tiêu chí mới để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực thay cho cách hiểu truyền thống là chất lượng thể lực và trí lực của người lao động. Đó chính là mô hình KSA – đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trên ba mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ. - Thứ ba, do con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, vì vậy các nhà nghiên cứu đều khẳng định phát triển nguồn nhân lực là quá trình phức tạp, lâu dài, cần có sự hợp sức của toàn xã hội. * Giá trị về thực tiễn Các nghiên cứu được công bố đã mang lại giá trị thực tiễn cho luận án như sau: Thứ nhất, các nghiên cứu về AEC đã mang đến những thông tin rất đầy đủ về quá trình hình thành, các nội dung của AEC nói chung cũng như những cam kết về tự do di chuyển lao động trong AEC nói riêng. Thứ hai, qua quá trình tổng hợp những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, có thể thấy vấn đề di chuyển lao động trong AEC thu hút được rất nhiều nghiên cứu ở nhiều mức độ khác nhau. Đối với luận án, những nghiên cứu này đem lại những luận cứ quan trọng để làm rõ thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập thị trường lao động chung theo cam kết AEC Thứ ba, những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực theo trình độ, theo ngành nghề, theo địa phương đã cung cấp những số liệu, thông tin, nhận định quý giá về những chính sách và thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam. Thứ tư, các nghiên cứu về thực trạng và chính sách phát triển nguồn nhân lực các nước trong khu vực khi AEC hình thành đã cho thấy mọi quốc 9
  13. gia khi tham gia vào thị trường lao động chung đều luôn phải đối mặt với cơ hội và thách thức. Vì thế, quốc gia nào càng có những chính sách phát triển nguồn nhân lực hiệu quả và kịp thời thì càng có lợi, ngược lại các quốc gia không có những chính sách ứng biến sẽ phải chịu tổn thất nặng nề không chỉ về kinh tế mà còn cả các vấn đề xã hội. Ngoài ra, các nghiên cứu này đã gợi mở cho luận án nhiều giải pháp quý báu, khả thi để áp dụng cho Việt Nam trong thời gian tới. 1.2.2. Khoảng trống cần nghiên cứu Với phạm vi và mục đích riêng của mình, các công trình trên đã hoàn thành được sứ mệnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành với cam kết về thị trường lao động tự do trong khối, những nghiên cứu đã công bố chưa giải quyết được một số những vấn đề sau: * Về lý luận Mặc dù các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước đã cung cấp nhiều lý luận về phát triển nguồn nhân lực ở mức độ tổng quát cũng như gắn với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên cần bổ sung và hoàn thiện những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nguồn nhân lực gắn liền với AEC, khi AEC trở thành thị trường lao động chung với cam kết tự do di chuyển lao động được thực hiện. * Về thực tiễn Thứ nhất, mặc dù có nhiều nghiên cứu về thực trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong AEC nhưng nhìn chung mới dừng lại ở mức độ tổng quát, sơ lược, chưa thể hiện đậm nét “tính AEC” – chưa gắn liền với những cam kết AEC về tự do di chuyển lao động cũng như chưa đánh giá toàn diện được vị thế của nguồn nhân lực Việt Nam về số lượng, chất lượng, cơ cấu với nguồn nhân lực các quốc gia AEC. Thứ hai, quá trình tổng hợp tài liệu cho thấy, chưa có nghiên cứu nào phân tích cụ thể thực trạng lao động Việt Nam trong tám lĩnh vực đã được cho phép tự do di chuyển lao động có kỹ năng gồm bác sỹ, nha sỹ, điều dưỡng, nhân viên du dịch, dịch vụ khảo sát, kỹ sư, kiến trúc sư, kế toán. Thứ ba, các nghiên cứu về thực trạng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực trong AEC nói riêng nhìn chung vẫn triển 10
  14. khai theo hệ tiêu chí truyền thống gồm thể lực và trí lực, chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam dựa trên mô hình KSA gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc. Thứ tư, chưa có những nghiên cứu đầy đủ, chuyên sâu về các giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong AEC từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, và các cơ sở giáo dục - đào tạo và đơn vị sử dụng lao động. Từ những khoảng trống nghiên cứu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN” để có được sự nghiên cứu sâu rộng vấn đề phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trên cơ sở đối chiếu với cam kết AEC về tự do di chuyển lao động và so sánh với nguồn nhân lực các nước trong khu vực, nhằm giúp người lao động Việt Nam có thể tham gia hiệu quả hơn vào thị trường lao động chung AEC và giữ vững được vị thế trong thị trường lao động nội địa khi lao động các nước thành viên di chuyển sang. Đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào đã có. Trong đề tài, tác giả sẽ kế thừa và bổ sung những giá trị nghiên cứu của những người đi trước để kết quả nghiên cứu đảm bảo tính hệ thống, chuyên sâu và cập nhật. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 2.1. Một số lý thuyết và khái niệm phát triển nguồn nhân lực 2.1.1. Lý thuyết liên quan đến phát triển nguồn nhân lực * Mô hình đánh giá năng lực người lao động KSA * Lý thuyết thị trường lao động * Lý thuyết vốn nhân lực (vốn con người) Những lý thuyết trên đây được Luận án vận dụng trong quá trình nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hình thành AEC ở những khía cạnh sau: Thứ nhất, qua mô hình KSA luận án xác định quá trình phân tích về chất lượng nguồn nhân lực trong điều kiện hình thành AEC sẽ được thực hiện trên ba tiêu chí: Kiến thức (gồm kiến thức xã hội, kiến thức chuyên 11
  15. môn), Kỹ năng (gồm kỹ năng thực hành, kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ), Thái độ (ý thức tổ chức kỷ luật lao động, sự cầu tiến, văn hóa ứng xử trong công việc…). Thứ hai, những phân tích về cung trong lý thuyết về thị trường lao động đã giúp xác định các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực về số lượng như dân số, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động… Thứ ba, quá trình tổng hợp các lý thuyết đã cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực trong Cộng đồng kinh tế nói riêng gồm các cam kết liên kết, cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở giáo dục đào tạo, đơn vị sử dụng lao động. Thứ tư, tổng hợp lý thuyết vốn con người và lý thuyết thị trường lao động đều cho thấy vai trò quan trọng của nguồn lực con người đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong bối cảnh khu vực hóa nền kinh tế như Cộng đồng ASEAN, việc đảm bảo di chuyển lao động tự do có ý nghĩa to lớn đến việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia. Nhận định này giúp củng cố thêm tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu mà luận án đã lựa chọn. Với những ý nghĩa trên, những lý thuyết trên đây là cơ sở quan trọng để luận án thực hiện những nghiên cứu lý luận cụ thể như: khái niệm, nội dung, , nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá đến phát triển nguồn nhân lực AEC trong AEC. 2.1.2. Các khái niệm cơ bản * Nguồn nhân lực * Phát triển nguồn nhân lực * AEC và phát triển nguồn nhân lực trong AEC Phát triển nguồn nhân lực trong AEC là tạo ra sự biến đổi về số lượng, cơ cấu, chất lượng gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ của bộ phận dân số từ 15 tuổi trở lên có khả năng, nhu cầu lao động nhằm tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng các cam kết của AEC về tự do di chuyển lao động và cạnh tranh được với nguồn nhân lực của các nước thành viên AEC. 2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hình thành AEC 12
  16. 2.2..1. Nhân tố khách quan * Nhu cầu lao động của các nước AEC * Cam kết về tự do di chuyển lao động trong AEC Tổng kết quá trình tìm hiểu các cam kết của AEC về di chuyển lao động tự do, có thể rút ra một số kết luận như sau: (1) Đối tượng AEC cho phép tự do di chuyển những lao động có kỹ năng, lao động chưa qua đào tạo không nằm trong đối tượng được phép tự do di chuyển. (2) AEC đang có nhu cầu cao về lao động trong hai ngành công nghiệp, dịch vụ, trong đó ngành dịch vụ có nhu cầu cao hơn. (3) Trong các bậc của AQRF, AEC dành 5/8 bậc để đánh giá lao động nghề cho thấy sự quan tâm rất lớn đến lực lượng lao động gián tiếp (4) AEC đặc biệt chú trọng đến các kỹ năng làm việc của người lao động trong việc đánh giá trình độ của họ. (5) MRAs thực chất chỉ thực hiện được giữa các nướ c có chất lượng giáo dục đào tạo tương đương nhau. (6) Mức độ cam kết tự do di chuyển lao động của AEC còn khá lỏng lẻo, do đó, tiến trình thực hiện sẽ chủ yếu phụ thuộc vào chủ trương, chính sách và tình hình lao động của mỗi quốc gia thành viên. * Sự cạnh tranh giữa các nước AEC trong phát triển nguồn nhân lực 2.2..2. Nhân tố chủ quan * Các cơ quan quản lý nhà nước * Các cơ sở giáo dục - đào tạo nghề và đại học: * Đơn vị sử dụng lao động: 2.3.. Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong tEC (1) Gia tăng quy mô nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng cam kết AEC về tự do di chuyển lao động và cạnh tranh được với lao động các nước AEC. Nội dung này bao gồm việc đảm bảo dân số trong độ tuổi lao động ổn định và quy mô người lao động qua đào tạo ngày càng tăng. (2) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về mọi mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ theo hướng đáp ứng yêu cầu công việc của AEC và tiệm cận được với trình độ của khu vực. 13
  17. (3) Chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng tăng tỷ lệ lao động nghề qua đào tạo; tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng lao động trong tám lĩnh vực đã cam kết gồm kỹ sư, kiến trúc sư, kế toán, du lịch, khảo sát, bác sỹ, nha sỹ, điều dưỡng. 2.5. Tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực trong AEC * Quy mô (số lượng) nguồn nhân lực: Dân số, tốc độ tăng dân số, quy mô dân số từ 15 tuổi trở lên, quy mô lực lượng lao động qua đào tạo * Chất lượng nguồn nhân lực: chất lượng nguồn nhân lực thể hiện qua hai nhóm tiêu chí: Một là, nhóm tiêu chí đánh giá trình độ kiến thức, kỹ năng, và thái độ làm việc của người lao động trong công việc gồm trình độ đào tạo của người lao động, mức độ thiếu hụt kiến thức so với yêu cầu của nhà tuyển dụng, xếp hạng bộ kỹ năng sau khi tốt nghiệp, báo cáo chỉ số thông thạo tiếng Anh, nhận xét của doanh nghiệp về ý thức kỷ luật, trách nhiệm của người lao động… Hai là, nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trên tổng thể, gồm: xếp hạng chất lượng đào tạo nghề và đại học của WEF, QS, THE; chỉ số phát triển con người; năng suất lao động. * Cơ cấu nguồn nhân lực: tỷ lệ lao động theo các cấp bậc đào tạo từ sơ cấp nghề đến sau đại học, tỷ lệ lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật trong các lĩnh vực đã cam kết, tỷ lệ lao động theo ngành kinh tế * Mức độ tham gia di chuyển lao động của Việt Nam trong khu vực đặt trong tương quan với các nước ASEAN khác. 2.5. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Thái Lan, Malaysia trong AEC 2.5.1. Tiến trình phát triển nguồn nhân lực của Thái Lan, Malaysia theo cam kết AEC 2.5.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực trong AEC - Bài học về xác định đúng vai trò các cam kết AEC về tự do di chuyển lao động có kỹ năng để có những điều chỉnh chính sách phát triển nguồn nhân lực - Bài học về đào tạo lại, bồi dưỡng cho lực lượng lao động đang làm việc - Bài học về xây dựng ngân sách cho công tác phát triển nguồn nhân lực 14
  18. - Bài học về nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo đại học - Bài học về đào tạo kỹ năng ngoại ngữ cho người lao động Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 3.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong AEC 3.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong AEC 3.2.1. Thực trạng quy mô của nguồn nhân lực * Dân số, dân số trong độ tuổi lao động Đến năm 2020, Việt Nam tiếp tục giữ vững ngôi vị quốc gia có lực lượng lao động lớn thứ hai trong ASEAN, sau Indonesia, cao hơn Philippines và có khoảng cách khá xa với Thái Lan. Ngoài ra, Việt Nam còn có nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động rất lý tưởng cho quá trình phát triển và hội nhập AEC. Tuy nhiên, theo dự đoán của ILO, qua thời điểm này Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn già hóa dân số trong khi Philippines và Myanmar sẽ vẫn giữ đà tăng mạnh về số lượng lao động. * Quy mô lao động qua đào tạo Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Việt Nam luôn giữ được mức tăng ổn định qua các năm. Mặc dù vậy, báo cáo số liệu của ILO cho thấy quy mô lao động chưa qua đào tạo và đào tạo bậc thấp của Việt Nam vẫn lớn hơn rất nhiều các nước AEC. 3.2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực 3.2.2.1. Thực trạng kiến thức * Kiến thức xã hội Kiến thức xã hội của người lao động Việt Nam (về pháp luật, lý luận chính trị, văn hóa…). Hầu hết sinh viên Việt Nam và người lao động đều không có nhiều hiểu biết về đặc điểm của kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật của các nước trong khu vực. Trong khi đó, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, ngay từ bậc phổ thông, Thái Lan đã tích cực truyền đạt, giáo dục cho học sinh các kiến thức về các nước AEC. * Kiến thức chuyên môn 15
  19. Kiến thức chuyên môn của người lao động Việt Nam được các doanh nghiệp đánh giá tích cực nhất so với kỹ năng và thái độ. Tuy nhiên, so sánh với người lao động của các nước trong khu vực có cùng trình độ đào tạo, kiến thức chuyên môn của người lao động Việt Nam vẫn bị đánh giá thấp hơn nhiều về mức độ chuyên sâu và cập nhật. 3.2.2.2. Thực trạng kỹ năng Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF, kỹ năng của người lao động Việt Nam ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, so sánh với các nước ASEAN thì xếp hạng kỹ năng sau tốt nghiệp của lao động Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất và cách biệt rất xa so với các nước còn lại. Bảng 3.1 : Xếp hạng bộ kỹ năng sau tốt nghiệp của lao động và mức độ đào tạo nhân viên của các nước ASEAN Quốc gia Bộ kỹ năng Mức độ đào tạo kỹ sau khi tốt nghiệp năng cho nhân viên Singapore 4 4 Malaysia 17 8 Philippines 20 18 Indonesia 37 33 Thái Lan 79 48 Campuchia 104 76 Việt Nam 116 73 Nguồn: Klaus Schwab (2019), “The global competiveness report”, WEF * Kỹ năng thực hành: Trong tất cả các kỹ năng, kỹ năng thực hành là kỹ năng người lao động Việt Nam yếu nhất và không có nhiều cải thiện nhất từ năm 2015 đến nay. * Kỹ năng ngoại ngữ Theo Navigos group, trước thềm Việt Nam tham gia vào AEC, người lao động Việt Nam chưa tự tin với khả năng ngoại ngữ của mình khi hội nhập AEC. Trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2020, có tới hơn 63,13% bài thi đạt điểm dưới trung bình môn tiếng Anh. Tiếng Anh – ngôn 16
  20. ngữ quốc tế phổ thông nhất còn trong tình trạng như vậy thì tình hình dạy và học tiếng của các nước ASEAN khác còn ảm đạm hơn. * Kỹ năng mềm Hiện nay, các cơ sở đào tạo và người học đã nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong quá trình làm việc. Kỹ năng thuyết trình và làm việc nhóm có nhiều cải thiện tích cực nhưng vẫn ở mức trung bình. Kỹ năng giao tiếp có chuyển biến chậm, vẫn chưa đạt được kỳ vọng của doanh nghiệp. 3.2.2.3. Thực trạng thái độ của nguồn nhân lực Trong đánh giá của UNDP về thái độ làm việc của lao động các nước ASEAN, lao động Việt Nam được đánh giá cao về khả năng thích ứng hoàn cảnh, cầu tiến, chăm chỉ. Tuy nhiên, trong tất cả người lao động của các nước được đánh giá gồm Malaysia, Philippines, Singapore, Việt Nam, chỉ có người lao động Việt Nam bị đánh giá là thiếu tính kỷ luật, trách nhiệm với công việc. 3.2.3. Thực trạng cơ cấu nguồn nhân lực 3.2.3.1. Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam tăng ở mọi cấp bậc. Theo chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020, Việt Nam đề ra mục tiêu phần lớn lực lượng lao động đều qua đào tạo (70%), số lượng lao động nghề trung cấp, cao đẳng lớn xấp xỉ ba lần lao động qua đào tạo đại học và sau đại học. Tuy nhiên, phân tích số liệu lao động hiện nay lại cho thấy điều ngược lại. 3.2.3.2. Cơ cấu nguồn nhân lực trong các ngành nghề được cho phép tự do di chuyển theo cam kết của AEC (du lịch; điều dưỡng, bác sỹ, nha sỹ, kế toán, dịch vụ khảo sát, kỹ sư, kiến trúc sư) Tổng hợp những nghiên cứu về nguồn nhân lực Việt Nam trong tám lĩnh vực đem lại một số nhận xét sau: (1) Số lượng lao động trong tám lĩnh vực đều có những cải thiện tích cực, trong đó, nghề kỹ sư, kiến trúc sư, kế toán có nguồn cung lao động đông đảo nhất, có nhiều tiềm năng di chuyển sang AEC. (2) Chất lượng nhìn chung vẫn ở mức độ thấp, chưa có nhiều lao động đạt được trình độ khu vực và thế giới. Trong tám lĩnh vực, kiến trúc sư và kỹ sư Việt Nam 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2