intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp hàng hoá ở vùng Đồng bằng sông Hồng

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

43
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển NNHH ở vùng Đồng bằng sông Hồng, từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp thúc đẩy NNHH ở vùng này phát triển trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp hàng hoá ở vùng Đồng bằng sông Hồng

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ  bản của xã hội.   Trong bất kỳ  hoàn cảnh nào, nông nghiệp luôn đóng vai trò là nền  tảng, là trụ đỡ, là cứu cánh cho sự phát triển ổn định và bền vững kinh  tế ­ xã hội (KT ­ XH) của đất nước. Phát triển kinh tế  n ông nghiệp  luôn được Đảng ta xác định là một trong những vấn đề  có ý nghĩa  chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập  kinh tế  quốc tế. Đại hội lần thứ  X của Đảng đã khẳng định: Hiện  nay và trong những năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn  có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng công  nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, hướng tới xây dựng  một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền  vững. Đồng bằng sông Hồng là một vùng sản xuất nông nghiệp lớn  của cả  nước, có truyền thống, tiềm năng và thế  mạnh về  sản xuất  nông nghiệp. Sau hơn 30 năm đổi mới  (từ  1986  đến nay), phát triển  nông nghiệp hàng hóa (NNHH) ở vùng Đồng bằng sông Hồng đã đạt  được những thành tựu hết sức quan trọng, có ý nghĩa cách mạng, đóng   góp lớn vào phát triển KT ­ XH của Vùng và cả nước.  Tuy nhiên, so với  yêu cầu và tiềm năng thế mạnh của Vùng thì sự phát triển này, còn tồn  tại không ít hạn chế: Quy mô sản xuất nhỏ, phân tán; tỷ  suất, chất   lượng, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa (NSHH) còn thấp; cơ cấu  kinh tế nông nghiệp còn mang nặng tính truyền thống, chuyển dịch theo  hướng hàng hóa chậm, thiếu tính bền vững; đồng thời, đặt ra những   vấn đề bức thiết cần phải tập trung khắc phục đó là: Mở rộng quy mô   sản xuất kinh doanh NSHH; nâng cao hơn nữa tỷ suất , chất lượng và  sức cạnh tranh NSHH; tổ chức lại sản xuất NSHH theo chuỗi giá trị  toàn cầu, hiệu quả, bền vững; tìm kiếm, mở rộng thị trường đầu ra cho   NSHH và tạo lập môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi để  thúc  đẩy NNHH của Vùng phát triển.
  2. 2 Trước   sự   tác   động   mạnh   mẽ   của   cuộc   cách   mạng   công  nghiệp lần thứ tư, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế,   tự   do   hóa   thương   mại   và   yêu   cầu   đẩy   nhanh   sự   nghiệp   công  nghiệp hóa, hiện đại hóa  đất nước, phát triển kinh tế  thị  trường   định hướng xã hội chủ  nghĩa làm cho mục tiêu, quan hệ, phương  thức phát triển nông nghiệp biến đổi, đòi hỏi có sự  nghiên cứu cả  về mặt lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp để  phát triển nông nghiệp hàng hóa của Vùng toàn diện, hiện đại, bền   vững, tham gia tích cực, chủ  động và hiệu quả  vào chuỗi giá trị  nông sản toàn cầu. Phát triển NNHH  ở  vùng Đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa  quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, nhưng chưa được nghiên cứu  một cách triệt để, hệ thống, dưới góc độ khoa học Kinh tế chính trị.   Đây là vấn đề khoa học phù hợp với chuyên ngành mà nghiên cứu sinh  đã   được   học   tập,   nghiên   cứu  và   giảng   dạy;   đồng  thời,   với   kinh  nghiệm đã tích lũy được thông qua hoạt động thực tiễn ở một số địa   phương trong vùng đồng bằng sông Hồng, cùng với sự  hướng dẫn,   giúp đỡ của các nhà khoa học cho phép nghiên cứu sinh có thể  triển   khai thành công luận án. Từ những cơ sở trên, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề   “Phát  triển nông nghiệp hàng hoá ở vùng Đồng bằng sông Hồng” làm đề  tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển NNHH  ở vùng Đồng bằng sông Hồng, từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp  thúc đẩy NNHH ở vùng này phát triển trong thời gian tới.  Nhiệm vụ nghiên cứu: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án; Xây dựng cơ  sở  lý luận  về  phát triển NNHH  ở  vùng Đồng  bằng sông Hồng; khảo sát kinh nghiệm ở một số quốc gia, vùng KT 
  3. 3 ­ XH trong nước về  phát triển NNHH, rút ra bài học đối với vùng  Đồng bằng sông Hồng; Đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt  ra cần tập trung giải quyết từ thực trạng phát triển NNHH ở vùng  Đồng bằng sông Hồng từ năm 2010 đến năm 2017; Đề  xuất quan điểm và giải pháp phát triển NNHH  ở  vùng  Đồng bằng sông Hồng những năm tiếp theo.  3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Phát triển nông nghiệp hàng hoá.  Phạm vi nghiên cứu: Về  nội dung:  Luận án tiếp cận nông nghiệp bao gồm:  nông  nghiệp, lâm nghiệp và ngư  nghiệp; tập trung làm rõ sự  gia tăng về  quy mô, số lượng; nâng cao chất lượng và hoàn thiện  cơ cấu kinh tế  NNHH dưới góc độ khoa học Kinh tế chính trị và đặt trong mối quan  hệ mật thiết với quá trình cơ cấu lại nông nghiệp của cả nước. Về không gian: Luận án nghiên cứu ở vùng Đồng bằng sông  Hồng của Việt Nam, bao gồm 11 tỉnh /thành phố: Hà Nội, Vĩnh  Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên,  Thái Bình, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.  Về  thời gian:  Thời gian khảo sát  phát triển NNHH  ở  vùng  Đồng   bằng   sông   Hồng   từ   năm   2010  đến   năm  2017  và   đề   xuất  phương hướng phát triển những năm tiếp theo.  4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ  sở  lý luận: Luận án nghiên cứu dựa trên những nguyên  lý cơ bản của chủ nghĩa Mác ­ Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan  điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh   tế  hàng hoá, phát triển NNHH trong nền kinh tế  thị  trường  định   hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.  Cơ sở thực tiễn: Dựa trên cơ sở khảo sát thực tiễn ở một số 
  4. 4 quốc gia,  vùng  KT ­ XH trong nước  và  thực tiễn phát triển  NNHH  vùng Đồng bằng sông Hồng thông qua số liệu, tư liệu đã được công  bố  của các cơ quan nhà nước và 11 tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng  bằng sông Hồng  Phương pháp nghiên cứu Trên cơ  sở  phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, luận án sử dụng các phương pháp  sau: phương  pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích  và tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia.  5. Những đóng góp mới của luận án Luận án đưa ra và làm rõ quan niệm, luận giải ba nội dung  và các tiêu chí đánh giá cơ  bản của từng nội dung phát triển nông  nghiệp hàng hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng;  Luận án phân tích, đánh giá đúng thực trạng, xác định nguyên  nhân và chỉ ra năm vấn đề bức thiết đặt ra cần phải tập trung giải   quyết trong phát triển NNHH ở vùng Đồng bằng sông Hồng; Từ cơ sở lý luận, thực tiễn và những vấn đề đặt ra cần giải   quyết, luận án đề  xuất bốn quan điểm và sáu giải pháp phát triển  nông nghiệp hàng hoá vùng Đồng bằng sông Hồng thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Góp phần  luận giải  rõ thêm  lý luận và thực tiễn phát triển  NNHH ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Kết quả nghiên cứu của luận  án là cơ sở lý luận, thực tiễn để các địa phương tham khảo trong chỉ  đạo quá trình phát triển NNHH hiện nay.  Luận án có thể dùng làm tài  liệu học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học  về nông nghiệp và  phát triển NNHH. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở  đầu, 4 chương (10  tiết), danh mục các  công trình của tác giả  đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và 
  5. 5 phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN  ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến đề tài 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp Park  Sung Sang  (1977),  “Growth  and  Development: A Physical  Output and Employment Strategy ­ Tăng trưởng và phát triển:   Chiến  lược đầu ra và việc làm”; Harry T.Oshima (1987), “Economic Growth in  Monsoon: A Comparative Servey ­ Tăng trưởng kinh tế ở các nước Châu  Á   gió   mùa:   một   khảo   sát   so   sánh”;  Michael   Paul   Todaro  (1989),  “Economic Development in the Third World ­ Kinh tế  học cho thế giới  thứ ba”; Zhen Zhong (2014), “Increasing Subsidies for China's Agriculture  ­ Tăng trợ  cấp cho nông nghiệp của Trung Quốc”; Mekdum Winai  (2015), “New Farmer Development in Agricultural Land Reform Area in  Thailand ­  Phát triển nông dân mới trong lĩnh vực cải cách đất nông  nghiệp   ở   Thái   Lan”;   Organization   for   Economic   Cooperation   and  Development   (OECD)   (2015),   “Agricultural  development   policy   of  Vietnam in 2015 ­ Chính sách phát triển nông nghiệp của Việt Nam năm  2015” 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp hàng   hóa M. Ataman Aksoy, John C.Beghin (2005), “Global agricultural  trade and developing countries­ Thương mại nông nghiệp toàn cầu và  các nước đang phát triển”; Food and Agriculture Organization of the  United Nations (2015), “The State of Agricultural Commodity Markets  2015  ­  2016  ­ Nhà nước đối với thị  trường hàng hóa nông nghiệp   2015 ­ 2016”; Borrown Tanrattanaphong (2015), “Successful Cases of 
  6. 6 Agricultural   Cooperatives   Marketing   Activities   for   Improving  Marketing Efficiency   ­  Các trường hợp thành công của hợp tác xã  nông nghiệp: Các hoạt động tiếp thị để nâng cao hiệu quả tiếp thị”;  The  World   Bank  (WB)   (2016),   “Transforming   Vietnamese  agriculture : gaining more from less ­ Chuyển đổi nông nghiệp Việt  Nam: tăng giá trị, giảm đầu vào”; Zhen Zhong (2016), “Development  of   Agricultural   Product   Market   System  ­  Phát   triển   hệ   thống   thị  trường   sản   phẩm   Nông   nghiệp”;   Zhen   Zhong   (2017),   “Recent  Development of Agricultural Products Market System in China ­  Sự  phát triển gần đây của hệ thống thị trường sản phẩm nông nghiệp ở  Trung Quốc”. 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp Trần Thành (2010), “Phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông  Cửu Long và tác động của nó đến củng cố khu vực phòng thủ tỉnh  (thành phố) trên địa bàn Quân khu 9 hiện nay”;  Đoàn Xuân Thuỷ  (2011), “Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ở Việt Nam hiện   nay”; Nguyễn Trần Trọng   (2011), “Phát triển nông nghiệp Việt  Nam trong nền kinh tế thị trường hội nhập giai đoạn 2011 ­ 2020”;   Đoàn Tranh (2012), “Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai   đoạn 2011  ­  2020”; Vũ Trọng Bình (2013), “Đặc trưng của nền  nông nghiệp mới trong bối cảnh CNH, HĐH đất nước, toàn cầu  hoá”;   Đặng   Kim   Sơn   (Ch.b,   2014),“Đổi   mới   chính   sách   nông  nghiệp Việt Nam ­ Bối cảnh, nhu cầu và triển vọng”;  Ban chỉ đạo  Tây Nam bộ, Bộ kế hoạch và Đầu tư và Bộ Công Thương (2014),  “Xúc tiến thương mại, đầu tư  nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng  bằng sông Cửu Long”; Võ Xuân Tiến   (2015), “Đẩy mạnh tái cơ  cấu nông nghiệp Việt Nam”; Viện kinh tế và Chính sách, Đại học   Kinh tế  ­ Đại học Quốc gia Hà Nội (2015), “Phát triển các hình 
  7. 7 thức liên kết khắc phục những giới hạn của kinh tế hộ nông dân   trong bối cảnh hội nhập”; Thời báo Kinh tế Việt Nam, Ban Kinh tế  Trung   ương,   Bộ   Nông   nghiệp   và   Phát   triển   Nông   thôn   (2016),   “Nông nghiệp an toàn: Giải pháp thúc đẩy thực thi trách nhiệm  trong   quản   lý   chuỗi   giá   trị   nông   nghiệp”;  Nguyễn   Quốc   Dũng  (2016), “Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình “cánh   đồng mẫu lớn”  ở  Đồng bằng sông Cửu Long”; Trần Quang Trung   (2017), “Liên kết sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp ­ Lý luận   và thực tiễn trong chế biến nông sản nguyên liệu làm thức ăn chăn  nuôi”;   Lương   Trung   Thành,   Thịnh   Văn   Khang,   Nguyễn   Thị   Lan   Hương (2017), “Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở tỉnh  Thanh Hóa”; Phạm Thị  Thanh Bình (Ch.b, 2018), “Nghiên cứu so  sánh chính sách nông nghiệp  ở  Trung Quốc, Thái Lan, Israel và bài  học kinh nghiệm cho Việt Nam”. 1.2.2.   Các   công   trình   nghiên   cứu   về   phát   triển   kinh   tế   hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn Phạm Văn Huỳnh (1993), “Phát triển nông nghiệp hàng hoá  định hướng xã hội chủ  nghĩa  ở  Việt Nam”; Lê Minh Vụ  (1995),  “Phát triển kinh tế nông thôn hàng hoá và tác động của nó đối với   nhiệm vụ  xây dựng lực lượng vũ trang Việt Nam hiện nay”; Mai   Văn Bảo (2000), “Phát triển nông nghiệp hàng hoá trong quá trình  công nghiệp hóa, hiện đại hóa  ở  nước ta”; Bùi Văn Can (2001),  “Phát triển kinh tế hàng hoá trong quá trình CÔNG NGHIệP HÓA,  HIệN ĐạI HÓA nông nghiệp, nông thôn Đồng bằng sông Hồng”;   Trần Xuân Châu (2002), “Đẩy nhanh sự  phát triển nông nghiệp   hàng hoá ở Việt Nam hiện nay”. 1.2.3. Các công trình nghiên cứu về nông nghiệp vùng Đồng bằng sông   Hồng Nguyễn Thanh Long (2001),  “Những nhân tố  tác động đến sự 
  8. 8 phát triển của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá  ở  các tỉnh Đồng   bằng sông Hồng trong thời kỳ  công nghiệp hoá, hiện đại hoá”;  Lại  Ngọc Thanh (2010), “Ảnh hưởng của tình trạng manh mún đất đai đến  phát triển sản xuất hàng  hoá vùng  Đồng bằng sông Hồng”;  Đỗ  Thị  Thanh Loan  (2015),  “Chuyển dịch cơ  cấu kinh tế  nông nghiệp vùng  đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”; Phí  Văn Hạnh (2016),  “Phát triển nông nghiệp  theo hướng  bền vững  ở  vùng Đồng bằng sông Hồng”; Phạm Văn Hiển (2017), “Phát triển khoa  học và công nghệ phục vụ nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng   hiện nay”. 1.3. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình có liên  quan và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 1.3.1. Khái quát kết quả  chủ  yếu của các công trình  đã  công bố liên quan đến đề tài luận án Nghiên cứu các công trình khoa học đã công bố liên quan đến  đề tài luận án mà nghiên cứu sinh có điều kiện tham khảo cho thấy: Thứ  nhất, về  lý luận NNHH và phát triển NNHH. Các công  trình đã đề  đưa ra quan niệm và đặc trưng của NNHH, chỉ  ra tính  quy luật của phát triển NNHH, đặc biệt một số  luận án tiến sĩ đã  đưa quan niệm, nội dung, làm rõ đặc điểm, vai trò và những điều  kiện phát triển NNHH  ở Việt Nam. Những nội dung này, sẽ được  tác giả luận án nghiên cứu, kế thừa và làm rõ thêm khi xây dựng cơ  sở lý luận phát triển NNHH ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Thứ   hai,  về   kinh   nghiệm   phát   triển   NNHH.  Một   số  sách  tham khảo, luận án đã  khái quát kết quả, thành tựu, kinh nghiệm   phát   triển   nông   nghiệp,  NNHH  của  Nhật   Bản,   Đài   Loan,   Hàn  Quốc, Philippin, Malaixia, Thái Lan,  Trung Quốc  và Israel,… Từ  đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho chủ  thể phát triển. Những khái   quát này, là cơ sở cho việc nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn phát 
  9. 9 triển NNHH ở vùng đồng bằng sông Hồng được sát thực hơn. Thứ ba, về thực trạng phát triển NNHH. Các công trình khoa  học  đã   chỉ   ra   những   thành   tựu,  những   hạn   chế  của  phát   triển  NNHH ở nước ta trong những năm qua. Những kết quả đánh giá ở  các công trình này là cơ sở để luận án xem xét tham chiếu, đánh giá  khách quan, toàn diện sự phát triển NNHH ở vùng Đồng bằng sông  Hồng. Thứ tư, về quan điểm, giải pháp phát triển NNHH. Phần lớn các  công trình đã đề xuất một hệ thống quan điểm và giải pháp phát triển  NNHH khá toàn diện, sát thực tiễn Việt Nam. Những đề xuất  trên, sẽ  được tác giả  luận án nghiên cứu, vận dụng   trong khái quát  phương  hướng, đề  xuất giải pháp phát triển NNHH  ở vùng Đồng bằng sông  Hồng. 1.3.2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết Từ khái quát kết quả chủ yếu các công trình khoa học liên quan  đến đề tài luận án, đặt ra những vấn luận án tiếp tục giải quyết là: Một là,  phát triển NNHH  ở  vùng Đồng  bằng sông Hồng là  gì, nội dung  và tiêu chí đánh giá sự  phát triển này ra sao ?  Hai là,  thực trạng phát triển NNHH  ở vùng đồng bằng sông Hồng ra sao,   những vấn đề đặt ra cần phải tập trung giải quyết?  Ba là, để thúc  đẩy NNHH ở vùng đồng bằng sông Hồng phát triển trong thời gian  tới cần thực hiện những quan điểm và giải pháp nào? Để  trả  lời cho các câu hỏi trên, luận án tập trung luận giải,  làm rõ những vấn đề sau: Thứ nhất, xây dựng khái niệm, xác định nội dung, cụ thể hóa  các tiêu  chí   đánh giá   phát   triển  NNHH   ở   vùng đồng  bằng  sông  Hồng. Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn phát triển NNHH  ở  một số  quốc gia, vùng KT ­ XH trong nước, rút ra bài học kinh  nghiệm cho các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng trong phát 
  10. 10 triển NNHH. Thứ ba, khảo sát, đánh giá khách quan thực trạng phát  triển NNHH  ở  vùng đồng bằng sông Hồng thời gian qua và chỉ  ra   những vấn đề  thực sự bức thiết cần tập trung mọi nỗ lực để  giải  quyết thời gian tới. Thứ  tư, đề  xuất quan điểm, giải pháp sát thực  tiễn, khả  thi để  phát triển NNHH  ở  vùng đồng bằng sông Hồng  trong thời gian tới. Kết luận chương 1 Trong chương 1, tác giả  đã tổng quan 12 công trình khoa học   nước   ngoài,   28   công   trình   khoa   học   trong   nước   là   những   sách  chuyên khảo, luận án tiến sĩ, báo cáo tổng kết, kỷ yếu và bài báo   khoa học có liên quan đến đề  tài theo nhóm công trình từ  xa đến  gần, từ  cái chung đến cái riêng. Khái quát được những kết quả  chính của các công trình, từ đó rú ra những vấn đề luận án cần tập   trung giải quyết. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NNHH Ở  VÙNG ĐỒNG BẰNG  SÔNG HỒNG  VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 2.1. Những vấn đề chung về nông nghiệp và nông nghiệp hàng  hóa 2.1.1. Nông nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội: sử  dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật  nuôi làm tư  liệu và nguyên liệu lao động chủ  yếu để  tạo ra lương  thực, thực  phẩm và   một  số nguyên  liệu cho công  nghiệp.   Là   một  ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn  nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, 
  11. 11 thủy sản. 2.1.1.2. Đặc điểm của nông nghiệp Trong sản xuất nông nghiệp  đất đai là tư  liệu sản xuất chủ  yếu   trong   nông   nghiệp   gắn   liền   với   vị   trí   địa   lí,   không   thể   di   chuyển.  Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ  cao.  Đối tượng  sản  xuất  nông  nghiệp  là  cây  trồng  và  vật   nuôi.  Sản  xuất   nông  nghiệp trên không gian rộng, tính khu vực rõ nét.  Từ khi ra đời cho đến nay, nông nghiệp phát triển  qua hai hình  thức là nông nghiệp tự cung, tự cấp và NNHH.  2.1.2. Nông nghiệp hàng hóa 2.1.2.1. Quan niệm về nông nghiệp hàng hóa Trên cơ  sở  nghiên cứu, kế  thừa các quan niệm một số  nhà   khoa học trong và ngoài nước,  có thể  quan niệm:  Nông nghiệp   hàng hóa là bộ phận của kiểu tổ chức kinh tế ­ xã hội sản xuất ra   sản phẩm  nông,  lâm,  ngư  nghiệp  để   thỏa  mãn nhu cầu  xã  hội   thông qua hoạt động trao đổi, mua bán trên thị  trường, mang lại   lợi ích cho các chủ thể sản xuất kinh doanh, giúp họ tiến hành quá   trình tái sản xuất mở rộng trong sản xuất hàng hóa  2.1.2.2. Vai trò của  nông nghiệp hàng hóa đối với sự phát triển kinh tế ­ xã   hội. Nông nghiệp hàng hóa cho phép khai thác, sử dụng hiệu quả các  nguồn lực tạo ra NSHH đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xã hội;  làm cho các chủ thể nhạy bén, sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu   quả hoạt động sản xuất kinh doanh NSHH và mở rộng giao lưu kinh  tế, văn hóa phá vỡ tính bảo thủ, khép kín của vùng, ngành và chủ thể  sản xuất. 2.2. Quan niệm, nội dung và những nhân tố  tác động đến  phát triển nông nghiệp hàng hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng 2.2.1.  Quan niệm  về   phát  triển  nông  nghiệp hàng hóa  ở   vùng Đồng bằng sông Hồng
  12. 12 2.2.1.1. Quan niệm về phát triển nông nghiệp hàng hóa. Trên cơ  sở nguyên lý phát triển, phát triển kinh tế và kế  thừa  các quan niệm trước đây, có thể  hiểu về  phát triển NNHH; trong  đó, có phát triển NNHH  ở  Việt Nam trên những khía cạnh cụ  thể  sau: Trước hết, phát triển NNHH là quá trình gia tăng về quy mô sản  xuất, tỷ suất NSHH; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức  cạnh tranh nông nghiệp hàng hóa và hoàn thiện cơ cấu các bộ phận  cấu thành nền NNHH; Thứ hai, sự phát triển này thông qua hoạt động thực tiễn của các   chủ thể lãnh đạo, quản lý, hỗ trợ, sản xuất kinh doanh để tạo ra, huy   động, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho sự phát triển.  Trong đó, cơ quan nhà nước các cấp định hướng, hỗ trợ, quản lý nhà  nước đối với quá trình phát triển; nông dân, doanh nghiệp là người   trực tiếp quyết định kết quả sản xuất kinh doanh NSHH; nhà đầu tư  trong và ngoài nước có vai trò hỗ trợ quan trọng và không thể thiếu Thứ  ba,  phát triển NNHH hướng vào mục tiêu phát triển bền   vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường của mỗi quốc gia, mỗi vùng   lãnh thổ; Thứ  tư, sự  phát triển này nhanh hay chậm phụ  thuộc rất lớn   vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi  quốc gia, vùng lãnh thổ trong từng thời kỳ nhất định.  2.2.1.2. Quan niệm về phát triển nông nghiệp hàng hóa ở vùng   đồng bằng sông Hồng. Từ các cách tiếp cận ở trên, gắn với phạm vi nghiên cứu của  luận án, tác giả  luận án  quan niệm về  phát triển NNHH  ở  vùng  Đồng bằng sông Hồng như  sau:   Phát triển NNHH  ở  vùng  Đồng   bằng sông Hồng  là quá trình gia tăng về  quy mô, số  lượng, nâng   cao chất lượng và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông nghiệp hàng hóa   thông qua hoạt động lãnh đạo, quản lý, sản xuất kinh doanh của   các chủ thể trong Vùng tạo ra, huy động, quản lý và sử dụng hiệu  
  13. 13 quả các nguồn lực cho sự phát triển nhằm bảo đảm an ninh lương   thực, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế ­ xã hội của   Vùng và cả nước.  Quan   niệm   trên  đã  chỉ  rõ   mục   đích,   nội   dung,   chủ   thể,  phương thức phát triển NNHH ở vùng đồng bằng sông Hồng. 2.2.2.  Nội  dung phát  triển  nông nghiệp  hàng  hóa  ở  vùng   Đồng bằng sông Hồng Gắn với quá trình cơ  cấu lại nông nghiệp của cả  nước, phát  triển NNHH  ở  vùng đồng bằng sông Hồng tập trung vào các nội   dung sau: 2.2.2.1. Mở  rộng quy mô sản xuất, gia tăng khối lượng, tỷ   trọng nông sản hàng hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường và xuất   khẩu. Đây là nội dung quan trọng, phản ánh sự  phát triển NNHH  ở  vùng đồng bằng sông Hồng về  chiều rộng. Tập trung vào các nội  dung cụ  thể  sau: Gia tăng quy mô, số  lượng các chủ  thể  sản xuất  kinh   doanh   NSHH   ở   các   địa   phương   trong   Vùng;   Gia   tăng   khối  lượng, tỷ  trọng NSHH đáp  ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và  xuất khẩu.  2.2.2.2.  Nâng   cao   năng   suất,   chất   lượng,   hiệu   quả   và   sức   cạnh tranh của nông nghiệp hàng hóa vùng Đồng bằng sông Hồng Đây là nội dung trọng tâm, phản ánh sự  phát triển NNHH  ở  vùng đồng bằng sông Hồng về chiều sâu. Nội dung được thể hiện ở  các vấn đề sau: Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của NSHH   đáp  ứng nhu cầu thị  trường. Nâng cao trình độ, hiệu quả  sản xuất   kinh doanh NSHH của các chủ thể sản xuất nông nghiệp ở  các địa   phương trong Vùng. Tạo ra sự biến đổi tiến bộ về đời sống  kinh tế,  xã hội, môi trường nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông  Hồng,  2.2.2.3.  Hoàn   thiện  cơ   cấu  kinh   tế  nông  nghiệp  vùng   đồng  
  14. 14 bằng sông Hồng theo hướng sản xuất hàng hoá hợp lý, hiện đại và   bền vững Đây là nội dung quan tr ọng, ph ản ánh chất lượ ng, hiệu quả  của phát triển NNHH  ở  vùng đồng bằng sông Hồng. Nội dung  cụ  thể  của hoàn thiện cơ  cấu kinh t ế  NNHH là: Hoàn thiện cơ  cấu kinh tế  nông nghiệp theo ngành kinh tế  và sản phẩm nông  nghiệp.   Hoàn   thiện   cơ   cấu   kinh   t ế   nông   nghiệp   theo   hướng   chuyên môn hóa các khu, tiểu  vùng chuyên canh NSHH, phát huy  lợi thế  mỗi địa phươ ng. Hoàn thiện  cơ  cấu kinh t ế nông nghiệp  theo  hướ ng   khai   thác  có  hiệu  quả   sự   đóng  góp  của   các   thành  phần kinh t ế vào sự phát triển NNHH. 2.2.3.  Những   nhân   tố   tác   động   đến   phát   triển   nông   nghiệp hàng hoá ở vùng Đồng bằng sông Hồng Quá trình phát triển NNHH  ở  vùng đồng bằng sông Hồng  chịu   tác   động   có   tính   hai   mặt   của   các   nhân   tố:   Đ iều   kiện   tự  nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng ; trình độ  phân công lao động  xã hội trong Vùng;  sự  phát triển của thị  tr ường   phục vụ  phát  triển NNHH;  mức độ  hội nhập quốc tế  của ngành nông nghiệp   trong Vùng; chủ  trươ ng của Đảng, chính sách và năng lực quản   lý   của   Nhà   nướ c   đối   với   phát   triển  NNHH  của   Vùng;  nguồn  nhân lực, lịch sử truyền thống, văn hóa của Vùng  và kết cấu hạ  tầng  và   trình   độ  khoa học và công nghệ  (KH&CN)   trong   nông  nghiệp của Vùng 2.3. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hàng hóa ở một số quốc gia,  vùng kinh tế ­ xã hội của Việt Nam và bài học đối với vùng Đồng bằng  sông Hồng 2.3.1. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hàng hóa của một số   quốc gia 2.3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 
  15. 15 Để phát triển NNHH, Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng chiến  lược phát triển sản phẩm nông nghiệp gắn với mỗi tiểu vùng sản xuất  hàng hóa; coi trọng KH&CN vào sản xuất; xây dựng thương hiệu, mở  rộng thị trường nông sản; liên kết các hình thức tổ chức sản xuất nông  nghiệp theo chuỗi giá trị và thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân. 2.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan  Kinh nghiệm phát triển NNHH của Thái Lan bao gồm: Phát triển  công nghiệp chế biến, ngành nghề nông thôn; đẩy mạnh nghiên cứu,  ứng dụng KH&CN và cơ giới hóa nông nghiệp; nâng cao chất lượng  nông dân; đổi mới phương thức hoạt động hợp tác xã nông nghiệp và  thực hiện  chính sách trợ  giá nông sản, bảo hiểm nông nghiệp cho  nông dân. 2.3.2. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hàng hóa  ở một   số vùng kinh tế ­ xã hội của Việt Nam  2.3.2.1. Kinh nghiệm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long Kinh nghiệm  phát triển NNHH của  vùng  Đồng bằng sông Cửu  Long là: lựa chọn mặt hàng nông sản có tiềm năng lợi thế; tăng cường   nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào sản xuất; phát triển các hình thức   liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị; tổ chức xúc tiến đầu tư,   thương mại nông nghiệp; hỗ trợ đào tạo nông dân. Tuy nhiên, sản xuất   chưa gắn với nhu cầu thị  trường nông sản, chưa chú trọng tới chất  lượng và giá trị.  2.3.2.2. Kinh nghiệm của vùng Tây Nguyên Phát triển NNHHH, các địa phương trong Vùng Tây Nguyên của   Việt Nam đã: Tăng cường liên kết sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị;  nghiên cứu,  ứng dụng công nghệ  tiến bộ  vào sản xuất; tổ  chức các  hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm nông nghiệp. Tuy  nhiên, quy hoạch và tổ  chức thực hiện quy hoạch phát triển NNHH 
  16. 16 chưa tốt. 2.3.3.  Bài học rút ra  đối với  vùng Đồng bằng sông Hồng  trong phát triển nông nghiệp hàng hóa 2.3.3.1. Những bài học thành công. Thứ  nhất, cần phải xây dựng chiến lược sản phẩm cấp quốc  gia,  cấp vùng  và cấp địa phương gắn với các vùng sản xuất hàng   hóa.  Thứ hai, chú trọng cơ giới hóa nông nghiệp, ứng dụng KH&CN  vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng NSHH.  Thứ ba, phát triển kinh tế hợp tác dưới các hình thức liên kết, hợp tác   các chủ thể sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất  kinh doanh.  Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị  trường tạo động lực thúc đẩy NNHH phát triển. Thứ năm, chú trọng  các chính sách hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất đáp ứng yêu cầu   phát triển nông nghiệp hàng hóa hiện đại, bền vững. 2.3.3.2. Những bài học chưa thành công Thứ  nhất,  quy hoạch và tổ  chức thực hiện quy hoạch phát  triển NNHH chưa tốt dẫn đến mất cân đối  đối cung  ­ cầu nông  sản.  Thứ  hai, sản xuất không gắn với thị trường, không đánh  giá  đúng thị trường dẫn đến thất bại trong xuất khẩu nông sản.  Thứ  ba,  quản lý chất lượng nông sản không chặt chẽ  gia   tăng NSHH phẩm cấp thấp và ô nhiễm môi trường. Thứ  tư,  chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa thiếu   bền vững sẽ làm gia tăng sự phân hóa nông dân  Kết luận chương 2 Trong chương 2, tác giả  luận án đã xây dựng khung lý luận, 
  17. 17 tập trung làm rõ quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá phát triển  NNHH ở vùng đồng bằng sông Hồng; nghiên cứu kinh nghiệm phát  triển NNHH  ở  Trung Quốc, Thái lan, vùng Đồng bằng sông Cửu  Long, vùng Tây Nguyên của Việt Nam, rút ra năm bài học thành  công, bốn bài học chưa thành công cho Đồng bằng sông Hồng.  Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNGTHỜI GIAN QUA 3.1.  Thành tựu và hạn chế  phát triển  nông nghiệp hàng  hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng thời gian qua 3.1.1.   Những   thành   tựu   chủ   yếu   trong   phát   triển  nông   nghiệp hàng hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng 3.1.1.1. Quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hóa được mở rộng,   khối lượng nông sản hàng hóa có sự  gia tăng đã đáp ứng nhu cầu   thị trường trong nước và xuất khẩu Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp ở các địa phương trong Vùng đã có  sự mở rộng theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô ngày càng lớn   hơn.  Thứ hai, khối lượng, tỷ trọng nông sản hàng có sự gia tăng đã đáp  ứng nhu cầu tiêu dùng nội vùng, trong nước và bước đầu tham gia vào  xuất khẩu.  3.1.1.2. Năng suất, chất lượng, hiệu quả  và  sức cạnh tranh  nông   nghiệp hàng hóa của Vùng được chú trọng và nâng lên đáp ứng với nhu cầu   thị trường Thứ   nhất,  năng  suất,   chất   lượng  và   sức   cạnh  tranh   NSHH   được nâng lên đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường.  Thứ hai, trình độ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các chủ  thể sản xuất nông nghiệp  ở các địa phương trong Vùng được nâng  lên. 
  18. 18 Thứ  ba, đời sống kinh tế, xã hội và môi trường nông nghiệp  nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng được cải thiện đáng kể  và  ngày một nâng cao.  3.1.1.3. Cơ  cấu kinh tế nông nghiệp đã từng bước được hoàn   thiện theo hướng sản xuất hàng hóa, hợp lý, hiện đại và bền vững. Thứ nhất, cơ cấu ngành, sản phẩm nông nghiệp ngày càng được   hoàn thiện theo hướng CNH, HĐH, đáp  ứng nhu cầu của thị  trường,  khai thác tiềm năng thế mạnh của mỗi địa phương, mang lại hiệu quả  kinh tế cao.  Thứ  hai, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng   gia tăng tỷ trọng các vùng chuyên canh NSHH, khai thác tiềm năng  thế mạnh của mỗi địa phương.  Thứ  ba,  cơ  cấu thành phần kinh tế  đã được hoàn thiện theo   chiều hướng khai thác hiệu quả  các thành phần kinh tế, các hình  thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.   3.1.2. Một số  hạn chế  trong phát triển nông nghiệp hàng   hoá ở vùng Đồng bằng sông Hồng 3.1.2.1. Quy mô sản xuất nông sản hàng hóa của Vùng nhỏ, phân tán  Số lượng kinh tế hộ sử dụng đất trồng lúa dưới 0,5 ha vẫn chiếm  90,7%, số hộ chăn nuôi lợn từ 1 đến 5 con chiếm tới 58,21%, hộ nuôi   gà dưới 50 con chiếm 82,96%; hơn 50% doanh nghiệp nông nghiệp có  quy mô hoạt động siêu nhỏ (dưới 10 lao động). Diện tích sử dụng đất  bình quân một trang trại chỉ đạt 2,0 ha; vốn bình quân một hợp tác xã  nông nghiệp (HTXNN) rất thấp:  1,160 triệu đồng /HTXNN. Mô hình  cánh đồng lớn chỉ đạt 8,8% diện tích đất nông nghiệp và 18% tổng số  hộ nông, lâm, ngư nghiệp của Vùng.  3.1.2.2. Tỷ suất, chất lượng, hiệu quả nông sản hàng hóa còn   thấp, nhiều hình thức tổ chức sản xuất  nông nghiệp còn yếu kém,   sức cạnh tranh của nền nông nghiệp thấp.
  19. 19 Thứ  nhất,  tỷ  suất, chất lượng, sức cạnh  tranh của  NSHH thấp.   Chủng loại, kích thước sản phẩm thiếu đồng nhất, mẫu mã chưa đẹp;  tỷ lệ NSHH thải loại rất lớn, tỷ lệ nông sản xuất khẩu quan chế biến  của Vùng khoảng 10%. NSHH còn dư thừa, nhiễm các chất hóa học,   chất bảo quản. Số NSHH được sản xuất theo chuỗi giá trị còn ít, đến  tháng 02/2018, toàn Vùng mới có 137 sản phẩm.   Giá cả  NSHH bấp  bênh, nhất là khi vào chính vụ. Giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản  của Vùng thấp, phụ  thuộc lớn vào thị  trường Trung Quốc (70% kim   ngạch xuất khẩu).  Thứ hai, trình độ kinh doanh NSHH còn thấp, nhiều mô hình sản xuất  nông nghiệp chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém,  hiệu quả thấp.Số  lao  động nông nghiệp chưa qua đào tạo của Vùng năm 2016, chiếm tới  91,07% tổng số lao động trong nông nghiệp. Cơ giới hóa trong sản  xuất lúa cao nhất cũng chỉ đạt 2,9 HP/ha, Số đơn vị thực hành nông  nghiệp tốt (VietGap)  chiếm 0,85%  tổng số  đơn vị  sản xuất trong  nông nghiệp của Vùng.  Số  hộ  nông thôn có thu nhập lớn nhất từ  nông,  lâm,  thủy sản  năm   2016  giảm   10,5%  so  với  năm  2011,  có  khoảng  70,5%  số  HTXNN   hoạt  động kém  hiệu  quả;  tỷ   suất  lợi  nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh  của  nhiều  doanh nghiệp nông  nghiệp (DNNN) thấp. Liên kết sản xuất giữa DNNN với HTXNN và  nông dân còn lỏng lẻo, thiếu bền vững. Thứ  ba,  sản xuất nông nghiệp hàng hóa mang lại hiệu quả  kinh tế, xã hội, môi trường chưa cao, chưa thực sự bền vững.  Tỷ  lệ  hộ  có thu nhập lớn nhất từ  nông, lâm nghiệp và thủy sản năm  2016 giảm 10,5% so với năm 2011.  Mức độ  chênh lệch thu nhập  giữa nhóm hộ có thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất  năm 2010 là 8,8 lần, năm 2016 là 7,9 lần. Nông dân sử  dụng phân  bón, thuốc trừ  sâu chưa đúng cách gây thất thoát, lãng phí,  ảnh   hưởng tới chất lượng nông sản. Việc xả chất thải chưa qua xử lý   của các trang  trại   chăn  nuôi,  khu  giết  mổ,  khu  chế   biến   làm  ô 
  20. 20 nhiễm môi trường. Độ  che phủ của rừng năm 2016 chỉ đạt 6,08%   diện tích toàn Vùng,  3.1.2.3. Cơ  cấu kinh tế  nông nghiệp chuyển dịch theo hướng   hàng hóa, hiện đại, bền vững còn chậm, vẫn còn mất cân đối lớn. Thứ nhất, cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm, ngư nghiệp chuyển  dịch theo hướng sản xuất hàng hóa  còn  chậm, vẫn còn  mất cân  đối,  thiếu tính  bền vững.  Năm 2016, tỷ  trọng nông nghiệp giảm  5,3%, so với năm 2010, nhưng vẫn chiếm 82,98%; thủy sản gia   tăng 5,43%, nhưng chỉ  chiếm 16,73%; lâm nghiệp tăng 0,01% so   với năm 2014, nhưng chỉ chiếm 0,29% giá trị sản xuất toàn ngành  Thứ  hai,  cơ  cấu vùng nông nghiệp chuyển dịch theo hướng  hình thành các vùng chuyên canh NSHH tập trung còn chưa phù  hợp, quy mô nhỏ và thiếu tính liên kết chặt chẽ. Các khu, tiểu vùng  sản xuất NSHH tập trung ở các địa phương quy mô còn nhỏ (làng, xã)  còn nặng về mặt địa giới hành chính mà chưa chú trọng tới mở rộng  không gian kinh tế. Nhiều vùng sản xuất NSHH đã hình thành nhưng  kết cấu hạ tầng không đồng bộ, chưa phù hợp với  trình độ phát triển  của lực lượng sản xuất và phân công xã hội và điều kiện thực tiễn của   mỗi địa phương.  Thứ ba, cơ  cấu thành phần kinh tế vẫn còn mất cân đối, thiếu   hiệu quả. Kinh tế nhà nước có xu hướng giảm cả về số lượng và quy  mô, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Kinh tế ngoài nhà nước có sự phát   triển  mạnh,   nhưng   phần  lớn   có  quy   mô   nhỏ,   tỷ   trọng  còn   thấp.   DNNN chỉ  chiếm có 0,06%, kinh tế  hộ  chiếm 98,9%; kinh tế  trang  trại là: 0,69% và HTXNN là 0,27% tổng số các đơn vị sản xuất nông  nghiệp của Vùng.  3.2. Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ  thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hóa  ở vùng Đồng bằng sông  Hồng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1