intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

43
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trên cơ đánh giá thực trạng phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới, góp phần phát triển sản xuất bền vững vải thiều.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM THỊ DINH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VẢI THIỀU THEO TIÊU CHUẨN GAP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Văn Hùng 2. TS. Nguyễn Văn Hƣởng Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Lê Quốc Hội Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân Phản biện 3: TS. Nguyễn Quốc Oánh Trƣờng Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1 Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi ….. ngày….tháng…. năm 20… Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm qua, vấn đề an toàn thực phẩm ở Việt Nam đã được đặc biệt quan tâm, tuy nhiên nó vẫn luôn là mối lo ngại mà người tiêu dùng đang còn rất lo lắng. An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước ta từ lâu đặc biệt quan tâm, coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội, sức khỏe cộng đồng, về bảo vệ môi trường và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam (Lưu Hoài Chuẩn, 2012). Để thực hiện chủ trương trên, Bộ NN&PTNT đã nghiên cứu các quy trình GAP của nhiều nước trên thế giới và khu vực để ban hành quy trình sản xuất VietGAP đối với nhiều ngành sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Theo quy trình này, sẽ sớm đưa sản xuất nông nghiệp nước ta đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo lợi ích, sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng và đảm bảo môi trường sinh thái (Huỳnh Trường Vĩnh, 2012). Phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP là một xu hướng của nhiều nước hướng tới, nó vừa đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, vừa bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất và bảo vệ môi trường. Bắc Giang là một tỉnh miền núi, có rất nhiều lợi thế phát triển nhiều loại cây ăn quả, trong đó có cây vải thiều. Tuy nhiên, hiện nay sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP cũng đang gặp rất nhiều khó khăn như kỹ thuật sản xuất chưa được áp dụng đồng bộ, chất lượng sản phẩm và các tiêu chí chưa đáp ứng các quy định của thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Phần lớn diện tích canh tác theo hướng GAP vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện các tiêu chí của GAP. Thị trường trong nước chưa được mở rộng, đặc biệt thị trường Trung Quốc (chiếm 60%) chưa có sự phân biệt sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và sản xuất thông thường (Phạm Thị Thủy & Phạm Kim Oanh, 2015). Xuất khẩu vải thiều sang các nước châu Âu còn gặp nhiều khó khăn như kỹ thuật thu hái chưa đảm bảo, truy xuất nguồn gốc chưa rõ ràng (Thúy Phương, 2019). Bên cạnh đó, vẫn tái diễn tình trạng thương nhân kinh doanh vải thiều không thông qua hợp đồng chính thức với người sản xuất và các đầu mối thu gom, nên tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó quản lý… (Phạm Chính, 2017). Hơn nữa, cơ sở hạ tầng giao thông của Bắc Giang vẫn còn nhiều bất cập tình trạng ùn tắc giao thông thường xảy ra trong những ngày cao điểm thu hoạch vải. Như vậy, có thể thấy phát triển vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là rất cần thiết, nhằm phát triển và mở rộng sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP, đồng thời là nguồn tài liệu quan trọng trong định hướng phát triển cây ăn quả trong thời gian tới. Nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Phát 1
  4. triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP bao gồm những nội dung gì? Thực trạng phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP hiện nay tại tỉnh Bắc Giang như thế nào? Đâu là các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP tại tỉnh Bắc Giang? Các giải pháp chủ yếu nào cần thực hiện để phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP tại tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới? 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ đánh giá thực trạng phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới, góp phần phát triển sản xuất bền vững vải thiều. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP nói chung và phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP nói riêng; (2) Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; (3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP (VietGAP và GlobalGAP). Đối tượng thu thập thông tin các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX), hộ nông dân sản xuất vải thiều, các đại lý thu gom, kinh doanh vải thiều, doanh nghiệp, các nhà quản lý, người tiêu dùng và các tác nhân liên quan đến sản xuất vải thiều trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: luận án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, trong đó tập trung nghiên cứu tại 3 huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên với tiêu chí là các huyện có diện tích trồng vải thiều lớn nhất của tỉnh Bắc Giang. Phạm vi thời gian: - Số liệu thứ cấp: thu thập giai đoạn 2015 – 2019. - Số liệu sơ cấp: thu thập thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều, thực hiện các tiêu chuẩn GAP, khảo sát các tác nhân tham gia chuỗi giá trị vải thiều được thực hiện trong năm 2018. 2
  5. - Các giải pháp đề xuất nhằm phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trong giai đoạn 2020 - 2030. Thời gian thực hiện đề tài từ năm 2016 đến năm 2020. Phạm vi nội dung: luận án tập trung nghiên cứu các quy trình, tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt cho vải thiều theo tiêu VietGAP, GlobalGAP, và sản phẩm cuối cùng là vải thiều tươi, không nghiên cứu các sản phẩm chế biến từ vải thiều. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Về lý luận: đề tài đã góp phần bổ sung, luận giải rõ hơn các khía cạnh về phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP, trong đó hàm ý phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP bao hàm cả trụ cột về phát triển bền vững. Khác với phát triển sản xuất một mặt hàng nông sản thông thường, phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP còn được thể hiện ở việc áp dụng ngày càng chặt chẽ hơn và đáp ứng được các tiêu chuẩn của GAP nhằm tạo ra sản phẩm sạch an toàn cho con người. Nghiên cứu cũng đã đề xuất được khung phân tích cho phát triển sản xuất một nông sản cụ thể theo tiêu chuẩn GAP, cụ thể là vải thiều. Về thực tiễn: nghiên cứu cho thấy sự chuyển biến rõ hơn về sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP tại Bắc Giang trong những năm qua với các tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP, và bước đầu đáp ứng được yêu cầu của một số thị trường giá trị cao. Áp dụng tiêu chuẩn GAP trong sản xuất vải thiều cùng với chuyển đổi cơ cấu mùa vụ đã góp phần vào cải thiện năng suất, chất lượng, giá trị một cách đáng kể do đó cũng cải thiện được kết quả và hiệu quả trong sản xuất vải thiều của hộ nông dân, góp phần phát triển bền vững vải thiều tại tỉnh Bắc Giang. Mặc dù vậy, việc chuyển đổi diện tích vải thiều theo tiêu chuẩn GAP tại tỉnh Bắc Giang còn khá chậm và không đồng đều giữa các vùng trồng vải trong tỉnh. Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố cản trở tới quá trình phát triển này, quan trọng nhất là yếu tố thị trường và công nghệ bảo quản sau thu hoạch. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học: đề tài đã làm rõ thêm và bổ sung các khái niệm, nội dung, tiêu chí và phương pháp đánh giá thực trạng phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP. Đề tài cũng phát hiện và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP. Đây là những kết quả và thông tin có ý nghĩa quan trọng và có giá trị tham khảo cho các nhà khoa học, cho hoạt động giảng dạy và hoạch định chính sách. Ý nghĩa thực tiễn: đề tài cung cấp bộ số liệu, thông tin phong phú về hiện trạng phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP tại tỉnh Bắc Giang, đây là tư liệu quan trọng và hữu ích cho các cơ quan ban ngành các cấp tham khảo trong việc hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và cây vải thiều nói riêng tại tỉnh. Những tư liệu này cùng với các giải pháp đề xuất từ nghiên cứu là những căn cứ khoa học giúp cho UBND tỉnh và các Sở, ban, ngành của tỉnh Bắc Giang trong quá trình hoạch định và thực thi các chính sách nhằm phát triển bền vững sản xuất vải thiều của tỉnh trong thời gian tới. 3
  6. PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VẢI THIỀU THEO TIÊU CHUẨN GAP 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Các khái niệm cơ bản Phát triển là một quá trình tiến lên về mọi mặt trong một thời kỳ nhất định, trong đó có sự tăng lên về quy mô sản xuất, thay đổi về hình thức tổ chức sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao về năng suất và chất lượng sản phẩm, mở rộng và phát triển về thị trường tiêu thụ. Sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào để tạo thành các sản phẩm đầu ra cung cấp cho nhu cầu xã hội. Đầu vào của quá trình sản xuất bao gồm nguồn lực: đất đai, lao động, vốn, kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng… Đầu ra của quá trình sản xuất là các sản phẩm, dịch vụ và những tác động ảnh hưởng đến môi trường. Sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động chủ yếu của con người. Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi của bản chất xã hội. Sự vận động của phát triển xã hội xuất phát từ sản xuất. Theo FAO (2011), phát triển sản xuất bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản phẩm/ dịch vụ và cải thiện về chất lượng của sự thay đổi này trên phương diện mang lại các ảnh hưởng tích cực cho các thành phần tham gia vào quá trình sản xuất, hay trạng thái mong đợi. Khái niệm “thực hành nông nghiệp tốt” (GAP- Good Agricultural Practies) xuất hiện trên thế giới từ cuối những năm 1990 bởi tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc trong bối cảnh nền kinh tế thực phẩm toàn cầu hóa nhanh chóng (Mushobozi, 2010). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012) cũng đưa ra khái niệm về GAP: “GAP là tập hợp các tiêu chí do tổ chức, quốc gia, nhóm quốc gia ban hành hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng, ATTP, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động”. Sự khác biệt cơ bản giữa sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP và không theo tiêu chuẩn GAP là: với GAP sản xuất nông nghiệp cần được đăng ký đầy đủ thủ tục và điều kiện quy định; cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật sản xuất; cần phải ghi chép đầy đủ thông tin vào sổ nhật ký; cần phải có bao bì, nhãn mác ghi rõ nguồn gốc xuất xứ khi phân phối. Còn sản xuất không theo tiêu chuẩn GAP thì không cần đăng ký, không cần tuân thủ các quy định của quy trình sản xuất và đặc biệt là không cần phải ghi chép nhật ký và không thể truy xuất nguồn gốc. Như vậy, GAP là tập hợp các phương pháp sản xuất cho từng đối tượng sản xuất cụ thể, phù hợp với từng vùng sinh thái nhưng phải tuân thủ những tiêu chí chung về phát triển NN bền vững. Nói khác đi, thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn GAP sẽ giải 4
  7. quyết được các vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường và là những mục tiêu bao trùm trong phát triển của mọi quốc gia. Phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP là sự tăng trưởng quy mô, thay đổi hình thức tổ chức, cải thiện về năng suất chất lượng, phát triển thị trường tiêu thụ. Sản phẩm vải thiều theo tiêu chuẩn GAP được sản xuất ra phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo sạch, an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người sản xuất và đóng góp cho ngân sách, tạo thêm việc làm và bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Hiện tại chưa có khái niệm về phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP. Tuy nhiên, căn cứ vào lý luận về sản xuất nông nghiệp và tiêu chuẩn GAP tác giả cho rằng: phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP là sự gia tăng quy mô, thay đổi cơ cấu sản xuất và/hoặc giá trị sản phẩm và thu nhập cho người sản xuất thông qua việc áp dụng chặt chẽ các tiêu chí của GAP và các công nghệ khác trong sản xuất vải thiều cũng như tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm tới các thị trường giá trị cao. 2.1.2. Ý nghĩa và tác động của phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP GAP về bản chất chính là các điều kiện môi trường và hoạt động cơ bản cần thiết để sản xuất nông sản an toàn, lành mạnh. Trong sản xuất trồng trọt, mục đích của GAP là đưa ra hướng dẫn hợp lý trong việc thực hiện các thực hành quản lý tốt nhất giúp giảm thiểu rủi ro ô nhiễm vi sinh vật đối với trái cây và rau quả. Do đó, phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP có ý nghĩa trong bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng (Fatma & cs., 2006). Phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP còn có ý nghĩa bảo vệ hoạt động sản xuất nông nghiệp của người sản xuất. Các yêu cầu sử dụng và quản lý các yếu tố đầu vào của GAP như thực hành tưới tiết kiệm giúp bảo vệ nguồn nước thông qua sử dụng nước hợp lý, quản lý dịch hại hợp lý giúp tiết kiệm chi phí, bảo vệ cây trồng, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cũng như bảo vệ người sản xuất khỏi nguy cơ tổn hại sức khỏe do ô nhiễm hóa chất. Do đó, GAP chính là các hoạt động thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an toàn, vệ sinh, phúc lợi cho người sản xuất và công nhân lao động tại các trang trại (Kit Chan, 2016). Tác động của phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP nhằm đảm bảo 3 vấn đề chính đó là về kinh tế, xã hội và môi trường. Sản xuất theo tiêu chuẩn GAP là việc thực hành nhằm giải quyết tính bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường cho các quy trình nông nghiệp và tạo ra các thực phẩm an toàn và chất lượng (FAO, 2003). 5
  8. 2.1.3. Một số tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt trên thế giới và Việt Nam EurepGAP có 14 tiêu chí liên quan đến từ truy nguyên nguồn gốc, ghi chép hồ sơ, giống cây trồng, lịch sử người trồng, quản lý nguồn đất, sử dụng phân bón… cho đến khâu thu hoạch xử lý sau thu hoạch môi trường và giải quyết khiếu nại. Mỗi tiêu chí trên bao gồm các nội dung cụ thể để hướng dẫn người sản xuất, nhà quản lý và các bên liên quan trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm và môi trường tác động từ sản xuất. AseanGAP thực hiện các chương trình GAP trong khu vực Asean, với 7 nội dung gồm: (1) Lịch sử và quản lý địa điểm sản xuất; (2) Vật liệu gieo trồng; (3) Phân bón và chất phụ gia cho đất; (4) Tưới tiêu; (5) Bảo vệ thực vật; (6)Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; (7) Quản lý trang trại, khu sản xuất theo GAP. Ngoài các chương trình GAP tiêu biểu trên, đã có nhiều nước trên thế giới đã xây dựng cho mình chương trình GAP cho từng sản phẩm dựa trên các tiêu chí chung của thế giới. Có thể nói, SXNN theo tiêu chuẩn GAP đã là một trào lưu chung được hầu hết các quốc gia ủng hộ. Với xu hướng hội nhập kinh tế có tính toàn cầu như hiện nay, những quốc gia NN sẽ khó phát triển nếu như không xây dựng và thực hiện sản xuất dựa trên những tiêu chuẩn chung của GAP. Sản xuất theo GAP phải thực hiện việc kiểm soát 12 nhóm tiêu chí liên quan đến các mối nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ các khâu quản lý đất và giá thể, sử dụng phân bón và chất phụ gia, hóa chất... đến khâu thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Nghiên cứu cũng tập trung vào sản xuất vải thiều bám theo 4 nội dung chủ yếu của tiêu chuẩn GAP, đó là: (1) Đảm bảo ATTP; (2) Bảo vệ môi trường; (3) Bảo vệ sức khỏe cho người lao động và phúc lợi xã hội; (4) Bảo đảm chất lượng sản phẩm. Cùng với đó là việc hướng dẫn cho vùng và người sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP, trên cơ sở tuân thủ các quy định trong quy trình sản xuất và 12 tiêu chí chung của GAP và quy trình VietGAP. 2.1.4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP Vải thiều là cây trồng dài ngày và có đặc thù khác với cây trồng khác và có thời kỳ kiến thiết cơ bản từ 3 -4 năm với chi phí đầu tư khá cao. Vải thiều sớm cho thu hoạch trong tháng năm, vải thiều chính vụ cho thu hoạch trong tháng 6, các giống chín muộn cho thu hoạch khoảng từ 30/6 đến 10/7. Vải thiều theo tiêu chuẩn GAP hầu hết được tiêu thụ dưới dạng tươi và có tính mùa vụ cao do vậy sản xuất nên liên kết chặt chẽ với thị trường tiêu thụ để tránh tình trạng được mùa mất giá. 6
  9. Việc tuân thủ thực hiện các nội dung của quy trình GAP trong sản xuất vải VietGAP và GlobalGAP sẽ đảm bảo sản xuất quả vải thiều tươi đáp ứng đủ yêu cầu về an toàn thực phẩm. Nó đòi hỏi người sản xuất phải thực hiện việc kiểm soát trong suốt quá trình từ sản xuất đến thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Để đạt được sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP, quả vải thiều tươi được người sản xuất kiểm soát theo 12 nhóm tiêu chí từ các khâu quản lý đất và giá thể, sử dụng phân bón và chất phụ gia, hóa chất… cho đến khâu thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Hệ thống giám sát và kiểm dịch chặt chẽ theo tiêu chuẩn GAP không những kiểm soát đến vấn đề chất lượng đối với quả vải thiều tươi được kiểm soát từ vấn đề đầu vào, trong suốt quá trình sản xuất đến thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP còn đòi hỏi người sản xuất phải luôn quan tâm đảm bảo phúc lợi xã hội và sức khỏe của người sản xuất. Cụ thể, với vấn đề về phúc lợi xã hội có tới 15 chỉ tiêu liên quan trong đó có 6 chỉ tiêu về an toàn lao động, 4 chỉ tiêu về điều kiện làm việc, 3 chỉ tiêu về phúc lợi xã hội của người lao động và 2 chỉ tiêu tập huấn, đào tạo người lao động. 2.1.5. Nội dung phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP Nghiên cứu phát triển triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP gồm các nội dung sau: (i) Tăng trưởng về quy mô sản xuất và thay đổi cơ cấu; (ii) Thay đổi về hình thức sản xuất và hình thức liên kết; (iii) Cải thiện về năng suất, chất lượng trong sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP; (iv) Tổ chức tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn GAP; (v) Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP. 2.1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP bao gồm: (i) quy hoạch sản xuất và hệ thống chính sách; (ii) hệ thống cơ sở hạ tầng; (iii) yếu tố thị trường; (iv) điều kiện tự nhiên; (v) nguồn lực sản xuất của hộ; (vi) dịch bệnh trong sản xuất vải thiều; (vii) khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản và chế biến. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Dựa trên thực tiễn về phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên thế giới như Madagascar; Ấn Độ; Trung Quốc; Australia; Thái Lan và các địa phương của Việt Nam (Hải Dương, Quảng Ninh), môt số bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP đã được rút ra, tập trung vào các hoạt động của quy hoạch vùng, khu vực công, đầu tư đồng bộ tự hạ tầng đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ, phát triển GAP hướng tới xuất khẩu; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, làm tốt công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu, có các chính sách thu hút đầu tư vào công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch. 7
  10. Các nghiên cứu trước đây tập trung chủ yếu vào thương mại, chế biến sản phẩm vải thiều và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm và các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng VietGAP trong sản xuất vải thiều. Thiếu vắng các công trình nghiên cứu một cách toàn diện và tổng thể về phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP, đặc biệt ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam. Trong đó một số vấn đề sau chưa được đề cập một cách đầy đủ: khung lý thuyết nghiên cứu phát triển sản xuất một nông sản cụ thể (vải thiều) theo tiêu chuẩn GAP; cách tiếp cận và các nhóm chỉ tiêu sử dụng để đánh giá phát triển sản xuất một nông sản cụ thể (vải thiều) theo tiêu chuẩn GAP; các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định của người sản xuất chấp nhận áp dụng tiêu chuẩn GAP trong sản xuất vải thiều. Bắc Giang là tỉnh có quy mô trồng vải thiều lớn nhất Việt Nam và sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP là một trong những chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, tuy vậy chưa có nghiên cứu nào đề cập sâu và toàn diện về phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP. Do đó, nghiên cứu này vừa đóng góp giải quyết các khoảng trống nghiên cứu đã nêu cũng như khoảng trống về thực tiễn phục vụ cho quá trình hoạch định và thực thi các chính sách nhằm phát triển vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH Đề tài sử dụng 4 phương pháp tiếp cận: Tiếp cận chuỗi; tiếp cận theo quy mô sản xuất; tiếp cận có sự tham gia và tiếp cận thể chế. 3.2. PHƢƠNG PHÁP CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU Chọn điểm nghiên cứu dựa vào 2 tiêu chí: (i) Nằm trong vùng quy hoạch; (ii) Có diện tích vải thiều theo tiêu chuẩn GAP lớn nhất toàn tỉnh. Căn cứ vào cơ cấu diện tích của 3 huyện được chọn để xác định các xã điều tra trong đó điều tra theo hướng VietGAP, GlobalGAP và NonGAP làm căn cứ đánh giá so sánh hiệu quả sản xuất từ việc áp dụng theo GAP. 3.3. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP, XỬ LÝ DỮ LIỆU THÔNG TIN 3.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu Các thông tin, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng kết của các cơ quan, ban ngành; các báo cáo chuyên ngành Chính phủ; Bộ NN&PTNT; Sở NN &PTNT tỉnh Bắc Giang; niên giám thống kê; các trang thông tin điện tử liên quan; một số nhận định, đánh giá của các nhà chuyên môn. Thông tin về các chính sách, thể chế, quy hoạch, kế hoạch liên quan được thu thập từ các văn bản pháp luật, văn bản chính sách, các trang điện tử liên quan. 8
  11. Thông tin, dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua 400 hộ sản xuất vải thiều ở 6 xã tại 3 huyện,110 hộ tiêu dùng, 20 hộ thu gom, 8 cán bộ nông nghiệp, 9 cán bộ khuyến nông huyện xã và 5 cuộc PRA ở các xã điều tra. 3.3.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu Thông tin sơ cấp được tổng hợp và mã hóa theo các tiêu chí phân tổ khác nhau để đánh giá một cách chính xác nhất. Dữ liệu được phân tích dựa trên các chỉ tiêu bình quân, tốc độ phát triển, công cụ xử lý là phần mềm Excel và SPSS. Phương pháp kiểm định Ttest, Anova, phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất vải thiều cũng đã được áp dụng để đánh giá thực trạng cũng như nhận định xu hướng phát triển. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích: phương pháp thống kê mô tả; phương pháp thống kê so sánh; phương pháp hạch toán kinh tế; phương pháp hồi quy sử dụng các mô hình đánh giá hiệu quả kỹ thuật và phương pháp ma trận SWOT. 3.4. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của luận án bao gồm: nhóm chỉ tiêu thể hiện nguồn lực sản xuất; nhóm chỉ tiêu liên quan đến kết quả, hiệu quả sản xuất vải thiều; nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng vải thiều theo chuẩn GAP; nhóm chỉ tiêu thể hiện yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VẢI THIỀU THEO TIÊU CHUẨN GAP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 4.1.1. Tăng trƣởng về quy mô sản xuất và thay đổi về cơ cấu Khía cạnh tăng trưởng về quy mô sản xuất và thay đổi cơ cấu sẽ được thể hiện ở các nội dung chính sau: biến động diện tích, sản lượng và cơ cấu diện tích, sản lượng vải thiều theo các phương thức thực hành sản xuất qua các năm; thay đổi về cơ cấu mùa vụ vải thiều và cơ cấu giống. Biến động diện tích và cơ cấu vải thiều theo tiêu chuẩn GAP: tổng diện tích vải thiều toàn tỉnh đã giảm từ 31.042 ha xuống còn 28.166 ha trong giai đoạn 2015-2017 (xấp xỉ 10%), tuy nhiên đã hồi phục và tăng trở lại trong những năm gần đây và đạt 28.318 ha vào năm 2019. Mặc dù tổng diện tích vải toàn tỉnh có xu hướng giảm, song diện tích vải GAP lại có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn 2015-2019. Đối với sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGAP diện tích này ổn định trong giai đoạn 2015-2019. Đối với sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP: diện tích trồng vải thiều VietGAP tăng bình quân 3,41%/năm trong giai đoạn 2015 - 2019. Diện tích trồng vải NonGAP có xu hướng giảm cả về số lượng và cơ cấu trong tổng diện tích vải thiều toàn tỉnh đạt 14.018 ha năm 2019 và tốc độ giảm bình quân trong gian đoạn 2015- 2019 là 6,7%. 9
  12. Về cơ cấu mùa vụ: việc rải vụ và chuyển vụ sớm có ý nghĩa quan trọng cho việc tiêu thụ sản phẩm vải thiều. Diện tích vải chín sớm của toàn tỉnh Bắc Giang đã tăng từ 5.028 ha năm 2015 lên 6.000 ha vào năm 2019, tuy nhiên tập trung chủ yếu là vải NonGAP. Diện tích vải VietGAP chín sớm có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015- 2019 và chỉ đạt 600 ha vào năm 2019 chiếm 10% trong tổng diện tích vải chín sớm toàn tỉnh. Bảng 4.1. Sản lƣợng vải thiều của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015- 2019 Sản lƣợng (tấn) TĐPT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 BQ (%) 1. Vải chín sớm 40.125 42.852 40.000 43.740 38.760 99,14 VietGAP 5.374 5.569 4.106 4.521 3.932 92,49 NonGAP 34.751 37.283 35.894 39.219 34.828 100,06 2. Vải chính vụ 145.094 108.670 51.821 156.716 117.058 94,77 GlobalGAP 1.524 1.565 700 1.744 1.419 98,23 VietGAP 71.186 60.459 35.894 104.575 74.718 101,22 NonGAP 72.384 46.646 15.227 50.397 40.921 86,71 3. Tổng 185.219 151.522 91.821 200.456 155.818 95,77 GlobalGAP 1.524 1.565 700 1.744 1.419 98,23 VietGAP 76.559 66.028 40.000 109.096 78.650 100,68 NonGAP 107.135 83.929 51.121 89.616 75.749 91,70 Về biến động sản lượng vải thiều theo tiêu chuẩn GAP: tổng sản lượng vải thiều tỉnh Bắc Giang đã giảm với tốc độ giảm bình quân là 4,23%/năm. Năm 2017, tổng sản lượng vải thiều đạt chưa được 50% so với năm 2015 do ảnh hưởng thời tiết. Riêng sản lượng vải VietGAP tăng nhẹ trung bình qua các năm với tốc độ 0,68% (bảng 4.1). Về cơ cấu giống: nhóm vải chính vụ chiếm 82,9% (chủ yếu là vải Thiều) và nhóm vải chín sớm chiếm 17,10% (chủ yếu là U hồng). Diện tích các giống vải như U thâm, U mỡ, U trứng có xu hướng giảm dần (Nguyễn Đức Thành, 2018). Phân tích trên cho thấy: mặc dù trong bối cảnh tổng diện tích và sản lượng vải của toàn tỉnh Bắc Giang đã giảm trong giai đoạn 2015- 2019, diện tích và sản lượng vải sản xuất theo tiêu chuẩn GAP vẫn có xu hướng tăng nhẹ và ổn định hơn so với vải NonGAP. 4.1.2. Thay đổi hình thức tổ chức sản xuất và hình thức liên kết Để đáp ứng được yêu cầu sản xuất theo tiêu chuẩn GAP số lượng THT và HTX sản xuất vải thiều của Bắc Giang hiện nay là khá lớn. Số hộ tham gia THT, HTX đều tăng, nhưng số lượng các THT và HTX chưa được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn GAP còn rất lớn (1.065 THT và 47 HTX). Do đó, các THT, HTX cần chuyển đổi toàn diện để sản xuất đáp ứng được yêu cầu và được cấp giấy chứng nhận. 10
  13. 14000 1.070 1.132 1.200 1.027 1.050 1.042 12000 0.948 0.949 0.961 1.000 0.928 10000 0.952 ĐVT: ha/hộ 0.800 ĐVT: hộ 8000 11743 12989 0.600 11283 11569 12140 6000 0.400 4000 1747 1915 1973 2127 2161 2000 0.200 0 0.000 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số hộ tham gia THT Số hộ tham gia HTX Diện tích/hộ tham gia THT Diện tích/hộ tham gia HTX Đồ thị 4.1. Biến động về số hộ và diện tích bình quân của 1 hộ tham gia sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015- 2019 Xét về diện tích của THT và HTX: đều tăng qua các năm từ giai đoạn 2015 – 2019 diện tích của các THT tăng bình quân gần 3%/năm, HTX tăng bình quân gần 6%/năm. Xét về cơ cấu, sản lượng của THT chiếm phần lớn nhưng đang giảm dần từ hơn 85,5% năm 2015 xuống còn 82,9% năm 2019 và sản lượng HTX tăng lên từ 14,5% năm 2015 lên 17,1% năm 2019. Các hình thức liên kết trong sản xuất vải thiều trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay gồm liên kết của các hộ nông dân với các tác nhân cung cấp đầu vào (liên kết dọc) và liên kết giữa các hộ nông dân với nhau (liên kết ngang), tuy nhiên sự liên kết này hiện nay đang còn lỏng lẻo và chưa tạo được nhiều hiệu quả. Như vậy: đã có sự đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất trong vải thiều theo tiêu chuẩn GAP tại tỉnh Bắc Giang bao gồm hộ, THT, HTX. Đây là cơ sở tạo vùng hàng hóa lớn áp dụng quy trình chặt chẽ để đáp ứng cho những đơn hàng xuất khẩu lớn. Một số HTX cũng đã đóng vai trò quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm vải thiều theo tiêu chuẩn GAP cho hộ nông dân. 4.1.3. Cải thiện về năng suất, chất lƣợng vải thiều theo tiêu chuẩn GAP Theo Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, năng suất vải thiều trung bình hàng năm dao động từ 5- 6 tấn/ha. Tuy nhiên, năng suất vải thiều năm 2017 giảm đột biến chỉ còn 3,26 tấn/ha do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết. Sang năm 2018, năng suất tăng đột biến lên xấp xỉ 7,1 tấn/ha chủ yếu do thời tiết thuận lợi. Năng suất vải GAP cũng có biến động tương tự với mức độ sụt giảm xuống xấp xỉ 3,1 đến 3,2 tấn năm 2017 song hồi phục nhanh chóng đạt xấp xỉ 8 tấn/ha vào năm tiếp theo (bảng 4.2), cao hơn mức trung bình của vải NonGAP một cách đáng kể (6,3 tấn/ha). 11
  14. Bảng 4.2. Năng suất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP theo thời gian thu hoạch giai đoạn 2015 - 2019 Năng suất (tạ/ha) TĐPTBQ Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm (%) 2015 2016 2017 2018 2019 1. Vải chín sớm 69,42 71,42 66,67 72,90 64,60 98,22 VietGAP 71,65 74,25 68,43 75,35 65,54 97,80 NonGAP 69,09 71,02 66,47 72,63 64,50 98,30 2. Vải chính vụ 57,44 46,28 23,43 70,11 52,91 9 7,97 GlobalGAP 69,93 71,81 32,10 80,00 65,10 98,23 VietGAP 61,56 50,18 28,95 78,89 55,42 97,41 NonGAP 53,70 41,60 16,03 56,75 48,57 97,52 3. Tổng 59,67 51,40 32,60 70,70 55,02 98,00 GlobalGAP 69,93 71,81 32,10 80,00 65,10 98,23 VietGAP 62,17 51,59 30,77 78,74 55,85 97,36 NonGAP 57,88 50,98 34,20 62,76 54,04 98,30 Qua điều tra cho thấy năng suất vải thiều của nhóm hộ GAP cũng khác biệt giữa hai hình thức tổ chức sản xuất là HTX và THT với năng suất của các hộ tham gia HTX đạt 9,62 tấn/ha cao hơn xấp xỉ 0,7 tấn/ha so với các hộ trong THT có sự khác biệt khá lớn và có ý nghĩa thống kê (Bảng 4.3). Đó là do các hộ trong HTX thực hiện tốt hơn quy trình GAP như thực hiện tốt 4 đúng làm hạn chế sâu bệnh hại cũng như sát sao hơn trong việc kiểm soát mầm bệnh. Bảng 4.3. Năng suất sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP các hộ điều tra Chỉ tiêu Năng suất (tấn/ha) Std Ttest (1)-(2) 1. Theo loại hình GlobalGAP (1) 9,63 0,51 0,58*** VietGAP (2) 9,05 1,20 NonGAP (3) 2. Theo hình thức tổ chức SX HTX (1) 9,62 0,74 0,71*** THT (2) 8,91 1,22 NonGAP (3) Ghi chú: *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 1% Năng suất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP của tỉnh Bắc Giang đã được cải thiện qua các năm và có ưu thế rõ rệt so với vải thiều NonGAP. Chất lượng vải thiều của toàn tỉnh được cải thiện nhờ có sự gia tăng diện tích và sản lượng vải thiều GAP, đặc biệt là chất lượng ATVSTP. Mặc dù vậy, năng suất biến động không đồng đều giữa các huyện trong toàn tỉnh và biến động thất thường qua các năm, điều này hàm ý về rủi ro và tính không bền vững trong sản xuất vải thiều nói chung và vải theo tiêu chuẩn GAP nói riêng. Chất lượng sản phẩm tuy có được cải thiện song còn ít được người tiêu dùng quan tâm do không phân biệt được sản phẩm GAP trên thị trường. 12
  15. 4.1.4. Tổ chức tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn GAP Tổ chức tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn GAP được thể hiện theo các nội dung chính như: xúc tiến thương mại; kênh tiêu thụ; liên kết trong tiêu thụ; tiếp cận giá bán. Kết quả tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn GAP và NonGAP giai đoạn 2015- 2019 cho thấy xu hướng giảm khối lượng tiêu thụ trong nước xuống 10,5% và tăng khối lượng xuất khẩu lên 3,6%. Tổng khối lượng tiêu thụ sản phẩm toàn tỉnh đều giảm trên 4% là do năng suất qua các năm không ổn định chứ không phải do nhu cầu xuất khẩu giảm. Đối với thị trường tiêu thụ trong nước, UBND tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các tổ chức để tiêu thụ vải thiều trong chuỗi siêu thị Sài Gòn Coopmart, Happro, BigC… và cung cấp cho thị trường các tỉnh miền Tây Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên. Tiếp tục phân khúc thị trường tại các chợ đầu mối hoa quả, các chuỗi bán lẻ ở các tỉnh, thành phố, đáp ứng nhu cầu rộng rãi của mọi khách hàng trong nước. Đối với thị trường nước ngoài: thị trường Trung Quốc, tiêu thụ chính ngạch yêu cầu khắt khe phải có chứng nhận VietGAP nên khối lượng còn ít, còn phần lớn khối lượng lớn vải thiều được các thương lái thu mua chuyển qua đường tiểu ngạch do vậy vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP và NonGAP vẫn bị đánh đồng. Đối với các thị trường các nước châu Âu, Úc, Canada, Nhật thì bắt buộc các sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn ATVSTP và nằm trong vùng được cấp mã vùng trồng. Đối với kênh tiêu thụ, qua sơ đồ 4.1 cho thấy, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 6 kênh tiêu thụ chủ yếu trong đó có 3 kênh được tiêu thụ với người tiêu dùng trong nước và 3 kênh được tiêu thụ với người tiêu dùng nước ngoài. Hầu hết các kênh tiêu thụ đều thông qua các hoạt động thu gom, chỉ có một kênh 6 là liên kết trực tiếp với các doanh nghiệp để phục vụ người tiêu dùng yêu cầu chất lượng cao từ các nước Nhật, Canada, Úc, Mỹ. 5% 5% 5% 5% 5% Bán buôn Người 15% Miền bắc 15% Bán 15% tiêu 60% lẻ dùng 30% 30% 30% trong Thu Bán buôn nước gom Miền nam Hộ sản 15% xuất 15% Thu gom 20% Trung Quốc Người 20% tiêu dùng 10% 10% ngoài Doanh nghiệp nước Sơ đồ 4.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 13
  16. Tiếp cận giá bán: Nghiên cứu cho thấy, giá bán vải thiều tươi của người nông dân hiện nay đều do các doanh nghiệp, người thu gom đưa ra mức giá thu mua, điều này cho thấy người nông dân trồng vải chưa có đủ sức ảnh hưởng và có thể đàm phán về giá tiêu thụ với người thu mua, nó ảnh hưởng rất lớn đến liên kết giữa các hộ và người thu gom. Khi xem xét việc tiếp cận giá bán vải thiểu theo tiêu chuẩn GAP hiện nay có 3 hướng chính là tiêu thụ nội địa, xuất khẩu thị trường Trung Quốc và xuất khẩu thị trường khác. Theo số liệu thu thập từ các doanh nghiệp và người thu gom, giá vải thu mua bình quân giai đoạn 2015- 2019 đều có xu hướng tăng. Trong đó, những doanh nghiệp có hợp đồng với nước nhập khẩu (Mỹ, Úc) thu mua từ vườn vải đã được chứng nhận và nằm trong vùng được cấp mã xuất khẩu sang các nước này. Chất lượng vải nằm trong vùng này được kiểm định chặt chẽ bởi các quy định khắt khe của vùng nhập khẩu nên giá thu gom tại vườn cao, đạt tới 33.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, giá bán vải thiều theo tiêu chuẩn GAP cho doanh nghiệp và đi qua kênh hàng siêu thị, cửa hàng thực phẩm, vải được dán tem mác, truy xuất nguồn gốc xuất xứ thì giá cao hơn đáng kể so với giá bán vải thiều qua các thương lái thu gom để đem đi tiêu thụ ở các kênh hàng truyền thống (chợ). Bảng 4.4. Giá bán vải thiều theo tiêu chuẩn GAP của hộ nông dân cho ngƣời mua theo thời vụ từ 2015 -2019 Giá bán (1.000 đồng/kg) TĐPTBQ Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 (%) 1. Trong nước 8,94 10,69 15,55 13,33 18,77 120,37 Doanh nghiệp 12,50 13,80 20,00 16,00 25,00 118,92 Thu gom 8,50 10,30 15,00 13,00 18,00 120,63 2. Xuất khẩu 12,59 12,08 18,04 16,15 24,15 117,68 Trung Quốc 12,50 12,00 18,00 16,00 24,00 117,71 Khác 17,00 15,50 20,40 25,00 33,00 118,04 Khi so sánh giá bán vải thiều theo tiêu chuẩn GAP và NonGAP theo thời vụ, từ năm 2015-2019 cho thấy: đối với vải tiêu thụ trong nước bình quân tăng 20,37% vải VietGAP tiêu thụ qua doanh nghiệp bình quân qua 5 năm tăng 18,92, tốc độ tăng của vải thu gom qua các năm tăng 20,63%. Giá bán vải thiều theo tiêu chuẩn GAP mà được tiêu thụ qua các doanh nghiệp để vào các kênh bán lẻ đảm bản an toàn thực phẩm, được dán tem, truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thì giá sẽ cao hơn rất nhiều so với giá bán vải thiều qua các thương lái để đem tiêu thụ ở các kênh truyền thống (chợ) và khi ấy, vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn GAP cũng không khác biệt so với NonGAP. Đối với vải xuất khẩu bình quân tăng 17,68% (bảng 4.4) do một số doanh nghiệp, công ty đã liên kết được với thị trường tiêu thụ từ các nước Úc, Mỹ, Malaixia. 14
  17. 4.1.5. Đánh giá kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP Tỉnh Bắc Giang đã áp dụng tiêu chuẩn GAP với 12 nhóm tiêu chí cho 51 chỉ tiêu. Tuy nhiên, quy trình sản xuất của VietGAP và GlobalGAP gần như tương đồng các tiêu chí chỉ khác với vải Global GAP để xuất khẩu sang thị trường như Mỹ, Nhật, Nga, Úc, Canada… không được sử dụng 5 loại hóa chất trong quá trình chăm sóc vải thiều mà hộ sản xuất đã từng sử dụng cho VietGAP; Rà soát, cấp mã số vùng trồng, quy trình sản xuất vải an toàn đúng tiêu chuẩn, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng trong danh mục cho phép, ghi nhật ký sản xuất; Được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, giám sát và cấp mã số vùng trồng, đáp ứng quy định về kiểm dịch thực vật và ATTP của Nhật Bản. Hiện nay để đạt hoàn toàn các tiêu chí vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đối với vùng sản xuất, hiện nay vẫn còn một số diện tích nằm trong khu dân cư nên đang khó khăn trong việc đạt 100% tiêu chí này. Tiêu chí giống đã được kiểm nghiệm, nguồn gốc giống rất khó xác định vì hầu hết vải được lựa chọn theo GAP đã được trồng trên 20 năm. Tiêu chí về phân bón và hóa chất đang được các hộ ngày càng thực hiện tốt. Đối với thu hoạch còn một số lượng hộ chưa đáp ứng được yêu cầu. Có tiêu chí gần như chưa thực hiện vì chưa phát sinh trên thực tế đó là việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại (Bảng 4.5). Bảng 4.5. Tỷ lệ hộ đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn VietGAP ĐVT: % số hộ Số tiêu Đạt từ Đạt từ Đạt dƣới STT Nội dung theo quy trình VietGap chí yếu 75% 50 - 75% 50% cầu trở lên 1 Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất 2 67,77 27,69 4,55 2 Giống và gốc ghép 3 35,12 47,52 17,36 3 Quản lý đất và giá thể 4 52,89 43,39 3,72 4 Phân bón và chất phụ gia 6 33,47 52,89 13,64 5 Nước tưới 3 88,43 11,16 0,41 6 Hóa chất (bao gồm cả thuốc BVTV) 11 37,60 47,93 14,46 7 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch 6 2,89 50,41 46,69 8 Quản lý và xử lý chất thải 3 73,97 22,73 3,31 9 Người lao động 4 56,61 38,02 5,37 10 Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên 4 50,41 39,26 10,33 nguồn gốc và thu hồi sản phẩm 11 Kiểm tra nội bộ 3 14,46 72,31 13,22 12 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 2 0,00 0,00 100,00 Hiện nay lượng bón phân bón tất cả các loại ở đây đang lớn hơn so với tiêu chuẩn quy định. Các hộ đang tự định lượng bón, tùy vào tình trạng của cây vải. Nhìn chung 15
  18. đối với mỗi gốc vải họ thường bón chia làm 3 lần. Qua khảo sát cho thấy khối lượng bón hiện tại của các hộ đang cao hơn so với mức khuyến cao và hồ sơ ghi chép. Tuy nhiên chất lượng vải kiểm định vẫn đang nằm trong mức quy định. Tổng hợp kết quả khảo sát về đầu tư vật chất đầu vào cho sản xuất vải thiều của các hộ sản xuất vải thiều trên địa bàn Bắc Giang cho thấy, chi phí NPK chiếm hơn 21%, chi phí phân chuồng chiếm hơn 20%. Đối với phân vi sinh thì hộ sản xuất theo tiêu chuẩn GAP nhiều hơn so với hộ NonGAP, còn đối với thuốc bảo vệ thực vật thì hộ sản xuất theo tiêu chuẩn GAP sử dụng ít chi phí hơn so với hộ NonGAP. Qua bảng kết quả sản xuất của các hộ cho thấy giá trị sản xuất của các hộ sản xuất theo tiêu chuẩn GAP cao hơn so với hộ NonGAP. Trong tổng giá trị sản xuất thì chi phí của hộ sản xuất GAP cao hơn hộ NonGAP. Đối với các hộ xác định cây vải là nguồn thu nhập chính của hộ thì việc sử dụng nguồn thu nhập của cây vải cũng góp phần quan trọng đến sự phát triển bền vững. Ta thấy hơn 76% số hộ đã sử dụng nguồn thu nhập cho việc tái đầu tư và mở rộng cho sản xuất vải đối với nhóm hộ GAP, trong khi đó nhóm hộ thông thường chỉ có 47% số hộ thực hiện việc này. Bảng 4.6. Kết quả và hiệu quả của các hộ sản xuất vải theo tiêu chuẩn GAP (Tính bình quân cho 1 ha) VietGAP GlobalGAP Chung Chỉ tiêu ĐVT (n=242) Ttest (1)-(2) (n=53) (1) (n=295) (2) 1. Giá trị sản xuất 1000đ 156194.44 136321.14 139891.59 19873.3*** 2. Chi phí sản xuất 1000đ 48704.83 49014.4 48958.78 -309.57*** Phân bón 1000đ 40530.73 39802.62 39933.44 728.11*** Vôi 1000đ 358.33 385.05 380.25 -26.72** Thuốc bảo vệ thực vật 1000đ 5477.43 6900.45 6644.79 -1423.02*** Khấu hao và chi phí cố định khác 1000đ 1740.6 1715.95 1720.38 24.65** Lãi tiền vay 1000đ 1.28 2.08 1.93 -0.8ns 3. Thu nhập hỗn hợp 1000đ 107489.6 87306.74 90932.81 20182.86*** 4. Số công lao động Công 157.93 143.37 145.99 14.56** 5 Thu nhập hỗn 1000đ/công 680.62 608.96 622.89 71.66*** hợp/công gia đình Ghi chú: ***, ** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 1%, 5%; ns = không có ý nghĩa thống kê Ước lượng hàm cực biên tính toán hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất vải thiều cho thấy các yếu tố đầu vào còn có ảnh hưởng tới năng suất vải thiều bao gồm lượng phân bón kali, vôi, phân chuồng, thuốc BVTV, phân bón lá, phân bón quả, phân vi sinh. Cụ thể cứ tăng thêm 1% đầu vào Lân sẽ làm cho năng suất tăng lên 0,88%, tăng thêm 1% đầu vào Kali sẽ làm cho năng suất tăng lên 0,337%; phân chuồng cũng đang có tác động cùng chiều, cứ tăng thêm 1% đầu vào phân chuồng thì làm cho năng suất tăng lên 0,392%; tăng 1% phân bón lá sẽ làm cho năng suất giảm xuống 0,047%, tăng số công lao động lên sẽ làm cho năng suất tăng lên 0,095%. 16
  19. Nhìn chung các nghiên cứu ước lượng và tính toán hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cây ăn quả nói chung và vải thiều nói riêng cho các ước lượng dao động từ 53%- 98%. Sử dụng kết quả của hàm hiệu quả kỹ thuật, chúng tôi tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất vải thiều trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Kết quả cho thấy hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc vào diện tích, trình độ văn hóa của chủ hộ, tập huấn và tham gia GAP. Các hộ có diện tích, trình độ văn hóa, tập huấn cao hơn thì hiệu quả kỹ thuật cao hơn. Hiệu quả kỹ thuật của hộ tham gia GAP cao hơn hộ NonGAP. Số năm kinh nghiệm trồng vải không ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ. Bảng 4.7. Kết quả ƣớc lƣợng hàm sản xuất cực biên trong sản xuất vải thiều của các hộ nông dân tỉnh Bắc Giang Ký hiệu Tên biến Hệ số Giá trị t 1. Hàm sản xuất biên (Frontier production function) Hằng số 3,436*** 9,10 Ln(N) Đạm (kg) -0,149ns -0,89 Ln(P) Lân (kg) 0,887*** 6,13 Ln(K) Kali (kg) 0,337*** 2,85 Ln(PC) Phân chuồng (kg) 0,392*** 4,79 Ln(Visinh) Vi sinh(kg) 0,001ns 0,31 Ln(Bonla) Bon la (kg) 0,005ns 3,21 Ln(Bonqua) Bon qua (kg) -0,047** -2,32 Ln(Voi) Vôi (kg) 0,001ns 1,09 Ln(BVTV) Chi phí thuốc bảo vệ thực vật (nghìn đồng) -0,002ns -0,13 Ln(LD) Số công lao động 0,095*** 3,72 Log likelihood function 295,524 Mean efficiency (%) 87,0 2. Hàm hiệu quả kỹ thuật Hằng số 0,738*** 35,63 X1 Diện trích trồng vải (ha) 0,012*** 2,85 X2 Số năm đi học 0,025** 1,92 X3 Số năm kinh nghiệm trồng vải 0,001ns -0,41 D1 `=1 Nếu tập huấn; = 0 nếu khác 0,076** 2,27 D2 `=1 Tham gia GAP; = 0 nếu khác 0,043*** 5,43 R2 0,1906 Ghi chú: ***, ** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 1%, 5%.; ns = không có ý nghĩa thống kê 4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VẢI THIỀU THEO TIÊU CHUẨN GAP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 4.2.1. Quy hoạch sản xuất và hệ thống chính sách Công tác quy hoạch còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ cụ thể: Với có chính sách quy hoạch riêng cho vải an toàn đến năm 2020 mà chưa có chính sách quy hoạch vùng vải và tầm nhìn trong những năm tiếp theo; Chưa gắn kết chặt chẽ sản xuất vải với công nghệ bảo quản chế biến và thị trường tiêu thụ; Chưa có giải pháp đồng bộ để huy động nguồn lực thu hút vốn đầu tư hay tích tụ ruộng đất để thực hiện tốt và có hiệu quả công tác quy hoạch. Do vậy, muốn phát triển vải thiều theo hướng hàng hóa 17
  20. thì cần phải sản xuất vải thiều đạt các tiêu chuẩn GAP mà trong đó yếu tố quy hoạch vùng đặc biệt quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả trong sản xuất vải thiều, ảnh hưởng đến tích tụ, tập trung ruộng đất, ảnh hưởng đến quy mô diện tích vải thiều trong việc sản xuất tập trung của các THT và HTX đạt được hiệu quả cao. 4.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng Qua nghiên cứu cho thấy, để phát triển sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP thì yếu tố hạ tầng thủy lợi, điện và giao thông đều đánh giá ở mức độ thấp. Đây chính là yếu tố cản trở đến phát triển sản xuất vải thei tiêu chuẩn GAP. Như vậy, muốn phát triển sản xuấ vải thiều theo tiêu chuẩn GAP phải đáp ứng tốt cơ sở hạ tầng tối thiểu như hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện để hạn chế sự ảnh hưởng đến việc chăm sóc vải thiều nâng cao năng suất chất lượng quả vải và đáp ứng được sự lưu thông hàng hóa trên thị trường vào thời điểm mùa vụ thu hoạch. 4.2.3. Yếu tố thị trƣờng Thị trường yếu tố đầu vào trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay rất khó kiểm soát việc chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Do vậy, để đảm bảo chất lượng cho xuất khẩu vào các thị trường khó tính, các hộ sản xuất theo GlobalGAP phải sử dụng các loại thuốc trong danh mục quy định của nơi nhập khẩu nên chi phí cao hơn hẳn các hộ khác mà còn không khẳng định được chất lượng sản phẩm mình mua có tốt không, hơn nữa khâu kiểm tra thị trường, kiểm soát chất lượng chưa tốt cũng là khó khăn của các hộ sản xuất. Đây chính là khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm của các hộ sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm: tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn GAP hiện nay đang gặp những khó khăn chủ yếu như quy mô thị trường hạn hẹp, giá bán không ổn định và bị người mua chiết giảm khối lượng (trừ lùi cân). Đối với thị trường trong nước, sản phẩm vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn GAP của Bắc Giang đang phải cạnh tranh với các sản phẩm vải thiều của tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh (Uông Bí). Vải thiều Hải Dương (Thanh Hà) đã có thương hiệu từ lâu và được biết đến rộng rãi trong cả nước, và sớm được đưa vào các kênh hàng hiện đại như siêu thị nên có ưu thế hơn so với vải thiều của Bắc Giang. Đối với thị trường nước ngoài cần có các công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Chi phí cao là yếu tố ảnh hưởng đến thị trường. 4.2.4. Điều kiện tự nhiên Thời tiết khắc nghiệt, biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây bất ổn trong năng suất, chất lượng và ảnh hưởng trực tiếp đén hiệu quả kinh tế trong sản xuất vải thiều. Cùng với đó thiệt hại do thời tiết gây ra cũng tác động mạnh đến an sinh các hộ khi vay vốn để đầu tư sản xuất. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2