intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt tại tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

25
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP); Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt tại tỉnh Hòa Bình

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN ANH MINH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU THEO HƯỚNG THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT TẠI TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Mã số : 9.62.01.15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI – 2018
  2. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn 2. TS. Lê Văn Bầm 1. GS.TSKH. Trịnh Tam Kiệt Phản biện 1: GS.TS Hoàng Ngọc Việt Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phản biện 2: PGS.TS Trần Chí Thiện Trường Đại học Kinh tế và QTKD, Đại học Thái Nguyên Phản biện 3: TS Bùi Thị Gia Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi .... giờ ngày .... tháng .... năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Để góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói chung và rau, quả nói riêng, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi tại Việt Nam (VietGAP: Vietnam Good Agricultural Practices). Song, đến nay việc áp dụng quy trình này chưa rộng rãi, chủ yếu mới dừng lại ở bước xây dựng các mô hình. Vì vậy, việc làm thế nào để ngày càng có nhiều diện tích sản xuất áp dụng VietGAP, tạo ra nhiều sản phẩm sạch, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, bảo đảm phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường đang là một yêu cầu bức thiết. Hòa Bình là mô ̣t tỉnh miề n núi có nhiều tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp trong đó có rau. Tuy nhiên, quy mô diện tích, sản lượng rau an toàn/VietGAP vẫn còn rất nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế phát triển sản xuất rau của tỉnh. Vậy, tỉnh Hòa Bình cần làm gì và làm như thế nào để thúc đẩy phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất bền vững của địa phương?...là những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về sản xuất và phát triển sản xuất rau an toàn/VietGAP tại các vùng, miền trong nước, song đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình. Với những tồn tại từ thực tiễn sản xuất nêu trên, việc đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP trên địa bàn tỉnh, đề xuất định hướng và các giải pháp chính nhằm phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại tỉnh Hòa Bình thời gian qua đề xuất định hướng và các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Luận giải và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP). - Đánh giá thực trạng và tiề m năng phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình. 1
  4. - Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP, các mô hình sản xuất rau theo hướng VietGAP, các yếu tố và chính sách ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất rau theo hướng VietGAP. Các chủ thể nghiên cứu là toàn bộ các tác nhân chính tham gia vào quá trình phát triển sản xuất rau VietGAP tại tỉnh Hòa Bình gồm hộ nông dân, tổ hợp tác/HTX, doanh nghiệp và các cán bộ quản lý nhà nước tham gia vào quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau của tỉnh Hòa Bình. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hòa Bình. - Phạm vi về sản phẩm: Các loại rau tươi làm thực phẩm sản xuất tại địa bàn nghiên cứu. Không nghiên cứu các loại rau dùng cho mục đích y học và mục đích khác. - Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập để đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2015. Số liệu sơ cấp được thu thập trong các năm 2013-2015. Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP cho tỉnh. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP; đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng VietGAP với trọng tâm là tình hình thực hiện quy trình VietGAP trong sản xuất rau; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP, từ đó đưa ra các định hướng, đề xuất các giải pháp chính để phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Luận án đã luận giải và làm rõ hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP, đặc biệt luận án đã nêu ra khái niệm mới về “Phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP”. Luận án đã phân tích, tổng hợp được các yếu tố chính ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau 2
  5. theo hướng VietGAP và xây dựng được hệ thống chỉ tiêu làm căn cứ để nghiên cứu phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình. Luận án đã đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển sản xuất rau nói chung, rau theo hướng VietGAP nói riêng tại tỉnh Hòa Bình, trong đó đã làm rõ tình hình thực hiện các nội dung của quy trình VietGAP trong sản xuất rau theo từng mô hình tổ chức sản xuất và nhóm dân tộc tham gia sản xuất rau; đồng thời xác định và làm rõ chiều hướng tác động của các yếu tố ảnh hướng đến phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP trong thực tiễn; từ đó đề ra những định hướng, giải pháp phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học: Luận án đã làm rõ thêm và bổ sung các khái niệm, tiêu chí và phương pháp đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau theo hướngVietGAP. Đây là những kết quả và thông tin có ý nghĩa quan trọng và có giá trị tham khảo cho các nhà khoa học, cho hoạt động giảng dạy và hoạch định chính sách. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã cung cấp cơ sở dữ liệu, kết quả phân tích thực trạng phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP, yếu tố ảnh hưởng, và đã đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để các nhà quản lý đề ra các chủ trương, chính sách phù hợp nhằm từng bước đẩy mạnh việc áp dụng quy trình VietGAP trong sản xuất rau, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm rau VietGAP; đồng thời đề ra các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP đối với Hòa Bình nói riêng, và các địa phương tương đồng khác. PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU THEO HƯỚNG THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU THEO HƯỚNG THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT 2.1.1. Phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam (gọi tắt là VietGAP: Vietnam Good Agricultural Practices), là những nguyên tắc, trình 3
  6. tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt: Hiện tại chưa có khái niệm về phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt. Tuy nhiên, căn cứ vào lý thuyết về phát triển sản xuất bền vững và quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn (VietGAP) nêu trên, tác giả cho rằng: Phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP là quá trình chuyển đổi hoạt động sản xuất rau từ sản xuất rau thông thường sang sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP. Kết quả của nó là sản xuất ra sản phẩm rau được chứng nhận VietGAP, bảo đảm an toàn, chất lượng và giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu thị trường, đồng thời bảo đảm tính hiệu quả cho các tác nhân tham gia và yêu cầu phát triển bền vững. 2.1.2. Ý nghĩa nghiên cứu phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt Nghiên cứu phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt có ý nghĩa: - Khẳng định sự đúng đắn của chủ trương tăng cường áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất rau. - Chỉ ra những điểm hạn chế trong thực tiễn triển khai thực hiện quy trình VietGAP trong sản xuất rau và đề ra các giải pháp khắc phục. - Góp phần thúc đẩy ngành sản xuất rau phát triển theo hướng tạo ra nhiều hơn nữa các sản phẩm rau bảo đảm an toàn thực phẩm, đi đôi với việc bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe người sản xuất và phúc lợi xã hội. 2.1.3. Đặc điểm phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt Phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt có những đặc điểm cơ bản sau: - Tạo ra các sản phẩm rau bảo đảm an toàn thực phẩm: Việc tuân thủ thực hiện các nội dung của quy trình VietGAP trong sản xuất rau sẽ bảo đảm rằng các sản phẩm rau sản xuất ra sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm. - Phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường: Quy trình VietGAP không những kiểm soát các mối nguy cơ ô nhiễm đối với sản phẩm rau mà còn kiểm soát cả các mối nguy cơ ô nhiễm đối với môi trường trong suốt quá trình từ sản xuất đến thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. - Đảm bảo phúc lợi xã hội và sức khỏe người sản xuất : Sản xuất rau theo hướng VietGAP còn đòi hỏi người sản xuất phải luôn quan tâm đảm bảo phúc lợi xã hội và sức khỏe của người sản xuất rau. 4
  7. 2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triể n sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt Nghiên cứu phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) gồm các nội dung sau: (i) Triển khai sản xuất rau theo hướng VietGAP; (ii) Đăng ký và cấp giấy chứng nhận phù hợp quy trình VietGAP; (iii) Tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP; (iv) Tiêu thụ sản phẩm rau an toàn/VietGAP; (v) Kết quả sản xuất rau theo hướng VietGAP; 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP Các yếu tố ảnh hưởng phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP bao gồm: (i) Điều kiện tự nhiên; (ii) Thị trường; (iii) Cơ sở hạn tầng; (iv) Tiến bộ khoa học kỹ thuật; (v) Chính sách khuyến khích sản xuất rau an toàn/VietGAP; (vi) Công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát; (vii) Năng lực tiếp cận của chủ thể sản xuất và tiêu thụ rau; (viii) Điều kiện các nguồn lực của chủ thể sản xuất và tiêu thụ rau. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU THEO HƯỚNG THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT 2.2.1. Sản xuất rau theo hướng GAP ở một số nước trên thế giới Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm của ASEAN và một số nước: Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản...Qua đó cho thấy, mặc dù mỗi quốc gia có cách triển khai thực hiện khác nhau nhưng đều nhận thức rất rõ vai trò và tầm quan trọng của việc áp dụng GAP vào sản xuất nông nghiệp và coi đó là hướng phát triển bền vững. 2.2.2. Chủ trương phát triển sản xuất rau theo hướng GAP ở Việt Nam Các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã ban hành rất nhiều văn bản thể hiện rõ chủ trương thúc đẩy việc áp dụng VietGAP vào sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất rau nói riêng. 2.2.3. Thực trạng phát triển sản xuất rau theo hướng GAP ở Việt Nam Nghiên cứu đã cập nhật tình hình sản xuất rau an toàn/VietGAP trong cả nước những năm qua; phân tích bài học kinh nghiệm trong triển khai áp dụng VietGAP vào sản xuất rau ở một số địa phương. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hòa Bình trong phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Hòa Bình là tỉnh miền núi, có địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hòa Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là 5
  8. 460.869 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 77,02%. Trong giai đoạn 2010-2015, tốc độ tăng trưởng GRDP khu vực nông lâm thủy sản đạt bình quân 4,1%/năm, cơ cấu sản xuất nội ngành chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh vực chăn nuôi (tăng bình quân 6%/năm). Đến năm 2015, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt gần 9.002 tỷ đồng, trong đó sản xuất rau, đậu, hoa, cây cảnh đạt 1.029 tỷ đồng, chiếm 15,41% giá trị sản xuất trồng trọt. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận Nghiên cứu sử dụng các phương pháp tiếp cận sau: Tiếp cận theo loại hình tổ chức sản xuất; Tiếp cận xã hội học; Tiếp cận có sự tham gia; Tiếp cận chuỗi giá trị và Tiếp cận theo nội dung quy trình VietGAP. 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện lựa chọn điểm nghiên cứu dựa vào hai tiêu chí: (i) chọn địa phương có nhiều loại hình tổ chức sản xuất; (ii) chọn địa phương có diện tích sản xuất rau an toàn/VietGAP lớn, tập trung. Theo đó, tác giả lựa chọn điểm nghiên cứu là các huyện Lương Sơn, Tân Lạc và Thành phố Hòa Bình, trong đó chọn ra các xã Quyết Chiến (huyện Tân Lạc), xã Dân Chủ (Thành phố Hòa Bình) và Thị trấn Lương Sơn (huyện Lương Sơn) là các điểm nghiên cứu sâu. 3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thích hợp từ Trung ương đến địa phương, qua sách, báo, tạp chí, Internet...Các nghiên cứu liên quan đến đề tài Các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp trong đề tài gồm phương pháp nghiên cứu có sự tham gia, phương pháp đánh giá nhanh chuỗi giá trị, phương pháp chuyên gia và phương pháp điều tra. 3.2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích tài liệu Tài liệu sau khi được kiểm tra, hiệu chỉnh, phân tổ theo các tiêu thức phù hợp, mã hóa, nhập và xử lý bằng phần mềm Excel. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích: Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp phân tổ thống kê; Phương pháp thống kê so sánh; Phương pháp cho điểm và xếp hạng theo thang đo Likert và Phương pháp phân tích ma trận SWOT 3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của luận án bao gồm: Nhóm chỉ tiêu phát triển sản xuất rau theo quy mô; Nhóm chỉ tiêu về thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP; Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất rau. 6
  9. PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU THEO HƯỚNG VIETGAP CỦA TỈNH HÒA BÌNH 4.1.1. Thực trạng triển khai sản xuất rau theo hướng VietGAP ở tỉnh Hòa Bình 4.1.1.1. Thực trạng ban hành các văn bản triển khai thực hiện VietGAP trên địa bàn tỉnh Nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù tỉnh Hòa Bình đã ban hành một số các văn bản nhằm chỉ đạo, triển khai và khuyến khích sản xuất các sản phẩm an toàn nói chung, rau an toàn/VietGAP nói riêng. Tuy nhiên, các văn bản này được ban hành còn chậm, các quy định và chính sách phát triển sản xuất VietGAP còn nằm rải rác ở quá nhiều văn bản, gây khó khăn cho việc tổ chức triển khai thực hiện. 4.1.1.2. Thực trạng công tác quy hoạch phát triển sản xuất rau an toàn/VietGAP. Hòa Bình đã có quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn (bao gồm cả rau VietGAP) đến năm 2020, song do tiến độ ban hành chậm, đã làm mất đi cơ hội thu hút một số doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất rau theo hướng VietGAP, ảnh hưởng xấu tới tiến trình phát triển sản phẩm rau an toàn nói chung, rau VietGAP nói riêng trên địa bàn tỉnh. 4.1.2. Thực trạng tổ chức sản xuất và thực hiện quy trình VietGAP trong sản xuất rau ở tỉnh Hòa Bình 4.1.2.1. Thực trạng hình thức tổ chức sản xuất rau theo hướng VietGAP Số liệu điều tra cho thấy, tổ hợp tác/HTX chiếm trên 83% diện tích sản xuất rau an toàn/VietGAP cả tỉnh; khoảng 8-14% diện tích do doanh nghiệp tự tổ chức sản xuất; các hộ đơn lẻ chỉ chiếm dưới 2% diện tích sản xuất rau an toàn/VietGAP và chủ yếu là do tham gia mô hình trình diễn (Bảng 4.1). Bảng 4.1. Diện tích gieo trồng rau an toàn/VietGAP giai đoạn 2013-2015 phân theo hình thức tổ chức sản xuất ĐVT : Diện tích (Ha) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Diễn giải Diện Tỷ lệ Diện Tỷ lệ Diện Tỷ lệ tích (%) tích (%) tích (%) Tổng số 125 100 177 100 208 100 1. Hộ sản xuất đơn lẻ 2 1,60 3 1,69 3 1,44 2. Tổ hợp tác/HTX 113 90,40 148 83,62 175 84,14 3. Doanh nghiệp 10 8,00 26 14,69 30 14,42 4.1.2.2. Tình hình triển khai thực hiện quy trình VietGAP trong sản xuất rau Nghiên cứu thực hiện việc điều tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện quy trình VietGAP trong sản xuất rau theo 3 loại hình tổ chức sản xuất (gồm hộ 7
  10. nông dân, tổ hợp tác/HTX và doanh nghiệp) và theo phân nhóm dân tộc (dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số), kết quả cụ thể như sau : * Về giống : Bảng 4.2. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về giống trong sản xuất rau phân theo loại hình tổ chức sản xuất Đơn vị tính : % Loại hình tổ chức sản xuất Theo tiêu chuẩn VietGAP Hộ nông Tổ hợp Doanh dân tác/HTX nghiệp 1. Tỷ lệ sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng 79,25 100 100 2. Tỷ lệ ghi chép đầy đủ về đơn vị cung cấp giống 9,43 83,78 100 3. Tỷ lệ có ghi chép về số lượng, chủng loại giống 9,43 83,78 100 4. Tỷ lệ xử lý mầm bệnh trước khi gieo trồng 7,55 62,16 100 Kết quả điều tra cho thấy, 100% doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nội dung trong quy trình VietGAP về giống. Trong khi đó, các hộ nông dân sản xuất rau chưa quan tâm thực hiện quy trình VietGAP về giống trong sản xuất. Các tổ hợp tác, HTX đều đảm bảo sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, trong đó 83,78% có ghi chép khá đầy đủ về việc mua và sử dụng giống. Tuy nhiên, việc xử lý giống trước khi gieo trồng mới chỉ được 62,16% số hộ của tổ hợp tác/HTX quan tâm thực hiện (Bảng 4.2). Bảng 4.3. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về giống trong sản xuất rau phân theo nhóm dân tộc Đơn vị tính : % Dân tộc kinh Dân tộc thiểu số Theo tiêu chuẩn VietGAP Rau RAT Rau RAT thường VietGAP thường VietGAP 1. Tỷ lệ sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng 86,67 100 76,32 100 2. Tỷ lệ ghi chép đầy đủ về đơn vị cung 13,33 87,50 7,89 80,95 cấp giống 3. Tỷ lệ có ghi chép về số lượng, chủng loại 13,33 87,50 7,89 80,95 giống 4. Tỷ lệ xử lý mầm bệnh trước khi gieo trồng 20,00 56,25 2,63 66,67 Kết quả điều tra chỉ ra rằng: hộ người Kinh có mức độ tuân thủ quy trình về giống (so với quy trình VietGAP) cao hơn so với hộ người dân tộc thiểu số. Khi đã tham gia vào sản xuất rau an toàn/VietGAP thì hộ người dân tộc thiểu số cũng tuân thủ tốt quy trình VietGAP về giống, thâm chí có nội dung họ còn tuân thủ tốt hơn so với người Kinh (Bảng 4.3) * Về quản lý đất: 100% các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy trình VietGAP. Trong khi đó các hộ tham gia tổ hợp tác/HTX và hộ sản xuất đơn lẻ chỉ thực hiện 3/4 nội dung với tỷ lệ từ 62,26% đến 86,49% số hộ thực hiện (Bảng 4.4). 8
  11. Bảng 4.4. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về quản lý đất trong sản xuất rau phân theo loại hình tổ chức sản xuất Đơn vị tính : % Đơn vị sản xuất Theo tiêu chuẩn VietGAP Hộ nông Tổ hợp Doanh dân tác/HTX nghiệp 1. Tỷ lệ hàng năm phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn 0,00 0,00 100 2. Tỷ lệ có biện pháp chống xói mòn và thoái hóa đất 62,26 94,59 100 3. Tỷ lệ có xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất 52,83 89,19 100 4. Tỷ lệ không chăn thả vật nuôi trong vùng sản xuất 90,57 100 100 Bảng 4.5. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về quản lý đất trong sản xuất rau phân theo nhóm dân tộc Đơn vị tính : % Dân tộc kinh Dân tộc thiểu số Theo tiêu chuẩn VietGAP Rau RAT Rau RAT thường VietGAP thường VietGAP 1. Tỷ lệ hàng năm phân tích, đánh giá các 0,00 0,00 0,00 0,00 nguy cơ tiềm ẩn 2. Tỷ lệ có biện pháp chống xói mòn và thoái 66,67 93,75 60,53 95,24 hóa đất 3. Tỷ lệ có xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất 73,33 87,50 44,74 90,48 4. Tỷ lệ không chăn thả vật nuôi trong vùng 100 100 86,84 100 sản xuất Khi sản xuất rau VietGAP, các hộ người Dân tộc thiểu số tuân thủ các nội dung về quản lý đất tốt hơn so với hộ người Kinh; nhưng trong sản xuất rau thường thì ngược lại. Một điểm đáng chú ý là khi sản xuất rau an toàn/VietGAP hay rau thường, các hộ đều không thực hiện việc phân tích, đánh giá các nguy cơ tiểm ẩn từ đất hàng năm (Bảng 4.5) Bảng 4.6. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về phân bón trong sản xuất rau phân theo loại hình tổ chức sản xuất Đơn vị tính : % Đơn vị sản xuất Theo tiêu chuẩn VietGAP Hộ nông Tổ hợp Doanh dân tác/HTX nghiệp 1. Tỷ lệ đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học, vật 0,00 0,00 16,67 lý do sử dụng phân bón từng vụ 2. Tỷ lệ lựa chọn và sử dụng các loại phân bón có trong 100 100 100 danh mục 3. Tỷ lệ không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý 84,91 100 100 4. Tỷ lệ vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên các dụng cụ 75,47 100 100 bón phân 5. Tỷ lệ có xây dựng và bảo dưỡng nơi chứa phân bón 5,66 37,84 100 6. Tỷ lệ thực hiện ghi chép và lưu giữ hồ sơ về phân bón 5,66 86,49 100 và sử dụng phân bón 9
  12. * Về phân bón: Bảng 4.7. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về phân bón trong sản xuất rau phân theo nhóm dân tộc Đơn vị tính : % Dân tộc kinh Dân tộc thiểu số Theo tiêu chuẩn VietGAP Rau RAT Rau RAT thường VietGAP thường VietGAP 1. Tỷ lệ đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý do sử dụng phân 0,00 0,00 0,00 0,00 bón từng vụ 2. Tỷ lệ lựa chọn và sử dụng các loại 100,00 100,00 100,00 100,00 phân bón có trong danh mục 3. Tỷ lệ không sử dụng phân hữu cơ 93,33 100,00 81,58 100,00 chưa qua xử lý 4. Tỷ lệ vệ sinh và bảo dưỡng thường 86,67 100,00 71,05 100,00 xuyên các dụng cụ bón phân 5. Tỷ lệ xây dựng nơi chứa phân bón 6,67 37,50 5,26 38,10 6. Tỷ lệ thực hiện ghi chép và lưu giữ hồ 13,33 87,50 2,63 85,71 sơ về phân bón và sử dụng phân bón Kết quả điều tra (Bảng 4.6 và Bảng 4.7) cho thấy, tổ hợp tác/HTX thực hiện quy trình về phân bón tốt hơn các hộ sản xuất đơn lẻ. Doanh nghiệp thực hiện tốt nhất với tỷ lệ 100% doanh nghiệp thực hiện 5/6 nội dung. Người Kinh tuân thủ tốt hơn người dân tộc thiểu số về phân bón so với quy trình VietGAP. Tuy nhiên, không thấy sự khác biệt giữa các hộ người dân tộc thiểu số và người Kinh trong việc tuân thủ quy trình về phân bón khi đã tham gia sản xuất rau an toàn/VietGAP. * Về nước tưới: Qua điều tra cho thấy, 100% doanh nghiệp, 72,97% số hộ tham gia tổ hợp tác/HTX và 13,21% số hộ sản xuất rau đơn lẻ sử dụng nước tưới cho sản xuất và xử lý sau thu hoạch đảm bảo tiêu chuẩn (Bảng 4.8). Bảng 4.8. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về nước tưới trong sản xuất rau phân theo loại hình tổ chức sản xuất Đơn vị tính : % Đơn vị sản xuất Hộ Theo tiêu chuẩn VietGAP Tổ hợp Doanh nông tác/HTX nghiệp dân 1. Tỷ lệ sử dụng nước tưới cho sản xuất và xử lý 13,21 72,97 100 sau thu hoạch đảm bảo tiêu chuẩn 2. Tỷ lệ ghi chép và lưu trữ hồ sơ việc đánh giá 0,00 0,00 100 nguy cơ ô nhiễm từ nguồn nước 3. Tỷ lệ không dùng nước thải, nước phân tươi, nước giải chưa qua xử lý trong sản xuất và xử lý 79,25 100 100 sau thu hoạch 10
  13. Bảng 4.9. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về nước tưới trong sản xuất rau phân theo nhóm dân tộc Đơn vị tính : % Dân tộc kinh Dân tộc thiểu số Theo tiêu chuẩn VietGAP Rau RAT Rau RAT thường VietGAP thường VietGAP 1. Tỷ lệ sử dụng nước tưới cho sản xuất và xử lý sau thu hoạch đảm bảo tiêu chuẩn 20,00 68,75 10,53 76,19 2. Tỷ lệ ghi chép và lưu trữ hồ sơ việc đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ nguồn nước 0,00 0,00 0,00 0,00 3. Tỷ lệ không dùng nước thải, nước phân 80,00 100,00 78,95 100,00 tươi, nước giải chưa xử lý trong sản xuất Kết quả điều tra được tổng hợp tại Bảng 4.9 cho thấy, trong nhóm hộ sản xuất rau thường, tỷ lệ hộ người Kinh thực hiện về nước tưới so với quy trình VietGAP lần lượt đạt mức 20% (chỉ tiêu 1) và 80% (chỉ tiêu 3) cao hơn so với hộ người dân tộc thiểu số đạt 10,53% và 78,95%, tương ứng. Song, khi đã tham gia sản xuất rau an toàn/VietGAP, hộ dân tộc thiểu số có xu hướng tuân thủ tốt hơn các nội dung về nước tưới theo quy trình VetGAP so với hộ người Kinh. * Về hóa chất: Bảng 4.10. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về hóa chất trong sản xuất rau phân theo nhóm dân tộc Dân tộc kinh Dân tộc thiểu số Theo tiêu chuẩn VietGAP Rau RAT Rau RAT thường VietGAP thường VietGAP 1. Tỷ lệ được tập huấn về sử dụng thuốc BVTV 33,33 87,50 15,79 85,71 đảm bảo an toàn 2. Tỷ lệ lựa chọn thuốc BVTV, chất điều hòa sinh 80,00 100,00 65,79 100,00 trưởng có ý kiến của người có chuyên môn 3. Tỷ lệ áp dụng IPM và ICM 13,33 75,00 5,26 71,43 4. Tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV trong danh mục, 66,67 100,00 57,89 100,00 mua ở các cửa hàng được cấp phép kinh doanh 5. Tỷ lệ sử dụng hóa chất theo hướng dẫn 40,00 100,00 23,68 100,00 6. Tỷ lệ đảm bảo thời gian cách ly 26,67 62,50 18,42 90,48 7. Tỷ lệ xử lý hóa chất dùng không hết 0,00 31,25 0,00 33,33 8. Tỷ lệ vệ sinh dụng cụ sạch sẽ sau mỗi lần phun 46,67 81,25 26,32 90,48 9. Tỷ lệ thu gom, cất giữ vỏ bao bì để xử lý 0,00 81,25 0,00 85,71 10. Tỷ lệ ghi chép và lưu giữ hồ sơ các loại hóa 0,00 93,75 0,00 90,48 chất đã mua và sử dụng cho từng vụ 11. Tỷ lệ dừng ngay việc thu hoạch, mua bán SP 0,00 0,00 0,00 0,00 khi dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép 12. Tỷ lệ thường xuyên kiểm tra quy trình sản 0,00 0,00 0,00 0,00 xuất và dư lượng hóa chất trong rau 11
  14. Theo kết quả điều tra, các doanh nghiệp thực hiện tốt các nội dung về hóa chất của quy trình VietGAP với 11/12 nội dung đạt tỷ lệ thực hiện 100%. Các hộ tham gia tổ hợp tác/HTX cũng tuân thủ khá đầy đủ các quy định và có tỷ lệ thực hiện cao hơn nhiều so với các hộ sản xuất đơn lẻ. Đặc biệt, nhóm hộ sản xuất đơn lẻ có tới 79,25% số hộ không đảm bảo thời gian cách ly khi sử dụng hóa chất trong sản xuất. Kết quả điều tra cũng chỉ ra rằng: Trong sản xuất rau thường, hộ người Kinh có ý thức tuân thủ quy trình về hóa chất hơn các hộ người dân tộc thiểu số, song so với yêu cầu của quy trình VietGAP thì tỷ lệ thực hiện còn rất thấp. Tuy nhiên, khi đã tham gia vào sản xuất rau an toàn/VietGAP thì hộ người Dân tộc thiểu số lại có ý thức tuân thủ quy trình VietGAP về hóa chất cao hơn so với hộ người Kinh (Bảng 4.10). * Về thu hoạch và xử lý sau thu hoạch: Qua điều tra cho thấy, chỉ 35,14% số hộ tham gia tổ hợp tác/HTX có khu sơ chế, bảo quản rau riêng và có bao gói sản phẩm. Trong khi đó, các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định về thu hoạch và vận chuyển sản phẩm của quy trình VietGAP. Trong khi đó, số liệu điều tra tổng hợp tại Bảng 4.11 cho thấy, hộ người Kinh tuân thủ nội dung về thu hoạch và xử lý sau thu hoạch so với quy trình VietGAP cao hơn hộ người Dân tộc thiểu số ở 7/7 chỉ tiêu. Bảng 4.11. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về thu hoạch và xử lý sau thu hoạch trong sản xuất rau phân theo nhóm dân tộc Đơn vị tính : % Dân tộc kinh Dân tộc thiểu số Theo tiêu chuẩn VietGAP Rau RAT Rau RAT thường VietGAP thường VietGAP 1. Tỷ lệ không để rau tiếp xúc trực tiếp với đất, 13,33 93,75 7,89 85,71 không để qua đêm 2. Tỷ lệ có thiết bị, thùng chứa bằng vật liệu 20,00 100 5,26 90,48 không gây ô nhiễm và vệ sinh trước khi sử dụng 3. Tỷ lệ sử dụng khu vực xử lý, đóng gói, bảo 0,00 37,50 0,00 33,33 quản SP riêng biệt và có hệ thống xử lý rác thải 4. Tỷ lệ thực hiện cách ly gia súc, gia cầm khỏi 0,00 43,75 0,00 28,57 khu vực sơ chế, đóng gói, bảo quản 5. Tỷ lệ không sử dụng các loại hóa chất, chế 100 100 100 100 phẩm trong xử lý sau thu hoạch 6. Tỷ lệ không bảo quản, vận chuyển rau cùng 93,33 100 94,74 100 hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm 7. Tỷ lệ thường xuyên khử trùng kho bảo quản 0,00 75,00 0,00 66,67 và phương tiện vận chuyển * Về quản lý và xử lý chất thải: Qua điều tra cho thấy, doanh nghiệp thực hiện tốt nhất về quản lý và xử lý chất thải phát sinh từ sản xuất, sơ chế và bảo 12
  15. quản sản phẩm (100% thực hiện), kế đến là các tổ hợp tác/HTX và thực hiện kém nhất là các hộ sản xuất đơn lẻ (kết quả trình bày tại Bảng 4.12). Bảng 4.12. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về quản lý và xử lý chất thải trong sản xuất rau phân theo loại hình tổ chức sản xuất Đơn vị tính : % Đơn vị sản xuất Theo tiêu chuẩn VietGAP Hộ nông Tổ hợp Doanh dân tác/HTX nghiệp 1. Tỷ lệ thực hiện quản lý và xử lý chất thải 0,00 91,89 100 phát sinh từ khâu sản xuất 2. Tỷ lệ thực hiện quản lý và xử lý chất thải 28,30 100 100 phát sinh từ khâu sơ chế 3. Tỷ lệ thực hiện quản lý và xử lý chất thải 49,06 100 100 phát sinh từ khâu bảo quản sản phẩm Trong sản xuất rau thường, hộ người Kinh thực hiện quản lý và xử lý chất thải tốt hơn hộ người Dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, khi đã tham gia vào sản xuất rau an toàn/VietGAP thì các hộ người Dân tộc thiểu số lại tuân thủ thực hiện quản lý và xử lý chất thải tốt hơn hộ người Kinh (Bảng 4.13). Bảng 4.13. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về quản lý và xử lý chất thải trong sản xuất rau phân theo nhóm dân tộc Đơn vị tính : % Dân tộc kinh Dân tộc thiểu số Theo tiêu chuẩn VietGAP Rau RAT Rau RAT thường VietGAP thường VietGAP 1. Tỷ lệ thực hiện quản lý và xử lý 0,00 87,50 0,00 95,24 chất thải phát sinh từ khâu sản xuất 2. Tỷ lệ thực hiện quản lý và xử lý 33,33 100 26,32 100 chất thải phát sinh từ khâu sơ chế 3. Tỷ lệ thực hiện quản lý và xử lý chất thải phát sinh từ khâu bảo 66,67 100 42,11 100 quản sản phẩm * Về người lao động : Qua điều tra cho thấy, 100% doanh nghiệp, 62,16% tổ hợp tác/HTX và 22,64% hộ sản xuất đơn lẻ thực hiện tập huấn sản xuất cho người lao động. Tỷ lệ đảm bảo điều kiện làm việc của tổ hợp tác/HTX và các hộ sản xuất đơn lẻ còn thấp ở mức 35,14% và 18,87%, trong khi tỷ lệ các doanh nghiệp đảm bảo nội dung này đạt cao hơn nhiều với mức 83,33%. Tỷ lệ đảm bảo về phúc lợi xã hội của người lao động của doanh nghiệp và tổ hợp tác/HTX đạt mức trung bình là 66,67% và 59,46%; tỷ lệ này ở hộ sản xuất đơn lẻ rất thấp, chỉ đạt 11,32% (Bảng 4.14). 13
  16. Bảng 4.14. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về người lao động trong sản xuất rau phân theo loại hình tổ chức sản xuất Đơn vị tính : % Đơn vị sản xuất Theo tiêu chuẩn VietGAP Hộ nông Tổ hợp Doanh dân tác/HTX nghiệp 1. Tỷ lệ thực hiện về an toàn lao động 0,00 40,54 50,00 2. Tỷ lệ đảm bảo điều kiện làm việc 18,87 35,14 83,33 3. Tỷ lệ về đảm bảo phúc lợi xã hội của 11,32 59,46 66,67 người lao động 4. Tỷ lệ được tập huấn sản xuất 22,64 62,16 100 Số liệu điều tra tổng hợp tại Bảng 4.15 cho thấy, ở cả hai nhóm sản xuất rau thường và sản xuất rau an toàn/VietGAP, hộ người Kinh có tỷ lệ thực hiện các nội dung về người lao động so với quy trình VietGAP cao hơn hộ người Dân tộc thiểu số. Bảng 4.15. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về người lao động trong sản xuất rau phân theo nhóm dân tộc Đơn vị tính : % Dân tộc kinh Dân tộc thiểu số Theo tiêu chuẩn VietGAP Rau RAT Rau RAT thường VietGAP thường VietGAP 1. Tỷ lệ thực hiện an toàn lao động 0,00 43,75 0,00 38,10 2. Tỷ lệ đảm bảo điều kiện làm việc 40,00 43,75 10,53 28,57 3. Tỷ lệ đảm bảo phúc lợi xã hội của 26,67 68,75 5,26 52,38 người lao động 4. Tỷ lệ được tập huấn sản xuất 33,33 62,50 18,42 61,90 * Về đảm bảo truy nguyên nguồn gốc: Qua điều tra cho thấy, 100% doanh nghiệp và 91,89% số hộ tham gia tổ hợp tác/HTX thực hiện khá đầy đủ các nội dung này trong quy trình VietGAP về truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Trong khi đó, các hộ sản xuất đơn lẻ không thực hiện việc truy nguyên nguồn gốc sản phẩm (Bảng 4.16). Kết quả điều tra tổng hợp tại Bảng 4.17 cho thấy, không có hộ sản xuất rau thường nào quan tâm thực hiện về đảm bảo truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Trong nhóm hộ đã tham gia sản xuất rau an toànVietGAP thì các hộ người Kinh có tỷ lệ thực hiện về đảm bảo truy nguyên nguồn gốc theo quy trình VietGAP là 93,75% (ở cả 3 nội dung), cao hơn so với mức 90,48% (ở cả 3 nội dung) của hộ người Dân tộc thiểu số. 14
  17. Bảng 4.16. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về đảm bảo truy nguyên nguồn gốc trong sản xuất rau phân theo loại hình tổ chức sản xuất Đơn vị tính : % Đơn vị sản xuất Theo tiêu chuẩn VietGAP Hộ nông Tổ hợp Doanh dân tác/HTX nghiệp 1. Tỷ lệ thực hiện ghi chép và lưu giữ đầy đủ nhật ký về sản xuất, bảo vệ thực vật, phân 0,00 91,89 100 bón và bán sản phẩm 2. Tỷ lệ ghi rõ vị trí và mã số lô sản xuất và 0,00 91,89 100 lập hồ sơ lưu trữ 3. Tỷ lệ ghi chép rõ thời gian, nơi nhận và 0,00 91,89 100 lưu trữ theo lô sản phẩm khi xuất hàng 4. Tỷ lệ thực hiện cách ly và ngừng phân phối lô sản phẩm phát hiện bị ô nhiễm hoặc 0,00 0,00 100 nguy cơ ô nhiễm Bảng 4.17. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về đảm bảo truy nguyên nguồn gốc trong sản xuất rau phân theo nhóm dân tộc Đơn vị tính : % Dân tộc kinh Dân tộc thiểu số Theo tiêu chuẩn VietGAP Rau RAT Rau RAT thường VietGAP thường VietGAP 1. Tỷ lệ thực hiện ghi chép và lưu giữ đầy đủ nhật ký về sản xuất, BVTV, 0,00 93,75 0,00 90,48 phân bón và bán sản phẩm 2. Tỷ lệ ghi rõ vị trí và mã số lô sản 0,00 93,75 0,00 90,48 xuất và lập hồ sơ lưu trữ 3. Tỷ lệ ghi chép rõ thời gian, nơi nhận và lưu trữ theo lô sản phẩm khi 0,00 93,75 0,00 90,48 xuất hàng 4. Tỷ lệ thực hiện cách ly và ngừng phân phối lô sản phẩm phát hiện bị 0,00 0,00 0,00 0,00 ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm * Về kiểm tra nội bộ: Qua điều tra cho thấy, tỷ lệ thực hiện quy trình VietGAP về kiểm tra nội bộ của doanh nghiệp, tổ hợp tác/HTX lần lượt đạt mức 100% và 35,14%. Trong khi đó, các hộ sản xuất đơn lẻ không thực hiện việc kiểm tra nội bộ. Các hộ sản xuất rau thường (bao gồm cả hộ người Kinh và hộ người Dân tộc thiểu số) đều không thực hiện việc kiểm tra nội bộ so với quy trình VietGAP. Còn nhóm hộ sản xuất rau an toàn/VietGAP thì tỷ lệ hộ người Kinh thực hiện kiểm tra nội bộ 15
  18. theo quy trình VietGAP đạt tỷ lệ 43,57% ở cả 3 nội dung, cao hơn so với hộ người Dân tộc thiểu số với mức tỷ lệ đạt 28,57% số hộ thực hiện. * Về khiếu nại và giải quyêt khiếu nại: Kết quả điều tra cho thấy, doanh nghiệp thực hiện tốt nhất về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, tiếp đến là các tổ hợp tác/HTX. Các hộ sản xuất đơn lẻ không cam kết giải quyết khiếu nại vì họ không chắc chắn rằng sản phẩm họ sản xuất ra đảm bảo yêu cầu về ATTP. Các hộ đã tham gia sản xuất rau an toàn/VietGAP, 100% các hộ cam kết có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo quy trình VietGAP đối với các khiếu nại của khách hàng về sản phẩm của mình, nhưng tỷ lệ hộ người Kinh có sẵn mẫu đơn khiếu nại là 43,57%, cao hơn mức 28,57% của hộ người Dân tộc thiểu số. Hộ sản xuất rau thường không thực hiện nội dung này. 4.1.2.3. Thực trạng đăng ký và cấp giấy chứng nhận phù hợp với quy trình VietGAP Qua điều tra cho thấy, từ năm 2013 đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh có 7 cơ sở được cấp giấy chứng nhận sản xuất rau an toàn/VietGAP, trong đó có 01 cơ sở được chứng nhận GlobalGAP, 02 cơ sở được chứng nhận VietGAP, 01 cơ sở được chứng nhận PGS và 3 cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. chi phí cấp giấy chứng nhận VietGAP vào khoảng 5 triệu đồng/01ha và được cho là khá cao so với điều kiện nguồn lực của cơ sở sản xuất. Thực tiễn tại Hòa Bình cho thấy, có quá nhiều chỉ tiêu phải xem xét khi cấp giấy chứng nhận VietGAP đã khiến chi phí cấp giấy cao, gây khó khăn cho các cơ sở sản xuất trong đăng ký chứng nhận VietGAP. 4.1.2.4. Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn/VietGAP Đánh giá về mức độ tham gia của các chủ thể trong liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn/VietGAP tại Hòa Bình cho thấy: + Hộ nông dân, tổ hợp tác/HTX: Kết quả điều tra chỉ ra rằng, mức độ tham gia của nông dân (bao gồm cả hộ tham gia các tổ hợp tác/HTX và các hộ sản xuất đơn lẻ) trong các mối liên kết hiện tại là kém, đặc biệt ở khâu tiêu thụ sản phẩm. + Doanh nghiệp: Có một số ít doanh nghiệp liên kết với các chủ thể khác trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn/VietGAP trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, song các mối liên kết đó được các bên đánh giá dưới mức trung bình. + Nhà khoa học: Các hộ nông dân, doanh nghiệp và nhà nước đều đánh giá về mức độ tham gia của nhà khoa học trong liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn/VietGAP là kém hoặc rất kém. + Nhà nước: Mức độ tham gia của Nhà nước trong liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn/VietGAP tại tỉnh Hòa Bình được đánh giá còn ở mức kém trong nhiều nội dung, nhất là trong việc ban hành, thực hiện chính sách và tạo hành lang pháp lý cho hoạt động liên kết. 16
  19. 4.1.2.5. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm rau an toàn/VietGAP Qua khảo sát, hiện có 6 kênh tiêu thụ rau sản xuất theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình, trong đó rau VietGAP chủ yếu được tiêu thụ qua các kênh 4, 5, 6 và 2 với tỷ lệ là 45,32%, 15,78%, 14% và 12%, tương ứng. Tổ hợp tác/HTX với vai trò chủ đạo trong tiêu thụ sản phẩm qua kênh 3 và 4 với tỷ lệ khối lượng tiêu thụ đạt 53,19% tổng lượng rau VietGAP (Bảng 4.25). 4.1.3. Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP 4.1.3.1. Kết quả phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP Số liệu thống kê tổng hợp tại Bảng 4.18 cho thấy quy mô diện tích và sản lượng rau an toàn/VietGAP còn chiếm tỷ lệ rất thấp, dưới 2% tổng diện tích và sản lượng rau, trong đó rau VietGAP chỉ chiếm khoảng 0,5%. Bảng 4.18. Diện tích và sản lượng theo hướng VietGAP giai đoạn 2013-2015 ĐVT : Diện tích (Ha); Sản lượng (Tấn). Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Diễn giải Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ lượng lệ(%) lượng lệ(%) lượng lệ(%) I. Tổng DT rau 10.894 100,00 11.054 100,00 10.874 100,00 1. Rau thường 10.529 96,65 10.659 96,43 10.457 96,17 2. Rau an toàn 125 1,15 177 1,60 208 1,91 2.1. Rau VietGAP 38 0,35 48 0,43 55 0,51 2.2. RAT khác 87 0,80 129 1,17 153 1,41 II. Tổng SL rau 148.246 100,00 150.485 100,00 151.226 100,00 1. Rau thường 146.826 99,04 148.305 98,55 148.376 98,12 2. Rau an toàn 1.420 0,96 2.180 1,45 2.850 1,88 2.1. Rau VietGAP 440 0,30 600 0,40 758 0,50 2.2. RAT khác 980 0,66 1.580 1,05 2.092 1,38 4.1.3.2. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau theo hướng VietGAP Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: i) Sản xuất rau an toàn/VietGAP thường có chi phí sản xuất cao hơn nhưng năng suất thấp hơn so với sản xuất rau thông thường; ii) Kết quả và hiệu quả sản xuất rau an toàn/VietGAP tại Hòa Bình có cao hơn so với sản xuất rau thường, song mức chênh lệch còn thấp; iii) Giá bán và tỷ lệ tiêu thụ rau an toàn/VietGAP tại Hòa Bình còn thấp, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất. 4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU THEO HƯỚNG VIETGAP Ở TỈNH HÒA BÌNH 4.2.1. Điều kiện tự nhiên Kết quả phân tích cho thấy: Nhiệt độ đang tăng dần và lượng mưa thấp đang là yếu tố cản trở đối với phát triển sản xuất rau an toàn/VietGAP tại tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới. 17
  20. Trong khi đó, nguồn nước dồi dào với chất lượng tốt và diện tích đất đủ điều kiện sản xuất RAT lớn gấp trên 100 lần diện tích RAT hiện tại của tỉnh đang là yếu tố tác động tích cực đến phát triển sản xuất rau an toàn/VietGAP. 4.2.2. Thị trường * Thị trường đầu ra và marketing sản phẩm: Nếu duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 1%/năm như hiện nay, đến năm 2020, sản lượng rau của tỉnh đạt khoảng 159 ngàn tấn, đáp ứng được khoảng 61% nhu cầu tiêu dùng rau của thị trường theo dự báo (trong tỉnh và 10% nhu cầu của thành phố Hà Nội). Như vậy, thị trường đầu ra của sản phẩm rau đang là yếu tố tích cực tác động tới phát triển sản xuất rau VietGAP. * Thị trường đầu vào: Trong cung ứng đầu vào cho sản xuất, các đại lý/cửa hàng và hộ kinh doanh nhỏ lẻ được các hộ nông dân và cán bộ đánh giá ở mức trung bình và tốt. Người bán dong tại các phiên chợ nhận được mức đánh giá là kém, nhưng họ lại là đối tượng chủ yếu cung cấp đầu vào cho sản xuất rau. Như vậy, thị trường đầu vào kém và thiếu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước đang là yếu tố cản trở phát triển sản xuất rau an toàn/VietGAP trên địa bàn tỉnh. 4.2.3. Cơ sở hạ tầng Qua số điều tra cho thấy, hạ tầng thủy lợi và giao thông được người nông dân và cán bộ các cấp đánh giá ở mức độ kém. Qua đó chỉ ra rằng, cơ sở hạ tầng đang là yếu tố cản trở sự phát triển sản xuất rau an toàn/VietGAP. 4.2.4. Tiến bộ khoa học kỹ thuật Kết quả điều tra cho thấy, công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân đang được thực hiện khá tốt, chứng tỏ rằng việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn/VietGAP trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đang được thực hiện khá tốt và là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển. 4.2.5. Chính sách khuyến khích sản xuất rau an toàn/VietGAP Qua điều tra cho thấy việc triển khai thực hiện chậm, thiếu đồng bộ và mức hỗ trợ thấp của các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất rau an toàn/VietGAP đang là yếu tố cản trở phát triển sản xuất rau an toàn, khiến tiến trình áp dụng VietGAP trên địa bàn tỉnh ”dậm chân tại chỗ”. 4.2.6. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Tổng hợp kết quả đánh giá của nông dân và cán bộ các cấp về công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nước đạt dưới mức trung bình đến kém. Cho thấy, quản lý nhà nước đang cản trở phát triển sản xuất rau VietGAP. 4.2.7. Năng lực tiếp cận của chủ thể sản xuất và tiêu thụ rau * Trình độ hiểu biết về VietGAP của người sản xuất rau Qua khảo sát tại Hòa Bình cho thấy, có tới 65,33% số hộ sản xuất rau chưa biết về quy trình sản xuất rau an toàn, 52,66% số hộ sản xuất rau chưa hiểu rõ thế nào là rau an toàn; có tới 70,66% số hộ sản xuất rau chưa biết về quy trình 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2