intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

55
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hoá và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng; Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN HẢI NÚI PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƢỜI DÂN PHỤ THUỘC VÀO RỪNG Ở BẮC KẠN C u nn n : KINH TẾ PHÁT TRIỂN M s : 9310105 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2019
  2. Côn trìn o n t n tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời ƣớng dẫn: 1. TS. NGUYỄN QUỐC CHỈNH 2. PGS.TS. ĐỖ QUANG GIÁM Phản biện 1: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THAO Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN ĐỨC HIỆP Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Qu c gia Hà Nội Phản biện 3: TS. NGUYỄN VĂN CƢỜNG Văn phòng Trung ƣơn Đảng Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồn đán iá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nôn n iệp Việt Nam V o ồi iờ, n t án năm 2019 Có t ể tìm iểu luận án tại t ƣ viện: - T ƣ viện Qu c ia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - T ƣ viện Lƣơn Địn Của, Học viện Nôn n iệp Việt Nam
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI Rừng đóng vai trò quan trọng ở cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường đối với phát triển sinh kế bền vững của người dân. Rừng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ môi trường cho phát triển sản xuất và đời sống, cung cấp nơi ở, việc làm, tạo sinh kế ổn định. Bên cạnh việc tạo nguồn thu nhập cho sinh kế nông thôn, rừng còn góp phần rất tích cực cho kinh tế xanh. Sự gắn kết cộng đồng trong việc bảo tồn các nguồn tài nguyên rừng cũng góp phần tạo dựng nguồn vốn xã hội mạnh mẽ. Trong nhiều năm qua, tiếp cận sinh kế được sử dụng nhiều trong các vấn đề phát triển nông thôn cả ở lý thuyết và thực tiễn. Tính bền vững là chìa khóa của phương pháp này. Tính bền vững trong phát triển sinh kế được thể hiện ở cả ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Những kết quả hoặc có thể bền vững hay không bền vững theo cả hướng thời gian (sự lâu bền) và tính ổn định trong phát triển. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới dừng ở việc sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững, chưa có nhiều nghiên cứu làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về phát triển sinh kế bền vững. Bắc Kạn là tỉnh miền núi, địa hình phức tạp, ngành nông - lâm nghiệp đóng góp hơn 1/3 GDP toàn tỉnh. Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 432.387 ha, chiếm 89%. Điều này cho thấy sự gắn bó với rừng và phụ thuộc vào rừng của người dân vùng cao tỉnh Bắc Kạn là rất lớn, dẫn tới những thách thức trong việc phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng trong điều kiện không để mất rừng và suy thoái rừng. Trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai nhiều chương trình nhằm phát triển sinh kế cho người dân phụ thuộc vào rừng. Tuy nhiên, sinh kế của người dân vẫn chưa phát triển một cách tương xứng. Chiến lược sinh kế của hộ dân vẫn phụ thuộc nhiều vào rừng, tỷ trọng thu nhập bình quân từ rừng so với tổng thu nhập của hộ vẫn còn ở mức cao (gần 30%). Hoạt động và mô hình sinh kế vẫn còn đơn điệu, chủ yếu là các hoạt động trồng trọt là lâm nghiệp. Kết quả sinh kế vẫn còn hạn chế và thiếu sự cân đối giữa kinh tế, xã hội, và môi trường dẫn tới sự thiếu bền vững trong phát triển sinh kế, đặc biệt là đối với nhóm hộ phụ thuộc cao vào rừng. Khía cạnh xã hội và môi trường của người dân khá đảm bảo, tuy nhiên yếu tố kinh tế lại còn nhiều yếu kém. Thu nhập của hộ dân khá thấp với bình quân là khoảng 34 triệu đồng/hộ/năm và thiếu ổn định do phụ thuộc nhiều vào nguồn lợi từ rừng và các hoạt động nông nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao với khoảng 35,47% (năm 2015), trong đó tỷ lệ hộ tái nghèo là đáng quan tâm với khoảng hơn 4%. Đặc biệt, khu vực vùng cao tỉnh Bắc Kạn đã triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Dự án REED+ (Giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng) từ năm 2014. Theo đó, người dân bị hạn chế rất nhiều quyền tiếp cận các nguồn lợi từ rừng, và điều đó dẫn tới những thách thức lớn cho sự bền vững trong việc phát triển sinh kế của người dân phụ thuộc vào rừng. Tính lâu bền và ổn định trong phát triển sinh kế bền vững của hộ dân được đánh giá không cao. Đặc biệt đối với nhóm hộ dân phụ thuộc cao vào rừng ở khía cạnh thu nhập, sự tăng trưởng thu nhập so với năm năm trước là không đáng kể và trong khoảng thời gian đó thì thu nhập của họ cũng thiếu sự ổn định. 1
  4. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung, đề tài có các mục tiêu cụ thể sau: (1) Hệ thống hoá và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng; (2) Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn; (3) Đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3. 1. Đ i tƣợng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn. - Đối tượng khảo sát, thu thập tài liệu phục vụ nghiên cứu của đề tài là hộ dân sống gần rừng ở tỉnh Bắc Kạn. Hộ dân là một đơn vị xã hội gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung. Người dân sống phụ thuộc vào là cụm từ chung chỉ những người sinh sống trong khu vực có nguồn thu nhập phụ thuộc vào rừng. Tuy nhiên, trong thực tế người dân sống phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn được sinh sống theo các đơn vị kinh tế là các hộ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng khảo sát các đối tượng liên quan, bao gồm các cấp chính quyền địa phương, các chuyên gia… 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện ở khu vực vùng cao của tỉnh Bắc Kạn 1.3.2.2. Phạm vi thời gian Dữ liệu sơ cấp được thu thập để nghiên cứu đề tài gồm dữ liệu điều tra hộ sống gần rừng năm 2016, kết quả khảo sát có sự so sánh với các chỉ tiêu trước đó 5 năm. Dữ liệu thảo luận nhóm, phỏng với các hộ nông dân, các cấp chính quyền địa phương, các chuyên gia năm 2016, 2017. Các giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng được đề xuất cho 10 năm tới. 1.3.2.3. Phạm vi nội dung Nghiên cứu thực trạng, tính bền vững trong phát triển sinh kế của người dân phụ thuộc vào rừng; phân tích các yếu tố ảnh hưởng; xác định các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng trên địa bàn nghiên cứu. Người dân phụ thuộc vào rừng bao gồm nhiều nhóm như hộ dân sống gần rừng, hộ thu gom, thương lái, kinh doanh, chế biến các sản phầm từ rừng… Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hộ nông dân sống gần rừng dễ bị tổn thương hơn cả và cần ưu tiên nghiên cứu phát triển sinh kế cho đối tượng này. Đồng thời, khu vực nghiên cứu của đề tài là khu vực vùng cao với điều kiện giao thông khó khăn, rừng 2
  5. chủ yếu là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ không được phép khai thác gỗ. Do vậy, nhóm hộ thu gom, thương lái, kinh doanh chế biến sản phẩm gỗ là rất hạn chế, lâm sản ngoài gỗ chủ yếu được hộ dân sử dụng cho nhu cầu gia đình. Chính vì vậy, nghiên cứu này tập trung nghiên cứu nhóm hộ dân sống trong hoặc gần rừng. Nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, giải pháp quan trọng phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng là phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới và Việt Nam thực hiện các chương trình giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng, đồng thời nghiên cứu thực hiện ở vùng rừng chủ yếu là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Do vậy, nội dung và giải pháp của đề tài đưa ra dựa trên các cách tiếp cận phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng trên cơ sở bảo tồn và phát triển rừng. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Về lý luận: Đề tài đã hệ thống hoá và làm rõ lý luận phát triển sinh kế bền vững cụ thể cho người dân phụ thuộc vào rừng. Đó là đảm bảo sự cân đối ở cả ba khía cạnh là kinh tế, xã hội, và môi trường (được phản ánh tổng hợp trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa sự lâu bền và tính ổn định) cho hộ dân phụ thuộc vào rừng. Đây là một quá trình bao gồm từ việc xem xét chính sách phát triển sinh kế bền vững của các cấp chính quyền địa phương, xây dựng chiến lược sinh kế, hoạt động phát triển sinh kế đến việc đánh giá kết quả sinh kế bền vững dưới sự ảnh hưởng của nguồn vốn sinh kế, và bối cảnh phát triển sinh kế. Về phương pháp: Đề tài sử dụng linh hoạt các tiếp cận “khung phân tích sinh kế” như một khung phân tích phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng trên địa bàn một tỉnh. Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu mới, hiện đại và phù hợp như so sánh kết hợp với các công cụ kiểm định thống kê để xem xét sự khác biệt về các chỉ tiêu giữa ba nhóm phụ thuộc vào rừng; phương pháp hồi quy (đa biến, logarit thứ bậc, nhị phân) để xem xét các nhân tố ảnh hưởng; phương pháp phân tích thang đo bền vững kết hợp với thang đo Likert để đánh giá tính bền vững trong phát triển sinh kế. Về thực tiễn: Tổng kết sáu bài học kinh nghiệm cho phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng; Đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu về chiến lược sinh kế, hoạt động phát triển sinh kế, kết quả phát triển sinh kế, và tính bền vững trong phát triển sinh kế của hộ, các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng. Đồng thời, tỷ trọng thu nhập từ rừng của hộ dân là gần 30% và có sự khác biệt giữa các nhóm, nguồn vốn sinh kế được coi là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng. Các đóng góp này có giá trị tham khảo tốt cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và giảng dạy. Các giải pháp mà luận án đề xuất cho tỉnh Bắc Kạn có giá trị tham khảo cho nhiều địa phương khác. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã luận giải và phát triển các vấn đề lý luận về phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng thông qua việc làm rõ các khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc 3
  6. vào rừng. Đề tài đã tổng kết các lý thuyết về sinh kế, phát triển sinh kế bền vững, phụ thuộc vào rừng để từ đó xây dựng nội dung nghiên cứu về phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài là một nghiên cứu điểm về phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng trong điều kiện một tỉnh miền núi của Việt Nam. Đề tài đã chỉ ra rằng mức độ phụ thuộc vào rừng của người dân còn lớn, hoạt động phát triển sinh kế của người dân còn nhiều hạn chế, mô hình phát triển sinh kế khá nghèo nàn, từ đó kết quả phát triển sinh kế bền vững của người dân ở mức độ trung bình và tiệm cận với mức thiếu bền vững. Hộ càng phụ thuộc cao vào rừng thì tính bền vững trong phát triển sinh kế càng thấp. Các nhận xét này có ý nghĩa thực tiễn trong phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng. PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƢỜI DÂN PHỤ THUỘC VÀO RỪNG 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Khái niệm Từ việc nghiên cứu các khái niệm từ khoá về phát triển, phát triển bền vững, sinh kế, sinh kế bền vững, người dân phụ thuộc vào rừng, chúng tôi cho rằng: Phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng là một quá trình bao gồm từ việc xem xét chính sách phát triển sinh kế bền vững của các cấp chính quyền địa phương, xây dựng chiến lược sinh kế, hoạt động phát triển sinh kế đến việc đánh giá kết quả sinh kế bền vững. Quá trình đó được phản ánh trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa sự lâu bền và tính ổn định ở cả ba khía cạnh là kinh tế, xã hội, và môi trường cho hộ dân sống gần rừng có nguồn sống, thu nhập dựa vào rừng và ảnh hưởng lớn từ rừng. 2.1.2. Vai trò, ý n ĩa Phát triển sinh kế bền vững đóng vai trò quan trọng đối với người dân phụ thuộc vào rừng, cụ thể ở các khía cạnh sau: (i) Khai thác tốt các nguồn vốn sinh kế, nâng cao hiệu quả nguồn vốn sinh kế cho hộ dân phụ thuộc vào rừng; (ii) Gắn kết các hợp phần, phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng; (iii) Nâng cao năng lực ứng phó của người dân phụ thuộc vào rừng với bối cảnh dễ bị tổn thương; (iv) Đánh giá, lựa chọn chiến lược sinh kế phù hợp cho hộ dân phụ thuộc vào rừng; (v)Đa dạng hóa hoạt động sinh kế cho hộ dân phụ thuộc vào rừng. Phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng có ý nghĩa quan trọng với tất cả các quốc gia có rừng, nhất là đối với các nước đang phát triển. Ý nghĩa của phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng được thể hiện ở cả ba khía cạnh là kinh tế (góp phần nâng cao thu nhập); xã hội (cải thiện tình trạng nghèo đói, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng); môi trường (hạn chế sự suy kiệt nguồn tài nguyên rừng); và giúp cho sinh kế của người dân tăng tiến và ổn định. 2.1.3 Đặc điểm Phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng có một số đặc điểm như sau: (i) thường gắn với các phát triển mô hình, hoạt động nông lâm nghiệp kết hợp do họ thường cư trú gần rừng, vùng núi cao, cơ sở hạ tầng thấp 4
  7. kém; (ii) thường gắn với nguồn tài nguyên thiên nhiên do đời sống sinh hoạt của người dân mang tính tự cấp, tự túc chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng; (iii) đối mặt với những thách thức lớn do phần lớn người dân phụ thuộc vào rừng là dân tộc thiểu số, hộ nghèo, yếu kém trong các nguồn vốn sinh kế; (iv) đối mặt với môi trường dễ bị tổn thương và gặp nhiều rủi ro, nguy hiểm trên nhiều mặt; (v) cơ quan chức năng Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng. 2.1.4. Yêu cầu Phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng cần đạt được các yêu cầu: Phát triển tổng hòa trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội, và môi trường; Phát triển sinh kế cần đảm bảo cả sự tăng tiến và ổn định; Chiến lược sinh kế cần được xác định trên cơ sở cách tiếp cận theo mức độ phụ thuộc vào rừng; Hoạt động sinh kế cần phát triển đa dạng để đảm bảo tính bền vững trong phát triển sinh kế. Phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng cần phân tích đầy đủ nhân tố ảnh hưởng bao gồm cả nhân tố chủ quan và khách quan. 2.1.5. Nội dung phát triển sinh kế bền vững cho n ƣời dân phụ thuộc vào rừng Từ khái niệm, vai trò, đặc điểm, yêu cầu, luận án đã xác định rõ nội dung nghiên cứu phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng gồm: (i) Chính sách phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng của các cấp chính quyền; (ii) Xác định chiến lược sinh kế; (iii) Hoạt động phát triển sinh kế; (iv) Phát triển kết quả sinh kế; (v) Đánh giá tính bền vững trong phát triển sinh kế. Trong đó, chiến lược sinh kế được xác định theo mức độ phụ thuộc vào rừng của hộ dân. Kết quả sinh kế của hộ dân cần được phản ánh đầy đủ qua các khía cạnh là kinh tế, xã hội, và môi trường. Tính bền vững trong phát triển sinh kế được xác định từ cả hai chỉ tiêu là tính lâu bền và tính ổn định. 2.1.6. Yếu t ản ƣởng Luận án đã xác định 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng là: (i) Nguồn vốn sinh kế; (ii) và (iii) Bối cảnh phát triển sinh kế. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Luận án đã nghiên cứu thực tiễn phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng của một số nước trên thế giới địa phương ở Việt Nam. Từ đó, rút ra sáu bài học kinh nghiệm trong phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng là: (i) Cần được xây dựng trên nền tảng của 3 yếu tố chính là: Môi trường bền vững, kinh tế bền vững và xã hội bền vững; (ii) Cần lựa chọn hoạt động sinh kế xuất phát từ người dân; xây dựng mô hình sinh kế phù hợp, đặc biệt là các mô hình sinh kế nông lâm kết hợp như mô hình vườn rừng, mô hình lâm nghiệp...; (iii) cần tiếp cận từ nhu cầu và mong muốn của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức cần phát huy vai trò hướng dẫn, thúc đẩy; (iv) Cần nâng cao nguồn vốn sinh kế cho hộ dân, đặc biệt là nguồn vốn con người và tài chính; (v) Phải do chính cộng đồng/hộ dân địa phương thực hiện; Phải khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nội lực phục vụ sinh kế của hộ; và (vi) Các cấp chính quyền có vài trò quan 5
  8. trọng trong việc thống nhất chủ trương, đưa ra các chính sách để giúp hộ dân phụ thuộc vào rừng phát triển sinh kế một cách bền vững. 2.3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Luận án đã tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề sinh kế bền vững, phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng. Các công trình nghiên cứu này đã đề cập tới các vấn đề đơn lẻ về sinh kế, chiến lược sinh kế, sự phụ thuộc vào rừng, hoạt động sinh kế… Một số luận án đã sử dụng các cách tiếp cận theo khung phân tích sinh kế của DFID, IFAD để nghiên cứu cụ thể hơn nhưng cũng mới tập trung phân tích nguồn lực sinh kế, thay đổi sinh kế, hoạt động sinh kế, bối cảnh dễ bị tổn thương hay môi trường thể chế. Chưa có nhiều nghiên cứu phát triển sinh kế bền vững hay sinh kế cụ thể ở tỉnh Bắc Kạn. PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Luận án đã khái quát đặc điểm về tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Kạn, từ đó đánh giá những thuận lợi và khó khăn cho phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn. Tỉnh là trung tâm trung chuyển của vùng là một lợi thế khi hành lang kinh tế Việt Nam – Trung Quốc phát triển toàn diện, tỉnh có nguồn tài nguyên khá phong phú và có tiềm năng để phát triển ngành dịch vụ du lịch, khí hậu của tỉnh ổn định, tình hình xã hội ổn định tạo thuận lợi cho phát triển sinh kế bền vững. Tuy nhiên, Bắc Kạn có tới 2/3 diện tích là núi với địa hình phức tạp, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, sản xuất nông nghiệp còn manh mún, phân tán, hiệu quả thấp; năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ còn ở mức thấp, chất lượng lao động còn yếu kém và thiếu việc làm. Bắc Kạn cũng có nhiều khó khăn do khí hậu như sương muối, mưa đá, lốc,… làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động kinh tế trong tỉnh, hạ tầng cơ sở còn nhiều hạn chế, công trình thuỷ lợi chưa đảm bảo. 3.2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH Nghiên cứu phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng sử dụng các cách tiếp cận là tiếp cận theo khung sinh kế bền vững, và tiếp cận theo mức độ phụ thuộc vào rừng. Dựa vào các cách tiếp cận này, chúng tôi đã xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng. 3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phương pháp chọn điểm và xác định cỡ mẫu nghiên cứu Phương pháp chọn điểm: Hai huyện vùng cao đại diện cho 2 khu vực của tỉnh được lựa chọn là Na Rì và Ba Bể. Số lượng mẫu: 265 hộ được phỏng vấn trực tiếp, 8 cuộc thảo luận nhóm tập trung. Phương pháp chọn mẫu: hộ sống gần rừng 3.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu Phương pháp thu thập tài liệu: các văn bản quy phạm pháp luật, các công trình/nghiên cứu (bài báo, bài đăng trong kỷ yếu hội thảo trong nước và quốc tế, sách, giáo trình…) đã được công bố qua sách, báo, tạp chí; Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ niên giám thống kê, internet và các báo cáo của tỉnh, huyện, xã được khảo sát; Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc đối với 265 hộ dân sống gần rừng và thảo luận nhóm tập trung đối với các nhóm hộ, cán bộ chính quyền địa phương. 6
  9. 3.3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu Số liệu được tổng hợp và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel và Stata 13.0. 3.3.4. Phương pháp phân tích Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích bao gồm: phân tổ thống kê, thống kê mô tả, thống kê so sánh kết hợp với công cụ kiểm định thống kê, phân tích thang đo bền vững, mô hình hồi quy kinh tế lượng (Logit đa thuộc tính thứ bậc, hồi quy đa biến, hồi quy nhị phân). 3.4. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu gồm hai nhóm: (i) nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng: chính sách phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng, chiến lược sinh kế của hộ, hoạt động phát triển sinh kế, kết quả phát triển sinh kế, tính bền vững trong pháp triển sinh kế; (ii) nhóm chỉ tiêu phản ánh nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng: nguồn vốn sinh kế, bối cảnh phát triển sinh kế. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN PHỤ THUỘC VÀO RỪNG Ở BẮC KẠN 4.1.1. Khái quát về rừng và người dân phụ thuộc vào rừng Bắc Kạn là tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước với tỷ lệ hơn 70%. Năm 2016, tổng diện tích hiện có của tỉnh là 347,063 ha (rừng tự nhiên chiếm 81,59%). Tổng diện tích rừng của tỉnh có xu hướng ổn định trong hơn 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên giảm hơn 11 ngàn ha, nhưng với nhiều dự án, chương trình hỗ trợ phát triển rừng, Bắc Kạn trong những năm qua trồng mới được hơn 15 ngàn ha. Mức độ phụ thuộc vào rừng của hộ được chia thành 3 nhóm với những đặc thù khác nhau. Nhóm hộ phụ thuộc cao vào rừng thường là nhóm hộ nghèo, sống ở khu vực khó khăn, kém phát triển. Hoạt động sinh kế của họ chủ yếu phụ thuộc vào ba hoạt động chính là trồng trọt, chăn nuôi và rừng. Nhóm hộ phụ thuộc trung bình vào rừng có đặc điểm khá tương đồng với đặc điểm chung của hộ dân tại địa bàn nghiên cứu. Nhóm hộ phụ thuộc thấp vào rừng có ưu thế và nguồn lực mạnh hơn các nhóm hộ khác. Họ thường là những hộ có điều kiện kinh tế khá giả hơn. 4.1.2. Chính sách phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng Trong những năm qua, Bắc Kạn đã triển khai nhiều chương trình như 30a, 135 giai đoạn 2, 134 nhằm phát triển sinh kế cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng sống ở khu vực vùng cao bao gồm người dân phụ thuộc vào rừng. Hàng năm, người dân phụ thuộc vào rừng nhận được hỗ trợ vốn, giống, phân bón để mở rộng diện tích trồng, quản lý, bảo vệ rừng thông qua các chương trình, dự án như: Chương trình 147, 611, PAM… Năm 2016, dự án khoanh nuôi bảo vệ rừng 147 của Chính phủ hỗ trợ công tác trồng, chăm sóc, quản lý với kinh phí 200.000 đồng/ha/năm. Từ năm 2014, Bắc Kạn cũng bắt đầu triển khai chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng, hỗ trợ tiền công chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng - đây là chương trình nhằm phát triển kết quả sinh kế của người dân phụ thuộc vào rừng một cách trực tiếp. Đồng thời, khu vực vùng cao tỉnh Bắc Kạn đã triển khai các hoạt động REED+ (Giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng). 7
  10. Thực tế cho thấy, cho tới nay từ cấp Trung ương tới địa phương đến địa phương chưa có chính sách cụ thể về phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng, mà các chính sách này được lồng ghép vào các nhóm chính sách khác. Các nhóm chính sách này có thể kể đến như phát triển cơ sở hạ tầng, giảm nghèo bền vững và nông thôn mới, lao động việc làm, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng. Các nhóm chính sách này có ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhiều chính sách vẫn cho thấy sự kém hiệu quả so với mục tiêu đề ra. 4.1.3. Xây dựng chiến lƣợc sinh kế theo mức độ phụ thuộc vào rừng Tỷ trọng thu nhập từ rừng của hộ khá cao, số lượng hộ theo đổi chiến lược sinh kế phụ thuộc cao vào rừng còn nhiều. Tuy nhiên, sự phụ thuộc này là khác nhau giữa các nhóm hộ. Nhóm hộ phụ thuộc cao vào rừng thường tiếp cận rừng thu hoạch các lâm sản ngoài gỗ như măng, rau... đồng thời họ sử dụng chất đốt chủ yếu là củi lấy từ rừng. Thêm vào đó, nguồn thu nhập khác như từ hoạt động phi nông nghiệp của nhóm hộ này thường rất hạn chế. Có thể thấy rằng, số lượng hộ theo đuổi chiến lược phụ thuộc nhiều vào rừng còn cao và nó sẽ tạo ra những trở ngại nhất định cho chương trình hạn chế tiếp cận rừng nhằm bảo vệ và duy trì diện tích rừng của Nhà nước. Bảng 4.1. Chiến lƣợc sinh kế theo mức độ phụ thuộc vào rừng của hộ Huyện Mức kinh tế hộ Tính Chỉ tiêu Ba Bể Na Rì Nghèo Không nghèo chung Tổng số hộ 131 134 94 171 265 LS1: Phụ thuộc cao 38,17 17,16 30,85 25,73 27,55 LS2: Phụ thuộc trung bình 32,82 27,61 35,11 27,49 30,19 LS3: Phụ thuộc thấp 29,01 55,22 34,04 46,78 42,26 (p) Kiểm định χ2 0,000 0,100 4.1.4. Hoạt động phát triển sinh kế Nhìn chung, hoạt động sinh kế của hộ tại vùng nghiên cứu chủ yếu là các hoạt động nông nghiệp như trồng lúa, ngô và các sản phẩm nông nghiệp khác. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động nông nghiệp chiếm hơn 60% trong tổng cơ cấu thu nhập của hộ. Trong đó, cấy lúa vẫn là cây trồng chủ lực của địa phương. Diện tích ngô, sắn cũng chỉ phục vụ làm thức ăn chăn nuôi. Hoạt động chăn nuôi tại địa phương chỉ là nuôi các con vật truyền thống như lợn, gà và một số trâu, bò phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung, tại khu vực nghiên cứu sản xuất nông nghiệp của hộ dân vẫn chủ yếu là tự cung tự cấp, việc sản xuất hàng hoá gần như là không có. Các hoạt động tạo thu nhập bằng tiền của hộ chủ yếu đến từ việc làm thuê và khi cần tiền thì bán các sản phẩm nông nghiệp đơn lẻ như thóc, gà… Hoạt động sinh kế liên quan tới nguồn lợi từ rừng của hộ cũng chủ yếu là các lâm sản ngoài gỗ như củi, măng, rau để phục vụ sinh hoạt của hộ. Ngoài ra, hộ cũng đã nhận được các khoản chi trả dịch vụ môi trường, trông nom và tuần tra rừng từ việc triển khai hoạt động REDD+. Hoạt động sinh kế phi nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu cũng bắt đầu phát triển nhưng chỉ ở huyện Na Rì, nơi có điều kiện kinh tế xã hội và giao thông tốt hơn. Kết quả kiểm định cho thấy, tất cả các nguồn thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, rừng, phi nông lâm nghiệp và nguồn thu nhập khác của nhóm hộ phụ thuộc 8
  11. thấp vào rừng cao hơn hai nhóm hộ còn lại với độ tin cậy cao. Hoạt động sinh kế tại địa bàn nghiên cứu mang tính chất sản xuất đồi núi, chủ yếu là tự cấp, tự túc, sản xuất dựa vào tự nhiên, không có sự đầu tư đáng kể về kỹ thuật chăm sóc cũng như chi phí thâm canh. Người dân hầu như không có khái niệm về thị trường, đặc biệt, còn tồn tại một số gia đình sử dụng hình thức trao đổi bằng hiện vật, việc xin cho sản phẩm làm ra cũng xuất hiện rất nhiều. Chính những điều này làm kìm hãm sự phát triển các hoạt động sinh kế, thiếu sự đa dạng các hoạt động sinh kế. Nghiên cứu phân loại thành 5 nhóm hoạt động sinh kế bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, rừng (lâm nghiệp), phi nông lâm nghiệp, khác. Sự đa dạng hoạt động sinh kế được đánh giá bằng số lượng các hoạt động mà hộ có. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, đa phần hộ có từ 3 – 4 hoạt động sinh kế. Số hộ có 3 và 4 hoạt động sinh kế lần lượt chiếm 44,91% và 36,23%. Sự khác biệt về mức độ đa dạng hoạt động sinh kế giữa các nhóm hộ theo mức độ phụ thuộc vào rừng. Nhóm hộ phụ thuộc cao vào rừng có số lượng hoạt động sinh kế thấp hơn hai nhóm hộ còn lại, nhóm hộ phụ thuộc tháp vào rừng có sự đa dạng hơn về hoạt động sinh kế. Mô hình sinh kế của hộ dân tại địa bàn nghiên cứu có khá ít điểm nổi bật nhưng cũng có những chuyển biến đáng kể. Nếu như trước đây, mô hình kết hợp các hoạt động sinh kế chỉ là Trồng trọt, Chăn nuôi, Rừng thì nay một số hộ dân cũng đã chuyển biến sang việc kết hợp thêm với các hoạt động phi nông lâm nghiệp và hoạt động khác. Tuy nhiên, trong cả truyền thống và hiện tại, mô hình trồng trọt, chăn nuôi, rừng vẫn là chủ đạo – chiếm 42,26%. Trong đó, nhóm hộ phụ thuộc cao vào rừng có tỷ lệ cao hơn cả với hơn 2/3 số hộ được khảo sát. Con số này ở nhóm hộ phụ thuộc thấp vào rừng chỉ là hơn 1/5 số hộ. Có thể thấy rằng, tại địa bàn nghiên cứu, số hộ chỉ có 3 hoạt động chủ đạo này là rất lớn. Mô hình sinh kế này cho cho thấy sự thiếu đa dạng hoạt động sinh kế, có tính rủi ro cao và người rất dễ bị tổn thương khi có sự tác động từ những biến cố, cú sốc. Cá biệt trong số 265 hộ được khảo sát, vẫn còn tồn tại một nhóm nhỏ chỉ có hai hoạt động sinh kế. Để cải thiện vấn đề này, Nhà nước và người dân cùng đồng lòng đa dạng hóa các hoạt động sinh kế. Sự phát triển hoạt động và mô hình sinh kế của người dân địa phương cũng đã có những chuyển biến đáng kể nhưng chưa thực sự nổi bật. Mô hình sinh kế của hộ dân chủ yếu là sự kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi và rừng. Tuy nhiên, sự kết hợp các hoạt động sinh kế trong mỗi mô hình là rất lỏng lẻo, không có sự quy hoạch rõ ràng. Các hoạt động sinh kế không thực sự hỗ trợ nhau một cách rõ nét. Thêm vào đó, trong nội bộ các hợp phần thì hoạt động sinh kế cũng còn nhiều hạn chế, hoạt động trồng trọt chủ yếu là cây lúa, hoạt động chăn nuôi chủ yếu là con lợi, con gà… các nông sản phẩm chưa thể hiện được đặc sản vùng miền. Xu hướng phát triển các sản phẩm theo số lượng mà mặt chất lượng còn chưa được chú trọng nhiều. 4.1.5. Kết quả phát triển sinh kế bền vững 4.1.5.1. Thu nhập của hộ Tổng thu nhập bình quân của hộ khảo sát là 34,38 triệu đồng/hộ/năm, với số nhân khẩu bình quân là 4,65 người/hộ thì thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 616,13 nghìn đồng/người/tháng. Con số này chỉ cao hơn rất ít so với thu nhập của hộ cận nghèo ở nông thôn theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chỉnh phủ 9
  12. về việc bạn hành chuẩn hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2011 – 2015 (520 nghìn đông/người/tháng). Trong đó, thu nhập của các hộ có sự khác biệt rất lớn (độ lệch chuẩn là 37,66, cao hơn con số trung bình). Điều này cho thấy, sự chênh lệch thu nhập tạo ra hộ rất nghèo với thu nhập rất thấp. Kết quả kiểm định cho thấy sự khác biết có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm hộ theo huyện, theo mức kinh tế hộ và theo cả mức phụ thuộc vào rừng của hộ. Thu nhập bình quân của nhóm hộ phụ thuộc cao vào rừng có xu hướng thấp hơn nhóm hộ phụ thuộc thấp vào rừng với mức ý nghĩa thống kê là 1% (tổng thu nhập của LS1>LS2>LS3). Thu nhập của hộ nghèo chỉ bằng hơn 50% hộ không nghèo và hộ tại huyện Na Rì – nơi có điều kiện kinh tế xã hội phát triển hơn cũng có thu nhập cao hơn so với hộ tại huyện Ba Bể. Nếu coi tổng thu nhập là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá phúc lợi của hộ, kết quả này khuyến cáo rằng hộ có mức độ phụ thuộc cao vào rừng, hộ nghèo, hộ tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển hơn sẽ dễ bị tổn thương hơn so với nhóm hộ còn lại, cũng như họ sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực từ những hạn chế tiếp cận tài nguyên rừng khi thực thi chính sách bảo vệ rừng của Chính phủ. Bảng 4.2. Thu nhập và nguồn thu nhập của hộ ĐVT: triệu đồng Chiến lược sinh kế theo mức độ PTVR Tính Nguồn thu nhập Cao Trung bình Thấp chung Trung bình 6,26 9,09 12,38 9,70 Trồng trọt Độ lệch chuẩn 4,19 5,07 8,26 6,90 P kiểm định 0,000 Trung bình 0,12 6,39 9,49 5,97 Chăn nuôi Độ lệch chuẩn 6,46 11,39 17,80 14,08 P kiểm định 0,000 Trung bình 11,32 7,62 3,81 7,03 Rừng Độ lệch chuẩn 8,58 4,63 3,23 6,36 P kiểm định 0,000 Phi nông Trung bình 0,77 4,78 21,19 10,61 lâm Độ lệch chuẩn 2,10 11,24 35,43 25,52 nghiệp P kiểm định 0,000 Trung bình 0,20 0,35 2,14 1,06 Khác Độ lệch chuẩn 0,87 1,54 7,85 5,26 P kiểm định 0,017 Trung bình 18,68 28,23 49,01 34,38 Tổng thu Độ lệch chuẩn 13,47 18,39 51,07 37,66 nhập P kiểm định 0,000 4.1.5.2. Tình trạng nghèo và mối quan hệ xã hội của hộ a) Tình trạng nghèo của hộ Giảm nghèo bền vững luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn. Tỉnh đã xây dựng, triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo. Giai đoạn 2011 – 2015, tỉnh đã đầu tư nhiều nguồn vốn ưu tiên cho công tác giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 32,13% năm 2011 xuống còn 11,24% năm 2015 (bình quân mỗi năm giảm 4,17%). Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo ở một 10
  13. số địa phương trong tỉnh vẫn chưa thực sự đồng đều, thiếu bền vững do công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn chưa đạt hiệu quả. Bảng 4.3. Tỷ lệ nghèo, cận nghèo của hộ điều tra (%) Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Chỉ tiêu Nghèo 56,23 53,21 55,09 46,42 41,51 35,47 Nghèo cũ 55,09 50,94 49,06 42,26 36,60 31,70 Nghèo mới 0,75 1,51 5,66 2,26 3,02 1,89 Tái nghèo 0,38 0,75 0,38 1,89 1,89 1,89 Cận nghèo 7,17 9,43 9,06 12,08 14,72 13,58 Cận nghèo mới 0,75 3,77 1,89 4,53 6,04 5,28 Cận nghèo cũ 6,42 5,66 7,17 7,55 8,68 8,30 Không nghèo 36,60 37,36 35,85 41,51 43,77 50,94 Không nghèo cũ 35,47 35,09 31,32 32,83 35,47 38,11 Không nghèo mới 1,13 2,26 4,53 8,68 8,30 12,83 Nghiên cứu này khảo sát những hộ ở vùng cao, huyện nghèo, hộ sống gần rừng, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nên tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với tình hình chung của tỉnh. Tính chung cho toàn bộ mẫu khảo sát, tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 là 53,21% và giảm xuống còn 35,47% năm 2015, bình quân mỗi năm giảm gần 5%. Tỷ lệ này khá tương đồng với tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của cả nước. Tuy nhiên, tình hình giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, trong con số tỷ lệ hộ nghèo, gần 4% là hộ tái nghèo hoặc nghèo mới. Điều này có nghĩa nhiều hộ cận nghèo, không nghèo nhưng có nguy cơ cao rơi xuống nhóm hộ nghèo. Theo đó, tỉnh cần có chương trình nhằm giảm nghèo bền vững hơn. Kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trạm y tế, trường học, nhà văn hóa.... cần được đầu tư hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, phục vụ dân sinh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cần được củng cố, xây dựng môi trường nông thôn. Theo đó, không chỉ nâng cao đời sống vật chất mà còn cả đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư. b) Phát triển bền vững quan hệ xã hội của hộ Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực vùng cao – nơi có “lệ làng” rất cụ thể, rõ ràng. Theo đó, 100% số thôn, bản được khảo sát đều có Quy ước thôn, bản. Quy ước này là một văn bản bao gồm đầy đủ những quy định cụ thể, thể hiện quy tắc ứng xử chung của người dân (bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình thường trú, tạm trú và khác ra vào trên địa bàn thôn). Bảng 4.4. Sự hài lòng chung với quan hệ xã hội của hộ Chiến lược sinh kế theo mức độ PTVR Tính Chỉ tiêu Cao TB Thấp chung Điểm TB (điểm) 2,93 3,29 3,43 3,25 Bất mãn (%) 2,74 1,25 0,89 1,51 Không hài lòng(%) 28,77 11,25 11,61 16,23 Bình thường(%) 42,47 50,00 37,50 42,64 Hài lòng(%) 24,66 32,50 43,75 35,09 Rất hài lòng(%) 1,37 5,00 6,25 4,53 (p) Kiểm định χ2 0,01 - 11
  14. Điểm trung bình của sự hài lòng với mối quan hệ xã hội của hộ đạt 3,25 – mức đó có sự hài lòng. Chỉ có khoảng chưa tới 18% số hộ cảm thấy không hài lòng với các mối quan hệ xã hội của mình. Con số này cũng khá tương đồng với chỉ tiêu nguồn vốn xã hội với khoảng gần 80% số hộ có sự tin tưởng vào người dân địa phương. Tuy nhiên, sự hài lòng với mối quan hệ xã hội là không đồng đều giữa các nhóm hộ với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%. Gần 30% nhóm hộ phụ thuộc cao vào rừng và ¼ nhóm hộ huyện Ba bể và nhóm hộ nghèo cảm thấy không hài lòng. Đặc biệt, một số lượng nhỏ còn tỏ ra bất mãn. Mặc dù có sự tin tưởng vào hộ xung quanh, tuy nhiên, nhiều khi mối quan hệ đó chưa thực sự được chuyển biến thành sự giúp đỡ cụ thể. Nếu có, đó chỉ là sự giúp đỡ về mặt tinh thần, ngược lại, sự giúp đỡ về mặt vật chất cụ thể là điều họ chưa thực sự nhận được. Những hộ khác cảm thấy rủi ro và thiếu tin tưởng khi giúp giúp đỡ nhóm hộ phụ thuộc cao vào rừng, hộ nghèo - nhóm hộ có nguồn vốn sinh kế không được đảm bảo. 4.1.5.3. Môi trường sinh thái Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực vùng cao tỉnh Bắc Kạn – nơi có môi trường sinh thái được đánh giá khá tốt. Với độ che phủ rừng lớn, mật độ dân cư thấp, hoạt động nông lâm nghiệp là chủ yếu, do vậy, môi trường không khí ở đây rất trong lành. Môi trường đất tại địa bàn nghiên cứu cũng được đảm bảo do người dân đã áp dụng phương pháp canh tác hạn chế sự sói mòn, rửa trôi đất. Bên cạnh đó, bình quân, 95% hộ dân đã có thể tiếp cận với nguồn nước đảm bảo vệ sinh. Trong những năm qua, cộng đồng thôn bản nhận được khoản tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng từ rừng cộng đồng. Khoản tiền này được sử dụng làm quỹ chung của thôn sử dụng cho lợi ích chung của cộng đồng. Một phần khoản tiền này được dùng cho việc đảm bảo vệ sinh môi trường. Do đó, vấn đề ô nhiễm môi trường được kiểm soát tôi đa. Môi trường sinh thái của cộng đồng cũng như hộ được đảm bảo. Bảng 4.5. Sự hài lòng của n ƣời dân với môi trƣờng sinh thái Chiến lược sinh kế theo mức độ PTVR Chỉ tiêu Tính chung Cao TB Thấp Điểm TB (điểm) 3,42 3,78 3,92 3,74 Bất mãn (%) 4,11 3,75 1,79 3,02 Không hài lòng (%) 9,59 3,75 3,57 5,28 Bình thường (%) 41,10 31,25 25,89 31,70 Hài lòng (%) 30,14 33,75 38,39 34,72 Rất hài lòng (%) 15,07 27,50 30,36 25,28 (p) Kiểm định χ2 0,11 - Xét trên tất cả các khía cạnh, môi trường sinh thái được hộ đánh giá khá tốt. Tỷ lệ số hộ có sự không hài lòng về vấn đề môi trường tại địa bàn nghiên cứu là rất thấp. Tính chung, 60% số hộ hài lòng và rất hài lòng với môi trường sinh thái hiện tại. Sự khác nhau trong đánh giá giữa các nhóm hộ là không rõ ràng, giá trị P kiểm định là 0,11. 12
  15. 4.1.6. Đán iá tính bền vững về phát triển sinh kế 4.1.6.1. Đánh giá sự phát triển bền vững thu nhập của hộ Sự phát triển bền vững thu nhập của hộ tại địa bàn nghiên cứu ở mức trung bình, trong đó, sự tăng trưởng thu nhập (sự lâu bền) so với 5 năm trước được đánh giá cao hơn sự ổn định. Tuy nhiên, sự phát triển bền vững này không đồng đều giữa các nhóm hộ. Nhóm hộ phụ thuộc cao vào rừng rơi vào vùng “yếu” của sự phát triển bền vững về thu nhập. Có thể thấy rằng, thu nhập của nhóm hộ này có sự tăng trưởng và ổn định chưa tương xứng với mong đợi của hộ. Ngược lại, nhóm hộ phụ thuộc thấp vào rừng và nhóm hộ không nghèo đã tiệm cận với khu vực “gần bền vững”. Thu nhập của hộ so với 5 năm trước nhìn chung có sự biến động tích cực nhưng không đồng đều giữa các nhóm hộ. Khoảng 41,5% số hộ được khảo sát đánh giá rằng thu nhập của họ có xu hướng tăng lên đáng kể. Bên cạnh sự nỗ lực của chính bản thân hộ, họ cũng đã tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ, giúp họ nâng cao kỹ năng sản xuất, đồng thời tiếp cận các nguồn vốn hay có cơ hội tìm kiếm việc làm. Điều này cho thấy sinh kế của hộ đã được cải thiện theo hướng chất lượng hơn. Đồ thị 4.1. Phát triển bền vững thu nhập của hộ Mức độ ổn định thu nhập được đánh giá thấp hơn so với mức độ tăng trưởng thu nhập. Điểm số trung bình chung của tất cả các nhóm hộ chỉ đạt mức trung bình (2,95) với chỉ khoảng 36% số hộ được khảo sát đánh giá thu nhập của họ là có sự ổn định. Mức độ ổn định thu nhập giữa các nhóm hộ là không đồng đều, kết quả kiểm định Chi bình phương cho thấy sự khác biệt có nghĩa thống kê với độ tin cậy rất cao (99%). Nhóm hộ phụ thuộc cao vào rừng có điểm số trung bình rất thấp (2,3) - mức không ổn định. Điều này có thể được giải thích là do những nhóm hộ này thường có nguồn thu nhập chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi và rừng - những nguồn thu nhập có tính rủi ro cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Do đó, họ dễ bị tổn thương hơn và ảnh hưởng mạnh tới thu nhập của mình. 13
  16. 4.1.6.2.Đánh giá sự phát triển bền vững mối quan hệ xã hội của hộ Mối quan hệ xã hội của hộ phát triển khá bền vững, có sự cân bằng giữa hai chỉ tiêu sự ổn định và sự lâu bền. Điểm số trung bình của hai chỉ tiêu này đạt khoảng 3,4 điểm - vừa đủ tới ngưỡng khá, phát triển gần như bền vững. Sự phát triển bền vững có xu hướng tốt hơn từ nhóm hộ phụ thuộc cao vào rừng tới nhóm hộ phụ thuộc thấp vào rừng. Kết quả kiểm định cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm hộ. Mối quan hệ xã hội của hộ trong 5 năm qua có xu hướng tốt hơn. Có thể thấy rằng, nhóm hộ có ưu thế hơn, bên cạnh sự phát triển thu nhập tốt hơn cũng có sự phát triển các mối quan hệ tốt hơn. Mức độ ổn định các mối quan hệ xã hội của hộ cũng khá tốt, điều này cho thấy rằng, hộ có sự ổn định tốt với các mối quan hệ cũ hơn là mối quan hệ mới. Đồ t ị 4.2. P át triển bền vữn quan ệ x ội của ộ 4.1.6.3. Đánh giá sự phát triển bền vững môi trường sinh thái Trong hai chỉ số đánh giá sự bền vững trong phát triển môi trường sinh thái, thì chỉ số sự lâu bền là cao hơn, trung bình đạt 3,7 điểm – nằm trong vùng gần như bền vững. Điểm số về sự ổn định đạt 3,24 điểm – chỉ nằm trong vùng trung bình của sự bền vững. Môi trường sinh thái của hộ trong 5 năm qua có xu hướng tốt hơn. Chỉ một phần nhỏ (13,2%) cho rằng có sự xấu đi, trong đó, nhóm hộ phụ thuộc cao vào rừngcó tỷ lệ này cao hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê. Môi trường sinh thái được hộ đánh giá tốt lên theo thời gian là do trong những năm gần đây, cộng đồng đã có sự liên kết chặt chẽ trong việc hạn chế nạn phá rừng, cùng nhau bảo vệ nguồn nước, việc chăn thả gia súc được quy hoạch rõ ràng. Mức độ ổn định của môi trường sinh thái cũng là khá tốt.Tính chung, gần 40% số hộ đánh giá môi trường sinh thái có sự ổn định và rất ổn định. 14
  17. Đồ thị 4.3. Phát triển bền vững môi trƣờng sinh thái 4.1.6.4. Đánh giá chung về sự phát triển sinh kế bền vững Trên cơ sở đánh giá từng yếu tố trong phát triển bền vững bao gồm kinh tế (thu nhập của hộ), xã hội, và môi trường, nghiên cứu áp dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá trọng số của từng yếu tố. Tổng hợp ý kiến của nhiều chuyên gia cũng như người chủ chốt tại địa bàn nghiên cứu, trọng số của ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường lần lượt là 0,4, 0,3, và 0,3. Từ đó, điểm tổng hợp được tính toán và kết quả được sự phát triển bền vững sinh kế của hộ được thể hiện qua đồ thị sau. Tính chung cho toàn bộ mẫu điều tra tại địa bàn nghiên cứu, sự phát triển bền vững sinh kế của hộ ở mức độ trung bình. Trong đó, yếu tố thu nhập có điểm số thấp hơn so với hai yếu tố xã hội và môi trường. Điều này cho thấy, thu nhập của hộ tại địa bàn nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên mối quan hệ xã hội lại khá chặt chẽ và có sự công bằng, môi trường sinh thái cũng đã được đảm bảo. Sự phát triển bền vững có sự khác biệt rõ nét giữa các nhóm hộ. Hộ có mức độ phụ thuộc vào rừng cao hơn có xu hướng ít bền vững hơn trong phát triển sinh kế. Đồ thị 4.4. Kết quả phát triển sinh kế bền vững 15
  18. 4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG Dựa trên dữ liệu nghiên cứu, đề tài đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển sinh kế của các nhóm hộ. Những yếu tố này chủ yếu tập trung vào nguồn vốn sinh kế, và bối cảnh tổn thương của hộ: 4.2.1. Nhóm yếu t nguồn v n sinh kế Nguồn vốn con người của hộ dân tại địa bàn nghiên cứu còn nhiều yếu kém và không đồng đều giữa các nhóm hộ. Chủ hộ thường chỉ học hết cấp 1 và cấp 2, sự tham gia các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức kỹ năng là khá tốt thế nhưng hiệu quả mang lại được đánh giá không cao. Sự khác biết nguồn vốn sinh kế được thể hiện ở chỉ tiêu trình độ tuổi của chủ hộ. Chủ hộ có trình độ học vấn càng cao có xu hướng giúp hộ thoát nghèo và giảm sự phụ thuộc vào rừng. Nhóm hộ có mức phụ thuộc cao vào rừng thường là những hộ với độ tuổi cao hơn. Điều này có thể được giải thích là do chủ hộ có độ tuổi cao ít có cơ hội tiếp thu kiến thức, kỹ năng để đa dạng hoá nguồn thu nhập. Họ có xu hướng tiếp cận và khai thác nguồn tài nguyên rừng nhiều hơn. Tuy nhiên, chủ hộ có tuổi thấp, chưa có nhiều tích luỹ nên thường có xu hướng nghèo hơn. Đối với nguồn vốn xã hội, các chỉ tiêu bao gồm tham gia họp thôn, tham gia tổ bảo vệ rừng và mức độ tin tưởng người dân địa phương là khá cao và đồng đều giữa các nhóm hộ. Điều này được giải thích bởi sự công bằng của chính quyền địa phương khi lựa chọn hộ tham gia bảo vệ rừng cũng như mời người dân tham gia các cuộc họp. Sự tranh chấp giữa người dân tại địa phương là rất ít, họ thật thà và tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, sự chuyển biến từ việc được tin tưởng đến nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết lại có sự khác biệt. Kết quả kiểm định cho thấy, nhóm hộ có mức phụ thuộc cao vào rừng khó khăn hơn hai nhóm hộ còn lại trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn bè hàng xóm khi gặp khó khăn, đặc biệt là sự giúp đỡ về vật chất. Điều này có thể được giải thích do sự yếu kém từ nguồn vốn khác, họ dễ bị tổn thương nên bạn bè nhận thấy rủi ro khi giúp đỡ về vật chất. Đối với nguồn vốn tự nhiên, ngoại trừ diện tích đất rừng thì các lại đất phi lâm nghiệp như đất lúa, đất màu, đất khác của các nhóm hộ là đồng đều và có sự công bằng trong phân chia theo định mức nhân khẩu từ chính quyền các cấp tại địa phương. Bên cạnh đó, sự dễ dàng tiếp cần nguồn tài nguyên rừng không ảnh hưởng tới mức độ phụ thuộc vào rừng của người dân trên địa bàn vùng nghiên cứu. Tuy nhiên, chỉ tiêu diện tích đất rừng lại có sự khác biệt rõ nét, nhóm hộ có mức phụ thuộc thấp vào rừng lại sở hữu diện tích rừng lớn hơn hai nhóm hộ còn lại. Điều này là do tại địa bàn nghiên cứu, nguồn thu nhập từ rừng chủ yếu là các lâm sản ngoài gỗ, người dân khai thác ở những cánh rừng gần nhà, dễ tiếp cận, không phụ thuộc vào việc cánh rừng đó thuộc sở hữu của cộng đồng hay của một hộ gia đình khác. Nhìn chung, nhóm hộ có nguồn vốn tài chính mạnh thì họ sẽ ít phụ thuộc và rừng, họ có xu hướng đã dạng nguồn thu nhập của mình từ các hoạt động phi nông - lâm nghiệp. Mẫu điều tra tập trung vào hộ sống gần rừng, khu vực vùng cao, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số với tỷ lệ hộ nghèo còn lớn. Do đó, bình quân toàn bộ mẫu điều tra chỉ có 38% số hộ có thu nhập đáp ứng được nhu cầu thiếu yếu của 16
  19. mình. Thêm vào đó, số hộ có tích lũy chỉ là 12%, hình thức chủ yếu của hộ là mua sắm trang thiết bị và dự phòng khi gặp rủi ro. Gần 50% số hộ chỉ có thu nhập từ ba nguồn chính là trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lần lượt 47% và 51% số hộ được khảo sát có tình trạng nhà ở và tài sản ở mức độ nghèo. Sự khác biệt của nguồn vốn vật chất là khá rõ nét giữa các nhóm hộ. Nhóm hộ có mức phụ thuộc cao vào rừng thường có chất lượng nhà ở tốt hơn do vật liệu dùng để làm nhà của người dân chủ yếu là gỗ được khai thác từ rừng. Tuy nhiên chỉ tiêu tài sản thì có xu hướng ngược lại, nghĩa là nhóm hộ có mức phụ thuộc thấp vào rừng sở hữu giá trị tài sản tốt hơn. Để đánh giá sự ảnh hưởng của nguồn vốn sinh kế tới phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng. Nghiên cứu này đã tiến hành sử dụng các mô hình kinh tế lượng gồm: (i) mô hình Logit đa thuộc tính thứ bậc để xem xét ảnh hưởng tới lựa chọn chiến lược sinh kế; (ii) hàm hồi quy đa biết để xem xét sự ảnh hưởng tới thu nhập của hộ; và (iii) hàm hồi quy nhị phân để xem xét sự ảnh hưởng tới tình trạng nghèo đói. Kết quả cho thấy, nguồn vốn sinh kế có sự ảnh hưởng rõ nét tới chiến lược sinh kế, thu nhập của hộ và tình trạng nghèo đói. Trong đó, nguồn vốn con người và nguồn vốn tài chính có sự ảnh hưởng lớn hơn cả. 4.2.2. B i cảnh phát triển sinh kế Bối cảnh về tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn ảnh hưởng theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực đối với việc phát triển sinh kế cho người dân phụ thuộc vào rừng. Tỉnh là trung tâm trung chuyển khi hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc phát triển. Mặc dù người dân phụ thuộc vào rừng sinh sống ở vùng khó khăn nhưng điều này cũng giúp họ có cơ hội phát triển sinh kế nhất định. Bên cạnh đó, đặc điểm tự nhiên của tỉnh còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hiệu quả. Diện tích đất lâm nghiệp lớn là cơ hội phát triển sinh kế quan trọng cho người dân phụ thuộc vào rừng, đặc biệt khi Nhà nước đang triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Khí hậu của Bắc Kạn tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, tiềm năng du lịch cũng rất đáng kể như Hồ Ba Bể, nhiều khu vực có phong cảnh thiên nhiên đẹp. Tuy nhiên, bối cảnh về tự nhiên cũng có những bất lợi rất lớn cho phát triển sinh kế bền vững. Trước tiên, đó là sự khó khăn trong phát triển sinh kế do 2/3 diện tích của tỉnh là đồi núi với địa hình phức tạp, giao thông nội tỉnh rất khó khăn, tài nguyên khoáng sản phân tán với trữ lượng thấp. Đồng thời, Bắc Kạn cũng có nhiều khó khăn do khí hậu như sương muối, mưa đá, lốc,… Bối cảnh kinh tế xã hội: Bắc Kạn là một tỉnh nghèo, hệ số sử dụng đất còn thấp. Đây mà một tiềm năng có thể khai thác để phát triển sinh kế bền vững cho người dân thông qua việc cải thiện hệ số sử dụng đất bằng cách áp dụng giống mới vào sản xuất, chế độ canh tác hợp lý thì sẽ đưa được năng suất lên ít nhất là 1,5 lần so với năng suất hiện nay. Bên cạnh đó, tình hình xã hội của tỉnh khá thuận lợi và không gây nhiều áp lực tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đời sống của người dân ngày được cải thiện đã tạo tâm lý ổn định cho phát triển sinh kế cho người dân. Tuy vậy, với xuất phát điểm của một nền kinh kế kém pháp triển đã ảnh hưởng tiêu 17
  20. cực tới việc phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng. Chất lượng lao động yếu kém, trình độ còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển các hoạt động phi nông lâm nghiệp và vấn đề đa dạng hoá hoạt động sinh kế. Đồng thời, hạ tầng cơ sở cho việc phát triển sinh kế cũng còn rất nhiều hạn chế, mức đầu tư công thấp và thiếu hiệu quả, việc xã hội hoá trong việc đầu tư cũng chưa được tiến hành mạnh mẽ. Các công trình hiện tại chưa đảm bảo và có thời gian dài vận hành, nhiều công trình bị xuống cấp… gây rất nhiều khó khăn cho phát triển sinh kế của người dân nói chung và của người dân phụ thuộc vào rừng nói riêng. Đối với nhóm yếu tố bối cảnh dễ bị tổn thương, hộ không phải đối mặt với những biến cố quá lớn. Trong những năm qua, thiên tai xảy ra tại vùng nghiên cứu hầu như không có. Chỉ có những trận mưa lớn làm ảnh hưởng tới nhóm nhỏ hộ dân sống gần suối. Tuy nhiên, có tới 1/3 hộ dân được điều tra cho rằng họ bị mất mùa, trong đó hơn 10% cảm nhận sự mất mùa là nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực rất lớn tới cuộc sống của hộ. Sự mất mùa này chủ yếu đến từ nguyên nhân không chủ động nguồn nước trong sản xuất. Sự cảm nhận của hộ về mức độ tổn thương ở mức độ chấp nhận được, tuy nhiên có sự khác biệt giữa các nhóm hộ. 4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN PHỤ THUỘC VÀO RỪNG 4.3.1. Cơ sở khoa học Cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp giúp người dân phụ thuộc vào rừng phát triển sinh kế một các bền vững là: (i) Giải pháp được xây dựng trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sinh kế bền vững và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề phát triển sinh kế bền vững của hộ dân phụ thuộc vào rừng ở Bắc Kạn. Đặc biệt là những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển sinh kế bền vững của hộ dân phụ thuộc vào rừng; (ii) Căn cứ vào những chủ trương, chính sách, quy định liên quan đến phát triển sinh kế bền vững, người dân phụ thuộc vào rừng của các cấp, các ngành cho địa bàn nghiên cứu; (iii) Căn cứ vào quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, và môi trường của các cấp, các ngành, nhất là của tỉnh Bắc Kạn.; (iv) Căn cứ vào khả năng, nguồn lực của tỉnh Bắc Kạn cũng như các tác nhân khác liên quan; (v) Căn cứ vào kinh nghiệm phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng ở Việt Nam cũng như trên Thế giới. 4.3.2. Giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho người dân phụ thuộc vào rừng 4.3.2.1. Nâng cao nguồn vốn sinh kế cho hộ dân Đây là giải pháp quan trọng giúp đảm bảo tính tăng tiến và tính ổn định trong phát triển sinh kế cho người dân phụ thuộc vào rừng ở cả hiện tại cũng như trong tương lai. Giải pháp này đặc biệt quan trọng với nhóm hộ phụ thuộc cao vào rừng, theo đó, nhóm này cần được xác định là đối tượng ưu tiên khi các cấp chính quyền địa phương triển khai thực hiện giải pháp nâng cao nguồn vốn sinh kế cho hộ dân. Nguồn vốn con người, trước hết, chính quyền địa phương cần chú trọng hơn nữa đến công tác giáo dục đào tạo. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề phi nông lâm nghiệp để tạo điều kiện cho hộ có ít nhất 1 lao động với thu nhập ổn định. Giải pháp này đồng thời sẽ 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0