1<br />
<br />
2<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Trên cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá về thực trạng QLNN đối với hoạt động<br />
truyền hình trả tiền ở Việt Nam, luận án đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện<br />
QLNN đối với hoạt động truyền hình trả tiền. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận<br />
án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:<br />
Thứ nhất, xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt<br />
động truyền hình trả tiền. Xác định những tiêu chí đánh giá và những yếu tố ảnh hưởng<br />
đến quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền.<br />
Thứ hai, phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền<br />
ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015; xây dựng một bức tranh toàn diện và chi tiết về<br />
thực trạng dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam hiện nay, chỉ ra sự cần thiết của quản<br />
lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền, đồng thời đánh giá hiệu lực, hiệu quả<br />
của quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền, làm rõ được những kết quả đã<br />
đạt được và những mặt còn tồn tại của hoạt động truyền hình trả tiền tại Việt Nam.<br />
Thứ ba, đề xuất và kiến nghị một số giải pháp có cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu<br />
lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền trong tương lai,<br />
giai đoạn 2015-2025.<br />
3. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:<br />
- Dịch vụ THTT là gì? Dịch vụ THTT có những đặc điểm gì? Hiện nay có những loại<br />
hình dịch vụ THTT nào?<br />
- QLNN đối với hoạt động THTT là gì? QLNN đối với hoạt động THTT hướng đến<br />
những mục tiêu nào?<br />
- QLNN đối với hoạt động THTT phải tuân thủ những nguyên tắc nào?<br />
- QLNN đối với hoạt động THTT bao gồm những nội dung cơ bản nào?<br />
- Có những tiêu chí nào có thể sử dụng để đánh giá công tác QLNN đối với hoạt<br />
động THTT?<br />
- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến QLNN đối với hoạt động THTT?<br />
- Bộ máy QLNN đối với hoạt động THTT tại Việt Nam bao gồm những cơ quan nào?<br />
Chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan?<br />
- Thực trạng QLNN đối với hoạt động THTT tại Việt Nam trong thời gian qua như<br />
thế nào? Những điểm mạnh đã đạt được? Những điểm yếu còn tồn tại và nguyên nhân nào<br />
dẫn đến những điểm yếu đó?<br />
- Quan điểm, phương hướng hoàn thiện QLNN đối với hoạt động THTT tại Việt Nam<br />
đến năm 2020 như thế nào?<br />
- Có những giải pháp và kiến nghị nào nhằm hoàn thiện QLNN đối với hoạt động<br />
THTT tại Việt Nam?<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Từ lâu, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có sự phân chia rõ ràng giữa<br />
hai loại hình truyền hình, đó là: truyền hình quảng bá và truyền hình trả tiền. Truyền hình<br />
quảng bá đóng vai trò cung cấp miễn phí thông tin, thời sự, pháp luật và giải trí cơ bản cho<br />
người xem. Nguồn thu của loại hình truyền hình này chủ yếu ngân sách nhà nước. Người<br />
xem phải “chấp nhận” những chương trình thiếu phong phú, do sự đầu tư hạn chế về cả<br />
nội dung lẫn chất lượng.<br />
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường khi nhu cầu và khả năng chi trả của người xem<br />
ngày càng cao, đòi hỏi những chương trình truyền hình phải có chất lượng cao hơn,<br />
chuyên sâu hơn, cả về nội dung và hình ảnh.<br />
Dịch vụ truyền hình trả tiền hay còn gọi là truyền hình trả tiền đã xuất hiện trên thế<br />
giới từ năm 1948. Nhưng tại Việt Nam, truyền hình trả tiền mới chính thức có mặt được<br />
hơn 20 năm. Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, dịch vụ truyền hình trả tiền là một thị<br />
trường hoàn toàn mới mẻ. Tuy vậy, giới truyền hình ở Việt Nam đã nhanh chóng thâm<br />
nhập và có một số bước phát triển đáng ghi nhận.<br />
Thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền Việt Nam được đánh giá đang ở giai đoạn đầu<br />
và đầy tiềm năng, theo dự báo thị trường này sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tới<br />
nhất là khi có sự gia nhập của các doanh nghiệp mới như Viettel hay FPT. Theo thống kê<br />
của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), tốc độ phát triển thị trường dịch vụ truyền<br />
hình trả tiền trong hơn 10 năm qua rất nhanh, trung bình 7,3%/năm. Triển vọng phát triển<br />
thị trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam là rất lớn. Trong tổng số 20 triệu thuê bao<br />
truyền hình, ở Việt Nam mới chỉ có 5,6 triệu thuê bao, chiếm gần 30%. So với các nước<br />
trên thế giới thì (60-80%) thì tỷ lệ này vẫn còn thấp.<br />
Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng hộ dân chưa sử dụng dịch vụ còn rất lớn nhưng thị<br />
trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam lại đang đứng trước những thách thức không hề nhỏ.<br />
Thách thức với các doanh nghiệp hiện nay ngoài việc phải cung cấp nội dung, đường truyền tốt<br />
thì còn phải đối mặt với sự xuất hiện của các truyền hình OTT (Over-The-Top). Bên cạnh đó,<br />
doanh nghiệp cũng phải đối mặt với các thuê bao ảo (người dân tự đấu nối xem truyền hình<br />
trộm). Ngoài ra, tình trạnh cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trên thị trường vẫn<br />
diễn ra mà chưa có sự quản lý chặt chẽ từ phía các cơ quan có thẩm quyền.<br />
Để thực hiện tốt quản lý nhà nước về dịch vụ truyền hình trả tiền, ngày 24/3/2011,<br />
Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý thị<br />
trường dịch vụ truyền hình trả tiền và Quyết định số 18a/2013/QĐ-TTg ngày 29/03/2014<br />
của Thủ tướng Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý hoạt<br />
động truyền hình trả tiền ban hành kèm theo Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg. Ứng với<br />
tầm quan trọng của quản lý nhà nước trong lĩnh vực truyền hình trả tiền đã có một số văn<br />
bản chỉ đạo một số cơ sở của trực thuộc lĩnh vực truyền hình trả tiền phải nâng cao chất<br />
lượng các chương trình truyền hình cũng như chất lượng phục vụ. Với yêu cầu cấp thiết<br />
này, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền<br />
hình trả tiền tại Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình.<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với<br />
hoạt động truyền hình trả tiền tại Việt Nam.<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu 05 nội dung cơ bản của công tác quản<br />
lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền tại Việt Nam, bao gồm:<br />
(1) Quản lý cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền<br />
(2) Quản lý nội dung trên truyền hình trả tiền<br />
(3) Quản lý chất lượng dịch vụ truyền hình trả tiền<br />
(4) Quản lý hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền<br />
(5) Quản lý giá thành, giá cước dịch vụ truyền hình trả tiền<br />
+ Về không gian: Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền<br />
tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào đối tượng là các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền<br />
hình trả tiền tại một số thành phố lớn gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,<br />
thành phố Hải Phòng và thành phố Đà Nẵng.<br />
+ Về thời gian: Luận án xem xét, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt<br />
động truyền hình trả tiền tại Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2014; đưa ra quan điểm, định<br />
hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền tại<br />
Việt Nam đến năm 2020.<br />
6. Đóng góp mới của luận án<br />
Luận án đã hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ hơn khung lý thuyết nghiên cứu<br />
QLNN đối với hoạt động THTT dựa trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong<br />
và ngoài nước trước đây về vấn đề này, cụ thể là:<br />
- Làm rõ những nội dung liên quan đến dịch vụ THTT, bao gồm: khái niệm, đặc<br />
điểm, phân loại. Từ đó làm rõ những nội dung có liên quan đến hoạt động THTT.<br />
- Xác định được 05 nội dung QLNN đối với hoạt động THTT<br />
- Xác định hệ thống những tiêu chí để đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của QLNN đối với hoạt<br />
động THTT, tạo cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động THTT<br />
- Luận án đã nghiên cứu, phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động THTT tại<br />
Việt Nam trong những năm vừa qua một cách toàn diện. Từ đó, luận án đưa ra những nhận<br />
định, đánh giá về công tác QLNN đối với hoạt động THTT ở Việt Nam. Luận án cũng đã<br />
khẳng định những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu đó trong<br />
QLNN đối với hoạt động THTT tại Việt Nam.<br />
7. Bố cục của luận án<br />
Ngoài phần mở đầu, nội dung của luận án được chia thành 04 chương:<br />
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền.<br />
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền tại<br />
Việt Nam.<br />
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả<br />
tiền tại Việt Nam.<br />
<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU<br />
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br />
Bức tranh toàn cảnh nền kinh tế, chính trị, xã hội thế giới ngày nay là một bức tranh đa<br />
màu sắc. Bên cạnh sự suy thoái kinh tế ngày càng lan rộng, xuất hiện một số nền kinh tế mới<br />
đa tiềm năng. Nền chính trị nhiều xung đột và bất ổn khiến cho thế giới đang nóng lên từng<br />
ngày. Ở Việt nam, ngành truyền hình trả tiền cũng phát triển với rất nhiều cung bậc. Dịch vụ<br />
truyền hình trả tiền bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1993 với sự ra đời của dịch vụ<br />
truyền hình cáp vô tuyến MMDS. Sau hơn 20 năm thành lập và phát triển ngành truyền hình<br />
trả tiền đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Trên cơ sở tìm hiểu và công tác tại một trong<br />
những đơn vị cung ứng dịch vụ truyền hình trả tiền có quy mô lớn nhất trong nước<br />
(VTVCab), nghiên cứu sinh quyết định lựa chọn đề tài liên quan tới quản lý nhà nước đối với<br />
dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam với mong muốn đưa ra những giải pháp, đề xuất mới<br />
có tính khả thi cho thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam. Với đề tài mà nghiên cứu sinh<br />
lựa chọn sẽ đặt nhiều vấn đề liên quan tới quan hệ cung cầu về dịch vụ truyền hình, giá cả<br />
dịch vụ truyền hình, quản lý nhà nước về tổ chức, nội dung, giá dịch vụ truyền hình trả tiền.<br />
1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài<br />
(1) Casbaa - Hiệp hội Truyền hình trả tiền châu Á - Thái Bình Dương với nghiên<br />
cứu: Vietnam’s Pay-TV Situation “Vastly Improved”,<br />
(2) Bengt Jonsson với nghiên cứu: “Tackling the future 2014 trends in the pay<br />
television industry in Asia Pacific”<br />
(3) Paul Ausick với nghiên cứu: “Streaming Video Will Continue to Pressure Pay TV in 2016”<br />
(4) Marcia Breen với nghiên cứu: “Cable and Satellite TV Costs Will Climb Again in<br />
2016” (5) Phillip Swann với nghiên cứu: “2016 Prediction: Cable TV Biz to Rebound”<br />
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước<br />
(1) Trong số các tác giả các nhà khoa học trong nước thường xuyên nghiên cứu về các<br />
công trình khoa học, các bài báo đăng tải trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế tiêu biểu<br />
là các công trình nghiên cứu của TS Hoàng Ngọc Huấn - Đài Truyền hình Việt Nam. Luận án<br />
tiến sĩ năm 2010 của TS Hoàng Ngọc Huấn với đề tài “Một số giải pháp phát triển thị trường<br />
Truyền hình trả tiền tại Việt Nam” đã được hội đồng cấp nhà nước đánh giá là một trong số ít<br />
những luận án công phu cả về nội dung, cách thể hiện và số liệu điều tra.<br />
(3) Tác giả Đinh Thị Xuân Hoà với luận án tiến sĩ: “Vấn đề xã hội hóa sản xuất<br />
chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay”<br />
(4) Tác giả Phan Thị Loan với luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế: “Hoàn thiện<br />
phương thức quản lý kinh tế cho ngành truyền hình trong điều kiện chuyển sang nền kinh<br />
tế thị trường ở Việt Nam” bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 1996.<br />
(5) Đề án Xây dựng đơn giá Truyền hình trả tiền Số: 28/2014/ ĐA-THTT ngày 04<br />
tháng 11 năm 2014 của Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam.<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu<br />
1.3.1. Một số nội dung đạt được sự nhất trí cao<br />
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến một số nội dung liên quan đến quản lý<br />
nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền trên nhiều góc độ, cấp độ khác nhau.<br />
Nhưng nhìn chung, các công trình đều cho thấy một số nội dung cơ bản sau đây đã được<br />
đa số các tác giả có quan điểm, kết luận giống nhau:<br />
Một là, khẳng định xu hướng phát triển của truyền hình, truyền hình trả tiền và tính<br />
tất yếu khách quan của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình nói<br />
chung, hoạt động truyền hình trả tiền nói riêng.<br />
Hai là, xác định những nội dung quản lý nhà nước cần tập trung, bao gồm: nội dung<br />
chương trình; chất lượng chương trình; giá cả của dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật công nghệ.<br />
Ba là, xác định yếu tố cạnh tranh chính là động lực để phát triển thị trường truyền hình trả<br />
tiền, song, cần phải có những định hướng, chiến lược, chính sách đúng đắn để cạnh tranh phát<br />
huy được hết vai trò của nó, đồng thời, ngăn ngừa những tiêu cực của thị trường.<br />
Bốn là, nhất trí về sự thay đổi cơ chế, chính sách, phương pháp quản lý đối với thị<br />
trường dịch vụ truyền hình trả tiền, đảm bảo linh hoạt và phù hợp với quá trình hội nhập<br />
quốc tế của đất nước.<br />
Bên cạnh đó các công trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả trong tổng quan<br />
nghiên cứu chưa làm rõ đặc thù của dịch vụ truyền hình trả tiền. Từ đó chưa đưa ra những<br />
giải pháp kiến nghị đối với các cơ quản quản lý nhà nước đối với truyền hình trả tiền. Một<br />
số nội dung các tác giả đưa ra mang chính chất gợi mở vấn đề. Trên cơ sở tổng quan đã<br />
được NCS tập trung nghiên cứu sâu hơn trong công trình của mình.<br />
1.3.2. Một số vấn đề liên quan tới đề tài cần nghiên cứu, làm rõ<br />
Bên cạnh những kết quả nêu trên, căn cứ và nhiệm vụ của luận án cho thấy còn có<br />
một số vấn đề liên quan tới công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền trả tiền ở<br />
nước ta như sau:<br />
Một là, làm rõ thêm đặc thù của dịch vụ truyền trả tiền, cơ sở lý luận, thực tiễn về<br />
quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền trả tiền, trong đó làm rõ: khái niệm, mục tiêu,<br />
nguyên tắc, tiêu chí đánh giá, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối<br />
với hoạt động truyền trả tiền. Trong đó, nội dung công tác quản lý nhà nước đối với hoạt<br />
động truyền trả tiền phải đảm bảo đầy đủ: Quản lý cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền;<br />
Quản lý nội dung trên truyền hình trả tiền; Quản lý chất lượng dịch vụ truyền hình trả tiền;<br />
Quản lý hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền; Quản lý giá thành, giá cước<br />
dịch vụ truyền hình trả tiền.<br />
Hai là, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động<br />
truyền trả tiền ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015 và kế hoạch định hướng phát triển<br />
truyền hình tới năm 2020.<br />
Ba là làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu và rút ra nguyên nhân của những điểm mạnh,<br />
điểm yếu đó. Trên cơ sở đó đề xuất định hướng hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với<br />
hoạt động truyền trả tiền, đồng thời, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác này.<br />
<br />
Trong luận án của mình, NCS sẽ đi sâu tìm hiểu , phân tích đánh giá các nội dung như đã<br />
nêu ở trên từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước về<br />
quản lý dịch vụ truyền hình trả tiền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.<br />
Chương 2<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG<br />
TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN<br />
2.1. Hoạt động truyền hình trả tiền<br />
2.1.1. Khái niệm hoạt động truyền hình trả tiền<br />
Hoạt động truyền hình trả tiền là hoạt động cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phân phối<br />
nội dung thông tin dưới dạng các chương trình truyền hình và các dịch vụ giá trị gia tăng<br />
khác trên hạ tầng kỹ thuật đến các thuê bao theo hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc các thỏa<br />
thuận có tính ràng buộc tương đương (gọi là Hợp đồng cung cấp dịch vụ THTT). Trong đó,<br />
chương trình THTT là các chương trình trong nước, chương trình nước ngoài được cung cấp<br />
đến thuê bao THTT. Các chương trình THTT có thể được cung cấp trực tiếp (dịch vụ truyền<br />
hình trực tuyến) hoặc theo yêu cầu (dịch vụ truyền hình theo yêu cầu) đến thuê bao THTT.<br />
2.1.2. Đặc điểm của hoạt động truyền hình trả tiền<br />
Về chủ thể của hoạt động THTT:<br />
Chủ thể của hoạt động THTT chính là các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ<br />
THTT trên thị trường THTT, đây là các doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ THTT, sử<br />
dụng hạ tầng do doanh nghiệp xây dựng hoặc hạ tầng của đơn vị cung cấp hạ tầng kỹ thuật<br />
THTT để truyền tải nguyên vẹn nội dung chương trình, kênh chương trình được cung cấp bởi các<br />
đơn vị cung cấp nội dung trên THTT trực tiếp hoặc theo yêu cầu đến thuê bao THTT.<br />
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp muốn cung cấp dịch vụ THTT phải đáp ứng đầy đủ 04<br />
điều kiện: (i) Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; (ii) Có giấy cấp phép cung cấp<br />
dịch vụ truyền hình trả tiền do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp; (iii) Giấy cấp phép phát nội<br />
dung các chương trình(kênh truyền hình) trên hệ thống truyền hình cáp của doanh nghiệp do Bộ<br />
Thông tin và Truyền thông cấp; (iv) Giấy phép thiết lập hạ tầng mạng viễn thông<br />
Về sản phẩm của hoạt động THTT:<br />
Sản phẩm của hoạt động THTT của các doanh nghiệp viễn thông chính là các chương<br />
trình THTT với những đặc trưng như sau:<br />
Tính thời sự:<br />
Ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh:<br />
Tính phổ cập và quảng bá:<br />
Khả năng thuyết phục công chúng:<br />
Khả năng tác động dư luận xã hội mạnh mẽ và trở thành diễn đàn của nhân dân:<br />
THTT là một dạng xem truyền hình phải trả phí<br />
THTT đòi hỏi công nghệ cao và chất lượng dịch vụ cũng yêu cầu khắt khe hơn:<br />
Các chương trình của THTT được nhóm theo gói và theo chuyên đề như:<br />
Hệ thống truyền hình có trả tiền mang tính mở rất cao nếu xét từ góc độ sản phẩm ngoài nước.<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
Về khách hàng của hoạt động THTT:<br />
Đối tượng khách hàng của THTT bao gồm:<br />
Khách hàng tiêu dùng cuối cùng:<br />
Khách hàng phân phối lại sản phẩm:<br />
Khách hàng sử dụng các dịch vụ gia tăng trên hạ tầng mạng THTT<br />
2.1.3. Phân loại hoạt động truyền hình trả tiền<br />
THTT được phân chia theo phương thức truyền dẫn phát sóng, bao gồm:<br />
Truyền hình cáp là một loại hình dịch vụ THTT sử dụng hạ tầng kỹ thuật mạng cáp<br />
với các công nghệ khác nhau (tương tự, số, IPTV) để phân phối nội dung thông tin trên<br />
THTT trực tiếp đến thuê bao THTT.<br />
Truyền hình Analog (tương tự) là nguyên bản đầu tiên của công nghệ truyền hình,<br />
truyền hình analog còn được biết đến dưới cái tên rất “lạ” đó là truyền hình tương tự. Cụm từ<br />
“tương tự” ở đây được hiểu như sau, tín hiệu được phát sóng từ Đài truyền hình, đến các máy<br />
thu hình có hình ảnh và âm thanh tương tự như tín hiệu gốc.<br />
Ưu điểm: Hình ảnh rõ nét, âm thanh tốt, khán giả có cơ hội xem nhiều hơn các<br />
chương trình có chất lượng.<br />
Truyền hình mặt đất kỹ thuật số là một lại hình dịch vụ THTT sử dụng hạ tầng kỹ<br />
thuật phát sóng truyền hình mặt đất kỹ thuật số (DVB-T) để phân phối nội dung thông tin<br />
trên THTT trực tiếp đến thuê bao THTT.<br />
Truyền hình trực tiếp qua vệ tinh (DTH) là một loại hình dịch vụ THTT sử dụng<br />
hạ tầng kỹ thuật phát sóng trực tiếp qua vệ tinh (DTH) để phân phối nội dung thông tin<br />
trên truyền hình trực tiếp đến thuê bao THTT.<br />
Truyền hình di động là một loại hình dịch vụ THTT sử dụng hạ tầng kỹ thuật mạng<br />
phát sóng truyền hình di động mặt đất kỹ thuật số hoặc mạng viễn thông di động để phân<br />
phối nội dung thông tin trên THTT trực tiếp đến thuê bao THTT.<br />
2.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền<br />
2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền<br />
Quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền được hiểu là quá trình nhà<br />
nước sử dụng các công cụ quản lý của mình để tác động lên hoạt động truyền hình trả tiền<br />
của các doanh nghiệp truyền thông nhằm đạt được các mục tiêu phát triển hoạt động<br />
truyền hình nói chung, hoạt động truyền hình trả tiền nói riêng đã đặt ra.<br />
QLNN về THTT có các đặc trưng cơ bản sau:<br />
Thứ nhất, về chủ thể quản lý: do tính chất đặc thù của hoạt động THTT là thực hiện<br />
trên môi trường điện tử thông qua các phương tiện điện tử do đó THTT cần phải được đảm<br />
bảo bằng một hạ tầng công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin và Internet).<br />
Thứ hai, về đối tượng quản lý: THTT được xem là sự phát triển tất yếu của xã hội.<br />
Bên cạnh các đối tượng tham gia quan hệ giao dịch giống như truyền hình truyền thống<br />
(bao gồm: doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT và khách hàng sử dụng dịch vụ) còn xuất<br />
hiện thêm đối tượng thứ ba đó là các nhà cung cấp hạ tầng dịch vụ (dịch vụ Internet, dịch<br />
<br />
vụ viễn thông di động...), các đối tượng này tuy không trực tiếp tham gia vào các giao dịch<br />
THTT nhưng lại là nhân tố đảm bảo cho các giao dịch THTT thành công.<br />
Thứ ba, mục tiêu của QLNN đối với dịch vụ THTT đó là phát triển bền vững dịch vụ<br />
THTT, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng, nhằm huy động nguồn lực xã hội góp<br />
phần phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền và đáp ứng nhu cầu giải trí lành<br />
mạnh, đa dạng của người dân.<br />
Thứ tư, yếu tố môi trường công nghệ trong hoạt động THTT luôn thay đổi một cách<br />
nhanh chóng, các hình thức kinh doanh THTT ngày càng đa dạng, phức tạp và luôn ứng<br />
dụng các công nghệ mới nhất.<br />
2.2.2. Tính tất yếu của quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền<br />
Truyền hình Việt Nam thành lập năm 1970, là một trong những lĩnh vực còn rất non<br />
trẻ so với các lĩnh vực, các ngành khác.<br />
Truyền hình mặc dù là một loại hình báo chí nhưng bên cạnh những điểm chung của<br />
báo chí nó còn có những đặc tính riêng biệt của truyền hình.<br />
Tình thời sự là điểm chung của báo chí.<br />
2.2.3. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền<br />
Cũng như các hoạt động quản lý khác, QLNN đối với hoạt động THTT khởi đầu với<br />
việc xác định mục tiêu; đây là căn cứ đầu tiêu của quá trình quản lý<br />
Thứ nhất, QLNN đối với hoạt động THTT đảm bảo thực hiện chủ trương, đường lối,<br />
chính sách của Đảng và Nhà nước về phát thanh, truyền hình.<br />
Thứ hai, QLNN đối với hoạt động THTT hướng đến mục tiêu đảm bảo thị trường THTT<br />
phát triển lành mạnh, ngăn ngừa, phát hiện, xử lý những hành vi, những doanh nghiệp cạnh<br />
tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của thị trường.<br />
Thứ ba, QLNN đối với hoạt động THTT bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên<br />
tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền.<br />
2.2.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền<br />
Tính tất yếu của QLNN đối với hoạt động THTT không chỉ bắt nguồn từ nhu cầu<br />
phát triển thị trường của dịch vụ THTT nói chung mà của các doanh nghiệp nói riêng mà<br />
còn từ yêu cầu đảm bảo hiệu quả chính trị, văn hóa, kinh tế và an ninh quốc phòng trên<br />
bình diện phát triển tổng thể chung của đất nước<br />
Nguyên tắc tập trung dân chủ (phân cấp quản lý):<br />
Nguyên tắc công bằng:<br />
Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả:<br />
Nguyên tắc tuân thủ pháp luật :<br />
2.2.5. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền<br />
2.2.5.1. Quản lý cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền<br />
Dịch vụ THTT được thực hiện bằng việc sử dụng hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát<br />
sóng phù hợp để đưa nội dung thông tin là các kênh chương trình truyền hình đến người sử<br />
dụng dịch vụ. Như vậy, ở khía cạnh nội dung thông tin, các kênh chương trình nào được<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
cung cấp, phương thức truyền dẫn phát sóng như thế nào để đảm bảo chất lượng dịch vụ<br />
và trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ra sao là những yêu cầu cơ bản cần<br />
phải được quản lý.<br />
Thứ nhất, hệ thống pháp luật và các văn bản hướng dẫn quy phạm pháp luật.<br />
Thứ hai, kế hoạch hóa, quy hoạch và định hướng ngành.<br />
Thứ ba, hệ thống các chính sách và công cụ kinh tế<br />
2.2.5.2. Quản lý nội dung trên truyền hình trả tiền<br />
Việc quản lý nội dung trên THTT nhằm đảm bảo các kênh chương trình mang thông tin<br />
tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải đến được đông đảo nhân<br />
dân. Quản lý được việc biên tập, biên dịch các chương trình truyền hình nước ngoài phát trên<br />
hệ thống THTT. Bảo đảm tỷ lệ và cơ cấu nội dung hợp lý các kênh truyền hình nước ngoài<br />
trên hệ thống THTT theo từng thời kỳ. Kênh chương trình trong nước được cung cấp trên<br />
THTT bao gồm: các kênh chương trình đang được phát sóng quảng bá theo quy định của<br />
pháp luật về báo chí; các kênh chương trình được cấp phép sản xuất cho THTT.<br />
2.2.5.3. Quản lý chất lượng dịch vụ truyền hình trả tiền<br />
Chất lượng dịch vụ THTT sẽ tác động sâu sắc đến khả năng thụ hưởng dịch vụ của<br />
người sử dụng. Để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng, các trang thiết bị chuyên ngành<br />
thiết lập thành hệ thống cung ứng dịch vụ từ trung tâm đến đầu cuối cần được quản lý theo<br />
hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Việc công khai chất lượng dịch vụ đảm bảo<br />
người sử dụng được tham gia giám sát việc thực hiện các cam kết của doanh nghiệp cung<br />
cấp dịch vụ và có ý thức về quyền lợi của mình khi tham gia sử dụng dịch vụ.<br />
2.2.5.4. Quản lý hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền<br />
Phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả, thống nhất về<br />
tiêu chuẩn và công nghệ, đảm bảo có thể chuyển tải được các dịch vụ phát thanh, truyền<br />
hình, viễn thông và công nghệ thông tin trên cùng một hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu<br />
hội tụ công nghệ và dịch vụ. Thúc đẩy việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng từ<br />
công nghệ tương tự sang công nghệ số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng<br />
kênh chương trình, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn<br />
tài nguyên tần số.<br />
2.2.6. Đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền<br />
2.2.6.1. Tính hiệu lực (Effectivness) của quản lý nhà nước<br />
Tính hiệu lực thể hiện sức mạnh và năng suất làm việc của bộ máy QLNN đối với<br />
hoạt động THTT. Biểu hiện của hiệu lực là hiệu năng của của các quyết định hành<br />
chính, là cách ứng xử mạch lạc dứt điểm trước các vụ việc, tuân thủ luật pháp và chấp<br />
hành mệnh lệnh cấp trên, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong hệ thống.<br />
Hiệu lực thể hiện được uy quyền của Nhà nước và sự ủng hộ tín nhiệm của doanh<br />
nghiệp, của người dân, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, nghề<br />
nghiệp trong quản lý.<br />
<br />
Hiệu lực của QLNN đối với hoạt động THTT được đánh giá thông qua kết quả đạt<br />
được của công tác QLNN so với mục tiêu đề ra. Để đánh giá hiệu lực QLNN đối với hoạt<br />
động THTT, luận án xây dựng bộ tiêu chí sau:<br />
a) Tiêu chí HL1: Kết quả QLNN đối với hoạt động THTT. Tiêu chí này được đánh<br />
giá thông qua các tiêu chí sau:<br />
(a1): Số lượng doanh nghiệp truyền thông được cấp phép cung cấp dịch vụ THTT.<br />
(a2): Năng lực của các doanh nghiệp truyền thông trong cung cấp dịch vụ THTT.<br />
(a3): Mức đóng góp vào ngân sách của các doanh nghiệp truyền thông.<br />
b) Tiêu chí HL2: Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp truyền thông đối với mảng<br />
dịch vụ THTT.<br />
c) Tiêu chí HL3: Mức độ tuân thủ pháp luật, chính sách, quy định QLNN đối với hoạt động<br />
THTT của các doanh nghiệp truyền thông. Tiêu chí này được đánh giá thông qua các tiêu chí sau:<br />
(c1): Mức độ tiện lợi cho doanh nghiệp truyền thông khi đăng ký kinh doanh.<br />
(c2): Số lượng doanh nghiệp vi phạm.<br />
(c3): Lĩnh vực vi phạm.<br />
2.2.6.2. Tính hiệu quả (Efficiency) của quản lý nhà nước<br />
Tính hiệu quả phản ánh năng suất lao động, hiệu suất sử dụng kinh phí của bộ máy.<br />
Hiệu quả QLNN đối với hoạt động THTT được đánh giá thông qua kết quả hoạt động với<br />
mức tối đa, và chi phí (nhân lực, vật lực) ở mức tối thiểu; kết quả hoạt động được đánh giá<br />
bằng các thành tựu kinh tế - xã hội đạt tới mức độ nào so với đầu vào của công tác quản lý.<br />
Để đánh giá hiệu quả QLNN đối với hoạt động THTT, luận án xây dựng bộ tiêu chí sau:<br />
a) Tiêu chí HQ1: Sự hài lòng của doanh nghiệp truyền thông đối với công tác QLNN<br />
đối với hoạt động THTT. Tiêu chí này được đánh giá thông qua các tiêu chí:<br />
(a1): Mức độ hài lòng của doanh nghiệp với những chính sách hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật<br />
của Nhà nước đối với doanh nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ THTT.<br />
(a2): Mức độ hài lòng của doanh nghiệp với chính sách quản lý giá thành, giá cước<br />
dịch vụ THTT của Nhà nước.<br />
(a3): Mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với công tác quản lý thị trường THTT<br />
của Nhà nước.<br />
b) Tiêu chí HQ2: Sự hài lòng của khách hàng (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức) khi sử<br />
dụng dịch vụ THTT.<br />
c) Tiêu chí HQ3: Tính bền vững của thị trường THTT. Tiêu chí này được đánh giá<br />
thông qua các tiêu chí sau:<br />
(c1): Mức độ thực hiện mục tiêu của các chính sách quản lý thị trường dịch vụ THTT.<br />
(c2): Mức độ rủi ro mà doanh nghiệp truyền thông phải đối mặt khi tham gia thị<br />
trường THTT.<br />
(c3): Tác động lan tỏa của THTT đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân.<br />
2.2.7. Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền<br />
<br />