intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

36
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để tìm khoảng trống nghiên cứu. Hệ thống hóa, bổ sung làm rõ cơ sở lý luận về QLNN (cấp tỉnh) đối với Khu kinh tế cửa khẩu trong bối cảnh hiện nay dưới góc nhìn của chuyên ngành quản lý kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN BÁU HÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 62 34 04 10 HÀ NỘI - 2017
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHƢ HÀ 2. PGS.TS. NGUYỄN QUỐC THÁI Phản biện 1: …………………………………… …………………………………… Phản biện 2: …………………………………… …………………………………… Phản biện 3: …………………………………… …………………………………… Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh có vị trí rất thuận lợi trong giao thương với Lào và Thái Lan, được chính thức thành lập năm 2007. Trong những năm qua, các hoạt động của KKTCK này đã đạt được những kết quả khá quan trọng, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, được Chính phủ xác định là 01 trong 09 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm của cả nước. Tuy vậy, sự phát triển của KKTCK quốc tế Cầu Treo vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của một KKTCK trọng điểm. Bối cảnh quốc tế, trong nước và của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới đang đặt ra cho KKTCK này những thuận lợi và nhiều khó khăn, thách thức, cần phải có những giải pháp mới nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước (QLNN) đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo để phát triển đúng định hướng, đạt được các mục tiêu đã đề ra. Vì vậy, đề tài "Quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo" được chọn nghiên cứu cho luận án tiến sĩ, chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN đối với KKTCK, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để tìm khoảng trống nghiên cứu; Hệ thống hóa, bổ sung làm r cơ sở lý luận về QLNN (cấp tỉnh) đối với KKTCK trong bối cảnh hiện nay; Khảo cứu kinh nghiệm QLNN đối với KKTCK ở một số địa phương trong nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho KKTCK quốc tế Cầu Treo; Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008-2015, chỉ ra những thành công, những hạn chế và nguyên nhân; Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước (cấp tỉnh) đối với khu kinh tế cửa khẩu.
  4. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN (cấp tỉnh) đối với KKTCK; chủ thể quản lý là chính quyền cấp tỉnh và các cơ quan quản lý trực thuộc. Về không gian: luận án tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh; Về thời gian: luận án khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008-2015; đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp luận nghiên cứu hiện đại chuyên ngành quản lý kinh tế và các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp hệ thống, thống kê, so sánh, kết hợp với phân tích, tổng hợp... kế thừa hợp lý những thành tựu nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn liên quan. 5. Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án Một là, hệ thống hoá và xây dựng được khung phân tích về QLNN (cấp tỉnh) đối với KKTCK dưới góc nhìn quản lý kinh tế. Hai là, trên cơ sở khảo cứu kinh nghiệm QLNN đối với KKTCK ở một số địa phương, đã chọn lọc được những kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo một cách có hiệu quả. Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN cấp tỉnh đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008-2015 trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng, chỉ ra những thành công, những hạn chế, bất cập chủ yếu trong thực tế QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo. Bốn là, luận án đề xuất được hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 12 tiết.
  5. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƢỚC NGOÀI Có một số công trình điển hình như: "Toward a New Frontier, Improving the U.S. - Canadian Border" (Hướng đến một biên giới mới, cải thiện khu vực cửa khẩu Mỹ-Canada, Sands, Christopher, Viện Brookings); "The Cross Border Economies of Cambodia, Laos, Thailand and Vietnam" (Các nền kinh tế biên giới của Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam), Viện Phát triển nguồn Campuchia, Phnom Penh; ''Regional Economic Impacts of Cross - Border Infrastructure: A General Equilibrium Application to Thailand and Lao PDR" (Tác động kinh tế của cơ sở hạ tầng xuyên biên giới: Mô hình cân bằng với Thái Lan và Lào), của nhóm tác giả Warr Peter, Menon Jayant, Yusuf Arief Anshory; ''Lộ trình Khu kinh tế xuyên biên giới - Phát triển các KKT xuyên biên giới giữa Trung quốc và Việt Nam" của nhóm tác giả Dinyar Lalkaka, Yuan Xiaohiu và Quan Anh Nguyen; "Phát triển thể chế và tăng cường năng lực - Dự án Phát triển các KKT xuyên biên giới giữa Trung quốc và Việt Nam" của Robert L. Wallack 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG NƯỚC Các công trình như: Khu kinh tế tự do - Những vấn đề lý luận và thực tiễn; Xây dựng các KKT mở và đặc KKT ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của V Đại Lược; "Kinh nghiệm thế giới về phát triển KCX và Đặc KKT của Viện Kinh tế học; Các giải pháp quản lý nhà nước về thương mại tại khu thương mại tự do và khu kinh tế cửa khẩu của nước ta của tác giả Hoàng Tuyết Minh;… Một số cuốn sách tham khảo như Kỷ yếu Hội nghị Tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế ở Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Kỷ yếu hội thảo Tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng - những vấn đề đặt ra cho KKT, KKTCK ở Việt Nam của Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XIII; Một số vấn đề về KKTCK ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập" của Nguyễn Minh Hiếu; Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam của Phạm Văn Linh; Đề án rà soát, điều
  6. 4 chỉnh quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư;… Một số luận án tiến sĩ như: Đặc khu kinh tế trong chiến lược phát triển quốc gia của Nguyễn Trường Sơn; Phát triển KKTCK biên giới phía Bắc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Đặng Xuân Phong; Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai của Giàng Thị Dung… Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến KKTCK quốc tế Cầu Treo như: Đề án Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo giai đọan 2007-2010 và định hướng đến năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh; Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh, luận án của Nguyễn Văn Trị. 1.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.3.1. Những kết quả nghiên cứu đã đƣợc khẳng định - Về lý luận: Các công trình đã nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển KKTCK như: (i) Khái niệm, đặc điểm, một số mô hình về KKTCK; (ii) Vai trò, tác động của KKTCK đến phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực, địa phương; (iii) Một số khái niệm và nội dung quản lý nhà nước đối với KKTCK. - Về thực tiễn: Luận án có thể tham khảo và kế thừa các nhận định, các dữ liệu số liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trước đó như: Những phân tích về phát triển khu kinh tế cửa khẩu, quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu nói chung và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nói riêng trên một số mặt như quản lý về quy hoạch, chính sách, quản lý xuất nhập cảnh, sự hợp tác kinh tế khu vực biên giới,...; một số kinh nghiệm về quản lý và phát triển KKTCK ở trong và ngoài nước có thể tham khảo để nghiên cứu, bổ sung cho nội dung của luận án; Một số quan điểm, giải pháp về phát triển KKTCK. 1.3.2. Các khoảng trống cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu - Trong các công trình nghiên cứu đã được tổng quan nêu trên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ để làm sáng tỏ cơ sở lý luận về QLNN đối với KKTCK dưới góc nhìn của chuyên ngành quản lý kinh
  7. 5 tế. Đây là khoảng trống mà luận án s tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện dưới góc nhìn chuyên ngành quản lý kinh tế (như: các khái niệm, đặc điểm, mô hình KKTCK; khái niệm, vai trò, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN (cấp tỉnh) đối với KKTCK,…) để làm căn cứ cho phân tích thực tiễn QLNN (cấp tỉnh) đối với KKTCK. - Không có công trình nghiên cứu nào tập trung phân tích một cách có hệ thống về QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008- 2015; cũng không có công trình nào đi sâu đánh giá, chỉ ra những thành công, nhất là hạn chế cần khắc phục trong QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo. Đây là khoảng trống mà tác giả s tiếp tục nghiên cứu, phát triển trong quá trình viết luận án. - Một số văn bản, quy hoạch và chính sách phát triển đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo đã đưa ra một số định hướng, giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu này nhưng chưa xuất phát từ những căn cứ thực tiễn sâu sắc và thiếu tầm nhìn cần thiết, nhất là trong các bối cảnh mới của trong và ngoài nước có ảnh hưởng đến QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là một khoảng trống mà luận án s thực hiện để khỏa lấp. Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CẤP TỈNH ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CÁC MÔ HÌNH KHU KINH TẾ CỦA KHẨU 2.1.1. Khái niệm khu kinh tế của khẩu Khu kinh tế cửa khẩu là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt, được hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính, được thành lập bởi cấp có thẩm quyền với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh và các loại hình dịch vụ, giao lưu kinh tế qua biên giới, nhằm thu lợi ích từ hội nhập, đẩy mạnh phát triển KT-XH gắn với bảo vệ an ninh biên giới. 2.1.2. Đặc điểm cơ bản của khu kinh tế cửa khẩu Thứ nhất, cách xa các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh, của đất nước;
  8. 6 Thứ hai, có sự tương đồng về văn hóa nhưng khác biệt về trình độ phát triển KT-XH ở hai bên biên giới; Thứ ba, hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới là chủ yếu; Thứ tư, hoạt động sản xuất kinh doanh trong KKTCK chủ yếu là hợp tác và cạnh tranh. 2.1.3. Các mô hình khu kinh tế cửa khẩu - Mô hình KKTCK biệt lập: Là KKTCK có hàng rào cứng cách ly với bên ngoài, không có dân sinh sống, thường là có quy mô nhỏ từ vài trăm đến vài nghìn hecta. - Mô hình KKTCK thông thường: Là KKTCK có dân cư sinh sống, thường là có quy mô lớn đến hàng chục ngàn hecta, không có hàng rào cứng cách ly với bên ngoài. - Mô hình Khu hợp tác kinh tế biên giới: Hai KKTCK ở hai bên biên giới hợp lại thành một khu hợp tác kinh tế biên giới, cách ly với bên ngoài (nội địa của mỗi bên) và hoạt động theo một số chính sách chung. Gồm có 2 loại: Khu kinh tế xuyên biên giới; và Khu hợp tác kinh tế biên giới. 2.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU 2.2.1. Khái niệm, vai trò và tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh đối với khu kinh tế cửa khẩu - Khái niệm quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với khu kinh tế cửa khẩu Quản lý nhà nước (cấp tỉnh) đối với KKTCK là tác động có tổ chức của các cơ quan nhà nước địa phương có thẩm quyền đối với KKTCK, dựa trên việc thực thi các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chính sách đã được các cơ quan nhà nước các cấp ban hành (theo thẩm quyền) trong khuôn khổ pháp luật quy định, hướng dẫn khai thác, sử dụng, cũng như kiểm tra giám sát việc thực thi kế hoạch nhằm phát triển bền vững các nguồn lực, từ đó mang lại hiệu quả KT-XH cao nhất cho khu kinh tế cửa khẩu trong chiến lược phát triển tổng thể của cả quốc gia. - Vai trò của quản lý nhà nước c p t nh đối với khu kinh tế cửa khẩu Một là, hình thành và định hướng phát triển các KKTCK. Hai là, điều hành, dẫn dắt sự phát triển của KKTCK theo các mục tiêu đã đề ra thông qua việc xây dựng và ban hành và thực thi các khung pháp lý, quy hoạch, kế hoạch, các chính sách đặc thù cho KKTCK.
  9. 7 Ba là, hỗ trợ các hoạt động, thúc đẩy sự phát triển của KKTCK. Bốn là, trọng tài giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong KKTCK. - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước c p t nh đối với Khu kinh tế cửa khẩu Thông thường, mỗi tỉnh chỉ có một Ban quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với tất cả các KCN, KCX và KKT (trong đó có KKTCK) trên địa tỉnh. Tại các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính thuộc KKTCK còn có sự quản lý của các lực lượng chức năng chuyên ngành tại cửa khẩu (Hải quan; Biên phòng; Công an; Kiểm dịch y tế, động vật, thực vật) và sự phối hợp quản lý của chính quyền địa phương (nơi có cửa khẩu) và cơ quan quản lý cửa khẩu của nước có chung biên giới. Ngoài ra còn có BQLCK để điều hành các hoạt động phối hợp hoạt động của các lực lượng chức năng chuyên ngành với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý cửa khẩu của nước có chung biên giới điều hành các hoạt động phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý cửa khẩu của nước có chung biên giới… 2.2.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh đối với khu kinh tế cửa khẩu - Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển Khu kinh tế cửa khẩu + Xây dựng quy hoạch KKTCK, gồm: Quy hoạch phát triển KKTCK; quy hoạch chung xây dựng KKTCK; quy hoạch phân khu xây dựng các khu chức năng trong KKTCK; quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng, các dự án đầu tư xây dựng trong KKTCK. + Xây dựng kế hoạch phát triển KKTCK, gồm: Kế hoạch tổng thể phát triển KKTCK; các kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm. + Hợp tác quốc tế trong việc phát triển kinh tế cửa khẩu "đối xứng": Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, để phát triển các KKTCK trở thành các điểm nhấn trung tâm kinh tế của khu vực biên giới, Chính phủ các nước có xu hướng nghiên cứu thành lập, hình thành các Khu hợp tác kinh tế biên giới trên cơ sở Khu kinh tế cửa khẩu của một nước và Khu kinh tế đối xứng của nước láng giềng, có chung một số chính sách, tạo thành "một khu vực, hai quốc gia, một chính sách". Khu hợp tác kinh tế biên giới này s cho phép khai thác tiềm năng hợp tác và bổ sung lợi thế giữa các nước láng giềng về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, con người và mở rộng thị trường, góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại, phát
  10. 8 triển thương mại, đầu tư và du lịch lẫn nhau, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ trong và ngoài khu vực thông qua việc kết nối với thị trường quốc tế trong khu vực. - Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển Khu kinh tế cửa khẩu + Tổ chức thực hiện các chính sách của Trung ương: Là việc chính quyền cấp tỉnh tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách và pháp luật áp dụng đối với KKTCK do cấp Trung ương ban hành. + Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh: Chính quyền cấp tỉnh theo thẩm quyền và ủy quyền của Chính phủ cũng ban hành một số chính sách phát triển KKTCK ở địa phương mình nhưng thường chỉ là các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong một số lĩnh vực phù hợp với thực tiễn của địa phương như: hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; hỗ trợ đào tạo nghề; hỗ trợ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào; nhà ở cho công nhân,… nhằm tăng thêm tính hấp dẫn, thu hút đầu tư vào KKTCK. - i u hành, quản lý các hoạt động chủ yếu của khu kinh tế cửa khẩu Là việc điều hành, quản lý của chính quyền cấp tỉnh thông qua BQL KKTCK, các lực lượng chức năng chuyên ngành trong KKTCK trong các hoạt động: XNK; XNC; thu ngân sách; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KKTCK; xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại vào KKTCK; phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại trong khu kinh tế cửa khẩu. - Kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu Chủ thể quản lý (cấp tỉnh) tại KKTCK bao gồm các cơ quan quản lý hành chính (BQL KKTCK, BQLCK), các lực lượng chức năng chuyên ngành (Hải quan, Biên phòng, Công an XNC, Kiểm dịch y tế, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực vật) và còn có cả sự quản lý của chính quyền cấp huyện nơi có KKTCK. Vì vây việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát, thanh tra và xử lý vi phạm, xử lý các vấn đề phát sinh trong KKTCK cũng do các chủ thể nêu trên thực hiện. Đối tượng được kiểm tra, giám sát, kiểm soát, thanh tra là: các tổ chức, cá nhân hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong KKTCK và các đối tượng là hàng hoá, người, phương tiện vận tải khi làm thủ tục XNK, XNC qua cửa khẩu và Cổng B.
  11. 9 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu Thứ nhất, điều kiện tự nhiên. Thứ hai, các điều kiện về kinh tế, xã hội trong nước và của quốc gia láng giềng. Thứ ba, quan hệ đối ngoại và quan hệ kinh tế - chính trị của quốc gia với các nước trong khu vực, đặc biệt là với nước láng giềng có chung đường biên giới. Thứ tư, là khung khổ pháp lý và chính sách của nhà nước Trung ương đối với KKTCK. Thứ năm, việc bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy và nhân lực của các cơ quan QLNN đối với KKTCK. 2.3. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU, BÀI HỌC CHO KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO 2.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với Khu kinh tế - thƣơng mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị Từ năm 1998, khu vực cửa khẩu Lao Bảo được hoạt động thí điểm theo Quyết định số 219/1998/QĐ-TTg về quy chế khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo. Đến năm 2005, Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo chính thức được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg ngày 12/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ. - Quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo Về xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển; về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách; về điều hành, quản lý một số hoạt động chính (XNK, XNC và thu ngân sách; xúc tiến đầu tư và thương mại; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại); và về kiểm tra, kiểm soát tại cửa khẩu Lao Bảo theo mô hình "Một cửa - Một lần dừng". - Tổ chức bộ máy quản lý đối với Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý các KCN tỉnh Quảng Trị với Ban quản lý Khu KT - TM đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị. Sau khi hợp nhất nhân sự của Văn
  12. 10 phòng đại diện và các phòng chuyên môn được giao theo d i, quản lý đối với Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo cơ bản được giữ nguyên từ bộ máy cũ của Ban quản lý Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo. Văn phòng đại diện có con dấu, có tài khoản riêng và được giao quyền để chủ động xử lý các vấn đề phát sinh tại Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo. Do sắp xếp tổ chức bộ máy hợp lý và ít bị xáo trộn về nhân sự quản lý đối với Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo nên các hoạt động ở KKTCK này cũng ít bị ảnh hưởng và được duy trì, phát triển. 2.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, tỉnh Quảng Bình Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, tỉnh Quảng Bình nằm giữa KKTCK quốc tế Cầu Treo và Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo trên đường tuyến biên giới Việt - Lào. KKTCK Cha Lo được thành lập theo Quyết định số 137/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. - Quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo Về xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển; về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách; về điều hành, quản lý một số hoạt động chính (XNK, XNC, thu ngân sách; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng). - Tổ chức bộ máy quản lý đối với Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo Cũng như ở Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo, mặc dù đã hợp nhất hai Ban quản lý nhưng nhân sự trực tiếp theo d i, quản lý KKTCK Cha Lo được phân công lại nhiệm vụ cơ bản vẫn được giữ nguyên từ bộ máy cũ của Ban quản lý KKTCK Cha Lo; Văn phòng đại diện tại KKTCK Cha Lo có tài khoản, có con dấu riêng và được giao quyền chủ động xử lý các vấn đề phát sinh tại KKTCK. 2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lí nhà nƣớc đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo Một là, khai thác lợi thế chiến lược. Hai là, về xây dựng, ban hành chính sách phát triển. Ba là, về quản lý các hoạt động của KKTCK (các bài học kinh nghiệm về quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; về thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp; về hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), xuất nhập cảnh (XNC) và thu ngân sách; về dân số và lao động trên địa bàn). Bốn là, về kiểm tra, kiểm soát tại cửa khẩu. Năm là, về tổ chưc bộ máy quản lý đối với KKTCK.
  13. 11 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO 3.1. TỔNG QUAN VỀ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Từ năm 1998 trở về trước, khu vực cửa khẩu Cầu Treo còn là khu vực rất hoang sơ, điều kiện tự nhiên hết sức khó khăn, hạ tầng kỹ thuật hết sức yếu kém; trình độ dân trí và mức thu nhập trên đầu người của nhân dân còn thấp, chủ yếu sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 177/1998/QĐ-TTg cho phép áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo với một số chính sách ưu đãi. Giai đoạn 1999-2007, mức tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 14%; thu ngân sách chiếm gần 40% tổng thu ngân sách tỉnh; dân số từ 1,3 vạn người (năm 1998), đến 2007 đã tăng lên trên 2,1 vạn người. Nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được xây dựng, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, bước đầu tạo ra diện mạo đô thị miền núi tương đối khang trang. Năm 2007, KKTCK quốc tế Cầu Treo chính thức được thành lập Theo quyết định số 162/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính: xã Sơn Kim 1, xã Sơn Kim 2, xã Sơn Tây và thị trấn Tây Sơn thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh với tổng diện tích tự nhiên là 56.685 ha; cùng với đó là nhiều chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng, xuất - nhập khẩu, xuất nhập cảnh... Từ năm 2008 đến nay, KKTCK quốc tế Cầu Treo đã có những bước phát triển khá nhanh; kinh tế- xã hội có nhiều khởi sắc, bước đầu đã hình thành nên các khu đô thị, khu công nghiệp, thương mại, du lịch; thu ngân sách tăng theo hàng năm, góp phần vào sự phát triển KT-XH của tỉnh, đảm bảo quốc phòng an ninh khu vực biên giới. KKTCK quốc tế Cầu Treo trở thành 01 trong 09 KKTCK trọng điểm của cả nước được ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trong giai đoạn 2015-2020. 3.1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo - Điều kiện tự nhiên Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Tĩnh, trên địa hình núi cao 300m800m, cửa khẩu là điểm cuối của Quốc
  14. 12 Lộ 8A. Diện tích đồi núi chiếm 80%, diện tích đất bằng phẳng rất ít và phân bổ không tập trung. KKTCK quốc tế Cầu Treo là vùng kinh tế quá cảnh cho 8 tỉnh thuộc 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan sử dụng Quốc lộ 8A. Từ cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo đến thị trấn Lạc Xao của Lào khoảng 35 km, đến đường 13 của Lào dài 148 km, qua Lào đến các tỉnh đông bắc Thái Lan. Đây là tuyến đường ngắn nhất để vùng Đông Bắc Thái Lan và khu vực Trung Lào thông thương ra các nước qua cụm cảng biển nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương của Hà Tĩnh. - Điều kiện kinh tế - xã hội Tổng dân số hiện trạng trong khu vực nghiên cứu là khoảng 30.000 người. Thành phần dân số cơ bản là người Kinh, không có các bản làng định cư lâu đời của các dân tộc thiểu số. Người dân chủ yếu sống nhờ vào chăn nuôi, trồng trọt, khai thác gỗ và làm dịch vụ, kinh doanh thương mại. Về cơ sở hạ tầng, giai đoạn 1998-2015 KKTCK quốc tế Cầu Treo được đầu tư gần 1.000 tỷ đồng từ ngân sách các cấp để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội, bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh và góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, bước đầu tạo ra diện mạo đô thị miền núi, các điểm dân cư nông thôn biên giới tương đối khang trang. 3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo Ban Quản lý KKT tỉnh Hà Tĩnh được thành lập từ đầu năm 2014 trên cơ sở hợp nhất 2 Ban quản lý KKT Vũng Áng và KKTCK quốc tế Cầu Treo. Mặc dù việc hợp nhất Ban quản lý đã được 3 năm nhưng đến nay Quy chế hoạt động của Ban quản lý KKT tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa được ban hành sửa đổi. Văn phòng đại diện tại KKTCK là do BQLKKT tỉnh không được phân quyền để chủ động xử lý các vấn đề phát sinh tại KKTCK. Ban quản lý cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (BQLCK) cũng đã được thành lập nhưng các thành viên là cấp phó các sở, ngành (phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phó giám đốc Công an tỉnh, Phó chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, Phó cục trưởng Cục Hải quan) là những người làm việc kiêm nhiệm, không thường xuyên ở cửa khẩu nên hoạt động của BQLCK chưa phát huy được hiệu quả. Đối với các lực
  15. 13 lượng chức năng tại KKTCK (Hải quan, Biên phòng, Công an, Kiểm dịch) cơ cấu tổ chức, nhân sự được duy trì khá ổn định. 3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO 3.2.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đã định hướng KKTCK quốc tế Cầu Treo là KKT trọng điểm, mang tính động lực đối với sự phát triển của tỉnh. Quy hoạch chung xây dựng KKTCK quốc tế Cầu Treo đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010, theo đó đã xác định tính chất của khu kinh tế là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực nhưng trọng tâm là hoạt động thương mại cửa khẩu. UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt 11 đồ án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết xây dựng chức năng. Trên cơ sở đó, BQL KKTCK đã xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm. Các đồ án quy hoạch và kế hoạch được xây dựng đồng bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư của doanh nghiệp, người dân được thuận lợi và đúng định hướng. 3.2.2. Thực trạng xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo - Về xây dựng, ban hành chính sách Chính sách áp dụng cho KKTCK quốc tế Cầu Treo được ban hành ở 2 cấp Trung ương và địa phương, trong đó chủ yếu là cơ chế chính sách do cấp Trung ương ban hành nhưng cũng trên cơ sở đề xuất của tỉnh Hà Tĩnh và các Bộ ngành Trung ương. Theo đó, toàn bộ KKTCK quốc tế Cầu Treo là khu phi thuế quan (quan hệ trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa KKTCK quốc tế Cầu Treo và thị trường trong nước là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu; có tổ chức Hải quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hoá) kèm theo một loạt chính sách ưu đãi về thuế , tín dụng, đầu tư;... Về phía địa phương, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã ban hành Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND ngày 22/8/2008 bổ sung một số chính sách ưu đãi đầu tư. - Về tổ chức thực hiện chính sách Tính từ năm 2008, các cơ chế chính sách do Trung ương ban hành
  16. 14 mà KKTCK quốc tế Cầu Treo được áp dụng có rất nhiều thay đổi và thường xuyên gặp những vướng mắc. Đặc biệt, kể từ ngày 01/9/2016 trở đi Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 có hiệu lực, một số chính sách tài chính hiện đang áp dụng đối với các KKTCK s hết hiệu lực, đặc biệt là KKTCK quốc tế Cầu Treo s không còn là khu phi thuế quan (do không được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng), làm nảy sinh nhiều vướng mắc ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý nhà nước và sản xuất kinh doanh trong KKTCK quốc tế Cầu Treo. 3.2.3. Thực trạng điều hành, quản lý các hoạt động chủ yếu đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 3.2.3.1. Thực trạng quản lý hoạt động xu t nhập khẩu và thu ngân sách Trong giai đoạn từ 2008-2015, hoạt động thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu của KKTCK quốc tế Cầu Treo có nhiều chuyển biến tích cực với kết quả năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: 250 200 150 100 50 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Xuất khẩu (triệu USD) 25.14 32.15 34.68 48.9 79.04 120.42 102.98 87.88 Nhập khẩu (triệu USD) 30.72 60.87 51.88 67.7 104.72 233.85 172.79 92.07 Thu ngân sách (tỷ đồng) 50.53 57.55 67.51 71.64 95.31 205.23 225.95 191.76 Biểu đồ 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu và thu ngân sách của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008-2015 Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý KKT tỉnh Hà Tĩnh. - Thực trạng quản lý hoạt động xuất nhập cảnh Hiện nay, trong các cửa khẩu biên giới với Lào, cửa khẩu quốc tế Cầu Treo hiện là cửa khẩu có lượng người và phương tiện làm thủ tục XNC nhiều nhất, lý do là tuyến đường Viêng Chăn - Cầu Treo hiện nay là tuyến đường ngắn nhất từ Thủ đô Viêng Chăn của Lào sang Việt Nam.
  17. 15 Bảng 3.2: Số liệu xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008-2015 Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Lượt người xuất cảnh, 274.67 261.41 248.84 350.62 516.25 521.03 608.6 626.01 nhập cảnh Lượt phương tiện xuất 56.18 49.68 46.45 68.18 74.62 79.33 100.36 101.16 cảnh, nhập cảnh Nguồn: Ban quản lý KKT tỉnh Hà Tĩnh. - Thực trạng quản lý hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại Tính đến cuối năm 2015, đã có 165 doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trên địa bàn KKTCK quốc tế Cầu Treo, ngoài ra còn có hàng ngàn hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong KKT, trong đó có 1.350 hộ đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Có 24 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong nước được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.884 tỷ đồng; vốn đầu tư thực hiện là 1.300 tỷ đồng. Trong đó, có 09 dự án đầu tư đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; 06 dự án đang triển khai xây dựng dở dang; các dự án khác đang triển khai làm các thủ tục. - Thực trạng quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Công tác đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng cũng đã được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Riêng trong giai đoạn từ 2008-2015, với tổng số vốn NSNN đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KKTCK quốc tế Cầu Treo là trên 784 tỷ đồng (trong đó: vốn ngân sách Trung ương là 686 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh là 98 tỷ đồng). Nhờ nguồn vốn trên, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội của KKTCK quốc tế Cầu Treo đã dần được cải thiện, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa khu vực miền núi, môi trường sống của người dân được nâng lên, văn hóa - giáo dục có bước phát triển mới, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. - Thực trạng quản lý hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại Cũng như tại nhiều khu vực biên giới khác, ở KKTCK quốc tế Cầu Treo song song với hoạt động xuất nhập khẩu chính ngạch vẫn còn hiện tượng buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu. Các mặt hàng
  18. 16 buôn lậu qua biên giới chủ yếu là: Nước giải khát, gạo, các mặt hàng điện tử điện lạnh như tủ lạnh, điều hòa, rượu, pháo… Các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu thường xuyên bố trí đủ lực lượng để duy trì và thực hiện nghiêm túc công tác tuần tra, kiểm soát, nắm tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong địa bàn hoạt động. Riêng năm 2015 xử lý 108 vụ vi phạm thủ thục Hải quan, thu 618,6 triệu đồng; bắt giữ, xử lý 22 vụ/64 đối tượng. 3.2.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề phát sinh tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt động của KKTCK quốc tế Cầu Treo chủ yếu do Ban quản lý KKTCK, BQLCK và các lực lượng chức năng trong KKTCK thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao, một số nội dung kiểm tra, giám sát thực hiện theo cơ chế phối hợp. Ngoài ra, UBND huyện Hương Sơn có trách nhiệm phối hợp với BQLKKT trong công tác kiểm tra đối với một số lĩnh vực hoạt động tại KKTCK như quản lý quy hoạch, xây dựng, giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai theo thẩm quyền; nguyên tắc kiểm tra là không gây chồng chéo để ảnh hưởng đến các hoạt động của KKTCK. Giai đoạn 2008-2015, BQL KKTCK đã tổ chức 116 cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát đột xuất và định kỳ theo kế hoạch; qua thanh tra, kiểm tra, giám sát đã phát hiện, xử lý 56 vụ việc vi phạm phạm về quy hoạch và sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, vi phạm Giấy phép đầu tư; kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan tháo gỡ 09 vụ việc vướng mắc về chính sách thuộc thẩm quyền cấp trung ương. 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CẤP TỈNH ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO 3.3.1. Những thành công chủ yếu Thứ nhất, quy hoạch và kế hoạch phát triển KKTCK Cầu Treo được xây dựng đồng bộ. Thứ hai, là xây dựng, ban hành và triển thực hiện các chính sách bước đầu có hiệu quả. Thứ ba, góp phần tăng thu ngân sách cho nhà nước, làm tốt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Thứ tư, quản lý tốt hoạt động XNC. Thứ năm, bước đầu tạo dựng được cơ sở hạ tầng, cải thiện môi
  19. 17 trường sống cho người dân, mở rộng quan hệ hợp tác, củng cố tình hữu nghị giữa Việt Nam với Lào và các nước láng giềng, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng vùng biên giới. 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế - Hạn chế: Thứ nhất, việc lập các quy hoạch xây dựng trong KKTCK quốc tế Cầu Treo triển khai còn chậm, quản lý quy hoạch còn bất cập. Thứ hai, các chính sách do UBND tỉnh ban hành áp dụng cho KKTCK quốc tế Cầu Treo đã lạc hậu nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung. Thư ba, cơ sở hạ tầng KKTCK còn thiếu đồng bộ, một số công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu chưa được đầu tư. Thứ tư, thu hút đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo còn gặp nhiều khó khăn. Thứ năm, hoạt động thương mại, XNK của KKTCK quốc tế Cầu Treo còn tự phát, có tính thời vụ, quy mô XNK còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; thu ngân sách còn thấp. Thứ sáu, việc phân cấp, ủy quyền cho BQL KKTCK trong một số lĩnh vực còn thiếu nhất quán, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng chuyên ngành tại KKTCK quốc tế Cầu Treo chưa thực sự thống nhất và hiệu quả. - Nguyên nhân: Một là, cơ sở hạ tầng KKTCK còn yếu kém, nguồn lực đầ.u tư phát triển hạn chế, giải phóng mặt bằng khó khăn. Hai là, hệ thống các trục giao thông chính nối KKTCK quốc tế Cầu Treo với nội địa và Lào chậm được đầu tư nâng cấp. Ba là, khung khổ pháp lý và chính sách của Trung ương đối với KKTCK thiếu ổn định, chồng chéo, vướng mắc nhưng chậm được tháo gỡ. Bốn là, chính sách của các quốc gia láng giềng và các Hiệp định thương mại tự do. Năm là, việc bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy QLNN đối với KKTCK sau khi hợp nhất hai Ban quản lý chưa được quan tâm đúng mức; trình lao động trong KKTCK còn thấp. Sáu là, công tác xúc tiến thương mại - đầu tư chưa hiệu quả. Bảy là, chậm triển khai hợp tác giữa hai nước láng giềng.
  20. 18 Chƣơng 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO 4.1. BỐI CẢNH MỚI TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO 4.1.1. Bối cảnh quốc tế có ảnh hƣởng đến sự phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo - Xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng: WTO và các FTA đòi hỏi các thành viên phải thực hiện rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật của nước mình. Ngoài ra, việc tham gia các hiệp định FTA thế hệ mới đòi hỏi chúng ta phải cạnh tranh ở mức độ cao hơn, cần phải hoàn thiện chính sách thương mại, trong đó phải hoàn thiện chính sách thương mại biên giới để nâng cao hiệu quả hoạt động của các KKTCK. - Việc đầu tư và mở rộng các hành lang kinh tế của Tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng (GMS): Trọng tâm Khuôn khổ Chiến lược của GMS là nhằm phát triển các hành lang kinh tế đã xúc tác đẩy mạnh sự quan tâm đến các đặc khu kinh tế, đặc biệt là các khu kinh tế cửa khẩu, đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều ngành lĩnh vực. Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với vị trí chiến lược nằm giáp biên giới Lào và gần phía Đông Bắc Thái Lan, có cơ hội trở thành một trung tâm thương mại quan trọng trên hành lang phía Đông - Tây. - Xu hướng đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới theo chuẩn mực quốc tế: Trong xu thế gia tăng hội nhập và toàn cầu hóa, ngày càng nhiều nền kinh tế mới nổi bắt đầu cạnh tranh ở các thị trường lớn hơn thuộc các nước phát triển. Vì vậy, các KKTCK cần thu hút đầu tư phát triển các dự án đảm bảo lồng ghép những công nghệ mới nhất và bền vững, thân thiện với môi trường, tuân thủ những quy chuẩn quốc tế trong những lĩnh vực chính theo kế hoạch phát triển của KKTCK, cũng như trong việc sử dụng các nguồn lực của mình để đảm bảo cạnh tranh khi thâm nhập các thị trường lớn. 4.1.2. Bối cảnh trong nƣớc - Yêu cầu đặt ra từ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 5 năm 2016-2020: Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 của đất nước đã định hướng phát triển các hành lang, vành đai kinh tế, kết nối hiệu quả với các nước trong khu vực…, trong đó lựa chọn một số khu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2