intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

96
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội" nghiên cứu với mục đích nhằm đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý nhà nước về vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội thời gian qua. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> -------------------------------------------<br /> <br /> HỒ THỊ HƯƠNG MAI<br /> <br /> QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG<br /> PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG<br /> ĐÔ THỊ HÀ NỘI<br /> Chuyên ngành: Quản lý kinh tế<br /> Mã số:<br /> <br /> 62 34 01 01<br /> <br /> Tóm tắt luận án tiến sỹ kinh tế<br /> <br /> Hà Nội - 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Học viện Chính trị Quốc<br /> gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Ngọc Lợi<br /> PGS.TS. Bùi Văn Huyền<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học<br /> viện họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia<br /> và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Min.h<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án<br /> Cùng với đô thị hóa nhanh chóng, nhu cầu vốn phát triển<br /> KCHTGTĐT ngày càng lớn, vượt quá khả năng đáp ứng của ngân<br /> sách nhà nước (NSNN), trở thành một “điểm nghẽn” trong quá trình<br /> phát triển kinh tế của các quốc gia, hạn chế những tác động tích cực<br /> của đô thị hóa. Vì thế, để huy động được vốn và sử dụng có hiệu quả<br /> vốn đầu tư KCHTGTĐT cần vai trò quản lý của Nhà nước để tạo lập<br /> cơ chế, chính sách, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước,<br /> đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân trong<br /> quá trình xây dựng, vận hành và phát triển KCHTGTĐT. Nói cách<br /> khác, KCHTGTĐT chỉ có thể phát triển đồng bộ thông qua vai trò<br /> định hướng của Nhà nước và chỉ có nhà nước mới có đủ điều kiện để<br /> điều tiết, phân bổ mọi nguồn lực của quốc gia trong việc đầu tư phát<br /> triển hệ thống KCHTGTĐT.<br /> Trong những năm qua, quá trình đô thị hóa ở Hà Nội diễn ra hết<br /> sức mạnh mẽ, nhờ đó KCHTGTĐT cũng được quan tâm đầu tư phát<br /> triển. Tuy nhiên, sự phát triển đó vẫn chưa tương xứng với nhu cầu<br /> phát triển kinh tế, xã hội của thủ đô, vẫn xảy ra tình trạng ách tắc giao<br /> thông trên hầu hết các tuyến phố nội đô. Một trong những nguyên<br /> nhân của hạn chế đó xuất phát từ hiệu quả của công tác quản lý nhà<br /> nước (QLNN) về vốn đầu tư cho KCHTGT chưa cao; chưa huy động<br /> được các nguồn vốn khác để giảm gánh nặng cho NSNN; việc sử<br /> dụng vốn đầu tư kém hiệu quả, phân bổ vốn còn dàn trải, chậm tiến<br /> độ; tình trạng nợ đọng vốn kéo dài; vẫn còn tình trạng thất thoát, sai<br /> phạm, lãng phí vốn đầu tư trong xây dựng KCHTGTĐT…<br /> Với mục tiêu phát triển Hà Nội trở thành một thủ đô văn minh, một<br /> đô thị bền vững, Hà Nội rất cần một hệ thống KCHTGTĐT đồng bộ,<br /> hiện đại. Chính vì vậy mà việc hoàn thiện QLNN về vốn đầu tư trong<br /> phát triển KCHTGTĐT Hà Nội nhằm khắc phục các hạn chế của công<br /> tác đầu tư, mang lại hiệu quả cao là vấn đề có tính cấp thiết, cần được<br /> nghiên cứu và thực hiện một cách thấu đáo. Trong bối cảnh đó, đề tài<br /> <br /> 2<br /> “Quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng<br /> giao thông đô thị Hà Nội” được lựa chọn thực sự có ý nghĩa cả về lý<br /> luận và thực tiễn.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br /> 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án<br /> Mục đích nghiên cứu cơ bản của luận án là đề xuất định hướng,<br /> giải pháp hoàn thiện QLNN về vốn đầu tư trong phát triển<br /> KCHTGTĐT Hà Nội trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng<br /> QLNN về vốn đầu tư phát triển KCHTGTĐT Hà Nội thời gian qua.<br /> 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài<br /> - Làm rõ cơ sở lý luận QLNN về vốn đầu tư trong phát triển<br /> KCHTGTĐT.<br /> - Nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về vốn đầu tư trong phát triển<br /> KCHTGTĐT ở một số thành phố trên thế giới và Việt Nam<br /> - Phân tích thực trạng QLNN về vốn đầu tư trong phát triển<br /> KCHTGTĐT Hà Nội trong thời gian qua<br /> - Đề xuất những định hướng và giải pháp để hoàn thiện QLNN về<br /> vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội từ nay đến năm<br /> 2020.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu trong luận án là QLNN về vốn đầu tư trong<br /> phát triển KCHTGTĐT cấp thành phố trực thuộc trung ương, cụ thể là<br /> Thủ đô Hà Nội.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> 3.2.1. Về nội dung<br /> Nghiên cứu quy trình QLNN về vốn đầu tư từ NSNN cấp thành<br /> phố (từ lập kế hoạch vốn, huy động vốn, phân bổ, thanh quyết toán và<br /> <br /> 3<br /> kiểm tra, giám sát vốn) trong phát triển mới kết cấu hạ tầng giao thông<br /> đường bộ và đường sắt đô thị Hà Nội.<br /> Do hạn chế dung lượng nên không đi sâu vào kỹ thuật tính toán có<br /> tính nghiệp vụ quản lý vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT.<br /> 3.2.2. Về thời gian và địa bàn nghiên cứu<br /> Thực trạng QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT trên<br /> địa bàn Hà Nội được khảo sát trong giới hạn thời gian từ năm 2008 2013 và đề xuất giải pháp đến năm 2020.<br /> Địa bàn khảo sát là nội đô thành phố Hà Nội sau khi mở rộng.<br /> 4. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu của luận án<br /> 4.1. Phương pháp tiếp cận<br /> Tác giả luận án đã sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận<br /> đa ngành, tiếp cận lịch sử - cụ thể và tiếp cận hiệu quả và bền vững để<br /> nghiên cứu luận án.<br /> 4.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua phát phiếu điều tra xã<br /> hội học và phỏng vấn sâu đồng thời tổng hợp, phân tích, so sánh dựa<br /> trên các tài liệu thứ cấp được thu thập từ số liệu thống kê, các báo cáo<br /> của UBND Thành phố, các Sở, các dự án giao thông đô thị, các văn<br /> bản pháp luật có liên quan và các kết quả đã công bố từ các luận án,<br /> các đề tài khoa học, sách, bài báo của các nhà khoa học trong và ngoài<br /> nước để phục vụ cho nghiên cứu của luận án.<br /> 5. Những đóng góp mới của luận án<br /> - Đã làm rõ khái niệm về QLNN về vốn đầu tư trong phát triển<br /> KCHTGTĐT đồng thời đã đưa ra được các tiêu chí đánh giá QLNN<br /> vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT. Bên cạnh đó, luận án cũng<br /> chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về vốn đầu tư trong<br /> phát triển KCHTGTĐT.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0