intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Việt Nam" nhằm phân tích và và đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động quản lý thuế đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam gắn với bối cảnh chuyển đổi số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ------------ NGUYỄN THỊ CẨM GIANG QUẢN LÝ THUẾ NHẰM THÚC ĐẨY TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ------------ NGUYỄN THỊ CẨM GIANG QUẢN LÝ THUẾ NHẰM THÚC ĐẨY TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1.PGS.TS. LÊ THỊ DIỆU HUYỀN 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH HOÀI HÀ NỘI - 2024
  3. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đảm bảo được sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế (NNT) là một trong những yêu cầu cơ bản đặt ra đối với công tác hoạch định chính sách thuế và hoạt động thực thi pháp luật thuế. Tuy nhiên, do việc thực hiện nghĩa vụ thuế ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến những lợi ích vật chất của NNT nên họ không hoàn toàn tự nguyện trong tuân thủ thuế. Ở Việt Nam hiện nay, trong điều kiện thực hiện cơ chế NNT tự kê khai, tự nộp thuế và hiện đại hóa công tác quản lý thuế, việc nghiên cứu, xem xét, đánh giá tính tuân thủ thuế của NNT để có những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa tính tuân thủ thuế là hết sức quan trọng. Điều này đặt ra yêu cầu phải làm sáng tỏ thêm về lý luận và thực tiễn tuân thủ thuế, đặc biệt phải đánh giá được mức độ tuân thủ thuế của NNT và đánh giá được hiệu quả của hoạt động giám sát tính tuân thủ thuế ở Việt Nam để cơ quan quản lý thuế thực hiện các biện pháp quản lý thuế có hiệu quả hơn. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã kế thừa khung lý thuyết về mô hình tuân thủ thuế và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của NNT khác nhau giữa cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu xem xét tác động của nhóm nhân tố hoạt động quản lý thuế và nhóm nhân tố công nghệ đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Từ đó các giải pháp nhằm nâng cao mức độ tuân thủ thuế đứng từ góc nhìn quản lý thuế là chưa được làm rõ. Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu “Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Việt Nam” là đề tài luận án tiến sĩ, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, với mong muốn đóng góp giá trị khoa học trong quá trình cải cách hệ thống quản lý thuế hướng đến nâng cao mức độ tuân thủ của doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích và và đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động quản lý thuế đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam gắn với bối cảnh chuyển đổi số. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: đánh giá mức độ ảnh hưởng của quản lý thuế đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp  Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: doanh nghiệp ở Việt Nam.
  4. 2 - Về thời gian: 2016 – 2022 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu * Ý nghĩa khoa học: Luận án nghiên cứu, phân tích và trình bày một cách đầy đủ và có hệ thống các vấn đề lý luận về tính tuân thủ thuế của NNT. Luận án chỉ rõ các nội dung tuân thủ thuế của NNT, các tiêu thức đánh giá tính tuân thủ thuế, các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của NNT là DN, đứng trên góc độ quản lý thuế. Bên cạnh đó, Luận án cũng tìm hiểu, xem xét, đối chiếu và rút ra những đánh giá về việc nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT ở một số quốc gia làm bài học kinh nghiệm trong điều kiện Việt Nam hiện nay và thời gian tới. * Ý nghĩa thực tiễn: Luận án phân tích một cách toàn diện về thực trạng tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 (bắt đầu thí điểm áp dụng hóa đơn điện tử, hướng đến phương thức quản lý hiện đại) đến hết năm 2022. Luận án đã đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của DN trên góc độ quản lý thuế ở Việt Nam trên cả hai phương diện là những tác động tích cực, những tác động tiêu cực và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đó. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm định tính, định lượng, thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp số liệu 6. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung Luận án được chia thành 5 chương, bao gồm: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về tuân thủ thuế và quản lý thuế Chương 3: Thực trạng quản lý thuế và tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Việt Nam Chương 4: Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của quản lý thuế đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Chương 5: Giải pháp tăng cường quản lý thuế hướng tới thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Việt Nam
  5. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu về tuân thủ thuế Theo tổng hợp từ các nghiên cứu quốc tế về tuân thủ thuế được chia làm 3 nhóm lý thuyết bao gồm: (i) lý thuyết kinh tế, (ii) lý thuyết xã hội - tâm lý – hành vi, (ii) lý thuyết hỗn hợp kinh tế - xã hội - tâm lý – hành vi. Về các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp: kinh tế học, tâm lý học và xã hội học. 1.2. Nghiên cứu về quản lý thuế nhằm thúc đẩy tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp: Các công trình nghiên cứu đã đề cập về quản lý thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế ở Việt Nam song chỉ gói gọn trong phạm vi nhỏ, chưa giải quyết một cách toàn diện, đặc biệt trong bối cảnh quản lý tuân thủ thuế điện tử như hiện nay. Nhìn chung ở Việt Nam các nghiên cứu tổng thể về quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ của NNT còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh áp dụng thuế điện tử. 1.3. Tổng hợp các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng Các phương pháp nghiên cứu hiện nay được tổng hợp, bao gồm: (1) phương pháp định tính (phỏng vấn sâu) (2) phương pháp định lượng (dựa trên dữ liệu thống kê sử dụng phương pháp thử nghiệm, khảo sát, thống kê mô tả) (3) phương pháp hỗn hợp (khảo sát bảng hỏi kết hợp phỏng vấn chuyên sâu) 1.4. Kết quả kế thừa và khoảng trống nghiên cứu: Các công trình trong và ngoài nước được thống kê ở trên là những nguồn tài liệu quan trọng, đáng tin cậy và có giá trị để các nghiên cứu tiếp theo học hỏi, kế thừa và bồi đắp nhằm hoàn thiện hơn về phương thức đánh giá tuân thủ thuế và giải pháp phù hợp trong công tác quản lý thuế nâng cao mức độ tuân thủ trong xu hướng hội nhập và chuyển đổi số. Mặc dù các công trình nghiên cứu trước đó đã đề cập và phân tích tương đối đầy đủ về cả lý luận và thực tiễn về tuân thủ thuế và công tác quản lý thuế nhằm nâng cao mức độ tuân thủ trong các bối cảnh và thời gian khác nhau. Song khi nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam, chưa có công trình nào kế tiếp bàn luận về mô hình quản lý thuế nâng cao mức độ tuân thủ sẽ thay đổi ra sao để phù hợp với bối cảnh mới. Đây chính là khoảng hở cần tiếp tục có những nghiên cứu sau này về vấn đề quản lý thuế theo mức độ tuân thủ ở Việt Nam. 1.5 Các câu hỏi nghiên cứu trong luận án:
  6. 4 (1) Hệ thống hóa quan điểm và cơ sở lý luận về tuân thủ thuế và quản lý thuế. Làm rõ vai trò quan trọng của công tác quản lý thuế đối với đẩy mạnh tính tuân thủ của DN, đặc biệt trong bối cảnh áp dụng thuế điện tử và tiến tới số hóa thông tin ngành Thuế. (2) Thực trạng tuân thủ thuế của DN và thực trạng công tác quản lý thuế trong việc thúc đẩy tuân thủ của DN trong giai đoạn bắt đầu thí điểm hóa đơn điện tử năm 2016 cho đến nay như thế nào? Đánh giá thành tựu và hạn chế của thực trạng trên và tìm ra các nguyên nhân chủ quan và khách quan cho các tồn tại? (3) Kiểm định và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố về quản lý thuế đến hành vi tuân thủ thuế của các DN tại Việt Nam. Nhân tố nào trong quản lý thuế có ảnh hưởng đáng kể nhất? Ngoài hoạt động quản lý thuế, có nhân tố nào về công nghệ (mức độ đáp ứng CNTT của DN và trình độ ứng dụng CNTT của CQT) có tác động đến tuân thủ thuế của DN hay không? (4) Dựa trên kết quả thảo luận và đánh giá ở trên, các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác quản lý thuế hướng tới thúc đẩy tính tuân thủ thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam là gì? Các kiến nghị khác được đề xuất nhằm tăng cường tính khả thi của các giải pháp.
  7. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUÂN THỦ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUÂN THỦ THUẾ 2.1.1. Khái niệm về thuế 2.1.2. Khái niệm tuân thủ thuế Vận dụng quan điểm tuân thủ thuế của OECD để đưa ra những nhận định toàn diện về mức độ tuân thủ thuế trong mô hình nghiên cứu. Nói tóm lại, tuân thủ thuế của NNT được đánh giá trên 4 khía cạnh: (i) đăng ký thuế, (ii) kê khai và tính thuế, (iii) báo cáo thông tin và lưu trữ hồ sơ thuế, (iv) đóng các nghĩa vụ thuế đúng quy định. 2.1.3. Phân loại tuân thủ thuế 2.1.3.1. Theo hành vi tuân thủ: là tuân thủ tự nguyện và tuân thủ bắt buộc. 2.1.3.2. Theo tính chất tuân thủ: Tuân thủ hành chính và Tuân thủ kỹ thuật 2.1.3.3. Theo nội dung tuân thủ: Tuân thủ kê khai; Tuân thủ thanh toán; Tuân thủ báo cáo thuế 2.1.3.4. Theo mức độ tuân thủ Bốn mức tuân thủ xếp từ cao xuống thấp bao gồm: (1) Nhóm NNT có thái độ luôn sẵn sàng tuân thủ một cách tự nguyện (2) Nhóm NNT có cố gắng tuân thủ song không phải lúc nào cũng chấp hành pháp luật thuế một cách thành công (3) Nhóm NNT chỉ có ý thức tuân thủ khi bị CQT giám sát. (4) Nhóm NNT không có ý thức tuân thủ trong mọi trường hợp. 2.1.4. Các tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ thuế của NNT: phân loại theo tiêu chí định tính và định lượng. 2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ 2.2.1. Một số khái niệm về quản lý thuế Theo nghĩa rộng, quản lý thuế là tất cả các hoạt động quản lý nhà nước về thuế, bao gồm hoạt động hoạch định, xây dựng, ban hành chính sách pháp luật về thuế; tổ chức thực hiện chính sách pháp luật thuế thông qua việc điều hành và tác động đến các chủ thể trong nền kinh tế. Theo nghĩa hẹp, quản lý thuế là việc tổ chức thực thi pháp luật thuế của nhà nước, từ các cấp Trung Ương đến địa phương với các hoạt động chính bao gồm tổ chức, điều hành, quản lý thu nộp thuế đối với các NNT là đối tượng nộp thuế được xác định trong luật quản lý thuế. 2.2.2. Mục tiêu của quản lý thuế
  8. 6 2.2.3. Nguyên tắc của quản lý thuế 2.2.4. Nội dung cơ bản của quản lý thuế 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp Với phạm vi nghiên cứu của luận án xem xét tác động của hoạt động quản lý thuế đến nâng cao hành vi tuân thủ thuế của DN, sẽ bao gồm 3 nhóm nhân tố chính là (i) nhóm nhân tố liên quan đến quản lý thuế; (ii) nhóm nhân tố liên quan đến người nộp thuế; (iii) nhóm nhân tố khác liên quan đến kinh tế - xã hội. 2.4. MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ THUẾ THEO MỨC ĐỘ TUÂN THỦ 2.4.1. Mô hình tuân thủ của Grabosky và Braithwaite Bảng 2.1: Mô hình Grabosky và Braithwaite Mức độ tuân thủ của NNT Biện pháp quản lý của CQT 1. Sẵn sàng tuân thủ 1. Tạo điều kiện thuận lợi 2. Có ý thức cố gắng tuân thủ nhưng 2. Có cơ chế hỗ trợ NNT tuân thủ không phải lúc nào cũng thành công trong thực thi các quy định về pháp luật thuế 3. Chỉ tuân thủ nếu bị CQT chú ý giảm 3. Có cơ chế răn đe, phát hiện dấu hiệu sát vi phạm để ngăn chặn hành vi không tuàn thủ 4. Cố tình không tuân thủ 4. Áp dụng tất cả chế tài xử phạt để phát hiện và loại bỏ các hành vi không tuân thủ Nguồn: Grabosky và Braithwaite, 1986 2.4.2. Mô hình lý thuyết hành động hợp lý Tác giả đã kế thừa và điều chỉnh nhân tố của nghiên cứu Ajzen và Fishbein (1975). Về biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, các nhân tố là đặc điểm kinh doanh và đặc điểm tâm lý của NNT nói chung được kế thừa và điều chỉnh thành đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp và đặc điểm tâm lý/nhận thức tuân thủ thuế của người đứng đầu doanh nghiệp, xem xét tác động cùng chiều đến hành vi tuân thủ thuế của DN. 2.4.3. Mô hình lý thuyết về chấp nhận công nghệ Mô hình này cũng cho thấy khả năng chấp nhận của một hệ thống thông tin được xác định bởi hai yếu tố cơ bản là nhận thức tính hữu ích và nhận thức hình thức dễ sử dụng.
  9. 7 2.4.4. Mô hình tuân thủ thuế của Fischer Fischer và nhóm nghiên cứu (1992) đã dựa trên nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết của Jackson và Milliron (1986) phân loại 4 nhóm nhân tố chính gồm 14 biến, tác động đến tuân thủ thuế 2.4.5. Mô hình khung sườn dốc trơn trượt về tuân thủ thuế. Tiếp nối các nghiên cứu về tuân thủ thuế được sử dụng Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) được hiệu chỉnh từ Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của Ajzen (1991), mô hình phổ biến trong tuân thủ thuế hiện nay là mô hình khung sườn dốc trơn trượt (Slippery slope framework) được sử dụng cho phương thức quản lý thuế hiện đại. Lý thuyết khung sườn dốc trơn trượtcủa Kirchler, Hoelzl và Wahl (2008) là mô hình dựa trên sự tích hợp của kinh tế, xã hội học và tâm lý học. 2.5. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ TUÂN THỦ 2.5.1. Kinh nghiệm quản lý thuế của cơ quan thuế Úc Mô hình tuân thủ ATO cho thấy sự thành công giữa việc kết hợp lý thuyết và thực tiễn. Cấu trúc thang đo trong đánh giá và quản lý thuế theo mức độ tuân thủ thuế đem lại sự cải cách trong cách thức quản lý thuế theo phương thức hiện đại. 2.5.2. Kinh nghiệm quản lý thuế của cơ quan thuế Anh Cơ quan thuế ở Anh luôn nỗ lực tạo môi trường kê khai thuế phù hợp từ nền kinh tế số thông qua cung cấp thông tin qua website; nâng cao sự thuận tiện cho NNT; kêu gọi kê khai thuế thông qua các sàn thương mại điện tử trung gian, hoặc các hiệp hội. 2.5.3. Kinh nghiệm của cơ quan thuế Canada Bằng cách thiết lập hệ thống dữ liệu điện tử về NNT, CQT ở Canada dựa vào dữ liệu liên quan đến lịch sử tuân thủ thuế của NNT và những đặc điểm khác là tình trạng hoạt động, quy mô kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh…từ đó sử dụng phương pháp đo lường để chia thành từng nhóm với mức độ tuân thủ khác nhau (gồm 3 mức). 2.5.4. Kinh nghiệm quản lý thuế của cơ quan thuế Singapore Theo Cơ quan thu nội địa Singapore - IRAS (2019), phần lớn người nộp thuế là tuân thủ thuế và họ sẽ gây ảnh hưởng đến hành vi của xã hội và tạo áp lực cho nhóm thiểu số người nộp sai phạm phải tuân thủ thuế. Cơ quan thuế này điều chỉnh cách tiếp cận tuân thủ đối với phân khúc người nộp khác nhau nhằm hỗ trợ theo nhu cầu của họ 2.5.5. Kinh nghiệm quản lý thuế của cơ quan thuế Malaysia:
  10. 8 Từ năm 2008, CQT Malaysia tăng cường các hoạt động quảng bá, hội trợ, quảng cáo và phát tờ rơi tuyên truyền về tính năng của thuế điện tử. Đồng thời tổ chức các gian hàng để giới thiệu hệ thống thuế điện tử và giúp NNT nâng cao nhận thức trong tuân thủ thuế. CQT Malaysia luôn nắm rõ vai trò quan trọng của khu vực tư nhân như các tổ chức chuyên nghiệp về đại lý thuế, công ty kế toán kiểm toán; yêu cầu họ chia sẻ về kinh nghiệm củng cố chất lượng của hệ thống thuế trực tuyến. 2.5.6. Bài học kinh nghiệm về quản lý thuế nhằm nâng cao mức độ tuân thủ tại Việt Nam Thứ nhất, tập trung nghiên cứu và đưa ra các tiêu chí phù hợp nhằm xác định mức độ tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế. Thứ hai, thay đổi quan điểm và định vị đối tượng nộp thuế là khách hàng chứ không phải đối tượng thuộc diện quản lý giám sát của cơ quan thuế. Thứ ba, tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin phục vụ quản lý thuế điện tử. Thứ tư, tăng cường công tác hỗ trợ NNT nhằm xây dựng niềm tin của NNT đối với CQT. Thứ năm, tăng cường áp dụng mô hình quản lý rủi ro có trọng điểm kết hợp ứng dụng CNTT. Thứ sáu, tăng cường chức năng phối hợp của đại lý thuế, các tổ chức chuyên nghiệp về kế toán thuế và tư vấn thuế đối với CQT trong việc hỗ trợ, cung cấp các giải pháp phần mềm phục vụ NNT. Thứ bảy, cải tiến cơ cấu tổ chức theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường dịch vụ hỗ trợ thuế tạo niềm tin cho doanh nghiệp
  11. 9 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ THEO MỨC ĐỘ TUÂN THỦ TẠI VIỆT NAM 3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2016 – 2022 Tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức khá, chất lượng được cải thiện Tính chung giai đoạn 2016 - 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 5,82%. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do có nhiều nhân tố khách quan gây ra bất lợi, thì có thể khẳng định đây vẫn là mức tăng tốt so với tình hình chung của thế giới. Tình hình giá cả và tiền tệ được duy trì ổn định Lạm phát được kiểm soát nhờ thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và tài khóa cũng như cơ chế phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và tiền tệ. 3.2. Tình hình thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2016 – 2022: Xét về tổng thể, số thu do ngành Thuế quản lý nói riêng năm 2022 đạt 1.411.700 tăng 45,12% so với năm 2016. Xét về tỷ trọng cơ cấu thu giữa thu nội địa và thu từ dầu thô trong đóng góp tổng thu NSNN có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực, tăng tỷ trọng thu nội địa so với tổng thu NSNN và chiều hướng giảm dần tỷ trọng đối với thu từ dầu thô. Xét trong cơ cấu tỷ trọng thu nội địa giữa các thành phần kinh tế có sự gia tăng đáng kể nguồn thu từ khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh tăng 120,55% tại năm 2022 so với năm 2016, là khu vực kinh tế đang dẫn đầu về đóng góp NSNN. 3.3. Thực trạng bộ máy quản lý thuế ở Việt Nam Sau 10 năm triển khai Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, ngành Thuế Việt Nam đã xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy theo mô hình quản lý thuế theo chức năng kết hợp với đối tượng thống nhất từ Trung ương tới địa phương, đảm bảo tăng cường năng lực thực thi, tinh gọn đầu mối đảm bảo hợp lý, khoa học, hiệu quả theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả. 3.4. Quá trình đổi mới phương thức quản lý thuế hiện đại ở Việt Nam Bắt đầu từ năm 2011 cho đến nay, Việt Nam bắt đầu và đang đẩy mạnh chiến lược xây dựng Chính phủ điện tử thông qua các chương trình ứng dụng CNTT trong các hoạt động cung cấp dịch vụ công của nhà nước
  12. 10 3.5. Thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp ở Việt Nam 3.5.1. Thực trạng về doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2016 – 2022: 3.5.1.1. Về số lượng Cụ thể năm 2022 tổng số doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh tăng 11,89% so với năm 2016, trong đó tốc độ gia tăng của doanh nghiệp mới thành lập của năm 2022 tăng 12,66% so với năm 2016 và điểm sáng ở tiêu chí số doanh nghiệp ngừng kinh doanh và giải thể năm 2022 giảm gần 10% so với 7 năm trước. 3.5.1.2. Về quy mô, loại hình doanh nghiệp: Theo quy mô doanh nghiệp, bình quân giai đoạn 2016 – 2022 doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ và nhỏ chiếm 94,6% trong tổng số doanh nghiệp cả nước, trong đó doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ tăng 70,1% so với bình quân giai đoạn 2013 – 2017, doanh nghiệp quy mô nhỏ tăng 42,2%; doanh nghiệp quy mô vừa và lớn chiếm lần lượt là 3,2% và 2,2% trong tổng số doanh nghiệp của cả nước, với tốc độ tăng so với bình quân giai đoạn trước là 54,6% và 40,2%. 3.5.1.3. Về ngành nghề kinh doanh: Nhìn chung trong giai đoạn 2016 – 2022 quy mô doanh nghiệp của các ngành đều tăng đáng kể với tỉ lệ tăng đồng đều cho tất cả các ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, Công nghiệp và xây dựng và Dịch vụ, với mức tăng trung bình là 105,3%, nhóm dịch vụ tăng nhỉnh hơn với tỉ lệ 106,5% hai nhóm còn lại tăng thấp hơn mức trung bình, khi nhóm ngành nông nghiệp, lầm nghiệp và thủy sản tăng 104,2% và nhóm công nghiệp và xây dựng tăng 105,1%. 3.5.2. Thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam 3.5.2.1. Về đăng ký thuế: Thời gian qua, các thủ tục về đăng ký và cấp mã số thuế đã được CQT cải cách rõ rệt, tạo sự thông thoáng, thuận lợi cho NNT thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Nhờ những cải cách thủ tục của ngành Thuế, NNT đã chủ động và tự giác hơn trong việc đăng ký thuế. Số lượng NNT đăng ký thuế gia tăng qua các năm gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế và tương đồng với số DN mới thành lập hàng năm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số trường hợp DN không thực hiện tuân thủ các quy định về đăng ký thuế, như việc DN không thực hiện hoặc chậm trễ trong kê khai thay đổi thông tin đăng ký thuế hoặc kê khai thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký thuế. 3.5.2.2. Về tuân thủ kê khai thuế:
  13. 11 Trong giai đoạn 2016 – 2022, số lượng DN tuân thủ kê khai thuế đạt ở mức cao. Giai đoạn 2018 – 2022 trung bình đã có 96% số tờ khai thuế đã nộp so với tổng số tờ khai phải nộp (trong khi mục tiêu ngành Thuế đề ra đạt tối thiểu là 95% năm 2020) cao hơn giai đoạn mới triển khai thuế điện tử năm 2016 - 2017 là 93%. 3.5.2.3. Thực trạng tuân thủ nộp thuế Trong giai đoạn 2016 – 2022, cơ quan thuế các cấp đã đẩy mạnh việc kê khai thuế điện tử thông qua việc kết nối hệ thống ứng dụng ngành Thuế với 12 nhà cung cấp dịch vụ kê khai thuế qua mạng internet (T-VAN). Số lượng DN đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử với CQT tăng từ 90% đến 98% số lượng DN đang hoạt động. Số DN đã chuyển tiền thuế thành công với giao diện nộp điện tử qua các NHTM tăng lên qua các năm, do CQT tăng số lượng ngân hàng được ủy quyền, tạo sự tiện lợi hơn cho DN. 3.5.2.4. Thực trạng tuân thủ báo cáo thuế Việc không tuân thủ thuế của DN phổ biến hiện nay là khai báo sai thu nhập liên quan đến thông tin phản ánh nghĩa vụ thuế TNDN không đúng quy định và không đúng với hoạt động của DN trong nền kinh tế. Các biểu hiện không phù hợp về số liệu trên báo cáo tài chính dẫn đến sự không phù hợp của các báo cáo thuế, đây chính là một trong những biểu hiện của sự không tuân thủ thuế của DN (Frank và cộng sự, 2004). 3.6. Thực trạng quản lý thuế theo mức độ tuân thủ ở Việt Nam 3.6.1. Thực trạng hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ thuế Nhìn chung trong giai đoạn 2016 -2022 hoạt động hỗ trợ NNT đa dạng hóa hình thức triển khai với số lượt hỗ trợ đều tăng qua các năm với mức tăng bình quân 130% - 150%/năm, và tăng mạnh về các phương thức điện tử hóa (năm 2022 tăng hơn 5 lần so với năm 2016) thay thế dần các phương thức hướng dẫn truyền thống bằng văn bản. 3.6.2. Thực trạng hoạt động quản lý đăng ký thuế Doanh nghiệp phải bắt buộc thực hiện thủ tục đăng ký thuế và xin cấp mã số thuế với CQT qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, quy định này trích theo thông tư 110/2015/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. 3.6.3. Thực trạng quản lý kê khai thuế Sau giai đoạn thí điểm khai thuế điện tử, hình thức này được triển khai rộng rãi 63/63 tỉnh thành phố. Giai đoạn 2016- 2022, tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động khai thuế qua mạng luôn đạt mức cao, từ 97% năm 2016 lên 98,93% năm 2022. 63 cục thuế triển khai dịch vụ khai thuế điện tử đã phối hợp 55 ngân hàng thương mại, đã hoàn thành kết nối nộp
  14. 12 thuế điện tử với cổng TTĐT Tổng cục thuế, bên cạnh các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ DN sử dụng dịch vụ thuế điện tử. 3.6.4. Thực trạng hoạt động quản lý nộp thuế Với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện tốt chính sách pháp luật thuế, ngành Thuế triển khai cung cấp ứng dụng thuế điện tử dành cho cá nhân, hộ kinh doanh sử dụng trên thiết bị di động (eTax Mobile), góp phần thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về chiến lược chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt. 3.6.5. Thực trạng hoạt động quản lý hoàn thuế Sau thời gian thí điểm thực hiện hoàn thuế điện tử tại 13 tỉnh, thành phố lớn trên cả nước, theo đánh giá của Tổng cục Thuế, hoàn thuế điện tử đã mang lại nhiều hiệu quả và lợi ích rõ rệt. Chính vì thế, ngành Thuế đang tiếp tục mở rộng việc triển khai hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp theo phương thức điện tử bởi những kết quả và đánh giá ưu việt về phương thức này từ NNT. 3.6.6. Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế Trong giai đoạn từ năm 2016-2022, ngành thuế đã tăng cường thực hiện thanh tra, kiểm tra người nộp thuế; phối hợp với các cơ quan chức năng để phát hiện, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các hành vi vi phạm. 3.6.7. Thực trạng quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quản lý nợ đối với NNT nợ thuế được xây dựng bởi Tổng cục thuế theo quy định về quản lý rủi ro trong quản lý nợ và cưỡng chế nợ tại thông tư 204/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, theo đó phân cấp nhóm NNT tương ứng các mức tuân thủ giảm dần như sau: (i) NNT hoàn thành nghĩa vụ với NSNN và không còn nợ thuế; (ii) NNT nợ thuế từ 60 – 90 ngày; (iii) NNT nợ thuế từ 91 – 121 ngày; (iv) NNT nợ thuế trên 121 ngày. CQT các cấp căn cứ vào từng nhóm đối tượng NNT sẽ áp dụng những biện pháp khác nhau trong công tác quản lý và cưỡng chế nợ. 3.6.8. Thực trạng quản lý tình hình thực hiện hóa đơn điện tử Từ ngày 01/07/2022, Tổng cục thuế đã triển khai hệ thống HĐĐT phục vụ NNT trên phạm vi toàn quốc. Theo đó, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân kinh doanh thực hiện chuyển đổi đồng bộ từ hóa đơn giấy truyền thống sang HĐĐT. Việc này giúp tiết kiệm đáng kể chi phí phát hành, lưu trữ hóa đơn, thuận tiện trong khâu đối chiếu, rà soát, kiểm tra việc kê khai thuế, hoàn thuế. 3.7. Đánh giá thực trạng quản lý thuế tại Việt Nam giai đoạn 2016– 2022
  15. 13 3.7.1. Kết quả đạt được: + Về hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ thuế + Về quản lý đăng ký thuế + Về quản lý kê khai thuế + Về quản lý khai nộp thuế + Về quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế + Về công tác thanh tra, kiểm tra thuế 3.7.2. Hạn chế và nguyên nhân - Về hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ thuế: Thiếu nhân sự lẫn phương tiện hỗ trợ là nguyên nhân khiến dịch vụ hỗ trợ về thuế cũng chưa hiệu quả. Số máy vi tính hỗ trợ cho nhân viên trong giải đáp bằng văn bản còn thiếu. Đường truyền mạng cũng thường chậm, trục trặc. Trách nhiệm pháp lý của cán bộ thuế về nội dung hướng dẫn, hỗ trợ NNT chưa được quy định cụ thể khiến một số đơn vị kinh doanh chưa tin tưởng vào hướng dẫn đó. - Về hoạt động quản lý đăng ký, kê khai thuế: một số doanh nghiệp chấp hành việc nộp hồ sơ khai thuế chưa tốt; kế toán làm nhiều doanh nghiệp nhưng khai thuế dồn vào những ngày cuối hạn nộp nên còn nộp chậm. - Về hoạt động quản lý nộp thuế: vẫn còn một số đơn vị được giao nhiệm vụ thu nộp phí, lệ phí và một số doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã chưa thực hiện tốt việc kê khai, nộp thuế đã làm ảnh hưởng đến kết quả chung. - Về hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế: hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế chưa cao, hiện tượng gian lận, trốn thuế vẫn còn nhiều nhưng chưa được cơ quan thuế phát hiện kịp thời, phải trông chờ vào sự phát hiện của các cơ quan chức năng khác. - Về hoạt động quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế: công tác cưỡng chế, thu nợ vẫn còn một số bất cập, cách phân loại nợ để quản lý và đôn đốc thu chưa tính đầy đủ đến nguyên nhân nợ và chưa được xem xét trong bối cảnh mức độ tuân thủ thuế chung của một người nộp thuế cụ thể. - Về trình độ chuyên môn và thái độ làm việc của cán bộ thuế: quản lý trong phạm vi toàn quốc, từ trung ương đến địa phương, đối tượng quản lý đông, phức tạp, nên đôi lúc cũng không tránh khỏi ở một số nơi hoặc tại một số thời điểm vẫn còn một số công chức thuế chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực chuyên môn. - Về ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế: (1) Việc triển khai dịch vụ thuế điện tử mới chỉ được áp dụng đối với các công việc cơ bản như kê khai
  16. 14 thuế, tra cứu thông tin của NNT; (2) Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng công nghệ cho việc cung cấp dịch vụ thuế điện tử còn chưa hoàn thiện và đồng bộ; (3) Vai trò của các tổ chức trung gian (Đại lý thuế) trong mô hình áp dụng dịch vụ thuế điện tử còn chưa thực sự được chú trọng (4) Trình độ về CNTT của NNT chưa đồng đều, việc sử dụng các dịch vụ thuế do cơ quan thuế cung cấp còn nhiều lúng túng. - Nguyên nhân: - Nguyên nhân chủ quan: Một là, ngành Thuế hiện nay vẫn đang trong quá trình phân loại NNT thành các nhóm dựa trên hành vi tuân thủ chung và theo các ngành kinh tế, do đó dịch vụ hỗ trợ NNT chưa được điều chỉnh theo phân loại NNT hay ngành kinh tế. Hai là, việc kết nối, trao đổi thông tin về NNT giữa cơ quan thuế với các bộ, ngành chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thuế, do cơ chế trao đổi thông tin còn chưa phù hợp, mức độ ứng dụng CNTT, hạ tầng kỹ thuật giữa các bộ, ngành còn chưa đồng đều, thống nhất. Ba là, công tác quản lý rủi ro trong quản lý thuế mặc dù đạt được một số kết quả bước đầu song chưa thực sự hiệu quả và đồng bộ. Bốn là, tác phong làm việc và tiếp dân của cán bộ thuế được đánh giá là chưa chuyên nghiệp. - Nguyên nhân khách quan: Thứ nhất, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số tại Việt Nam, việc kinh doanh trên nền tảng số đã trở nên phổ biến. Thứ hai, về hệ thống pháp luật thuế có những quy định chưa thống nhất, còn chồng chéo gây nhiều cách hiểu không đúng. Thứ ba, do nhận thức và hiểu biết về nghĩa vụ thuế của NNT chưa đầy đủ.
  17. 15 CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN LÝ THUẾ ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 4.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 4.1.1. Phương pháp nghiên cứu 4.1.2. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu của tác giả được thực hiện qua ba bước bao gồm nghiên cứu định tính và định lượng. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm AMOS và SPSS. Bước 1: Nghiên cứu định tính Bước 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ Bước 3: Nghiên cứu chính thức 4.2. Thiết kế mô hình nghiên cứu 4.2.1. Thiết kế nội dung nghiên cứu định tính Tác giả tiến hành phỏng vấn và thảo luận nhóm các chuyên gia liên quan lĩnh vực thuế và đại diện DN (chủ DN, kế toán trưởng hoặc kế toán phụ trách khai tính thuế). Các đáp viên được phỏng vấn và thảo luận nhằm chỉnh sửa nội dung bảng hỏi phù hợp. Bảng hỏi thực hiện các mục tiêu trong nghiên cứu định tính, bao gồm: (i) Đánh giá thực trạng tuân thủ thuế của DN; (ii) đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với DN; (iii) nhận diện và xem xét các nhân tố quản lý thuế tác động đến tuân thủ thuế 4.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính Để thực hiện nghiên cứu định tính, tác giả đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia là 50 cán bộ cơ quan thuế làm việc ở các phòng ban khác nhau như tuyên truyền hỗ trợ, quản lý kê khai thuế, thanh tra và kiểm tran thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.. và 20 đại diện từ phía DN, theo hình thức trao đổi trực tiếp hoặc qua điện thoại hoặc qua email trong thời gian từ 1/3/2021 đến 1/5/2021. Kết quả nghiên cứu định tính đã được tổng hợp, phân tích và đánh giá làm tư liệu của luận án ở Chương 3 trong các mục liên quan đến thực trạng tuân thủ thuế của DN và thực trạng hoạt động quản lý thuế đối với DN ở Việt Nam. 4.3. Mô hình nghiên cứu định lượng: 4.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất: Trên cơ sở kế thừa các lý thuyết, các nghiên cứu thực nhiệm, kết quả phỏng vấn các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, và mục tiêu nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của quản lý thuế đối với hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trong bối cảnh áp dụng
  18. 16 thuế điện tử, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu nhận diện bốn nhóm nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp là (1) nhóm nhân tố quản lý thuế; (2) nhóm nhân tố đặc điểm doanh nghiệp; (3) nhóm nhân tố đáp ứng công nghệ thông tin; (4) nhóm nhân tố đặc điểm kinh tế vĩ mô . Mô hình bao gồm các nhân tố thuộc về quản lý của cơ quan thuế dựa trên nội dung quản lý thuế của Luật số 78/2006/QH11 về Quản lý thuế của Việt Nam và kế thừa các nghiên cứu trước đây , cụ thể là (1) Tuyên truyền hỗ trợ, (2) Quản lý đăng ký, kê khai và thu thuế, (3) Thanh tra kiểm tra thuế, (4) Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế; (5) Mức độ ứng dụng CNTT trong quản lý thuế; (6) Đặc điểm hoạt động kinh doanh của DN; (7) Đặc điểm của người đứng đầu: (8) Nhận thức về thuế điện tử; (9) Mức độ đáp ứng CNTT của DN; (10) Đặc điểm kinh tế vĩ mô và biến phụ thuộc là Tuân thủ thuế của DN. 4.3.2. Giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết nghiên STT Tên biến độc lập Kỳ vọng Nguồn cứu TTHT có tác động Torgler (2007), Ritsema H1 Tuyên truyền cùng chiều với tuân (+) et al (2003); Webley hỗ trợ thủ thuế (2004); Jackson and của DN Milliron (1989) Quản lý đăng QLT có tác động Juan P.Mendoza et al H2 ký,kê khai và cùng chiều với tuân (+) (2017); Larissa thu thuế thủ thuế Bantrancea et al (2019); của DN Bui Thi Thu Thao (2020) H3 Thanh tra, kiểm TTKT có tác động (+) Juan P.Mendoza et al tra thuế cùng chiều với tuân (2017); Larissa thủ thuế của DN Bantrancea et al (2019); Cremer & Gahvari (1993); Joulfaian & Rider (1998); Kirchler (2007), Bui Ngoc Toan (2017); Bui Thi Thu Thao (2020) H4 Quản lý nợ thuế Quản lý nợ thuế và (+) Juan P.Mendoza et al và cưỡng chế nợ cưỡng chế nợ thuế (2017); Larissa thuế có tác động cùng Bantrancea et al (2019); chiều với tuân thủ Bui Thi Thu Thao (2020) thuế của DN
  19. 17 Giả thuyết nghiên STT Tên biến độc lập Kỳ vọng Nguồn cứu H5 Mức độ ứng Mức độ ứng dụng (+) OECD (2010); Schaupp dụng CNTT CNTT trong quản lý et al (2010); Gerger et al trong quản lý thuế có tác động (2014); Mac Thi Hai Yen thuế cùng chiều với tuân (2021) thủ thuế H6 Đăc điểm kinh Đăc điểm kinh (+) OECD (2004); Nguyen doanh của DN doanh của DN có tác Thi Le Thuy (2009); động cùng chiều với Nguyen Thi Thanh Hoai tuân thủ thuế et al (2011); Noor et al (2014) H7 Đặc điểm của Đặc điểm của người (+) Jackson & Milliron người đứng đầu đứng đầu DN có tác (1989); Torgler (2007), DN động cùng chiều với Ritsema et al; Webley tuân thủ thuế (2004); Nguyen Thi Le Thuy (2009); Dang Thi Bach Van (2014); H8 Nhận thức thuế Nhận thức thuế điện (+) Gerger et al (2014); điện tử tử có tác động cùng Night & Bananuka chiều với tuân thủ (2018), Chan et al thuế (2000), et al (2018), Zaidi et al (2017) H9 Mức độ ứng Mức độ ứng dụng (+) Night and Bananuka dụng CNTT của CNTT của DN có (2018), Ondara et al DN tác động cùng chiều the (2016), Lee (2016), với tuân thủ thuế Becker and Lacktorin- Reveer (2008), Muturi and Kiarie (2015), Motwani et al (2015) H10 Đặc điểm kinh tế Đặc điểm kinh tế vĩ (+) Fischer et al (1992); vĩ mô mô có tác động cùng Andreoni, Erard and chiều với tuân thủ Feinstein (1998); Ritsema thuế et al (2003) 4.3.4. Phương pháp kiểm định mô hình: Thang đo được đánh giá sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá (EFA) với phương pháp Principal Axis Factoring với phép xoay
  20. 18 Promax và phương pháp phân tích hồi quy đa biến (Gerbing và Anderson,1988). Dữ liệu thu thập được sẽ được mã hóa và xử lý thông qua phần mềm xử lý thống kê SPSS 22.0 và AMOS 21.0. 4.4. Kết quả phân tích định lượng 4.4.1. Kết quả kiểm định chất lượng của thang đo Kết quả kiểm định theo phụ lục 3 cho thấy thang đo đảm bảo chất lượng khi thỏa mãn các điều kiện trên, chỉ trừ biến TTHT1, TTHT2, TTHT3, TTHT4, QL6, NT6. Tác giả đã loại các biến này để thang đó phù hợp hơn trước khi vào bước tiếp theo là phân tích nhân tố khám phá EFA.Từ kết quả kiểm định Cronbach’s Aplha, mô hình còn 9 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 42 biến quan sát. Các biến quan sát này được đánh giá tốt và đáng tin cậy, có vai trò quan trọng đóng góp vào việc đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. 4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA 4.4.2.1. Kiểm định tính thích hợp của EFA bằng kiểm định KMO Kết quả khảo sát được trích xuất từ phần mềm SPSS trong phụ lục 4. Trị số KMO = 0,835 thỏa mãn điều kiện 0.5 ≤ Hệ số KMO ≤ 1 nên khẳng định kiểm định phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp với dữ liệu sẵn có của nghiên cứu. 4.4.2.2. Kiểm định Barlett Kết quả trích xuất từ phần mềm SPSS 22.0 thể hiện ở phụ lục 4 cho thấy kết quả hệ số Sig = 0.00 < 0.05, cho thấy các biến quan sát có mối quan hệ tương quan với nhân tố đại diện. 4.4.2.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả kiểm định các dữ liệu khảo sát doanh nghiệp toàn quốc (bằng tổng phương sai trích) được giải thích trong Phụ lục 5 cho thấy trị số phương sai trích là 69,888%. Điều này có nghĩa là 69,888% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát trong nhân tố đó. Sau các kiểm định Cronbach’s Alpha và kiểm định phân tích nhân tố khám phá (EFA), để có được thang đo có chất lượng tốt và có độ tin cậy cao, 9 thang đo được hình thành gồm 42 biến quan sát có mối quan hệ đến 1 thang đo đại diện tuân thủ thuế của doanh nghiệp gồm 4 biến quan sát. 4.4.3. Phân tích hồi quy đa biến 4.4.3.1. Kiểm định hệ số hồi quy Từ kết quả kiểm định số liệu khảo sát cho thấy 8 yếu tố trong mô hình tác động đến hành vi tuân thủ thuế (bao gồm: hoạt động quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế; hoạt động
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2