Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi - kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam
lượt xem 4
download
Luận án thông qua những nghiên cứu về chính sách, mô hình và các dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của một số nước, từ đó rút ra bài học nhằm thúc đẩy việc hình thành và phát triển dịch vụ này cho Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi - kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam
- VIỆN HÀM LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO THỊ THU HẰNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 62.31.01.06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ HÀ NỘI, 2016
- Công trình được hoàn thành tại: Học viện KHXH thuộc viện hàn lâm KHXH Việt Nam. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS LÊ BỘ LĨNH 2. PGS.TS. NGUYỄN VIẾT THẢO Phản biện 1: PGS.TS. Chu Đức Dũng Phản biện 2: PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa Phản biện 3: PGS.TS Bùi Quang Tuấn Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp nhà nước chấm luận án tiến sĩ họp tại: Học viện khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân – Hà Nội. vào hồi … giờ ….ngày …. Tháng …. Năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội 1
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Nông nghiệp là ngành có mức độ phụ thuộc rất cao vào điều kiện địa lý, thời tiết. Người nông dân do vậy luôn phải đối mặt với hàng loạt rủi ro do thời tiết, sâu bọ, dịch bệnh gây ra. Để hạn chế những rủi ro này, một số biện pháp quản lý rủi ro đã được phát triển, trong đó bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) là một trong những biện pháp quan trọng nhất. Trong BHNN thì bảo hiểm cây trồng vật nuôi là chủ yếu bởi vì khi nói đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thì đó chính là việc trồng cây (trồng lúa, khoai, sắn…) chăn nuôi (lợn, gà, cá). Chính vì vậy, bảo hiểm cây trồng, vật nuôi đã được chú trọng và triển khai thực hiện từ lâu ở một số nước phát triển cũng như đang phát triển. Đối với Việt Nam, bảo hiểm cây trồng, vật nuôi càng trở nên cần thiết, bởi là một nước nông nghiệp, trên 70% số hộ gia đình sống bằng nghề nông, sản xuất luôn bị tiềm ẩn nhiều nguy cơ do thiên tai, dịch bệnh. Nếu không có bảo hiểm nông nghiệp, mỗi khi gặp rủi ro, người nông dân sẽ bị mất trắng và họ dễ dàng rơi vào cảnh nghèo đói hoặc tái đói, tái nghèo, từ đó sẽ kéo theo nhiều vấn đề xã hội nan giải khác. Trong bối cảnh đó, việc hình thành và phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù của nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam và tình hình thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách. Từ những vấn đề nêu trên, Luận án tiến sỹ kinh tế với chủ đề “Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi - kinh nghiệm của một số nước và bài học cho Việt Nam” chính là nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên. 2. Mục tiêu của nghiên cứu Thông qua những nghiên cứu về chính sách, mô hình và các dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của một số nước, từ đó rút ra bài học nhằm thúc đẩy việc hình thành và phát triển dịch vụ này cho Việt Nam. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, các vấn đề đặt ra sau đây cần được giải quyết: i) Tại sao cần phải phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi? ii) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi? iii) Một số nước có sự thành công trong phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi đã áp dụng chính sách và mô hình nào? 1
- iv) Trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước, Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện các giải pháp gì để thúc đẩy sự phát triển dịch vụ bảo hiểm, cây trồng vật nuôi? 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu chính sách và những loại hình, xu hướng phát triển của dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Khái niệm bảo hiểm nông nghiệp có nội hàm rộng hơn so với khái niệm dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi và bản thân bảo hiểm là một loại dịch vụ đặc biệt. Trong khuôn khổ của luận án này, phạm vi nghiên cứu sẽ chỉ tập trung vào phân tích các mô hình dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi là hai đối tượng chủ yếu của bảo hiểm nông nghiệp, vì vậy nên khi các thuật ngữ về bảo hiểm nông nghiệp được sử dụng trong luận án cũng hàm ý bảo hiểm cây trồng, vật nuôi. - Về không gian: Nghiên cứu một số mô hình dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi điển hình trên thế giới như mô hình bảo hiểm nông nghiệp một số nước phát triển (Mỹ, Nhật Bản và Tây Ban Nha), mô hình một số nước đang phát triển hoặc có điều kiện tương đồng như Việt Nam (Trung Quốc, Philippines). - Về thời gian: Tại mỗi nước, thời điểm bắt đầu áp dụng dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp là khác nhau. Tuy nhiên, luận án lấy mốc thời gian nghiên cứu từ năm 1982 - khi mà dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp bắt đầu được triển khai thí điểm ở Việt Nam. - Về nội dung: Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của họ và từ đó tìm ra giải pháp có thể áp dụng vào thực tiễn của Việt Nam. 3.3. Cách tiếp cận của luận án Luận án tiếp cận nghiên cứu dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi trên góc độ vĩ mô mà không đi sâu vào nghiên cứu nghiệp vụ và kỹ thuật của loại hình dịch vụ bảo hiểm này. Do vậy cách tiếp cận của luận án là: - Luận án cũng nghiên cứu cơ chế chính sách, mô hình triển khai bảo hiểm cây trồng, vật nuôi như một trong những điều kiện để cho hàng hóa đó/dịch vụ đó có thể được sử dụng thuận lợi trên thị trường. Từ đó có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Nghiên cứu dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi gắn với biến đổi khí hậu và tiến trình hội nhập quốc tế, vì biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế tạo ra 2
- một loạt các nguy cơ, một loạt các tổn thương, rủi ro trong trồng trọt, và chăn nuôi. Và bản chất của bảo hiểm và dịch vụ bảo hiểm là làm giảm bớt các rủi ro, tổn thất. - Tài liệu và số liệu sử dụng để phân tích là các tài liệu thứ cấp do tác giả không có điều kiện điều tra, khảo sát tại các nước được nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin. + Phương pháp phân tích thống kê. + Phương pháp so sánh. + Phương pháp kết hợp logic với lịch sử. 5. Những đóng góp mới của Luận án Luận án có những đóng góp mới như sau: - Luận án đã luận giải và chỉ rõ những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động bảo hiểm cây trồng vật nuôi. Cũng như chỉ ra các đặc điểm, phương thức hoạt động của dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi. - Luận án đã làm rõ vai trò của dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu đã làm tăng. - Luận án phân tích và đánh giá quá trình triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở một số nước, chỉ ra những thành công, hạn chế của hoạt động này và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trong việc phát triển dịch vụ này. - Luận án phân tích thực trạng triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng và vật nuôi của Việt Nam, đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân chậm phát triển của dịch vụ bảo hiểm cây trồng và vật nuôi tại Việt Nam. Từ đó, Luận án đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm tổ chức và phát triển dịch vụ này ở Việt Nam. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục các Bảng, Biểu, Danh mục các chữ viết tắt, và Danh mục Tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu thành 4 Chương như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của bảo hiểm cây trồng, vật nuôi. Chương 3. Thực trạng triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của một số nước và bài học kinh nghiệm. Chương 4. Một số giải pháp phát triển dịch vụ cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam 3
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài Cho đến nay, trên thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng, các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong hàng chục năm nay, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng Thế giới và Tổ chức lương nông của Liên Hợp Quốc đã có rất nhiều đánh giá nghiên cứu, tổ chức các dự án tài trợ cho bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở nhiều nước kém/đang phát triển. 1.1.1. Nhóm các nghiên cứu về vai trò và sự cần thiết của bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, một số vấn đề cụ thể của loại bảo hiểm này - Công trình nghiên cứu của Olivier Mahul (2012), Agricultural Insurance for Developing Countries: The Role of Governments, WB, là một nghiên cứu sâu, khẳng định vai trò của bảo hiểm nông nghiệp đối với tăng trưởng và giảm đói nghèo. R.A.J. Roberts, 2005, trong tác phẩm Insurance of crops in developing countries do FAO xuất bản, đã cho rằng, quản lý rủi ro có tầm quan trọng đặc biệt trong các quyết định đầu tư và tài chính của nông dân ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế quá độ. Trong công trình Crop and Agricultural Insurance do FAO công bố năm 2007, các tác giả cho rằng những hiện tượng thời tiết như: Hạn hán, mưa to, bão và gió lốc sẽ gây ra những thiệt hại nặng nề cho người nông dân. Myong Goo KANG, 2007, trong “Innovative agricultural insurance products and schemes’’ cho rằng, người nông dân luôn phải đối mặt với các nguy cơ khác nhau như biến động giá cả, thời tiết bất lợi, sâu bệnh, tác động đến thu nhập và phúc lợi của họ và về lâu dài sẽ làm suy giảm đầu tư của họ vào nông nghiệp. 1.1.2. Nhóm các nghiên cứu về cơ chế, chính sách của nhà nước đối với bảo hiểm cây trồng, vật nuôi World Bank Insurance for the Poor Program, June 2008: “Public Intervention in Agricultural Insurance” (Sự can thiệp của Nhà nước vào bảo hiểm nông nghiệp). “Farm Income Insurance Scheme withdrawn”, trong The Hindu Business Line, ngày 11/6/2004 và bài viết National Agricultural Insurance Scheme 4
- (NAIS) của Rashtriya Krishi Bima Yojana (RKBY) chuyên bàn về Agricultural insurance in India (Bảo hiểm nông nghiệp ở Ấn Độ) cho rằng nông nghiệp Ấn Độ rất dễ tổn thương trước các rủi ro như hạn hán và lụt lội. Nataliya Gerasyme (2008), “Crop insurance in Ukraine: Challenges and perspectives” đã nghiên cứu hệ thống bảo hiểm nông nghiệp ở Ukraine, so sánh nó với hệ thống bảo hiểm nông nghiệp của một số nước EU. The World Bank, June 2007: “China: Innovation in Agricultural Insurance” (Trung Quốc: Sự cải tiến trong bảo hiểm nông nghiệp). Trong công trình này, các tác giả có bàn đến những đổi mới của chính phủ Trung Quốc trong việc tạo điều kiện để phát triển và duy trì sự tồn tại của thị trường bảo hiểm nông nghiệp [50]. Bên cạnh đó còn một số nghiên cứu khác như: nghiên cứu của Asia Development Bank (2005) về phát triển bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam, nghiên cứu của Skees (2005) về phản ứng sáng tạo của Chính phủ trong việc chia sẻ rủi ro trong bảo hiểm nông nghiệp tại các nước đang phát triển, hay nghiên cứu của Antón và Kimura đã tập trung nghiên cứu, phân tích rủi ro, chính sách quản lý và đánh giá rủi ro trong nông nghiệp, thực tiễn triển khai quản lý rủi ro. 1.1.3. Nhóm các nghiên cứu về hình thức, mô hình triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi Nghiên cứu của tác giả Münchener Rückversicherungs-Gesellschaft (2011), “Crop insurance for the wealthy? Why revenue insurance comes at a price”.. Báo cáo Dự án “Quản lý rủi ro và kế hoạch bảo hiểm trong nông nghiệp tại EU - Risk management and agricultural insurance scheme in Europe” của The Institute for the Protection and Security of Citizen (2009) được giới học giả, các nhà hoạch định chính sách EU đánh giá rất cao khi đã phân tích một cách toàn diện hệ thống bảo hiểm nông nghiệp EU, mặt ưu và nhược điểm của hệ thống quản lý rủi ro của EU. Nghiên cứu của tác giả E. Vávrová (2005), “The Czech agricultural insurance market and a prediction of its development in the context of the European Union”. Bài viết phân tích những phương thức có thể giúp giảm những nguy cơ rủi ro mà ngành nông nghiệp có khả năng gặp phải, mô tả những phương thức tiếp cận cơ bản nhằm giảm thiểu những rủi ro gắn với hoạt động nông nghiệp. Khi nghiên cứu về cơ chế hỗ trợ rủi ro trong nông nghiệp của Pháp, Philippe Boyer (2002), The French System of Protection against the Risks of 5
- Farm Production and its recent evolution, đã phân tích cơ chế bồi thường của nhà nước cho người nông dân, đánh giá những hạn chế bảo hiểm nông nghiệp đối với các trang trại và xu hướng phát triển quản lý rủi ro trong nông nghiệp ở Pháp. Nhiều tác giả nước ngoài cũng đã có nghiên cứu kinh nghiệm triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở các nước đang phát triển, trong đó đáng lưu ý nghiên cứu của Wenner (2005). Bài viết phân tích trên cơ sở lý luận và thực tiễn để giải thích vì sao bảo hiểm nông nghiệp khó thực hiện một cách hiệu quả; đồng thời phân tích tổng quan về thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở một số nước Mỹ Latinh và Caribbean, so sánh với một số nước phát triển và từ đó đưa ra những kinh nghiệm thúc đẩy và phát triển thị trường sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp. 1.2. Các nghiên cứu trong nước 1.2.1.Nhóm các nghiên cứu về vai trò và sự cần thiết của bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, một số vấn đề cụ thể của loại bảo hiểm này - Tạp chí Cộng sản điện tử, số 15 năm 2010 có bài “Về bảo hiểm cây trồng, vật nuôi cho nông dân”, cho rằng, bảo hiểm nông nghiệp là hết sức cần thiết ở Việt Nam, bởi là một nước nông nghiệp, trên 70% số hộ gia đình sống bằng nghề nông, sản xuất luôn bị tiềm ẩn nhiều nguy cơ do thiên tai, dịch bệnh. - Thực trạng Bảo hiểm nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam, Đề tài NCKH, Đại học KTTQD, 2013, cho rằng, về cơ bản bảo hiểm nông nghiệp thực hiện những chức năng sau: Đem lại lợi ích cho xã hội. Nhờ bảo hiểm nông nghiệp hỗ trợ làm giảm những rủi ro liên quan đến sản xuất mà thu nhập của người nông dân được đảm bảo ổn định.. - Trần Vĩnh Đức “Phát triển thị trường bảo hiểm nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 02-2007. Trong bài viết này, tác giả chỉ ra những thời cơ và thách thức cùng một số giải pháp đặt ra cho ngành bảo hiểm nước ta khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực, sau khi chỉ ra những thành tựu và nhất là những yếu kém của ngành bảo hiểm Việt Nam. - Tài liệu tham khảo chính sách số 7 (30/10/2009) “Tầm nhìn chính sách nông nghiệp”, do Viện Chính sách và Chiến lược Nông Nghiệp &PTNT thực hiện. Công trình này cho rằng, trong điều kiện thị trường dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam đang rất khó phát triển, Chính phủ cần có những vai trò chủ yếu sau để thúc đẩy bảo hiểm Nông nghiệp ở Việt Nam. 6
- Các công trình nghiên cứu liên quan đến bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam còn khá ít, nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của nông nghiệp và bảo hiểm nông nghiệp. 1.2.2. Nhóm các nghiên cứu về bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở một số nước - Lưu Nguyên Khánh “Chính sách trợ cấp tài chính đối với bảo hiểm nông nghiệp ở Trung Quốc”, Tạp chí Tài chính - Bảo hiểm, số 1/2009. Bài viết “Những vấn đề thách thức trong triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở Châu Âu”, tác giả Đặng Minh Đức, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 7/2013 Theo tác giả Nguyễn Mậu Dũng trong bài “Phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp của Trung Quốc” trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 7/2011. Cuốn sách “Chính sách cạnh tranh của Liên minh Châu Âu trong bối cảnh phát triển mới” của tác giả Đặng Minh Đức đã phân tích lý thuyết và thực tiễn về chính sách cạnh tranh của Liên minh Châu Âu. 1.2.3. Nhóm các nghiên cứu về vấn đề bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam - Hoàng Xuân, trong Chuyên đề Bảo hiểm Gập ghềnh bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam, cần nhiều giải pháp để nông dân tiếp cận với bảo hiểm trên Thời báo Kinh tế Việt Nam,. Đào Văn Hùng, trong bài “Phát triển bảo hiểm nông nghiệp dựa trên phương pháp chỉ số ở Việt Nam thông qua kết nối với các tổ chức tài chính”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 102 năm 2005; Văn Tạo, “Cần có mô hình tổ chức riêng cho bảo hiểm nông nghiệp”, Tạp chí Thương mại số 45 năm 2005; “Cần có biện pháp riêng cho bảo hiểm nông nghiệp”, Tạp chí Thương mại, số 9 năm 2006 Đề tài “Thị trường Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam”, 2005, do PGS. TS. Nguyễn Như Tiến chủ trì Ngoài những công trình, bài báo khoa học được đề cập ở trên, hiện nay trên một số báo và mạng internet cũng có khá nhiều bài viết về bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam và một số kinh nghiệm của các nước, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về cách thức triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở một số nước châu Âu và tác động của bảo hiểm nông nghiệp đến phát triển kinh tế - xã hội của những nước này, mà chủ yếu nói về mô hình bảo hiểm của các nước trên thế giới.. Qua nghiên cứu tổng quan chính sách và tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề liên quan đến dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp/ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi có thể rút ra một số các kết luận như sau: 7
- Những nghiên cứu về vai trò và sự cần thiết phải có bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, tất cả các công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước đều khẳng định nông nghiệp là lĩnh vực rủi ro khi phân tích và đề cập đến các khía cạnh khác nhau về dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp/ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở mỗi nước, phân tích khung pháp lý và các hoạt động thực thi, giám sát dịch vụ này. Các nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp/ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi trong phát triển kinh tế nông nghiệp và đưa ra được các bức tranh toàn cảnh về các mô hình bảo hiểm nông nghiệp các nước. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, đến nay chưa có công trình nào có sự gắn kết hoặc đề ra những gợi ý về mặt chính sách cho chính phủ Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam nói chung và dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi nói riêng. Nghiên cứu ở nước ngoài về bảo hiểm vật nuôi, cây trồng ở một số nước cho thấy rất cụ thể từng chính sách của chính phủ dành cho công tác này. Nhưng ở Việt Nam, những nghiên cứu điển hình về lĩnh vực này đang thiếu vắng hoặc được chỉ được điểm qua. Về các công trình nghiên cứu trong nước: cho đến nay ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về bảo hiểm nông nghiệp/bảo hiểm cây trồng, vật nuôi nhưng nghiên cứu về lý luận bảo hiểm cây trồng, vật nuôi còn khá tản mạn, chủ yếu là các nghiên cứu thí điểm và được đề cập dưới dạng tài liệu tập huấn hoặc nghiên cứu thông qua các bài báo, chưa được hệ thống hóa thành lý thuyết về bảo hiểm cây trồng, vật nuôi. Phân loại hình thức bảo hiểm nông nghiệp, phân loại rủi ro, cơ chế quản lý, vai trò của Nhà nước và của doanh nghiệp trong nghiệp vụ bảo hiểm, cũng chưa đưa ra được các đề xuất về phương hướng và giải pháp nhằm tổ chức và phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam. Có thể thấy rõ, các nghiên cứu bảo hiểm nông nghiệp ở các nước đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau, mỗi quốc gia có những đặc thù riêng, khẳng định nhà nước không chỉ thực hiện chức năng quản lý mà còn trực tiếp thiết lập ra các tổ chức hoạt động bảo hiểm nhằm định hướng cũng như giám sát một cách chặt chẽ các hoạt động bảo hiểm nông nghiệp. Những kinh nghiệm trong thực tiễn triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở một số nước trên thế giới sẽ là những chắt lọc quý giá trong triển khai bảo hiểm nông nghiệp lâu dài và bền vững ở Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 8
- CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI 2.1. Khái niệm và sự cần thiết của bảo hiểm cây trồng, vật nuôi 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến bảo hiểm cây trồng, vật nuôi 2.1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm Khái niệm bảo hiểm được hiểu như sau: “Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm”. 2.1.1.2. Bảo hiểm cây trồng, vật nuôi - Dịch vụ bảo hiểm cây trồng: là loại dịch vụ bảo hiểm đối với các loại cây trồng như: cây trồng hàng năm (bảo hiểm theo sản lượng thu hoạch hàng năm, với thời gian bảo hiểm tính từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch xong sản phẩm); cây trồng lâu năm (bảo hiểm giá trị các loại cây đó hoặc sản lượng từng năm của mỗi loại cây, với thời gian bảo hiểm có thể kéo dài một năm nhưng sau đó được tái bảo hiểm qua các năm); và bảo hiểm vườn ươm (bảo hiểm giá trị cây trồng trong suốt thời gian ươm giống đến khi chuyển đi trồng nơi khác). - Dịch vụ bảo hiểm vật nuôi: là loại bảo hiểm đối với các loài vật nuôi như ngựa, bò, lợn, cừu, dê, chó và một số động vật hoang dã khác. Loại bảo hiểm này chiếm một phần tương đối nhỏ của thị trường bảo hiểm thế giới.. 2.1.2. Sự cần thiết của việc phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi 2.1.2.1. Triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuối để đối phó với những rủi ro trong sản xuất Trước nguy cơ về rủi ro thiên tai và rủi ro dịch bệnh trong trồng trọt và chăn nuôi, dịch vụ bảo hiểm cần phải được triển khai: a) Rủi ro thiên tai: Các loại thiên tai gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp cần được triển khai bảo hiểm như: rủi ro do bão, lụt, nắng nóng, khô hạn kéo dài, sương muối, rét đậm rét hại. b) Rủi ro dịch bệnh: Các loại dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp cần được triển khai bảo hiểm là các dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản và cây trồng.. 2.1.2.2. Triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi trước thực trạng của biến đổi khí hậu 9
- Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là cây trồng, vật nuôi. Tác động của biến đổi khí hậu đối với cây trồng: Những thay đổi về nhiệt độ, lượng carbon dioxide (CO2), và tần số, cường độ của thời tiết khắc cực đoan có thể có tác động đáng kể đến năng suất cây trồng. Thời tiết cực đoan, đặc biệt là lũ lụt và hạn hán có thể gây hại cho cây trồng, giảm sản lượng. Tác động của biến đổi khí hậu đến Chăn nuôi: Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến động vật. Sóng nhiệt, được dự kiến sẽ tăng dưới sự biến đổi khí hậu, có thể đe dọa trực tiếp chăn nuôi. Theo thời gian, ứng suất nhiệt có thể tăng nguy cơ bị bệnh, làm giảm khả năng sinh sản và giảm sản xuất sữa.. Tác động biến đổi khí hậu đến Thuỷ sản: Biến đổi khí hậu có thể làm trầm trọng thêm hoạt động thuỷ sản gây áp lực, bao gồm cả đánh bắt quá mức và ô nhiễm nguồn nước, vv. Một số bệnh ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh có thể trở nên phổ biến hơn trong nước ấm.. 2.2. Vai trò, đặc điểm và các loại dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi 2.2.1. Vai trò của dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và biến đổi khí hậu hiện nay, việc hình thành và phát triển dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp nói chung, dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết. Thứ nhất, trong bối cảnh của biến đổi khí hậu toàn cầu nên thiên tai diễn biến rất phức tạp, khó lường, hậu quả thiên tai ngày càng có xu hướng nặng nề hơn.. Thứ hai, dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi giúp khôi phục và duy trì năng lực tài chính ổn định, giảm bớt các nỗi lo âu về tinh thần của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, thông qua hoạt động chi trả bồi thường. Thứ ba, dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi có vai trò bổ sung cho các chương trình bảo đảm xã hội do Nhà nước thực hiện, nhờ đó làm giảm gánh nặng ngân sách nhà nước và nâng cao hiệu quả phân bổ các nguồn lực xã hội. Thứ tư, dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi có tác dụng thúc đẩy các hoạt động thương mại, sản xuất kinh doanh vì người sản xuất nông nghiệp có thể yên tâm rằng đứng sau họ đã có sự bảo vệ về tài chính của các Công ty bảo hiểm thông qua việc họ tham gia vào dịch vụ này. Thứ năm, dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi tạo ra kênh huy động vốn tiết kiệm quan trọng cho đầu tư phát triển, thúc đẩy thị trường vốn phát triển. 10
- Thư sáu, dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi là công cụ hữu hiệu để quản lý rủi ro có hiệu quả thông qua việc định giá, chuyển giao rủi ro, đóng góp quỹ chi trả cho các tổn thất và giảm bớt thiệt hại; 2.2.2. Đặc điểm của dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi có những đặc điểm khác biệt với các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác: - Đối tượng sản xuất nông nghiệp là các loại sinh vật (cây trồng, vật nuôi) được bố trí sản xuất trên địa bàn rộng lớn và đa dạng sản phẩm nên rất khó quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro thiên tai. - Nông nghiệp là ngành đa rủi ro, đôi khi có những rủi ro như thiên tai nghiêm trọng, dịch bệnh xẩy ra trên diện rộng. - Chủ thể sản xuất nông nghiệp tuy khá đa dạng nhưng phổ biến vẫn là các hộ nông dân với qui mô sản xuất nhỏ, sản xuất đa canh, tiềm lực đầu tư có hạn nên khó có thể tham gia tất cả các loại cây trồng, vật nuôi mà họ sản xuất. - Khó kiểm soát được tình trạng trục lợi bảo hiểm do hoạt động sản xuất trồng trọt và chăn nuôi được bố trí trên địa bàn rộng lớn. 2.2.3. Phân loại dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi 2.2.3.1. Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm Trên thế giới hiện nay đang tồn tại 2 loại hình dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi bao gồm: Bảo hiểm truyền thống và bảo hiểm phi truyền thống (bảo hiểm chỉ số). a) Bảo hiểm truyền thống b) Bảo hiểm chỉ số (bảo hiểm phi truyền thống) 2.2.3.2. Căn cứ vào tính thương mại của bảo hiểm a) Bảo hiểm tương hỗ. b) Bảo hiểm thương. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi 2.3.1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp người sản xuất (trồng trọt và chăn nuôi) thường phải đối mặt với nhiều rủi ro xuất phát từ những yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Đặc điểm này của sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng và vật nuôi. 2.3.1.1.Thiên tai 2.3.1.2. Dịch bệnh 11
- 2.3.2. Quan điểm và chính sách của nhà nước đối với việc triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi Đối với bất kỳ một hoạt động kinh tế nào, khi được Nhà nước quan tâm và có chính sách hỗ trợ, nó sẽ có điều kiện phát triển. * Khung pháp lý của dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi Một khung pháp lý chặt chẽ, hoàn thiện nhưng thông thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho các doanh nghiệp bảo hiểm và các chủ thể sản xuất cây trồng, vật nuôi tham gia vào dịch vụ bảo hiểm này. * Các chính sách của Nhà nước: Chính sách của Nhà nước có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng và vật nuôi. 2.3.3. Nhận thức, khả năng tài chính và quy mô sản xuất của người sản xuất nông nghiệp Chỉ khi nào người nông dân nhận thức được sự cần thiết của việc bảo hiểm cây trồng, vật nuôi chính là sự giảm thiểu những thiệt hại cho họ khi gặp phải những rủi ro lớn, giúp họ sớm vực dậy, tái sản xuất thì họ mới mặn mà với việc tham gia bảo hiểm.. 2.3.4. Mục tiêu, chiến lược của các doanh nghiệp bảo hiểm Các doanh nghiệp bảo hiểm là những nhà kinh doanh hoạt động vì lợi nhuận. để có lợi nhuận, họ phải quản lý được rủi ro, nhưng đối với lĩnh vực nông nghiệp điều này rất khó vì cây trồng, vật nuôi ngoài việc bị tác động bởi thời tiết, kết quả đạt được còn phụ thuộc nhiều vào cách thức, quy trình nuôi trồng của người nông dân. 2.4. Cơ chế chính sách và mô hình dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi 2.4.1. Cơ chế chính sách Ở Việt Nam, chính sách về bảo hiểm nông nghiệp nói chung, bảo hiểm cây trồng, vật nuôi nói riêng được hiểu là một hệ thống các chủ trương của một quốc gia bao gồm Luật và các văn bản dưới Luật cũng như hệ thống nghị định, quyết định, thông tư,… được ban hành từ các cơ quan lập pháp và hành pháp nhằm phát triển dịch vụ này. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm nông nghiệp nông nghiệp nói chung, bảo hiểm cây trồng, vật nuôi nói riêng là vấn đề còn mới mẻ và non yếu nên rất cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ từ phía Nhà nước để địch vụ này được phát triển ổn định. 2.4.2. Các mô hình dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi (1) Mô hình Nhà nước can thiệp hoàn toàn Theo mô hình này, Nhà nước thiết lập một công ty bảo hiểm nông nghiệp độc quyền trực tiếp kinh doanh bảo hiểm, cung cấp trợ cấp lớn đối với bảo hiểm cây trồng và chăn nuôi, hoặc đóng vai trò nhà tái bảo hiểm. 12
- (2 ) Mô hình tư nhân hoàn toàn Thị trường bảo hiểm nông nghiệp hoàn toàn dựa vào thị trường và không có bất cứ sự hỗ trợ nào của Chính phủ hoặc hỗ trợ thấp là đặc trưng của mô hình này. Bên cạnh đó, một số công ty bảo hiểm khác nhau có thể thương mại hóa các loại sản phẩm nông nghiệp khác nhau . (3) Mô hình hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân Đối với các nhà sản xuất quy mô nhỏ, chi phí quản lý và chi phí giao dịch khá cao nên mức phí bảo hiểm thường vượt quá khả năng chi trả bảo hiểm của họ, sự hỗ trợ của khu vực công chính là biện pháp để phát triển và mở rộng quy mô bảo hiểm nông nghiệp quốc gia. 13
- CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỊCH VỤ BẢO HIỂM CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 3.1. Thực trạng dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của một số nước trên thế giới 3.1.1. Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của Mỹ 3.1.1.1. Về cơ chế, chính sách Năm 1996, Chính phủ Mỹ đã thành lập Cục quản lý rủi ro (Risk Management Agency- RMA) chịu sự giám sát của Bộ Nông nghiệp Mỹ và Tổng Công ty bảo hiểm mùa màng liên bang (Federal Crop Insurance Corporation-FCIC) là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và chịu sự quản lý của RMA. Với hoạt động tái bảo hiểm, các công ty bảo hiểm tư nhân sẽ được FCIC hỗ trợ các chi phí quản lý, chi phí hoạt động và đánh giá tổn thất. Đồng thời, các công ty có thể tái bảo hiểm một phần trách nhiệm của mình cho FCIC hoặc nhượng tái cho các công ty bảo hiểm tư nhân khác trên thị trường. 3.1.1.2. Về mô hình triển khai Ở Mỹ hiện vẫn chủ yếu duy trì hệ thống bảo hiểm tư nhân kết hợp với các khoản trợ cấp và các chương trình tái bảo hiểm công (đây là dạng mô hình bảo hiểm kết hợp giữa nhà nước và tư nhân. 3.1.1.3. Về các hình thức bảo hiểm a) Chương trình Bảo hiểm mùa màng đa rủi ro Chương trình Bảo hiểm mùa màng đa rủi ro (Multi-Peril Crop Insurance – MPCI ) là chương trình kết hợp giữa bảo hiểm mùa màng với chương trình trợ cấp thiên tai: • Dịch vụ bảo hiểm rủi ro thảm họa • Dịch vụ bảo hiểm toàn phần • Dịch vụ bảo hiểm rủi ro nhóm b) Dịch vụ bảo hiểm doanh thu Dịch vụ bảo hiểm doanh thu dựa trên hai yếu tố cơ bản là sản lượng thu hoạch và giá bán sản phẩm. Nếu doanh thu thực tế thấp hơn doanh thu được bảo hiểm, nông dân sẽ được bồi thường. 3.1.2. Dịch vụ bảo hiểm cây trồng và vật nuôi của Nhật Bản 3.1.2.1. Về cơ chế, chính sách Hiện nay, chính sách Bảo hiểm nông nghiệp Nhật Bản được xem như là trọng tâm của các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ cho các thiệt hại của hàng nông sản do thiên tai gây ra. 14
- 3.1.1.2. Về mô hình triển khai Dịch vụ BHNN ở Nhật Bản được xây dựng trên cơ sở hoạt động mang tính tập thể của nông dân ở địa phương để thiết lập các quỹ dự phòng chung bằng việc tích luỹ tiền đóng bảo hiểm. Hệ thống dịch vụ bảo hiểm này được cấu trúc 3 cấp: cấp nhà nước, cấp quận và cấp làng xã. Cơ sở cho cấu trúc này là: các rủi ro có thể xảy ra trên phạm vi cả nước do thiên tai thường gây ra thiệt hại trải dài trên một vùng rộng lớn. 3.1.2.3. Về các hình thức bảo hiểm Nhật Bản hiện đã và đang triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi quy mô toàn quốc với sự hỗ trợ mạnh từ Chính phủ về cả chi phí bảo hiểm và chi phí quản lý. Dịch vụ bảo hiểm này thực hiện bảo hiểm toàn bộ trang trại cho hầu hết các loại cây trồng và vật nuôi, trừ rau, hoa và gia cầm. 3.1.3. Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của Tây Ban Nha 3.1.3.1. Về cơ chế, chính sách Các chính sách cơ bản điều tiết hoạt động hệ thống dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp nói chung, dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi Tây Ban Nha nói riêng hầu như được thiết kế dưới dạng đa hiểm họa, bao gồm: - Luật 87/1978, ngày 28 tháng 12 năm 1987 về bảo hiểm nông nghiệp liên kết công tư. - Nghị định Hoàng gia 2329/1979 phê duyệt Quy chế áp dụng luật BHNN. - Kế hoạch cho BHNN liên kết hàng năm được Chính phủ thông qua sau khi được phê duyệt bởi Bộ Nông nghiệp. 3.1.1.2. Về mô hình triển khai Dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp của Tây Ban Nha được thực hiện bởi Agroseguro - đó là tập hợp các công ty bảo hiểm tư nhân hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp theo cơ chế chia sẻ rủi ro của bảo hiểm tương hỗ - dưới sự bảo trợ của cơ quan bảo hiểm nông nghiệp và cơ quan bồi thường bảo hiểm quốc gia. Năm 2012 Agroseguro có 27 công ty BHNN tư nhân và cơ quan tái bảo hiểm quốc gia, Consorcio de Compensación de Seguros, CCS 3.1.1.3. Về các hình thức bảo hiểm Dịch vụ bảo hiểm của Agroseguro chủ yếu là cung cấp các hợp đồng bảo hiểm mọi hiểm họa cho cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản, theo đó mọi rủi ro đều được tập trung về Agroseguro. Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Tây Ban Nha là tự nguyện. Tỷ lệ thâm nhập thị trường bảo hiểm cây trồng là khác nhau theo khu vực và theo từng loại cây trồng. 15
- 3.1.4. Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Philippines 3.1.4.1. Về cơ chế, chính sách Chính sách bảo hiểm chính của PCIC là bảo hiểm cây trồng đa nguy hiểm lúa và ngô; hai loại sản phẩm này tương ứng chiếm khoảng 75% và 16% tổng thu phí bảo hiểm của PCIC. Dịch vụ bao gồm cả những thiệt hại do thiên tai và sâu bệnh. 3.1.4.2. Về mô hình triển khai Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Philippines là một cơ chế quản lý rủi ro được thiết kế để xoa dịu các rủi ro trong nông nghiệp và làm giảm các hậu quả của các thảm họa thiên nhiên gây ra tổn thất, đặc biệt cho những hộ nông dân dễ bị tổn thương nhất có khả năng chống chịu tốt hơn Dịch vụ bảo hiểm này được thực hiện bởi Tập đoàn Bảo hiểm Nông nghiệp (PCIC, hoạt động như một công ty kinh doanh và không nhận ngân sách từ chính phủ cho các hoạt động hành chính của nó. Trước năm 2009, tập đoàn PCIC là các công ty nhà nước về bảo hiểm cây trồng. 3.1.4.3. Về các hình thức bảo hiểm Dịch vụ bảo hiểm cây trồng ở Philippines chủ yếu được triển khai trên cây lúa, cây ngô và các cây trồng thương mại có giá trị cao như cà chua, khoai tây, tỏi. Các cây lấy củ khác cũng là đối tượng được tham gia dịch vụ bảo hiểm hạn chế. 3.1.5. Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Trung Quốc 3.1.5.1. Về cơ chế, chính sách Cùng với các chính sách tạo điều kiện cho thị trường bảo hiểm nông nghiệp phát triển thì Nhà nước và chính quyền cấp tỉnh ở Trung Quốc đã trợ cấp tiền mua bảo hiểm nông nghiệp cho các hộ nông dân ở Trung Quốc và coi đó như một biện pháp khuyến khích để nông dân yên tâm đầu tư mua sắm các yếu tố đầu vào có chất lượng cao và áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp..Bên cạnh đó, Nhà nước còn hỗ trợ tài chính cho sản xuất nông nghiệp, coi bảo hiểm nông nghiệp là một phần của chương trình xây dựng nông thôn mới XHCN. 3.1.5.2. Về mô hình triển khai Ngoài hai công ty bảo hiểm hàng đầu của Trung Quốc tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp là Công ty Bảo hiểm Nhân dân Trung Hoa và Công ty Bảo hiểm Tài sản Liên hợp Trung Hoa, từ năm 2004 đến nay Trung Quốc đã cho phép thành lập 4 công ty chuyên về bảo hiểm nông nghiệp.Thị trường bảo hiểm nông nghiệp được hình thành dựa trên quan hệ trao đổi mua 16
- bán bảo hiểm giữa một bên là người nông dân (người mua) và một bên là các công ty bảo hiểm (người bán). 3.1.5.3. Về các hình thức bảo hiểm Việc tham gia dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp ở Trung Quốc là tự nguyện. 3.2. Nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm từ quá trình triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của một số nước 3.2.1. Nhận xét, đánh giá quá trình triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của một số nước 3.2.1.1. Về cơ chế, chính sách Quy định của luật pháp về bảo hiểm nông nghiệp rất đa dạng. - Dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp là đối tượng được khuyến khích - Bảo hiểm nông nghiệp tự nguyện: áp dụng ở hầu hết các nước. - Bảo hiểm là quyền lợi đương nhiên, miễn phí của nông dân. Các Chính phủ đều có sự hỗ trợ mạnh về tài chính cho bảo hiểm nông nghiệp. - Các nước đều xây dựng những quy định riêng về pháp luật và khung pháp lý cho bảo hiểm nông nghiệp của nước mình.. 3.2.1.2. Về mô hình triển khai Các nước đang áp dụng nhiều mô hình dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường của mỗi nước. 3.2.1.3. Các hình thức bảo hiểm Dịch vụ bảo hiểm được triển khai theo hai hình thức: Dịch vụ bảo hiểm truyền thống, phi truyền thống. 3.2.2. Một số bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu mô hình dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở một số nước Từ việc nghiên cứu hệ thống bảo hiểm nông nghiệp ở các nước trên thế giới, một số bài học có thể được rút ra và vận dụng vào phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi cho Việt nam như sau: Thứ nhất, các nước đã thành công trong việc triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi. Thứ hai, việc tiếp cận và thiết kế hệ thống dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi nên được triển khai từng bước một và hết sức thận trọng. Thứ ba, sự thành công hay thất bại của hệ thống bảo hiểm ở các nước còn chủ yếu bởi sự thiết kế cẩn thận và sự sửa đổi năng động hệ thống này phù hợp với các điều kiện đang thay đổi của mỗi nước. 17
- CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI Ở VIỆT NAM 4.1. Thực trạng triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam trong thời gian qua 4.1.1. Sự cần thiết của bảo hiểm cây trồng, vật nuôi tại Việt Nam Việt Nam là quốc gia sản xuất nông nghiệp, 60-70% dân số sống ở nông thôn, sản lượng nông sản chiếm khoảng 30% GDP. Tuy nhiên, đây lại là ngành chịu nhiều thiên tai, mất mùa, rất cần tới bảo hiểm để giảm thiểu thiệt hại cho nhà nông. Những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là rủi ro thiên tai và dịch bệnh, là nguyên nhân gây cản trở trực tiếp tới phát triển kinh tế-xã hội, phát triển bền vững và làm gia tăng đói nghèo. Phát triển bảo hiểm sản xuất nông nghiệp, với những vai trò tích cực của bảo hiểm, sẽ giảm bớt được các rủi ro cho người sản xuất nông nghiệp, góp phần phát riển bền vững ngành nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia.Do đó, bảo hiểm nông nghiệp nói chung và bảo hiểm cây trồng, vật nuôi nói riêng là một biện pháp có hiệu quả để ổn định thu nhập cho nông dân, đặc biệt đối với người nghèo. Bảo hiểm cây trồng, vật nuôi cũng là một kênh hỗ trợ của Chính phủ có hiệu quả và công bằng cho nông dân. Điều quan trọng là nâng cao hiệu quả của ngành nông nghiệp để tăng thu nhập cho hộ gia đình nông thôn. 4.1.2. Quá trình triển khai thực hiện dịch vụ bảo hiểm cây trồng và vật nuôi ở Việt Nam 4.1.2.1. Về cơ chế, chính sách Về cơ chế, chính sách, ngoài Luật kinh doanh bảo hiểm đã có nội dung về bảo hiểm nông nghiệp, các văn bản dưới luật cũng đã nhấn mạnh đến phát triển dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp như sau: 1) Thông tư số 52/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.. 2) Thông tư số 155/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. 3) Thông tư số 156/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với DNBH và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 181 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn