Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Sự ưa thích rủi ro, nhận thức, hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sức khỏe của người trồng lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án này là đo lường sự ưa thích rủi ro, nhận thức của người nông dân về rủi ro khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; đánh giá mức độ tác động của sự ưa thích rủi ro, nhận thức về rủi ro khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Sự ưa thích rủi ro, nhận thức, hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sức khỏe của người trồng lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long
- Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trần Tiến Khai 2. TS Lê Thanh Loan Phản biện 1:………………………………………………………... ……………………………………………………………………... Phản biện 2:………………………………………………………... ……………………………………………………………………... Phản biện 3:………………………………………………………... ……………………………………………………………………... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: …………………………………………………………… …………………………………………………………………… Vào hồi……..giờ……ngày…….tháng…….năm…….. Có thể tìm hiểu luận án tại:
- 4 1. GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất Việt Nam. Năm 2018, diện tích gieo trồng của ĐBSCL là 4,185 triệu ha, chiếm 54,32% tổng diện tích trồng lúa của cả nước. Tổng sản lượng lúa của ĐBSCL năm 2018 là 24.441,9 ngàn tấn, chiếm 55,6% sản lượng cả nước (TCTK, 2018). Mặc dù diện tích canh tác lúa trong những năm gần đây đang giảm dần, nhưng tỷ trọng sản lượng gạo của ĐBSCL vẫn chiếm hơn 55% trong tổng sản lượng gạo cả nước. ĐBSCL cũng là vùng có sản lượng xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Năm 2017, xuất khẩu gạo của khu vực ĐBSCL đạt 5,5 triệu tấn, đạt kim ngạch 2,49 tỷ USD, chiếm hơn 93% trong tổng kim ngạch xuất gạo cả nước (TCTK, 2018). Các lý do trên khẳng định vị trí và tầm quan trọng của ĐBSCL trong nền sản xuất lúa gạo của Việt Nam. Do đó, nghiên cứu về việc canh tác cây lúa tại ĐBSCL không chỉ có ý nghĩa lý luận, mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Tại ĐBSCL, thuốc BVTV được các nông dân sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Nông dân ít sử dụng các thiết bị bảo hộ khi phun thuốc, chủ yếu đeo khẩu trang và đội nón mặc dù họ nhận thức được tác hại của thuốc BVTV. Lý do xuất phát từ việc họ cảm thấy không thoải mái khi mặc đồ bảo hộ trong điều kiện khí hậu tại địa phương. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người phun thuốc (Huỳnh Việt Khải, 2014). Về tính độc của thuốc BVTV được sử dụng, nông dân ĐBSCL thường sử dụng các loại thuốc có độ độc loại II và III (theo phân loại của WHO). Thuốc BVTV không được sử dụng
- 5 hợp lý về tần suất, thời gian, liều lượng và không đảm bảo an toàn trong việc bảo quản. Ngoài ra, việc chất thải rắn và lỏng từ quá trình sử dụng thuốc thường không được quản lý, xử lý đúng cách ở đồng ruộng và ở nơi cất giữ. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người phun thuốc, mà còn ảnh hưởng đến môi trường sống và các loại động thực vật có lợi khác (Phan Văn Toàn, 2013). 1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều cho thấy, sự ưa thích rủi ro có thể ảnh hưởng đến các quyết định của con người, kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp. Sự ưa thích rủi ro ảnh hưởng đến việc quyết định của nông dân về giống cây trồng được sử dụng (Nguyễn Thành Phú, 2016; Liu, 2013), lượng phân bón sử dụng (Khor và cộng sự, 2018) hay là lượng thuốc BVTV sử dụng (Liu và Huang, 2013). Đối với việc sử dụng thuốc BVTV, những người không ưa thích rủi ro có xu hướng sử dụng thuốc BVTV nhiều hơn. Họ cho rằng, nếu không sử dụng thuốc BVTV sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, ảnh hưởng đến thu nhập của họ (Liu và Huang, 2013). Như vậy, khi biết được sự ưa thích rủi ro của các hộ nông dân, chúng ta có thể lý giải được hành vi sử dụng thuốc BVTV của họ. Đây là yếu tố quan trọng trong việc nghiên cứu hành vi của các hộ nông dân, giúp các nhà quản lý hiểu được tại sao các hộ nông dân lại có xu hướng sử dụng thuốc BVTV nhiều hơn mức khuyến cáo. Tuy nhiên, nghiên cứu về sự ưa thích rủi ro chủ yếu là các nghiên cứu ở nước ngoài, tại Việt Nam còn khá ít. Chưa có nhiều nghiên cứu ảnh hưởng của sự ưa thích rủi ro đến lượng thuốc BVTV sử dụng tại Việt Nam.
- 6 Zhang và cộng sự (2016) cho rằng, nhận thức về rủi ro sức khỏe của người nông dân sẽ ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thuốc BVTV của họ. Các nghiên cứu của Huỳnh Việt Khải (2014), Jallow et al. (2017), Migheli (2017) cũng cho thấy sự hiểu biết về các rủi ro, kiến thức của người nông dân trong quá trình sử dụng thuốc BVTV sẽ tác động đến lượng thuốc BVTV được sử dụng. Như vậy, tìm hiểu nhận thức của người nông dân về rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV đóng vai trò quan trọng trong trong việc lý giải hành vi sử dụng thuốc BVTV của họ. Bên cạnh đó, chúng ta có thể tác động nhận thức để thay đổi hành vi, giúp người nông dân sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý và khoa học hơn. Sự ưa thích rủi ro là đặc điểm cá nhân của con người, chúng ta không thể can thiệp để thay đổi nó. Nhưng nhận thức về rủi ro thì có thể tác động vào để thay đổi nhận thức bằng nhiều biện pháp. Việc thay đổi nhận thức về rủi ro và đặc điểm cá nhân đối với sự ưa thích rủi ro sẽ tác động làm thay đổi lượng thuốc BVTV sử dụng. Xuất phát từ lý do trên, việc nghiên cứu về sự ưa thích rủi ro và nhận thức rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, xem xét tác động của cả hai yếu tố này đến lượng thuốc BVTV sử dụng là rất quan trọng và cần thiết. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để đưa ra những giải pháp thích hợp, nhằm hạn chế tối đa tình trạng sử dụng thuốc BVTV bất hợp lí, không đảm bảo an toàn tại khu vực này. Thuốc BVTV có tác hại đối với môi trường sống và đối với sức khỏe của người người phun thuốc. Độc tính của thuốc BVTV có thể gây ảnh hưởng ngay sau khi tiếp xúc, hoặc sau một thời gian sau khi tiếp xúc. Mức độ tác hại đến sức khỏe phụ thuộc vào độ độc của thuốc BVTV. Có những loại thuốc BVTV dù tiếp xúc
- 7 một lượng nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thuốc bảo vệ thực vật không những ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ thần kinh, bề mặt da, mà còn ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn nếu nhiễm phải. Người trực tiếp phun thuốc dễ bị ảnh hưởng sức khỏe nhất do hít thở phải thuốc BVTV phát tán khi phun thuốc hoặc do bám dính trên bề mặt da (Phan Bích Ngân và Đinh Xuân Thắng, 2006). Người phun thuốc có những biểu hiện như: nhức đầu, buồn nôn và các vấn đề về da, tác động đến hệ thần kinh, gan và thận (Qiao và cộng sự, 2012). Việc tiếp xúc với thuốc BVTV có liên quan mật thiết với các bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư trực tràng, ung thư tuyến tụy (Alavanja và Bonner, 2012). Như vậy, tác hại của thuốc BVTV đối với sức khỏe của người tiếp xúc (trực tiếp và gián tiếp), môi trường, hệ sinh thái là rất lớn. Do đó, việc đánh giá tác động của thuốc BVTV tới sức khỏe của người tiếp xúc với thuốc BVTV là rất cần thiết, giúp người nông dân sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý, tránh sử dụng quá mức và không cần thiết. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Đo lường, phân tích tác động của sự ưa thích rủi ro của nông dân, nhận thức về rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV của họ đến lượng thuốc BVTV sử dụng, tác động của việc sử dụng thuốc BVTV tới sức khỏe của nông dân. Trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị đối với nông dân và cơ quan quản lý về việc quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Mục tiêu cụ thể:
- 8 1. Đo lường sự ưa thích rủi ro, nhận thức của người nông dân về rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV. 2. Đánh giá mức độ tác động của sự ưa thích rủi ro, nhận thức về rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV đến lượng thuốc BVTV được sử dụng. 3. Đo lường, đánh giá mức độ tác động của lượng thuốc BVTV được sử dụng tới chi phí sức khỏe người nông dân tiếp xúc với thuốc BVTV tại ĐBSCL. Câu hỏi nghiên cứu 1) Sự ưa thích rủi ro của nông dân trồng lúa ở ĐBSCL như thế nào? 2) Nhận thức như thế nào về rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV của nông dân trồng lúa ở ĐBSCL như thế nào? 3) Sự ưa thích rủi ro và nhận thức của người nông dân về rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV có tác động đến lượng thuốc BVTV sử dụng hay không? 4) Lượng thuốc BVTV được áp dụng tác động đến chi phí sức khỏe của người tiếp xúc với thuốc BVTV ra sao? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là việc sử dụng thuốc BVTV của các hộ nông dân trồng lúa tại các tỉnh ĐBSCL. Đối tượng khảo sát là các hộ nông dân có trồng lúa trong vòng ba năm tính đến ngày phỏng vấn. Pham vi nghiên cứu: Nghiên cứu 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Vĩnh Long trong 3 mùa vụ năm 20182019 với tổng số quan sát là 238 quan sát (An Giang 92, Kiên Giang 71 và Vĩnh Long 75) 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
- 9 Lý thuyết hữu dụng kỳ vọng sẽ giúp lý giải và tính toán hệ số sự ưa thích rủi ro của các hộ nông dân. Lý thuyết hành vi người nông dân sẽ cho thấy được người nông dân quyết định các loại đầu vào như thế nào và lượng thuốc bảo vệ thực vật được quyết định dựa trên những yếu tố nào. Bên cạnh đó lý thuyết nhận thức hành vi cũng giải thích được nhận thức sẽ tác động đến hành vi sử dụng thuốc BVTV của các hộ nông dân như thể nào. Cuối cùng cách tiếp cận chi phí sức khỏe cũng được nghiên cứu để xây dựng mô hình tác động của thuốc BVTV đến chi phí sức khỏe cùa các hộ nông dân. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Khung phân tích của nghiên cứu
- 10 3.2 Đo lường sự ưa thích rủi ro Trò chơi xổ số được thiết kế với 10 tình huống và hai phương án lựa chọn như trong nghiên cứu của Holt và Laury (2002). Bảng 3.1 Phương án trả thưởng trong trò chơi xổ số Phương E(A) Phương E(B) án A (1000đ) án B (1000đ) Thứ Nhận Nhận Nhận Nhận tự được được được được 35.000đ 44.000đ 2.000đ 85.000đ Bốc Bốc được Bốc được Bốc được 1 35,9 được số 10,3 số 19 số 10 số 10 19 Bốc Bốc được Bốc được Bốc được 2 36,8 được số 18,6 số 18 số 9,10 số 9,10 18 Bốc Bốc được Bốc được Bốc được 3 37,7 được số 26,9 số 17 số 810 số 810 17 Bốc Bốc được Bốc được Bốc được 4 38,6 được số 35,2 số 16 số 710 số 710 16 Bốc Bốc được Bốc được Bốc được 5 39,5 được số 43,5 số 15 số 610 số 610 15 6 Bốc được Bốc được 40,4 Bốc Bốc được 51,8 số 14 số 510 được số số 510
- 11 14 Bốc Bốc được Bốc được Bốc được 7 41,3 được số 60,1 số 13 số 410 số 410 13 Bốc Bốc được Bốc được Bốc được 8 42,2 được số 68,4 số 1,2 số 310 số 310 1,2 Bốc Bốc được Bốc được Bốc được 9 43,1 được số 76,7 số 1 số 210 số 210 1 Bốc được Bốc được 44 85 số 110 số 110 Nguồn: Tác giả đưa ra trên thiết kế của Khor et al. (2018), Holt và Laury (2002) Số tiền trả thưởng cố định ở 4 mức, với phương án an toàn (phương án A) là 35 ngàn và 44 ngàn, với phương án rủi ro (phương án B) là 2 ngàn và 85 ngàn. Số tiền thưởng được thanh toán phải đảm bảo nguyên tắc là mức độ chênh lệch ở phương án an toàn thấp hơn mức chênh lệch ở phương án rủi ro. Người chơi được phỏng vấn viên giải thích, hướng dân cách chơi, lấy ví dụ minh họa để người chơi hiểu. Cách thức tiến hành trò chơi cụ thể như sau Bước 1: Người chơi đọc kỹ các trường hợp xảy ra trong bảng phương án trả thưởng, lựa chọn phương án A hoặc B trong mỗi trường hợp (chỉ chuyển phương án từ A sang B và không có chiều ngược lại)
- 12 Bước 2: Người chơi bốc 1 tờ giấy trong số 10 tờ giấy trong hộp có ghi số được chuẩn bị sẵn. Số được ghi trên tờ giấy sẽ cho biết thứ tự phương án mà người chơi được trả thưởng. Ví dụ người chơi bốc trúng số 3 thì phương án trả thưởng sẽ là ở dòng thứ 3. Sau đó bỏ tờ giấy lại vào trong hộp. Bước 3: Người chơi tiếp tục bốc 1 trong 10 tờ giấy trong hộp để xác định số tiền được trả thưởng theo phương án trả thưởng được người chơi bốc trước đó. Vì dụ người chơi bốc trúng số 4 thì sẽ được nhận 35 ngàn đồng nếu người chơi chọn phương án A và nhận được 2 ngàn đồng nếu người chơi chọn phương án B (là phương án trả thưởng ở dòng thứ 3 mà người chơi đã bốc ở bước 2) Dựa vào điểm chuyển từ phương án A sang phương án B để tính toán khoảng giá trị của sự ưa thích rủi ro. Hàm lợi ích của từng mức thưởng được tính theo công thức 3.1 U(Y) = (3.1) (Y là mức tiền thưởng, r là hệ số đo lường sự ưa thích rủi ro). Về nguyên tắc, người chơi sẽ chọn phương án A khi lợi ích kỳ vọng của phương án A lớn hơn hoặc bằng lợi ích kỳ vọng của phương án B (tức UE(A)>= UE(B)). Với UE(A) = p1.U(A1) + p2.U(A2) ( 3.2) UE(B) = p1.U(B1) + p2.U(B2). (3.3) Ở đây A1, A2 là lượng tiền trả thưởng ở phương án A; B1, B2 là lượng tiền trả thưởng ở phương án B. Còn p1, p2 là xác suất được nhận tương ứng với từng lượng tiền của mỗi phương án. Hàm lợi ích của từng mức thưởng được tính theo công thức:
- 13 . Người chơi chỉ chuyển sang chọn phương án B khi UE(A)
- 14 Bảng 3.3 câu hỏi đo lường nhận thức Câu hỏi đo lường Nguồn 1. Tất cả thuốc BVTV đều độc hại đối với sức khỏe Wang (2017) con người 2. Thuốc BVTV có thể gây hại với tất cả mọi người, Jallow (2017) kể cả những người có sức khỏe tốt. 3. Thuốc BVTV gây ảnh hưởng đến môi trường Wang (2017), sống cho những người xung quanh. Jallow (2017) 4. Thuốc BVTV có thể gây hại cho các động vật có Jallow (2017) ích khác. 5. Tôi có thể nhận biết mức độ độc hại của thuốc Devi (2009) BVTV dựa trên bao bì sản phẩm 6. Nôn mửa, tiêu chảy, sùi bọt mép và chuột rút là Kumari & dấu hiệu của ngộ độc thuốc BVTV Sharma (2018) 7. Tiếp xúc với thuốc BVTV có thể gây ra ung thư Kumari & Sharma (2018) 8. Thuốc BVTV có thể gây dị ứng, phồng rộp da Kumari & Sharma (2018) 9. Tiếp xúc với thuốc BVTV có thể gây tổn thương Kumari & mắt Sharma (2018) 10. Thuốc BVTV có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức Kumari & khỏe của phụ nữ mang thai và trẻ em Sharma (2018) Nguồn: Tổng hợp của tác giả 3.4 Đánh giá ảnh hưởng của sự ưa thích rủi ro và nhận thức đến lượng thuốc BVTV sử dụng Mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau
- 15 Ln(PU) = β0+ β1RP + β2KU + β3ln(Pp) + β4Tr + β5Edu + β6Yup + β7Reg (3.6) Trong đó PU là lượng thuốc BVTV được sử dụng được quy đổi về gam a.i/ha/năm. RP: Là biến đại diện cho sự ưa thích rủi ro cá nhân được đo lường thông qua trò chơi thực nghiệm. KU: Là biến đại diện cho nhận thức của người nông dân về rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV Pp là giá thuốc BVTV (ngàn đồng/gam a.i) Tr là biến giả tập huấn (bằng 1 nếu có tham gia tập huấn) Edu: là trình độ học vấn của chủ hộ (đo bằng số năm đi học) Yup: là kinh nghiệm trồng lúa (số năm trồng lúa) Reg: là biến giả Tỉnh. Mô hình này sẽ được hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) trên phần mềm stata. 3.5 Mô hình phân tích tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến chi phí sức khỏe Đối với mô hình hồi quy tác động của thuốc BVTV đến chi phí sức khỏe, tác giả chỉ hồi quy đối với những cá nhân có tiếp xúc với thuốc BVTV, tức có pha hoặc phun thuốc. Những hộ đi thuê phun hoàn toàn sẽ không được phân tích trong mô hình hồi quy này. HCO = β0 + β1PES + β2ARE + β3NUM + β4SMO + β5DRI1 + β6DRI2+ β7AGE + β8IPM + β9PRO + β10REG (3.9) Trong đó: Chi phí sức khỏe (HCO) = Tổng tiền thuốc + Tiền khám + Số ngày năm viện x tiền công bình quân 1 ngày của người bệnh + Số
- 16 ngày có người chăm sóc x Tiền công bình quân 1 ngày của người chăm sóc + Chi phí đi lại của cả người bệnh và người chăm sóc. PES: là lượng thuốc BVTV sử dụng, biến này được phân thành ba biến là lượng thuốc sâu (PES1), lượng thuốc bệnh (PES2) và lượng thuốc khác (PES3), tính bằng gam ai/ha/vụ ARE: diện tích canh tác NUM: Số vụ canh tác(bằng 1 nếu làm 3 vụ, bằng 0 nếu làm 2 vụ) SMO: Số điếu thuốc hút trung bình/ngày DRI1: Số ml rượu uống trung bình/tuần DRI2: Số ml bia uống trung bình/tuần AGE: tuổi của chủ hộ IPM: Có tham gia IPM hay không (Bằng 1 nếu có tham gia) PRO: Số biện pháp bảo vệ sử dụng REG: Biến giả tỉnh Phương pháp hồi quy mô hình này là hồi quy Tobit và cũng được thực hiện trên phần mềm stata. Biến phụ thuộc là CPSK của nông dân tiếp xúc thuốc BVTV có thể bằng 0 nếu nông dân đó không phát sinh CPSK trong giai đoạn khảo sát; nghĩa là dữ liệu CPSK bị chặn ở giá trị 0. Phương pháp ước lượng OLS có thể cho kết quả sai lệch; trong trường hợp này, sử dụng mô hình hồi quy Tobit để ước lượng sẽ cho kết quả đáng tin cậy hơn. 4. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BVTV TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Kết quả điều tra 238 nông dân cho thấy, tất cả các hộ đều phun thuốc BVTV, thậm chí phun nhiều lần. Số lần phun phổ biến của các hộ nông dân là 5 đến 6 lần/vụ. Có một số hộ nông dân phun 7 đến 8 lần, thậm chí có hộ phun đến 9 lần. Về lượng
- 17 thuốc sử dụng theo mùa vụ phân theo từng loại thuốc được thể hiện qua bảng 4.11 sau: Bảng 4.11 Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng phân theo loại thuốc Đơn vị tính: gam a.i/ha/vụ Vụ Hè Vụ Đông Vụ Thu 2019 Xuân Thu 20182019 Đông Loại thuốc 2018 Thuốc trừ sâu 342 382 363 Thuốc trừ bệnh 1.133 1.176 1.097 Thuốc khác 1.595 1.548 1.463 Thuốc trừ cỏ 708 676 711 Thuốc trừ chuột ốc 817 800 669 Thuốc điều hòa sinh 17 18 15 trưởng Thuốc xử lý hạt giống 53 54 69 Tổng 3.071 3.106 2.923 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra Các loại thuốc BVTV được hộ nông dân sử dụng chủ yếu là thuốc trừ bệnh. Lượng thuốc trừ bệnh trong vụ Đông Xuân là cao
- 18 nhất, ở mức trung bình là 1,176 kg a.i/ha chiếm 31,03% trong vụ. Lượng thuốc trừ chuột ốc được người nông dân sử dụng khá nhiều, đứng thứ 2 trong các loại thuốc, ở mức 817 gam a.i/ha vụ Hè Thu, 800 gam a.i vụ Đông Xuân và 669 gam a.i vụ Thu Đông. Về độ độc, lượng thuốc BVTV được sử dụng qua ba mùa vụ thể hiện trong bảng 4.13 Bảng 4.13 Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng phân theo độ độc của WHO Đơn vị tính: gam a.i/ha Vụ Hè Vụ Đông Xuân Vụ Thu Mức độ độc Thu 2019 20182019 Đông 2018 I 1 1 0 II 578 572 551 III 904 930 911 IV 1.498 1.519 1.360 Không xác định 90 84 100 Tổng 3.071 3.106 2.923
- 19 guồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra Lượng thuốc BVTV cực độc mức I được người nông dân sử dụng ít (chỉ khoảng 1 gam a.i/ha, lượng thuốc có độ độc thấp mức IV được sử dụng chiếm tỷ trọng lớn (gần 60%). Lượng thuốc BVTV mà các hộ gia đình sử dụng qua các mùa vụ phổ biến ở mức độ độc III, mức tương đối độc hại. Về hành vi sử dụng thuốc BVTV, kết quả khảo sát cho thấy vẫn có gần 18% hộ nông dân thừa nhận sử dụng quá liều lượng cho phép. Bên cạnh đó, khi họ pha thuốc mà không dùng hết họ sẽ quay trở lại phun dặm lại cho hết thuốc trong bình, điều này làm cho lượng thuốc vượt mức cần thiết. Một số hộ nông dân vẫn vứt bao bì thuốc đã sử dụng ngoài ruộng, kênh mương hay bán ve chai. 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1 Kết quả đo lường sự ưa thích rủi ro Bảng 5.1 Giá trị trung bình sự ưa thích rủi ro giữa các tỉnh Tỉnh Giá trị trung bình An Giang 0,33
- 20 Kiên Giang 0,21 Vĩnh Long 0,05 Mức ý nghĩa 10% Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra Bảng 5.3 thể hiện giá trị trung bình của sự ưa thích rủi ro giữa các tỉnh. Qua số liệu cho thấy, giá trị trung bình của An Giang cao nhất 0,33, Kiên Giang là 0,21, Vĩnh Long thấp nhất 0,05. Kết quả kiểm định Ftest của Oneway ANOVA cho thấy mức ý nghĩa thống kê là 10%. Nghĩa là có sự khác biệt về sự ưa thích rủi ro giữa các tỉnh trong nghiên cứu với mức ý nghĩa 10%. 5.2 Kết quả đo lường nhận thức Bảng 5.8 Điểm trung bình nhận thức về rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV Tỉnh Giá trị trung bình Trung bình chung 8,94 An Giang 8,62 Kiên Giang 9,23 Vĩnh Long 9,07
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 306 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 268 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn