1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Với vị trí của lúa gạo trong cơ cấu lương thực thế giới, sản xuất và xuất khẩu<br />
lúa gạo vừa mang ý nghĩa đảm bảo ổn định cung, cầu gạo trong mọi điều kiện biến<br />
động, góp phần thực hiện nhiệm vụ an ninh lương thực toàn cầu, vừa đem lại kim<br />
ngạch cho các quốc gia.<br />
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng, biểu<br />
hiện chủ yếu là các quan hệ thương mại song phương, khu vực và đa phương mà các<br />
hiệp định thương mại là cơ sở pháp lý khiến sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam<br />
phải đáp ứng những nội dung cụ thể về xuất xứ, đặc điểm, chất lượng, an toàn vệ sinh<br />
sản phẩm và môi trường... Thêm vào đó, gạo xuất khẩu Việt Nam đang có biểu hiện<br />
dần “lép vế” so với một số nông sản xuất khẩu khác; hiện trạng biến đổi khí hậu nên<br />
người nông dân đã thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp bằng cách giảm bớt cấy lúa;<br />
những thị trường “khó tính” như Nhật, Mỹ, châu Âu... đang có xu hướng “chê bai”<br />
gạo Việt Nam nhưng lại nhiệt tình mua rau quả của Việt Nam với mức giá tốt.<br />
Mặc dù vậy, nhu cầu gạo thế giới vẫn luôn tăng, an ninh lương thực vẫn là vấn đề cấp<br />
bách đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Vấn đề là gạo xuất khẩu Việt Nam đang trong bối<br />
cảnh biến động liên tục của những yếu tố trong và ngoài nước trong đó các hiệp định thương<br />
mại như chất “xúc tác” đòi hỏi ngành gạo cần xem xét kỹ càng hướng xuất khẩu gạo trong<br />
thời gian tiếp theo sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Từ những nhận định trên và phù hợp<br />
với chuyên ngành Lịch sử kinh tế, nghiên cứu sinh thực hiện luận án với đề tài: “Tác động<br />
của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam”.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án<br />
2.1. Mục tiêu chung<br />
Luận án đưa ra những nhìn nhận mới về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt<br />
Nam nhằm thích ứng với những tác động của các hiệp định thương mại và những<br />
thách thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế mới nhưng vẫn phù hợp vai trò<br />
vốn có của ngành gạo.<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về tác động của các hiệp định<br />
thương mại đến hoạt động xuất khẩu gạo; tổng kết kinh nghiệm về thích ứng với tác<br />
động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của một số nước, từ đó rút ra<br />
những bài học đối với Việt Nam.<br />
Thứ hai, tổng quan những một số hiệp định thương mại có tác động đến xuất khẩu<br />
gạo của Việt Nam.<br />
Thứ ba, phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam dưới tác động của<br />
các hiệp định thương mại mà Việt Nam là thành viên.<br />
Thứ tư, đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo theo hướng<br />
thích ứng tốt với tác động của các hiệp định thương mại.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
* Đối tượng nghiên cứu<br />
Những nội dung của các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã và sẽ tham gia<br />
có liên quan đến xuất khẩu gạo; thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước<br />
là thành viên và phi thành viên với Việt Nam trong các hiệp định thương mại; những<br />
<br />
2<br />
tác động của các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia đến thực trạng xuất<br />
khẩu gạo của Việt Nam.<br />
* Phạm vi nghiên cứu<br />
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu nội dung và tác động của các hiệp định<br />
thương mại có ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam, gồm: AFTA; 3 hiệp định<br />
thương mại song phương; 5 hiệp định thương mại hỗn hợp; và các hiệp định thương mại<br />
mới có hiệu lực, hiệp định thương mại kết thúc đàm phám nhưng chưa ký kết và các<br />
hiệp định đang đàm phán.<br />
* Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào những thị trường Việt Nam<br />
xuất khẩu gạo với tỷ trọng lớn.<br />
* Về thời gian:<br />
- Luận án khái quát sự phát triển của ngành gạo (sản xuất và xuất khẩu) từ<br />
những năm 80 của thế kỷ 20 cho đến năm 2017, đánh giá thực trạng tác động của các<br />
hiệp định thương mại tới xuất khẩu gạo của Việt Nam gắn với các mốc thời gian các<br />
hiệp định thương mại có hiệu lực giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015 (khoảng thời<br />
gian từ khi hiệp định thương mại Việt Nam – Mỹ bắt đầu có hiệu lực, mở ra thời kỳ<br />
Việt Nam liên tục tham gia vào các hiệp định mang tính khu vực và trên thế giới),<br />
đánh giá khả năng tác động của các hiệp định thương mại chưa có hiệu lực hoặc đang<br />
đàm phán giai đoạn 2000 – 2016, cập nhật thêm thông tin về xuất khẩu gạo thế giới<br />
năm 2016 - 2017.<br />
- Các giải pháp của luận án đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam<br />
dưới tác động của các hiệp định thương mại hướng đến năm 2030.<br />
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu<br />
4.1. Cách tiếp cận<br />
Tiếp cận ở giác độ Lịch sử kinh tế và từ lý luận đến thực tiễn, xem xét biến<br />
động xuất khẩu gạo dưới tác động của các hiệp định thương mại mà Việt Nam ký kết<br />
theo trình tự thời gian.<br />
4.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp nghiên cứu định tính: kết hợp phương pháp lịch sử, phương<br />
pháp logic, phương pháp phân tích dựa vào các kết quả thống kê, đối chiếu, so sánh<br />
các số liệu, hiện tượng kinh tế trong xuất khẩu lúa gạo để làm rõ sự thay đổi trong<br />
xuất khẩu gạo cả về lượng và chất từ quá khứ qua từng thời điểm của lộ trình thực<br />
hiện các hiệp định thương mại.<br />
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: ứng dụng mô hình lực hấp dẫn cấu<br />
trúc trong thương mại quốc tế để nghiên cứu những sự kiện đã xảy ra sau khi thực<br />
hiện hiệp định thương mại (phân tích hậu kỳ).<br />
5. Những đóng góp mới và hạn chế của luận án<br />
5.1. Những đóng góp mới của luận án<br />
* Luận án có những đóng góp mang tính lý luận:<br />
- Luận án phân tích toàn diện tác động các hiệp định thương mại mang tính song<br />
phương, khu vực và các hiệp định thương hỗn hợp đến xuất khẩu gạo của Việt Nam.<br />
<br />
3<br />
- Luận án đề cập đến tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu<br />
của mặt hàng gạo nhằm cụ thể hóa từng yếu tố ảnh hưởng chứ không chỉ là khía cạnh<br />
kinh tế hay phúc lợi nói chung.<br />
* Luận án có ý nghĩa thực tiễn:<br />
- Luận án nghiên cứu vấn đề mang tính thời sự vì gạo vốn là mặt hàng xuất khẩu<br />
chủ lực của Việt Nam trong một thời gian dài nhưng khi Việt Nam tham gia ký kết các hiệp<br />
định thương mại khiến xuất khẩu gạo gắn với nhiều cơ hội và thách thức mới đang đặt ra thì<br />
mặt hàng gạo cần phù hợp với xu thế hội nhập và nội dung của các hiệp định thương mại.<br />
- Luận án nghiên cứu những tác động của các hiệp định thương mại góp phần tìm<br />
ra những gợi ý thúc đẩy xuất khẩu lúa gạo theo hướng phát triển bền vững, từ đó tạo động<br />
lực cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn.<br />
* Luận án đóng góp về mặt phương pháp nghiên cứu khi phân tích các yếu tố tác<br />
động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam thông qua sự kết hợp<br />
phương pháp phân tích định tính và mô hình định lượng (mô hình lực hấp dẫn cấu trúc).<br />
5.2. Những hạn chế của luận án<br />
Một số yếu tố có tác động đến xuất khẩu gạo như yếu tố biến đổi khí hậu, quy mô<br />
và giá gạo xuất khẩu của đối thủ cạnh tranh, yếu tố bất ngờ khó có thể lường trước chưa<br />
được đưa vào mô hình thực nghiệm. Tuy nhiên, luận án sử dụng phân tích định tính đối<br />
với các yếu tố chưa đưa được vào mô hình để có những đóng góp toàn diện hơn.<br />
6. Kết cấu của luận án<br />
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tác động của hiệp định thương mại đến<br />
xuất khẩu gạo của Việt Nam;<br />
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về thích ứng với tác động của<br />
hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo;<br />
Chương 3: Phân tích thực trạng tác động của các hiệp định thương mại đến<br />
xuất khẩu gạo của Việt Nam;<br />
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng của xuất khẩu<br />
gạo Việt Nam trước tác động của hiệp định thương mại đến năm 2030.<br />
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH<br />
THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM<br />
1.1. Các nghiên cứu về tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu<br />
gạo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế<br />
1.1.1. Các nghiên cứu về lợi ích của xuất khẩu và yếu tố tác động đến xuất khẩu<br />
Các lý thuyết thương mại trong các nghiên cứu của Đỗ Đức Bình và Ngô Thị Tuyết<br />
Mai (2013), đã chỉ rõ cơ chế và lý do mà thương mại tạo ra lợi ích cho các quốc gia.<br />
Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cung (năng lực sản xuất), cầu xuất<br />
khẩu (sức mua) và các yếu tố mang tính hấp dẫn/ cản trở xuất khẩu: Carrere (2006),<br />
Inmaculada và Felicitas (2003), Sandberg (2004), Do Tri Thai (2006), Từ Thúy Anh và<br />
Đào Nguyên Thắng (2008), Dao Ngoc Tien (2009), Bikker (2009), trong đó hiệp định<br />
thương mại là một trong những yếu tố tác động đến xuất khẩu, không chỉ ảnh hưởng trực<br />
tiếp mà còn có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các chính sách đến hoạt động xuất khẩu.<br />
<br />
4<br />
1.1.2. Các nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu<br />
1.1.2.1. Tổng quan lý thuyết các nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương<br />
mại đến các quốc gia trên thế giới<br />
- Tác động tĩnh gồm tác động“tạo lập thương mại” và tác động “chuyển hướng<br />
thương mại” (Viner, 1950; Krugman, 1993; Bhagwati và Panagariya, 1996; Krueger,<br />
1999; Fukao và cộng sự; 2002)<br />
- Tác động động tạo ra những tác động động mang tính dài hạn về phúc lợi,<br />
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự thay đổi cấu trúc ngành... (Hertel và cộng sự, 2001;<br />
Itakura và Lee, 2012; Lee và Itakura, 2014; Cheong, 2013)<br />
1.1.2.2. Tổng quan phương pháp thực nghiệm các nghiên cứu về tác động của<br />
các hiệp định thương mại<br />
- Nghiên cứu sử dụng mô hình lực hấp dẫn: Tinbergen (1962), Anderson và<br />
Wincoop (2003), Magee (2008), Hapsari và Mangunsong (2006), Ruzita và cộng sự<br />
(2009); Yin (2010), Do Ba Khai (2014), Okabe (2015), Vũ Thanh Hương (2016),...<br />
phù hợp đánh giá hậu kỳ (những tác động đã xảy ra)<br />
- Nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE): Todsadee và cộng sự<br />
(2012), Petri và cộng sự (2012), Petri và Plummer (2016), Lee và Itakura (2015),<br />
Cassing và cộng sự (2010), Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2015).<br />
- Nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng từng phần: Cassing và cộng sự<br />
(2010), Fukao và cộng sự (2002), Datta và Kouliavtsev (2005), Burfisher và cộng sự<br />
(2014), Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2015).<br />
1.1.3. Các nghiên cứu về xuất khẩu gạo và tác động của hiệp định thương mại<br />
đến xuất khẩu gạo<br />
- Đối với xuất khẩu gạo, các nghiên cứu về xuất khẩu gạo nước ngoài: Boriss (2006),<br />
Poramacom (2014), Ramakrishna và Degaonkar (2016), Memon (2017), Adhikari và cộng<br />
sự (2016); các nghiên cứu về xuất khẩu gạo Việt Nam: Nguyễn Trung Văn (1998), Nguyễn<br />
Đình Long (1999), Đinh Thiện Đức (2003), Lê Minh Nghĩa (2004), Hồ Cao Việt (2010),<br />
Đinh Văn Thành, Đinh (2010), Vũ Văn Hùng (2013), Lê Xuân Tạo (2015).<br />
- Đối với tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo, chủ yếu là các<br />
nghiên cứu định tính, phổ biến là những nghiên cứu về tác động của các hiệp định<br />
thương mại đến xuất khẩu hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng, trong đó có nhắc<br />
đến mặt hàng gạo như một ví dụ (Cassing và cộng sự, 2010; Đinh Văn Thành, 2010;<br />
Phạm Thái Quốc, 2013; Trần Hoa Phượng, 2013; Bùi Thành Nam, 2016;<br />
www.trungtamwto.vn/fta) hay nghiên cứu về xuất khẩu gạo trong đó nhắc đến các hiệp<br />
định thương mại như một vấn đề cần lưu ý trong phát triển ngành (Dawe, 2010; Anon.,<br />
2015; Broadbent và cộng sự, 2015; Anon., 2016; Ramakrishna và Degaonkar, 2016).<br />
1.2. Khoảng trống nghiên cứu<br />
Thứ nhất, hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào một hoặc một vài hiệp định<br />
cụ thể, rất ít những nghiên cứu có sự đánh giá một cách tổng hợp tác động của hiệp định<br />
thương mại song phương, khu vực và đa phương đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam<br />
Thứ hai, các nghiên cứu chủ yếu đánh giá tác động của các hiệp định thương mại<br />
đến các nước trong đó có Việt Nam ở góc độ kinh tế, phúc lợi và các dòng thương mại<br />
quốc gia, có rất ít những nghiên cứu đánh giá tác động của hiệp định thương mại đến một<br />
ngành hàng cụ thể.<br />
<br />
5<br />
Thứ ba, các nghiên cứu đã công bố thiếu đi sự đánh giá ở mức độ tổng hợp cũng<br />
như tính cập nhật những biến động mới liên quan đến xuất khẩu gạo (về cung, cầu gạo<br />
trên thị trường quốc tế, ảnh hưởng của khí hậu...) cùng những tiêu chí xuất khẩu mới đi<br />
kèm khi Việt Nam là thành viên trong các hiệp định thương mại.<br />
Thứ tư, không có nhiều những nghiên cứu ở Việt Nam áp dụng phương pháp<br />
định lượng để đánh giá những tác động trong quá khứ của các hiệp định thương mại<br />
đến xuất khẩu ở mức độ một mặt hàng gạo cụ thể, từ đó rút ra những nhận định định<br />
tính và có những giải pháp thiết thực.<br />
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ<br />
VỀ THÍCH ỨNG VỚI TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐẾN<br />
XUẤT KHẨU GẠO<br />
2.1. Cơ sở lý luận về tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo<br />
2.1.1. Lý luận về các hiệp định thương mại<br />
2.1.1.1. Khái niệm hiệp định thương mại<br />
a. Khái niệm truyền thống: hiệp định thương mại là một hiệp ước quốc tế nhằm<br />
loại bỏ các rào cản thương mại, tạo điều kiện cho quan hệ thương mại giữa các nước ký kết<br />
hiệp định chặt chẽ hơn, từ đó thúc đẩy hội nhập kinh tế giữa các nước thành viên.<br />
b. Khái niệm hiện đại: không chỉ được hiểu trong phạm vị hạn hẹp với cấp độ<br />
liên kết kinh tế “nông” như cách hiểu truyền thống mà còn là những thỏa thuận hội<br />
nhập kinh tế “sâu” giữa hai hay một nhóm quốc gia với các cam kết rộng và toàn diện<br />
hơn ngoài thương mại.<br />
2.1.1.2. Phân loại hiệp định thương mại<br />
- Hiệp định thương mại song phương: chỉ có hai nước thành viên.<br />
- Hiệp định thương mại khu vực : có sự tham gia từ ba nước thành viên trở lên<br />
và các nước này có vị trí địa lý gần nhau.<br />
- Hiệp định thương mại hỗn hợp là hiệp định thương mại giữa một liên kết kinh<br />
tế quốc tế với một nước, một số nước hoặc một số liên kết kinh tế quốc tế khác, là một<br />
dạng đặc biệt của hiệp định thương mại song phương.<br />
- Hiệp định thương mại đa phương là hiệp định thương mại bao gồm nhiều quốc<br />
gia tham gia ký kết trong đó WTO là điển hình.<br />
2.1.1.3. Nội dung của các hiệp định thương mại<br />
- Nội dung cắt giảm thuế quan.<br />
- Nội dung về hạn ngạch.<br />
- Nội dung về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBTs) và các biện pháp<br />
kiểm dịch động thực vật (SPSs).<br />
- Nội dung về các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp.<br />
- Các nội dung đa dạng khác: quy tắc xuất xứ; thương mại dịch vụ; đầu tư; cơ<br />
chế giải quyết tranh chấp; mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ,<br />
phát triển bền vững.<br />
<br />
6<br />
2.1.1.4. Tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu<br />
Như đã trình bày trong phần tổng quan nghiên cứu, tác động của hiệp định<br />
thương mại được chia thành hai xu hướng là tác động tĩnh và tác động động.<br />
2.1.2. Xuất khẩu gạo và tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo<br />
2.1.2.1. Gạo và đặc điểm sản xuất lúa gạo<br />
Gạo là một loại nông sản và có đặc điểm của hoạt động sản xuất nông nghiệp:<br />
(i) Chịu tác động lớn từ các điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, thời tiết... ; (ii) Có<br />
tính thời vụ; (iii) Chất lượng gạo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng;<br />
(iv) Khâu chế biến và bảo quản sau thu hoạch là rất quan trọng; (v) Gạo có tính đa dạng<br />
về chủng loại, hình dáng hạt gạo, hương vị, hàm lượng dinh dưỡng...<br />
2.1.2.2. Xuất khẩu gạo và tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo<br />
a. Một số lý thuyết thương mại truyền thống và hiện đại cho thấy thương mại<br />
quốc tế luôn mang lại lợi ích cho các nước tham gia, từ đó có vai trò quan trọng trong<br />
nền kinh tế thế giới.<br />
b. Khái niệm, hình thức và vai trò của xuất khẩu gạo<br />
* Khái niệm xuất khẩu, xuất khẩu gạo<br />
Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với phần<br />
còn lại của thế giới nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia. Khái niệm này được dùng để<br />
định nghĩa cụ thể cho các mặt hàng xuất khẩu nói chung và mặt hàng gạo nói riêng.<br />
* Các hình thức xuất khẩu gạo gồm: Xuất khẩu gạo trực tiếp; Xuất khẩu gạo<br />
ủy thác; Xuất khẩu gạo theo nghị định thư giữa hai Chính phủ<br />
* Vai trò của xuất khẩu gạo<br />
Bên cạnh vai trò ở góc độ xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu gạo còn đóng vai trò ở<br />
góc độ xuất khẩu mặt hàng nông sản: tạo động lực xây dựng chiến lược ngành phù<br />
hợp với khả năng và điều kiện của mình nhằm vừa thực hiện đồng bộ an ninh lương<br />
thực quốc gia và toàn cầu, vừa bảo vệ tốt lâu dài các nguồn lực thiên nhiên, góp phần<br />
duy trì môi trường quốc gia và quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội ổn định.<br />
c. Các yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo:<br />
<br />
7<br />
Yếu tố từ<br />
phía cung<br />
<br />
Yếu tố từ<br />
phía cầu<br />
<br />
Quy mô<br />
kinh tế<br />
<br />
Quy mô<br />
kinh tế<br />
<br />
Dân số<br />
<br />
Việt Nam (Nước<br />
XK gạo)<br />
<br />
Diện tích<br />
trồng lúa<br />
<br />
Nước NK gạo từ<br />
Việt Nam<br />
<br />
Diện tích<br />
trồng lúa<br />
<br />
Khoảng<br />
cách giữa<br />
2 nước<br />
<br />
Lợi thế<br />
so sánh<br />
<br />
Dân số<br />
<br />
Thói quen,<br />
thị hiếu<br />
<br />
Chất<br />
lượng gạo<br />
KHCN<br />
<br />
Khoảng<br />
cách địa lý<br />
<br />
Khoảng cách<br />
kinh tế<br />
<br />
Quan hệ kinh tế quốc tế<br />
(hiệp định thương mại)<br />
Các yếu tố hấp dẫn/cản trở<br />
<br />
Giá gạo<br />
xuất khẩu<br />
<br />
Chính sách<br />
quản lý<br />
xuất khẩu<br />
<br />
CS thuế<br />
quan và<br />
phi thuế<br />
quan<br />
<br />
Chính<br />
sách<br />
tỷ giá<br />
<br />
Lạm phát<br />
<br />
Độ mở<br />
của nền<br />
kinh tế<br />
<br />
Hình 2.1. Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam<br />
Nguồn: Tổng hợp của tác giả<br />
<br />
8<br />
d. Tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo<br />
Theo Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tác động của một hiệp<br />
định thương mại<br />
Bảng 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tác động<br />
của một Hiệp định thương mại<br />
Yếu tố ảnh hưởng<br />
Nhóm chỉ số<br />
STT<br />
Tên gọi<br />
1<br />
Loại hiệp định<br />
Nhóm I – Bản chất<br />
2<br />
Phạm vi và mức độ hội nhập trong hiệp định<br />
của hiệp định<br />
thương mại<br />
3<br />
Số lượng và quy mô của các thành viên tham gia hiệp định<br />
Nhóm II – Mối<br />
Sự tương đồng giữa các nước thành viên trước khi tham gia<br />
4<br />
quan hệ kinh tế và<br />
hiệp định<br />
thương mại giữa<br />
Mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa các quốc gia<br />
các thành viên<br />
5<br />
trước khi hiệp định có hiệu lực<br />
trong hiệp định<br />
6<br />
Lợi thế so sánh của các nước thành viên<br />
Nhóm III – Lợi<br />
thế so sánh và tính<br />
7<br />
Tính bổ sung trong thương mại của các nước thành viên<br />
bổ sung trong<br />
Cơ cấu xuất khẩu của nước đối tác ký kết hiệp định và<br />
8<br />
thương mại<br />
nước đối tác không ký kết hiệp định<br />
Các hàng rào thương mại giữa các nước trước khi hình thành<br />
9<br />
Nhóm IV – Chính<br />
hiệp định<br />
sách thương mại của<br />
Chênh lệch mức độ bảo hộ của các hàng rào thương mại<br />
10<br />
các thành viên trong<br />
trước và sau khi hình thành hiệp định<br />
hiệp định<br />
11<br />
Mức độ phức tạp của các quy định xuất xứ trong hiệp định<br />
Nhóm V - Yếu tố<br />
Chênh lệch giữa giá của nước ký kết và giá của nước<br />
12<br />
không ký kết hiệp định thương mại<br />
giá cả và co giãn<br />
cung, cầu và cầu<br />
13<br />
Co giãn cung, cầu và cầu nhập khẩu với giá<br />
nhập khẩu<br />
Nguồn: Vũ Thanh Hương, 2016<br />
Về lý thuyết, hiệp định thương mại không chỉ là yếu tố cơ bản tác động trực<br />
tiếp mà còn là yếu tố trung gian để các yếu tố khác (yếu tố kinh tế, yếu tố thể hiện lợi<br />
thế so sánh, yếu tố giá cả,... ) tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của một<br />
nước. Đối với Việt Nam, gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu với lượng và giá trị lớn<br />
và được quan tâm trong các cuộc đàm phán thương mại, chính vì vậy gạo xuất khẩu<br />
Việt Nam là đối tượng chịu tác động của các hiệp định thương mại mà Việt Nam ký<br />
kết và cần phải xem xét tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của<br />
Việt Nam thông qua mối liên hệ qua lại, đồng thời và tổng hợp giữa các yếu tố. Từ đó<br />
tác giả xây dựng khung phân tích sau:<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA<br />
CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM<br />
<br />
Bản chất<br />
hiệp định<br />
I<br />
-<br />
<br />
Hiệp định thương mại<br />
Thuế nhập khẩu ưu đãi<br />
Quy tắc xuất xứ<br />
Kiểm dịch động, thực vật<br />
Biện pháp tự vệ<br />
Rào cản kỹ thuật<br />
Chống bán phá giá<br />
Cơ chế giải quyết tranh chấp<br />
Thủ tục hải quan<br />
...<br />
<br />
II<br />
Quan hệ kinh tế<br />
và thương mại<br />
<br />
Quy mô<br />
kinh tế<br />
<br />
Dân số<br />
<br />
Khoảng cách<br />
kinh tế<br />
<br />
IV<br />
<br />
Lợi thế so sánh<br />
và tính bổ sung<br />
<br />
Chính sách<br />
thương mại<br />
<br />
CS thuế<br />
quan và<br />
phi thuế<br />
quan<br />
<br />
Chính<br />
sách<br />
tỷ giá<br />
<br />
V<br />
<br />
III<br />
<br />
Sản xuất<br />
nông<br />
nghiệp/<br />
diện tích<br />
trồng lúa<br />
<br />
Chất<br />
lượng<br />
gạo<br />
<br />
Giá cả và độ<br />
co giãn<br />
<br />
Thói<br />
Đặc điểm Giá gạo<br />
quen, thị sản phẩm<br />
xuất<br />
khẩu<br />
hiếu<br />
<br />
3.1. Khái quát tình hình phát triển ngành gạo Việt Nam<br />
3.1.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 1981 đến 1999<br />
- Về sản xuất, với 2 chính sách nổi bật là khoán 100 năm 1981 và khoán 10<br />
năm 1988, Luật đất đai năm 1993 cùng những chính sách hỗ trợ liên quan khác, diện<br />
tích, sản lượng và năng suất lúa giai đoạn 1981 -1988 có những chuyển biến tích cực<br />
và giai đoạn 1989 – 1999 tăng do việc sản xuất chủ yếu dựa vào hướng thâm canh<br />
tăng vụ.<br />
- Về xuất khẩu, với những đổi mới về thị trường, về chất lượng, chủng loại, giá<br />
cả gạo xuất khẩu, về kênh phân phối, đầu mối xuất khẩu gạo, về thuế quan và hạn<br />
ngạch, Việt Nam lần đầu xuất khẩu với vị trí đứng thứ 3 thế giới năm 1989 và vị trí<br />
thứ hai thế giới năm 1997.<br />
3.1.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 2000 đến 2017<br />
Về sản xuất, diện tích trồng lúa khá bất ổn và có xu hướng đang giảm dần trong<br />
những gần đây. Sản lượng lúa tăng chủ yếu dựa vào tăng năng suất. Con số này trong năm<br />
2016, 2017 giảm so với năm 2015 khiến xu hướng năng suất lúa cũng có những biến động<br />
tương tự.<br />
Về xuất khẩu:<br />
<br />
Xuất khẩu gạo của Việt Nam<br />
<br />
Bao gồm/ cấu thành<br />
Tác động trực tiếp<br />
Tác động gián tiếp<br />
I, II, III, ...: Thứ tự nhóm chỉ số các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tác động của HĐTM<br />
Hình 2.2. Khung phân tích tác động của các hiệp định thương mại<br />
đến xuất khẩu gạo của Việt Nam<br />
Nguồn: tổng hợp từ tác giả<br />
2.2. Kinh nghiệm quốc tế về thích ứng với tác động của các hiệp định thương<br />
mại đến xuất khẩu gạo<br />
Từ kinh nghiệm xuất khẩu gạo của các nước Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ<br />
dưới tác động của các hiệp định thương mại, luận án rút ra những bài học sau: (1) phát<br />
huy lợi thế so sánh trong sản xuất lúa gạo và đáp ứng rào cản kỹ thuật; (2) tăng khả<br />
năng tự vệ, giải quyết tranh chấp bằng chính sách giá và trợ cấp; (3) tạo môi trường<br />
thuận lợi tiếp cận thị trường gạo bằng các công cụ thuế quan và hoạt động xúc tiến<br />
thương mại; (4) cần căn cứ vào tiềm lực kinh tế và điều kiện thực tế ngành gạo Việt<br />
Nam; (5) cần có sự đổi mới trong vấn đề xác định vai trò của ngành gạo khi tham<br />
gia các hiệp định thương mại.<br />
<br />
Hình 3.4. Xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2000-2017<br />
Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA - http://www.vietfood.org.vn/)<br />
3.2. Thực trạng tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo<br />
của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015<br />
3.2.1. Tổng quan về các hiệp định thương mại Việt Nam tham gia<br />
3.2.1.1. Tiến trình tham gia hiệp định thương mại của Việt Nam<br />
<br />