Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của trách nhiệm xã hội và cấu trúc vốn chủ sở hữu đến rủi ro kiệt quệ tài chính doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 4
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Tác động của trách nhiệm xã hội và cấu trúc vốn chủ sở hữu đến rủi ro kiệt quệ tài chính doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Nghiên cứu tác động của cấu trúc VCSH đến FDR và tác động của CSR đến FDR. Trên cơ sở đó, luận án đánh giá tác động của CSR đến FDR dưới ảnh hưởng của các hình thái cấu trúc VCSH khác nhau của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của trách nhiệm xã hội và cấu trúc vốn chủ sở hữu đến rủi ro kiệt quệ tài chính doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------o0o---------- TRẦN TRIỆU ANH KHOA TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ CẤU TRÚC VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐẾN RỦI RO KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9340201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2023
- 2 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Bùi Kim Yến TS. Nguyễn Thị Thuỳ Linh o Phản biện 1: ................................................................................... o Phản biện 2: ................................................................................... o Phản biện 3: ................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: Vào lúc … giờ … ngày … tháng … năm 20… Có thể tham khảo luận án tại thư viện: .................................................... .................................................................................................................
- 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Husson-Traore (2009) chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm nổi bật lên hai vấn đề quan trọng sau: thứ nhất, vai trò có tính quyết định của cơ chế cấu trúc VCSH khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn tài chính; thứ hai, sự bất lực của các cơ quan đánh giá xếp hạng tín nhiệm, Chính phủ và các định chế tín dụng trong phòng ngừa và ứng phó với rủi ro kiệt quệ tài chính – FDR. Trong những năm 1960, đã chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều nghiên cứu về mô hình dự báo FDR như (Beaver, 1966); (Altman, 1968); (Altman & ctg, 1977); (Ohlson, 1980) và (Zmijewski, 1984). Các kết quả nghiên cứu thời kỳ đó tập trung tranh luận về khả năng dự báo của các dữ liệu thu thập dựa trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Lee & Yeh (2004); Deng & Wang (2006) và Fich & Slezak (2008) cho rằng sử dụng đơn thuần dữ liệu kế toán không đủ đảm bảo cho khả năng dự báo FDR và đề xuất bổ sung nhóm nhân tố quản trị doanh nghiệp mà cấu trúc VCSH là một thành phần. Nền kinh tế Việt Nam đã cung cấp một bối cảnh nghiên cứu củng cố thêm các bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu tác động của cấu trúc VCSH đến FDR dựa trên nền tảng lý thuyết đại diện – Agency theory. Bên cạnh việc sử dụng các thông tin tài chính, thông tin phi tài chính đang trở thành nhân tố mới được kết hợp và bổ sung các trong các nghiên cứu cùng chủ đề. Với vai trò là nhân tố dẫn đầu trong xu thế phát triển hiện nay, vấn đề trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - CSR trong hoạt động kinh doanh đang thu hút sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực. Sự quan tâm này xuất phát từ tính bất định - uncertainty của hành vi doanh nghiệp khi đối diện với FDR với kỳ vọng doanh nghiệp sẽ khôi phục lòng tin của các bên liên quan thông qua việc mở rộng các cam kết đối với vấn đề về đạo đức, yếu tố minh bạch và những đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Al‐Hadi & ctg (2019) dựa trên mẫu của 651 doanh nghiệp Úc trong giai đoạn 2007 – 2013, kết quả cho thấy CSR giúp giảm thiểu FDR ở giai đoạn trưởng thành của doanh nghiệp. Boubaker & ctg (2020) cung cấp các bằng chứng cho thấy CSR có tác động giảm thiểu FDR dựa trên mẫu của 1.201 doanh nghiệp niêm yết ở Mỹ trong giai đoạn 1991 – 2012. Không đứng ngoài xu hướng phát triển bền vững, Việt Nam đang từng bước xây dựng các chính sách tương thích nhằm mục tiêu hướng tới một nền kinh tế bền vững với sự tham gia của doanh nghiệp. Nguyen & ctg (2020) đánh giá tác động của việc công bố thông tin CSR đến rủi ro phá sản của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam, kết quả cho thấy doanh nghiệp có mức độ công bố thông tin CSR cao giúp giảm thiểu rủi ro phá sản. Nguyen & Nguyen (2021) cho rằng hoạt động CSR giúp giảm thiểu hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại có tình trạng căng thẳng tài chính trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2017. Do đó, nghiên cứu mối tương quan giữa CSR và FDR dựa trên nền tảng lý thuyết bên liên quan – Stakeholder theory là cần thiết trong việc cung cấp thêm các bằng chứng củng cố cho quan điểm trên. Hiện nay có rất ít các nghiên cứu tại Việt Nam xem xét vai trò của CSR đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và thậm chí còn ít hơn đối với FDR. Các nghiên cứu tiên phong chủ yếu tập trung xem xét tác động đơn lẻ của CSR với hiệu quả tài chính, giá trị doanh nghiệp và rủi ro kiệt quệ tài chính mà bỏ qua sự cộng hưởng của nhân tố cấu trúc VCSH. Việc cân nhắc vai trò của cấu trúc VCSH trong đánh giá mối tương quan tích cực giữa CSR và FDR là vấn đề mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Thông qua việc tổng hợp các cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu có liên quan đã cho thấy được sự cần thiết thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của CSR và cấu trúc VCSH đến FDR. Và đó cũng chính là lý do mà tác giả lựa
- 4 chọn thực hiện đề tài: “Tác động của trách nhiệm xã hội và cấu trúc vốn chủ sở hữu đến rủi ro kiệt quệ tài chính doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát là nghiên cứu tác động của cấu trúc VCSH đến FDR và tác động của CSR đến FDR. Trên cơ sở đó, luận án đánh giá tác động của CSR đến FDR dưới ảnh hưởng của các hình thái cấu trúc VCSH khác nhau của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của luận án: 1. Đánh giá tác động của cấu trúc VCSH đến FDR của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. 2. Đánh giá tác động của CSR đến FDR của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. 3. Đánh giá tác động của CSR đến FDR trong các hình thái cấu trúc VCSH khác nhau của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu trong luận án được xây dựng như sau: 1. Có tác động của các hình thái cấu trúc VCSH đến FDR của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam hay không ? 2. Có tác động của CSR đến FDR của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam hay không ? 3. Tác động của CSR đến FDR của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam trong điều kiện cấu trúc VCSH khác nhau diễn ra như thế nào ? Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là CSR, cấu trúc VCSH và FDR. Cấu trúc VCSH bao gồm 4 hình thái lần lượt là: vốn cổ phần của cổ đông lớn, vốn cổ phần của nhà đầu tư tổ chức, vốn cổ phần của ban điều hành và vốn cổ phần của Nhà nước. CSR được xác định bằng phương pháp phân tích nội dung dựa trên 4 khía cạnh: Trách nhiệm với môi trường, trách nhiệm với người lao động, trách nhiệm với sản phẩm và trách nhiệm với cộng đồng (Hồ Thị Vân Anh, 2017); FDR được đo lường bằng các chỉ số: Z_score (Altman, 1968), Zm_score (Zmijewski, 1984) và O_score (Ohlson, 1980). Phạm vi nghiên cứu: Đối mục tiêu nghiên cứu thứ nhất, đánh giá tác động của cấu trúc VCSH đến FDR. Luận án thực hiện thu thập dữ liệu của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 (VietstockFinance, 2021). Đối với mục tiêu nghiên cứu thứ hai và thứ ba, đánh giá tác động của CSR đến FDR và tác động của cấu trúc VCSH đến mối tương quan giữa CSR và FDR. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập chủ yếu các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 (VietstockFinance, 2021). Các thông tin phi tài chính về chỉ số trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được
- 5 thu thập thông qua phương pháp phân tích nội dung phát triển bền vững mà doanh nghiệp công bố trong các BCTN và mã hoá thành dữ liệu dạng số (Hồ Thị Vân Anh, 2017). Phương pháp nghiên cứu Đối với mục tiêu nghiên cứu thứ nhất: Luận án sử dụng mô hình logit điều kiện đánh giá tác động của các hình thái cấu trúc VCSH đến FDR cùng với mẫu nghiên cứu gồm 681 doanh nghiệp phi tài chính được phân loại thành hai nhóm kiệt quệ và không kiệt quệ tương ứng 1.184 cặp quan sát có cùng điều kiện về quy mô tổng tài sản và ngành. Phương pháp nghiên cứu này đòi hỏi biến phụ thuộc - biến FDR là biến nhị phân nhận giá trị 0 đối với các quan sát không kiệt quệ và nhận giá trị 1 đối với các quan sát kiệt quệ. Phương pháp này được lựa chọn dựa trên những đánh giá về tính hiệu quả về mặt học thuật cũng như tính thực tiễn của các nghiên cứu liên quan và đặt biệt phù hợp với đặt tính tương đồng của mẫu nghiên cứu (Hosmer Jr & ctg, 2013). Ngoài ra, Zmijewski (1984); Pindado & ctg (2008) và Manzaneque & ctg (2016) cho rằng trên thực tế không nhất thiết phải sử dụng một tổ hợp nhiều biến để mô hình đạt hiệu quả tối ưu. Pindado & ctg (2008) và Manzaneque & ctg (2016) sử dụng chỉ 3 biến dữ liệu tài chính để đạt được mức độ chính xác trong mô hình dự báo FDR của họ. Các biến kiểm soát sử dụng lần lượt là thu nhập trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản, chi phí tài chính trên tổng tài sản và lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản. Bên cạnh các kết quả ước lượng thực hiện thông qua mô hình logit điều kiện, kiểm định tác động biên cho từng biến được thực hiện nhằm giải thích cho sự thay đổi tức thời của một biến độc lập với biến phụ thuộc rời rạc trong điều kiện các biến còn lại không đổi. Đối với mục tiêu nghiên cứu thứ hai: Luận án sử dụng mẫu gồm 294 doanh nghiệp phi tài chính vả mô hình hồi quy tuyến tính với các phương pháp ước lượng lần lượt là bình phương nhỏ nhất – OLS, tác động ngẫu nhiên – REM, tác động cố định – FEM kiểm định mối tương quan giữa CSR và FDR. Phương pháp phân tích nội dung được áp dụng để tính toán chỉ số CSR dựa trên thông tin công bố nội dung phát triển bền vững đến bốn khía cạnh: môi trường, người lao động, sản phẩm và cộng đồng trong BCTN doanh nghiệp niêm yết. Kết quả lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp cho mẫu nghiên cứu là mô hình tác động cố định – FEM. Luận án thực hiện các kiểm định nhằm phát hiện các khuyết tật của mô hình hồi quy, kết quả cho thấy có sự tồn tại của hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan; gây ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Do đó, luận án sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi – FGLS với các tuỳ chỉnh khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan. Ngoài ra, luận án còn bổ sung thêm phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất với tuỳ chỉnh sai số chuẩn mạnh theo cụm doanh nghiệp – OLS_Cluter nhằm củng cổ thêm tính vững cho kết quả hồi quy (Petersen, 2009). Phương pháp ước lượng hồi quy 2 giai đoạn – 2SLS và hồi quy 2 bước GMM hệ thống – 2SGMM được sử dụng nhằm phát hiện và xử lý vấn đề nội sinh theo các nghiên cứu của (Al‐Hadi & ctg, 2019); (Boubaker & ctg, 2020) và (Nguyen & Nguyen, 2021). Đối với mục tiêu nghiên cứu thứ ba, tác động của CSR đến FDR trong các điều kiện hình thái cấu trúc VCSH lần lượt là: VCSH của cổ đông lớn, nhà đầu tư tổ chức, ban điều hành và Nhà nước. Luận án sử dụng các biến hình thái cấu trúc VCSH cho vai trò là biến tương tác với biến CSR và từ đó đánh giá tác động của CSR đến FDR trong các điều kiện cấu trúc VCSH khác nhau bằng phương pháp ước lượng FGLS và OLS_Cluter. Ngoài ra, luận án thực hiện phân tách mẫu nghiên cứu theo trung vị của các biến hình thái cấu
- 6 trúc VCSH, đồng thời ước lượng tác động của CSR đến FDR trong các điều kiện cấu trúc VCSH thành phần cao và thấp. Cấu trúc của luận án Chương 1 giới thiệu tính cấp thiết, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu; Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm; Chương 3 trình bày dữ liệu và các mô hình nghiên cứu; Chương 4 trình bày các kết quả nghiên cứu và chương 5 trình bày kết luận, hàm ý chính sách và hạn chế của đề tài.
- 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu tác động cấu trúc VCSH đến FDR Lý thuyết đại diện – Agency theory Lý thuyết đại diện đã mở rộng cũng như xác định vấn đề đại diện xuất hiện khi các bên liên quan trong một doanh nghiệp theo đuổi các mục tiêu khác nhau (Ross, 1973; Jensen & Meckling, 1976). Lý thuyết đại diện được xây dựng trên niềm tin rằng các chủ thể kinh tế lựa chọn hành động dựa trên mục tiêu gia tăng lợi ích của mình. Trong doanh nghiệp cổ phần, quyền sở hữu vốn cổ phần được thể hiện bởi số lượng cổ phần phổ thông mà cổ đông nắm giữ và những cổ đông này uỷ quyền cho ban điều hành thay mặt họ quản lý, điều hành doanh nghiệp (Jensen & Meckling, 1976). Lý thuyết đại diện thường được đề cập đến nhiều trong các nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp như chế độ lương thưởng (Eisenhardt, 1989; Roth & O'donnell, 1996; Mengistae & Colin Xu, 2004), chiến lược đa dạng hoá (Denis & ctg, 1999; Dagnino & ctg, 2019), mối quan hệ HĐQT và cấu trúc VCSH (Jensen & Meckling, 1976; Fama & Jensen, 1983). Có thể nói lý thuyết đại diện phản ánh một cách đầy đủ mối quan hệ hợp tác giữa cổ đông và ban điều hành trong bối cảnh các bên theo đuổi các mục tiêu khác nhau và có các phản ứng khác nhau khi đối diện với rủi ro trong hoạt động. Các nghiên cứu tác động của cấu trúc VCSH đến FDR VCSH của cổ đông lớn và FDR Những cổ đông nắm lượng lớn cổ phần luôn có tác động đáng kể lên các quyết định đầu tư của doanh nghiệp (Hansen & Hill, 1991; Wright & ctg, 1996). Alchian & Demsetz (1972) cho rằng cổ đông lớn có xu hướng giám sát hoạt động của doanh nghiệp và các hành vi của ban điều hành nhằm mục tiêu bảo vệ khoản đầu tư của họ. Shleifer & Vishny (1986) cho rằng chỉ có những cổ đông lớn mới có đủ quyền lực để thực hiện giám sát chặt chẽ công tác quản trị, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu thực nghiệm cho rằng doanh nghiệp có tỷ lệ VCSH tập trung cao và là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bất cân xứng thông tin – Information asymmetries giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu số (Jensen, 1993). Khi đó cổ đông lớn có những tác động lên ban điều hành thực hiện các quyết định phục vụ cho quyền lợi của họ thay vì quyền lợi của cổ đông thiểu số (La Porta & ctg, 2000) và trong tình huống này FDR sẽ gia tăng (Lee & Yeh, 2004). Luận án đề xuất giả thiết như sau: H1: Tỷ lệ VCSH của cổ đông lớn cao làm gia tăng FDR. VCSH của nhà đầu tư tổ chức và FDR Daily & Dalton (1994) cho rằng các doanh nghiệp phá sản có tỷ lệ VCSH của nhà đầu tư tổ chức thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Nguyên nhân trên có thể được lý giải là do các nhà đầu tư tổ chức có những phản ứng mạnh hơn khi thị giá cổ phiếu sụt giảm và một lượng lớn cổ phiếu sẽ được bán ra trên thị trường gia tăng áp lực cho ban điều hành (Parrino & ctg, 2003). Tuy nhiên, Helwege & ctg (2012) cho thấy xu hướng này đã thay đổi trong giai đoạn từ năm 1982 đến 2006, các nhà đầu tư tổ chức dần theo đuổi giải pháp cải thiện tình trạng kinh doanh kém hiệu quả của doanh nghiệp hơn là bán đi cổ phần mà họ nắm giữ. Donker & ctg (2009) cho rằng vai trò của nhà đầu tư tổ chức là hướng tới mục tiêu duy trì kết quả kinh doanh tốt trong dài hạn thông qua các tác động đến ban điều hành. Sự hiện diện của nhà đầu tư tổ chức dưới vai trò là cổ đông có những tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Woidtke,
- 8 2002); (Cornett & ctg, 2007); (Elyasiani & Jia, 2010) và (Charfeddine & Elmarzougui, 2010). Luận án đề xuất giả thiết như sau: H2: Tỷ lệ VCSH của nhà đầu tư tổ chức cao giúp giảm thiểu FDR. VCSH của Nhà nước và FDR Shleifer & Vishny (1986) cho rằng doanh nghiệp có tỷ lệ VCSH của Nhà nước càng cao sẽ chịu ảnh hưởng bởi các quyết định kinh doanh mang tính chính trị cao. Hart & ctg (1997) và Shleifer (1998) chỉ ra rằng doanh nghiệp tư nhân có hiệu quả kinh doanh tốt hơn đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguyên nhân đến từ ban điều hành doanh nghiệp Nhà nước có ít động lực trong việc cắt giảm chi phí cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động. Boycko & ctg (1994, 1996a, 1996b) chỉ ra sự yếu kém trong hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước xuất phát từ việc doanh nghiệp bị chi phối bởi các mục tiêu chính trị của các chính trị gia nắm quyền đại diện vốn và đề xuất giải pháp cổ phần hoá để giải quyết vấn đề về chi phí đại diện. Shahwan (2015) và Udin & ctg (2017) cung cấp các bằng chứng cho thấy tăng tỷ lệ VCSH của Nhà nước có tác động làm gia tăng FDR. Luận án đề xuất giả thiết như sau: H3: Tỷ lệ VCSH của Nhà nước cao làm gia tăng FDR. VCSH của ban điều hành và FDR Mueller & ctg (2003), Cheung & Wei (2006) và Shyu (2013) cung cấp các bằng chứng cho thấy mối tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ VCSH của ban điều hành và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Lý thuyết hội tụ - Convergence theory cho rằng sự hiện diện của các thành viên HĐQT và ban điều hành với vai trò là cổ đông của doanh nghiệp là động lực mạnh mẽ để gắn kết lợi ích của họ với doanh nghiệp. Elloumi & Gueyié (2001), Deng & Wang (2006), Li & McNally (2007), Fich & Slezak (2008), Donker & ctg (2009), Zeitun (2009) và Al‐Tamimi (2012) cung cấp các bằng chứng cho thấy có mối tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ VCSH của ban điều hành và FDR. Vấn đề này có thể được giải thích là khi tỷ lệ VCSH của ban điều hành tăng cao thì lợi ích gắn kết giữa ban điều hành và các cổ đông càng mạnh. Luận án đề xuất giả thiết như sau: H4: Tỷ lệ VCSH của ban điều hành cao giúp giảm thiểu FDR. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu tác động CSR đến FDR Lý thuyết bên liên quan – Stakeholder theory Carroll (1979) và Preston & Walters (1982) đã phác thảo một mô hình đánh giá hiệu quả CSR và xây dựng cơ sở lý thuyết về khả năng đáp ứng các vấn đề xã hội của doanh nghiệp và các nội dung trong đánh giá CSR - một trong số đó là nội dung trách nhiệm kinh tế. Waddock & Graves (1997) cung cấp các bằng chứng cho thấy có mối tương quan tích cực giữa CSR và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở lý thuyết bên liên quan – Stakeholder theory. Sự tương đồng giữa lý thuyết bên liên quan và CSR là cả hai đều nhấn mạnh việc kết hợp lợi ích của xã hội vào mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Lý thuyết bên liên quan cho rằng bản chất của hoạt động kinh doanh nằm ở việc xây dựng các mối quan hệ và tạo ra giá trị cho các bên. Ban điều hành cần tìm cách sao cho những lợi ích này có thể được hướng vào cùng một mục tiêu, một vấn đề đòi hỏi kỹ năng quản trị tốt. Altman & Hotchkiss (2010) lập luận một trong những lý do khiến cho doanh nghiệp đối diện FDR là do kỹ năng quản trị kém của ban điều hành. Attig & ctg (2013) cho rằng những doanh nghiệp chú trọng vào CSR thường có chỉ số xếp hạng tín nhiệm cao. Một kết quả giúp gia tăng tính bền vững
- 9 cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá tích cực các hoạt động CSR vì những cải thiện mang tính bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh và giúp giảm thiểu FDR (Attig & ctg, 2013). Các nghiên cứu tác động của CSR đến FDR Luận án lý giải mối tương quan giữa hoạt động CSR và FDR theo hai cơ chế chính. Thứ nhất, CSR có thể làm giảm rủi ro doanh nghiệp và từ đó viện dẫn mối tương quan ngược chiều với FDR. Jo & Na (2012) cung cấp các bằng chứng cho thấy mối tương quan ngược chiều giữa CSR và rủi ro doanh nghiệp, củng cố thêm cho giả thiết về giảm thiểu rủi ro. Lee & Faff (2009) cho rằng doanh nghiệp thực hiện CSR có rủi ro đặc thù thấp hơn do có hiệu quả danh mục thị trường tốt hơn. Albuquerque & ctg (2019) chỉ ra rằng doanh nghiệp thực hiện hiệu quả CSR giúp làm giảm rủi ro hệ thống và làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Kim & ctg (2014) cho rằng doanh nghiệp thực hiện CSR thường có một hệ thống báo cáo tài chính minh bạch và ít bị ảnh hưởng bởi các thông tin tiêu cực, qua đó góp phần giảm thiểu nguy cơ cổ phiếu rớt giá. Mishra & Modi (2013) cung cấp bằng chứng cho thấy CSR giúp giảm thiểu rủi ro của doanh nghiệp. Tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm kể trên cho thấy doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro thông qua việc thực thi hiệu quả CSR. Thứ hai, CSR giúp nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp và cải thiện khả năng tiếp cận các kênh thu hút vốn giúp giảm thiểu FDR. Sharfman & Fernando (2008) và El Ghoul & ctg (2011) cung cấp bằng chứng cho thấy doanh nghiệp có chỉ số CSR càng cao thì chi phí sử dụng vốn càng thấp bởi các nhận định cho rằng rủi ro của doanh nghiệp đó thấp. Sử dụng dữ liệu cấp tín dụng tại Mỹ, Goss & Roberts (2011) cho rằng doanh nghiệp thực hiện CSR được hưởng mức lãi suất tín dụng thấp hơn các doanh nghiệp còn lại. Attig & ctg (2013) chỉ ra rằng các tổ chức xếp hạng thường đánh giá cao các doanh nghiệp thực hiện CSR. Jiraporn & ctg (2014) cung cấp bằng chứng cho thấy tăng một độ lệch chuẩn trong chỉ số trách nhiệm xã hội giúp tăng 4,5% điểm xếp hạng tín dụng và qua đó làm giảm nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp. Dựa vào hai luồng quan điểm đánh giá tác động CSR lên rủi ro của doanh nghiệp và xếp hạng tín dụng, luận án đề xuất giả thiết như sau: H5: Thực hiện CSR giúp giảm thiểu FDR. Tác động của CSR đến FDR trong các điều kiện hình thái cấu trúc VCSH khác nhau – Khoảng trống nghiên cứu Có thể thấy lý thuyết đại diện và lý thuyết bên liên quan đều giữ vai trò nền tảng trong các nghiên cứu về FDR. Cả hai lý thuyết cho thấy tính cộng hưởng và không bài trừ nhau trong cùng mục tiêu giúp doanh nghiệp giảm thiểu FDR. Doanh nghiệp hoạt động vì nhiều mục tiêu khác nhau và một trong số đó là tạo ra lợi nhuận nhằm tối đa hoá lợi ích cổ đông. Đây là nội dung đóng vai trò nền tảng ban đầu trong kim tự tháp CSR – trách nhiệm kinh tế (Carroll, 1991). Waddock & Graves (1997) cho rằng doanh nghiệp chỉ thực hiện CSR khi tình hình tài chính thuận lợi và điều này có thể giúp giảm thiểu FDR liên quan đến đầu tư quá mức vào CSR. Mặt khác, Preston & O'bannon (1997) cho rằng ban điều hành sẽ chi ít hơn cho CSR trong điều kiện tài chính thuận lợi nhằm trục lợi cá nhân và chi cho CSR nhiều hơn khi tình hình tài chính bất lợi để biện minh cho tình trạng hoạt động không hiệu quả. Như vậy, có thể thấy cấu trúc VCSH bên cạnh vai trò nhất định trong công tác giảm thiểu FDR nhưng cũng có ảnh hưởng đến công tác thực hiện CSR. Sau khi lược khảo các nghiên cứu liên quan ở nhiều góc độ khác nhau, tác giả nhận thấy chưa có một nghiên cứu nào
- 10 có sự kiểm định và đánh giá tác động của CSR đến FDR trong các điều kiện cấu trúc VCSH khác nhau và đây là cũng khoảng trống nghiên cứu về học thuật mà luận án phát hiện ra. Do đó, bốn giả thiết nghiên cứu tương ứng sẽ được đề xuất dựa trên lược khảo nghiên cứu về mối tương quan giữa cấu trúc VCSH và CSR với kỳ vọng là nếu cấu trúc VCSH có tương quan tích cực với CSR thì sẽ gia tăng cho tác động giảm thiểu FDR của CSR. Trên thực tế các các cổ đông lớn trong doanh nghiệp tại Việt Nam thường giữ vai trò thành viên sáng lập và có những tác động cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến các quyết định bổ nhiệm các vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn đến tình trạng gắn kết lợi ích của cổ đông lớn với doanh nghiệp và gia tăng tác động việc quảng bá hình ảnh doanh nghiệp thông qua CSR từ đó giúp giảm thiểu FDR. Ngoài ra, sự hiện diện của cổ đông lớn còn góp phần hạn chế hành vi cơ hội của ban điều hành (Jensen, 2002) và từ đó giúp giảm thiểu FDR. Luận án đề xuất giả thiết như sau: H6a: Tác động của CSR giúp giảm thiểu FDR mạnh hơn trong các doanh nghiệp có tỷ lệ VCSH của cổ đông lớn. Turban & Greening (1997) cho rằng nhà đầu tư tổ chức nhìn thấy những lợi ích dài hạn từ các doanh nghiệp thực hiện CSR. Cox & ctg (2004) cung cấp bằng chứng cho thấy mối tương quan tích cực giữa sự hiện diện của nhà đầu tư tổ chức với hoạt động CSR của doanh nghiệp. Ngoài ra, vai trò của nhà đầu tư tổ chức đã thúc đẩy CSR trở thành công cụ hạn chế vấn đề đại diện và giảm thiểu rủi ro doanh nghiệp (Scholtens, 2008), (Harjoto & Laksmana, 2018). Luận án đề xuất giả thiết như sau: H6b: Tác động của CSR giúp giảm thiểu FDR mạnh hơn trong các doanh nghiệp có tỷ lệ VCSH của nhà đầu tư tổ chức. Đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước có sở hữu vốn cổ phần tại hầu hết các quốc gia, bên cạnh mục tiêu tạo ra lợi nhuận còn hướng tới các mục tiêu cải thiện chất lượng môi trường và các vấn đề xã hội. Ngoài ra, các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối có xu hướng theo đuổi các mục tiêu chính trị (Ding & ctg, 2007); (Shen & Lin, 2009) và Nhà nước thông qua hoạt động đầu tư của mình có thể thúc đẩy nâng cao tính bền vững và CSR trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Luận án đề xuất giả thiết như sau: H6c: Tác động của CSR giúp giảm thiểu FDR yếu hơn trong các doanh nghiệp có tỷ lệ VCSH Nhà nước. Harjoto & Jo (2011) cho rằng có bốn nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp thực hiên CSR: thứ nhất, ban điều hành muốn xây dựng hình ảnh của họ như một công dân tốt (Barnea & Rubin, 2010); thứ hai, ban điều hành mong muốn nhận được sự hỗ trợ của các bên liên quan nhằm làm giảm khả năng thay đổi ban điều hành trong tương lai (Cespa & Cestone, 2007); thứ ba, thông qua thực hiện CSR ban điều hành phát đi tín hiệu cho thấy mọi thứ đang ổn định (Falck & Heblich, 2007) và thứ tư, doanh nghiệp sử dụng CSR để giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích giữa ban điều hành và cổ đông (Jensen, 2002). CSR ít nhiều chịu các ảnh hưởng từ các quyết định của ban điều hành doanh nghiệp và được sử dụng như một công cụ giải quyết vấn đề Đại diện – một trong những nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp phải đối mặt với FDR. Luận án đề xuất giả thiết như sau: H6d: Tác động của CSR giúp giảm thiểu FDR mạnh hơn trong các doanh nghiệp có tỷ lệ VCSH của ban điều hành..
- 11 Nguồn: Tác giả xây dựng Biểu đồ 2.5: Các giả thiết và khung phân tích của luận án
- 12 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tác động của cấu trúc VCSH đến FDR Mô tả biến nghiên cứu Biến phụ thuộc FDR – Biến nhị phân Luận án sử dụng chỉ số đo lường FDR dựa trên dữ liệu kế toán là chỉ số Z_score của (Altman, 1968) - chỉ số Z_score càng cao rủi ro kiệt quệ tài chính càng thấp. Luận án thực hiện phân loại mẫu nghiên cứu thành hai nhóm: Nhóm kiệt quệ tài chính nếu chỉ số Z_score < 1,81 và nhóm không kiệt quệ tài chính nếu chỉ số Z_score > 1,81. Biến kiệt quệ tài chính đóng vai trò là biến nhị phân: nhận giá trị là 1 đối với các quan sát kiệt quệ tài chính và nhận giá trị 0 đối với các quan sát không kiệt quệ tài chính (Shahwan, 2015), (Udin & ctg, 2017) và (Mangena & ctg, 2020). Biến độc lập cấu trúc VCSH Luận án đo lường tỷ lệ VCSH của cổ đông lớn bằng tổng tỷ lệ vốn cổ phần nắm giữ bởi các cổ đông có tối thiểu 5% số lượng cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp theo Miglani & ctg (2015) và Manzaneque & ctg (2016); Mangena & ctg (2020). Luận án đo lường tỷ lệ VCSH của Nhà nước theo hai cách: Trường hợp một, sử dụng biến giả nhận giá trị 1 nếu tổng tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của Nhà nước lớn hơn 5% và nhận giá trị 0 trong trường hợp ngược lại (Shahwan, 2015). Trường hợp hai, đo lường bằng tổng tỷ lệ VCSH được nắm giữ bởi Nhà nước (Deng & Wang, 2006); (H. x. Li & ctg, 2008) và (Udin & ctg, 2017). Tỷ lệ VCSH của nhà đầu tư tổ chức đo lường bằng tổng tỷ lệ vốn cổ phần nắm giữ bởi nhà đầu tư tổ chức (Fich & Slezak, 2008), (Donker & ctg, 2009) và (Mangena & ctg, 2020). Tỷ lệ VCSH của ban điều hành đo lường bằng tổng tỷ lệ VCSH nắm giữ bởi các thành viên trong ban điều hành doanh nghiệp (Fich & Slezak, 2008), (Miglani & ctg, 2015) và (Mangena & ctg, 2020). Biến kiểm soát Luận án chọn lựa biến giải thích sử dụng trong mô hình dựa trên mục tiêu đảm bảo mức độ ổn định và hiệu quả của biến sử dụng. Pindado & ctg (2008) cho rằng không nhất thiết phải sử dụng tập hợp biến lớn để đạt được hiệu quả dự báo. Các biến PROF – lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản, biến FE – chi phí tài chính trên tổng tài sản, biến RE - lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản và quy mô tổng tài sản đã cho thấy sức mạnh trong các nghiên cứu FDR (Altman, 1968); (Altman & ctg, 1977); (Ohlson, 1980) và (Begley & ctg, 1996). Pindado & ctg (2008) và Manzaneque & ctg (2016); Mangena & ctg (2020) đã khẳng định mức độ hiệu quả các biến trên về khả năng dự báo cũng như mức độ tương quan với FDR trong giai đoạn gần đây nhất. Dữ liệu nghiên cứu Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ BCTC kiểm toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2020 bao gồm 684 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội – 322 doanh nghiệp và Sàn Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh – 362 doanh nghiệp.
- 13 Xây dựng mô hình hồi quy – Mô hình logit điều kiện Luận án sử dụng mô hình hồi quy logit điều kiện vốn được sử dụng rộng rãi và cung cấp kết quả ước lượng hiệu quả dựa theo nghiên cứu của Pindado & ctg (2008) và Manzaneque & ctg (2016); Mangena & ctg (2020).
- 14 [3.] Trong đó: FDR là biến rủi ro kiệt quệ tài chính - nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính và nhận giá trị 0 trong trường hợp ngược lại; PROF là khả năng sinh lời; FE là chi phí tài chính; RE
- 15 là lợi nhuận giữ lại; BO là tỷ lệ VCSH của cổ đông lớn; IO là tỷ lệ VCSH của nhà đầu tư tổ chức; SO là tỷ lệ VCSH của Nhà nước; YEARt là tác động năm; là phần sai số ngẫu nhiên. Nghiên cứu tác động của CSR và cấu trúc VCSH đến FDR Mô tả biến nghiên cứu Biến phụ thuộc FDR – Biến liên tục Luận án ưu tiên sử dụng phương thức đo lường FDR dựa trên các dữ liệu kế toán của doanh nghiệp như: Chỉ số Z_score (Altman, 1968), chỉ số Z_score càng cao FDR càng thấp; Chỉ số O_score (Ohlson, 1980; Griffin & Lemmon, 2002), chỉ số O_score càng cao FDR càng cao; Chỉ số Zm_score (Zmijewski, 1984), chỉ số Zm_socre càng cao FDR càng cao. Biến độc lập CSR Quy trình đo lường chỉ số CSR của các doanh nghiệp niêm yết trong mẫu nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp phân tích nội dung, một cách thức mã hoá nội dung trong các báo cáo bằng văn bản thành các danh mục được xây dựng dựa trên các tiêu chí đã chọn, với mục tiêu chuyển đổi dữ liệu thành các thang đo định lượng (Weber, 1990) và phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu liên quan đến hành vi công bố thông tin phi tài chính (Campbell, 2000) và (Holder-Webb & Cohen, 2007; Holder-Webb & ctg, 2009). Các bước thực hiện như sau: Trước hết, xác định cơ sở dữ liệu có trình bày các nội dung liên quan đến hoạt động CSR của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 8 chương II của thông tư số 155/2015/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2015) về hướng dẫn công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết, các nội dung phải thực hiện báo cáo liên quan tới phát triển bền vững của chính doanh nghiệp đó. Tiếp theo, tiến hành xác định và phân nhóm các nội dung CSR để đo lường theo hướng dẫn trong nghiên cứu của Gray & ctg (1995b, 1995a), bốn nội dung CSR thành phần lựa chọn là: trách nhiệm môi trường, trách nhiệm người lao động, trách nhiệm sản phẩm và trách nhiệm cộng đồng (Gray & ctg, 1995a; J. Li & ctg, 2008; Scholtens, 2008; Holder-Webb & ctg, 2009). Kế đến, các tiêu đánh giá của bốn nội dung CSR thành phần sẽ được mã hoá bằng giá trị nhị phân, nhận giá trị 1 nếu thông tin trong BCTN thể hiện cho thấy doanh nghiệp có đề cập đến tiêu chí trong nội dung tương ứng và nhận giá trị 0 trong trường hợp còn lại, bao gồm: Trách nhiệm môi trường - 8 tiêu chí, trách nhiệm người lao động - 6 tiêu chí, trách nhiệm cộng đồng - 5 tiêu chí và trách nhiệm sản - 4 tiêu chí (Hồ Thị Vân Anh, 2017). Cuối cùng, tính toán chỉ số CSR bằng phương pháp không trọng số, theo đó tổng điểm CSR từng thành phần là trung bình cộng các tiêu chí trong thành phần đó và tổng điểm CSR của doanh nghiệp là điểm trung bình cộng của điểm CSR từng thành phần (Hồ Thị Vân Anh, 2017). Biến độc lập cấu trúc VCSH Tỷ lệ VCSH của cổ đông lớn được đo lường bằng tổng tỷ lệ vốn cổ phần nắm giữ của các cổ đông sở hữu tối thiểu 5% số lượng cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp (Miglani & ctg, 2015) và (Manzaneque & ctg, 2016; Mangena & ctg, 2020). Tỷ lệ VCSH của nhà đầu tư tổ chức đo lường bằng tổng tỷ lệ vốn cổ phần nắm giữ bởi nhà đầu tư tổ chức (Fich & Slezak, 2008), (Donker & ctg, 2009) và (Mangena & ctg, 2020). Tỷ lệ VCSH của Nhà nước đo lường bằng tổng tỷ lệ vốn cổ phần mà Nhà nước sở hữu tại các doanh nghiệp trong mẫu (Deng & Wang, 2006), (H. x. Li & ctg, 2008) và (Udin & ctg, 2017). Tỷ lệ VCSH của ban điều hành đo lường bằng tổng tỷ lệ vốn cổ phần được nắm giữ bởi các thành viên trong ban điều hành (Fich & Slezak, 2008), (Miglani & ctg, 2015) và (Mangena & ctg, 2020).
- 16 Biến kiểm soát Biến SIZE đo lường bằng log tổng tài sản, Donker & ctg (2009) và Mselmi & ctg (2017) cung cấp bằng chứng cho thấy về sự tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và FDR. Biến LEV đo lường bằng tỷ lệ tổng nợ phải trả trên tổng tài sản, sử dụng đòn bẩy tài chính càng cao thì càng có nguy cơ rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính (Shumway, 2001), (Chava & Jarrow, 2004), (Donker & ctg, 2009), (Christidis & Gregory, 2010) và (Mario Hernandez Tinoco, 2013). Biến R&D xác định bằng tỷ lệ phần trăm quỹ nghiên cứu và phát triển trên tổng tài sản năm trước. Zhang (2015) cho rằng đầu tư vào nghiên cứu phát triển làm gia tăng FDR, nguyên nhân là chi phí đầu tư vào R&D không linh hoạt và các doanh nghiệp có xu hướng chi đầu tư phát triển cao thường có xu hướng đối mặt với các hạn chế tài chính và nhiều khả năng buộc phải dừng các dự án đó. Biến CASH và biến QUICK được sử dụng để kiểm soát khả năng doanh nghiệp xử lý các khoản thanh toán có tính chu kỳ. Biến ROA và biến LOSS - biến giả nhận giá trị 1 nếu lợi nhuận ròng của doanh nghiệp âm và nhận giá trị 0 trong trường hợp ngược lại) được thêm vào để kiểm soát khả năng sinh lời. Biến giả ngành – IND để kiểm soát sự biến động về FDR giữa các ngành với nhau. Biến giả năm – YEAR dùng đánh giá tác động cố định cho xu hướng thời gian. Dữ liệu nghiên cứu Thời điểm thu thập dữ liệu bắt đầu từ năm 2016 do đây là thời điểm mà Thông tư 155/2015/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2015) về việc bắt buộc công bố thông tin về CSR của doanh nghiệp niêm yết bắt đầu có hiệu lực. Mẫu nghiên cứu gồm các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 2016 – 2020. Xây dựng mô hình hồi quy Luận án sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để đánh giá tác động của CSR đến FDR dựa theo mô hình của Al‐Hadi & ctg (2019) như sau:
- 17 [3.] Trong đó: FDR là rủi ro kiệt quệ tài chính, CSR là điểm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp; SIZE = Log tổng tài sản; LEV = tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản; CASH = tỷ lệ tiền và tương đương tiền trên tổng tài sản;
- 18 ROA = lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản; R&D = tỷ lệ quỹ đầu tư phát triển trên tổng tài sản năm trước; QUICK = tỷ lệ tiền cộng khoản phải thu trên nợ ngắn hạn; LOSS = Biến giả nhận giá trị 1 nếu lợi nhuận sau thuế âm và nhận giá trị 0 trường hợp ngược lại; IND = biến giả ngành; YEAR = biến giả năm và = phần dư. Luận án mở rộng mô hình hồi quy đánh giá tác động của CSR đến FDR trong các điều kiện hình thái cấu trúc VCSH khác nhau:
- 19 [3.]
- 20 Trong đó, biến tương tác được xác định dựa theo bốn hình thái cấu trúc VCSH lần lượt là: tỷ lệ VCSH của cổ đông lớn - BO, tỷ lệ VCSH của nhà đầu tư tổ chức - IO, tỷ lệ VCSH của Nhà nước - SO và tỷ lệ VCSH của ban điều hành – MO (Kim & ctg, 2018) và (Buchanan & ctg, 2018): Biến giả cấu trúc VCSH của cổ đông lớn – BO_dummy nhận giá trị 1 nếu tỷ lệ VCSH của cổ đông lớn > trung vị của tỷ lệ VCSH của cổ đông lớn theo ngành – IND_MEDIAN_BO trong cùng năm. Biến giả cấu trúc VCSH của nhà đầu tư tổ chức – IO_dummy nhận giá trị 1 nếu tỷ lệ VCSH của nhà đầu tư tổ chức > trung vị của tỷ lệ VCSH của nhà đầu tư tổ chức theo Ngành – IND_MEDIAN_IO trong cùng năm. Biến giả cấu trúc VCSH của Nhà nước – SO_dummy nhận giá trị 1 nếu tỷ lệ VCSH của Nhà nước > trung vị tỷ lệ VCSH của Nhà nước theo ngành – IND_MEDIAN_SO trong cùng năm. Biến giả cấu trúc VCSH của ban điều hành – MO_dummy nhận giá trị 1 nếu tỷ lệ VCSH của ban điều hành > trung vị của tỷ lệ VCSH của ban điều hành theo ngành – IND_MEDIAN_MO trong cùng năm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 287 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 263 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 152 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 191 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 134 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 116 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 169 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn