Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam
lượt xem 9
download
Luận giải rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá khách quan thực trạng thu hút FDI trên quan điểm định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam; đề xuất định hướng và giải pháp thu hút, đánh giá các dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH KHÁNH LÊ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 62 34 04 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Đình Thiên 2. TS. Phạm Văn Công Phản biện 1: PGS.TS Phí Mạnh Hồng Phản biện 2: PGS.TS Vũ Thanh Sơn Phản biện 3: PGS.TS Trần Minh Tuấn Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội Vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm …... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Học viện Khoa học xã hội - Thư viện Quốc gia
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang trở thành xu thế của hầu hết các nước, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay. Những thành quả mà FDI mang lại cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển là to lớn và không thể phủ nhận. Những năm gần đây, vấn đề phát triển bền vững đang trở thành xu hướng tất yếu, một trào lưu không thể đảo ngược trong mọi lĩnh vực hoạt động, trong đó có cả hoạt động thu hút FDI. Ở nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, hoạt động thu hút FDI đã mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, đi cùng với đó là các hệ lụy không nhỏ, đặc biệt là các hệ lụy về xã hội và môi trường. Chất lượng FDI vào Việt Nam thấp, chủ yếu là gia công, lắp ráp. Liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước hầu như rất thấp, chuyển giao công nghệ hạn chế... Trong bối cảnh nhu cầu thu hút vốn đầu tư ngày càng cao, nhưng hệ lụy mà FDI mang lại, đặc biệt trong các hoạt động công nghiệp là không nhỏ, thì vấn đề cân nhắc để lựa chọn thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững được đặt ra cho nhiều quốc qua, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam trong điều kiện mới. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2.1 Mục tiêu tổng quát Luận giải rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá khách quan thực trạng thu hút FDI trên quan điểm định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam; đề xuất định hướng và giải pháp thu hút, đánh giá các dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. 1
- 2.2 Các mục tiêu cụ thể Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về PTBV, thu hút FDI và thu hút FDI theo định hướng PTBV; xây dựng khung lý thuyết cho việc phân tích, đánh giá dòng vốn FDI theo định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam; Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm thu hút FDI tại một số quốc gia như Trung Quốc và Thái Lan. Thứ ba, đánh giá khách quan thực trạng FDI tại Việt Nam trong thời gian qua trên hai góc độ: những kết quả đạt được và những hạn chế đang tồn tại; các tác động của FDI tới Việt Nam xét theo các khía cạnh của phát triển bền vững; Luận án chỉ rõ nguyên nhân tồn tại hạn chế hiệu quả thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam. Thứ tư, đề xuất giải pháp thu hút và duy trì tác động tích cực của FDI tại Việt Nam theo định hướng phát triển bền vững. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến 2016. 3.2 Phạm vi nghiên cứu +) Về nội dung: Luận án sẽ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của FDI tới PTBV tại Việt Nam xét theo các trụ cột chính: kinh tế, xã hội, và môi trường. Ở trụ cột “kinh tế”, luận án xem xét ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của FDI tới phát triển kinh tế. Ở trụ cột “xã hội”, luận án tập trung xem xét ảnh hưởng của FDI tới vấn đề lao động, tiền lương. Ở trụ cột “môi trường”, luận án phân tích một số tác động tiêu cực của FDI tới môi trường và nguyên nhân hạn chế. +) Về không gian: Luận án nghiên cứu tình hình chung của FDI theo định hướng PTBV tại Việt Nam, không giới hạn vị trí địa lý vùng miền và lãnh thổ trong Việt Nam. 2
- +) Về thời gian: Luận án nghiên cứu FDI theo định hướng PTBV tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2016. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài luận án thuộc chuyên ngành Quản lý kinh tế, là nghiên cứu tổng hợp bao gồm cả nghiên cứu giải thích, nghiên cứu đánh giá thực trạng và tổng kết thực tiễn, nghiên cứu dự báo và nghiên cứu đề xuất giải pháp để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về FDI và FDI theo định hướng PTBV ở Việt Nam. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Đã tổng quan được ở mức độ nhất định các nghiên cứu, cả trong và ngoài nước, có liên quan đến đề tài luận án, từ đó tìm ra được khoảng trống nghiên cứu và xác định những vấn đề cần tập trung nghiên cứu của Luận án; - Đã hệ thống hóa được một số nội dung liên quan đến cơ sở lý luận chung về thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững, bao gồm khái niệm, nội dung, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững; - Đã tiến hành đánh giá thực trạng thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2006-2016; từ đó chỉ ra được nguyên nhân các hạn chế. - Trên cơ sở luận giải cơ hội, thách thức đối với thu hút FDI và các mục tiêu thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2025, luận án đã đề xuất được hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam cho những năm tiếp theo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1 Đóng góp về mặt lý luận Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về thu hút FDI theo định hướng PTBV. 3
- 6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn Luận án tìm ra những hạn chế về mặt chính sách cũng như quản lý nhà nước trong việc thu hút và sử dụng hiệu quả, bền vững dòng vốn FDI. Các khuyến nghị trên cơ sở khoa học và thực tiễn là nguồn đáng tin cậy để các nhà hoạch định chính sách tham khảo, xây dựng và ban hành các giải pháp khả thi. Đối với các doanh nghiệp khi tham khảo nội dung của luận án sẽ có thêm một “kênh” thông tin để có những quyết định đúng đắn, cũng như sự chủ động đề xuất các dự án FDI phù hợp với các mục tiêu PTBV của Việt Nam thời gian tới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu gồm 4 chương: Chương I: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững. Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững. Chương III: Thực trạng thu hút FDI trên quan điểm phát triển bền vững tại Việt Nam giai đoạn 2006-2016. Chương IV: Phương hướng và giải pháp thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 4
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1 Tổng quan các nghiên cứu đã công bố ở trong và ngoài nước về FDI và ảnh hưởng của FDI theo quan điểm phát triển bền vững 1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu ở ngoài nước a) FDI và vấn đề kinh tế Mối quan hệ và tác động của FDI tới kinh tế không còn là vấn đề mới và đã được rất nhiều nghiên cứu Các nghiên cứu của Moosa, Imad A. (2002) trong Foreign Direct Investment: Theory, Evidence and Practice; nghiên cứu của Laura Alfaro (2003) trong cuốn “Foreign Direct Investment and Growth: Does the Sector Matter ?” và nghiên cứu của Mohammad A.A & Mahmoud K.A (2013) trong “Foreign Direct Investment and Economic Growth Literature Review from 1994 to 2012” đã tập trung nghiên cứu tác động của FDI tới các khía cạnh khác nhau của phát triển và tăng trưởng kinh tế, bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực. Tài liệu OECD Benchmark Definition of Foreign Direct Investment (2008) đã thiết lập các tiêu chuẩn đo lường và thống kê ảnh hưởng của FDI tới cán cân thanh toán, phân tích mối quan hệ giữa FDI, thương mại và chính sách thương mại. Trong cuốn International Business: Theory of the multinational enterprise được chỉnh sửa bởi Alan M. Rugman, Richard E. Caves đã phân tích ảnh hưởng của FDI tới thị trường nước nhận đầu tư. b) FDI và vấn đề xã hội Mối quan hệ giữa FDI và vấn đề xã hội chủ yếu được đề cập ở góc độ lao động, tiền lương và chế độ phúc lợi. Tác giả Arnal, E. & A. Hijzen (2008) trong nghiên cứu “The impact of Foreign Direct Investment on Wages and Working Conditions” cho rằng các công ty FDI có xu hướng trả lương cao hơn so với các công ty nội 5
- địa, và tác động của FDI tới tiền lương là tích cực, rõ rệt nhất ở các quốc gia đang phát triển. Tác giả Olaf J. de Groot (2014) trong nghiên cứu “Foreign direct investment and welfare” đã xem xét mối quan hệ giữa FDI và phúc lợi xã hội nói chung, trong đó chỉ ra rằng FDI làm tăng bất bình đẳng, mang lại lợi ích cho người giàu nhiều hơn người nghèo. Trong nghiên cứu “Rising Income Inequality: Technology, or Trade and Financial Globalization?” của Jaumotte, F., S. Lall, and C. Papageorgiou (2008) cũng thu được kết quả FDI làm tăng bất bình đẳng thu nhập. c) FDI và vấn đề môi trường Hầu hết các nghiên cứu về mối liên hệ giữa FDI và vấn đề môi trường đề chỉ ra FDI có tác động tiêu cực tới môi trường của nước nhận đầu tư, làm tăng lượng phát thải CO2, gia tăng ô nhiễm nguồn nước, v.v. Một số nghiên cứu có thể kể đế như nghiên cứu của tác giả Theodore H. Moran (2011) trong “Foreign Direct Investment and Development: Launching a Second Generation of Policy Research”, tác giả Jiajia Zheng & Pengfei Sheng (2017) trong cuốn “The Impact of Foreign Direct Investment (FDI) on the Environment: Market Perspectives and Evidence from China” và tác giả Mohammad S.A, Fatemeh Z., Reza S., Nader H. & Marjan D. (2013) trong nghiên cứu “The impact of FDI on environmental resources in selected countries”. 1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu ở trong nước a) FDI và vấn đề kinh tế Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế, năng lực sản xuất, nguồn thu ngân sách và cân đối vĩ mô được phân tích trong “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Lý luận và thực tiễn” của Phùng Xuân Nhạ (2013), trong nghiên cứu “Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự. Tác động của FDI đối với nền kinh tế còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau, ví dụ như tác giả Nick J. Freeman (2002) trong nghiên cứu “Foreign Direct Investment in Vietnam: An Overview” cũng chỉ ra ảnh 6
- hưởng của chính sách tới tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế; trong nghiên cứu “Foreign direct investment and economic growth in Vietnam” của Anwar, S. & Phi Lan, N. (2010) chỉ ra yếu tố khác là các nguồn lực như giáo dục, đào tạo, thị trường tài chính, v.v. Bên cạnh tác động tích cực, tác giả Trần Phiên (2012) trong nghiên cứu “Mặt trái của Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam” đã nêu lên những mặt trái của FDI đối với nước nhận đầu tư xét ở khía cạnh kinh tế. b) FDI và vấn đề xã hội Báo cáo “Viet Nam Industrial Investment Report 2011: Understanding the impact of Foreign Direct Investment on industrial development” của Bộ KHĐT chỉ ra tác động tích cực của FDI tới thị trường lao động Việt Nam như tạo ra nhiều việc làm hơn, tuy nhiên không có tác động đáng kể tới việc nâng cao kỹ năng và trình độ lao động. “Báo cáo diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2016” của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong việc thúc đẩy hiệu ứng lan tỏa về công nghệ, năng suất lao động của các doanh nghiệp FDI, đồng thời đề xuất một số giải pháp khắc phục. Tác giả John Mc. & Myunghwan Y. (2016) trong nghiên cứu “FDI and inequality in Vietnam: An approach with census data” thì cho rằng việc gia tăng nguồn vốn FDI ở một tỉnh có liên quan tới sự giảm nhẹ điều kiện sống của các hộ gia đình nếu họ không có thành viên nào làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài; Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra ảnh hưởng có tính lan tỏa của FDI tới các khía cạnh xã hội như giáo dục, trình độ công nghệ, trình độ lao động, v.v.. c) FDI và vấn đề môi trường Trong nghiên cứu “Impacts of FDI on Sustainable Development Objectives of Vietnam in International Economic Integration” của Doan Tranh, & Thoa N.T (2016) đã chỉ ra một số ảnh hưởng tích cực của các dự án FDI vào Việt Nam đối với vấn đề môi trường như việc đầu tư vào lĩnh 7
- vực cấp nước và xử lý chất thải. Tuy nhiên số lượng dự án đầu tư vào các lĩnh vực thân thiện với môi trường không nhiều - chỉ chiếm khoảng 0,2% tổng số dự án. Trong khi đó, Việt Nam đối mặt với các tác động tiêu cực tới môi trường của các dự án FDI. Ngày càng nhiều dự án FDI bị phát hiện gây ô nhiễm môi trường ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam, những dự án này gây ô nhiễm nước, không khí, hủy hoại đa dạng sinh học, làm biến dạng môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe con người. 1.2 Những vấn đề thuộc đề tài Luận án chưa được các công trình đã công bố nghiên cứu giải quyết (khoảng trống nghiên cứu) FDI không còn là chủ đề mới và đã được nghiên cứu rất nhiều từ các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích từng yếu tố đơn lẻ như là: tác động của FDI tới vấn đề phát triển kinh tế, ảnh hưởng của FDI tới thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, vấn đề lao động và việc làm, yếu tố công nghệ, mối quan hệ giữa FDI và vấn đề lao động. Do đó, chưa có nghiên cứu nào thực sự đưa ra được khái niệm, khung lý thuyết và quy trình đầy đủ và toàn diện về FDI theo định hướng phát triển bền vững; cũng chưa có nghiên cứu nào đề xuất được bộ tiêu chí đánh giá FDI theo định hướng PTBV tại Việt Nam; cũng chưa có nghiên cứu nào thực sự đánh giá thực trạng FDI tại Việt Nam trên quan điểm phát triển bền vững, để từ đó đề xuất các nhóm giải pháp phù hợp. 1.3 Những vấn đề trọng tâm Luận án sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết Luận án sẽ tập trung làm rõ khung lý thuyết về thu hút FDI theo định hướng PTBV, từ đó đưa ra định nghĩa và hướng tiếp cận thu hút FDI theo định hướng PTBV phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam từ các khía cạnh PTBV, Luận án phân tích các hạn chế, nguyên nhân và sau đó đề xuất phương hướng và giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng thu hút FDI trong thời kỳ tới. 8
- CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2.1 Quan niệm về thu hút FDI 2.1.1 Trên thế giới “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là số vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư còn mong muốn dành được chỗ đứng trong việc quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường”. Tầm quan trọng tăng nhanh của FDI là nhờ nhận thức về những đóng góp to lớn của FDI vào phát triển kinh tế, cung cấp cho các nước chủ nhà về vốn, công nghệ, và kỹ năng quản lý hiện đại. FDI chịu ảnh hưởng của các yếu tố cụ thể trong nước chủ nhà cũng như nước đầu tư. Với nước chủ nhà, các yếu tố hấp dẫn FDI là nguồn tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản hay giá lao động rẻ mạt cũng có vai trò quan trọng không kém, đặc biệt khi áp dụng chính sách thay thế nhập khẩu là một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư. Một số lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể kể đến như sau: Lý thuyết về lợi nhuận cận biên: Lý thuyết này cho rằng luồng vốn đầu tư sẽ chuyển từ nước lãi suất thấp sang nước có lãi suất cao cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng (lãi suất hai nước bằng nhau). Sau đầu tư, cả hai nước trên đều thu được lợi nhuận và làm cho sản lượng chung của thế giới tăng lên so với trước khi đầu tư. (i) Lý thuyết chiết trung hay mô hình OLI: một công ty dự định tham gia vào các hoạt động FDI cần có 3 lợi thế: (1) Lợi thế về sở hữu (Ownership advantages - viết tắt là lợi thế O); (2) Lợi thế về khu vực (Locational advantages - viết tắt là lợi thế L) và (3) Lợi thế về nội hoá (Internalisation advantages - viết tắt là lợi thế I). 9
- (ii) Lý thuyết về các bước phát triển của đầu tư (Investment Development Path - IDP): gồm 5 giai đoạn: (1) lợi thế L của một nước ít hấp dẫn, luồng vào FDI không đáng kể do hạn chế của thị trường trong nước; (2) luồng vào của FDI bắt đầu tăng do lợi thế L đã hấp dẫn các nhà đầu tư; (3) luồng vào của FDI bắt đầu giảm và luồng ra lại bắt đầu tăng; (4) lợi thế O của các công ty trong nước tăng lên. Những công nghệ sử dụng nhiều lao động dần dần được thay thế bởi công nghệ sử dụng nhiều vốn; (5) luồng ra và luồng vào của FDI tiếp tục và khối lượng tương tự nhau. 2.1.2 Tại Việt Nam Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, cùng nguồn lực trong nước tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tái cơ cấu nền kinh tế. Việc thu hút ĐTNN phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch và chỉ đạo tập trung, thống nhất của trung ương đi đôi với phân cấp hợp lý cho các địa phương trên cơ sở điều kiện kinh tế, xã hội và năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ...; đặc biệt chú trọng hiệu lực quản lý Nhà nước trong chức năng kiểm tra, giám sát, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. 2.2 Quan niệm về Phát Triển Bền Vững 2.2.1 Trên thế giới Phát triển bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Worldbank, 2016). Nhìn chung, phát triển bền vững có thể được xem là sự cân bằng giữa các ‘mục tiêu’ hoặc ‘nhu cầu’ xã hội, kinh tế, và môi trường, được tóm tắt trong sơ đồ dưới đây: 10
- Hình 2.1 Các mục tiêu Phát triển bền vững Nguồn: Unctad (2016), ‘Detailed Benchmark Definition of Foreign Direct Investment’. Third Edition (BD3). Paris, Organisation for Economic Co-operation and Development, 1996. 2.2.2 Tại Việt Nam Quan điểm phát triển bền vững tại Việt Nam là “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”, “Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”. 2.3 Ảnh hưởng của FDI tới phát triển bền vững 2.3.1 Ảnh hưởng của FDI tới vấn đề môi trường Một mặt, các hoạt động đầu tư đi kèm với công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và sản xuất các sản phẩm sạch để cung cấp, phục vụ cho thị trường nước nhận đầu tư, điều này sẽ có tác động tích cực tới môi trường. Mặt khác, dòng vốn FDI chỉ nhằm vào mục tiêu lợi nhuận, không chú trọng tới xử lý nước thải, khí thải, rác thải công nghiệp, v.v sẽ đe dọa nặng nề tới môi trường. Ngoài ra, bên cạnh các tác động của FDI tới môi trường nói trên, yếu tố môi trường cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư FDI. Mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường là mối liên kết 2 chiều và không nhất quán ở tất cả các nước. 2.3.2 Ảnh hưởng của FDI tới vấn đề xã hội Về vấn đề lao động: FDI có thể đưa đến những lợi ích quan trọng bằng việc tạo ra nhiều việc làm chất lượng cao và đưa vào nước nhận đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại và các mô hình quản trị chuyên nghiệp. Tuy nhiên, các hoạt động của các công ty đa quốc gia cũng gây nhiều tranh 11
- cãi và lo ngại về tác động xã hội. Chẳng hạn như một số công ty đa quốc gia bị cho là thực hiện cạnh tranh không lành mạnh khi lợi dụng lợi thế trả lương và tiêu chuẩn lao động thấp ở nước ngoài. Bất bình đẳng và bất cân đối vùng miền: các nhà đầu tư thường đầu tư vào những nơi có lợi thế, vì thế những nơi này vốn đã phát triển nay càng có điều kiện phát triển hơn đồng nghĩa với nguy cơ tăng bất bình đẳng và bất cân đối vùng miền. 2.3.3 Ảnh hưởng của FDI đến phát triển kinh tế Bên cạnh những đóng góp cho sự phát triển kinh tế, dòng vốn FDI cũng mang đến những nguy cơ tiềm ẩn xấu với nền kinh tế các nước như thâm hụt thương mại, chuyển giá, nguy cơ rửa tiền, mất cân đối giữa các ngành nghề, lĩnh vực, v.v. 2.4 Thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững Thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững là việc thu hút các dự án FDI mang lại lợi nhuận đủ để duy trì hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp FDI mà không làm tổn hại tới các lợi ích quan trọng của nước nhận đầu tư, trong khi mang lại lợi ích tích cực cho các mục tiêu phát triển dài hạn của quốc gia được đánh giá trong các chỉ số ưu tiên về kinh tế, môi trường, xã hội và quản trị. 2.5 Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả và chất lượng hoạt động của dòng vốn FDI theo định hướng phát triển bền vững a) Tiêu chí đánh giá trụ cột “kinh tế”: - Tỷ suất sinh lời của FDI: Thông thường, chỉ số ICOR được sử dụng để đánh giá. Hệ số ICOR (Incremental Capital-Output Ratio) thể hiện để tăng một đồng GDP cần đầu tư bao nhiêu đồng. - Mức độ đóng góp của FDI trong tổng đầu tư xã hội: Đóng góp của FDI trong tổng đầu tư xã hội = (Quy mô vốn thực hiện / tổng nguồn vốn đầu tư xã hội) x 100% 12
- - Đóng góp của FDI vào GDP quốc gia: Đóng góp của FDI vào GDP quốc gia = (GDP của khu vực FDI / tổng GDP cả nước) x 100% - Đóng góp của FDI vào ngân sách nhà nước: thể hiện thông qua chỉ tiêu (1) hiệu quả thu nhập (được tính bằng tiền lương trung bình của một lao động trong khu vực FDI trong tương quan với các khu vực kinh tế khác); (2) thu ngân sách nhà nước, và (3) khả năng giúp quốc gia tiếp nhận vốn thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiến lược phát triển kinh tế của mình. - Tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ thuần: - Đóng góp của FDI vào xuất khẩu: Được thể hiện thông qua giá trị xuất khẩu ròng của khu vực FDI tại nước chủ nhà. b) Tiêu chí đánh giá trụ cột “xã hội”: - Việc làm gia tăng: Việc làm gia tăng từ FDI = (Số lao động có việc làm cho FDI x Số năm làm việc + Số lao động tăng thêm từ các dự án, ngành liên đới x Số năm làm việc - Số lao động mất việc do FDI x Số năm mất việc) - Khả năng tạo việc làm: Tỷ lệ lao động tạo ra của khu vực FDI = Số lao động trong khu vực FDI / tổng số lao động của cả nước x 100%. - Thu nhập của lao động: - Năng suất lao động: Năng suất lao động xã hội = Tổng sản phẩm trong nước (GDP) / Tổng số người làm việc bình quân. - Mức độ chuyển giao công nghệ: thể hiện thông qua (1) số hợp đồng chuyển giao công nghệ tại nước sở tại; (2) tỷ trọng các dự án đầu tư đến từ các nước nắm giữ công nghệ nguồn (3) mức độ hiện đại và cập nhật của các công nghệ được chuyển giao; (4) chỉ tiêu năng suất các yếu tố tổng hợp TFP của khu vực FDI; (5) tỷ lệ nội địa hóa. Các chỉ tiêu này càng cao 13
- càng cho thấy mức độ chuyển giao công nghệ lớn của các doanh nghiệp FDI vào nước nhận đầu tư. c) Tiêu chí đánh giá trụ cột “môi trường”: - Tác động của khu vực FDI đến môi trường: Doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường = (Số lượng doanh nghiệp không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường / Tổng số doanh nghiệp FDI) x 100%. Ngoài ra, mức độ tác động của các dự án FDI tới môi trường của nước nhận đầu tư có thể được đánh giá dựa trên: Kết quả đo lường các chỉ số về môi trường (khí thải, rác thải, độ ồn, v.v), đo lường tỉ lệ chi phí doanh nghiệp FDI bỏ ra cho các hoạt động cải thiện môi trường so với tổng doanh thu của doanh nghiệp; so sánh tỉ lệ với các nước có điều kiện tương đồng và với mức trung bình của thế giới. 2.6 Các nhóm yếu tố chủ yếu tác động đến thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững Luận án phân tích 4 nhóm yếu tố chủ yếu tác động đến thu hút FDI theo định hướng PTBV gồm: (i) Khung chính sách liên quan đến thu hút FDI; (ii) Chất lượng lao động của nước nhận đầu tư; (iii) Hệ thống cơ sở hạ tầng của nước nhận đầu tư; (iv) Tình hình kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới. 2.7 Kinh nghiệm của một số quốc gia về thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững Từ kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc và Thái Lan, bài học rút ra cho Việt Nam là: (i) Chính sách FDI cần được điều chỉnh hài hòa, gắn với mục tiêu phát triển tổng thể quốc gia ở tầm chiến lược 10 năm, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm ở mỗi thời kỳ phát triển; (ii) Ngoài ưu đãi tài chính, còn nhiều yếu tố khác cũng quyết định thu hút FDI như hạ tầng, lao động, năng lực quản lý, v.v.; (iii) Thủ tục đầu tư có quy trình chặt chẽ, tuân thủ các tiêu chuẩn về xây dựng, bảo vệ môi trường. 14
- CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2016 3.1 Khái quát thực trạng thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2006-2016 3.1.1 Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư Nhìn chung, hoạt động XTĐT ở các địa phương được đánh giá có nhiều mặt tích cực như: (1) hoạt động XTĐT của các địa phương đã được xây dựng tương đối toàn diện, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; (2) hoạt động XTĐT chuyển biến theo hướng bị động sang chủ động; (3) hoạt động XTĐT lồng ghép với thương mại và du lịch; (4) các địa phương đã khuyến khích và tranh thủ các nguồn kinh phí xã hội hóa để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động XTĐT. 3.1.2 Tình hình thu hút đầu tư Tính đến ngày 20/06/2017, cả nước có 23.594 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 306,3 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án ĐTNN ước đạt 162,57 tỷ USD, bằng 53% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 180,68 tỷ USD, chiếm 58,98% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 50,99 tỷ USD (chiếm 16,6% tổng vốn đầu tư), sản xuất, phân phối điện, khí nước với 18,83 tỷ USD (chiếm 6,14% tổng vốn đầu tư). Tính đến tháng 6/2017 đã có 120 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 54,5 tỷ USD (chiếm 17,7% tổng vốn đầu tư). 3.2 Phân tích các yếu tố tác động đến thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2006-2016 theo định hướng phát triển bền vững 3.2.1 Thực trạng môi trường và chính sách đầu tư Môi trường đầu tư của Việt Nam đã được cải thiện trong thời gian gần đây, tăng 14 bậc lên vị trí thứ 73/136 nền kinh tế được đánh giá; môi 15
- trường kinh doanh của Việt Nam được ghi nhận là có sự cải thiện mạnh mẽ nhất từ năm 2007 đến nay, tăng 9 bậc (từ vị trí 91/189 lên vị trí 82/190 của bảng xếp hạng). Việt Nam cũng đã ban hành Luật đầu tư mới, Luật Doanh nghiệp sửa đổi cùng nhiều văn bản pháp luật khác nhằm cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, thu hút FDI phù hợp với quy hoạch tổng thể ngành, thu hút FDI vào các ngành có giá trị gia tăng cao, v.v… Bên cạnh những mặt tích cực, các doanh nghiệp FDI vẫn bày tỏ nhiều quan ngại về các quy định hậu đăng ký; vẫn còn một số doanh nghiệp FDI bị thanh kiểm tra quá nhiều; ưu đãi tài chính vẫn là công cụ chủ yếu thu hút FDI bộc lộ nhiều vấn đề cần xem xét. 3.2.2 Chất lượng lao động Mặt tích cực: Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, khoảng cách tương đối về NSLĐ với các nước trong khu vực được thu hẹp dần; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số lớn; chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng đã được nâng cao hơn. Mặt hạn chế: Lao động có tay nghề cao ở Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường; Chất lượng giáo dục, đào tạo lao động của Việt Nam là một quan ngại đối với các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay. 3.2.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng Được sự quan tâm của Chính phủ, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và đã từng bước đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển; Nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng lớn và đa dạng; Các hình thức đầu tư, xây dựng, vận hành, kinh doanh được đa dạng hoá, mở rộng. Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, kém tính kết nối; Hạ tầng đô thị kém chất lượng và quá tải. Hạ tầng xã hội thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu dịch vụ xã hội cơ bản. 16
- 3.2.4 Tình hình kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới Trong giai đoạn đầu mở cửa, FDI là giải pháp hữu hiệu góp phần đưa Việt Nam ra khỏi tình thế khó khăn của tình trạng bị bao vây, cấm vận. Trong các giai đoạn tiếp theo, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Chính vì vậy FDI được khuyến khích thu hút vào Việt Nam với nhiều ưu đãi về cấp phép, tài chính, thuế, sử dụng đất, v.v. Giai đoạn 2006-2016 với việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006, các dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng đột biến, nhất là (FDI). Thời gian gần đây, sau hàng loạt sự cố gây ảnh hưởng nghiêm trọng về môi trường do các công ty FDI gây ra bị phát hiện gần đây, cùng với việc tham gia thực hiện các mục tiêu PTBV của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đang hướng tới thu hút các dự án FDI thân thiện với môi trường, sử dụng công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển…v.v. 3.3 Đánh giá hoạt động thu hút FDI trên quan điểm phát triển bền vững tại Việt Nam 3.3.1 Về kinh tế Mặt tích cực: FDI đóng góp vào ngân sách nhà nước; đóng góp vào GDP (năm 1995 tỷ lệ đóng góp vào GDP của khu vực FDI chỉ đạt 6,3%, tăng lên 15,2% năm 2000 và 19,6% năm 2013); đóng góp vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội (trong giai đoạn 2011-2015, khu vực FDI đóng góp trên 22% tổng vốn đầu tư toàn xã hội); đóng góp vào xuất khẩu (giai đoạn 2011 - 2015, xuất khẩu của khu vực FDI chiếm tới 65,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Mặt hạn chế: Định hướng thu hút ĐTNN theo ngành, đối tác còn hạn chế; FDI tập trung quá nhiều vào một số địa phương có thể gây mất cân đối vùng miền; Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam chưa đáp ứng kỳ vọng; Việt Nam cũng đối mặt với nguy cơ đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn lực bên ngoài; một số doanh nghiệp FDI có hiện tượng “chuyển giá” tại Việt Nam. 17
- 3.3.2 Về vấn đề lao động Mặt tích cực: Số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI tăng lên qua từng giai đoạn; tiền lương bình quân của người lao động trong khu vực FDI cao hơn so với các khu vực khác; sự hiện diện của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã có tác động tích cực nhất định đến cải thiện NSLĐ. Mặt hạn chế: Số lượng việc làm được tạo ra bởi khối doanh nghiệp FDI vẫn được đánh giá là thấp so với nhu cầu việc làm mỗi năm của Việt Nam; Lao động làm việc trong nhiều doanh nghiệp FDI có tính ổn định kém; Số vụ đình công trong các doanh nghiệp FDI có xu hướng tăng lên, xét cả ở quy mô và tính chất ngày càng phức tạp. 3.3.3 Về môi trường Một số địa phương thiếu cẩn trọng lựa chọn dự án FDI và nhà đầu tư nên đã xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường, tiêu hao nhiều năng lượng, không có lợi về kinh tế - xã hội; Đầu tư và chi phí thường xuyên cho bảo vệ môi trường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi đầu tư và chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp FDI. 3.4 Nguyên nhân hạn chế thu hút FDI trên quan điểm phát triển bền vững tại Việt Nam 3.4.1 Về phía nhà nước Công tác quy hoạch còn bất cập, thể hiện ở việc thiếu một số quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm; Quản lý nhà nước về XTĐT còn hạn chế, phương thức XTĐT chưa được điều phối hiệu quả và thông suốt từ trung ương tới địa phương, gây lãng phí nguồn lực; Thực hiện việc phân cấp đầu tư chưa phù hợp với tình hình thực tế; Việc thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong một số trường hợp còn thiếu chặt chẽ; Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách đầu tư và quan điểm thu hút đầu tư còn chưa thực sự rõ ràng; Xét về cơ sở hạ tầng, Nhà nước cũng chưa đầu tư thích đáng để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực ở vùng kinh tế kém phát triển… 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn