intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê Tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: Thangnam Thangnam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

76
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu thực trạng tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê Tỉnh Đắk Lắk

ĐẠI HỌC HUẾ<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ<br /> <br /> NGUYỄN THỊ HẢI YẾN<br /> <br /> TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI<br /> HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK<br /> CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP<br /> MÃ SỐ:<br /> 62.62.01.15<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC<br /> PGS.TS PHAN THỊ MINH LÝ<br /> <br /> HUẾ - NĂM 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Huế<br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Thị Minh Lý<br /> Phản biện 1:……………………………………………….<br /> Phản biện 2: ………………………………………………<br /> Phản biện 3: ………………………………………………<br /> Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế tại:<br /> ………………………………………………………………………..<br /> Vào hồi………ngày tháng năm 2016<br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> <br /> i<br /> <br /> PHẦN I<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong thời gian qua, cây cà phê đã thực sự tạo ra hiệu quả kinh tế, xã hội quan trọng và<br /> to lớn cho người dân Đắk Lắk. Trên địa bàn tỉnh, tổ chức sản xuất cà phê chủ yếu là các hộ,<br /> hơn 85% diện tích cà phê là của người dân tự trồng và quản lý với tổng số hộ sản xuất cà phê<br /> là 227.490 hộ sản xuất cà phê [40], [41]. Gắn bó với cây cà phê, đời sống của các hộ được<br /> nâng lên đáng kể, tuy nhiên, với cơ sở hạ tầng và trình độ phát triển kinh tế yếu kém đã làm<br /> cho hộ sản xuất đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, đặc biệt là các yếu tố nguồn lực, trong đó<br /> vốn tín dụng để phát triển cà phê quy mô hộ. Vốn tín dụng được xem như là một công cụ<br /> mạnh để giúp các hộ sản xuất thoát khỏi nghèo đói, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng<br /> năng suất nông nghiệp thông qua việc đầu tư vào tư liệu sản xuất (Amha, 2000) [49], đồng<br /> thời cho phép các hộ nông dân đầu tư vào cải tiến kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới<br /> trong nông nghiệp làm tăng hiệu quả và thu nhập của họ (Zeller & Sharma, 2000) [64].<br /> Tuy nhiên, việc tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng mà đặc biệt là các nguồn vốn tín dụng<br /> ngân hàng từ phía các ngân hàng thương mại có nhiều hạn chế, đây là nguồn vốn lành<br /> mạnh, có tác dụng kích thích sản xuất phát triển. Chủ đề về tiếp cận vốn tín dụng và hiệu<br /> quả sử dụng vốn tín dụng luôn được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và quản lý<br /> trong nước và quốc tế. Mặc dù vậy nhưng các nghiên cứu mới dừng lại ở phân tích thực<br /> trạng để đưa ra kết luận, hoặc phân tích hiệu quả kỹ thuật là chủ yếu, việc đưa ra các<br /> khuyến nghị vẫn chưa xuất phát từ phía cung và cầu. Đây là những lý do chính đáng để thực<br /> hiện nghiên cứu luận án này. Xuất phát từ yêu cầu đó, chúng tôi chọn đề tài “ Tín dụng ngân<br /> hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận án tiến sĩ.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> 2.1. Mục tiêu chung<br /> Nghiên cứu thực trạng tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk<br /> và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ<br /> sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk.<br /> 2.2. Mục tiêu cụ thể<br /> (1) Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng<br /> ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê.<br /> (2) Đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê trên các góc<br /> độ tiếp cận vốn và sử dụng vốn trên khía cạnh kinh tế và xã hội.<br /> (3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín<br /> dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk<br /> Lắk trong thời gian tới<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, thực tiễn và các nhân tố<br /> ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân của các hộ sản xuất cà phê ở<br /> tỉnh Đắk Lắk. Đối tượng điều tra về phía người cho vay là các ngân hàng thương mại, về<br /> phía người đi vay là các hộ sản xuất cà phê vì hiện nay hơn 85% diện tích cà phê là của<br /> người dân tự trồng và quản lý với tổng số hộ sản xuất cà phê là 227.490 hộ sản xuất cà phê và<br /> 15% diện tích còn lại là do các công ty quản lý Tuy nhiên, với 26 công ty tham gia vào sản<br /> xuất cà phê, nhưng các công ty không trực tiếp sản xuất cà phê mà giao khoán cho các hộ sản<br /> xuất là cán bộ công nhân của công ty đang làm việc và đã về hưu, là các hộ sản xuất đang cư<br /> trú hợp pháp trên địa bàn công ty quản lý. Do đó, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk gần như chỉ có các<br /> hộ tham gia trực tiếp sản xuất cà phê.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> <br /> 3<br /> <br /> - Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học về tín dụng ngân<br /> hàng đối với hộ sản xuất cà phê; thực trạng tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng<br /> của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến<br /> khả năng tiếp cận vốn và sử dụng vốn của các hộ sản xuất cà phê; đề xuất các giải pháp<br /> nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất<br /> cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.<br /> -Về thời gian nghiên cứu: Số liệu thứ cấp từ năm 2000 đến năm 2014; Số liệu điều tra tập<br /> trung vào năm 2014; Định hướng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn và sử dụng<br /> vốn tín dụng của các hộ trồng cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.<br /> -Về không gian nghiên cứu: Tại tỉnh Đắk Lắk, tập trung vào 3 huyện, thành phố đại diện<br /> là: thành phố Buôn Ma Thuột, huyện CưMgar, CưKuin và Krông Pắk.<br /> 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án<br /> 4.1.Ý nghĩa khoa học<br /> Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn về tín dụng<br /> ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê thông qua tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín<br /> dụng của các hộ sản xuất cà phê. Lựa chọn cách tiếp cận, phương pháp, hệ thống chỉ tiêu<br /> đánh giá về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, phù hợp với điều kiện hiện nay<br /> ở Việt Nam.<br /> 4.2. Ý nghĩa thực tiễn<br /> (1) Đánh giá thực trạng về hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà<br /> phê, chỉ ra những khó khăn, bất cập trong hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê<br /> tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 2010 – 2014.<br /> (2) Phân tích tình hình tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê trên hai<br /> phía cung và cầu; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của<br /> các hộ.<br /> (3) Đo lường hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê trên khía<br /> cạnh kinh tế và xã hội. Xem xét yếu tố vốn vay tác động như thế nào đến năng suất cà phê<br /> nhân của các hộ sản xuất.<br /> (4) Đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và sử<br /> dụng vốn tín dụng hiệu quả, đây là cơ sở khoa học để các cơ quan quản lý, ngân hàng<br /> thương mại và hộ sản xuất cà phê tham khảo, áp dụng nhằm góp phần hoàn thành chiến<br /> lược, mục tiêu phát triển ngành cà phê đến năm 2020 như đã đề ra.<br /> <br /> PHẦN II<br /> TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br /> 1.Tình hình tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê trên thế giới<br /> Hầu hết các tác giả tập trung nghiên cứu về tiếp cận tín dụng và sử dụng vốn của<br /> các hộ sản xuất. Đối với khía cạnh tiếp cận vốn tín dụng, tác giả Mamo Girma et al (2015)<br /> khẳng định tiếp cận vốn tín dụng không chỉ bị chi phối bởi thu nhập và tài sản mà các yếu<br /> tố về đặc điểm kinh tế - xã hội của các chủ hộ sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng<br /> [72].<br /> Duong và Inzumida (2002) khi phân tích về tín dụng ngân hàng đối với các nông<br /> hộ, bằng phân tích hồi quy mô hình Tobit nhóm tác giả đã nghiên cứu về tiếp cận tín dụng<br /> của nông hộ ở 3 tỉnh của Việt Nam và có kết luận về các yếu tố chủ yếu tác động tới lượng<br /> tín dụng ngân hàng của nông hộ là: tổng diện tích đất canh tác, giá trị đàn gia súc và địa<br /> phương. Các yếu tố tác động đến mức tín dụng phi chính thức là: Tỷ lệ khẩu phụ thuộc,<br /> tổng diện tích đất canh tác [61].<br /> Theo Paul Mpuga (2008), có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng, từ<br /> đó tác động trực tiếp đến tiếp cận tín dụng của hộ:<br /> Thứ nhất: Đặc điểm của cá nhân và hộ gia đình<br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1