Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu nhằm làm rõ về mặt lý thuyết các nội dung liên quan đến chuỗi giá trị, tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành cá tra. Thực hiện khảo sát để phân tích thực trạng khi triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam tại các NHTM. Nghiên cứu định lượng những nhân tố ảnh hưởng đến công tác triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam tại các NHTM.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ----------------oOo---------------- ĐẶNG HOÀI LINH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NGÀNH CÁ TRA VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ----------------oOo---------------- ĐẶNG HOÀI LINH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NGÀNH CÁ TRA VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 9.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. LÊ VĂN LUYỆN 2. TS. NGUYỄN TIẾN ĐÔNG HÀ NỘI, 2019
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đềtài Trong bối cảnhbiến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, các nguồn lực cho tăng trưởng ngày càng khan hiếm, áp lực cạnh tranh từ hội nhập quốc tế cao, để đạt được mục tiêu đã đề ra, việc xây dựng chuỗi giá trị ngành nông nghiệp khép kín từ khâu đầu vào, sản xuất, chế biến đến phân phối, tiêu thụ là cần thiết. Nhiều chính sách của Đảng và Chính phủ đã ban hành có tính chất hỗ trợ tích cực đến hoạt động của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, trong đó có nhiều chính sách liên quan đến việc hỗ trợ về vốn. Sau hơn 3 năm triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, so với cho vay nông nghiệp nông thôn, doanh số giải ngân cho tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp triển khai vẫn còn hạn chế, chiếm tỷ trọng nhỏ, dao động từ 0,18% đến 0,78% trong giai đoạn 2014 – 8/2018. Rõ ràng, tỷ lệ như trên là thấp, nguồn vốn tín dụng chưa phát huy được vai trò và chức năng trong việc đầu tư vào mô hình chuỗi giá trị nông sản.Do phạm vi nghiên cứu tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp rộng, nghiên cứu sinh chọn cá tra, mặt hàng nông sản chủ lực tại Việt Nam, để nghiên cứu. Từ luận điểm nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ của mình. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới, nhiều nghiên cứu liên quan đến tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp phân loại thành hai xu hướng nghiên cứu như sau: Nghiên cứu về mô hình, đặc điểm, cấu trúc, cách thức quản trị, mối quan hệ giữa các thành viên của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, tiêu biểu phải kể đến các nghiên cứu củaMiller và Jones (2010); Christen và Anderson (2013); Rubeena (2013)… Thành công của các nghiên cứu này là hệ thống hóa các vấn đề về lý luận liên quan đến tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, trong đó phân tích chi tiết cấu trúc mô hình của chuỗi giá trị nông nghiệp, đặc điểm của tín dụng theo chuỗi giá trị, quy trình triển khai, rủi ro và các biện pháp để hạn chế. Nhóm tác giả này cũng nhấn mạnh vai trò của quản lý và đưa ra một số khuyến nghị. Xu hướng nghiên cứu tập trung vào việc làm rõ vai trò và hiệu quả của nguồn vốn tín dụng ngân hàng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp gắn với các ngữ cảnh cụ thể. Nhìn chung, hầu hết kết quả nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của nguồn vốn ngân hàng trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp và việc cần thiết phát triển hoạt động cho vay này.
- 2 2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Các nghiên cứu khoa học về vấn đề này tại Việt Nam chậm hơn so với xu hướng nghiên cứu của thế giới, có thể kể đến như là: bài nghiên cứu nhóm tác giả Nguyễn Văn Phận, Nguyễn Khắc Minh và Lê Phan Thanh Hòa (2017) về vai trò của tín dụng ngân hàng trong phát triển chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam; nhóm tác giả Phạm Xuân Hòe và Nguyễn Thị Minh Hằng (2014) về hướng dẫn cho vay theo chuỗi giá trị; bài báo khoa học của Nguyễn Tiến Đông (2015) về giải pháp phát triển chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệpvà nhiều nghiên cứu khác của các tác giả Quang Cảnh (2014), Hà Quang Trung (2014), Tô Ngọc Hưng (2015), Lê Văn Luyện và Đặng Hoài Linh (2015)... Thành công của các nghiên cứu này là phân tích thực trạng triển khai và đề xuất giải pháp phù hợp với chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam từ năm 2014 đến nay. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp tại Việt Nam là tương đối ít mặc dù vấn đề này đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiêncứu - Làm rõ về mặt lý thuyết các nội dung liên quan đến chuỗi giá trị, tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành cá tra. - Thực hiện khảo sát để phân tích thực trạng khi triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam tại các NHTM. - Nghiên cứu định lượng những nhân tố ảnh hưởng đến công tác triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam tại các NHTM . - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả triển khaitín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam tại các NHTM. 4. Đối tượng và phạm vi nghiêncứu - Đối tượng nghiêncứu: Những vấn đề lý luận, thực tiễn triển khai và các nhân tố ảnh hưởng đến triển khaitín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra tại NHTM. - Phạm vi nghiên cứu về không gian:Tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra tại An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: giai đoạn 2014 – 2018. 5. Kết cấu luậnán Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Chương 2: Phương pháp nghiên cứu của luận án Chương 3: Thực trạng triển khai tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam
- 3 Chương 4: Giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1. Về phương diện học thuật - Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho người đọc khung lý thuyết cơ bản cho tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam. - Trên cơ sở kết quả đánh giá, luận án cung cấp một tổng thể thực trạng triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2018 là chưa hiệu quả và tương xứng với quy mô của ngành cá tra Việt Nam. - Luận án là công trình nghiên cứu ứng dụng, thực hiện khảo sát, thu thập dữ liệu, kiểm định bằng mô hình SEM và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam. - Đề xuất nhóm giải pháp cho NHTM và nhóm kiến nghị cho các Bộ, Ban, Ngành và NHNN nhằm hướng đến sự phát triển tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra bền vững. 6.2. Về phương diện thực tiễn Luận án là công trình nghiên cứu giúp các nhà khoa học, nhà quản lý, NHTM có cái nhìn tổng quan về tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam bằng phương pháp đo lường và đánh giá dựa trên phương pháp kiểm định. Đồng thời nhận diện được các yếu tố có ảnh hưởng khi triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra.Đây là điều kiện để triển khai các nghiên cứu ứng dụng, các giải pháp phù hợp để tăng cường tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra trong thời gian tới.Đây là đóng góp quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn của luận án. CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNGTHEO CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH NÔNG NGHIỆP 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Hiện tại, chưa có một khái niệm nhất quán về chuỗi giá trị nông nghiệp. Các nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản sử dụng thuật ngữ “chuỗi giá trị” hay “chuỗi cung ứng” để mô tả chuỗi giá trị nông nghiệp. FAO (2010) định nghĩa: “Chuỗi giá trị nông nghiệp bao gồm tập hợp các tác nhân và hoạt động đưa một sản phẩm nông sản từ sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, theo đó, giá trị của sản phẩm được gia tăng trong mỗi khâu trung gian. Một chuỗi giá trị có thể là một liên kết dọc hay một mạng lưới các tác nhân độc lập với nhau vào các khâu chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển, và phân phối”. Phần lớn các chủ thể tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp là hộ sản xuất nhỏ. Mối
- 4 quan hệ giữa người mua – người bán trong nông nghiệp gồm: Tức thời – người bán trực tiếp đem các sản phẩm của mình cung cấp cho người mua với giá bán không ổn định; Hợp đồng mua bán theo mùa vụ – là hợp đồng nông sản được ký kết theo từng thời kỳ; Mua bán dài hạn – là mối quan hệ mua bán phi hợp đồng diễn ra trong thời gian dài, dựa trên niềm tin, tín nhiệm lẫn nhau; Người mua tham gia vốn vào hoạt động sản xuất của người bán; Công ty hoạt động tất cả các khâu trong chuỗi giá trị theo chiều dọc mà không cần mua hàng hóa từ bất kỳ người mua nào. 1.1.2. Các chủ thể tham gia vào chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Các chủ thể tham gia chính vào chuỗi giá trị ngành nông nghiệpbao gồm: Đơn vị cung cấp đầu vào; Đơn vị nuôi trồng; Đơn vị thu gom; Đơn vị sơ chế/chế biến; Đơn vị phân phối đến người tiêu dùng; Đơn vị hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi giá trị. 1.1.3. Đặc điểm của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Chuỗi giá trị có năm đặc trưng cơ bản: Chuỗi giá trị bị ảnh hưởng bởi các đặc tính của sản phẩm nông sản; Khâu sản xuất giống và nuôi trồng đóng vai trò chủ chốt trong chuỗi với sự tham gia của hộ nông dân, hợp tác xã, công ty; Giá bán hàng nông sản ổn định hơn trong chuỗi giá trị; Căn cứ khách hàng mục tiêu, chuỗi giá trị phân phối theo bốn kênh; An toàn thực phẩm là yếu tố quyết định đến sự hoạt động và tồn tại của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp. 1.1.4. Mục đích của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp -Hạn chế tính phức tạp trong quá trình trao đổi; - Ổn định chất lượng sản phẩm và khẳng định vị thế; - Nâng cao trình độ chuyên môn, công nghệ, cạnh tranh. 1.2.TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH NÔNG NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng, tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trịngành nông nghiệp 1.2.1.1. Tín dụng ngân hàng Tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng và số vốn đó sẽ được hoàn lại vào một ngày nhất định trong tương lai. Có thể nói tín dụng là quan hệ chuyển nhượng một lượng giá trị từ người này sang người khác để sở hữu nó và sau một thời gian nhất định được thu hồi lại với một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. 1.2.1.2. Tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp Tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp là hình thức chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ phía người cho vay là ngân hàng sang một hoặc nhiều chủ thể
- 5 sử dụng vốn là những thành viên trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp với mục đích phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể vay vốn trong chuỗi giá trị trong thời gian nhất định. Một chuỗi giá trị nông sản bao gồm 5 khâu cơ bản như sau: cung cấp nguyên liệu, nuôi trồng, thu mua, chế biến/sản xuất và phân phối. Để đáp ứng nhu cầu tài chính đa dạng, có hai hình thức tài trợ tín dụng như sau: - Nguồn tài trợ tín dụng từ bên trong chuỗi giá trị: Đây là hình thức cung cấp tài chính giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị với nhau. - Nguồn tài trợ tín dụng bên ngoài chuỗi giá trị: Đây là hình thức tài trợ tài chính cho các tác nhân trong chuỗi giá trị từ các đơn vị bên ngoài chuỗi giá trị, bao gồm: chính phủ, quỹ tín dụng, ngân hàng … Trong luận án này, nguồn vốn tín dụng mà tác giả đề cập là nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng. Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành nông nghiệp được hiểu là tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp. 1.2.1.3. Điều kiện triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp - Định hướng phát triển; - Hiểu biết về chuỗi giá trị; - Chủ thể đại diện trong chuỗi giá trị. 1.2.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp 1.2.2.1. Sự luân chuyển của nguồn vốn tín dụng Nguồn thu nợ của khâu trước chính là nguồn vốn giải ngân của khâu sau. Ngân hàng chỉ thật sự thu về nguồn vốn đầu tư của mình khi thu được nợ vay của khách hàng tại khâu cuối cùng của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp đã đầu tư. Do vậy, nguồn vốn tín dụng của ngân hàng được luân chuyển nhanh hơn trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp. 1.2.2.2. Sự phân bổ của nguồn vốn tín dụng Khu vực phân bổ tự nhiên của nông sản thường tập trung ở một số khu vực có điều kiện tự nhiên, khí hậu thích hợp với việc nuôi trồng. Vì vậy, nguồn vốn tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp thường tập trung tạimột số khu vực. 1.2.2.3. Công tác thẩm định Tín dụng theo chuỗi giá trịngành nông nghiệp tập trung vào toàn bộ chuỗi. Giao dịch và quyết định cho vay dựa trên các tiêu chí như dòng lưu thông tài sản, năng lực thực hiện, quản lý rủi ro, khả năng cạnh tranh trên chuỗi và chất lượng của sự
- 6 tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa những thành viên trong chuỗi chứ không chỉ dựa trên năng lực và khả năng tài chính của một khách hàng độc lập. 1.2.2.4. Sản phẩm cho vay Trong luận án này, các sản phẩm tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp gồm: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng vàcho vay trả góp. 1.2.2.5. Công tác giải ngân và thu nợ có tính mùa vụ Công tác giải ngân và xác định lịch trả nợ của khách hàng trong hoạt động tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp dựa trên các mốc thời gian hoàn thành và lưu chuyển tiền tệ của từng khâu trong chuỗi. 1.2.2.6. Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng theo chuỗi giá trị là khoản lỗ tiềm năng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng trong chuỗi giá trị. Trong hoạt động tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng gồm:Rủi ro bên ngoài chuỗi giá trị ngành nông nghiệp; Rủi ro bên trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp; Rủi ro từ các đơn vị hỗ trợ chuỗi giá trị ngành nông nghiệp. Các tiêu chí phản ảnh rủi ro tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp và giải pháp khắc phục gồm: Hoạt động sản xuất của chuỗi giá trị; Tính thanh khoản củahợp đồng mua bán; Tình hình tài chính của các chủ thể trong chuỗi giá trị; Độ biến động của giá cả hàng nông sản; Sự thay đổi của khí hậu; Chính sách, chủ trương của Chính phủ. 1.2.3. Các chủ thể tham gia tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Hai đối tượng tham gia vào tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp bao gồm: đối tượng đi vay, đối tượng cho vay. 1.2.3.1. Đối tượng cho vay - Các định chế tài chính. - Các nhà cung cấp tín dụng trong quá trình bán sản phẩm dịch vụ (Các nhà cung cấp đầu vào, cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp dịch vụ…). 1.2.3.2. Đối tượng đi vay Đối tượng vay vốn gồm: Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ, hội nghề nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước; Đơn vị cung ứng vật tư nguyên liệu sản xuất; Đơn vị sản xuất; Đơn vị thu mua; Đơn vị chế biến;Đơn vị phân phối. 1.2.4. Quy trình triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệpcủa ngân hàng
- 7 Các bước triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp gồm:Phân tích chuỗi giá trị;Đánh giá tài chính;Đánh giá chuỗi giá trị.Ứng dụng kết quả nghiên cứu trên, tác giả thực hiện phân tích quy trình tổ chức tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp như sau: a. Trước khi cho vay: Phân tích đặc điểm chuỗi giá trị; Đánh giá tiềm năng phát triển chuỗi giá trị;Xác định vai trò của nguồn vốn tín dụng đối với chuỗi giá trị; Xác định các rủi ro khi cho vay. b. Trong khi cho vay: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn;Thẩm định; Cho vay. c. Sau khi cho vay: Giám sát khoản vay, hỗ trợ cho khách hàng;Thực hiện theo dõi, đôn đốc thu nợ cho vay. 1.2.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến việctriển khaitín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Kế thừa mô hình nghiên cứu Belassi và Tukel (1996), tác giả thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp như sau:Khả năng phát triển; Khả năng sinh lời. 1.2.5.1. Nhóm các nhân tố thuộc nội bộ ngân hàng - Lợi ích của tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp đối với ngân hàng; - Sự hữu hình của ngân hàng. 1.2.5.2. Nhóm các nhân tố thuộc bên ngoài ngân hàng - Tính thanh khoản của khoản phải thu trong chuỗi giá trị; - Rủi ro hoạt động của chuỗi giá trị; - Lợi thế hoạt động của chuỗi giá trị; - Năng lực tham gia của ngành nông nghiệp vào chuỗi giá trị toàn cầu; - Môi trường kinh tế vĩ mô; - Hoạt động của đơn vị hỗ trợ phi tín dụng. 1.2.6. Bộ tiêu chí đánh giá kết quả triển khai tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp Kết quả triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông ngiệp được phản anh thông qua bộ tiêu chí sau:Tỷ lệ tăng trưởng khách hàng; Tỷ lệ doanh số giải ngân tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp so với doanh số giải ngân tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ; Tỷ lệ thu lãi;Tỷ lệ nợ quá hạn; Tỷ lệ nợ xấu. 1.2.7. Sự khác nhau cơ bản giữa mô hình tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị và mô hình tín dụng ngân hàng truyền thống
- 8 Căn cứ theo đặc điểm của tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, tác giả thực hiện so sánh sự khác biệt của mô hình cho vay này so với mô hình tín dụng truyền thống, cụ thể ở bảng 1.1. Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa Tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệpvà tín dụng truyền thống trong lĩnh vực nông nghiệp Tiêu chí Tín dụng theo chuỗi giá trị Tín dụng truyền thống nông nghiệp Sự lân cận Khách hàng ở phạm vi lân cận Khách hàng có thể ở xa với khách với ngân hàng để thuận tiện giám hàng sát Character - Uy tín của chuỗi giá trị - Uy tín của khách hàng thể hiện (Uy tín) + Lịch sử tín dụng của các đơn vị qua việc đúng hạn trong việc thực độc lập trong chuỗi giá trị hiện các nghĩa vụ với ngân hàng + Chuỗi giá trị này đã tồn tại bao + Cách tiếp cận theo từng cá nhân lâu? + Thời gian từng cá nhân đã làm + Chuỗi giá trị này ổn định như việc với ngân hàng là bao lâu? thế nào?Các bên đã làm việc cùng + Tài khoản hoạt động tốt như thế nhau được bao lâu? nào? + Mối quan hệ giữa các bên mạnh + Tất cả các nghĩa vụ trước đây mẽ như thế nào? có được thực hiện? + Rủi ro liên quan nhiều bên như + Có thông tin tham khảo thương thế nào và cách thức giải quyết mại và kinh doanh nào sẵn có rủi ro liên quan nhiều bến đó như không? thế nào? + Có báo cáo của cơ quan quản lý + Các bên trong chuỗi giá trị này tín dụng? có đang là khách hàng của ngân hàng không? Capacity Lưu chuyển tiền tệ trong chuỗi Khả năng hoàn trả khoản vay (Năng lực) giá trị Capital Vốn hóa của chuỗi giá trị Vốn tự có của khách hàng (Vốn) Collateral Dòng chu chuyển tiền mặt và Tài sản được cung cấp cho người (Tài sản thế hàng hóa có thể được dự đoán từ cho vay để đảm bảo khoản vay chấp) lịch sử hoạt động hoặc các hợp hoặc các dòng tín dụng khác, để đồng trước đây có thể thay thế giảm thiểu những tổn thất cho hoặc làm mạnh hơn các tài sản ngân hàng thế chấp Conditions Mối quan hệ chiến lược giữa các Đánh giá và ra quyết định hơp lý (Các điều bên trong chuỗi giá trị hỗ trợ việc và phù hợp được đưa ra sau khi
- 9 Tiêu chí Tín dụng theo chuỗi giá trị Tín dụng truyền thống nông nghiệp kiện khác) ra quyết định và đảm bảo các xác định các thông tin tín dụng. nguyên tắc tốt hơn Tín dụng được cung cấp với kỳ vọng là các điều khoản tín dụng sẽ được đáp ứng Kiến thức Kiến thức kỹ thuật chắc chắn, Kiến thức kỹ thuật hạn chế kỹ thuật đảm bảo hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình sản xuất Hoàn trả Khoản vay hoàn tất khi các khách Khoản vay hoàn tất khi khách khoản vay hàng trong chuỗi giá trị trả đầy đủ hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi cho nợ gốc và lãi cho khoản vay khoản vay Nguồn: Tác giả tự tổng hợp (2017) CHƯƠNG2:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU Phương pháp luận nghiên cứu là quá trình, nguyên tắc, quy trình tiếp cận và giải quyết các vấn đề (Saunders và cộng sự, 2009). Một số các phương pháp luận nghiên cứu mà nghiên cứu sinhsử dụng như sau: 2.1.1. Triết lý nghiên cứu Triết lý nghiên cứu gồm các giả định nghiên cứu về cách mà nhà nghiên cứu nhìn nhận thế giới. Trong luận án này, triết lý nghiên cứu của nghiên cứu sinh là triết lý cân bằng giữa diễn giải và thực chứng, cụ thể: mô hình lý thuyết được xây dựng dựa trên tổng quan nghiên cứu, đặt giả thuyết nghiên cứu; trên cơ sở điều tra thực tế, nghiên cứu sinh thực hiện kiểm định giả thuyết đề ra. Từ đó, nghiên cứu sinh thực hiện phát triển các kết luận mới dựa trên kết quả nghiên cứu. 2.1.2. Cách tiếp cận nghiên cứu Căn cứ lý thuyết trên, luận án này sử dụng phương pháp tiếp cận là diễn giải. Việc xác định mô hình nghiên cứu và giả thuyết bắt nguồn từ nghiên cứu lý thuyết về tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra. Bằng phương pháp khảo sát, tác giả thực hiện kiểm chứng các giả thuyết đã nêu và đưa ra kết luận. Để có hiểu biết về đề tài nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp. Các tài liệu mà nghiên cứu sinh đã đọc tập trung vào bốn nhóm sau:Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê nin; Những văn kiện, chính sách có liên quan của Đảng, Chính phủ và của các cấp trong ngành ngân hàng, nông nghiệp; Những tài liệu lý luận cơ bản liên quan đến luận án; Những công trình nghiên cứu các vấn đề trực tiếp liên quan đến luận án (tài liệu chuyên khảo, luận văn, bài báo, tạp chí...vv).
- 10 2.1.3. Chiến lược nghiên cứu Trong luận án này, chiến lược nghiên cứu của nghiên cứu sinh như sau:Kế thừa phương pháp nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến luận án;Nghiên cứu trường hợp điển hình;Phương pháp định lượng;Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. 2.2.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.2.1. Xây dựng bảng hỏi Nghiên cứu được thực hiê ̣n qua thông qua 01 bảng câu hỏi bằng thang đo cấp bậc Likert với 5 điể m bởi đây là thang đo sử dụng một dãy số dương. Bảng hỏi được xây dựng dựa trên các yếu tố sau: - Mục đích nghiên cứu: đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra. - Đối tượng khảo sát là cán bộ tín dụng và lãnh đạo các chi nhánh ngân hàng khu vực có diện tích nuôi trồng cá tra lớn. Do sự hạn chế về thời gian, trong luận án này, tác giả chỉ tập trung khảo sát tại địa phương có diện tích nuôi trồng cá tra lớn trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017. - Bảng khảo sát được ghi nhận thông qua hai phương pháp là: khảo sát trực tiếp và khảo sát gián tiếp (gửi qua đường bưu điện/email). 2.2.2. Mô hình nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu là phân tích yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra, luận án dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Mô hình SEM có 3 ưu điểm như sau: - SEM cho phép mô hình hóa và kiểm định đồng thời các hiện tượng đa chiều. Vì vậy, SEM trở thành phương pháp kiểm định được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng. - Kỹ thuật trong SEM đã tính đến sai số khi phân tích dữ liệu thống kê. - Mô hình SEM đã được nghiên cứu và hoàn thiện trong thời gian dài, nhất là khả năng phân tích và kiểm định. Cho đến nay, có nhiều phần mềm khác nhau dùng để tiến hành phân tích SEM như AMOS (Arbuckle & Wothke, 1999), LISREL (Joreskog & Sorbom, 1993), Mplus (Muthen, 2004), SEPATH (Statsoft, 1998). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phần mềm là AMOS 20.0. Để thực hiện phân tích mô hình SEM, tác giả thực hiện 6 bước như sau: 2.2.2.1. Chỉ định mô hình Chỉ định mô hình bao gồm việc xác định tất cả các mối quan hệ và tham số có
- 11 thể có trong mô hình liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. 2.2.2.2. Nhận dạng mô hình Một mô hình được nhận dạng khi tất cả các tham số trong mô hình được xác định duy nhất bởi chỉ vừa đủ thông tin trong ma trận S hoặc có nhiều hơn một cách để ước lượng một hoặc các tham số, do ma trận S có nhiều thông tin hơn tham số cần ước lượng. 2.2.2.3. Ước lượng mô hình Tác giả thực hiện nhập liệu trên bảng Excel. Mỗi dòng dành cho 1 phiếu khảo sát. Mỗi cột là một trường dữ liệu tương ứng với một câu hỏi. Việc nhập liệu được thực hiện theo thứ tự câu hỏi và trung thành với giá trị trong phiếu câu hỏi, không điều chỉnh vào số liệu. Để đảm bảo tính chính xác, tác giả thực hiện nhập liệu 2 lần độc lập và thực hiện đối chiếu sau khi hoàn thành công việc nhập liệu. Các vấn đề cần giải quyết bao gồm: Xác định cỡ mẫu cho nghiên cứu với mức độ phức tạp khác nhau của mô hình; Tỷ lệ cỡ mẫu so với số lượng tham số; Loại kiểm định sử dụng đối với các tham số ước lượng cần xem xét; Kỹ thuật ước lượng nào phù hợp với dữ liệu mẫu; Đầu vào dữ liệu là thô/rút gọn; Kiểm tra độ tin cậy của thang đo; Ước lượng các hệ số hồi quy và t-value; Xác định mô hình phù hợp. 2.2.2.4. Đánh giá mô hình Đánh giá mô hình là việc xác định dữ liệu có phù hợp với mô hình thông qua kiểm định tổng quát mức độ phù hợp của toàn bộ mô hình và khảo sát độ phù hợp của từng tham số trong mô hình. Phương pháp đánh giá gồm:Phân tích nhân tố khẳng định (CFA);Kiểm định Chi-Square (χ2); Tỷ số Chi-Square/bậc tự do; Các chỉ số liên quan khác: GFI, AGFI, CFI; Sử dụng phương pháp bootstrapping. 2.2.2.5. Hiệu chỉnh mô hình Chỉ số điều chỉnh mô hình là chỉ số ước lượng sự thay đổi của χ2 ứng với mỗi trường hợp thêm vào một mối quan hệ khả dĩ (ứng với giảm một bậc tự do). 2.2.2.6. Báo cáo kết quả Mô hình cuối cùng cũng như các mô hình phù hợp khác cần thiết phải có bộ dữ liệu độc lập với nhau, hay cỡ mẫu ban đầu khá lớn. Kết quả giá trị của mô hình đảm bảo các yếu tố sau:Mô phỏng mô hình bằng cách sử dụng bộ dữ liệu khác (phân tích dữ liệu đa mẫu); Báo cáo ảnh hưởng của cỡ mẫu và khoảng tin cậy đi kèm với kiểm định mức ý nghĩa thống kê; Đánh giá kết quả trong mối liên hệ với khung lý thuyết ban đầu.
- 12 2.2.3. Thang đo các nhân tố - Biến phụ thuộc tiềm ẩn: Sự thành công của triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra, được mã hóa là TC. Kế thừa nghiên cứu của mô hình nghiên cứu Belassi và Tukel (1996) đã phân tích tại mục 1.2.5, tác giả xác định 2 biến độc lập là khả năng phát triển (PT) và khả năng sinh lợi (SL) khi triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra. Mô hình tổng thể với hàm mục tiêu như sau:TC = β0 + β1 PT + β2 SL Thang đo đánh giá mức độ thành công triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra được đánh giá dựa trên nghiên cứu của WOCCU (2009) và có chỉnh sửa để phù hợp với chuỗi giá trị ngành cá tra Việt Nam, cụ thể: - Để đánh giá mức độ “Đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng”, tác giả sử dụng các tiêu chí là: quy mô tín dụng, cơ cấu sản phẩm, dư nợ cho vay. Đây là 3 tiêu chí thể hiện nhu cầu vay vốn của khách hàng đối với sản phẩm ngân hàng. - Để đánh giá mức độ “giảm thiểu rủi ro tín dụng thông qua giám sát dòng tiền và hoạt động của chuỗi giá trị”, tác giả sử dụng tiêu chí nợ xấu. Đây là kết quả của rủi ro tín dụng. Nợ xấu là khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay nhưng không thể thu hồi do khách hàng không có khả năng trả nợ. Thang đo đánh giá sự thành công khi triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra thể hiện tại bảng 2.1, cụ thể: Bảng 2.1: Thang đo mức độ thành công triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Nhóm Thứ Mã Diễn giải tự hóa Thành 1 TC1 Ngân hàng tăng trưởng dư nợ tín dụng theo chuỗi giá trị cá tra công 2 TC2 Ngân hàng tăng được thị phần khách hàng tham tín dụng theo triển chuỗi giá trị ngành cá tra khai 3 TC3 Nợ xấu tín dụng trong lĩnh vực ngành cá tra giảm so với trước khi triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra 4 TC4 Ngân hàng bán được nhiều sản phẩm dịch vụ khác cho các khách hàng vay vốn theo chuỗi giá trị ngành cá tra Nguồn: Mô tả của tác giả (2018)
- 13 Bảng 2.2: Thang đo đánh giá khả năng phát triển và khả năng sinh lợi Nhóm Thứ Mã Diễn giải Tác giả tự hóa Khả 1 PT1 Mức độ sẵn sàng mở rộng thị trường cho vay theo Reardon năng tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra và phát 2 PT2 Mức độ sẵn sàng mở rộng đối tượng cho vay theo Timmer, triển tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra 2012 3 PT3 Mức độ sẵn sàng tăng trưởng dư nợ cho vay theo tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra Khả 1 SL 1 Tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra gia tăng Nieuwenhui năng zen và cộng số lượng khách hàng tiềm năng cho ngân hàng sự, 2004 sinh 2 SL2 Tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra gia tăng lợi lợi nhuận cho ngân hàng 3 SL3 Tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra giúp ngân hàng kiểm soát khoản vay tốt hơn Nguồn: Mô tả của tác giả (2018) Mô hình đánh giá việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra gồm 30 mệnh đề đo lường 30 yếu tố ở 8 khía cạnh: thanh khoản, quản trị rủi ro, lợi thế hoạt động, năng lực tham gia chuỗi giá trị ngành cá tra toàn cầu, môi trường kinh tế vĩ mô, lợi ích, sự hiện hữu của ngân hàng, hoạt động của đơn vị hỗ trợ phi tín dụng. 30 biến số này được mã hóa cụ thể ở bảng 2.3. Bảng 2.3: Thang đo các biến thành phần trong biến độc lập tiềm ẩn Nhóm Thứ Mã Diễn giải Tác giả tự hóa Thanh 1 TK1 Hoạt động của chuỗi giá trị ngành cá tra dựa Singh, khoản trên hợp đồng mua bán 2011; 2 TK2 Các đơn vị trong chuỗi giá trị ngành cá tra tuân Christen và thủ hợp đồng mua bán Anderson, 2013 3 TK3 Trong trường hợp không tuân thủ hợp đồng mua bán, bên vi phạm sẽ chấp nhận đóng phạt Quản 4 RR1 Nhiều sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp được Jessop và trị rủi chào bán cộng sự, ro 5 RR2 Các đơn vị trong chuỗi giá trị ngành cá tra đều 2012; mua bảo hiểm nông nghiệp Mattern và
- 14 Nhóm Thứ Mã Diễn giải Tác giả tự hóa 6 RR3 Tính pháp lý của tài sản thế chấp trong tín dụng Tarazi, theo chuỗi giá trị ngành cá tra rõ ràng 2015 7 RR4 Tính thanh khoản của tài sản thế chấp trong tín dụng theo chuỗi giá trị ngành cá tra cao 8 RR5 Các đơn vị trong chuỗi giá trị cá tra đều có tài sản thế chấp khi vay Lợi thế 9 LT1 Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của Việt Nam Winn và hoạt thuận lợi cho công tác nuôi trồng và sản xuất cá cộng sự, động tra 2009; 10 LT2 Có nhiều chính sách ủng hộ tín dụng theo chuỗi Konig và giá trị ngành cá tra cộng sự, 2013 11 LT3 Giá cả cá tra ổn định 12 LT4 Công tác bảo quản cá tra sau thu hoạch đơn giản 13 NL1 Hệ thống cơ sở vật chất của các đơn vị trong Đinh Văn chuỗi đảm bảo cho việc nuôi trồng/sản xuất cá Thành, tra 2009 Năng lực 14 NL2 Khả năng tuân thủ các quy định về quy trình tham tạo/ương/dưỡng/nuôi trồng, đăng ký ghi nhãn gia giống thủy sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực chuỗi phẩm tốt giá trị 15 NL3 Đội ngũ lao động tham gia vào hoạt động nuôi ngành trồng, chế biến và sản xuất cá tra có kỹ thuật và cá tra kinh nghiệm toàn 16 NL4 Cá tra Việt Nam là nông sản được người tiêu cầu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng Môi 17 VM1 Môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt Winn và trường động theo chuỗi giá trị ngành cá tra cộng sự, kinh tế 18 VM2 Tỷ giá ổn định giúp hoạt động của chuỗi giá trị 2009; vĩ mô ngành cá tra ổn định Konig và cộng sự, 19 VM3 Cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu 2013 ngành cá tra là cạnh tranh lành mạnh
- 15 Nhóm Thứ Mã Diễn giải Tác giả tự hóa Lợi ích 20 LI1 Đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng Madu, 21 LI2 Quản lý dòng tiền 2012; Collier, 22 LI3 Quản lý hoạt động sản xuất của khách hàng 2014 23 LI4 Cải thiện được thu nhập của khách hàng Sự 24 HH1 Sản phẩm được giới thiệu thường xuyên trên G.Mankiw, hiện các phương tiện đại chúng 2005; hữu 25 HH2 Cán bộ ngân hàng có kiến thức tốt về chuỗi giá S.Wheelan, của trị ngành cá tra 2002; ngân Miller và hàng 26 HH3 Ngân hàng có trách nhiệm giám sát hoạt động Jones, 2010 sản xuất các tác nhân trong chuỗi giá trị 27 HH4 Ngân hàng có nhiều địa điểm giao dịch Hoạt 28 HT1 Có nhiều nghiên cứu về khoa học, công nghệ Coon và động phương thức sản xuất trong ngành cá tra cộng sự, của 29 HT2 Có nhiều dự báo về nhu cầu, giá cả cá tra của 2010; ; đơn vị người tiêu dùng Miller và hỗ trợ Jones, 2010 phi tín 30 HT3 Ngân hàng mối liên hệ tốt với các đơn vị hỗ trợ dụng phi tín dụng Nguồn: Mô tả của tác giả (2018) 2.2.4. Xác định mẫu và thu thập dữ liệu ĐBSCL là địa bàn tập trung nhiều địa phương có diện tích nuôi trồng cá tra lớn, cung cấp 98% sản lượng cá tra toàn quốc. Năm 2017, khu vực này có 44.195 ao nuôi cá tra thương phẩm. Trong đó 3 địa phương có sản lượng nuôi trồng cá tra lớn trong giai đoạn 2015 – 2017 là: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ. Vì vậy, tác giả thực hiện việc thu thập số liệu tập trung vào ba địa phương trên.Tác giả thực hiện 370 phiếu khảo sát phát ra. Tác giả đã chia ra 3 nhóm ngân hàng khảo sát như sau: - Nhóm NHTM Nhà nước: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TNHH MTV Xây Dựng; - NhómNHTM cổ phần Nhà nước: NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam;
- 16 - Nhóm NHTM cổ phần khác: Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL và NHTM CP Sài Gòn – Hà Nội; Hoạt động khảo sát tập trung chủ yếu tại 2 nhóm ngân hàng có sự tham gia của Nhà nước vì 2 nhóm này có dư nợ cho vay ngành cá tra lớn1. Bảng 2.4: Phân bổ phiếu khảo sát theo nhóm ngân hàng ĐVT: số bảng câu hỏi Nhóm Nhóm Nhóm Tổng Tiêu chí NHTMNhà NHTM cổ NHTMcổ cộng nước phần Nhà phần nước khác Số phiếu khảo sát phát ra 167 135 68 370 Số phiếu khảo sát hợp lệ thu về 164 133 55 352 Nguồn: Mô tả của tác giả (2018) CHƯƠNG3:THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNGTHEO CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NGÀNH CÁ TRA VIỆT NAM 3.1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ TRONG NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN 3.1.1. Các chính sách, quy định và hướng dẫn thực hiện Để tiếp tục phát triển định hướnghỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông nghiệp nông thôn, nhằm giải quyết vấn đề về vốn, Chính Phủ đã ban hành Nghị quyết số 14/NQ-CP yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển thông qua chương trình cho vay thí điểm phục vụ cho phát triển nông nghiệp bằng các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Tiếp sau đó, Thống đốc NHNN đã có quyết định số 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 05/03/2014 của Chính Phủ nhằm hướng dẫn các NHTM thực hiện thí điểm tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp. 3.1.2. Kết quả triển khai tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn Đến 31/12/2017, dư nợ tín dụng lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn đạt 1.310.832 tỷ đồng, tăng 25,5% so với cuối năm 2016 (cao hơn so với mức tăng tín dụng chung 18,17%).So với cho vay nông nghiệp nông thôn, doanh số giải ngân 1 Năm 2017, tỷ lệ dư nợ cho vay ngành cá tra của nhóm các NHTM nhà nước và nhóm các NHTM cổ phần nhà nước lần lượt chiếm tỷ lệ 44% và 19,17% so với tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực cá tra toàn ngành.
- 17 cho tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp triển khai vẫn còn hạn chế, chiếm tỷ lệ nhỏ, dao động từ 0,18% đến 0,78% trong giai đoạn 2015 – 8/2018. Trong sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp, hợp tác xã có vai trò như đơn vị liên kết với hộ nông dân và doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa hợp tác xã với thành viên là mối quan hệ tương tác hai chiều. Tuy nhiên, hợp tác xã lại không tiếp cận nguồn vốn vay theo chương trình thí điểm mô hình cho vay này. Đối tượng chính tiếp cận được nguồn vốn vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp năm 2017 là hộ nông dân (chiếm 54% doanh số giải ngân) và doanh nghiệp sản xuất (chiếm 46% doanh số giải ngân). Về thời hạn cho vay, tín dụng theo chuỗi giá trị chủ yếu đáp ứng nhu cầu vay vốn ngắn bạn, bổ sung vốn lưu động. Tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn/tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp tại tháng 9/2018 là 91,3%%; trong khi tỷ trọng này của dư nợ trung dài hạn là 8,7%. Đối với chương trình thí điểm tín dụng theo chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn giai đoạn 2014 - 2016, NHNN, Bộ No&PTNT và Bộ KH&CN đã lựa chọn 28 doanh nghiệp tại 22 tỉnh, thành phố trên toàn quốc thực hiện 31 dự án sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao. Đây là 28 doanh nghiệp tiêu biểu đại diện cho 8 ngành nghề sản xuất nông nghiệp nông thôn tại 5 khu vực trên toàn quốc là: Khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc; Khu vực Đồng Bằng sông Hồng; Khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung; Khu vực ĐBSCL; Khu vực Tây Nguyên. Để khách hàng giao dịch với ngân hàng tốt hơn, đã có NHTM triển khai “Điểm giao dịch bằng ô tô chuyên dùng”(Agribank). Kết hợp cho vay theo chuỗi giá trị, việc hình thành, triển khai điểm giao dịch lưu động góp phần giảm chi phí, tăng năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất và giúp khách hàng quản lý dòng tiền một cách hiệu quả.Các ngân hàng cũng tăng cường bảo mật và an toàn thông tin nhằm quản trị và xử lý rủi ro phát sinh liên quan đến bảo mật. Tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp đã tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp đầu mối thực hiện các mô hình liên kết theo chuỗi, thúc đẩy xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp đầu mối, nông dân và NHTM: - Đối với các doanh nghiệp đầu mối liên kết trong chuỗi giá trị: Khi tham gia chương trình thí điểm, doanh nghiệp có điều kiện ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng, tiếp cận vốn vay ngân hàng không tài sản bảo đảm thuận lợi. - Đối với các hộ dân khi tham gia chuỗi giá trị được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch với giá cả ổn định, được cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào với
- 18 chi phí thấp hơn so với giá thị trường; được tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng, góp phần tăng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế rủi ro do dịch bệnh. - Đối với các NHTM cho vay: kiểm soát dòng tiền tốt hơn thông qua cam kết của các bên trong chuỗi; bên cạnh đó còn phát triển các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng.Theo báo cáo kết quả khảo sát của Viện Chiến lược ngân hàng - NHNN được ban hành vào tháng 1/2017 thông qua hình thức phiếu điều tra tại 28 tỉnh/thành phố trên cả nước, hoạt động tín dụng theo chuỗi giá trị được coi là một mảng kinh doanh tiềm năng và có 66,4% ngân hàng có kế hoạch mở rộng hoạt động này. Tuy nhiên, triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp – nông thôn tại Việt Nam có nhiều rủi ro, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường: - Chuỗi giá trị nông nghiệp hiện vẫn chưa hoạt động hiệu quả, xứng tầm với lợi thế và vai trò của chuỗi. Chính vì vậy, dư nợ giải ngân cho tín dụng theo chuỗi giá trị triển khai vẫn còn hạn chế. - Khác với chương trình thí điểm, việc triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị vào thực tế sẽ gặp những khó khăn, cụ thể: Sự phối hợp giữa các Bộ, Ban, Ngành; các quy định pháp lý chưa được tháo gỡ để hướng đến chuỗi giá trị nông sản; thị trường nông sản của Việt Nam vừa phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt, đồng thời vấp phải sự bảo hộ thông qua các hàng rào kỹ thuật do các nước nhập khẩu đặt ra. - Tín dụng theo chuỗi giá trị mới triển khai tại Việt Nam từ năm 2014. Sau bốn năm thực hiện, đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ: + Tài sản hình thành từ dự án trên đất nông nghiệp phục vụ cho chính hoạt động sản xuất nông nghiệp (nhà kính, ao nuôi,...). + Việc ký kết hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp và người dân. + Quy trình hướng dẫn cho vay và giám sát dòng tiền. 3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH CÁ TRA VIỆT NAM 3.2.1. Mô tả vùng nghiên cứu 3.2.1.1. Tỉnh An Giang An Giang là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn nhất vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất năm 2017 là 353.668 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 84,42% và đất nuôi trồng thủy sản chiếm 1,13%. Tỷ trọng đất phục vụ cho mục đích nông nghiệp luôn chiếm đa số trong cơ cấu đất của tỉnh. 3.2.1.2. Tỉnh Đồng Tháp Đồng tháp là một trong bốn tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của ĐBSCL.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 306 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 289 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn