intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

20
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc" nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển; Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI NGUYỄN HUY THỤ XÂY DỰNG TIỀM LỰC VẬN TẢI CHO KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH, THÀNH PHỐ VEN BIỂN TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC NGÀNH: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI MÃ SỐ: 9.84.01.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021
  2. Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Giao thông Vận tải Tập thể hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Trần Đình Hướng (Học viện Hậu cần - BQP) 2. PGS. TS Trần Thị Lan Hương (Trường Đại học GTVT) Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Giao thông Vận tải. Vào hồi…….. giờ,……, ngày…….tháng……. năm 2021 Có thể tìm thấy luận án tại: Trung tâm thông tin thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải.
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ I. Đề tài nghiên cứu khoa học 1. ThS Nguyễn Huy Thụ, ThS Đinh Công Giang (2017), Xây dựng nguồn lực vận tải khu vực phòng thủ thành phố Hải Phòng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện Hậu cần, mã đề tài: ST-K3 03-16, nghiệm thu ngày 17/05/2017. II. Bài báo khoa học đã đăng trên tạp chí 1. ThS Nguyễn Huy Thụ (2017), Một số vấn đề về xây dựng tiềm lực vận tải khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, Tạp chí GTVT, số tháng 12/2017, trang 189-192. 2. ThS Nguyễn Huy Thụ, ThS Đinh Công Giang (2018), Biện pháp xây dựng nguồn lực vận tải khu vực phòng thủ thành phố Hải Phòng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, Tạp chí Nghiên cứu khoa học hậu cần quân sự, số 4 (192), tháng 8/2018, trang 68-71. 3. ThS Nguyễn Huy Thụ (2020), Xây dựng thế trận vận tải tác chiến phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Tạp chí Nghiên cứu khoa học hậu cần quân sự, số 4 (204) tháng 8/2020, trang 52-56. 4. ThS Nguyễn Huy Thụ (2020), Phát huy vai trò hoạt động của Sở GTVT trong xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố, Tạp chí GTVT, số tháng 8/2020, trang 167-170. 5. ThS Nguyễn Huy Thụ (2020), Một số giải pháp xây dựng mạng lưới vận tải nhân dân khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, Tạp chí Quân sự Quốc phòng, số tháng 11/2020, trang 77-80.
  4. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Xây dựng tỉnh, thành phố thành KVPT vững chắc là chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và BVTQ. Xây dựng tỉnh, thành phố thành KVPT vững chắc có nhiều nội dung, trong đó xây dựng tiềm lực vận tải là một nội dung của xây dựng tiềm lực cơ sở vật chất hậu cần, kỹ thuật, yếu tố quan trọng xây dựng tiềm lực quân sự nhằm chuẩn bị lượng dự trữ vận tải một cách chủ động để sẵn sàng vận chuyển bảo đảm cho các nhiệm vụ QP-AN của KVPT. Các tỉnh, thành phố ven biển là những trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của vùng và cả nước; là cửa ngõ của đất nước hướng ra biển. Trên biển có nhiều hòn đảo lớn nhỏ, phân bổ rải rác dọc tuyến gần bờ. Biển, đảo cùng với đất liền của các tỉnh, thành phố ven biển tạo nên một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, giữ một vị trí chiến lược quan trọng trong thế phòng thủ của cả nước. Trong tương lai, nếu địch phát động chiến tranh xâm lược nước ta, thì các tỉnh, thành phố ven biển thường là các điểm đánh phá đầu tiên, nhằm chiếm làm nơi xuất phát tiến công, mở rộng chiến tranh xâm lược trên phạm vi cả nước. Để đánh bại địch đổ bộ đường biển, cần phải chủ động chuẩn bị tốt mọi mặt ngay từ thời bình, xây dựng các tỉnh, thành ven biển thành KVPT toàn diện, vững chắc. Trong đó, nhiệm vụ xây dựng tiềm lực vận tải là một nội dung quan trọng góp phần tạo thế và lực vận tải bảo đảm cho mọi tình huống. Những năm qua, kể từ khi có Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 30/07/1987 của Bộ Chính trị về Xây dựng các tỉnh, thành phố thành KVPT vững chắc và Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 22/09/2008 của Bộ Chính trị về Tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố thuộc trung ương thành KVPT vững chắc trong tình hình mới, các tỉnh, thành phố ven biển đã chú trọng xây dựng tiềm lực vận tải, từng bước tạo nguồn tiềm lực, quản lý và sẵn sàng huy động tiềm lực vận tải theo các phương án của nhiệm vụ QP-AN ở địa phương. Tuy nhiên, trong điều kiện mới, sự nghiệp BVTQ đang đặt ra cho việc xây dựng tiềm lực vận tải KVPT tỉnh, thành phố những yêu cầu rất cao. Trong khi, thực trạng xây dựng, phát triển tiềm lực vận tải ở các địa phương hiện nay còn những bất cập cả về nhận thức và tổ chức thực hiện. Thực tế đã chỉ ra vấn đề tồn tại cần tập trung giải quyết đó là: chưa quan tâm đúng mức cả về kế hoạch cũng như chương trình tổng thể trong quá trình tổ chức xây dựng, nhất là xây dựng tiềm lực vận tải ở các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước. Mặt khác, việc quy hoạch cơ sở hạ tầng GTVT, các cơ sở vật chất hậu cần kỹ thuật, bến bãi, nhà máy, xưởng sửa chữa… chưa chú trọng phát huy hết tiềm năng có thể huy động được của tỉnh, thành phố ven biển để tạo sức mạnh phục vụ cho nhiệm vụ QP-AN. Đến nay, đã có một số công trình, tài liệu nghiên cứu liên quan đến xây dựng KVPT tỉnh, thành phố, nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về vấn đề này. Vì vậy, nghiên cứu “Xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc” có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển; phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển trong sự nghiệp BVTQ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tiềm lực vận tải tại KVPT các tỉnh, thành phố ven biển. - Phạm vi nghiên cứu
  5. 2 + Về nội dung: Tập trung nghiên cứu về xây dựng tiềm lực vận tải đường bộ, đường thủy trong các ngành KT-XH và nhân dân địa phương cho nhu cầu vận tải KVPT các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ trên cơ sở phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp trong điều kiện thời bình, sẵn sàng cho các tình huống của KVPT do cấp ủy Đảng lãnh đạo, UBND tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện; Bộ CHQS làm tham mưu, kết hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể địa phương triển khai thực hiện. + Về không gian: Xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT các tỉnh, thành phố ven biển nói chung và các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ nói riêng (gồm Thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình). + Về thời gian: Các số liệu thống kê thu thập trong giai đoạn 2015 - 2019. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cho giai đoạn đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp như: thu thập và xử lý số liệu; điều tra; thống kê, so sánh; mô hình hóa; tổng hợp, phân tích, đánh giá và chuyên gia. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Về mặt khoa học: Luận án nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển. - Về mặt thực tiễn: + Nghiên cứu các kinh nghiệm xây dựng tiềm lực vận tải ở trên thế giới và qua các cuộc kháng chiến ở Việt Nam; + Phân tích, đánh giá hoạt động xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đề xuất một số giải pháp xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ; + Kết quả đạt được của luận án góp phần để các địa phương ven biển nói chung và các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ nói riêng, vận dụng trong quá trình xây dựng tiềm lực vận tải. Ngoài ra, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác huấn luyện, NCKH trong các học viện, nhà trường. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đề tài luận án Khu vực phòng thủ được tổ chức theo địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện (quận, thành phố, thị xã) thuộc tỉnh, là bộ phận của nền quốc phòng toàn dân, nằm trong hệ thống phòng thủ chung của quân khu và cả nước. Đây là nét đặc trưng riêng của Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới không tổ chức. Những nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến vấn đề xây dựng tiềm lực vận tải được khái quát qua một số tài liệu như: “Hậu cần quân sự” của tác giả Richard M.Leighton; “Hậu cần các LLVT Xô Viết trong chiến tranh giữ nước vĩ đại” Tập 1, Tập 2 của tác giả S.K.Cu-rơ-cốt- kin đã được Bộ Tham mưu - Tổng cục Hậu cần dịch, ấn hành năm 1978; “Bàn một số vấn đề về khoa học hậu cần quân sự” của tác giả Lưu Thắng Tuấn, được nhà xuất bản giải phóng Trung Quốc in ấn tháng 11 năm 1986 và tài liệu“Bàn về xây dựng hậu cần quân đội Trung Quốc” đã được Trung tâm Thông tin khoa học - Công nghệ - Môi trường/BQP dịch, ấn phẩm số 10 xuất bản tháng 11 năm 2001.
  6. 3 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án Vấn đề xây dựng KVPT đã được đề cập trong một số văn bản pháp luật của Nhà nước, tài liệu giảng dạy, học tập, nghiên cứu tại các Học viện, nhà trường và một số đề tài nghiên cứu độc lập có liên quan. Tuy nhiên, các văn bản, tài liệu, công trình khoa học đó mới tập trung nghiên cứu về xây dựng KVPT, xây dựng hậu cần, vận tải KVPT mà chưa đi sâu nghiên cứu về vấn đề xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển. Cụ thể: Tài liệu “Tuyển tập hậu cần quân đội nước ngoài”, do Tổng cục Hậu cần sưu tầm, biên dịch, biên tập và xuất bản năm 2008; tài liệu “Hậu cần chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)” do Giáo sư Ngô Vi Thiện chủ biên, của nhà xuất bản QĐND, in ấn năm 1994; tài liệu “Bảo đảm hậu cần cho LLVT địa phương tác chiến phòng thủ tỉnh, thành phố” của nhà xuất bản QĐND, in ấn năm 2012; tài liệu “Lịch sử vận tải Quân đội nhân dân Việt Nam 1945 - 1975” của nhà xuất bản QĐND, in ấn năm 1992; giáo trình “Công tác vận tải quân sự địa phương” của nhà xuất bản QĐND, in ấn năm 2013. Và các luận án tiến sỹ, như: “Xây dựng hậu cần KVPT tỉnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” của tác giả Thiều Kim Lượng nghiên cứu năm 1995; “Công tác tham mưu hậu cần QSĐP trong thời bình và thời chiến của KVPT tỉnh, thành phố” của tác giả Trần Minh Thắng nghiên cứu năm 1999; “Xây dựng lực lượng vận tải KVPT tỉnh trong sự nghiệp BVTQ” của tác giả Trần Đình Hướng nghiên cứu năm 2003; “Xây dựng thế trận hậu cần KVPT tỉnh miền Trung có đảo gần bờ” của tác giả Thiều Sỹ Đăng nghiên cứu năm 2003; “Xây dựng thế trận hậu cần KVPT huyện ven biển các tỉnh miền Trung trong sự nghiệp BVTQ” của tác giả Vũ Đăng Hiến nghiên cứu năm 2004; “Xây dựng lực lượng tự vệ chuyên ngành vận tải ôtô của KVPT thành phố” của tác giả Nguyễn Đức Tiến nghiên cứu năm 2008; “Xây dựng lực lượng dự bị động viên hậu cần sư đoàn bộ binh khung thường trực” của tác giả Trịnh Bá Chinh nghiên cứu năm 2011. Các nghiên cứu trên là những kinh nghiệm quý báu để luận án kế thừa, nghiên cứu hoàn thiện cơ sở lý luận, đề xuất nội dung, giải pháp xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển trong sự nghiệp BVTQ. 1.3. Khoảng trống khoa học và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 1.3.1. Đánh giá chung những kết quả của các công trình đã nghiên cứu 1.3.1.1. Trên thế giới Các công trình đều khẳng định vai trò của vận tải đối với việc bảo đảm hậu cần cho quân đội và để hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển bảo đảm cho quân đội chiến đấu, ngoài lực lượng vận tải quân đội cần phải huy động thêm tiềm lực vận tải từ nền kinh tế; để chuẩn bị vận tải, các nước đã xây dựng cơ chế, chính sách và những biện pháp trong xây dựng GTVT; xây dựng cơ chế động viên nhanh tiềm lực vận tải ở trong nền kinh tế; luật hoá cụ thể quyền lợi, trách nhiệm của công dân, chủ phương tiện, chủ các cơ sở bảo đảm vận tải trong quản lý động viên thời bình và thực hành động viên thời chiến. Tuy nhiên, chưa có tài liệu, công trình khoa học nước ngoài nào đã nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở lý luận, đề xuất nội dung, quy trình, phương pháp xác định, mô hình mẫu và giải pháp về xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố nói chung và cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển nói riêng. 1.3.1.2. Trong nước Các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đều khẳng định:“vận tải là một trong những công tác trung tâm của ngành hậu cần quân đội”, có vai trò rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho LLVT chiến đấu. Để hoàn thành được nhiệm vụ vận chuyển, ngoài lực lượng vận tải quân sự luôn cần sự huy động tiềm lực vận tải từ nhân dân và các ngành KT-XH ở địa phương. Các công trình của các tác giả đã hệ thống lý luận về hậu cần KVPT tỉnh, thành phố tương đối hoàn chỉnh. Đây là cơ sở để nghiên cứu tiếp sâu hơn các vấn đề thuộc các chuyên ngành hẹp, trong đó có vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố. Mỗi tài liệu,
  7. 4 công trình khoa học đó đã đề cập đến một phần vấn đề xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố nhưng đều là những nét hết sức khái quát, chưa nghiên cứu sâu, số liệu đã cũ, lạc hậu và hiện nay chưa có công trình nghiên cứu tiềm lực vận tải vào điều kiện cụ thể KVPT tỉnh, thành phố ven biển ở nước ta. 1.3.2. Khoảng trống khoa học - Chưa có tài liệu, công trình khoa học nào đã công bố hoàn chỉnh và nghiên cứu chuyên sâu, đầy đủ về cơ sở lý luận xây dựng tiềm lực vận tải KVPT, đặc biệt nội dung xây dựng tiềm lực vận tải từ các ngành KT-XH và nhân dân trong KVPT tỉnh, thành phố ven biển; - Chưa có tài liệu, công trình khoa học đã công bố nghiên cứu về quy trình xây dựng và phương pháp xác định tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển; - Chưa có công trình khoa học nào đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp về xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố nói chung và các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ nói riêng. 1.3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Nghiên cứu làm rõ cơ sở khoa học của xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển; - Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ; - Đề xuất giải pháp xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ trong sự nghiệp BVTQ. Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG TIỀM LỰC VẬN TẢI CHO KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH, THÀNH PHỐ VEN BIỂN 2.1. Khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển 2.1.1. Khái niệm Khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển là tổ chức QP-AN theo địa bàn hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có địa giới hành chính giáp biển; nằm trong hệ thống phòng thủ chung của quân khu và cả nước; bao gồm các hoạt động về chính trị, tinh thần, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, quân sự, an ninh, đối ngoại dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của cấp tỉnh, thành phố ven biển theo kế hoạch chung thống nhất, tạo thành sức mạnh tổng hợp, tập trung chủ yếu vào những KVPT then chốt để phòng thủ địa phương, chống mọi âm mưu, hành động phá hoại và xâm lược của kẻ thù; giữ vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển 2.1.2.1. Chức năng Xây dựng các tỉnh, thành phố ven biển thành KVPT vững chắc; độc lập, tự lực ngăn ngừa và đối phó hiệu quả với mọi tình huống cả thời bình, thời chiến để bảo vệ địa phương, phối hợp với các địa phương và đơn vị khác bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. 2.1.2.2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ KVPT nói chung và KVPT tỉnh, thành phố ven biển nói riêng đã được cụ thể hóa tại khoản 2, điều 9 trong Luật Quốc phòng 2018. 2.1.3. Cơ chế hoạt động của khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển - Xây dựng và hoạt động của KVPT đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của tỉnh ủy, thành ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền; cơ quan quân sự chủ trì, phối hợp với cơ quan công an và các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương làm tham mưu và tổ chức thực hiện.
  8. 5 - Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định thành lập Ban chỉ đạo KVPT cấp mình và làm Trưởng ban, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm; giúp UBND chỉ đạo, chỉ huy thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoạt động của KVPT; quyết định thành lập Hội đồng cung cấp để giúp UBND chỉ đạo bảo đảm vật chất hậu cần, kỹ thuật, tài chính cho xây dựng và hoạt động của KVPT. - Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố quyết nghị, giám sát nhiệm vụ xây dựng và hoạt động của KVPT; quyết nghị chủ trương, biện pháp chuyển hoạt động KT-XH ở địa phương sang thời chiến theo quy định của Luật Quốc phòng. - Trong xây dựng và hoạt động của KVPT, các ban, ngành, đoàn thể có trách nhiệm và phát huy vai trò tham mưu giúp tỉnh ủy, thành ủy, UBND tỉnh, thành phố ven biển về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của từng cơ quan; đồng thời chỉ đạo các lực lượng thuộc quyền thực hiện chủ trương của cấp ủy, chính quyền về xây dựng và hoạt động của KVPT…. 2.2. Những vấn đề chung về tiềm lực vận tải khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển 2.2.1. Khái quát về vận tải 2.2.1.1. Khái niệm Vận tải là một quá trình thay đổi (di chuyển) vị trí của hàng hoá, hành khách trong không gian và thời gian cụ thể nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. 2.2.1.2. Đặc điểm của các phương thức vận tải trong hệ thống vận tải - Vận tải đường sắt: Năng lực vận chuyển lớn, vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa, có thể vận chuyển hàng hóa cồng kềnh và với khối lượng lớn; tốc độ vận chuyển, khả năng lưu thông hàng nhanh, ít chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu và có độ an toàn khá cao; tính chất linh hoạt, cơ động kém và là loại hình vận tải không triệt để... - Vận tải ô tô: Tính cơ động cao, vận chuyển một cách triệt để, có khả năng khép kín một chu trình vận chuyển; tốc độ đưa hàng tương đối nhanh; có thể hoạt động trong những điều kiện thời tiết, khí hậu, đường sá khó khăn; giá thành vận tải tương đối cao; độ an toàn không cao, dễ xảy ra tai nạn và gây ô nhiễm môi trường. - Vận tải đường thủy: Năng lực và khả năng chuyên chở rất lớn, có thể vận chuyển trên quãng đường dài với giá thành hạ; chi phí xây dựng tính trung bình cho 1 km tuyến đường rất thấp; tốc độ đưa hàng tương đối thấp; tính cơ động thấp, loại hình vận tải không triệt để; phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn và điều kiện luồng lạch. - Vận tải hàng không: Tốc độ rất lớn, độ an toàn cao; vận tải hàng không có thể khắc phục những khó khăn về điều kiện địa hình; chi phí đầu tư lớn; giá cước vận tải rất cao, phù hợp với vận chuyển hành khách. - Vận tải đường ống: Chỉ vận chuyển có hiệu quả đối với loại hàng khí và hàng lỏng; tốc độ đưa hàng nhanh; thất thoát hàng hóa thấp; độ an toàn cao nhất; trong điều kiện vận chuyển lâu dài và khối lượng lớn thì vận tải đường ống có giá thành nhỏ nhất. 2.2.2. Vận tải khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển 2.2.2.1. Khái niệm Vận tải KVPT tỉnh, thành phố ven biển là một bộ phận của hậu cần KVPT; là quá trình thay đổi (di chuyển) vị trí của đối tượng vận chuyển trong không gian và thời gian cụ thể do lực lượng vận tải KVPT tỉnh, thành phố ven biển tiến hành; hoạt động theo sự chỉ đạo, chỉ huy, điều hành thống nhất; nhằm hoàn thành nhiệm vụ vận tải bảo đảm cho nhiệm vụ QP-AN của KVPT tỉnh, thành phố ven biển trong cả thời bình và thời chiến. 2.2.2.2. Đặc điểm vận tải khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển - Vận tải KVPT tỉnh, thành phố ven biển bao gồm nhiều thành phần lực lượng, do lực lượng vận tải của LLVT địa phương làm nòng cốt, cùng với vận tải nhân dân địa phương tham gia thực hiện, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền địa phương.
  9. 6 - Vận tải KVPT tỉnh, thành phố ven biển bảo đảm cho nhiều nhiệm vụ, nhiều đối tượng khác nhau trên địa bàn rộng (cả trên đất liền và trên biển, đảo); sử dụng đa dạng và linh hoạt các phương thức, hình thức vận tải. - Hoạt động vận tải trong thế trận hậu cần KVPT tỉnh, thành phố ven biển, kết hợp chặt chẽ với tổ chức GTVT ở địa phương tạo thành mạng lưới GTVT liên hoàn, vững chắc để bảo đảm cho các nhiệm vụ QP-AN của KVPT cả trong thời bình và thời chiến. 2.2.2.3. Phân loại vận tải khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển - Căn cứ vào tính chất quản lý: Vận tải công nghệ, vận tải công cộng và vận tải cá nhân. - Căn cứ vào chủ thể quản lý: Vận tải QSĐP; vận tải công an địa phương; vận tải của các đơn vị chủ lực thuộc BQP và BCA đứng chân trên địa bàn; vận tải bộ đội Biên phòng; vận tải của lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển (nếu có); vận tải của các ngành KT- XH địa phương và vận tải của nhân dân ở cơ sở xã, phường. - Căn cứ vào phương thức thực hiện quá trình vận tải: Vận tải đường bộ, vận tải đường thuỷ, vận tải đường sắt, vận tải hàng không, vận tải đường ống và vận tải khác. - Căn cứ vào đối tượng vận chuyển: Vận tải hành khách, vận tải hàng hoá, vận tải thương binh, bệnh binh và vận tải tử sỹ. - Căn cứ vào cách tổ chức quá trình vận tải: Vận tải đơn phương thức, vận tải đa phương thức và vận tải đứt đoạn. - Phân loại theo các tiêu thức khác: vận tải khối lượng lớn, vừa và nhỏ; vận tải cự ly dài, trung bình và ngắn; vận tải trong KVPT và liên KVPT. 2.2.3. Tiềm lực vận tải khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển 2.2.3.1. Khái niệm Tiềm lực vận tải KVPT tỉnh, thành phố ven biển là một bộ phận của tiềm lực hậu cần (cơ sở vật chất hậu cần, kỹ thuật), yếu tố quan trọng của tiềm lực quân sự của KVPT, là khả năng về nhân lực, vật lực và tinh thần khi cần thiết có thể huy động cho KVPT và chi viện, hỗ trợ cho các KVPT khác để tạo sức mạnh phục vụ cho nhiệm vụ QP-AN. 2.2.3.2. Những yếu tố cơ bản cấu thành của tiềm lực vận tải Tiềm lực vận tải KVPT tỉnh thành phố ven biển bao gồm các thành tố (yếu tố): lực lượng vận tải, PTVT, mạng đường vận tải và cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị bảo đảm vận tải. 2.3. Xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc 2.3.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phong thủ tỉnh, thành phố ven biển trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc 2.3.1.1. Khái niệm Xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển là một nội dung của xây dựng tiềm lực hậu cần, yếu tố quan trọng của xây dựng tiềm lực quân sự; bao gồm tổng thể các hoạt động về: xây dựng lực lượng vận tải, PTVT, mạng đường vận tải và cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị bảo đảm vận tải; do Bộ CHQS tỉnh, thành phố ven biển phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan ở địa phương làm tham mưu và tổ chức thực hiện, đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của tỉnh ủy, thành ủy, sự quản lý, điều hành của UBND tỉnh, thành phố ven biển, sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo KVPT, Hội đồng cung cấp tỉnh, thành phố; nhằm sẵn sàng động viên (huy động) cho KVPT và chi viện, hỗ trợ cho các KVPT khác kịp thời, đầy đủ khi chuyển từ hoạt động kinh tế sang hoạt động phục vụ nhiệm vụ QP-AN, đáp ứng mọi nhu cầu vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển cả trong thời bình và thời chiến.
  10. 7 2.3.1.2. Đặc điểm - Xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển tiến hành nhiều công việc, đa dạng, liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành trong và ngoài quân đội, với nhiều lực lượng cùng tham gia. - Xây dựng tiềm lực vận tải trong điều kiện tình hình dân cư, chính trị, xã hội ở các tỉnh, thành phố ven biển tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. - Xây dựng tiềm lực vận tải KVPT tỉnh, thành phố ven biển trong điều kiện các địa phương tập trung phát triển KT-XH, môi trường biển đảo luôn mất ổn định bởi sự tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa nhiều quốc gia trên các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. 2.3.1.3. Yêu cầu - Quá trình xây dựng tiềm lực vận tải phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự điều hành của UBND, mà trực tiếp là Ban chỉ đạo KVPT tỉnh, thành phố ven biển. - Xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT phải gắn với xây dựng thế trận vận tải và thế trận QP-AN tỉnh, thành phố ven biển. - Xây dựng tiềm lực vận tải KVPT phải bám sát, đáp ứng các yêu cầu công tác vận tải bảo đảm cho các nhiệm vụ QP-AN của KVPT; chủ động chuẩn bị sớm cả về số lượng, phương thức và chất lượng tiềm lực vận tải. - Quá trình xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT cần phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN và QP-AN với kinh tế; chú trọng kết hợp trong xây dựng, phát triển kinh tế biển, đảo. - Quản lý chặt chẽ mọi tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển ở các cấp, ngành GTVT và đặc biệt là ở cơ quan QSĐP các cấp. 2.3.2. Những yếu tố tác động đến xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, cả những yếu tố khách quan và chủ quan. Giữa các yếu tố tác động và chất lượng xây dựng tiềm lực vận tải có mối quan hệ nhân quả, được tóm tắt theo sơ đồ (hình 2.1) sau: Yếu tố khác Cơ chế, chính sách Nhiệm vụ vận tải KVPT Nhiệm vụ QP-AN Quan điểm, đường Nhiệm vụ trong Nhiệm vụ Địa hình Các chỉ thị, hướng dẫn lối của Đảng thời bình Xây của các bộ, ngành trong thời bình dựng Nhận thức Các văn bản Nhiệm vụ Thời tiết, quy phạm pháp trong thời Nhiệm vụ trong tiềm lực khí hậu, Các văn bản, quyết thời chiến luật của Nhà chiến vận tải thủy văn định của Quân khu và nước địa phương cho KVPT Công tác Tiềm năng về mạng đường Tiềm năng Đặc điểm tạo nguồn giao thông về nguồn về địa lý tỉnh, tiềm lực Công tác nhân lực Tình hình thành quản lý vận tải Tiềm năng về kinh tế Công tác bồi tiềm lực phố ven PTVT dưỡng, đào Tiềm năng về cơ sở vật chất, Tình hình Thực hiện chính chính trị, biển tạo, diễn tập phương tiện, trang thiết bị sách huy động bảo đảm xã hội Ngân sách bảo đảm Tiềm năng GTVT Đặc điểm địa lý, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Hình 2.1: Những yếu tố tác động đến xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển trong sự nghiệp BVTQ 2.3.3. Nội dung và quy trình xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển Xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển được tiến hành từ thời bình và thực hiện nhiều công việc, từ khâu xác định nhu cầu, lập kế hoạch tạo nguồn tiềm lực đến kế hoạch, phương án huy động tiềm lực vận tải cho từng nhiệm vụ QP-AN của
  11. 8 KVPT cả trong thời bình và thời chiến. Thực hiện các nội dung công việc trên liên quan trực tiếp đến những vấn đề KT-XH của địa phương và thực hiện theo quy trình gồm các hoạt động: (1) Tạo nguồn tiềm lực vận tải; (2) Quản lý tiềm lực vận tải; (3) Xây dựng các phương án huy động tiềm lực vận tải và (4) Kiểm tra, đánh giá. 2.3.4. Phương pháp xác định nhu cầu tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Luận án căn cứ vào nhiệm vụ QP-AN của KVPT, địa lý, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và tiềm năng GTVT của địa phương ven biển để đề xuất phương pháp xác định: Tiềm lực vận tải cần thiết xây dựng = Tổng nhu cầu huy động tiềm lực vận tải cho nhiệm vụ QP-AN x Hệ số xây dựng tiềm lực vận tải. Luận án đề xuất phương pháp xác định tiềm lực vận tải cần thiết phải xây dựng cho nhu cầu vận tải của thời kỳ đầu chiến tranh (nhiệm vụ có nhu cầu vận tải cao nhất). 2.4. Kinh nghiệm xây dựng và huy động tiềm lực vận tải Luận án nghiên cứu kinh nghiệm về xây dựng và huy động tiềm lực vận tải của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam. Qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm trong xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển. Cụ thể: Một là, luôn phải nhận thức xây dựng tiềm lực vận tải có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển KT-XH và nhiệm vụ QP-AN của KVPT tỉnh, thành phố ven biển. Hai là, xây tiềm lực vận tải cần được tiến hành thường xuyên ngay từ thời bình, xây dựng mọi tiềm lực vận tải và tập trung xây dựng tiềm lực vận tải đường bộ và đường thủy. Ba là, quá trình xây dựng cần phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT-XH với QP- AN để phát triển tiềm lực vận tải, tập trung phát triển kinh tế biển, đảo gắn với QP-AN. Bốn là, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù riêng tạo điều kiện phát triển tiềm lực vận tải cho KVPT; phát triển ngành công nghiệp chế tạo PTVT mang tính lưỡng dụng cao, mạng đường vận tải cả trong đất liền và hải đảo, hiện đại hóa cảng biển ...; Năm là, quản lý chặt chẽ, chuẩn bị các phương án và dự kiến được tỷ lệ huy động phù hợp với điều kiện của từng địa phương... Chương 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TIỀM LỰC VẬN TẢI CHO KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH, THÀNH PHỐ VEN BIỂN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ 3.1. Điều kiện địa lý, tình hình kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ 3.1.1. Điều kiện địa lý Vùng Duyên hải Bắc Bộ là một vùng kinh tế quan trọng của Việt Nam, có diện tích tự nhiên khoảng 12.000 km2, nằm ven Vịnh Bắc Bộ; phía Đông Bắc giáp Trung Quốc, với đường biên giới trên bộ dài 118,825 km và đường phân định Vịnh Bắc Bộ trên biển dài trên 191 km, phía Tây Bắc giáp với Vùng Đông Bắc, phía Tây giáp với Vùng Hà Nội, phía tây Tây Nam giáp với Thanh Hóa, phía Đông Nam và Đông giáp Biển Đông; có đường biển dài hơn 500 km, có vị trí địa chiến lược về chính trị, kinh tế, quân sự và đối ngoại. Vùng Duyên hải Bắc Bộ gồm 5 tỉnh, thành phố ven biển phía Bắc Việt Nam là: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hình 3.1: Bản đồ các tỉnh, thành phố Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình (Hình 3.1). ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ
  12. 9 3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội * Tình hình về chính trị, xã hội - Về dân số: Dân số toàn Vùng Duyên hải Bắc Bộ hơn 7,9 triệu người (Bảng 3.1). Trong Vùng, thành phố Hải Phòng có số dân đông nhất trên 2 triệu dân và cũng có mật độ dân số cao nhất là 1.302 người/km2, đứng thứ 3 cả nước sau Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Dân số trong Vùng tập trung ở các đô thị và các huyện thuần nông, nhưng các huyện miền núi khó khăn thì dân cư thưa thớt, nhất là tỉnh Quảng Ninh... Bảng 3.1: Dân số, diện tích và mật độ dân số của Vùng Duyên hải Bắc Bộ Dân số Diện tích Mật độ dân số TT Tỉnh, thành phố (Nghìn người) (Km2) (người/Km2) 1 Hải Phòng 2.033,3 1.561,8 1.302 2 Nam Định 1.780,9 1.668,5 1.067 3 Ninh Bình 984,5 1.386,8 710 4 Quảng Ninh 1.324,8 6.178,2 214 5 Thái Bình 1.862,2 1.586,4 1.174 Tổng cộng 7.985,7 12.381,7 645 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019 - Về dân tộc: Vùng Duyên hải Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc Kinh sinh sống, tập trung ở các đô thị, khu công nghiệp và vùng đồng bằng ven sông, ven biển. Ngoài ra, có 22 dân tộc cùng sinh sống tập trung ở Quảng Ninh và Ninh Bình... - Về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo: Vùng Duyên hải Bắc Bộ là một vùng có nền văn hoá lâu đời. Đời sống tinh thần được đánh dấu bởi nghệ thuật rối nước, nghệ thuật chèo và múa dân gian. Sinh hoạt lễ hội rất sôi nổi, gắn với sinh hoạt tín ngưỡng ở chùa, đình, đền… * Tình hình kinh tế Với vị trí địa lý thuận lợi, cửa ngõ chính của miền Bắc hướng ra biển là điều kiện thuận lợi để các địa phương trong Vùng phát triển kinh tế biển, đảo; đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội của đất nước và góp phần sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển. 3.2. Phân tích, đánh giá tiềm năng giao thông vận tải tác động đến xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ 3.2.1. Về mạng đường giao thông Hệ thống mạng đường giao thông các địa phương trong Vùng Duyên hải Bắc Bộ được chú trọng đầu tư, xây dựng, phát triển đồng bộ cả về đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường hàng không. Đây là điều kiện phát triển các doanh nghiệp GTVT; yếu tố tác động thuận lợi đến xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH và sẵn sàng huy động cho nhiệm vụ QP-AN ở địa phương. 3.2.2. Về nguồn nhân lực vận tải Phần lớn nguồn nhân lực vận tải KVPT ở các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ được huy động từ các ngành KT-XH và nhân dân ở địa phương. Trong đó, đối tượng được huy động cơ bản đầu tiên là nguồn nhân lực vận tải tập trung ở ngành GTVT của địa phương. Ngoài ra, nguồn nhân lực vận tải có thể huy động ở các đơn vị GTVT không thuộc địa phương quản lý; các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, kho bãi và nguồn nhân lực vận tải thuộc kinh tế tập thể và cá thể. Trong Vùng hiện có 4.669 doanh nghiệp kinh doanh vận tải, kho bãi đang hoạt động với tổng số lao động 91.122 người (Bảng 3.2). Trong đó, Hải Phòng là địa phương có số doanh nghiệp và số lao động chiếm tỷ trọng cao nhất trong Vùng (Hình 3.2.).
  13. 10 Bảng 3.2: Tổng hợp doanh nghiệp và lao động kinh doanh vận tải, kho bãi ở các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ Doanh nghiệp kinh doanh Lao động trong các doanh nghiệp vận tải, kho bãi kinh doanh vận tải, kho bãi TT Tỉnh, thành phố Số lượng Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) (doanh nghiệp) (Người) 1 Hải Phòng 3.093 66,24 53.343 58,54 2 Nam Định 359 7,69 6.481 7,11 3 Ninh Bình 187 4,01 5.846 6,42 4 Quảng Ninh 742 15,89 18.801 20,63 5 Thái Bình 288 6,17 6.651 7,30 Tổng cộng 4.669 100 91.122 100 Nguồn: Niên giám thống kê TP Hải Phòng, tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình năm 2019 Doanh nghiệp kinh doanh vận tải, kho bãi Số lao động trong các doanh nghiệp 6,17% kinh doanh vận tải, kho bãi 7,30% 15,89% Hải Phòng 4,01% 20,63% Nam Định 7,69% 66,24% 58,54% Ninh Bình 6,42% 7,11% Quảng Ninh Thái Bình Hình 3.2: Cơ cấu doanh nghiệp và số lao động trong doanh nghiệp kinh doanh vận tải, kho bãi Vùng Duyên hải Bắc Bộ Đây là nguồn nhân lực vận tải lớn, song sự phát triển không đồng đều ở các địa phương; quy mô doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu phát triển các doanh nghiệp dịch vụ vận tải kho, bãi (không có hoặc có rất ít phương tiện) (Bảng 3.3). Bảng 3.3: Phân loại doanh nghiệp kinh doanh vận tải, kho bãi các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ theo quy mô lao động Phân theo quy mô lao động Tổng số Từ 51 Từ 201 Từ 501 Dưới Từ 11 Trên TT Tỉnh, thành phố (doanh đến đến đến 10 đến 50 1000 nghiệp) 200 500 1000 người người người người người người 1 Hải Phòng 3.093 2.007 955 107 19 2 3 2 Nam Định 359 216 121 19 3 - - 3 Ninh Bình 187 107 55 18 6 1 - 4 Quảng Ninh 742 415 246 66 11 3 1 5 Thái Bình 288 123 140 23 1 1 - Tổng cộng 4.669 2.868 1.517 233 40 7 4 Tỷ trọng (%) 100 61,43 32,48 4,99 0,86 0,15 0,09 Nguồn: Niên giám thống kê TP Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình năm 2019 Đối với nguồn nhân lực vận tải thuộc kinh tế tập thể, tập trung ở các HTX vận tải, nhưng số lượng không lớn, không đồng đều giữa các địa phương, chủ yếu là HTX vận tải đường bộ, hoạt động vận tải hành khách và số lượng HTX vận tải thủy rất ít. Ngoài ra, nguồn nhân lực vận tải phần lớn ở hộ gia đình kinh doanh vận tải và vận tải cá nhân tại các cơ sở xã, phường chiếm tỷ trọng lớn, nhưng khó có thể huy động cho nhiệm vụ QP-AN. Đây cũng là yếu tố rất quan trọng cần phải xem xét, xây dựng mô hình, cơ chế, chính sách trong quản lý, động viên... cho phù hợp.
  14. 11 3.2.3. Về phương tiện vận tải * Tiềm năng về phương tiện vận tải ô tô Phương tiện vận tải ôtô các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ có mức tăng trường khá cao (giai đoạn 2015 - 2019). Quảng Ninh và Hải Phòng có mức độ tăng trưởng vượt trội so với các tỉnh còn lại trong Vùng. (Hình 3.3). 140.000 120.150 103.274 108.975 120.000 88.072 82.754 100.000 74.595 73.344 69.192 80.000 57.355 49.086 60.000 40.000 20.000 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Hải Phòng Nam Định Ninh Bình Quảng Ninh2 Thái Bình Hình 3.3: Biểu đồ tăng trưởng PTVT ôtô Vùng Duyên hải Bắc Bộ - Về phương tiện ô tô tải, giai đoạn (2015 - 2019), tốc độ tăng trưởng bình quân tổng xe tải là 11,2%. Trong đó, Hải Phòng và Quảng Ninh có số phương tiện và tốc độ tăng trưởng phương tiện ôtô tải cao nhất trong Vùng Duyên hải Bắc Bộ (Bảng 3.4). Bảng 3.4: Thực trạng phương tiện ô tô tải các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ (2015 - 2019) TT Tỉnh, thành phố Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Hải Phòng 28.889 33.656 38.487 39.750 41.385 2 Nam Định 8.192 9.538 11.277 11.739 12.567 3 Ninh Bình 9.136 10.591 12.239 12.649 13.379 4 Quảng Ninh 22.173 25.593 30.492 31.634 33.711 5 Thái Bình 9.439 11.074 13.267 13.784 14.774 Tổng cộng 77.829 90.452 105.762 109.556 115.816 Tốc độ tăng trưởng 13,7% 16,2% 16,9% 3,6% 5,7% Nguồn: Cục đăng kiểm Việt Nam - Về phương tiện ô tô khách, giai đoạn (2015 - 2019), tốc độ tăng trưởng bình quân tổng xe khách là 9,0%, giảm mạnh năm 2018 và tăng nhẹ năm 2019. Trong đó, Hải Phòng và Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong Vùng (Bảng 3.5). Bảng 3.5: Thực trạng phương tiện ô tô khách các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ (2015 - 2019) TT Tỉnh, thành phố Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Hải Phòng 3.076 3.614 4.077 4.206 4.486 2 Nam Định 1.721 1.941 2.113 2.136 2.198 3 Ninh Bình 947 1.072 1.224 1.236 1.271 4 Quảng Ninh 2.810 3.200 3.575 3.696 3.861 5 Thái Bình 1.374 1.630 1.847 1.896 2.052 Tổng cộng 9.928 11.457 12.836 13.170 13.868 Tốc độ tăng trưởng 9,7% 15,4% 12,0% 2,6% 5,3% Nguồn: Cục đăng kiểm Việt Nam * Tiềm năng về phương tiện vận tải thủy Phương tiện vận tải thủy nội địa trong Vùng có tốc độ phát triển tương đối ổn định, từ năm 2017 ÷ 2019 tốc độ phát triển có xu hướng giảm (Hình 3.4).
  15. 12 5732 5541 5438 5224 5344 6000 5000 4080 3565 3326 3479 3601 4000 3000 2000 1000 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Hải Phòng Nam Định Ninh Bình Quảng Ninh Thái Bình Hình 3.4: Biểu đồ tăng trưởng PTVT thủy nội địa các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ Như vậy, tiềm năng PTVT của các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ rất đa dạng về chủng loại, số lượng lớn, chất lượng tương đối tốt, phát triển cả vận tải thuỷ và vận tải bộ, có tốc độ phát triển xe tải nhanh. 3.2.4. Về cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị bảo đảm - Tiềm năng về bảo đảm xăng dầu cho vận tải Tiềm năng về bảo đảm xăng dầu cho vận tải trong Vùng Duyên hải Bắc Bộ là rất lớn. Tuy nhiên, số kho và trữ lượng tập trung chủ yếu ở Hải Phòng và Quảng Ninh (Bảng 3.6). Bảng 3.6: Tiềm năng bảo đảm xăng dầu các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ (tính đến tháng 06/2019) Số Lực lượng Trữ lượng lượng Số lượng (Người) (m3) TT Tỉnh, thành phố kho cửa hàng Cán bộ Nhân Bể trụ xăng xăng dầu kỹ viên kỹ Bể nằm Tổng đứng dầu thuật thuật 1 Hải Phòng 17 191 336 806 428.850 11.086 439.936 2 Nam Định 2 179 214 468 6.940 9.193 16.133 3 Ninh Bình 2 188 223 517 6.854 9.870 16.724 4 Quảng Ninh 6 209 357 621 301.900 20.915 322.815 5 Thái Bình 1 118 178 406 3.500 6.060 9.560 Tổng cộng 28 885 1.308 2.818 748.044 57.124 805.168 Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát tiềm năng KT-XH của Phòng Hậu cần - Bộ CHQS thành phố Hải Phòng, tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh và Thái Bình tháng 6/2019 - Tiềm năng về cảng đường thủy Vùng Duyên hải Bắc Bộ có vận tải biển rất phát triển, trong Vùng có 4/5 địa phương có cảng biển với tổng 62 bến cảng... Đây là điều kiện rất thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế biển, GTVT và tiềm lực vận tải cho KVPT. Tiềm năng cảng thủy nội địa trong Vùng cũng rất lớn, tuy nhiên hầu hết hình thành từ các bến bốc xếp thô sơ, chưa được trang bị thiết bị xếp dỡ hiện đại, cơ giới hóa thấp... - Tiềm năng về cảng hàng không: Trong Vùng có 2 cảng hàng không (cảng hàng không quốc tế Cát Bi và sân bay quốc tế Vân Đồn), là điều kiện thuận lợi để các địa phương phát triển KT-XH, thúc đẩy phát triển mạng đường giao thông kết nối giữa các địa phương phía Bắc đến các sân bay... - Tiềm năng về bến xe, gara, bãi đỗ xe: Có tiềm năng rất lớn, tác động thuận lợi đến việc xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ. - Tiềm năng về cơ sở đóng và sửa chữa PTVT thủy: Có tiềm năng lớn, mạng lưới cơ khí thủy trong Vùng tập trung ở Quảng Ninh và Hải Phòng. 3.3. Phân tích thực trạng xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ 3.3.1. Thực trạng về nhận thức của các cấp, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân ở địa phương về nhiệm vụ xây dựng tiềm lực vận tải
  16. 13 Những năm qua, các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ đã chú trọng xây dựng tiềm lực vận tải, từng bước tạo nguồn, quản lý và sẵn sàng động viên tiềm lực vận tải cho nhiệm vụ QP-AN của KVPT. Tuy nhiên, có lúc, có nơi, có tổ chức, cá nhân nhận thức về xây dựng KVPT nói chung và xây dựng tiềm lực vận tải chưa đầy đủ, còn có ý kiến chưa cần thiết phải xây dựng một cách toàn diện, nên tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế... dẫn đến hiệu quả xây dựng chưa cao. 3.3.2. Thực trạng về tạo nguồn tiềm lực vận tải Những năm qua, các tỉnh, thành phố ven biển trong Vùng đã luôn chú trọng trong phát triển tiềm lực hậu cần nói chung và tiềm lực vận tải cho KVPT nói riêng. Tuy nhiên, việc tạo nguồn tiềm lực vận tải, có địa phương, địa bàn, nội dung còn những hạn chế nhất định: chưa quan tâm đúng mức cả về kế hoạch cũng như chương trình tổng thể; chưa quan tâm phát triển tiềm lực vận tải thủy; nhiều dự án GTVT chưa gắn giữa lợi ích kinh tế với QP-AN; Sở GTVT và Hiệp hội vận tải ở địa phương chưa phát huy tốt vai trò hoạt động của mình trong triển khai thực hiện xây dựng tiềm lực vận tải; sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành chưa được chặt chẽ; phát triển chưa đồng đều ở các địa bàn, khu vực, đặc biệt các địa bàn giáp biên giới, giáp biển, các huyện đảo và các xã giáp biển. Mặt khác, việc quy hoạch cơ sở hạ tầng GTVT, các căn cứ hậu cần, bến bãi,… chưa chú trọng phát huy hết tiềm năng của địa phương để tạo sức mạnh phục vụ cho phát triển kinh tế biển, đảo và sẵn sàng phục vụ cho nhiệm vụ QP-AN của KVPT. 3.3.3. Thực trạng về công tác quản lý tiềm lực vận tải 3.3.3.1. Thực trạng quản lý hoạt động vận tải Hiện nay, việc quản lý hoạt động vận tải ở các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ được tổ chức theo mô hình quản lý (hình 3.5) sau: UBND tỉnh, thành phố UBND huyện (quận), thị xã, Công an tỉnh, Các Sở, ban Sở GTVT thành phố trực thuộc tỉnh thành phố ngành khác Hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh, thành phố Hình 3.5. Mô hình quản lý hoạt động vận tải ở các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ 3.3.3.2. Thực trạng tổ chức quản lý tiềm lực vận tải Hiện nay, các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ tổ chức quản lý tiềm lực vận tải cho KVPT theo mô hình tổ chức (hình 3.6) sau: Ban chỉ đạo Quân khu 3 UBND tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ Ban chỉ đạo KVPT tỉnh, thành phố Bộ CHQS tỉnh, Sở Sở Kế hoạch Các sở, ban thành phố GTVT và Đầu tư ngành khác UBND huyện (quận), thành phố, thị xã Ban CHQS cấp huyện trực thuộc tỉnh Tiềm lực vận tải KVPT tỉnh, thành phố Hình 3.6: Thực trạng mô hình tổ chức quản lý tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ
  17. 14 3.3.3.3. Thực trạng quản lý lực lượng, phương tiện, cơ sở hạ tầng vận tải Hiện nay, quản lý Nhà nước đối với lực lượng, phương tiện và cơ sở hạ tầng vận tải ở các tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ chủ yếu thuộc về Sở GTVT. Tuy nhiên, việc quản lý tiềm lực vận tải để sẵn sàng huy động cho các nhiệm vụ QP-AN của KVPT theo quy định hiện nay thuộc chức trách, nhiệm vụ của cơ quan QSĐP. Trong khi, chưa thống nhất về cơ chế kiểm tra, ràng buộc hành chính nên việc thu thập thông tin dữ liệu, theo dõi các biến động về tiềm lực vận tải còn những khó khăn, hạn chế nhất định. 3.3.4. Thực trạng xây dựng các phương án động viên (huy động) tiềm lực vận tải cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của khu vực phòng thủ Trên cơ sở nhiệm vụ QP-AN, hậu cần QSĐP và ngành GTVT bước đầu xác định được nhu cầu vận tải cho KVPT. Từ đó, các tỉnh, thành phố trong Vùng đã xác định nhu cầu cần động viên tiềm lực vận tải từ nền kinh tế địa phương; xây dựng kế hoạch động viên, sử dụng vận tải nhân dân cho các nhiệm vụ QP-AN và cho tác chiến phòng thủ của KVPT. Tuy nhiên, tình trạng phổ biến ở các địa phương trong Vùng hiện nay đó là: mới chỉ dừng lại ở phần lập kế hoạch huy động mà chưa thống nhất phương án huy động, sử dụng tiềm lực vận tải chi tiết cho từng tình huống QP-AN; chưa thống nhất mô hình tổ chức sử dụng mạng lưới vận tải nhân dân ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã); chưa đẩy mạnh phát triển dân quân tự vệ biển chuyên ngành vận tải rộng khắp... Mặt khác, qua diễn tập, lực lượng, phương tiện được huy động thường tập trung ở một số doanh nghiệp vận tải Nhà nước, số lượng huy động không nhiều, thời gian ngắn (1÷2 ngày); hầu hết chưa có kế hoạch huy động trong các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và vận tải tư nhân. 3.3.5. Thực trạng về cơ chế, chính sách Xây dựng KVPT nói chung và xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT nói riêng do liên quan đến nhiều cấp, ngành, nhiều tổ chức, đơn vị cả trong và ngoài quân đội; khối lượng công việc lớn, nhiều thành phần KT-XH tham gia v.v… nên các tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ vẫn còn những vướng mắc trong quá trình triển khai; chưa phát huy hết mọi nguồn lực; trong quản lý và huy động tiềm lực vận tải còn những dào cản; chưa có cơ chế thực sự thỏa đáng để các tổ chức KT-XH và các cá nhân tham gia. 3.4. Đánh giá chung công tác xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ 3.4.1. Những thành tựu đạt được Những năm qua, công tác xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT đã đạt được nhiều thành tựu, đó là: Ban chỉ đạo KVPT đã phát huy chức năng chỉ huy, chỉ đạo xây dựng KVPT; các cấp, ngành, các tổ chức, đơn vị kinh doanh vận tải và nhân dân địa phương cơ bản có nhận thức tốt, có tinh thần trách nhiệm; từng bước tạo nguồn tiềm lực, quản lý tương đối chặt chẽ ở cơ quan QSĐP và chuẩn bị phương án, kế hoạch huy động tiềm lực vận tải; các địa phương đều tổ chức diễn tập KVPT theo đúng kế hoạch, quy định v.v... 3.4.2. Những tồn tại, hạn chế Quá trình xây dựng tiềm lực vận tải vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế, đó là: Nhận thức của các cấp, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ vẫn còn những hạn chế nhất định; tiềm năng GTVT phát triển rất mạnh song không đồng đều ở các quận, huyện và các thành phần kinh tế. Quy hoạch phát triển GTVT gắn với phát triển tiềm lực vận tải, đặc biệt với phát triển kinh tế biển, đảo gắn với QP-AN chưa thực sự hiệu quả; chưa thống nhất mô hình quản lý cho các đối tượng tiềm lực vận tải; các địa phương chủ yếu mới dừng lại ở phần lập kế hoạch tạo nguồn, quản lý nguồn và tập trung xây dựng kế hoạch huy động tiềm lực vận tải cho nhiệm vụ tác chiến phòng thủ... và cơ chế, chính sách trong xây dựng vẫn còn những dào cản, hạn chế nhất định.
  18. 15 3.4.3. Những nguyên nhân tồn tại, hạn chế - Xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT là vấn đề phức tạp, nhiều nội dung, liên quan đến nhiều vấn đề của KT-XH, nhiều cấp, ngành, nhiều tổ chức cả trong và ngoài quân đội nên công tác chỉ huy, chỉ đạo, hiệp đồng và tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn; - Công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân chưa sâu, rộng, hiệu quả chưa cao...; - Chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường,... các đối tượng tiềm lực vận tải luôn tìm cách thoát khỏi sự quản lý về mặt hành chính của cơ quan QSĐP; - Các sở, ban, ngành và đoàn thể chưa phát huy cao nhất vai trò tham mưu, giúp UBND tỉnh, thành phố, đặc biệt là Sở GTVT; - Mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng giữa các sở, ban, ngành và các đoàn thể ở địa phương trong quá trình xây dựng chưa được thường xuyên, chặt chẽ; chưa tạo sự gắn kết và đồng thuận cao; cơ chế phối hợp chưa cụ thể, chi tiết trong quá trình xây dựng; - Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa đồng bộ, chưa tích hợp cơ sở dữ liệu giữa các chủ thể trong hệ thống tổ chức, quản lý hoạt động vận tải. Chương 4: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TIỀM LỰC VẬN TẢI CHO KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH, THÀNH PHỐ VEN BIỂN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC 4.1. Quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước liên quan đến xây dựng tiềm lực vận tải khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển 4.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển 4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn trên thế giới, song đang đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng rủi ro đối với môi trường kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế... Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế sâu, rộng hơn trên các lĩnh vực. Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức... Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và thích ứng với biến đổi khí hậu là yêu cầu cấp thiết, đồng thời là những thách thức rất lớn đối với nước ta. Những tình hình trên có cả cơ hội và thách thức đan xen, tác động đến vấn đề xây dựng KVPT nói chung và xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển nói riêng. 4.1.1.2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng Xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành KVPT vững chắc là chủ trương chiến lược trong xây dựng và BVTQ của Đảng, Nhà nước. Quan điểm nhất quán đó đã được Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị ban hành nhiều Nghị quyết và đều được xác định trong các văn kiện Đại hội Đảng qua các thời kỳ. 4.1.1.3. Văn bản quy phạm pháp luật Để triển khai thực hiện đường lối và các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến xây dựng, hoạt động KVPT, trong đó có nội dung xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT tỉnh, thành phố ven biển. 4.1.2. Định hướng phát triển giao thông vận tải Vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 4.1.2.1. Định hướng phát triển Vùng Duyên hải Bắc Bộ Vùng Duyên hải Bắc Bộ là vùng kinh tế quan trọng tầm quốc gia và quốc tế, có vị thế ảnh hưởng đặc biệt đối với Vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế Nam Trung Quốc và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là một vùng trọng điểm của chiến lược biển Việt Nam.
  19. 16 4.1.2.2. Định hướng phát triển giao thông vận tải - Về vận tải: Đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, đảm bảo an toàn, tiện lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường... Quy hoạch phát triển vận tải trên 4 hành lang vận tải chính: Bắc - Nam, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Quảng Ninh và Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh. - Về kết cấu hạ tầng giao thông: Phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh, nhằm kết nối một cách đồng bộ, thuận lợi giữa các địa phương, giữa vùng với các vùng lân cận và các tỉnh phía Nam Trung Quốc, làm động lực thúc đẩy phát triển KT-XH của các địa phương. 4.2. Một số giải pháp xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ven biển Vùng Duyên hải Bắc Bộ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc 4.2.1. Tăng cường giáo dục, tạo sự thống nhất về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân - Đây là giải pháp rất quan trọng hàng đầu, giúp các cấp, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân có nhận thức đúng đắn về việc xây dựng tiềm lực vận tải. Từ đó tạo sự thống nhất, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong xây dựng. - Về trách nhiệm thực hiện: là trách nhiệm, nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị ở địa phương. Trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố giữ vai trò chủ đạo trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, mà trực tiếp là Ban chỉ đạo KVPT. - Về nội dung: Giáo dục chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và tiến hành chiến tranh nhân dân; các chính sách pháp luật của Nhà nước, Quân đội và địa phương về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng KVPT nói chung và xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT nói riêng; tinh thần đoàn kết, khích lệ niềm tự hào về truyền thống giữ nước chống giặc ngoại xâm của ông cha ta; về vị trí quan trọng của việc xây dựng tiềm lực tiềm lực vận tải đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, hải đảo; nâng cao nhận thức cho mọi tổ chức, cá nhân luôn sẵn sàng động viên cho các nhiệm vụ QP-AN của KVPT, và giáo dục làm cho mọi người nhận thức sâu sắc, cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù và các thế lực thù địch luôn đẩy mạnh chiến lược “DBHB”, thúc đẩy “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ... gây chia rẽ lãnh đạo Đảng, chia rẽ Đảng với nhân dân.... - Về hình thức, phương pháp tổ chức: Đa dạng hình thức giáo dục và dựa vào hệ thống giáo dục quốc phòng theo phân cấp đối với cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể. - Biện pháp thực hiện: + Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án về giáo dục QP-AN, trong đó lồng ghép nội dung giáo dục, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT sát với điều kiện thực tiễn của từng địa phương; + Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ tuyên truyền viên, giáo viên, giảng viên giáo dục QP-AN trên địa bàn; + Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương, các tổ chức thành viên của Mặt trận và đặc biệt Hiệp hội vận tải ở địa phương trong thực hiện nhiệm vụ...; + Tổ chức công tác giáo dục, phổ biến phải tiến hành thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức đa dạng phong phú, kết hợp chặt chẽ với công tác tổ chức...; + Trong quá trình tổ chức giáo dục cần phải phân nhóm các đối tượng khác nhau để tổ chức thành các lớp, lựa chọn phương pháp giáo dục sao cho đạt hiệu quả cao nhất...; + Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục với đấu tranh khắc phục những tư tưởng, ý thức, thái độ, động cơ không đúng đắn, hành động lệch lạc, thiếu tinh thần trách nhiệm....
  20. 17 4.2.2. Nhóm giải pháp về tạo nguồn tiềm lực vận tải 4.2.2.1. Giải quyết tốt khâu quy hoạch, xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ gắn với quy hoạch phát triển giao thông vận tải ở địa phương Đây là giải pháp rất quan trọng nhằm chuẩn bị nguồn tiềm lực vận tải luôn đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng, bao trùm rộng rãi ở mọi địa bàn, mọi lĩnh vực, ở tất cả các phương thức vận tải, có tỷ lệ dự phòng cao và phát triển bền vững cho KVPT. Để triển khai thực hiện hiệu quả giải pháp, tập trung giải quyết tốt các biện pháp sau: * Giải quyết tốt khâu xây dựng quy hoạch phát triển tiềm lực vận tải cho KVPT gắn với quy hoạch phát triển GTVT ở địa phương. - Về trách nhiệm lập: Bộ CHQS tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ tham mưu, phối hợp với các sở, ban ngành (đặc biệt với Sở GTVT, Sở Kế hoạch và Đầu tư) giúp UBND lập quy hoạch tổng thể về xây dựng tiềm lực vận tải cho KVPT. - Yêu cầu: Quy hoạch phải phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể KT-XH, phát triển GTVT của từng địa phương; phát huy tối đa về vị trí và điều kiện tự nhiên của địa phương ven biển để phát triển hợp lý các tiềm lực vận tải,... - Trình tự lập quy hoạch phát triển tiềm lực vận tải: Bộ CHQS chủ trì, giúp UBND tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ lập quy hoạch tổng thể về xây dựng tiềm lực quân sự (trong đó có về quy hoạch phát triển tiềm lực vận tải). Bộ CHQS tham mưu cho UBND ra chỉ thị cho các sở, ban ngành và đoàn thể địa phương trong việc phối hợp thực hiện quy hoạch. Sau khi UBND tỉnh, thành phố ban hành chỉ thị, Bộ CHQS hướng dẫn, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện lập quy hoạch; chủ động phối hợp với Sở GTVT, Sở Kế hoạch và Đầu tư và cùng các sở ban ngành khác lập quy hoạch chi tiết. - Biện pháp trong triển khai thực hiện: + Bộ CHQS tỉnh, thành phố Vùng Duyên hải Bắc Bộ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các UBND cấp huyện làm tốt công tác khảo sát tiềm năng KT-XH trên địa bàn; + Nắm chắc định hướng phát triển KT-XH và quy hoạch phát triển GTVT ở địa phương; + Xác định nhu cầu tiềm lực vận tải cần phải xây dựng cho các trạng thái quốc phòng của KVPT, đặc biệt xác định đúng, đủ nhu cầu cần huy động tiềm lực vận tải cho từng nhiệm vụ...; + Làm tốt công tác quy hoạch sử dụng đất quốc phòng cho xây dựng cơ sở hạ tầng GTVT. * Xây dựng kế hoạch tổng thể và triển khai phát triển tiềm lực vận tải cho KVPT. Trên cơ sở quy hoạch phát triển tiềm lực vận tải gắn với quy hoạch phát triển GTVT ở địa phương, xây dựng kế hoạch tổng thể và triển khai cụ thể việc xây dựng các hạng mục trong phát triển tiềm lực vận tải phù hợp với lộ trình đã xác định. Xây dựng kế hoạch 5 năm và kế hoạch cụ thể cho từng năm. Kế hoạch xây dựng tiềm lực vận tải do Phòng Hậu cần - Bộ CHQS tỉnh, thành phố chuẩn bị, phối hợp chủ yếu với Sở GTVT tham mưu, giúp UBND xây dựng kế hoạch. 4.2.2.2. Phát huy vai trò hoạt động của Sở Giao thông vận tải trong xây dựng tiềm lực vận tải cho khu vực phòng thủ Quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải ở các địa phương, Sở GTVT đã góp phần quan trọng thúc đẩy toàn diện phát triển KT-XH địa phương, trực tiếp tham gia xây dựng thế trận quân sự, tiềm lực vận tải cho KVPT và sẵn sàng bảo đảm cho các trạng thái quốc phòng. Vì vậy, đây là một trong giải pháp rất quan trọng. Sở GTVT cần tập trung giải quyết tốt một số biện pháp sau: - Thường xuyên, chủ động tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh, thành phố trong xây dựng tiềm lực vận tải để chuẩn bị lượng dự trữ vận tải sẵn sàng bảo đảm GTVT cho các nhiệm vụ QP-AN của KVPT.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0