intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Công nghệ biến tính keo UF (urea formaldehyde) bằng PVA (polyvinyl alcohol) dùng để sản xuất ván dán

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

35
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả của nghiên cứu của luận án là cơ sở cho việc áp dụng công nghệ tổng hợp keo UF vào sản xuất, đồng thời góp phần bổ sung cơ sở khoa học trong công nghệ biến tính keo UF. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết đề tài!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Công nghệ biến tính keo UF (urea formaldehyde) bằng PVA (polyvinyl alcohol) dùng để sản xuất ván dán

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THỊ THUẬN CÔNG NGHỆ BIẾN TÍNH KEO UF (UREA FORMALDEHYDE) BẰNG PVA (POLYVINYL ALCOHOL) DÙNG ĐỂ SẢN XUẤT VÁN DÁN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, 2021
  2. Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Văn Chứ PGS.TS Vũ Mạnh Tường Phản biện 1:…………………………………………… Phản biện 2:…………………………………………… Phản biện 3:……………………………………………. Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Phòng họp E Nhà A3, Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Nội Vào hồi giờ...........ngày........tháng.........năm................... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia và Thư viện trường Đại học Lâm nghiệp
  3. ĐẶT VẤN ĐỀ Keo Urea formaldehyde (UF) là một trong những loại keo được dùng lâu đời và phổ biến nhất hiện nay. Lý do keo UF được sử dụng rộng rãi vì chúng có những ưu điểm rất lớn như: nguyên liệu đơn giản, có giá thành thấp và dễ dàng tìm thấy trên thị trường. Bên cạnh đó, tính năng dán dính của keo UF tốt, chịu nhiệt, chống nấm mốc, cách điện, ... Trong ngành công nghiệp gỗ, keo UF là thành phần không thể thiếu để sản xuất các loại vật liệu như: ván dăm, ván dán, ván sợi, ... Mỗi năm có hàng triệu m3 ván nhân tạo được sản xuất và đưa vào sử dụng, điều đó cho thấy nhu cầu sử dụng keo UF rất lớn. Hiện nay, một số công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng keo UF thông qua giảm hàm lượng formaldehyde dư và giảm độ dòn màng keo thường cho thêm các hợp chất như: melamine, PVA (polyvinyl alcohol), phenol,… để tạo ra keo UF biến tính. Trong đó hợp chất PVA (polyvinyl alcohol) là một trong số ít polymer tan được trong nước và có khả năng phân huỷ sinh học để tạo ra H2O và CO2 nên khá thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, trong công thức cấu tạo của PVA có chứa nhóm –OH, chúng dễ dàng tạo phản ứng khâu mạch với urea-formaldehyde. Chính loại phản ứng này giúp cải thiện đáng kể tính năng của keo. Ngoài ra, PVA có thể kết hợp với formaldehyde, phản ứng này giúp làm giảm hàm lượng formaldehyde dư trong keo. 1
  4. Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước về biến tính keo UF 1.1.1. Nghiên cứu cấu trúc phân tử keo UF Thời gian gần đây, rất nhiều học giả tiến hành phân tích cấu trúc keo UF thông qua các thiết bị như: phổ sắc ký lỏng, GPC, phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR), phổ cộng hưởng từ hạt nhâ (NMR), nhiệt lượng quét vi sai (Uchiyama S và cộng sự, 2007), TEM, SEM, nhiễu xạ tia X (Zhang Y và cộng sự, 2016). Hiện nay, ứng dụng hiều nhất là FTIR và NMR. Năm 1956, Bercher sử dụng phổ hồng ngoại truyền thống để phân tích hệ thống và nghiên cứu làm ra phổ hồng ngoại của keo UF và sản phẩm sau khi đóng rắn. Năm 1981, Myers cũng sử dụng phổ hồng ngoại truyền thống để nghiên cứu phân tích những thay đổi về cấu trúc và độ ổn định thủy phân trong quá trình đóng rắn keo UF. Theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phổ hồng ngoại biến đổi Fourier cho quan sát tốt hơn và nắm bắt thông tin vi cấu trúc của keo. Năm 1988, Jada báo cáo đã tiến hành nghiên cứu cấu trúc keo urea-formaldehyde bằng phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR). Chiavarini và các cộng sự (1975) đã nghiên cứu quá trình ngưng tụ của keo urea-formaldehyde bằng quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR. 1.1.2. Biến tính keo UF thân thiện với môi trường Nghiên cứu của Cao Xiuge và các cộng sự (1998) cho thấy, tỷ lệ mol F:U được kiểm soát ở mức thích hợp 1,40, tính độc hại của sản phẩm dán dính thấp và có độ bền liên kết cao. Mayer (1979) cũng đạt được kết quả tương tự thông qua nghiên cứu thực nghiệm, tác giả cho rằng tính chất có thể đạt được về nhiều mặt khi tỷ lệ mol 1,30. Zhang Zhenfeng và cộng sự (2004) đã thiết kế một phương pháp tổng hợp đưa nguyên liệu urea và formadehyde cho mỗi loại 02 lần để đạt 0,1% hàm lượng formadehyde dư của keo, sự phát tán formadehyde của các sản phẩm ván nhân tạo có thể đạt được E1 tiêu chuẩn Trung Quốc. Du Yuhong và cộng sự (2002) sử dụng điều chế keo bằng cách tiến hành cho thêm 04 lần urea trong điều kiện nhiệt độ trung bình thấp, thu được nhỏ hơn 0,2% hàm lượng formaldehyde tự do trong keo. Theo Guanben D (2000) keo UF tổng hợp trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ có cấu trúc đơn giản hơn, hàm lượng liên kết ete ít hơn, có lợi để 2
  5. giảm lượng phát tán formaldehyde của sản phẩm kết dính. Việc bổ sung chất biến tính nhằm cải thiện tính năng keo đặc biệt làm giảm hàm lượng formaldehyde dư là hướng nghiên cứu hiệu quả, được nhiều học giả tiếp cận. Sensogut C và cộng sự (2009) cho thêm Borax pentoxide, Uchiyama S (2007) cho một số hợp chất thiên nhiên để làm giảm hàm lượng formaldehyde tự do và giảm chi phí. Đầu những năm 60, Liu Chuan và cộng sự phát hiện thấy biến tính UF với Melamine đã nâng cao cường độ dán dính của ván dán. Khi tổng hợp keo UF với tỉ lệ mol 1,03-1,09, lượng Melamine được thêm vào là 0,5%-2,0% so với Urea, thêm một lượng nhỏ PVA vào quá trình tổng hợp keo UF có thể làm tăng tính chất dẻo và độ nhớt của keo UF tuy nhiên không nên vượt quá 5%, nếu không sẽ sản sinh ra gel (Xingong L, 2004). 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về biến tính keo UF Năm 2007, tác giả Trần Văn Chứ đã tổng hợp keo UF cũng đưa ra một số kết quả khả quan dùng chủ yếu trong công nghệ sản xuất ván LVL. Năm 2012 tác giả Nguyễn Văn Định và Phạm Văn Tiến đã nghiên cứu sản xuất keo UF thay thế cho keo nhập khẩu, dùng sản xuất ván dăm. Năm 2005, Phạm Đức Thắng và Đào Hùng Cường đã nghiên cứu biến tính keo UF bằng Melamine. Công trình nghiên cứu về keo UF ở Việt Nam rất ít và cũng chưa có tính hệ thống. 1.3. Nhận xét đánh giá và định hướng nghiên cứu Từ các nghiên cứu đề cập ở trên có thể thấy, để tổng hợp keo UF chất lượng có thể tiếp cận theo các hướng sau: (1) Để thu được keo có hàm lượng formaldehyde dư thấp, cần khống chế tỷ lệ mol tổng F:U không nên lớn hơn 1,4. (2) Để tránh phức tạp trong quá trình tổng hợp, số lần thêm Urea không nên nhiều hơn 3. (3) Việc bổ sung loại chất biến tính sao cho có khả năng thu gom được formaldehyde dư và không làm giảm tính năng dán dính của keo. Gần đây, trong các báo cáo của Essawy (2010, 2011) và Zhou (2013) đã cho biết các polyme siêu phân nhánh hoạt động có thể làm giảm hàm lượng formaldehyde tự do của keo UF và PVA là một trong số đó. 3
  6. Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát Xác định được ảnh hưởng của thông số công nghệ trong quá trình tổng hợp đến chất lượng keo UF biến tính bằng PVA dùng trong sản xuất ván dán, đồng thời bổ sung cơ sở lý luận trong công nghệ biến tính keo UF dùng trong sản xuất vật liệu gỗ. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được ảnh hưởng của lượng dùng PVA và tỉ lệ mol trong giai đoạn phản ứng cộng (F:U1) đến các chỉ tiêu chất lượng keo UF; - Xác định được ảnh hưởng của lượng dùng PVA và tỉ lệ mol trong giai đoạn phản ứng cộng (F:U1) đến một số tính chất của ván dán sử dụng keo UF biến tính bằng PVA. - Xác định được thông số công nghệ phù hợp để tổng hợp keo UF biến tính bằng PVA dùng trong sản xuất ván dán thông dụng; - Đề xuất được quy trình tổng hợp keo UF biến tính bằng PVA dùng để sản xuất ván dán đạt chất lượng theo QCVN và TCVN. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu - Ảnh hưởng của tỉ lệ thành phần nguyên liệu tổng hợp đến tính chất của keo UF biến tính bằng PVA (Urea, Formaldehyde và PVA). - Ảnh hưởng của tỉ lệ thành phần nguyên liệu tổng hợp keo đến tính chất của ván dán sử dụng keo UF biến tính bằng PVA. - Quy trình tổng hợp keo UF biến tính bằng PVA dùng để sản xuất ván dán. 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu a) Các yếu tố cố định - Nguyên liệu + Urea 98% - (NH2)2CO; + Formaldehyde 37% - HCHO; + Poly(vinyl alcohol) (PVOH, PVA), PVA-1799 - [CH2CH(OH)]n, độ polyme là 1700, độ tinh khiết 99%. 4
  7. - Tỉ lệ mol tổng F : U là: 1,1 : 1 - Điều kiện tổng hợp keo: + Công nghệ tổng hợp keo: kiềm - axít - kiềm. + Nhiệt độ và thời gian được thiết lập cụ thể trong quy trình tổng hơp keo. PVA được cho vào giai đoạn xảy ra phản ứng cộng. Chất xúc tác (NaOH 20%, CH3COOH 15%). - Cố định các yếu tố để tạo ván dán b) Yếu tố thay đổi: - Tỷ lệ mol F:U1: 1,7; 1,8; 1,9; 2,0; 2,1. - Lượng dùng PVA so với U tổng: 0,5%, 1,0%, 1,5%, 2,0%, 2,5% (áp dụng cho nghiên cứu thực nghiệm đơn yếu tố) - Trong thực nghiệm đơn yếu tố, khi thay đổi lượng dùng PVA thì cố định tỷ lệ mol F:U1. Khi thay đổi tỷ lệ mol trong giai đoạn phản ứng cộng thì cố định lượng dùng PVA. c) Các chỉ tiêu chất lượng cần kiểm tra - Chỉ tiêu chất lượng của keo UF biến tính bằng PVA: hàm lượng khô, thời gian đóng rắn, độ tan trong nước, hàm lượng formaldehyde tự do. - Các chỉ tiêu chất lượng của ván dán cần kiểm tra: độ bền kéo trượt màng keo, độ bền uốn tĩnh, mô đun đàn hồi uốn tĩnh. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thực nghiệm đơn yếu tố: ảnh hưởng của lượng dùng PVA và tỉ lệ mol F:U1 đến chất lượng keo và đến chất lượng ván dán. - Nghiên cứu thực nghiệm đa yếu tố: ảnh hưởng của lượng dùng PVA và tỉ lệ mol F:U1 đến chất lượg keo và ván dán. - Xây dựng quy trình tổng hợp keo UF biến tính bằng PVA. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp lý thuyết Kế thừa các công trình nghiên cứu liên quan để nghiên cứu cơ sở lý thuyết tổng hợp keo UF và xác định thông số thí nghiệm. 2.4.2. Phương pháp thực nghiệm 5
  8. Hình 2.1. Sơ đồ tổng quát quá trình nghiên cứu thực nghiệm Hình 2.2. Sơ đồ quy trình tổng hợp keo UF biến tính bằng PVA (1) Kế hoạch thực nghiệm đơn yếu tố Quan hệ giữa các hàm mục tiêu Y và các thông số ảnh hưởng Xi: 6
  9. Y = bo + biXi + biiXi2 Trong đó: Y - các hàm mục tiêu (hàm lượng khô, thời gian đóng rắn, độ tan trong nước, hàm lượng formaldehyde tự do, độ bền kéo trượt màng keo, độ bền uốn tĩnh, mô đun đàn hồi uốn tĩnh); Xi- giá trị mã hóa của các biến số; bo - hệ số tự do; bi - các hệ số tuyến tính; bii: - các hệ số bậc hai. Để xác định các hệ số của các phương trình hồi quy, sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất. Để đánh giá tính tương thích của phương trình hồi quy, cần phân tích phương sai. Từ đó, dùng hệ số R2 để đánh giá mức độ tương thích của phương trình hồi quy so với thực nghiệm. (2) Kế hoạch thực nghiệm đa yếu tố Việc thiết kế thí nghiệm để tìm ra sự ảnh hưởng của tỷ lệ thành phần nguyên liệu đến chất lượng keo UF và chất lượng ván dán được tiến hành theo phương pháp bề mặt đáp ứng (response surface methodology – RSM). Trong luận án, phương pháp thiết kế phối hợp có tâm (CCD) được lựa chọn để thiết kế thí nghiệm. Số lần lặp ở nghiệm thức tâm là 5. Phương trình hồi quy có dạng: Y = b0 + b1X1 + b2X2 + b12X1X2 + b11X12 + b22X22 Trong đó: Y là các hàm mục tiêu; b0 là hằng số; b1, b2 là các hệ số tuyến tính; b11, b22 là các hệ số bình phương, b12 là hệ số tương tác; X1, X2 là các biến khảo sát. Bảng 2.1. Mã hóa biến và các mức độ khảo sát Mã Giá trị Nhân tố (biến) hóa -α -1 0 +1 +α Lượng dùng PVA (%) X1 0,6 1,0 2,0 3,0 3,4 Tỷ lệ mol F:U1 X2 1,76 1,80 1,90 2,00 2,04 Với 5 lần lặp tại tâm và 2 yếu tố nghiên cứu, phần mềm Design expert DX-11 sẽ bố trí thí nghiệm một cách ngẫu nhiên cho ra 13 thí nghiệm. Phương pháp xác định các tính chất của keo: Các tính chất của keo trong luận án gồm: hàm lượng khô, thời gian đóng rắn, độ tan trong nước được xác định theo phương pháp quy định trong tiêu chuẩn Trung Quốc GB∕T 14732-2017 - Keo dán gỗ: Keo urea 7
  10. formaldehyde (UF), phenol formaldehyde (PF) và melamine formaldehyde (MF). Hàm lượng formaldehyde dư trong keo được xác định theo phương pháp quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11569:2016 - Keo dán gỗ - Xác định hàm lượng formaldehyde tự do. Phương pháp xác định các tính chất của ván dán: - Độ bền dán dính: phương pháp lấy và cắt mẫu thử được tiến hành theo TCVN 8328-1:2010. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chỉ tiến hành kiểm tra độ bền kéo trượt màng keo sau khi mẫu được để ổn định, với mục đích xác định xu hướng thay đổi khi điều kiện tổng hợp keo thay đổi, nhằm xác định thông số công nghệ tổng hợp keo UF biến tính PVA - Độ bền uốn tĩnh và mô đun đàn hồi uốn tĩnh: kiểm tra theo tiêu chuẩn TCVN 7756-6 : 2007 2.5. Ý nghĩa của luận án 2.5.1. Ý nghĩa khoa học Luận án đã nghiên cứu sử dụng hợp chất PVA (polyvinyl alcohol) để bổ sung vào quá trình tổng hợp keo UF nhằm cải thiện một số chỉ tiêu chất lượng keo UF và chất lượng ván dán. Luận án đã xác định được lượng dùng PVA và tỷ lệ mol trong giai đoạn phản ứng cộng (F:U1) hợp lý để nâng cao chất lượng keo UF cũng như chất lượng ván dán. 2.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu đã góp phần bổ sung cơ sở khoa học về công nghệ biến tính keo UF bằng PVA. Đây sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về công nghệ biến tính keo dùng trong sản xuất vật liệu gỗ. Các kết quả nghiên cứu sẽ mở ra hướng mới cho công nghệ biến tính keo, đặc biệt là bổ sung chất biến tính để giảm hàm lượng formaldehyde dư trong keo. Chương 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1. Cơ chế hình thành keo UF Urea và formaldehyde qua phản ứng cộng và phản ứng trùng ngưng (phản ứng đa tụ) tạo thành dung dịch keo. Phản ứng cộng Trong sản xuất thông thường, việc tổng hợp keo UF được thiết lập bởi một quy trình 2 bước, bao gồm các phản ứng methyl hóa và các phản ứng trùng ngưng. Phản ứng methyl hóa là một phản ứng cộng, được thực 8
  11. hiện trong môi trường trung tính hoặc kiềm nhẹ. Urea phản ứng với formaldehyde để tạo thành các methylolureas. Một mol urea có thể phản ứng với tối đa 4 mol formaldehyde để tạo thành nhiều loại urea methylol (monomethylolurea, dimethylolurea, trimethylolurea, tetramethylolurea). Tuy nhiên, tất cả các phản ứng này đều là phản ứng thuận nghịch (hình 3.1) Phản ứng trùng ngưng Phản ứng trùng ngưng là phản ứng giữa các methylol urea làm tăng khối lượng phân tử, phản ứng này chỉ xảy ra trong môi trường axit thông qua các phản ứng giữa các nhóm methylol với các amide chính và phụ của chúng. Polyme được nhân lên không ngừng là nhờ sự hình thành của các cầu nối methylene ether (-CH2-O-CH2-) và methylene (-CH2-) (hình 3.2). Hình 3.1. Sơ đồ phản ứng cộng của Urea với Formaldehyde 9
  12. Hình 3.2. Sơ đồ phản ứng trùng ngưng của các methylolurea để tạo cầu nối (-CH2-) và (-CH2-O-CH2-) 3.2. Hợp chất PVA và sự ảnh hưởng đến tính chất keo UF biến tính Trong thực tế, PVA được tổng hợp từ quá trình thủy phân polyvinyl acetate. Việc tổng hợp PVA được tiến hành qua nhiều bước, có thể được minh họa như sau: Phản ứng của PVA với F: nhóm OH của PVA kết hợp với F tự do để hình thành nhóm methylol đính kèm vào PVA bởi một nguyên tử O, sau đó phần OH của nhóm methylol này kết hợp với hydro amide của keo và tách nước: 10
  13. Khi PVA kết hợp với Urea sẽ tạo thành cao phân tử cacbamat este. Trong PVA có chứa nhóm (-OH), trong Urea chứa nhóm (-NH2), đây là những nhóm chức phân cực mạnh, có thể tương tác với nhau thông qua các liên kết hydro. Chính bởi những đặc tính kể trên mà PVA được nghiên cứu bổ sung vào quá trình tổng hợp keo dùng cho ngành công nghiệp gỗ nhằm làm thay đổi tính chất sản phẩm theo chiều hướng tích cực. 11
  14. Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả ảnh hưởng của tỷ lệ thành phần nguyên liệu đến tính chất keo UF (thực nghiệm quy hoạch đơn yếu tố) Hình 4.1. Ảnh hưởng của lượng dùng PVA đến tính chất keo và ván Nhận xét: Khi PVA tăng làm giảm hoạt tính của các nhóm chức khiến mức độ phản ứng giữa các hợp chất giảm xuống, dẫn đến hàm lượng khô của keo giảm. Với cùng một lượng F mà PVA lại có thể phản ứng với F để tạo ra keo có gốc polyvinyl khiến F giảm, thời gian đóng rắn kéo dài. Trong PVA tồn tại nhiều nhóm hydroxyl, trong quá trình phản ứng tạo ra kết cấu với F, kết cấu của hợp chất tạo ra này làm tăng khả năng hút nước của keo khi chưa đóng rắn. PVA tăng lên làm F dư giảm do phản ứng tạo ra keo giữa PVA và F. Theo Liu và cộng sự (2018), khi đưa PVA vào, ngoài U+F tạo mạng UF thì các chuỗi PVA liên kết ngang với nhau tạo mạng PVA và PVF. Các đại phân tử PVF gắn sâu vào mạng UF làm gia tăng sự móc nối lẫn nhau giữa 2 mạng lưới, tăng mức độ liên kết ngang trong hỗn hợp dẫn đến kéo trượt tăng. Khi lượng dùng PVA quá lớn (>2%) thì PVA + F nhiều hơn, thiếu hụt lượng F + U khiến kéo trượt giảm. Chuỗi đa phân tử có tính di động thấp nên vị trí của chuỗi PVF khó thay đổi, phản ứng của U+F xảy ra trong mạng PVF, mạng UF phát triển xen kẽ trong mạng PVF. Mạng UF có mật độ liên kết ngang dày đặc do các phân đoạn rất ngắn giữa các nhóm chức liền kề nên cứng, dễ gãy. Mạng PVA do quá trình acetal hóa liên phân tử bị hạn chế, nó luôn có mật độ liên kết ngang thấp nên linh hoạt, có thể kéo dài (tính co dãn). Khi bị ngoại lực tác động, độ co dãn của mạng PVA 12
  15. cho phép nó trở về trạng thái ban đầu sau biến dạng khiến độ bền uốn và mô đun tăng khi PVA tăng. Khi lượng dùng PVA quá lớn, PVA+F nhiều hơn, thiếu hụt F+U, các nhóm (-OH) của PVA dư thừa không phản ứng sẽ hút nước làm giảm lượng keo xâm nhập vào gỗ làm cho độ bền kéo trượt, độ bền uốn và mô đun giảm. Hình 4.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ mol F:U1 đến tính chất keo và ván Nhận xét: Khi tỉ lệ F:U1 tăng thì phản ứng giữa F và U xảy ra triệt để ở giai đoạn đầu, đến giai đoạn sau chỉ xảy ra phản ứng đa tụ, số lượng monome UF ở giai đoạn đầu lớn nên hàm lượng khô tăng. Tương tự, F:U1 tăng thì giai đoạn sau lượng F sẽ giảm nên F dư giảm. Đến giai đoạn đa tụ, lượng F vẫn dư để tiến hành các phản ứng kể cả với sự thêm vào của U mới nên thời gian đóng rắn giảm và độ tan trong nước tăng. Khi F:U1 >2 thì F còn lại ở giai đoạn đa tụ ít (do tổng lượng F ko đổi) nên F bị hao hụt giai đoạn sau – khi thêm U mới, phản ứng đa tụ thu được lượng sản phẩm ít, hàm lượng khô giảm và thời gian đóng rắn tăng lên. Khi F:U1 tăng, mức độ phản ứng tăng, tạo thành cấu trúc mạng chặt chẽ hơn ở trạng thái đóng rắn nên kéo trượt tăng. Mặt khác, mạng UF thuận lợi đan xen vào mạng PVA nên độ bền uốn và mô đun tăng. Khi F:U1 cao (>2), thiếu hụt F ở phản ứng đa tụ khi thêm U, cấu trúc mạng không chặt chẽ. F ở quá trình đa tụ thấp thì độ nhớt tăng, keo đóng rắn dễ hình thành cấu trúc tinh thể làm cản trở sự xâm nhập của các phân tử keo vào trong vách tế bào gỗ (ván dán) khiến cho kéo trượt, độ bền uốn và mô đun giảm. 13
  16. Bảng 4.1. Bố trí thí nghiệm và kết quả xác định các tính chất keo và ván dán theo tỷ lệ nguyên liệu khác nhau Lượng Thời Độ tan Cường độ Mô đun Hàm Hàm Độ bền Đơn dùng Tỷ lệ gian trong kéo trượt đàn hồi lượng lượng F uốn tĩnh, vị TN PVA, F:U1 đóng nước, màng keo, uốn tĩnh, khô, % tự do, % MPa % rắn, giây lần MPa GPa 1 2,0 1,90 53,8 85,3 3,4 0,61 2,20 56,80 9,7 2 2,0 1,90 53,9 85,5 3,6 0,59 2,40 55,00 9,9 3 3,4 1,90 53,6 88,5 3,5 0,55 2,16 55,00 8,5 4 2,0 2,04 53,7 95,3 3,1 0,48 2,11 54,00 9,3 5 1,0 1,80 54,6 82,4 2,5 0,75 1,34 54,65 7,15 6 3,0 2,00 53,4 85,2 3,8 0,49 2,35 56,00 10,5 7 2,0 1,90 53,9 84,6 3,4 0,59 2,20 56,00 9,7 8 2,0 1,90 54,2 86,1 3,3 0,61 2,10 57,00 9,6 9 1,0 2,00 54,1 88,5 2,4 0,51 1,56 53,50 7,5 10 2,0 1,90 53,8 85,3 3,7 0,62 2,50 56,90 10 11 2,0 1,76 53,8 101,2 1,8 0,68 0,94 55,94 7,2 12 0,6 1,90 55,1 82,1 1,4 0,70 0,92 52,00 4,5 13 3,0 1,80 53,3 92,1 3,5 0,65 2,11 57,00 8,8 14
  17. 4.2. Kết quả ảnh hưởng của tỷ lệ thành phần nguyên liệu đến một số tính chất keo UF (thực nghiệm quy hoạch đa yếu tố) 4.2.1. Ảnh hưởng đến hàm lượng khô Hình 4.3. Đồ thị ảnh hưởng của Hình 4.4. Đồ thị tương quan giữa tỷ lệ thành phần nguyên liệu đến giá trị thực nghiệm và giá trị hồi hàm lượng khô của keo quy của hàm lượng khô Đồ thị bề mặt đáp ứng và contour ở hình 4.3 cho thấy, hàm lượng khô có xu hướng tăng khi tỷ lệ mol F:U1 tăng từ 1,76 đến 1,85 và đạt giá trị tối ưu tại F:U1 = 1,80 sau đó giảm xuống khi tỷ lệ mol tiếp tục tăng đến 2,0. Hàm lượng khô giảm khi tăng lượng dùng PVA. Hàm lượng khô đạt giá trị tối ưu là 55,1% tương ứng với lượng dùng PVA = 0,6% và tỷ lệ mol F:U1 = 1,80. Dữ liệu trong Hình 4.4 cho thấy giá trị thực nghiệm và giá trị hồi quy có quan hệ rất chặt chẽ (R2 > 0,9). 4.2.2. Ảnh hưởng đến thời gian đóng rắn Thời gian đóng rắn có xu hướng giảm khi tỷ lệ mol F:U1 tăng từ 1,76 đến 1,9 và đạt giá trị tối ưu là 79,7 tại F:U1 = 1,87 sau đó tăng lên khi tỷ lệ mol tiếp tục tăng đến 2,0. Thời gian đóng rắn tăng khi tăng lượng dùng PVA. Thời gian đóng rắn đạt giá trị tối ưu là 79,7 giây tương ứng với lượng dùng PVA = 0,6% và tỷ lệ mol F:U1 = 1,87 (hình 4.5). Giá trị thực nghiệm và giá trị hồi quy có quan hệ khá chặt chẽ (R 2 > 0,8) (hình 4.6). 15
  18. Hình 4.5. Đồ thị ảnh hưởng của tỷ Hình 4.6. Đồ thị tương quan giữa lệ thành phần nguyên liệu đến thời giá trị thực nghiệm và giá trị hồi gian đóng rắn quy của thời gian đóng rắn 4.2.3. Ảnh hưởng đến độ tan trong nước Hình 4.7. Đồ thị ảnh hưởng của tỷ Hình 4.8. Đồ thị tương quan giữa lệ thành phần nguyên liệu đến độ giá trị thực nghiệm và giá trị hồi tan trong nước quy của độ tan trong nước Độ tan trong nước có xu hướng tăng khi tỷ lệ mol F:U1 tăng từ 1,76 đến 1,95 và đạt giá trị tối ưu tại F:U1 = 1,94 sau đó giảm xuống khi tỷ lệ mol tiếp tục tăng đến 2,0. Tăng lượng dùng PVA thì độ tan trong nước có xu hướng tăng lên. Độ tan trong nước của keo đạt giá trị tối ưu 3,8 lần tương ứng với lượng dùng PVA = 2,5% và tỷ lệ mol F:U1 = 1,94 (hình 4.7). Giá trị thực nghiệm và giá trị hồi quy có quan hệ khá chặt (R2 > 0,8) (hình 4.8). 16
  19. 4.2.4. Ảnh hưởng đến hàm lượng formaldehyde dư Hình 4.9. Đồ thị ảnh hưởng của Hình 4.10. Đồ thị tương quan tỷ lệ thành phần nguyên liệu đến giữa giá trị thực nghiệm và giá trị hàm lượng F dư hồi quy của hàm lượng F dư Hàm lượng formaldehyde tự do có xu hướng giảm khi tăng tỷ lệ mol F:U1 và lượng dùng PVA. Hàm lượng formaldehyde tự do của keo đạt giá trị tối ưu 0,49% tương ứng với lượng dùng PVA = 2,5% và tỷ lệ mol F:U1 = 2,0 (hình 4.9). Giá trị thực nghiệm và giá trị hồi quy có quan hệ rất chặt (R2 > 0,9) (hình 4.10). 4.2.5. Ảnh hưởng đến độ bền kéo trượt màng keo Từ đồ thị hình 4.11 và 4.12 cho thấy, độ bền kéo trượt màng keo có xu hướng tăng khi tỷ lệ mol F:U1 tăng từ 1,76 đến 1,95 và đạt giá trị tối ưu tại F:U1 = 1,94 sau đó giảm xuống khi tỷ lệ mol tiếp tục tăng đến 2,0. Độ bền kéo trượt màng keo cũng có xu hướng tăng khi tăng lượng dùng PVA, đạt giá trị tối ưu là 2,47 MPa tương ứng với lượng dùng PVA = 2,5% và tỷ lệ mol F:U1 = 1,94. Giá trị thực nghiệm và giá trị hồi quy có quan hệ chặt (R2 > 0,8). Hình 4.11. Đồ thị ảnh hưởng của tỷ Hình 4.12. Đồ thị tương quan giữa lệ thành phần nguyên liệu đến độ giá trị thực nghiệm và giá trị hồi quy bền kéo trượt màng keo của độ bền kéo trượt màng keo 17
  20. 4.2.6. Ảnh hưởng đến độ bền uốn tĩnh Hình 4.13. Đồ thị ảnh hưởng của Hình 4.14. Đồ thị tương quan giữa tỷ lệ thành phần nguyên liệu đến giá trị thực nghiệm và giá trị hồi độ bền uốn tĩnh quy của độ bền uốn tĩnh Độ bền uốn tĩnh có xu hướng tăng khi tỷ lệ mol F:U1 tăng từ 1,76 đến 1,85 và đạt giá trị tối ưu tại F:U1 = 1,83 sau đó giảm xuống khi tỷ lệ mol tiếp tục tăng đến 2,0. Độ bền uốn tĩnh cũng có xu hướng tăng khi tăng lượng dùng PVA từ 0,6% đến 2,5% sau đó giảm khi tiếp tục tăng lượng dùng PVA đến 3%. Độ bền uốn tĩnh đạt giá trị tối ưu 56,83 MPa tương ứng với lượng dùng PVA = 2,5% và tỷ lệ mol F:U1 = 1,83 (hình 4.13). Giá trị thực nghiệm và giá trị hồi quy có quan hệ chặt (R2 > 0,8) (hình 4.14). 4.2.7. Ảnh hưởng đến mô đun đàn hồi uốn tĩnh Hình 4.15. Đồ thị ảnh hưởng của tỷ Hình 4.16. Đồ thị tương quan giữa lệ thành phần nguyên liệu đến mô giá trị thực nghiệm và giá trị hồi quy đun đàn hồi uốn tĩnh của mô đun đàn hồi uốn tĩnh Từ hình 4.15 và 4.16 cho thấy, mô đun đàn hồi uốn tĩnh có xu hướng tăng khi tỷ lệ mol F:U1 tăng từ 1,76 đến 2,0 và đạt giá trị tối ưu tại F:U1 = 1,98. Mô đun đàn hồi uốn tĩnh cũng có xu hướng tăng khi tăng 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2