intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật hóa học: Nghiên cứu chế tạo xenlulo và một số sản phẩm có giá trị từ rơm rạ và thân ngô

Chia sẻ: Lê Hoa Trà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

48
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án: Góp phần bổ sung cơ sở khoa học và công nghệ chế tạo xenlulo và các sản phẩm hữu ích từ rơm rạ và thân ngô, làm cơ sở xây dựng và phát triển công nghệ chế biến tích hợp toàn bộ sinh khối của các dạng phế phụ phẩm nông nghiệp tiềm năng của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật hóa học: Nghiên cứu chế tạo xenlulo và một số sản phẩm có giá trị từ rơm rạ và thân ngô

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br /> <br /> THÁI ĐÌNH CƯỜNG<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO XENLULO VÀ MỘT SỐ SẢN PHẨM<br /> CÓ GIÁ TRỊ TỪ RƠM RẠ VÀ THÂN NGÔ<br /> <br /> Chuyên ngành: Vật liệu cao phân tử và tổ hợp<br /> Mã số: 62440125<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> KỸ THUẬT HÓA HỌC<br /> <br /> Hà Nội – 2017<br /> 1<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS.TS. Lê Quang Diễn<br /> 2. PGS.TS. Doãn Thái Hòa<br /> 3.<br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ<br /> cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br /> <br /> Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ………<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội<br /> 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> <br /> 2<br /> <br /> A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN<br /> Sinh khối lignoxenlulo, bao gồm gỗ hay các loại thực vật phi<br /> gỗ chứa xơ sợi, trong đó tiềm năng là phế phụ phẩm cây nông nghiệp,<br /> là nguồn nguyên liệu tái sinh, đa dạng và có tính chất phù hợp làm<br /> nguyên liệu sản xuất nhiều sản phẩm có giá trị, những hóa chất, vật<br /> liệu thiết yếu cho con người trong tương lai thay thế nguồn nguyên<br /> liệu hóa thạch. Sản xuất vật liệu và hóa chất “xanh” từ nguồn nguyên<br /> liệu lignoxenlulo, là một trong những hướng nghiên cứu và phát triển<br /> công nghệ trọng tâm trên thế giới.<br /> Nước ta là nước nông nghiệp, các loại cây nông nghiệp rất đa<br /> dạng. Hàng năm sau thu hoạch tạo thành một lượng phế phụ phẩm<br /> chứa xenlulo vô cùng lớn, như rơm rạ, thân ngô, bã mía, ước đạt hàng<br /> chục triệu tấn, có thể thu gom và tận dụng. Mặc dù vậy, hiện nay các<br /> dạng nguyên liệu này vẫn chưa được sử dụng hiệu quả, do chất lượng<br /> không đồng đều, vấn đề thu gom, tồn trữ gặp khó khăn và cơ bản nhất<br /> là chưa có công nghệ chế biến phù hợp đáp ứng hiệu quả kinh tế và<br /> môi trường nhất định.<br /> Trên thực tế, cũng như ở nhiều quốc gia khác, chỉ một phần nhỏ<br /> các dạng phế phụ phẩm này được tận dụng là chất đốt sinh hoạt, phân<br /> bón hữu cơ,… còn lại bị vứt bỏ và phương thức xử lý chủ yếu là đốt,<br /> gây lãng phí và không ít vấn đề về bảo vệ môi trường và sức khỏe<br /> cộng đồng, nhất là đối với các vùng gần đô thị hoặc khu dân cư có mật<br /> độ cao. Nguyên do chủ yếu là với sản lượng lớn và nhu cầu đời sống<br /> ngày càng cao, người nông dân ngày càng ít sử dụng phế thải nông<br /> nghiệp làm chất đốt mà thay vào đó là các loại chất đốt khác như than<br /> đá, khí đốt.<br /> Trên thế giới và trong nước cũng đã có nhiều nghiên cứu sử<br /> dụng rơm rạ và thân ngô để chế tạo vật liệu xơ sợi, vật liệu compozit,<br /> nhiên liệu sinh học, …, nhưng hướng nghiên cứu chế tổng hợp, để tận<br /> dụng toàn bộ sinh khối hay chế biến sâu để tạo ra sản phẩm đa dạng<br /> và nâng cao giá trị sản phẩm, vẫn chưa được chú trọng. Bên cạnh đó,<br /> ngay hiện nay và trong tương lại gần, đã có nhu cầu lớn về các sản<br /> 1<br /> <br /> phẩm có thể sản xuất từ dạng phế phụ phẩm nông nghiệp này, như bột<br /> xenlulo, dioxit silic, các sản phẩm tự nhiên, chất hấp phụ, vật liêu<br /> nano,… Vì vậy nghiên cứu tập định hướng tận dụng toàn bộ sinh khối,<br /> hay chế biến tích hợp các công đoạn để đưa ra công nghệ khả thi, tạo<br /> cơ sở để phát triển công nghệ chế tạo sản phẩm, là bức thiết, có ý nghĩa<br /> khoa học và thực tiễn.<br /> Việc nghiên cứu một cách hệ thống và chi tiết, từ đó xây dựng<br /> được các phương pháp chế tạo các sản phẩm đa dạng từ hai dạng vật<br /> liệu lignoxenlulo tiềm năng và dễ tiếp cận, sẽ làm nền tảng cho phát<br /> triển công nghệ khả thi chế biến vật liệu lignoxenlulo thành các sản<br /> phẩm hữu ích, đáp ứng nhu cầu trong nước là vấn đề bức thiết. Giải<br /> quyết vấn đề này không những sẽ mang lại lợi ích kinh tế, tăng giá trị<br /> sản xuất nông nghiệp, mà còn góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe<br /> cộng đồng.<br /> Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án<br /> Mục tiêu của Luận án:<br /> - Góp phần bổ sung cơ sở khoa học và công nghệ chế tạo xenlulo<br /> và các sản phẩm hữu ích từ rơm rạ và thân ngô, làm cơ sở xây dựng<br /> và phát triển công nghệ chế biến tích hợp toàn bộ sinh khối của các<br /> dạng phế phụ phẩm nông nghiệp tiềm năng của Việt Nam.<br /> - Đưa ra được phương pháp khả thi phân tách các hợp chất vô<br /> cơ và hữu cơ của rơm rạ và thân ngô, để chế biến thành các sản phẩm<br /> có tính năng sử dụng nâng cao.<br /> Đối tượng cho nghiên cứu là rơm rạ giống Q5 và thân cây ngô<br /> NK7328 thu gom tại xã Dân lực, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa.<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Tính chất của rơm rạ và thân ngô được phân tích bằng các<br /> phương pháp tiêu chuẩn hóa TAPPI, các phương pháp phân tích hóa<br /> lý học;<br /> Rơm rạ và thân ngô được xử lý bằng các tác nhân khác nhau<br /> (dung môi hữu cơ, dung dịch NaOH, axit sunfuric, hydropeoxit bổ<br /> sung xúc tác) để tách riêng các thành phần của nguyên liệu, thu hồi<br /> 2<br /> <br /> các chất trích ly, dioxit silic, đường C5 và xenlulo. Xenlulo được tẩy<br /> trắng bằng dioxit clo và hydropeoxit, tinh chế bằng kiềm. Từ xenlulo<br /> đã chế tạo microxenlulo bằng phương pháp thủy phân, chế tạo<br /> nanoxenlulo bằng phương pháp xử lý với dung dịch hydropeoxit trong<br /> môi trường axit. Sơ đồ chuyển hóa tích hợp rơm rạ và thân ngô được<br /> trình bày trên hình dưới đây.<br /> <br /> Tính chất của sản phẩm được phân tích bằng các phương pháp<br /> thực nghiệm trong lĩnh vực hóa học gỗ, hóa học và công nghệ sản xuất<br /> bột giấy, công nghệ xenlulo; các phương pháp phân tích công cụ, GSMS, HPLC, SEM, XRD, EDX, ..., sử dụng thiết bị phân tích hiện đại.<br /> Phạm vi và nội dung nghiên cứu của luận án<br /> Luận án bao gồm 03 nội dung nghiên cứu chính:<br /> - Nghiên cứu tiền xử lý rơm rạ và thân ngô bằng etanol để thu<br /> các chất trích ly;<br /> - Nghiên cứu xây dựng 03 phương pháp chuyển hóa tích hợp<br /> rơm rạ và thân ngô, thành xenlulo, dioxit silic và đường C5, sử dụng<br /> các tác nhân/hệ tác nhân khác nhau;<br /> - Nghiên cứu chế tạo microxenlulo và nanoxenlulo từ xenlulo<br /> của rơm rạ.<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2