Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ảnh hưởng một số tham số động lực, kết cấu tới giảm thanh và khả năng làm việc của đạn giảm thanh theo nguyên lý pít tông-xi lanh
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng cơ sở lý luận cho việc tính toán, thiết kế, chế tạo đạn giảm thanh theo nguyên lý pít tông - xi lanh sơ đồ thuận (đạn giảm thanh pít tông - xi lanh) dùng cho súng ngắn cỡ nhỏ (dưới 7,62 mm);
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ảnh hưởng một số tham số động lực, kết cấu tới giảm thanh và khả năng làm việc của đạn giảm thanh theo nguyên lý pít tông-xi lanh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ VÕ THIÊN SƠN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ THAM SỐ ĐỘNG LỰC, KẾT CẤU TỚI GIẢM THANH VÀ KHẢ NĂNG LÀM VIỆC CỦA ĐẠN GIẢM THANH THEO NGUYÊN LÝ PÍT TÔNG - XI LANH Chuyên ngành: Cơ kỹ thuật Mã số: 62 52 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Hà Nội - 2018
- Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Bùi Ngọc Hồi; 2. TS. Trần Văn Doanh. Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Hồng Lanh Học viện Kỹ thuật Quân sự; Phản biện 2: GS.TS Trần Văn Địch Đại học Bách khoa Hà Nội; Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Văn Chúc Viện Khoa học và Công nghệ quân sự. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện, họp tại Viện Khoa học và Công nghệ quân sự. Vào hồi giờ ngày tháng năm 2018. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Viện Khoa học và Công nghệ quân sự; - Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của luận án Để giảm thanh cho phát bắn thường dùng súng có gắn ống giảm thanh, hiện nay còn có đạn giảm thanh, loại này ngăn cách không cho khí thuốc giãn nở va đập vào môi trường không khí thông qua kết cấu của đạn theo nguyên lý pít tông - xi lanh. Do là loại vũ khí trang bị cho các lực lượng làm nhiệm vụ đặc biệt, bí mật nên các thông tin, tài liệu về vũ khí, đạn giảm thanh không được công bố và là bí mật của mỗi quốc gia. Cho tới nay các tài liệu có được về vũ khí, đạn giảm thanh chủ yếu ở dạng nguyên lý chung và giới thiệu một số thông số tính năng kỹ thuật. Một số cơ quan nghiên cứu của quân đội thời gian qua đã nghiên cứu thiết kế chế thử một số sản phẩm về đạn giảm thanh, tuy nhiên kết quả đang còn rất hạn chế và chưa đưa được vào trang bị. Để đảm bảo vũ khí và đạn giảm thanh trang bị cho các lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ đặc biệt, đặc nhiệm, tình báo.., rất cần có những nghiên cứu làm cơ sở chế tạo vũ khí và đạn giảm thanh và đảm bảo trang bị cho bộ đội. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng cơ sở lý luận cho việc tính toán, thiết kế, chế tạo đạn giảm thanh theo nguyên lý pít tông - xi lanh sơ đồ thuận (đạn giảm thanh pít tông - xi lanh) dùng cho súng ngắn cỡ nhỏ (dưới 7,62 mm); Nội dung nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu mô hình kết cấu động lực học, nguyên lý làm việc và giảm thanh của đạn pít tông - xi lanh. Làm rõ sự khác biệt của thuật phóng trong đạn pít tông - xi lanh so với đạn thông thường. Trên cơ sở đó hoàn thiện bài toán thuật phóng trong cho đạn giảm thanh pít tông - xi lanh. Xây dựng biểu thức xác định mối liên hệ giữa các tham số động lực học, tham số kết cấu và nghiên cứu ảnh hưởng của các tham số tới khả năng làm việc và giảm thanh của đạn. Nghiên cứu thực nghiệm xác định tốc độ của đầu đạn, áp suất trong lòng xi lanh khi bắn, cường độ âm thanh, cự ly sát thương, uy lực của đầu đạn. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đạn giảm thanh theo nguyên lý pít tông - xi lanh sơ đồ thuận, dùng cho súng ngắn cỡ nhỏ dưới 7,62 mm. Phạm vi nghiên cứu là xây dựng mô hình nguyên lý kết cấu đạn giảm thanh pít tông - xi lanh phù hợp với yêu cầu tác chiến của bộ đội đặc nhiệm và điều kiện công nghệ chế tạo của Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết: Xây dựng mô hình kết cấu đạn giảm thanh pít tông - xi lanh, thiết lập mô hình toán, dùng phương pháp giải tích kết hợp với ứng dụng các phần mềm và công cụ mô phỏng nghiên cứu ảnh hưởng của một số tham số động lực học và kết cấu chính tới khả năng làm việc và giảm thanh của đạn. Nghiên cứu thực nghiệm: Xây dựng cơ sở lý luận
- 2 nghiên cứu thực nghiệm về làm việc và giảm thanh của đạn. Trong đó có việc chế tạo mẫu đạn giảm thanh pít tông - xi lanh và đo đạc thử nghiệm. Ý nghĩa khoa học của luận án - Phân tích, đánh giá và xây dựng kết cấu, làm rõ nguyên lý giảm thanh của đạn pít tông - xi lanh. Bổ sung, hoàn thiện, xây dựng bài toán thuật phóng trong của đạn giảm thanh pít tông - xi lanh. Xây dựng thuật toán phần tử hữu hạn (PTHH) và chương trình tính toán phân tích động lực học đạn giảm thanh pít tông - xi lanh khi bắn. Khảo sát đánh giá ảnh hưởng một số yếu tố kết cấu và động lực tới khả năng làm việc và giảm thanh của đạn khi bắn. Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Chế tạo mẫu đạn giảm thanh pít tông - xi lanh với kết cấu mới bằng vật tư và công nghệ trong nước. Mở ra khả năng chế tạo, sản xuất trang bị cho bộ đội đặc nhiệm và các nhiệm vụ đặc biệt. Bố cục của luận án gồm phần mở đầu, kết luận và 4 chương được trình bày trong 122 trang. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẠN GIẢM THANH THEO NGUYÊN LÝ PÍT TÔNG - XI LANH 1.1. Tổng quan về đạn giảm thanh pít tông - xi lanh sơ đồ thuận Bản chất của giải pháp giảm tiếng nổ đầu nòng theo nguyên lý pít tông - xi lanh là phong tỏa khí thuốc không cho thoát ra ngoài sau khi thực hiện phát bắn, tích trữ phần áp suất dư thừa của phát bắn ở trong lòng vỏ đạn. Khi bộ phát hoả làm việc tạo ra tia lửa mồi cháy cho thuốc phóng, thuốc phóng cháy tạo ra sản phẩm khí có nhiệt độ, áp suất cao làm pít tông chuyển động mang đầu đạn chuyển động theo, khi vai của pít tông chạm vào gờ của vỏ đạn thì dừng lại và bịt kín khí thuốc không cho thoát ra ngoài, đầu đạn tiếp tục chuyển động nhờ động năng nhận được từ sự va đập của pít tông vào gờ chặn của xi lanh. Hình 1.4. Sơ đồ nguyên lý đạn giảm thanh kiểu pít tông thuận Nguyên lý làm việc của hệ vũ khí đạn pít tông - xi lanh theo kiểu sơ đồ thuận đều giống nguyên lý làm việc của hệ súng, pháo thông thường thuộc hệ nhiệt động kín. So với súng, pháo thông thường thuộc hệ nhiệt động kín, hệ vũ khí đạn pít tông không tồn tại thời kỳ tác dụng sau cùng của khí thuốc lên đáy đạn cũng như đáy nòng, quá trình nhiệt động xảy ra trong hệ kín hoàn toàn từ đầu đến cuối của hiện tượng bắn. Các quy luật cháy tạo khí của thuốc phóng,
- 3 các quy luật vật lý cơ bản của hiện tượng bắn trong nòng súng thông thường đều đúng đối với hệ vũ khí này. 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu các loại đạn giảm thanh 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Liên Xô đã chế tạo một số mẫu đạn giảm thanh: - Đạn giảm thanh 7,62 mm SP3 dùng cho súng ngắn hai nòng MSP Hình 1.8. Đạn giảm thanh 7,62 SP3 và súng MSP Loại đạn SP3 có thành vỏ đạn mỏng nên áp suất dư trong vỏ đạn sau khi bắn còn rất lớn, khả năng bịt kín khí thuốc hạn chế nên tiếng nổ đầu nòng vào khoảng 125 dB. Sau khi bắn phải chờ 710 phút mới được phép rút vỏ đạn để thay viên đạn khác - Đạn giảm thanh 7,62 mm SP-4 dùng cho súng trên dao NRS-2, súng ngắn nạp đạn tự động PSS. Đạn SP-4 có chiều dài 41,36mm, đường kính vỏ đạn lớn nhất 11,88 mm. Đầu đạn có hình trụ, chiều dài 28,4mm, đường kính 7,62mm, khối lượng đầu đạn 10,07 gam, âm thanh đầu nòng khi bắn 124 dB. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Khoa Vũ khí học viện KTQS đã nghiên cứu thiết kế thành công đạn kéo dây mồi bắn trên súng ngắn cầm tay theo nguyên lý pít tông - xi lanh sơ đồ ngược: khối lượng đạn 179gam, sơ tốc 86 m/s kéo dây mồi đường kính 2,5mm. Trên cơ sở đạn giảm thanh theo nguyên lý pít tông - xi lanh sơ đồ thuận, Viện Tên lửa đã thiết kế chế thử súng ngắn siêu nhỏ giảm thanh bắn gần theo nguyên lý pít tông-xylanh. Đây là dạng kết hợp giữa đạn và nòng súng để tạo ra hiệu ứng giảm thanh khi bắn Viện Vũ khí /Trung tâm KH-CN quân sự thực hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế thử súng côn quay và đạn triệt âm kiểu PZAM âm thanh đầu nòng 132 dB, việc nghiên cứu cũng mới dừng lại thử nghiệm ban đầu. Viện Vũ khí /TCCNQP thực hiện đề tài nghiên cứu “Thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ chế tạo súng và đạn cối triệt âm 50mm”, sử dụng nguyên lý pít tông - xi lanh ngược, đã hoàn thành các chỉ tiêu về tính năng kỹ chiến thuật [3] và đã được đưa vào sản xuất loạt 0.
- 4 Nhìn chung các công trình nghiên cứu, thiết kế chế tạo đạn giảm thanh theo nguyên lý pít tông - xi lanh thuận trong nước mới dừng lại ở dạng sản phẩm chế mẫu, chưa sản xuất loạt đưa vào trang bị. Đặc biệt, cơ sở khoa học phục vụ cho tính toán thiết kế, chế tạo đạn giảm thanh theo nguyên lý pít tông - xi lanh chưa được hoàn thiện và đầy đủ, các tham số thiết kế chủ yếu dựa vào mẫu, bởi vậy các kết quả đạt được còn rất hạn chế. 1.4. Các kết quả đạt được và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 1.4.1. Các kết quả nghiên cứu đã đạt được Các công trình nghiên cứu về đạn giảm thanh theo nguyên lý pít tông - xi lanh của nước ngoài mà ta có được hiện nay, chủ yếu là giới thiệu về thông số kỹ thuật, các cơ sở khoa học phục vụ cho nghiên cứu tính toán thiết kế đều không được công bố và chưa có tài liệu giới thiệu. Việc tiếp cận các kết quả nghiên cứu về đạn giảm thanh của nước ngoài vẫn còn hạn chế. Các nhà khoa học trong nước đã quan tâm và có những đóng góp nhất định trong việc xây dựng cở sở khoa học tính toán thiết kế súng và đạn giảm thanh thông qua một số đề tài nghiên cứu thiết kế chế tạo các sản phẩm cụ thể theo mẫu hoặc theo mẫu nguyên lý của nước ngoài. 1.4.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu - Nghiên cứu các loại kết cấu của đạn, khả năng đóng kín của hệ để tạo ra hiệu ứng giảm thanh; phân tích động học kết cấu để đảm bảo bịt kín khí thuốc trong quá trình chuyển động và đóng kín của pít tông khi bắn; - Cơ sở lý thuyết tính toán thuật phóng trong và phương pháp giải bài toán thuật phóng trong cho đạn giảm thanh theo nguyên lý pít tông - xi lanh. Xác định một số thông số thuật phóng làm cơ sở cho việc nghiên cứu tính toán, lựa chọn các thông số thiết kế. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tham số động lực học, tham số kết cấu tới khả năng làm việc và giảm thanh của đạn. - Nghiên cứu thực nghiệm xác định các tham số động lực học như sơ tốc, áp suất, uy lực, cự ly sát thương, âm thanh..., tham số kết cấu như liên kết pít tông - xi lanh, độ bền của vỏ đạn (xilanh); biến dạng, bịt kín của pít tông đến giảm thanh của đạn. Kết luận chương 1 Giảm thanh bằng đạn theo nguyên lý pít tông - xi lanh hoàn toàn khác với các phương pháp giảm thanh bằng ống giảm thanh. Đạn giảm thanh pít tông - xi lanh có khả năng giảm thanh tốt nhưng vẫn đảm bảo được các chỉ tiêu về sát thương, tiêu diệt mục tiêu trong cự ly cho phép. Loại vũ khí này phù hợp với nhiệm vụ của bộ đội đặc nhiệm vì có kết cấu nhỏ gọn, thuận tiện trong ngụy trang khi làm nhiệm vụ, đặc biệt là âm thanh khi bắn nhỏ giúp xạ thủ ẩn mình tốt hơn trước đối phương.
- 5 Chương 2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH KẾT CẤU VÀ CƠ SỞ TÍNH TOÁN, KHẢO SÁT ĐỘNG LỰC HỌC ĐẠN GIẢM THANH PÍT TÔNG - XI LANH 2.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu khả năng làm việc cho đạn giảm thanh pít tông - xi lanh Nghiên cứu về khả năng làm việc của đạn giảm thanh pít tông - xi lanh, bản chất là nghiên cứu về quá trình động học của phát bắn bao gồm: Quá trình cháy tạo khí sinh công của thuốc phóng; biến dạng của gờ pít tông giải phóng liên kết với xi lanh; chuyển động của pít tông + đầu đạn trong lòng xi lanh; va đập, biến dạng của pít tông, xi lanh khi vai pít tông va chạm vào gờ chặn của xi lanh tạo hiệu ứng giảm thanh; động năng ban đầu cần thiết để đầu đạn chuyển động đến mục tiêu. Các quá trình trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, bài toán động học của phát bắn cũng chính là bài toán nghiên cứu cơ sở lý thuyết và phương pháp giải bài toán thuật phóng trong của đạn giảm thanh pít tông - xi lanh. 2.1.1. Xây dựng mô hình, kết cấu đạn giảm thanh pít tông - xi lanh Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về đạn giảm thanh, luận án xây dựng mô hình kết cấu nghiên cứu là đạn giảm thanh theo nguyên lý pít tông - xi lanh sơ đồ thuận, sử dụng cho súng ngắn kiểu côn quay (hình 2.1). Kết cấu của đạn giảm thanh pít tông - xi lanh gồm: Xi lanh là chi tiết hình ống trụ dày, đáy có ren để lắp với bộ phát hỏa và bậc giữ (a) để lắp với gờ pít tông (c), trước có lỗ và bậc chặn (d) để giữ pít tông; bộ phát hỏa (5) bao gồm: Thân, chốt trung gian, hạt lửa và nắp đậy; pít tông hình trụ có gờ (c) để liên kết với bậc giữ của xi lanh (a), trên có trụ để gắn với đầu đạn, bên trong rỗng làm buồng chứa thuốc phóng; đầu đạn có lỗ để gắn với trụ đầu pít tông.
- 6 Khi bộ phát hỏa (5) làm việc tạo ra tia lửa mồi cháy cho thuốc phóng (4), thuốc phóng cháy tạo ra sản phẩm khí có nhiệt độ cao, áp suất lớn, áp suất tăng nhanh và giãn nở sinh công, đến khi đủ lực gây biến dạng gờ pít tông, làm mất liên kết giữa pít tông (3) và xi lanh (1), pít tông chuyển động mang đầu đạn chuyển động theo, khi vai pít tông chạm vào bậc chặn của xi lanh (1) thì dừng lại và bịt kín khí thuốc không cho thoát ra ngoài, đầu đạn (2) tách liên kết với pít tông tiếp tục chuyển động đến mục tiêu nhờ động năng va đập của pít tông vào gờ chặn của xi lanh. 2.1.2. Cơ sở tính toán thuật phóng trong của đạn giảm thanh pít tông - xi lanh Hiện tượng bắn của đạn giảm thanh pít tông - xi lanh chia làm 4 thời kỳ Thời kỳ sơ bộ: Từ khi liều thuốc phóng được mồi cháy cho đến khi pít tông bắt đầu giải phóng khỏi liên kết giữa gờ pít tông và xi lanh. Khi bắn dưới tác dụng của cơ cấu phát hỏa, hạt lửa làm việc tạo ra xung lửa đốt cháy thuốc phóng. Thuốc phóng cháy tạo ra sản phẩm cháy có nhiệt độ cao, áp suất tăng nhanh trong buồng đốt. Quá trình chuyển động của pít tông xảy ra khi áp suất đạt đến giá trị p0 đủ để làm biến dạng gờ pít tông giải phóng liên kết giữa gờ pít tông với xi lanh, áp suất p0 được gọi là áp suất tống đạn hay áp suất ban đầu. Hình 2.3. Mô tả các thời kỳ làm việc của đạn giảm thanh pít tông - xi lanh Đặc điểm của thời kỳ sơ bộ là tính chất phức tạp của quá trình phá vỡ liên kết giữa gờ pít tông với xi lanh. Quá trình này xảy ra rất nhanh gần như tức thời và phụ thuộc vào cấu tạo của buồng đốt, liên kết của pít tông với xi lanh, kích thước gờ pít tông và vật liệu làm pít tông cũng như quy luật thay đổi của áp suất khí thuốc trong buồng đốt. Ta có thể giả thiết thời kỳ sơ bộ xảy ra tức thời, do đó trong thời kỳ này thuốc phóng cháy trong thể tích không đổi, áp suất tăng lên đạt giá trị p0 và pít tông chưa chuyển động. Thời kỳ thứ nhất: được tính từ khi pít tông bắt đầu được giải phóng đến khi thuốc phóng cháy hết. Khi pít tông được giải phóng hoàn toàn khỏi liên kết với xi lanh, quá trình cháy của thuốc phóng không ngừng tăng lên và nhanh chóng đạt giá trị áp suất cực đại pmax. Sau khi qua điểm cực đại pmax, tốc độ chuyển động của pít tông +đầu đạn tăng nhanh. Thời kỳ thứ hai: được tính từ khi thuốc phóng cháy hết cho tới khi vai pít tông tì vào bậc chặn của xi lanh. Sau khi thuốc phóng cháy hết, quá trình tạo
- 7 khí chấm dứt, nhưng khí thuốc vẫn còn dự trữ năng lượng lớn, tiếp tục giãn nở sinh công làm tăng tốc độ chuyển động của pít tông. Pít tông mang đầu đạn vẫn tiếp tục chuyển động trên đoạn đường còn lại trước khi pít tông dừng lại do chạm vào bậc chặn của xi lanh, quá trình này xảy ra rất nhanh, có thể bỏ qua tổn thất nhiệt do truyền nhiệt qua thành xi lanh. Thời kỳ tác dụng sau cùng: Khi pít tông chạm vào bậc chặn của xi lanh, lúc này vận tốc chuyển động của pít tông + đầu đạn trong lòng xi lanh đạt giá trị lớn nhất. Đây là thời kỳ xảy ra các hiện tượng khác so với phát bắn đạn súng thông thường: va đập pít tông vào bậc chặn xi lanh gây ra biến dạng kết cấu pít tông - xi lanh và bịt kín khí thuốc; tạo lực va đập lên súng thông qua lực va chạm của pít tông và xi lanh. Thời điểm này đầu đạn tách liên kết với pít tông tiếp tục chuyển động về phía trước nhờ động năng va đập của pít tông vào gờ chặn xi lanh và động năng sẵn có của đầu đạn. 2.1.3. Các giả thiết và hệ phương trình thuật phóng trong đối với đạn giảm thanh pít tông - xi lanh Các thời kỳ hiện tượng bắn của đạn giảm thanh pít tông - xi lanh đều diễn ra trong lòng xi lanh, các phương trình động học của hiện tượng bắn đạn giảm thanh cơ bản đều giống với phương trình động học súng thông thường. Chỉ có một số điểm khác biệt như: do hành trình chuyển động của pít tông là ngắn nên quá trình biến đổi nhiệt năng của khí thuốc thành động năng chuyển động của pít tông + đầu đạn có hiệu suất nhỏ hơn so với súng thông thường. Do không có thời kỳ tác dụng sau cùng của khí thuốc nên bài toán thuật phóng trong chỉ xét đến hết thời kỳ thứ 2, khi pít tông dừng lại đóng kín khí thuốc. Để thiết lập hệ phương trình vi phân giải bài toán thuật phóng trong của đạn giảm thanh pít tông - xi lanh cần sử dụng các giả thiết sau: Khối lượng thuốc phóng đồng nhất về thành phần hoá học và tính chất vật lý; có kích thước và hình dạng như nhau; bùng cháy đồng thời và tức thời; Thuốc phóng cháy tuân theo quy luật hình học; - Tại thời điểm t = 0, áp suất khí thuốc trong buồng đốt bằng áp suất mồi (pmồi); Tại thời điểm t = to, khi đó p = po liên kết pít tông và xi lanh chưa được giải phóng; Áp suất tại mọi điểm trong lòng xi lanh là như nhau ở mỗi thời điểm xét và bằng áp suất thuật phóng p; Quy luật tốc độ cháy là tuyến tính một số hạng u = u1p, trong đó: u1 - Hệ số tốc độ cháy; p - Áp suất khí thuốc (áp suất môi trường thuốc cháy) - Pít tông và đầu đạn chuyển động thẳng tịnh tiến trong xi lanh; Khối lượng pít tông+đầu đạn (m); Khe hở giữa pít tông và xi lanh là không đáng kể do đó bỏ qua sự phụt khí thuốc qua khe hở giữa pít tông và xi lanh; Vận tốc của các lớp khí thuốc từ đáy xi lanh đến đáy pít tông thay đổi theo quy luật tuyến tính từ 0 đến vvd; Bỏ qua ma sát của pít tông và xi lanh trong quá trình chuyển động của pít tông trong lòng xi lanh.
- 8 2.1.4. Hệ phương trình vi phân giải bài toán thuật phóng trong Căn cứ vào mô hình và hệ thống các giả thiết đã nêu trên, ta có thể đưa bài toán về bài toán thuật phóng trong của súng pháo thông thường. Hệ phương trình thuật phóng trong của đạn giảm thanh bao gồm các phương trình cơ bản của thuật phóng trong, phương trình trạng thái, các phương trình mô tả quy luật cháy của thuốc phóng và các phương trình chuyển động của pít tông +đầu đạn. p dl 0 0 t t0 0 0 t t0 dz 0 t tk Ik ; ; dv Sp (2.3) dt dt v t t0 dt t t0 0 t tk m Các phương trình bổ sung: + Phương trình sinh khí z 1 z z 2 (2.4) + Phương trình cơ bản thuật phóng trong 1 (2.5) p f m v 2 S l l 2 với các điều kiện ban đầu: t = 0; l = 0; v = 0; p = pmồi; z = z0. Hệ phương trình có 6 nghiệm là: p, v, l, t, ψ và z Trong đó: p- Áp suất khí thuốc; v- Tốc độ chuyển động của pít tông và đầu đạn trong xi lanh; l - Chiều dài chuyển động của pít tông trong xi lanh; lt - Chiều dài chuyển động của pít tông tại thời điểm xét; T- Nhiệt độ tuyệt đối của khí thuốc; WΨ thể tích tự do của khí thuốc trong buồng đốt; Ψ- Lượng thuốc tương đối đã cháy; ωc - Khối lượng thuốc đã cháy; ω - Khối lượng thuốc ban đầu của thuốc phóng; z - bề mặt cháy tương đối của lớp thuốc đã cháy (tại thời điểm xét). 2.1.5. Lựa chọn phương pháp và xây dựng chương trình giải bài toán thuật phóng trong đạn giảm thanh pít tông - xi lanh. Bài toán thuật phóng trong cho đạn giảm thanh là bài toán xác định mối quan hệ giữa các phần tử thuật phóng với các đặc trưng cấu tạo pít tông - xi lanh và điều kiện nhồi. Bài toán thuật phóng trong đạn giảm thanh pít tông - xi lanh được giải bằng phương pháp tích phân số. Sử dụng phương pháp Runghe - Kuta là phương pháp hiện đang được ứng dụng rộng rãi và rất dễ chương trình hoá trên máy tính. Đưa hệ phương trình vi phân về dạng y’ = f(x,y) Khi đó: yn+1 = yn + yn Trong đó: yn (k1 + 2k2 + 2k3 + k4)/6 Với: k1 = hx . f(xn,yn); k2 = hx . f(xn+hx/2,yn+k1/2); k3 = hx . f(xn+hx/2,yn+k2/2); k4 = hx . f(xn+hx,yn+k3);hx - bước tính của x Luận án đã tiến hành giải hệ phương trình trên máy tính bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic. Thông qua chương trình tính toán cho ra kết quả giải bài toán thuật phóng trong đạn giảm thanh pít tông - xi lanh là các tham số về áp suất trong lòng xi lanh, vận tốc chuyển động của pít tông, đầu đạn…
- 9 2.2. Cơ sở khoa học và xây dựng thuật toán để nghiên cứu động lực học hệ pít tông - xi lanh của đạn giảm thanh Nguyên lý giảm thanh của đạn giảm thanh là do hoạt động của các cơ cấu bên trong đạn tạo ra. Để giảm thanh tốt cần phải nghiên cứu, phân tích quan hệ làm việc giữa pít tông và xi lanh khi bắn, từ đó xây dựng một cơ cấu hợp lý đảm bảo bịt kín khí thuốc trong quá trình chuyển động cũng như khi đóng kín áp suất khí thuốc sau khi dừng lại của pít tông. 2.2.1. Mô tả quá trình hoạt động của cơ hệ đạn giảm thanh pít tông - xi lanh Áp suất khí thuốc là đối tượng tác động làm cho ứng xử của xi lanh trở nên phức tạp và là nguyên nhân chủ yếu để tạo lực chuyển động cho pít tông và truyền động năng ban đầu cho đầu đạn, vì vậy trong bài toán này tác giả luận án chỉ nghiên cứu ứng xử cơ học của xi lanh dưới tác dụng của áp suất khí thuốc do quá trình bắn gây ra, trong đó áp suất khí thuốc p(t) biến đổi theo thời gian, mô hình tính của bài toán được thể hiện như hình 2.5. Hình 2.5. Mô hình tính của bài toán 2.2.2. Thiết lập phương trình của cơ hệ đạn pít tông - xi lanh và ứng dụng phương pháp PTHH nghiên cứu phân tích động lực học cơ hệ Với mô hình bài toán như đã trình bày, xi lanh được rời rạc hóa bởi hữu hạn các phần tử khối 3D dạng phần tử khối lục diện 8 điểm nút, tại mỗi nút của phần tử có 3 bậc tự do: ui, vi, wi tương ứng là các chuyển vị dài theo các phương X, Y và Z (Hình 2.6). Dạng hình học và các hàm chuyển vị của nó là các tổ hợp tuyến tính của 8 hàm dạng như sau: N 1 r r 1 s s 1 t t , với i = 1, 2, 3, 4, ..., 7, 8, (2.15) trong đó: 1 i i i i 8 * * * r*, s*, t* là các toạ độ cục bộ; ri ,si , ti là các giá trị của toạ độ cục bộ nút i, chúng nhận các giá trị từ -1 đến 1. Tọa độ của điểm thuộc phần tử được cho bởi: 8 8 8 X NX , i 1 i Y NY , i i 1 Z i i NZ . (2.16) i 1 i i N1 0 0 N2 0 0 N 3 ... 0 với hàm dạng: , N 0 N1 0 0 N2 0 0 ... 0 0 0 N1 0 0 N2 0 ... N 8 Xi, Yi và Zi là toạ độ của nút i trong hệ toạ độ tổng thể.
- 10 a, Trong hệ tọa độ tổng thể b, Trong hệ tọa độ cục bộ Hình 2.6. Phần tử lục diện 8 điểm nút Các hàm chuyển vị theo các phương X, Y và Z trong hệ trục tổng thể: 8 8 8 u Nu , i 1 i iv Nv , i 1 w Nw, i i (2.19) i 1 i i với ui, vi và wi là các bậc tự do của nút i. Phương trình mô tả dao động không cản của phần tử: M e qe K e qe f e . (2.28) với ma trận độ cứng phần tử: (2.29) K e B D B dVe , T 2424 Ve với [D] là ma trận vật liệu. Ma trận khối lượng phần tử: M e N N dVe , (2.32) T 2424 Ve với - khối lượng riêng vật liệu phần tử lục diện. 2.2.3. Phương trình dao động tổng thể của hệ Phương trình mô tả dao động của hệ được xây dựng trên cơ sở các phương trình mô tả dao động của các phần tử, trong đó các ma trận và véc tơ được tập hợp từ các ma trận và véc tơ phần tử. Việc ghép nối các ma trận, véc tơ phần tử thành ma trận, véc tơ tổng thể của toàn hệ thông qua ma trận bậc tự do của từng phần tử, với các hàm được thiết lập trong chương trình tính Bullet_Silencer_2016. Sau khi tập hợp các ma trận, véc tơ tải trọng phần tử thành các ma trận và véc tơ tải trọng tổng thể, phương trình mô tả dao động của hệ trong hệ tọa độ tổng thể được viết như sau: M U C U K U R , (2.40) trong đó: [M], [C], [K] tương ứng là ma trận khối lượng, ma trận cản và ma trận độ cứng tổng thể của hệ, chúng được xây dựng từ các ma trận phần tử thành phần M M , K K . e (2.41) e Ne Ne với: Ne - số phần tử của hệ.
- 11 2.2.4. Thuật toán giải phương trình dao động tổng thể của hệ - Đối với bài toán dao động riêng tuyến tính, tần số riêng của hệ được xác định khi giải phương trình: K 2 M 0, (2.45) Tương ứng với tần số riêng i, các véc tơ riêng {Ui} của hệ lúc này được xác định bởi phương trình: K i2 M U i 0 . (2.46) - Với bài toán dao động cưỡng bức tuyến tính, phương trình (2.40) được tác giả giải trên cơ sở sử dụng phương pháp tích phân trực tiếp Newmark, theo đó, nghiệm của phương trình (2.40) tại bước lặp thứ i ở thời điểm tính t + t được xác định bởi phương trình: M U t t C U t t K U t t Rt t (2.47) Hoặc viết dưới dạng suy rộng: K U t t Rtt , (2.49) Điều kiện đầu: U 0 U 0 ,U 0 U 0 (2.53) Với điều kiện đầu (2.53), giải hệ phương trình (2.47), kết hợp với (2.49) cho ta các thông số chuyển vị, vận tốc, gia tốc của hệ. Kết luận chương 2 Đã xây dựng mô hình kết cấu và cơ sở lý thuyết về đạn giảm thanh pít tông - xi lanh, phân tích các quá trình động học của đạn giảm thanh khi bắn. Xây dựng hệ phương trình bài toán thuật phóng trong của đạn giảm thanh pít tông - xi lanh, áp dụng phương pháp giải bằng tích phân số thông qua chương trình tính. Xây dựng cơ sở giải bài toán động lực học của hệ pít tông, xi lanh khi bắn bằng phương pháp phần tử hữu hạn trên cơ sở chỉ tiêu về áp suất tạo chuyển động của pít tông+đầu đạn và đáp ứng động của áp suất lên thành xi lanh theo thời gian. Chương 3 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THAM SỐ ĐỘNG LỰC, KẾT CẤU TỚI GIẢM THANH VÀ KHẢ NĂNG LÀM VIỆC CỦA ĐẠN GIẢM THANH PÍT TÔNG - XI LANH 3.1. Ảnh hưởng của một số tham số kết cấu, động lực đến giảm thanh và khả năng làm việc của đạn giảm thanh 3.1.1. Ảnh hưởng của kết cấu để tạo động năng ban đầu và thực hiện giảm thanh cho đạn Đạn giảm thanh pít tông - xi lanh có kết cấu như hình 3.4. Xi lanh được thiết kế có thành dày và đảm bảo bền không bị biến dạng trong quá trình bắn, lòng trong xi lanh có độ chính xác cao và đồng đều trong cả hành trình chuyển động của pít tông. Để tạo ra áp suất tống đạn p0, pít tông có gờ cản liên kết với bậc giữ của xi lanh. Khi áp suất đạt po thì sẽ làm biến dạng gờ của pít tông tạo chuyển động
- 12 cho pít tông và đầu đạn. Với cấu tạo lòng pít tông làm buồng đốt nên thân pít tông luôn có xu hướng biến dạng hướng kính, tì sát vào thành xi lanh làm tăng độ bịt kín áp suất khí thuốc tạo ra hiệu ứng giảm thanh cho đạn. Hình 3.4. Thay đổi áp suất khí thuốc (đường cong 1) và vận tốc pít tông+đầu đạn (đường cong 2) trong quá trình bắn. Đặc tính tăng áp suất khí thuốc của thuốc phóng cháy nhanh phụ thuộc nhiều vào kích thước và hình dạng hạt thuốc, thành phần hóa học, mật độ nhồi. Các yếu tố này xác định tốc độ cháy của liều thuốc phóng, áp suất đạt p 0 và pmax. Trên hình (3.24) mô tả sự thay đổi áp suất khí thuốc p và vận tốc đầu đạn v theo thời gian t (l - chiều dài xi lanh). Giá trị áp suất p phụ thuộc vào điều kiện nhồi và chiều dài xi lanh. Vận tốc pít tông+ đầu đạn đến cuối thời kỳ thứ 3 đạt giá trị cực đại (pít tông đứng lại). 3.1.2. Ảnh hưởng của áp suất tống đạn đến động năng và vận tốc của pít tông+đầu đạn Áp suất đạn giảm thanh phụ thuộc nhiều yếu tố như cấu tạo pít tông - xi lanh: vật liệu, đường kính trong ngoài, chiều dài, phương pháp liên kết ... . Sự thay đổi của áp suất tống đạn p0 ảnh hưởng nhiều đến các thông số thuật phóng của hiện tượng bắn. Xét tại thời điểm kết thúc quá trình cắt vành pít tông (giải phóng liên kết vành pít tông và gờ xi lanh…). dp f 0 (3.1) p0 dt Sl k Từ (3.1) cho thấy ảnh hưởng của việc tăng p0 đến đặc tính thay đổi của đường cong áp suất gần giống như ảnh hưởng của việc tăng đặc trưng hình dạng χ hoặc giảm xung lượng áp suất Ik. Như vậy khi p0 tăng, áp suất khí thuốc tăng, vị
- 13 trí của pít tông khi đạt áp suất lớn nhất và khi thuốc phóng cháy hết dịch về phía buồng đốt. Khi các điều kiện khác không đổi, diện tích phía dưới của đường cong áp suất tăng nên vận tốc đầu đạn vd tăng. Do các điều kiện để thay đổi về kích thước là hạn chế (đường kính, chiều dài, hành trình chuyển động của pít tông…) nên việc tăng p0 để tăng động năng ban đầu cho pít tông+đầu đạn là cần thiết. 3.1.3. Ảnh hưởng động lực của pít tông và xi lanh tới giảm thanh và vận tốc ban đầu của đầu đạn Khi pít tông chuyển động mang theo đầu đạn va chạm vào gờ chặn của xi lanh, pít tông bị giữ lại, biến dạng và bịt kín đầu xi lanh không cho áp suất khí thuốc phóng thoát ra ngoài đảm bảo giảm thanh cho đạn. Đồng thời đầu đạn thực hiện tách liên kết với pít tông tiếp tục chuyển động về phía trước. 3.1.3.1. Ảnh hưởng kết cấu và động lực va đập tới giảm thanh của đạn Trên hình (3.5) là sơ đồ vị trí va đập và biến dạng của pít tông - xi lanh trong đạn giảm thanh. Ký hiệu: OO - là vị trí bề mặt bắt đầu tiếp xúc của pít tông với bậc chặn của xi lanh trước khi va đập; O’O’ - là vị trí bề mặt tiếp xúc của pít tông với bậc chặn xi lanh sau khi va đập; x1 - dịch chuyển của bề mặt đầu pít tông khỏi vị trí OO sau khi va đập; x2 - dịch chuyển của vị trí bề mặt tiếp xúc ban đầu OO của xi lanh với pít tông sau khi va đập; m - khối lượng của pít tông và đầu đạn; c - hệ số độ cứng của xi lanh; v - vận tốc của pít tông khi va đập vào xi lanh; N - phản lực pháp tuyến của xi lanh tác động vào pít tông khi va đập; α - góc vát bậc chặn của xi lanh. Hình 3.5. Sơ đồ vị trí va đập và biến dạng của pít tông - xi lanh Dưới tác dụng của áp suất khí thuốc, pít tông mang theo đầu đạn chuyển động trong lòng xi lanh với vận tốc tăng dần và đạt giá trị lớn nhất khi va chạm vào gờ chặn của xi lanh. Coi áp suất phân bố đều trong lòng xi lanh, tại thời điểm va chạm ta có thể tính được lực va đập của pít tông vào xi lanh: Fvd mxvd (m p md ) xvd (3.7)
- 14 Từ sơ đồ và các ký hiệu trên, ta thiết lập được phương trình va đập và biến dạng của pít tông - xi lanh có dạng sau: mx1 N sin N x1 x2 f cos sign x1 x2 0 (3.10) cx2 N sin N x1 x2 f cos sign x1 x2 0 Do pít tông được làm bằng vật liệu mềm hơn vật liệu xi lanh (thường làm bằng đồng đỏ), nên khi va đập với xi lanh bề mặt pít tông bị biến dạng, vị trí bề mặt đầu của pít tông không ở vị trí O’O’ mà dịch chuyển về phía trước. Điều đó có nghĩa là x1 > x2 và x1 x2 . Vì vậy, phương trình (3.10) có thể viết thành: mx1 N sin N x1 x2 f cos 0, (3.11) cx2 N sin N x1 x2 f cos 0. Từ phương trình (3.11), ta rút ra được: mx1 cx2 (3.12) Và từ phương trình (3.11), ta cũng tính được: N sin Nf cos x2 x1 . (3.13) c Nf cos c Nf cos Thay biểu thức (3.12) vào (3.13), ta được: Nf cos cN sin , mx1 c x1 c Nf cos c Nf cos Vấn đề quan trọng của bài toán là tìm biến dạng (dịch chuyển) lớn nhất của pít tông sau khi va đập chấm dứt. x1 (max) x1 (t1 ) (3.18) Dịch chuyển lớn nhất của xi lanh là: x2 (max) x2 (t2 ), (3.20) Biến dạng dư của pít tông: x1 x2 max x1 x2 t3 (3.22) Từ các biểu thức trên ta có thể tính được thời gian va đập và biến dạng của pít tông - xi lanh. Đây là cơ sở để lựa chọn vật liệu làm xi lanh, kích thước bề dày của pít tông để đảm bảo ổn định khi đạn làm việc. Biến dạng của pít tông và độ cứng của xi lanh thoả mãn điều kiện: pít tông biến dạng để tăng độ bịt kín, tạo tiếng va đập nhẹ và đủ bền để bịt kín áp suất khí thuốc trong lòng xi lanh; gờ chặn xi lanh đảm bảo đủ bền để không bị biến dạng khi va đập và giữ chặt pít tông. 3.1.3.2. Ảnh hưởng của kết cấu và động lực va đập tới vận tốc ban đầu của đầu đạn Khi pít tông mang theo đầu đạn va đập vào gờ chặn xi lanh tạo ra xung lực và động năng làm biến dạng và dịch chuyển bề mặt tiếp xúc của pít tông và xi lanh, giải phóng đầu đạn khỏi phần liên kết với đầu pít tông, tạo cho đầu đạn có động năng và vận tốc ban đầu tiếp tục bay về phía trước tới mục tiêu.
- 15 Bỏ qua mất mát năng lượng do va đập và biến dạng của pít tông và lực ma sát tại liên kết giữa đầu đạn với pít tông, ta có thể tính vận tốc phần bay của đạn sau va chạm vđ theo định luật bảo toàn động lượng: Tpt Td và (m p md )v 2pd md vd2 m p md mp (3.41) vd v pd 1 v pd md md Từ biểu thức trên nhận thấy: Muốn giảm ảnh hưởng của quá trình va chạm này cần phải xác định làm giảm khối lượng tương đối của pít tông mp/md khi đó không chỉ có lợi về mặt tốc độ mà còn có lợi cho cả độ bền gờ thành xi lanh, đồng thời tiếng động do quá trình va chạm này gây ra cũng nhỏ hơn. 3.2. Khảo sát biến dạng và ứng suất của xi lanh do tác động của áp suất khí thuốc khi bắn Độ bền của xi lanh là một trong những tham số kết cấu quan trọng ảnh hưởng đến khả năng làm việc tin cậy của đạn pít tông - xi lanh. Trong mục này luận án tập trung khảo sát các yếu tố kết cấu (kích thước, vật liệu) và động lực (áp suất khí thuốc) tới độ bền của xi lanh. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu ở trên, lựa chọn kết cấu của xi lanh có các kích thước cụ thể để khảo sát bằng phương pháp mô phỏng số như sau: Vỏ đạn (xi lanh) được chế tạo bằng vật liệu thép C45, đường kính ngoài 12,4 mm, chiều dày thành xi lanh 2,2 mm, chiều dài tổng cộng 54,5 mm, chiều dài làm việc 43 mm. Mặt bích thứ nhất dài 4 mm, đường khính trong 5,6 mm, mặt bích thứ 2 dài 7,5 mm, đường kính trong 10 mm. Hình 3.6. Cấu tạo xi lanh Trên cơ sở giải bài toán thuật phóng trong bằng chương trình tính ở chương 2 với thuốc phóng CK59 và mô hình kết cấu của đạn trình bày ở trên ta được áp suất p = p(t) có biểu đồ như hình 3.8, phân bố đều trên bề mặt trong của xi lanh. Trong đó pmax = 1343 x105 N/m2 , thời gian đạt đỉnh xung t1 = 0,002s, tổng thời gian tác dụng tải t = 0,005s. Bài toán dao động riêng: Giải bài toán dao động riêng, nhận được 03 tần số riêng đầu tiên (Hz): f1 = 7,26; f2 = 9,34; f3 =10,82. Bài toán dao động cưỡng bức: Sử dụng chương trình tính
- 16 Cartridge_Silencer_ 2016 đã lập ở chương 2, giải bài toán với các thông số đã nêu ở trên ta được kết quả trên hình 3.9 là đáp ứng biến dạng theo phương dọc trục và theo hướng kính tại mặt trong của xi lanh theo thời gian. Hình 3.7. Mô hình PTHH của bài toán Hình 3.8. Quy luật tải trọng a, Biến dạng dọc trục b, Biến dạng hướng kính Hình 3.9. Đáp ứng biến dạng tại điểm giữa, mặt trong xi lanh (điểm A) Bảng 3.1. Tóm tắt các giá trị max về biến dạng, ứng suất tại các điểm tính. Đại lượng rAmax zAmax zA max [N/m2] tdB max [N/m2] Giá trị 8,122.10-6 1,880.10-7 63,7211.104 177,70.106 Hình 3.12. Trường biến dạng của xi lanh
- 17 Hình 3.13. Trường ứng suất của xi lanh Nhận xét: Đáp ứng động của xi lanh thể hiện rõ trên các đồ thị đã chỉ ra, trong trường hợp chịu lực như trên, cả biến dạng và ứng suất theo phương hướng kính của xi lanh lớn hơn nhiều so với các đại lượng cùng loại. Giá trị biến dạng tỉ đối ε theo phương hướng kính rất nhỏ so với đường kính ban đầu của xi lanh, như vậy có thể coi như xi lanh không biến dạng. Đây là yêu cầu cần thiết cho vỏ đạn giảm thanh phải đảm bảo bền, không biến dạng sau khi bắn và phải rút được vỏ đạn ra khỏi súng. 3.3. Khảo sát ảnh hưởng của một số tham só kết cấu và động lực đến khả năng làm việc của đạn 3.3.1. Ảnh hưởng của vật liệu xi lanh: Tính toán với 3 loại vật liệu, trong đó giả thiết chúng chỉ khác nhau về mô đun đàn hồi E1 = 2,1.1011 N/m2 (bài toán cơ bản), E2 = 1,21.1011 N/m2(Đồng), E3= 0,72.1011 N/m2 (Hợp kim nhôm). Bảng 3.2. Tóm tắt các giá trị lớn nhất về biến dạng và ứng suất Loại vật liệu rAmax zAmax zA max [N/m2] tdB max [N/m2] Thép 8,122.10-6 1,880.10-7 63,7211.104 177,70.106 Đồng 1,409.10-5 3,263.10-7 63,7212.104 177,70.106 HK nhôm 2,369.10-5 5,484.10-7 63,7212.104 177,701.106 Hình 3.14. Đáp ứng biến dạng hướng kính và dọc trục tại điểm A
- 18 Nhận xét: Với 3 loại vật liệu làm xi lanh nói trên, nhận thấy đáp ứng biến dạng dọc trục của xi lanh khác nhau rõ rệt, còn đáp ứng về ứng suất hầu như thay đổi rất ít. Điều này cho thấy, đối với kết cấu xi lanh, giải pháp thay đổi vật liệu để nhằm giảm ứng suất trong xi lanh là không hiệu quả. 3.3.2. Ảnh hưởng của áp suất khí thuốc Bảng 3.3. Tóm tắt các giá trị lớn nhất về biến dạng và ứng suất rAmax zAmax zA max [N/m2] tdB max [N/m2] p1 8,122.10-6 1,880.10-7 63,7211.104 177,70.106 p2 4,061.10-6 0,940.10-7 31,8606.104 88,85.106 p3 12,183.10-6 2,821.10-7 95,5817.104 266,55.106 Tính toán với 3 trường hợp áp suất, biểu đồ áp suất, thời gian đạt đỉnh xung và tổng thời gian tải tác dụng như nhau, song áp suất lớn nhất tương ứng p1max p1 1343kG / cm2 , pmax 2 p2 0,5p1max , p3max p3 1,5p1max . Hình 3.18. Đáp ứng biến dạng hướng kính, dọc trục tại điểm A Nhận xét: Khi áp suất lớn nhất tăng, thời điểm ứng suất đạt lớn nhất và tổng thời gian duy trì áp suất trong xi lanh như nhau thì ứng suất và biến dạng tại các điểm tính cũng tăng, còn sau thời điểm đạt giá trị lớn nhất thì chúng vẫn thay đổi theo quy luật như trên (áp suất lớn thì ứng suất và biến dạng cũng lớn). 3.3.3. Ảnh hưởng của đường kính trong xi lanh Đường kính trong xi lanh là d, để xem xét ảnh hưởng của đường kính trong đến đáp ứng động của xi lanh, vớiđiều kiện các thông số không đổi, ngoại trừ d thay đổi: d1 = 7,5.10-3m, d2 = 8,0.10-3m (bài toán cơ bản), d3 = 8,5.10-3m. Bảng 3.4. Tóm tắt các giá trị lớn nhất về biến dạng và ứng suất rAmax zAmax zAmax [N/m2] tdB max [N/m2] d1 8,256.10-6 2,357.10-7 60,6438.104 171,72.106 d2 8,122.10-6 1,880.10-7 63,7211.104 177,70.106 d3 8,418.10-6 2,957.10-7 66,1517.104 184,80.106
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 287 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 264 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 194 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 134 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 117 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 169 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn