Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tưới trong điều kiện miễn giảm thuỷ lợi phí vùng đồng bằng sông Hồng
lượt xem 2
download
Mục đích của luận án nhằm nghiên cứu tác động của chính sách miễn giảm TLP đến CLDV tưới nông nghiệp, Ý thức sử dụng nước và bảo vệ CTTL của hộ dùng nước và các đối tượng hưởng lợi qua đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp một cách phù hợp trong điều kiện thực tế quản lý khai thác CTTL của vùng ĐBSH.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tưới trong điều kiện miễn giảm thuỷ lợi phí vùng đồng bằng sông Hồng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI ĐỖ VĂN QUANG NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TƢỚI TRONG ĐIỀU KIỆN MIỄN GIẢM THUỶ LỢI PHÍ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Quy hoạch và Quản lý tài nguyên nƣớc Mã số: 62 – 62 – 30 - 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. GS.TS.NGUYỄN QUANG KIM 2. PGS.TS.PHẠM HÙNG HÀ NỘI, NĂM 2016
- Công trình được hoàn thành tại Trƣờng đại học thủy lợi Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS.NGUYỄN QUANG KIM 2. PGS.TS.PHẠM HÙNG Phản biện 01: PGS.TS. Nguyễn Văn Tỉnh Phản biện 02: PGS.TS. Đoàn Thế Lợi Phản biện 03: PGS.TS. Hà Lƣơng Thuần Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại Room 5, Nhà K1, trường Đại học Thủy Lợi. Vào lúc 14 giờ 00 ngày 6 tháng 9 năm 2016. Có thể tìm hiểu luận án tại các thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Thủy Lợi 0
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách thủy lợi phí (TLP) là một trong những chính sách quan trọng và có ảnh hưởng sâu rộng đến nông nghiệp và an sinh xã hội. Những mặt tích cực to lớn như giảm gánh nặng cho nông dân, nhằm góp phần nâng cao đời sống và thu nhập của người nông dân, giảm sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị. Bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, cần phải có các nghiên cứu khoa học đánh giá một cách trung thực và khách quan những ảnh hưởng và tác động của chính sách miễn giảm TLP theo Nghị định 67/2012/NĐ-CP đến các đối tượng hưởng lợi, chất lượng dịch vụ tưới, lãng phí nước, năng suất cây trồng, ngân sách của nhà nước. Từ kết quả đánh giá định tính, định lượng và đa chiều về tác động của chính sách miễn giảm TLP tiến hành đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tưới trong điều kiện miễn giảm TLP vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là hết sức cần thiết và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tác động của chính sách miễn giảm TLP đến CLDV tưới nông nghiệp, Ý thức sử dụng nước và bảo vệ CTTL của hộ dùng nước và các đối tượng hưởng lợi qua đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp một cách phù hợp trong điều kiện thực tế quản lý khai thác CTTL của vùng ĐBSH. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chính sách miễn giảm TLP của Việt Nam; Chất lượng dịch vụ tưới; Các bên liên quan trong hoạt động quản lý khai thác và bảo vệ CTTL. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Các nghiên cứu khảo sát được tiến hành tại vùng ĐBSH cụ thể như sau: (i) CLDV tưới và SHL của nhà quản lý thuỷ lợi thực hiện tại 11 tỉnh, thành phố vùng ĐBSH (ii) Nghiên cứu hiệu quả sử dụng nước trước và sau khi miễn giảm TLP trong thời gian 5 năm được thực hiện tại các tỉnh Bắc Ninh, Nam Định và thành phố Hà Nội; (iii) Các số liệu phân tích, so sánh về năng suất, tài chính tại vùng ĐBSH trong 10 năm gần đây; (iv) Ứng dụng công nghệ thông tin trong 1
- quản lý TLP và đánh giá CLDV tưới trực tuyến áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng nghiên cứu: Phương pháp kế thừa; Phương pháp định tính; Phương pháp định lượng; Phương pháp phân tích đa chiều; Phương pháp tổng kết phân tích thực tế; Phương pháp mô hình toán; Phương pháp chuyên gia và tham vấn cộng đồng. Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu được thể hiện ở hình 1. NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TƢỚI TRONG ĐIỀU KIỆN MIỄN GIẢM THUỶ LỢI PHÍ VÙNG ĐỒNG BẰNG Nội dung chƣơng 1 SÔNG HỒNG TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH ÁP DỤNG Phƣơng pháp nghiên cứu Mô hình nghiên cứu định lƣợng Nội dung chƣơng 2 Mô hình SERVQUAL (Parasuraman) - Phương pháp kế thừa - Phương pháp định tính Mô hình 1 - Phương pháp định lượng Mô hình 2 Chất lượng - Phương pháp phân tích đa chiều Sự hài lòng của dịch vụ tưới - Phương pháp tổng kết phân tích thực tế nhà quản lý nông nghiệp - Phương pháp mô hình toán thủy lợi (SHL) (CLDV) - Phương pháp chuyên gia và tham vấn cộng đồng KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Tác động đến các bên Nội dung chƣơng 3 liên quan CLDV=F(THH, SBD, SDC, DDU, STC) Tác động đến năng suất cây trồng Kết quả phân tích định Kết quả phân tích tính về tác động của chính định lượng sách miễn giảm TLP Hiệu quả sử dụng nước SHL=F(TCĐ, THQ, TXĐ) Tác động đến kinh phí nhà nước ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TƢỚI Nội dung chƣơng 4 Đề xuất biện pháp Giải pháp phát nâng cao ý thức Đề xuất các biện pháp triển ứng dụng hệ Đề xuất biện pháp của người dân về hạn chế các tác động thống thông tin nâng cao CLDV tưới sử dụng nước tiết tiêu cực của chính sách nhằm nâng cao nông nghiệp kiệm, tham gia miễn giảm TLP hiệu quả quản lý quản lý khai thác tưới và bảo vệ CTTL Hình 1. Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu 2
- 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Xây dựng thành công các mô hình phân tích định lượng đo lường CLDV tưới nông nghiệp và SHL của nhà quản lý thuỷ lợi về ý thức sử dụng nước tiết kiệm, tham gia quản lý và bảo vệ CTTL của các hộ dùng nước. Đồng thời thiết kế được bộ công cụ giám sát, đánh giá, xếp hạng CLDV, SHL của nhà quản lý trực tuyến. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể giúp các đơn vị quản lý nhà nước, công ty QLKT CTTL nâng cao hiệu quả QLKT, CLDV và ý thức của người dân khi thực thi chính sách miễn giảm TLP. 6. Những đóng góp mới của luận án - Luận án đã xây dựng thành công phương pháp và mô hình định lượng về CLDV tưới nông nghiệp tại vùng ĐBSH; - Luận án đã xây dựng thành công phương pháp và mô hình định lượng SHL của nhà quản lý thủy lợi về ý thức sử dụng nước tiết kiệm, quản lý và bảo vệ CTTL tại vùng ĐBSH. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và mô hình áp dụng Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 4: Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tưới Kết luận và kiến nghị CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan vùng nghiên cứu Vùng ĐBSH có 10 thành phố trực thuộc tỉnh, 19 quận, 6 thị xã, 93 huyện, 433 phường, 119 thị trấn và 1.906 xã (Tổng cục Thống kê đến 31/12/2014). Vùng ĐBSH có diện tích 21.060 km2, chiếm 6,4% diện tích cả nước. Dân số là 20,7 triệu người chiếm 22,8% dân số toàn quốc. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất nước 983 người/km2 cao gấp 3,6 lần mật độ bình quân cả nước. Vùng ĐBSH được lựa chọn là vùng nghiên cứu vì một số lý do sau: (i) Đây là vùng đồng bằng châu thổ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của cả nước, dân số chiếm tới 22,8% và 27% tổng giá trị GDP cả nước; (ii) Hệ thống CTTL được đầu tư tương đối hoàn thiện, thể hiện tính đa dạng và 3
- tiêu biểu các công trình TL; (iii) Hệ thống tổ chức QLKT CTTL cơ bản đồng bộ và hoạt động có hiệu quả. 1.2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 1.2.1 Tổng quan về chính sách thủy lợi phí Nói đến chính sách TLP hay còn được hiểu là các chính sách, quy định liên quan đến xác định giá TLP, phí sử dụng nước của các hộ dùng nước. Đây thực sự là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào ngành nông nghiệp. Việc thiết lập mức thu hay miễn, giảm TLP đối với sản xuất nông nghiệp phải dựa vào điều kiện thực tiễn của từng quốc gia, đặc biệt là điều kiện kinh tế xã hội và mức sống của người dân để quyết định. Chính sách TLP ở nước ta đã trải qua 7 lần thay đổi, lần thay đổi gần đây nhất là NĐ 67/2012/NĐ-CP ngày 10/09/2012 tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, do đó cần tiếp tục đánh giá tác động của chính sách miễn giảm TLP trên nhiều phương diện như định tính, định lượng và đa chiều. 1.2.2 Tổng quan về chất lượng dịch vụ tưới và ý thức hộ dùng nước trong quản lý khai thác công trình thủy lợi Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến đánh giá CLDV cung cấp nước, từ đánh giá CLDV cung cấp nước sinh hoạt, xử lý nước thải, đến đánh giá chất lượng cấp nước tưới. Theo nghiên cứu của Hayretin và nhóm nghiên cứu, đánh giá tính bền vững của hệ thống quản lý tưới tại hệ thống tưới Bursa–Karacabey phía tây Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu này đã kết hợp cả về phương pháp đánh giá chỉ tiêu kỹ thuật, chỉ tiêu về tài chính. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân mới dừng lại ở mức nghiên cứu định tính về xác suất cũng như tỷ lệ phần trăm mức độ hài lòng CLDV khi được hỏi. W.A.S. Lakmali và nnk đã tiến hành nghiên cứu trên ba hệ ở thượng nguồn lưu vực sông Deduru Oya và so sánh giữa các hệ thống dựa trên một số chỉ số đánh giá CLDV. Nghiên cứu đã chỉ ra được mối liên hệ giữa CLDV cung cấp nước tưới với năng suất cây trồng. Một số nghiên cứu áp dụng công nghệ vào đánh giá CLDV như nghiên cứu đánh giá CLDV tưới dựa vào số liệu viễn thám của Mali Sander J. Zwart và Lucie M. C. Leclert. Hiệu quả (hay chất lượng) dịch vụ tưới của hệ thống này là một hệ thống tưới lúa quy mô lớn, được phân tích trên cơ sở sử dụng công nghệ viễn thám. Các nghiên cứu trên thế giới hầu hết mới tập trung vào các tiêu chí kỹ thuật để đánh giá hiệu quả của cung 4
- cấp nước tưới, chưa thực sự phản ánh được hết ý nghĩa của việc cải thiện CLDV. Ở Việt Nam cho đến thời điểm này hiện chưa có nghiên cứu nào về CLDV tưới trong nông nghiệp đặc biệt là trong điều kiện miễn giảm TLP. Chính vì vậy, nghiên cứu này đánh giá tác động của chính sách miễn giảm TLP cần có cách tiếp cận đa chiều, nhiều đối tượng có liên quan và ảnh hưởng của chính sách. Xem xét CLDV của các công ty thủy nông đối với các hộ dùng nước, trong chiều ngược lại thì liệu chính sách miễn giảm TLP có tác động đến ý thức sử dụng tiết kiệm nước, tham gia quản lý và bảo vệ CTTL hay không? 1.3 Kết luận chƣơng 1 Luận án định hướng nghiên cứu nâng cao hiệu quả tưới nông nghiệp trong điều kiện miễn giảm TLP vùng ĐBSH bằng cách tập trung nghiên cứu các vấn đề cốt lõi tác động của chính sách miễn giảm TLP đến: (i) Các đối tượng hưởng lợi từ chính sách; (ii) Hiệu quả sử dụng nước; (iii) Ngân sách nhà nước cấp bù; (iv) Năng suất cây trồng; (v) CLDV tưới nông nghiệp; (vi) Ý thức của hộ dùng nước về sử dụng nước tiết kiệm, tham gia và bảo vệ CTTL. Hiện nay, công tác quản lý khai thác CTTL của Việt Nam chưa đáp ứng được đầy đủ cơ sở dữ liệu để thực hiện đánh giá đầy đủ về kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Do đó luận án này tập sử dụng phương pháp đánh giá theo mô hình toán sử dụng cơ sở dữ liệu là các phiếu điều tra trực tiếp. CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH ÁP DỤNG 2.1 Khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn 2.1.1 Chính sách miễn giảm thủy lợi phí Từ năm 2008 đến nay, Việt Nam thực hiện chính sách miễn giảm TLP theo các quy định ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn từ Nghị định số 154/2007/NĐ-CP, Nghị định 115/2008/NĐ-CP và hiện nay là Nghị định số 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Mức TLP được miễn giảm cho các đối tượng sử dụng nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp căn cứ vào mức thu TLP quy định tại các Nghị định của Chính phủ. Những điểm mới về chính sách miễn giảm TLP hiện hành quy định tại Nghị định số 67 của Chính phủ đã khắc phục được một số tồn tại cơ bản so với quy định trước đây. Điểm mới đó là: (i) Mở rộng đối tượng miễn TLP cho một 5
- số loại diện tích đất nông nghiệp; (ii) Tăng mức miễn giảm TLP (trừ vùng đồng bằng sông Cửu Long). 2.1.2 Quản lý tưới, hiệu quả tưới, nội dung và phương pháp đánh giá + Quản lý tưới: Theo Tiêu chuẩn về hoạt động bảo tồn, Cục bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ thì Quản lý tưới là quá trình xác định và kiểm soát lượng nước tưới, chu kỳ tưới, mức tưới nhằm đảm bảo kế hoạch và hiệu quả. Nội dung Quản lý tưới: Bao gồm quản lý nước, quản lý công trình, quản lý kinh tế và tổ chức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi. + Hiệu quả tưới: Theo định nghĩa của Viện quản lý nước quốc tế IWMI (International Water Management Institute) thì: “Hiệu quả tưới (HQT) của hệ thống tưới là mức độ đạt được của những mục tiêu ban đầu đề ra đối với hệ thống tưới đó”. + Nội dung và phương pháp đánh giá hiệu quả tưới ở Việt Nam Nội dung đánh giá hiệu quả tưới của hệ thống thủy lợi gồm 6 bước: Quyết định các mục tiêu; Lựa chọn các chỉ tiêu để đánh giá đạt được các mục tiêu trên; Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá; Kiểm định; Đánh giá; và giải pháp. Đánh giá hiệu quả tưới trên thế giới và Việt Nam gồm có các phương pháp sau: (i) Phương pháp đánh giá nhanh; (ii) Phương pháp đánh giá tiêu chuẩn hoạt động của hệ thống tưới; (iii) Đánh giá sự tham gia của cộng đồng; (iv) Sử dụng công nghệ viễn thám; (v) Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm; (vi) Phương pháp đánh giá theo phiếu điều tra. Trong điều kiện của Việt Nam các phương pháp đánh giá theo phiếu điều tra, sự tham gia cộng đồng và công nghệ viễn thám được sử dụng trong luận án vì dễ làm, dễ thực hiện. 2.1.3 Chất lượng dịch vụ + Theo TCVN ISO 9000:2000 CLDV là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu, mong đợi của khách hàng và các bên liên quan. + Đánh giá CLDV: Hiện nay, có nhiều cách để đánh giá CLDV thông qua cảm nhận của khách hàng. Theo Tiêu chuẩn RATER (Tính hữu hình; sự tin cậy; độ phản hồi; độ bảo đảm; sự cảm thông). + Chất lượng dịch vụ tưới nông nghiệp: Chất lượng dịch vụ tưới sẽ đo lường khả năng các yêu cầu về sự đáp ứng các nhu cầu tưới của các hộ dùng nước theo phạm trù không gian, thời gian, số lượng và chất lượng. 6
- + Đánh giá chất lượng dịch vụ tưới nông nghiệp: Theo mô hình SERVQUAL của Parasunaman thì CLDV đo lường thông qua 5 nhân tố (Sự tin cậy, Tính hữu hình, Sự đồng cảm, Độ đáp ứng và Sự bảo đảm). 2.1.4 Sự hài lòng của nhà quản lý thủy lợi SHL của nhà quản lý thủy lợi là mức độ trạng thái, cảm giác của nhà quản lý thuỷ lợi bắt nguồn từ việc so sánh về hiệu quả sử dụng và mức độ đóng góp vào dịch vụ thuỷ lợi của các hộ dùng nước đối với kỳ vọng của người quản lý. 2.2 Nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách TLP + Đánh giá tác động của chính sách TLP đến các bên liên quan. Điều tra thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp được tiến hành bằng phương pháp chuyên gia và tham vấn cộng đồng. Phương pháp đánh giá: (i) Phương pháp phân tích đa chiều; (ii) Phương pháp định tính; (iii) Phương pháp chuyên gia. + Đánh giá hiệu quả sử dụng nước: Thu thập số liệu sử dụng phương pháp tổng kết thực tế. Phương pháp đánh giá: Phương pháp định tính dùng đánh giá về tổng lượng nước sử dụng trung bình giữa 2 giai đoạn trước khi miễn giảm TLP (2004-2008) và sau khi miễn giảm TLP (2009-2013). + Đánh giá tác động đến kinh phí nhà nước cấp bù cho TLP: Thu thập số liệu sử dụng phương pháp tổng kết thực tế; Phương pháp đánh giá: Đánh giá định tính đến kinh phí cấp bù TLP của các tỉnh thuộc vùng ĐBSH từ năm 2008 đến năm 2012 và giữa các vùng trong cả nước qua các năm 2010 đến 2014. + Đánh giá tác động đến năng suất cây trồng: Điều tra số liệu sử dụng phương pháp tổng kết thực tế và phương pháp chuyên gia; Phương pháp đánh giá định tính, năng suất lúa bình quân vùng ĐBSH từ năm 2004 đến năm 2014 qua 2 giai đoạn trước và sau khi miễn giảm TLP. 2.3 Mô hình nghiên cứu Mô hình SERVQUAL được phát triển bởi Parasuraman và các tác giả khác (1985, 1986, 1988, 1991, 1993, 1994), SERVQUAL là cách tiếp cận được sử dụng nhiều nhất để đo lường CLDV, so sánh sự mong đợi của khách hàng trước một dịch vụ và nhận thức của khách hàng về dịch vụ thực sự được chuyển giao (Parasuraman et al, 1985). SERVQUAL được kết hợp với thang đo likert 5 khoảng cách để đánh giá CLDV tưới của công ty thủy nông và SHL của nhà quản lý thủy lợi. 2.3.1 Mô hình phân tích định lượng CLDV tưới và SHL 7
- Mô hình SERVQUAL được ứng dụng để đánh giá SHL của hộ dùng nước về CLDV tưới nông nghiệp gồm 39 biến khảo sát (hình 2.3). SHL của các nhà quản lý thủy lợi về ý thức và sự tham gia QLKT CTTL của hộ dùng nước được đánh giá thông qua 19 biến khảo sát (hình 2.5). Cả 2 mô hình đều sử dụng thang đo Likert 5 khoảng cách. 1. Tính hữu hình (THH) 5. Độ đáp ứng (DDU) 1. Các hệ thống tưới đảm bảo chuyển nước và phân 1. Nhân viên Công ty cho đơn vị Anh/Chị biết kế phối nước đáp ứng nhu cầu của đơn vị? (THH1_CLT) hoạch thực hiện dịch vụ tưới? (DDU1_TGDV) 2. Công ty có đủ kinh phí cho công tác quản lý, vận 2. Nhân viên Công ty nhanh chóng thực hiện dịch vụ hành và bảo dưỡng hệ thống tưới? (THH2_DKP) cho đơn vị anh/chị? (DDU2_THDV) 3. Nhân viên Công ty có trang phục bảo hộ lao động 3. Công ty thực hiện đúng lịch cấp nước? khi làm nhiệm vụ? (THH3_NVDP) (DDU3_CCDL) 4. Công ty có cung cấp tài liệu hướng dẫn quản lý vận 4. Công ty thực hiện tối đa khả năng cấp nước? hành công trình thủy lợi cho đơn vị Anh/Chị? (DDU4_CNMax) (THH4_TLHD) 5. Khối lượng nước cấp đáp ứng tốt nhu cầu theo 5. Hợp đồng cung cấp dịch vụ được trình bày dễ hiểu? từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng? (THH5_HDDH) (DDU5_KLĐủ) 6. Các thiết bị thủy lợi của Công ty có chất lượng tốt? 6. Nhân viên Công ty sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của (THH6_TBTot) đơn vị Anh/Chị? (DDU6_NVTL) 7. Việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống tưới được thực 7. Chất lượng nước tưới được đảm bảo? hiện đều đặn? (THH7_DTBT) (DDU7_CLĐB) 8. Thời gian khắc phục hư hỏng nhanh chóng? 2. Sự bảo đảm (SBD) (DDU8_TGKP) 1. Cách cư xử của cán bộ Công ty gây niềm tin cho 9. Các khiếu nại của đơn vị Anh/Chị được giải quyết Anh/Chị? (SBD1_CXNV) nhanh chóng và triệt để? (DDU9_LKN) 2. Anh/Chị cảm thấy rất an toàn khi giao dịch với nhân viên Công ty? (SBD2_ATGD) 3. Nhân viên Công ty có đủ hiểu biết để trả lời tất cả Chất lƣợng dịch vụ (CLDV) các câu hỏi của Anh/Chị liên quan đến hệ thống tưới? 1. Anh/Chị hài lòng về nhân viên của Công ty? (SBD3_NVHB) (HLNV) 4. Nhân viên Công ty luôn luôn niềm nở với Anh/Chị? 2. Anh/Chị hài lòng về chất lượng nước tưới? (HLCL) (SBD4_NVNN) 3. Anh/Chị hài lòng về sự chăm sóc khách hàng của 5. Thời gian phân phối nước tới các thửa ruộng luôn Công ty? (HLCSKH) luôn đủ nước trong mỗi đợt tưới? (SBD5_TGPP) 4. Anh/Chị hài lòng về việc miễn thuỷ lợi phí? 6. Từ năm 2008 đến nay nhân viên Công ty trả lời (HLTLP) được tất cả các thắc mắc của đơn vị Anh/Chị liên quan 5. Nhìn chung, Anh/Chị hài lòng về chất lượng dịch thanh quyết toán cấp bù TLP? (SBD6_TLTM) vụ tưới hiện đang sử dụng? (SHLC) Nhân viên Công ty rất nhanh khắc phục khi hệ thống tưới có sự cố? (SBD7_KPSC) 4. Sự tin cậy (STC) 3. Sự đồng cảm (SDC) 1. Công ty có giới thiệu đầy đủ nội dung hợp đồng 1. Nhân viên Công ty luôn làm việc vào những giờ với đơn vị Anh/Chị về mặt kỹ thuật, cách sử dụng thuận tiện cho đơn vị Anh/Chị? (SDC1_TGTT) khi đơn vị Anh/Chị muốn tham gia? (STC1_NDHĐ) 2. Nhân viên Công ty không quan tâm đến những bức 2. Công ty thực hiện đúng dịch vụ tưới như hợp xúc của đơn vị Anh/Chị về dịch vụ tưới? đồng?(STC2_CCDV) (SDC2_QTBX) 3. Công ty xử lý sự cố ngay khi công trình hư hỏng, 3. Lịch phân phối nước thuận tiện theo giờ sản xuất xuống cấp hoặc có vấn đề phát sinh? (STC3_XLSC) của đơn vị Anh/Chị? (SDC3_LPP) 4. Từ năm 2008 đến nay Công ty không để xảy ra sai 4. Những thắc mắc về dịch vụ tưới của đơn vị Anh/ sót khi tính toán mức cấp bù TLP? (STC4_KSSP) Chị luôn được Công ty quan tâm và giải quyết? (SDC4_TMDV) 5. Công ty điều chỉnh lịch tưới phù hợp với sự thay đổi của thời tiết? (SDC5_DCLT) 6. Nhân viên của Công ty luôn hiểu rõ những nhu cầu của đơn vị Anh/Chị? (SDC6_HNC) 7.Công ty luôn lấy lợi ích của đơn vị Anh/Chị là mục tiêu phát triển bền vững? (SDC7_PTBV) Hình 2.3. Sơ đồ tổng quát đánh giá CLDV 8
- Hộ dùng nước có tích cực chủ động trong việc cung cấp thông tin về các loại cây trồng, diện tích tưới, loại hình tưới cho Công ty vào đầu mùa vụ phục vụ cho việc lên kế hoạch của Công ty? (C1_CĐĐM) Hộ dùng nước có tích cực chủ động trong việc cung cấp thông tin về các loại cây trồng, diện tích tưới, loại hình tưới cho Công ty vào cuối mùa vụ phục vụ cho việc quyết toán hàng năm của Công ty? (C2_CĐCM) Hộ dùng nước có tích cực tham gia các hoạt động tập huấn quản lý thủy lợi nội đồng, các hội nghị khách hàng hàng năm do Công ty tổ chức? (C3_TGHĐ) Tính chủ động tham Hộ dùng nước có vận động các hộ dùng nước khác tham gia quản lý gia của hộ khai thác công trình thủy lợi? (C4_VĐHK) dùng nước trong công Hộ dùng nước có tham gia đóng góp, nêu ý kiến khi tham gia các tác quản lý khóa tập huấn, hội thảo, hội nghị về dịch vụ tưới thủy lợi? thủy lợi (C5_TGTH) (TCĐ) Hộ dùng nước có tham gia bầu ra chủ nhiệm HTX về quản lý nước tưới dịch vụ thủy lợi tại địa phương? (C6_TGBC) Hộ dùng nước có tham gia vận động, tổ chức các hoạt động tại địa phương giải quyết các vấn đề thủy lợi? (C7_VĐGQ) Hộ dùng nước có đóng góp công sức trong việc duy tu, sửa chữa, xây dựng kênh mương thủy lợi nội đồng? (C8_ĐGSC) Hộ dùng nước có đóng góp vật liệu, thiết bị, máy móc trong việc duy tu, sửa chữa, xây dựng kênh mương thủy lợi nội đồng? (C9_ĐGVL) Sự hài lòng của nhà quản lý thủy lợi (SHL) Hộ dùng nước có đóng góp, hỗ trợ tiền trong việc sửa chữa và xây dựng kênh mương thủy lợi nội đồng? (C10_DGTM) Sự tham gia của hộ dùng nước có góp phần nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi? (C11_NCHQ) Mức độ nhiệt tình của hộ dùng nước khi tham gia các hoạt động quản lý thủy lợi? (C12_NTHĐ) Đánh giá tính hiệu Sự tham gia của hộ dùng nước vào việc quản lý thủy lợi có giúp lãnh quả sự đạo công ty đưa ra các quyết định hiệu quả? (C13_LĐQĐ) tham gia quản lý Sự tham gia quản lý thủy lợi của hộ dùng nước có nâng cao ý thức sử thủy lợi của dụng tích kiệm nước? (C14_YTTK) hộ dùng Sự tham gia quản lý thủy lợi của hộ dùng nước có làm tăng tuổi thọ nước công trình của hệ thống kênh mương? (C15_GTXC) (THQ) Sự tham gia quản lý thủy lợi của hộ dùng nước có giúp giảm thiểu các khoản trợ cấp của chính phủ? (C16_GTTC) Đánh giá tính xung Mâu thuẫn giữa các hộ dùng nước ở đầu kênh và cuối kênh ở mức độ đột của các nào (về mặt lượng nước, độ đáp ứng, các khoản đóng góp )? hộ dùng (C17_MTDN) nước (TXĐ) Hình 2.5. Sơ đồ tổng quát đánh giá SHL nhà quản lý thủy lợi 9
- 2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu mô hình 1- CLDV: Các giả thuyết là H1, H2, H3, H4, H5 tương ứng với các nhân tố THH, SBD, SDC, DDU, STC với nội dung giả thuyết như sau: Tất cả 5 nhân tố có mối quan hệ tỷ lệ thuận với CLDV, mức độ quan trọng của trọng số giảm dần từ THH, SBD, SDC, DDU, STC. Giả thuyết nghiên cứu mô hình 2- SHL: Các giả thuyết là H6, H7, H8 tương ứng với các nhân tố TCĐ, THQ, TXĐ với nội dung giả thuyết như sau: Tất cả 3 nhân tố có mối quan hệ tỷ lệ thuận với SHL, mức độ quan trọng của trọng số giảm dần từ TCĐ, THQ, TXĐ. 2.3.3 Quy trình nghiên cứu phân tích định lượng 1. Các bước thực hiện nghiên cứu định lượng Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu điều tra sơ bộ: Từ mô hình lý thuyết (SERVQUAL - Parasuraman) về đánh giá SHL, kết hợp kinh nghiệm thực tế và sự tham vấn các chuyên gia xây dựng bảng hỏi ban đầu. Bước 2: Điều chỉnh mẫu phiếu điều tra Bước 3: Xác định kích thước mẫu và phương pháp lấy mẫu Bước 4: Phân tích xử lý số liệu: (i) Xử lý làm sạch ở dạng thô; (ii) Phân tích và kiểm định số liệu: - Kiểm định độ tin cậy các thang đo bằng chỉ số Cronbach's Alpha; - Kiểm định nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis); Mô hình 1: Mô hình đánh giá CLDV có 5 nhân tố (STC, THH, SDC, DDU, SBD) với 34 biến khảo sát và 1 nhân tố đại diện cho đánh giá CLDV thông qua SHL của hộ dùng nước với 5 biến khảo sát. Mô hình 2: Mô hình đánh giá SHL của nhà quản lý thủy lợi thông qua ý thức của hộ dùng nước về sử dụng nước tiết kiệm, tham gia quản lý và bảo vệ CTTL với 3 nhân tố (TCĐ, THQ, TXĐ) với 17 biến khảo sát và 1 nhân tố thể hiện SHL của nhà quản lý có 2 biến khảo sát. - Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. - Mô hình 1: CLDV = DDU + SBD + SDC + THH + STC + ε (2.4) Trong đó: CLDV: Biến phụ thuộc; THH, SBD, SDC, DDU, STC: Là những biến độc lập hay biến giải thích; 10
- : Các hệ số tương quan trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến; ε: Thể hiện sai số của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến; - Mô hình 2: SHL = + THQ + + γ (2.6) Trong đó: SHL: Biến phụ thuộc; TCĐ, THQ, TXĐ: Là những biến độc lập hay biến giải thích; : Các hệ số tương quan trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến; γ: Thể hiện sai số của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Bước 5: Tổng hợp và phân tích kết quả: Sau khi có kết quả phân tích và xử lý số liệu, tiến hành tổng hợp và viết báo cáo đánh giá. 2. Xác định trọng số của các biến khảo sát đến nhân tố ảnh hưởng Các nhân tố trong hàm hồi quy tuyến tính được xác định như sau: Fi= Wi1 X1 + Wi2 X2 + … + Wik Xk Trong đó: i: Quan sát thứ i (phiếu điều tra thứ i) F: Là các nhân tố: Mô hình 1: DDU, SBD, SDC, THH, STC và CLDV; Mô hình 2: TCĐ, THQ, TXĐ và SHL. k: Số biến khảo sát trong nhân tố F (k là số câu hỏi trong nhân tố F) Wik: Trọng số của nhân tố thứ i trong biến quan sát k Xk: Biến quan sát thứ k trong nhân tố F 2.3.4 Xác định tỷ lệ chọn mẫu và kích thước mẫu khảo sát 1. Kích thước mẫu điều tra xác định theo công thức sau: (2.8) Trong đó: n : Là số phiếu điều tra; N : Là quy mô tổng thể; p(1-p) : Là phương sai lấy lớn nhất [0,5 x (1 – 0,5)] = 0,25; Z = 1,96: Tương ứng với xác suất tin cậy 0,95; e= 0,05: Là phạm vi sai số chọn mẫu; Mô hình 1: N = 4.235 tổng số hộ dùng nước (HTX, ban quản lý và loại hình khác), n = 352 hộ. Thực tế đã điều tra và tính toán là 496 hộ. Mô hình 2: N 11
- = 260 (xí nghiệp thủy nông, cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi) của vùng ĐBSH, n=155 đơn vị và thực tế đã điều tra 372 (có đơn vị có nhiều phiếu) 2. Tỷ lệ chọn mẫu: Tỷ lệ chọn mẫu và lấy mẫu của cả hai mô hình phải đảm bảo nguyên tắc sau: (i) Tính đại diện theo đơn vị hành chính, tính toán và phân bổ số phiếu điều tra theo từng tỉnh, thành phố được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu hệ thống; (ii) Đảm bảo tính đại diện cho hệ thống thủy nông; (iii) Đảm bảo tính đại diện cho đối tượng trực tiếp và gián tiếp tham gia quản lý khai thác; (iv) Đảm bảo tính đại diện theo vùng miền; (v) Đảm bảo đại diện theo biện pháp công trình; (vi) Đảm bảo theo loại hình tưới. 2.4 Kết luận chƣơng 2 Từ những cơ sở lý luận và khái niệm trên đã đưa ra được phương pháp nghiên cứu được xây dựng cho từng nội dung đánh giá cụ thể trong luận án: (1) Phương pháp định tính: (i) Đánh giá tác động của chính sách TLP đến các bên liên quan; (ii) Đánh giá hiệu quả sử dụng nước; (iii) Đánh giá tác động đến kinh phí nhà nước; (iv) Đánh giá tác động đến năng suất cây trồng. (2) Phương pháp định lượng: Luận án đã xây dựng được hai mô hình phân tích định lượng (CLDV tưới nông nghiệp và SHL của nhà quản lý thủy lợi) được vận dụng từ mô hình lý thuyết SERVQUAL (Parasuraman). CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả nghiên cứu tác động của chính sách TLP 3.1.1 Tác động đến các bên liên quan Luận án đã đánh giá được các tác động của chính sách miễn giảm TLP như sau: + Đánh giá ưu nhược điểm của chính sách TLP hiện hành: Nghị định số 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ vẫn còn những mặt tồn tại như sau: (i) TLP chưa tính đến diện tích tiêu cho diện tích phi nông nghiệp như khu vực dân sinh; (ii) Ý thức trách nhiệm tham gia quản lý và bảo vệ CTTL của hộ dùng nước chưa tốt. + Tác động của chính sách TLP đến hộ dùng nước: Những tác động tích cực đến hộ dùng nước: Giảm chi phí sản xuất bình quân từ 3-10%, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Kết quả điều tra cho thấy sau khi có chính sách miễn giảm TLP tiêu chí cung cấp nước kịp thời tăng 46,93% và cung cấp nước đầy đủ tăng 49,92% so với trước khi miễn giảm TLP. Về ý thức của hộ dùng nước qua điều tra có tới 12
- 25% số hộ dùng nước có ý thức tham gia quản lý và bảo vệ công trình kém và rất kém và có tới 26% các hộ dùng nước có ý thức kém và rất kém trong việc sử dụng nước. + Tác động của chính sách miễn giảm TLP đến Công ty KTCTTL: Những mặt tích cực: (i) Lương của cán bộ công nhân viên được bảo đảm, yên tâm công tác. (ii) Công ty có điều kiện thu hút được nguồn nhân lực chất lượng tốt; Những mặt tiêu cực: (i) Chưa phản ánh đúng quy luật thị trường và hội nhập quốc tế; (ii) Mối liên kết giữa công ty thủy nông và hộ dùng nước trở lên lỏng lẻo; (iii) Dễ phát sinh tiêu cực trong tuyển dụng cán bộ. (iv) Mối liên hệ giữa Công ty thủy nông và các hộ dùng nước là kém thể hiện qua việc giải quyết khiếu nại chưa nhanh chóng và triệt để 43,74% hộ dùng nước đánh giá về giải quyết thắc mắc của công ty là kém. + Tác động của chính sách miễn giảm TLP đến các cơ quan quản lý nhà nước: (i) Tăng nguồn thu ngân sách địa phương; (ii) Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực thuỷ lợi: Ngành tài chính và NN&PTNT tăng khối lượng công việc chuyên môn. 3.1.2 Tác động đến hiệu quả sử dụng nước Kết quả tính toán chênh lệch lượng nước bơm tưới trung bình/1ha (trước khi miễn giảm TLP từ 2004 đến 2008 so với sau khi miễn giảm TLP từ 2009 đến 2013) Công ty TNHH MTV KTCTTL Nam Đuống vụ chiêm xuân tăng 5,72%, vụ mùa tăng 18,8%; của Xí nghiệp Phú Xuyên vụ chiêm xuân tăng 25,88%, vụ mùa tăng 39,43%. Như vậy, có sự lãng phí nước khi thực thi chính sách miễn giảm TLP chủ yếu là do ý thức sử dụng nước lãng phí của hộ dùng nước. 3.1.3 Tác động đến kinh phí nhà nước TLP cấp bù hàng năm trung bình (2008-2014) tăng từ 426.000 đ/ha lên 901.000 đ/ha. Trung bình hàng năng ngân sách chi khoảng 4846,4 tỷ cho việc miễn giảm TLP. 3.1.4 Tác động đến năng suất cây trồng Năng suất trung bình sau khi miễn giảm TLP (2009-2014) tăng 12,7% so với thời kỳ trước khi miễn giảm TLP (2004-2008) chủ yếu do yếu tố về cung cấp nước đầy đủ và kịp thời. 3.2 Kết quả và thảo luận phân tích định lƣợng 3.2.1 Mô hình phân tích đánh giá CLDV tưới của các công ty thủy nông 13
- + Thực hiện kiểm định chất lượng thang đo Kết quả kiểm định chất lượng thang mô hình (STC, SBD, DDU, THH, SDC, và CLDV) đảm bảo chất lượng với 39 biến đặc trưng thể hiện trị số Cronbach’s Alpha của các thang đo đều lớn hơn 0,6 có 6 biến đặc trưng sẽ bị loại ra khỏi mô hình do hệ số tải nhân tố < 0,5. Sau khi thực hiện phân tích EFA và loại các biến ra khỏi mô hình thì các nhóm biến được sắp xếp và định nghĩa lại cho phù hợp với dữ liệu phân tích: DDU (8 biến khảo sát); SBD (8 biến khảo sát); SDC (5 biến khảo sát); THH (5 biến khảo sát); STC (2 biến khảo sát); CLDV (5 biến khảo sát). + Xác định trọng số ảnh hưởng của các biến khảo sát đến nhân tố Thể hiện mối tương quan giữa nhân tố (DDU; SBD; SDC; THH; STC) và các biến khảo sát: Nhân tố 1: Độ đáp ứng - DDU DDUi = 0,064*SBD7_KPSCi+ 0,136*DDU1_TGDVi +0,124*DDU2_THDVi + 0,141*DDU3_CCDLi + 0,169*DDU4_CNMaxi + 0,144*DDU5_KLĐủi + 0,089*DDU6_NVTLi +0,133*DDU7_CLĐBi Nhân tố 2: Sự bảo đảm – SBD SBDi=0,098*STC1_NDHĐi+0,149*STC2_CCDVi+0,130*STC4_KSSPi+ 0,153*SBD1_CXNVi+0,155*SBD2_ATGDi+0,098*SBD3_NVHBi + 0,142*SBD4_NVNNi+0,076*SBD6_TLTMi Nhân tố 3: Sự đồng cảm – SDC SDCi=0,184*SDC3_LPPi+0,185*SDC4_TMDVi + 0,229*SDC5_DCLTi+0,203*SDC6_HNCi+0,200*SDC7_ PTBVi Nhân tố 4: Tính hữu hình-THH THHi=0,253*STC3_XLSCi+0,198*THH1_CLTi+0,195* THH2_DKPi +0,173*THH5_HDDHi+0,182*THH6_TBToti Nhân tố 5: Sự tin cậy - STC STCi=0,408*THH3_NVDPi+0,592* SDC2_QTBXi + Thực hiện phân tích hồi quy đa biến Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến biểu diễn sự tương quan của CLDV với 5 nhân tố chính (DDU; SBD; SDC; THH; STC): CLDV=0,369*DDU+0,344*SBD+0,541*SDC+0,325*THH+0,140*STC (3.1) 14
- Chuyển đổi về cùng thang đo likert 5 khoảng cách. CLDV’=0,2147*DDU+0,2001*SBD+0,3147*SDC+0,1891*THH+0,0814*STC (3.2) + Kiểm định giả thuyết mô hình CLDV: Các nhân tố (DDU; SBD; SDC; THH; STC) đều có tương quan tỷ lệ thuận với CLDV và thể hiện các trọng số theo thứ tự giảm dần như sau: SDC; DDU; SBD; THH; STC. + Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá và xếp hạng CLDV tưới: Áp dụng kết quả của phương trình hồi quy và xem xét đánh giá CLDV’trung bình cho từng công ty thủy nông, theo phạm vi hành chính và hệ thống, từ đó có thể đề xuất các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng CLDV. ∑ CLDV’trung bình = Trong đó: CLDV’trung bình là CLDV trung bình của công ty, tỉnh, hệ thống; n: tổng số phiếu đánh giá theo công ty, tỉnh, hệ thống; CLDVi’ là CLDV do hộ thứ i đánh giá (phiếu đánh giá thứ i); CLDVi’=0,2147*DDUi+0,2001*SBDi+0,3147*SDCi+0,1891*THHi+0,0814*S TCi Kết quả CLDV trung bình cho toàn bộ vùng ĐBSH đạt mức 3,76/5 và của từng hộ dùng nước đạt từ mức 1,18 đến 5 được thể hiện ở hình 3.5 Hình 3.5. Biểu đồ CLDV’ của từng hộ dùng nước và bình quân vùng ĐBSH Giá trị CLDV’Trung bình= 3,76/5 thể hiện hộ dùng nước đánh giá CLDV của công ty thủy nông ở mức tốt trong điều kiện miễn giảm TLP. + Xây dựng tiêu chuẩn xếp hạng CLDV 15
- Bảng 3.24. Phân chia thứ hạng CLDV Hạng L5 L4 L3 L2 L1 CLDV 1,18 < Y ≤ 2,14< Y 2,91< Y ≤ 3,76< Y ≤ 4,43< Y (Y) 2,14 ≤ 2,91 3,76 4,43 ≤5 Tần số n 3 23 193 218 59 Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện tần số n và thứ hạng CLDV + Xếp hạng CLDV Từ kết quả của mô hình luận án định lượng CLDV của các Công ty TNHH MTV KTCTTL các tỉnh trong vùng (gọi tắt là công ty thủy nông) kết quả CLDV cụ thể như sau: Công ty thủy nông Hà Nam CLDV=3,820 xếp hạng L2; Công ty thủy nông Hải Dương (4,216; L2); Hưng Yên (3,526; L3); Ninh Bình (3,970; L2); Hà Nội (3,611; L3). CLDV theo hệ thống Nam Đuống (3,317; L3); Sông Nhuệ (3,731; L2); Bắc Thái Bình (3,504; L3); Nam Thái Bình (3,592; L3). 3.2.2 Mô hình phân tích định lượng đánh giá ý thức sử dụng nước tiết kiệm, tham gia quản lý và bảo vệ CTTL + Thực hiện kiểm định chất lượng thang đo Kết quả kiểm định chất lượng thang mô hình (CĐTG, TXĐ, THQ và SHL) đều đảm bảo chất lượng với 19 biến đặc trưng thể hiện trị số Cronbach’s Alpha của các thang đo đều lớn hơn 0,6 có 2 biến đặc trưng sẽ bị loại ra khỏi mô hình do hệ số tải nhân tố < 0,5. Sau khi thực hiện phân tích EFA và loại các 16
- biến ra khỏ mô hình thì các nhóm biến được sắp xếp và định nghĩa lại cho phù hợp với dữ liệu phân tích trong đó nhân tố TXĐ ban đầu bị loại bỏ do loại bỏ biến khảo sát và hình thành nhân tố mới đặt là STG: CĐTG (5 biến khảo sát); STG (5 biến khảo sát); THQ (5 biến khảo sát); và SHL (2 biến khảo sát). + Thể hiện tương quan giữa các biến khảo sát và nhân tố (THQ, STG, CĐTG). Nhân tố 1: Chủ động tham gia – CĐTG CĐT- Gi=0,295*C1_CĐĐMi+0,279*C2_CĐCMi+0,188*C3_TGHĐi+0,117*C4_VĐ HKi+0,122*C5_TGTHi Nhân tố 2: Sự tham gia – STG STGI=0,137*C7_VĐGQi+0,213*C8_ĐGSCi+0,247*C9_ĐGVLi+0,248*C10_ DGTMi+0,155*C12_NTHĐi Nhân tố 3: Tính hiệu quả - THQ THQi=0,151*C11_NCHQi+0,192*C13_LĐQĐi+0,215*C14_YTTKi+0,231* C15_GTXCi+0,211*C16_GTTCi + Thực hiện phân tích hồi quy đa biến Kết quả phân tích kết quả hồi quy đa biến giữa SHL và 3 biến CĐTG, STG và THQ SHL =0,397*CĐTG+0,495*STG+0,225*THQ (3.4) Quy đổi SHL của nhà quản lý về thang đo Likers (từ 1 đến 5 theo bảng điều tra) ta được phương trình như sau: SHL'=0,355*CĐTG+0,443*STG+0,201*THQ (3.5) + Kiểm định giả thuyết của mô hình SHL: Theo kết quả từ phương trình hồi quy thì nhân tố CĐTG và THQ tỷ lệ thuận với SHL của nhà quản lý và tương quan như sau CĐTG (trọng số cao nhất), THQ (trọng số cao thứ 3). Nhân tố TXĐ bị loại bỏ khỏi mô hình nên không cần kiểm định giả thuyết. Nhân tố mới được hình thành là Sự tham gia (STG). + Định lượng SHL của nhà quản lý thủy lợi ở vùng ĐBSH 17
- Kết quả SHL trung bình cho toàn bộ vùng ĐBSH đạt mức 3,18/5 thể hiện theo hình 3.7. Hình 3.7. Biểu đồ SHL’của từng nhà quản lý thủy lợi và bình quân vùng ĐBSH Kết quả định lượng SHL nhà quản lý thủy lợi theo hệ thống, địa giới hành chính, theo đối tượng cụ thể như sau: (1) Hệ thống Bắc Hưng Hải SHL= 3,316; Bắc Nam Hà (3,472); Bắc Thái Bình (3,097); Nam Thái Bình (3,238); Nam Đuống (3,317); Sông Đáy (3,066); Sông Nhuệ (3,316); Sông Tích (3,294). (2) Theo tỉnh, thành phố: Hà Nam SHL=3,521; Nam Định (3,675); Thái Bình (3,503); Vĩnh Phúc (3,064); Quảng Ninh (3,600); Hà Nội (3,164) (3) Theo đối tượng quản lý trực tiếp là các công ty thủy nông SHL=3,148; quản lý gián tiếp (đơn vị quản lý nhà nước về thủy lợi (3,377) 3.3 Kết luận chƣơng 3 (1) Kết quả phân tích tác động định tính của chính sách TLP đến: (i) Hiệu quả sử dụng nước tại các công ty hầu hết là lãng phí nước; (ii) Kinh phí nhà nước trung bình trả thay cho người dân là 4.846,4 tỷ đồng; (iii) Năng suất cây trồng; (iv) Đối với các bên liên quan. (2) Kết quả phân tích định lượng của chính sách TLP đến: (i) CLDV tưới nông nghiệp bình quân vùng ĐBSH là 3,76/5 đạt mức độ tốt. Mô hình định lượng cũng đã phân loại CLDV cho từng hệ thống đạt từ 3,317 đến 3,731 đạt mức trung bình đến tốt. Qua đánh giá CLDV các công ty thủy nông trong vùng ĐBSH thì CLDV đạt từ 3,526 đến 4,216 đạt mức tốt và trên cơ sở sự khác nhau về CLDV giữa các công ty, một bộ tiêu chuẩn để xếp hạng CLDV các công ty thủy nông đã được đề xuất và giúp phân loại, xếp hạng các công ty thủy nông 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 261 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 96 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn