1<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT<br />
<br />
ĐẶNG THỊ HẢI YẾN<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ – KỸ THUẬT<br />
TỔNG THỂ NHẰM PHỤC VỤ CÔNG TÁC CẢI TẠO VÀ<br />
PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG CHO CÁC MỎ KHAI THÁC<br />
THAN LỘ THIÊN VÙNG HÒN GAI – CẨM PHẢ<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT<br />
<br />
HÀ NỘI – 2014<br />
<br />
2<br />
Công trình hoàn thành tại Bộ môn Khai thác lộ thiên,<br />
Khoa Mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS.TS Bùi Xuân Nam, Trường Đại học Mỏ - Địa chất<br />
2. PGS.TS.NGƯT Hồ Sĩ Giao, Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam<br />
Phản biện 1: GS.TS Nhữ Văn Bách<br />
Hội Khoa học Công nghệ mỏ<br />
Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Cao Huần<br />
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Phản biện 3: TS. Lại Hồng Thanh<br />
Bộ Tài nguyên và Môi trường<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp<br />
tại: Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội<br />
Vào hồi:……….giờ………ngày……….tháng………năm 2014<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội<br />
Hoặc Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của luận án:<br />
Hoạt động khai thác than lộ thiên (KTLT) ở vùng Hòn Gai Cẩm Phả (HG-CP) phân bố ở khu vực có địa hình đồi núi thấp<br />
(100÷300m), thuộc phạm vi các lưu vực nước quan trọng; lân cận<br />
các đô thị, các khu vực tập trung dân cư và các hệ sinh thái cửa sông,<br />
ven biển, thuộc thành phố Hạ Long và Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh,<br />
đang phát triển năng động với GDP trên 10%.<br />
Hiện nay, toàn vùng Hòn Gai đã cơ bản kết thúc khai thác lộ<br />
thiên (KTLT), chuyển mạnh sang khai thác hầm lò.<br />
Lịch sử lâu dài quá trình KTLT các mỏ than đã để lại và tiếp tục<br />
để lại những hậu quả lâu dài, toàn diện về môi trường (MT) ngay cả<br />
khi kết thúc khai thác thì các khai trường khai thác và bãi thải của mỏ<br />
tiếp tục là nguồn tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường và các tai biến môi<br />
trường như nguy cơ xói mòn đất, trượt lở, lũ quét, bồi lắng; môi<br />
trường không khí, môi trường đất, môi trường nước tiếp tục bị ô<br />
nhiễm khi hoạt động cải tạo và phục hồi môi trường (CTPHMT) chưa<br />
đạt hiệu quả và duy trì hiệu quả CTPHMT bền vững, thì sẽ làm ảnh<br />
hưởng đáng kể đến đời sống của nhân dân, chất lượng nước, hệ sinh<br />
thái vịnh Hạ Long - Di sản, kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới,…<br />
và sự phát triển của các ngành kinh tế khác từ thế hệ này sang thế hệ<br />
khác.<br />
Mặt khác, việc quản lý và thực hiện CTPHMT mới được xác<br />
lập cách đây 5 năm. Do đó, công tác này còn thiếu kinh nghiệm và<br />
bất cập đặc biệt đối với các mỏ kết thúc khai thác trước năm 2008.<br />
<br />
2<br />
Do vậy, luận án “Nghiên cứu các giải pháp quản lý - kỹ thuật<br />
tổng thể nhằm phục vụ công tác cải tạo và phục hồi môi trường<br />
cho các mỏ khai thác than lộ thiên vùng Hòn Gai - Cẩm Phả” là<br />
một vấn đề khoa học có tính cấp thiết và thực tiễn rõ rệt.<br />
2. Mục đích nghiên cứu của luận án:<br />
- Gắn kết quản lý CTPHMT hài hòa giữa mỗi mỏ cụ thể trong<br />
tổng thể nhiều mỏ nhằm từng bước giải quyết ô nhiễm MT và tạo sự<br />
chuyển biến rõ nét về CTPHMT theo hướng đa mục tiêu nhằm bảo<br />
vệ môi trường (BVMT) và thuận lợi cho việc sử dụng tài nguyên đất<br />
phục vụ phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) theo từng giai đoạn phát<br />
triển.<br />
- Thực hiện quản lý - kỹ thuật CTPHMT đối với khu vực có các<br />
mỏ than tiếp giáp và lân cận các vùng phát triển kinh tế nhằm tập<br />
trung các nguồn lực ký quĩ BVMT để đầu tư cho công tác CTPHMT<br />
theo định hướng CTPHMT và minh bạch trong công tác đánh giá kết<br />
quả CTPHMT.<br />
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:<br />
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: các mỏ KTLT và công tác<br />
CTPHMT tại các mỏ này thuộc vùng HG-CP, tỉnh Quảng Ninh.<br />
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: góp phần xây dựng cơ sở<br />
khoa học trong việc hình thành công cụ quản lý CTPHMT cho các<br />
mỏ than KTLT và định hướng phân vùng sử dụng hợp lý tài nguyên<br />
đất sau khai thác; góp phần nâng cao chất lượng công tác CTPHMT,<br />
nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các mỏ lộ thiên sau khai thác.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu: phân tích và tổng hợp, thu thập<br />
tài liệu, khảo sát thực địa, toán học, chuyên gia.<br />
<br />
3<br />
6. Luận điểm bảo vệ:<br />
- Luận điểm 1: CTPHMT cho các mỏ KTLT vùng HG-CP có<br />
vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy Di sản thiên nhiên<br />
thế giới - vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, đồng thời là động lực để<br />
phát triển KT-XH khu vực.<br />
- Luận điểm 2: Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác<br />
CTPHMT sẽ đảm bảo sự khách quan và minh bạch cho từng mỏ<br />
than KTLT trong vùng HG-CP.<br />
- Luận điểm 3: Các hoạt động kỹ thuật CTPHMT lồng ghép<br />
trong quá trình khai thác là tác nhân chính giảm thiểu ô nhiễm MT,<br />
tai biến MT và chi phí CTPHMT sau khai thác tại các mỏ than KTLT<br />
vùng HG-CP.<br />
7. Điểm mới của luận án:<br />
- Lần đầu tiên đề xuất sự cần thiết phải bổ sung “Đánh giá MT<br />
tổng hợp” (ĐMT) vào khung chính sách về công cụ BVMT; đồng<br />
thời xây dựng định hướng, nội dung, nhiệm vụ và phương pháp thực<br />
hiện báo cáo ĐMT nhằm mục tiêu đảm bảo phát triển bền vững cho<br />
các vùng công nghiệp trọng điểm.<br />
- Lần đầu tiên đề xuất các tiêu chí cụ thể, có tính định lượng<br />
vào việc đánh giá kết quả hoạt động CTPHMT cho các mỏ than<br />
KTLT vùng HG-CP.<br />
- Đề xuất được giải pháp quản lý CTPHMT trên cơ sở định<br />
hướng phân vùng chức năng sử dụng đất CTPHMT sau khai thác mỏ<br />
than KTLT nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong khu vực<br />
nghiên cứu.<br />
<br />