intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu cảm biến chất lỏng kiểu tụ điện cho ứng dụng cảm nhận thay đổi môi trường trong kênh dẫn

Chia sẻ: Kloi Roong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

55
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bản tóm tắt luận án trình bày tổng quan về nghiên cứu cảm biến chất lỏng kiểu tụ điện, thiết kế và mô phỏng cảm biến chất lỏng kiểu tụ điện, chế tạo cảm biến, thiết lập hệ đo, kết quả nghiên cứu và một số thảo luận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu cảm biến chất lỏng kiểu tụ điện cho ứng dụng cảm nhận thay đổi môi trường trong kênh dẫn

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG<br /> HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG<br /> <br /> NGUYỄN ĐẮC HẢI<br /> <br /> IT<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CẢM BIẾN CHẤT LỎNG KIỂU TỤ<br /> ĐIỆN CHO ỨNG DỤNG CẢM NHẬN THAY ĐỔI<br /> MÔI TRƯỜNG TRONG KÊNH DẪN<br /> <br /> PT<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH : KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ<br /> MÃ SỐ: 62.52.02.03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT<br /> <br /> HÀ NỘI - 2017<br /> <br /> 2<br /> <br /> Công trình hoàn thành tại:<br /> Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> <br /> IT<br /> <br /> 1. PGS. TS. Chử Đức Trình<br /> 2. TS. Nguyễn Ngọc Minh<br /> <br /> Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Đức Thuận<br /> Phản biện 2: GS.TS. Bạch Gia Dương<br /> <br /> PT<br /> <br /> Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Ngọc Thắng<br /> <br /> Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tại:<br /> Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông<br /> Vào lúc: 8 giờ 30’ ngày 26 tháng 12 năm 2016.<br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> 1. Thư viện Quốc gia<br /> 2. Thư viện Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông<br /> <br /> 3<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> PT<br /> <br /> IT<br /> <br /> Lý do chọn đề tài:<br /> Các hệ thống kênh dẫn chất lỏng ngày càng được ứng dụng nhiều trong thực<br /> tế công nghiệp, nông nghiệp, y tế và khai khoáng. Việc cảm nhận phát hiện các<br /> tạp chất xuất hiện trong các kênh dẫn và có chiến lược loại bỏ các tạp chất này là<br /> có yêu cầu trong thực tiễn xã hội. Dầu thô được hút trực tiếp từ các mỏ dầu<br /> thường bao gồm các thành phần đầu thô, nước muối biển, bùn đất. Việc cảm biến<br /> và phân tích được thành phần của dầu thô rất quan trọng trong các hệ thống khai<br /> thác thực tế. Hệ thống tuần hoàn trong cơ thể động vật đóng vai trò như những<br /> hệ thống giao thông vận chuyển các tế bào máu, các chất dinh dưỡng, không khí<br /> đến các bộ phận trong cơ thể sống. Giám sát được quá trình vận hành của các hệ<br /> thống mạch máu trong cơ thể sống thông qua cảm nhận, phát hiện, đếm và bắt<br /> được các tế bào sống đóng vai trò quan trọng trong hệ thống xét nghiệm y sinh<br /> học. Các hệ thống này có thể ứng dụng để phát hiện các trường hợp bệnh như<br /> hẹp động mạch do mỡ máu, tắc mạch máu do máu đông hoặc các hệ thống phân<br /> tích tế bào.<br /> Để cảm nhận thay đổi môi trường trong kênh dẫn, nhiều nhóm nghiên cứu đã<br /> sử dụng nhiều loại cảm biến khác nhau như siêu âm, quang điện, tự cảm, điện<br /> dung,.. Cảm biến kiểu tụ điện có cấu tạo đơn giản, có thể hoạt động trong nhiều<br /> môi trường khác nhau cũng như môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ cao, độ ẩm<br /> cao hoặc trong cơ thể sống. Cảm biến kiểu tụ điện chuyển đổi một sự thay đổi vị<br /> trí, khoảng cách, hay chất điện môi thành một tín hiệu điện dung. Cảm biến kiểu<br /> tụ điện có thể phát hiện ra sự thay đổi của một trong ba thông số của tụ điện như<br /> khoảng cách, diện tích tấm điện cực hay hằng số điện môi.<br /> Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và ứng dụng các cảm biến kênh chất lỏng dựa<br /> trên cảm biến kiểu tụ điện để cảm nhận được các thay đổi môi trường trong kênh<br /> dẫn chất lỏng, đo thể tích, vận tốc và đặc tính của chất lỏng là một định nghiên<br /> cứu có tính thực tiễn và khoa học. Đây là lý do tôi chọn đề tài cho luận án tiến sĩ<br /> là: “Nghiên cứu cảm biến chất lỏng kiểu tụ điện cho ứng dụng cảm nhận thay<br /> đổi môi trường trong kênh dẫn”.<br /> Mục đích nghiên cứu:<br /> Luận án này nghiên cứu, thiết kế và chế tạo cảm biến kiểu tụ điện cho ứng<br /> dụng cảm nhận thay đổi môi trường trong kênh dẫn với yêu cầu cụ thể sau:<br /> - Cảm nhận được xuất hiện của thay đổi môi trường trong kênh dẫn;<br /> - Cảm nhận được xuất hiện của một số hạt trong kênh dẫn như bọt khí, hạt<br /> kim loại, hạt nhựa,…;<br /> <br /> 4<br /> <br /> Có thể xác định được một số thông số của hạt như thể tích, vận tốc, loại<br /> hạt trong những điều kiện cụ thể cho trước;<br /> - Hệ thống cảm biến có thể sử dụng cho kênh chất lỏng không dẫn điện và<br /> dẫn điện;<br /> - Hệ thống có thể chế tạo được dựa trên công nghệ chế tạo phổ biến, giá<br /> thành thấp;<br /> - Hệ thống cảm biến có thể tích hợp trực tiếp với mạch điện tiền khuếch<br /> đại và xử lý tín hiệu;<br /> - Các mạch điện được thiết kế để tăng cường đặc tính giảm thiểu ảnh<br /> hưởng của các nhiễu chung do môi trường và nhiễu nguồn;<br /> - Bước đầu ứng dụng hệ thống cảm biến trong một số yêu cầu thực tế.<br /> Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:<br /> Luận án đề cập và nghiên cứu các cấu trúc cảm biến kiểu tụ điện, kênh dẫn<br /> dầu, kênh chất lỏng dẫn điện có kích thước cỡ milimét và tác nhân là bọt khí, mạt<br /> kim loại, giọt nước có kích thước nhỏ đến 0,1 mm3.<br /> Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:<br /> Trong luận án này, các nội dung nghiên cứu về cảm biến kiểu tụ điện và các<br /> kết quả thu được được trình bày theo hướng ứng dụng cảm nhận thay đổi môi<br /> trường trong kênh dẫn. Các cấu trúc đề xuất của nghiên cứu này có tiềm năng<br /> ứng dụng trong y sinh và ngành công nghiệp khác như theo dõi bọt khí trong<br /> mạch máu, phát hiện vật thể lạ trong mao dẫn, đo nồng độ bọt khí, hạt kim loại<br /> và giọt nước trong dầu máy động cơ, ...v.v.<br /> Phương pháp nghiên cứu:<br /> - Nghiên cứu này dựa trên lý thuyết của cơ học chất rắn, chất lỏng cổ<br /> điển;<br /> - Mô phỏng và tính toán để tối ưu các thông số thiết kế sử dụng phần mềm<br /> Matlab, Comsol, và Ansoft Maxwell;<br /> - Chế tạo cấu trúc dựa trên công nghệ PCB kết hợp với các kỹ thuật thiết<br /> kế mạch điện thu thập và xử lý tín hiệu;<br /> - Đo đạc và đánh giá hoạt động của hệ thống dựa trên các thiết bị điện tử<br /> được trang bị trong phòng thí nghiệm, các hệ thống kính hiển vi và<br /> camera tốc độ nhanh.<br /> Cấu trúc của luận án<br /> Các nội dung nghiên cứu dẫn đến kết quả đạt được và đóng góp mới của<br /> luận án sẽ được trình bày trong các chương, mục theo bố cục sau:<br /> Chương 1: Tổng quan<br /> <br /> PT<br /> <br /> IT<br /> <br /> -<br /> <br /> 5<br /> <br /> Chương 2: Thiết kế và mô phỏng cảm biến chất lỏng kiểu tụ điện<br /> Chương 3: Chế tạo cảm biến, thiết lập hệ đo<br /> Chương 4: Kết quả và thảo luận<br /> Kết luận và định hướng nghiên cứu tiếp theo.<br /> <br /> PT<br /> <br /> IT<br /> <br /> Chương 1: TỔNG QUAN<br /> 1.1. Kênh dẫn và loại vật thể chuyển động trong kênh dẫn<br /> 1.1.1. Kênh dẫn<br /> - Hệ thống mạch máu trong cơ thể động vật;<br /> - Kênh dẫn chất lỏng là các sản phẩm của dầu mỏ;<br /> - Hệ thống đường dẫn nhiên liệu, phun nhiên liệu trong các động cơ.<br /> 1.1.2. Các vật thể chuyển động trong kênh dẫn<br /> a) Giọt chất lỏng, bọt khí<br /> - Giọt nước nhỏ lẫn trong dầu bôi trơn, dầu biến thế;<br /> - Bọt khí trong ống truyền máu hay ống truyền dịch vào cơ thể bệnh<br /> nhân.<br /> b) Mạt kim loại và các vật thể khác<br /> - Mạt kim loại lẫn trong dầu bôi trơn;<br /> - Hạt tạp chất lẫn trong dầu cách điện.<br /> c) Các tế bào sống trong hệ thống mạch máu<br /> - Hồng cầu;<br /> - Bạch cầu;<br /> - Tiểu cầu.<br /> 1.2. Nhận biết vật thể trong kênh dẫn<br /> 1.2.1. Sự cần thiết phải nhận biết vật thể trong kênh dẫn<br /> Trong thực tế, việc theo dõi xuất hiện các thay đổi trong kênh dẫn như sự<br /> xuất hiện của bọt khí trong mạch máu, của giọt nước trong dầu,… là một yêu<br /> cầu bắt buộc.<br /> Trong vòi phun mực của các máy in phun nếu giọt mực được tạo ra có kiểm<br /> soát tốt về vận tốc, thể tích thì chất lượng của tài liệu được in ra sẽ đẹp.<br /> Nếu trong dầu bôi trơn có xuất hiện các giọt nước nhỏ, các giọt nước này sẽ<br /> gây rỉ sét ăn mòn động cơ, tăng quá trình oxy hóa của dầu, có thể gây ra một số<br /> chất phụ gia kết tủa.<br /> Bọt không khí xuất hiện trong các máy lọc thận ảnh hưởng đến tính mạng<br /> của bệnh nhân; Nếu tiêm khoảng 2-3 ml không khí vào mạch máu tuần hoàn não<br /> có thể gây tử vong.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1