BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ-ĐỊA CHẤT<br />
________________________________<br />
<br />
PHẠM THẾ HUYNH<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ THÀNH LẬP<br />
VÀ ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ SỐ ĐỊA CHÍNH<br />
TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM<br />
Ngành : Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ<br />
Mã số : 62.52.05.03<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
Bộ môn Địa chính, khoa Trắc địa, trường Đại học Mỏ - Địa chất<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS. TS. Nguyễn Trọng San,Trường Đại học Mỏ - Địa chất<br />
2. TS. Trần Thùy Dương, Trường Đại học Mỏ - Địa chất<br />
<br />
Phản biện 1:TS. Lê Anh Dũng<br />
Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ<br />
Phản biện 2:TS. Nguyễn Quốc Khánh<br />
Trung tâm Thông tin và Tư liệu Môi trường - Tổng cục Môi trường<br />
Phản biện 3:TS. Nguyễn Đình Thành<br />
Cục Bản đồ Quân đội - Bộ Tổng tham mưu<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường, họp tại<br />
trường Đại học Mỏ - Địa chất vào hồi 08 giờ 30 phút, ngày 16 tháng 04 năm<br />
2015.<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia - Hà Nội<br />
- Thư viện trường Đại học Mỏ - Địa chất<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Hiện nay, việc thành lập bản đồ số nói chung và bản đồ số địa chính nói riêng đang<br />
được triển khai rộng rãi trên cả nước. Tuy nhiên, do chưa có hệ thống phần mềm xử lý,<br />
biên tập một cách hoàn chỉnh, thống nhất; hệ thống văn bản kỹ thuật cho công tác thành<br />
lập bản đồ địa chính thay đổi thường xuyên nên việc thành lập bản đồ số địa chính còn<br />
gặp nhiều khó khăn. Để thành lập được một bản đồ địa chính số phải thực hiện qua<br />
nhiều công đoạn bằng nhiều phần mềm khác nhau, mỗi đơn vị sản xuất thực hiện theo<br />
một quy trình riêng. Các sản phẩm bản đồ chủ yếu sử dụng phần mềm đồ họa nước<br />
ngoài và các mô đun phần mềm Việt Nam chạy trên các nền đồ họa đó. Trong giai đoạn<br />
hiện nay, khi luật bản quyền được thắt chặt thì việc sử dụng các phần mềm nước ngoài<br />
sẽ đẩy giá thành sản phẩm cao làm cho không phải đơn vị sản xuất nào cũng có thể thực<br />
hiện được. Bên cạnh đó, với dữ liệu không được chuẩn hóa đồng đều thì khai thác ứng<br />
dụng bản đồ số địa chính còn hạn chế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện công<br />
nghệ thành lập và ứng dụng bản đồ số địa chính trong điều kiện Việt Nam là một yêu<br />
cầu cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.<br />
2. Mục đích nghiên cứu của luận án<br />
- Lý thuyết: Đưa ra cơ sở khoa học của các giải pháp hoàn thiện quy trình công nghệ<br />
thành lập và ứng dụng bản đồ số địa chính.<br />
- Thực nghiệm: Xây dựng chương trình thực nghiệm nhằm khẳng định tính đúng đắn<br />
của những giải pháp đề xuất trong luận án trong công tác thành lập và ứng dụng bản đồ<br />
số địa chính.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Hệ thống văn bản kỹ thuật về công tác thành lập bản đồ địa chính;<br />
- Công nghệ thành lập bản đồ địa chính qua các thời kỳ;<br />
- Sản phẩm ứng dụng của bản đồ địa chính số.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn ở Việt Nam về công nghệ thành lập<br />
và ứng dụng bản đồ địa chính số theo phương pháp đo đạc trực tiếp ngoài thực địa.<br />
5. Nội dung nghiên cứu<br />
- Tìm hiểu quy trình thành lập bản đồ địa chính số từ trước đến nay;<br />
- Đánh giá ưu nhược điểm của quy trình thành lập bản đồ địa chính;<br />
- Nghiên cứu sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay để đề xuất các giải<br />
pháp hoàn thiện quy trình thành lập bản đồ địa chính cũng như ứng dụng bản đồ số địa<br />
chính;<br />
- Nghiên cứu các mô hình dữ liệu để lựa chọn mô hình dữ liệu phù hợp vừa linh hoạt<br />
trong việc thành lập vừa dễ dàng trong việc cập nhật biến động đất đai;<br />
- Nghiên cứu xây dựng các thuật toán và giải pháp tăng tốc độ tính toán của chương<br />
trình.<br />
6. Phương pháp nghiên cứu<br />
Sử dụng phương pháp phân tích để khảo sát, lập luận cứ cho những đề xuất mới<br />
trong luận án; phương pháp so sánh để đối chiếu với các kết quả nghiên cứu khác nhằm<br />
so sánh, đánh giá, đưa ra giải pháp phù hợp; phương pháp mô hình hóa và tin học để tập<br />
hợp các quy luật, chứng minh một số công thức, xây dựng thuật toán phục vụ cho việc<br />
tính toán và lập trình máy tính; phương pháp thực nghiệm: tiến hành thực nghiệm cụ thể<br />
để chứng minh lý thuyết, khẳng định tính đúng đắn, hiệu quả của các giải pháp đề xuất.<br />
<br />
2<br />
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br />
- Ý nghĩa khoa học: Xây dựng cơ sở lý thuyết sử dụng mô hình dữ liệu phù hợp vừa<br />
linh hoạt trong việc thành lập và khai thác dữ liệu bản đồ số địa chính vừa dễ dàng trong<br />
việc cập nhật biến động đất đai.<br />
- Ý nghĩa thực tiễn: Giải pháp hoàn thiện quy trình thành lập bản đồ địa chính đề<br />
xuất trong luận án nhằm tăng năng suất lao động, chuyên môn hóa công tác nội - ngoại<br />
nghiệp, có thể áp dụng ở tất cả các đơn vị thành lập bản đồ số địa chính.<br />
8. Các luận điểm bảo vệ<br />
- Giải pháp hoàn thiện quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính đề xuất trong<br />
luận án phù hợp với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay;<br />
- Sử dụng cấu trúc dữ liệu DCEL là cơ sở để quản lý và khai thác dữ liệu bản đồ số<br />
địa chính.<br />
9. Các điểm mới của luận án<br />
(1) Cách tiếp cận mới trong việc sử dụng thông tin trực quan khi đo đạc thành lập<br />
bản đồ địa chính nhằm chuyên môn hóa công tác nội ngoại nghiệp.<br />
(2) Đề xuất sử dụng cấu trúc dữ liệu DCEL và xây dựng thuật toán sử dụng trong<br />
biên tập cũng như tạo ứng dụng bản đồ số địa chính trong điều kiện Việt Nam;<br />
(3) Xác định giải pháp tối ưu hóa tốc độ tính toán cho các thuật toán trong xây dựng<br />
chương trình.<br />
10. Kết cấu của luận án<br />
Luận án được chia thành các phần:<br />
(1). Mở đầu: Giới thiệu tính cấp thiết, mục đích, ý nghĩa, đối tượng, phạm vi nghiên<br />
cứu của luận án;<br />
(2). Chương 1. Tổng quan: Giới thiệu tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về<br />
những vấn đề liên quan đến nội dung luận án, các vấn đề còn tồn tại, cần nghiên cứu;<br />
(3). Nội dung nghiên cứu được trình bày trong 3 chương 2, 3, 4:<br />
Chương 2. Giải pháp hoàn thiện công nghệ thành lập và ứng dụng bản đồ số địa<br />
chính trong điều kiện Việt Nam.<br />
Chương 3. Sử dụng cấu trúc dữ liệu Dcel trong thành lập và ứng dụng bản đồ số địa<br />
chính<br />
Chương 4. Xây dựng chương trình thử nghiệm<br />
(4). Phần Kết luận và kiến nghị: trình bày những kết luận mới của luận án và các<br />
kiến nghị nhằm hiện thực hóa những giải pháp đề xuất.<br />
(5). Danh mục công trình tác giả<br />
(6). Tài liệu tham khảo<br />
(7). Phụ lục<br />
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN<br />
1.1. Công nghệ thành lập và ứng dụng bản đồ số địa chính trên thế giới<br />
Lịch sử ra đời và phát triển của bản đồ số và hệ thống thông tin địa lý gắn liền với sự<br />
phát triển của máy tính điện tử. Từ năm 1950 Trung tâm địa hình Mỹ đã bắt đầu nghiên<br />
cứu vấn đề thành lập bản đồ có sự trợ giúp của máy tính và từ đó công nghệ bản đồ số<br />
và hệ thống thông tin địa lý không ngừng phát triển.<br />
1.1.1. Công nghệ thành lập bản đồ số địa chính trên thế giới<br />
Công nghệ thành lập bản đồ địa chính ở mỗi quốc gia có những sự khác biệt riêng phụ<br />
thuộc vào khả năng kinh tế, trang thiết bị kỹ thuật và sự phát triển của khoa học công<br />
<br />
3<br />
nghệ. Quy trình chung của các nước xây dựng xong hệ thống bản đồ số địa chính từ rất<br />
sớm như Canada, Australia ... là thực hiện đăng ký xét duyệt trước, tiếp đến đánh dấu<br />
mốc rồi mới tiến hành xác định ranh giới thửa, lưu, cập nhật thông tin thửa đất phục vụ<br />
quản lý đất đai và khai thác thông tin.<br />
1.1.2. Ứng dụng bản đồ số địa chính trên thế giới<br />
Ứng dụng quan trọng nhất của bản đồ địa chính là quản lý đất đai. Ngày nay, với sự<br />
phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, bản đồ số địa chính ở nhiều nước trên thế<br />
giới đã thêm nhiều ứng dụng khác nhau, nhiều nước đã xây dựng hệ thống địa chính đa<br />
mục đích với các hệ thống phần mềm ứng dụng đặc thù riêng.<br />
1.2. Công nghệ thành lập và ứng dụng bản đồ số địa chính ở Việt Nam<br />
1.2.1. Công nghệ thành lập bản đồ địa chính ở Việt Nam<br />
Trước năm 1992, bản đồ địa chính được làm theo công nghệ truyền thống, đo đến đâu<br />
vẽ đến đó trực tiếp ngoài thực địa. Công nghệ này có quá nhiều nhược điểm như: tốn<br />
nhân công kỹ thuật, ảnh hưởng lớn của điều kiện thời tiết, độ chính xác thấp, sản phẩm<br />
bản đồ trên giấy khó lưu trữ, nhân bản... Ưu điểm của công nghệ này là các thông tin tức<br />
thời tại thực địa được chuyển vẽ và ghi chú ngay lên bản vẽ đồng thời kiểm chứng ngay<br />
được sự chính xác về hình thửa, các mối quan hệ hình học của các đối tượng như thẳng<br />
hàng, vuông góc ... Các thông tin này được gọi là thông tin trực quan.<br />
Năm 1992, theo yêu cầu của TP Hà Nội về công tác quản lý đất đai cần có bản đồ địa<br />
chính tỷ lệ 1/200 khu vực nội thành. Việc sử dụng phương pháp triển điểm truyền thống<br />
không đảm bảo được độ chính xác thể hiện các đối tượng trên bản đồ. Khi đó, Sở Nhà<br />
đất Hà Nội yêu cầu phải tính tọa độ chính xác từng điểm chi tiết rồi dùng hệ thống mắt<br />
lưới chữ thập triển các điểm theo tọa độ lên bản đồ. Tuy nhiên, hiệu quả của phương<br />
pháp này thấp do việc tính toán tọa độ và triển điểm mất nhiều thời gian (công nghệ<br />
thông tin lúc đó chưa phát triển, các phần mềm đồ họa còn hạn chế, máy vi tính còn quá<br />
xa xỉ đối với các đơn vị thành lập bản đồ). Lúc này, một số nhà khoa học đã nghiên cứu<br />
xây dựng các chương trình tính tọa độ điểm chi tiết và triển điểm lên bản vẽ. Việc tính<br />
toán và triển điểm khi đó đã trở nên dễ dàng hơn. Mặc dầu vậy, với đội ngũ các nhà<br />
khoa học trong đó có các giảng viên khoa Trắc địa của trường Đại học Mỏ - Địa chất và<br />
cán bộ đo vẽ chuyên nghiệp nhưng tốc độ thành lập bản đồ chậm và nhiều khu vực<br />
không thể vẽ đúng được theo thực địa.<br />
Nguyên nhân sau này được phát hiện ra là công nghệ đo vẽ bản đồ số khi đó vô tình vi<br />
phạm một số nguyên tắc đo vẽ truyền thống đó là một số nguyên tắc theo phương pháp<br />
truyền thống bị phá vỡ khi đo vẽ bản đồ số:<br />
- Người vẽ phải tham gia trong tổ đo: do lúc này máy vi tình giá thành cao, người có<br />
trình độ vẽ bản đồ số hiếm nên phải vẽ cho nhiều tổ đo;<br />
- Quá trình vẽ phải được thực hiện ngay sau khi đo: bản vẽ bị tồn đọng nhiều ngày do<br />
việc đo nhanh hơn việc vẽ;<br />
- Điểm mia triển tuần tự từ trạm này sang trạm khác theo trình tự đo: các điểm mia<br />
chuyển vẽ toàn bộ lên bản vẽ làm cho việc xác định các sai lệch không xác định được<br />
khi có một trạm sai.<br />
Đúc kết lại, đó chính là thông tin trực quan không được lưu trữ trong sổ đo dẫn đến<br />
người vẽ bị mù thông tin. Đặc điểm của thông tin này là chỉ lưu trữ trong thời gian ngắn<br />
và chỉ những người trực tiếp ở thực địa mới nắm được đồng thời chỉ phát hiện khi có sai<br />
sót chẳng hạn sai điểm trạm máy, điểm định hướng; sai dạng hình thửa, địa vật ... Chính<br />
vì lẽ đó, người vẽ trên máy tính nối các điểm chi tiết không chính xác, các điểm đúng<br />
<br />