intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống liên hồ chứa lưu vực sông Ba

Chia sẻ: Khetien Khetien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

55
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án thực hiện với mục tiêu nghiên cứu xây dựng được các chỉ số đánh giá tác động môi trường tích lũy và xác lập khung hướng dẫn thực hiện đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông, nghiên cứu đánh giá được các tác động môi trường tích lũy của hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba đến môi trường đất và nước và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường và giảm thiểu các tác động tiêu cực. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống liên hồ chứa lưu vực sông Ba

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI<br /> <br /> NGUYỄN VĂN SỸ<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG<br /> TÍCH LŨY CỦA HỆ THỐNG LIÊN HỒ CHỨA<br /> LƯU VỰC SÔNG BA<br /> <br /> Chuyên ngành: Môi trường đất và nước<br /> Mã số chuyên ngành: 62 44 03 03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT<br /> <br /> HÀ NỘI, NĂM 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợi<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học 1: GS.TS Lê Đình Thành<br /> Người hướng dẫn khoa học 2: GS.TS Ngô Đình Tuấn<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> PGS.TS Lê Thị Hiền Thảo<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> PGS.TS Dương Văn Tiển<br /> <br /> Phản biện 3:<br /> <br /> PGS.TS Lê Đức<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại:<br /> Trường Đại học Thủy lợi<br /> vào lúc 8:30 ngày<br /> tháng 9 năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> - Thư viện Quốc gia<br /> - Thư viện Trường Đại học Thủy lợi<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án<br /> Hiện nay có rất nhiều lưu vực sông trên thế giới và ở Việt Nam có hệ thống hồ<br /> chứa thủy điện và thủy lợi đã, đang và sẽ được xây dựng. Các tác động của từng<br /> hồ khi xem xét riêng lẻ có thể không đáng kể nhưng nếu chúng có sự tương tác<br /> lẫn nhau trên một phạm vi không gian rộng hơn và khoảng thời gian dài hơn thì<br /> tác động sẽ được tích lũy và có thể rất lớn và nghiêm trọng.<br /> Lưu vực sông Ba là một trong 11 lưu vực sông có hệ thống liên hồ chứa (LHC),<br /> là lưu vực sông lớn ở Nam Trung Bộ. Hiện nay, hệ thống LHC trên lưu vực<br /> sông Ba bao gồm: An Khê – Ka Nak, Ayun Hạ, sông Hinh, Ba Hạ và Krông<br /> H’Năng đã được vận hành theo quy trình của Thủ tướng Chính phủ ban hành.<br /> Thời gian qua hệ thống LHC đã gây ra các tác động môi trường tích lũy<br /> (TĐTL) rất phức tạp nên rất cần có nghiên cứu, đánh giá để có giải pháp quản<br /> lý phù hợp nhằm phát huy những mặt tích cực, phòng ngừa các rủi ro và giảm<br /> thiểu những tác động tiêu cực. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá các tác động môi<br /> trường tích lũy (ĐTL) cả về cách tiếp cận, phương pháp luận, và phân tích lựa<br /> chọn các phương pháp kỹ thuật phù hợp là rất cần thiết.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu xây dựng được các chỉ số đánh giá tác động môi trường tích lũy<br /> và xác lập khung hướng dẫn thực hiện đánh giá tác động môi trường tích lũy<br /> của hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông.<br /> - Nghiên cứu đánh giá được các tác động môi trường tích lũy của hệ thống liên<br /> hồ chứa trên lưu vực sông Ba đến môi trường đất và nước và đề xuất một số<br /> giải pháp bảo vệ môi trường và giảm thiểu các tác động tiêu cực.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu chính của Luận án: là hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực<br /> sông Ba; thành phần môi trường đất và nước khu vực nghiên cứu.<br /> Phạm vi không gian: hệ thống liên hồ chứa: Ka Nak + An Khê; Ayun Hạ;<br /> Krông H’năng; Ba Hạ; Sông Hinh; và đập Đồng Cam và các đập thủy điện nhỏ<br /> trên dòng chính.<br /> 1<br /> <br /> Phạm vi thời gian: trước năm 2001 là giai đoạn quy hoạch và chuẩn bị; từ năm<br /> 2001- 2010: giai đoạn xây dựng; từ năm 2011 về sau: giai đoạn hệ thống liên<br /> hồ chứa (LHC) lớn đã đi vào vận hành.<br /> 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu<br /> Cách tiếp cận của luận án: theo quan điểm tổng hợp và hệ thống, ngoài ra còn<br /> theo nguyên tắc nguyên nhân - hậu quả.<br /> Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp kế thừa; điều tra, khảo sát<br /> thực địa; phân tích thống kê; chuyên gia; hồi cứu và chỉ số môi trường.<br /> 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br /> Hiện nay, Việt Nam và rất nhiều nước đang phát triển trên thế giới vẫn chưa có<br /> văn bản pháp lý nào quy định về đánh giá tác động môi trường tích lũy, trong<br /> khi vấn đề này đã được thừa nhận là công cụ rất hữu hiệu trong quản lý, bảo vệ<br /> môi trường và phát triển bền vững. Vì vậy, luận án nghiên cứu xây dựng các chỉ<br /> số đánh giá các tác động tích lũy của hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông và<br /> xác lập khung hướng dẫn thực hiện và đề xuất những giải pháp bảo vệ môi<br /> trường là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.<br /> 6. Những đóng góp mới của luận án<br /> - Đã xây dựng được các chỉ số đánh giá tác động môi trường tích lũy và xác lập<br /> được khung hướng dẫn thực hiện đánh giá tác động môi trường tích lũy hệ<br /> thống liên hồ chứa trên lưu vực sông.<br /> - Đã áp dụng các chỉ số và đánh giá được các tác động môi trường tích lũy của<br /> hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba từ đó đề xuất một số giải pháp bảo<br /> vệ môi trường và giảm thiểu những tác động môi trường tiêu cực.<br /> CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ CÁC<br /> VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br /> 1.1<br /> <br /> Đặc điểm tự nhiên lưu vực sông Ba<br /> <br /> Lưu vực sông (LVS) Ba là lưu vực sông liên tỉnh bao gồm Gia Lai, Đăk Lak ở<br /> Tây Nguyên; một phần phía Đông Bắc thuộc tỉnh Bình Định và phần hạ du<br /> thuộc tỉnh Phú Yên. Bản đồ lưu vực sông Ba như hình 1.1.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Địa hình LVS Ba: chủ yếu là núi và cao nguyên ở trung và thượng lưu, hạ lưu<br /> có đồi núi thấp, thung lũng và đồng bằng bồi tụ ven biển.<br /> Địa chất, thổ nhưỡng: LVS Ba gồm các thành tạo măcma xâm nhập chiếm tới<br /> 42,5%, thành tạo Bazan Neogen-Đệ tứ chiếm 16,0 %, thành tạo Triat trung, hệ<br /> tầng Mang Yang chiếm 10,8%. Thổ nhưỡng của LVS Ba có nhiều loại đất khác<br /> nhau, thích hợp cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển.<br /> Đa dạng sinh học: LVS Ba có đa dạng<br /> sinh học cao với Vườn Quốc gia Kon Ka<br /> Kinh và 3 Khu Bảo tồn thiên nhiên:<br /> Krông Trai, Ea Sô, Ayun Pa, với tổng<br /> diện tích khoảng 136.700ha.<br /> Mạng lưới quan trắc khí tượng, khí hậu,<br /> thủy văn và tình hình số liệu : cả lưu vực<br /> có 20 trạm khí tượng, khí hậu, 15 trạm<br /> thủy văn, các trạm có thời gian quan trắc<br /> không dài.<br /> Hệ thống sông ngòi: LVS Ba có diện tích<br /> lưu vực F=13.417 km2. Phạm vi lưu vực<br /> nằm trong khoảng 12035' đến 14038' vĩ<br /> độ Bắc 180000' đến 190055' kinh độ<br /> Đông. Dòng chính sông Ba dài 396 km,<br /> Hình 1.1 Lưu vực sông Ba<br /> bắt nguồn từ núi Ngọc Rô có đỉnh cao<br /> 1549m thuộc dải Trường Sơn. Ba nhánh<br /> chính cấp I lớn nhất có diện tích lưu vực F>100 km2 là sông Ia Yun dài 192km,<br /> Krông H’Năng dài 134km và sông Hinh dài 101km, chúng đều nằm phía hữu<br /> ngạn của sông Ba và cũng là các sông liên tỉnh. Hàng năm trên toàn lưu vực<br /> nhận được lượng mưa trung bình khoảng 1740mm, môđun dòng chảy trung<br /> bình nhiều năm đạt 22,8l/s.km2.<br /> Phân phối dòng chảy trong năm (khi chưa có hồ hoạt động): mùa lũ: IX - XII<br /> chiếm 72% tổng lượng nước toàn năm; mùa cạn: I - VIII chiếm 28% tổng lượng<br /> nước toàn năm. Tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng XI, ba tháng dòng chảy<br /> lớn nhất là X - XII. Tháng có dòng chảy nhỏ nhất là tháng IV, ba tháng dòng<br /> chảy nhỏ nhất là II – IV.<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0