Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
lượt xem 7
download
Nghiên cứu các nội dung liên quan đến phát triển nguồn quang ĐMT bao gồm: Nghiên cứu, lựa chọn cấu trúc và thông số các phần tử chính của các hệ quang điện mặt trời theo qui mô và mục đích sử dụng. Đo đạc, thu thập và xử lí số liệu thống kê của một số hệ thống ĐMTLM nối lưới được lựa chọn ở những khu vực khác nhau của Việt Nam để xác định một số thông số và đặc tính vận hành đặc trưng của ĐMTLMNL ở Việt Nam. Xác định ảnh hưởng kinh tế - kỹ thuật của các hệ quang điện mặt trời đến thông số vận hành của lưới điện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn điện mặt trời (ĐMT) đang ngày được quan tâm và phát triển mạnh vì những lí do sau đây: Thế giới đang đối mặt với tình trạng cạn kiệt dần của các nguồn năng lượng truyền thống và ô nhiễm mà các nguồn năng lượng này gây ra; Việt Nam đang dần trở thành một nước nhập siêu năng lượng, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia; năng lượng tái tạo nói chung và ĐMT nói riêng là nguồn năng lượng vô tận và sạch, không gây ô nhiễm môi trường; tiềm năng ĐMT tại Việt Nam tương đối cao nhưng hiện trạng khai thác còn rất thấp vì nhiều nguyên nhân, gây lãng phí nguồn tài nguyên sạch này. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu các nội dung liên quan đến phát triển nguồn quang ĐMT bao gồm: (1) Nghiên cứu, lựa chọn cấu trúc và thông số các phần tử chính của các hệ quang điện mặt trời theo qui mô và mục đích sử dụng. (2) Đo đạc, thu thập và xử lí số liệu thống kê của một số hệ thống ĐMTLM nối lưới được lựa chọn ở những khu vực khác nhau của Việt Nam để xác định một số thông số và đặc tính vận hành đặc trưng của ĐMTLMNL ở Việt Nam. (3) Xác định ảnh hưởng kinh tế - kỹ thuật của các hệ quang điện mặt trời đến thông số vận hành của lưới điện. (4) Đánh giá tác động của cơ chế chính sách đến sự phát triển của quang điện mặt trời. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: cấu trúc và thông số các phần tử chính trong các hệ thống quang ĐMT có công suất khác nhau từ hệ thống độc lập đến các hệ thống PV nối lưới. - Phạm vi nghiên cứu: các hệ thống quang ĐMT đã được lắp đặt và khai thác tại Việt Nam; xác định một số thông số và đặc tính vận hành đặc trưng của ĐMTLMNL tại những địa điểm khác nhau; tác động của các công trình ĐMT đến lưới điện lân cận điểm kết nối và cơ chế chính sách, đặc biệt là chính sách giá điện bán lẻ đến các chỉ tiêu kinh tế - tài chính của các hệ thống quang điện khác nhau. 4. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp nghiên cứu lý thuyết với phương pháp đo đạc, phân tích, so sánh số liệu vận hành thực tế: - Thực tế: Khảo sát và lắp đặt các thiết bị chuyên dụng bổ sung để đo đạc, thu thập, truyền và tập trung phân tích các số liệu vận hành thực tế của các công trình ĐMTLMNL được lựa chọn. - Lý thuyết: Mô phỏng tác động của các nguồn điện này đến các thông số vận hành của lưới lân cận điểm kết nối; xác định các thông số và xây dựng các đặc tính vận hành đặc trưng của ĐMTLMNL; xây dựng và đề xuất phương pháp đánh giá ảnh hưởng của chính sách giá điện đến các chỉ tiêu kinh tế - tài chính của công trình. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học: 1
- Khảo sát, đo đạc các thông số vận hành đặc trưng của một số công trình điện mặt trời trên lãnh thổ Việt Nam để từ đó đánh giá tác động kỹ thuật của ĐMT đến lưới phân phối địa phương được kết nối và xây dựng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính của các công trình này theo từng vùng miền của đất nước. Nghiên cứu tác động của cơ chế chính sách đến phát triển NLTT nói chung và ĐMT tại Việt Nam. Phân tích ảnh hưởng của vấn đề trợ giá và biểu giá bán lẻ điện đến hiệu quả các công trình ĐMTLMNL. Đề xuất phương pháp tính toán các thành phần chi phí và lợi ích để đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính của các công trình ĐMTLMNL. Phương pháp nghiên cứu và tính toán đề xuất trong luận án có thể được sử dụng trong qui hoạch, thiết kế và quản lí vận hành các hệ thống ĐMT với qui mô và mục đích sử dụng khác nhau tại Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: Số liệu thu thập được từ đo đạc khảo sát thực tế cho phép xây dựng các quan hệ về hiệu suất, đặc tính phát công suất, tỷ lệ điện năng phát của ĐMT vào các khung giờ khác nhau của biểu đồ phụ tải hệ thống cũng như một số thông số liên quan đến chất lượng điện năng, cho phép đánh giá một cách có cơ sở tính khả thi cũng như hiệu quả kinh tế - tài chính của các công trình ĐMT. Các nghiên cứu về tác động của cơ chế chính sách đến sự phát triển của NLTT nói chung và ĐMT nói riêng cho phép đề xuất một số kiến nghị cụ thể liên quan nhằm hỗ trợ sự phát triển của NLTT và ĐMT tại Việt Nam. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM 1.1. Sự cần thiết của việc phát triển và sử dụng năng lượng điện mặt trời tại Việt Nam Giới thiệu xu thế phát triển ĐMT trên thế giới và sự cần thiết của ĐMT đối với Việt Nam. 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án Điểm qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến nội dung của luận án, trong đó có các vấn đề liên quan đến: cấu trúc và lựa chọn thông số các phần tử chính các đặc tính vận hành của các loại hệ thống quang ĐMT, tác động của các công trình ĐMT đến chế độ vận hành lưới điện lân cận điểm kết nối, tác động của chính sách trợ giá và biểu giá điện bán lẻ đến các chỉ tiêu kinh tế - tài chính của công trình. 1.3. Các vấn đề nghiên cứu trong luận án Trong phần này nêu ra những vấn đề còn tồn tại và hướng nghiên cứu của luận án. 1.4. Tiềm năng điện mặt trời tại Việt Nam Việt Nam có tiềm năng năng lượng mặt trời tương đối cao, là nước nằm trong dải phân bổ ánh nắng mặt trời trong năm tương đối mạnh trên bản đồ bức xạ mặt trời của thế giới (hình 1.9). 2
- Hình 1.9. Cường độ bức xạ của các khu vực trên Hình 1.10. Số giờ nắng hàng tháng tại khu vực thế giới Nam trung bộ Hình 1.11. Cường độ bức xạ mặt trời trung bình ngày ở Việt Nam Bảng 1.1. Mật độ năng lượng mặt trời trung bình năm và số giờ nắng tại một số khu vực NLMT trung bình Số giờ nắng trung STT Khu vực năm bình năm(giờ/năm) kcal/cm2.năm) 1 Đông Bắc Bộ 100 -125 1500 - 1700 2 Tây Bắc Bộ 125 - 150 1750 - 1900 3 Bắc Trung Bộ 140 - 160 1700 - 2000 Nam Trung Bộ và Tây 4 150 - 175 2000 - 2600 Nguyên 5 Nam Bộ 130 - 150 2200 - 2500 1.5. Công nghệ pin quang điện (PV) Trên thế giới điện mặt trời được phát triển theo 2 hướng công nghệ chính: công nghệ nhiệt điện ngưng hơi và công nghệ quang điện. Luận án chủ yếu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công nghệ quang điện. 3
- 1.6. Một số dự án, công trình ứng dụng điện mặt trời tại Việt Nam Trong những năm gần đây do được kế thừa những thành tựu ĐMT của thế giới: hiệu suất pin ngày càng tăng, giá thành ngày càng giảm và một số chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho ĐMT nên số lượng dự án đầu tư vào nguồn điện này đang ngày một gia tăng, đặc biệt là sau Quyết định 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án ĐMT tại Việt Nam. 1.7. Định hướng, chiến lược phát triển năng lượng mặt trời ở Việt Nam Chiến lược và mục tiêu phát triển NLTT của VN đã được xác định trong qui hoạch phát triển điện lực ( Tổng sơ đồ VII) và chiến lược phát triển năng lượng đến 2020, tầm nhìn 2050 ( 1885/QĐ-TTg, 2017). Để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng của NLTT, Chính phủ đã đưa ra nhiều ưu đãi đối với các nhà đầu tư qua các Quyết định, Nghị định được ban hành bởi Chính phủ và các bộ, ban, ngành liên quan. 1.8 Kết luận chương 1 (1) Việt Nam có tiềm năng tốt về năng lượng mặt trời, cường độ bức xạ và số giờ nắng trung bình trong năm trên toàn lãnh thổ được đánh giá thuộc loại trung bình khá. (2) Công nghệ chế tạo các tấm pin quang điện trong vòng 10 năm trở lại đây đã có những bước tiến vượt bậc, hiệu suất ngày càng cao, giá đầu tư lắp đặt (USD/kWp) ngày càng giảm. (3) Khi nghiên cứu phát triển các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo trong đó có điện mặt trời cần lưu ý đến các ưu nhược điểm của nó. (4) Nhà nước Việt Nam coi trọng việc phát triển năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt trời nói riêng. Điều này được thể hiện trong Chính sách Năng lượng, trong Luật Điện lực và nhiều nghị định, văn bản của Chính phủ. CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU, LỰA CHỌN CẤU TRÚC, THÔNG SỐ CÁC PHẦN TỬ CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUANG ĐIỆN MẶT TRỜI 2.1 Đặt vấn đề Hệ thống quang điện mặt trời sử dụng các tế bào quang điện được lắp đặt và hoạt động theo hai hình thức chính là độc lập và nối lưới. 2.2. Nguồn điện mặt trời công suất nhỏ hoạt động độc lập 2.2.1. Sơ đồ đấu nối Giới thiệu sơ đồ liên kết các phần tử chính của hệ thống: mô-đun pin mặt trời (PV), bộ acqui, bộ điều khiển nạp, bộ đảo điện và các thiết bị phụ trợ. 2.2.2. Phương pháp tính toán một hệ thống điện mặt trời độc lập công suất nhỏ 2.2.2.1. Các dữ liệu tính toán đầu vào: Nhu cầu điện năng, đồ thị phụ tải ngày, công suất đặt của dàn PV 2.2.2.2. Các thông số cần xác định của mô-đun PV: chủng loại, số lượng, cách đấu nối của bộ đảo điện, acqui 4
- 2.2.3. Ví dụ tính toán minh họa cho HTĐMT độc lập Đối tượng được lựa chọn để minh họa là đảo bé Lý Sơn, xã An Bình, Huyện Lý Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi. 2.2.3.1. Hiện trạng và nhu cầu năng lượng xã An Bình (đảo Bé Lý Sơn) - Quảng Ngãi Bảng 2.1. Cường độ bức xạ trung bình ngày tại xã An Bình Giờ 6h 7h 8h 9h 10h 11h 12h 13h 14h 15h 16h 17h Giá trị 62,2 278 461 542 753 809 806 774 723 542 481 335 (W/m2) Bảng 2.3. Tổng nhu cầu điện năng của các loại phụ tải tại xã An Bình Điện năng tiêu thụ (kWh) Điện năng tiêu thụ Điện năng tiêu thụ TT Hộ phụ tải Thời gian sử dụng trong tháng trong năm (kWh/tháng) (kWh/năm) 1 Sinh hoạt 2772 33264 Cao điểm từ 1821h 2 Trường học 155,25 1863 Chủ yếu vào ban ngày Phụ thuộc vào có bệnh 3 Trạm y tế 20,16 241,92 nhân hay không Trong giờ làm việc hành 4 UBND xã 84,75 1017 chính Các đơn vị 5 70,74 848,88 Chủ yếu sinh hoạt buổi tối quân đội Tổng 3103 37235 Hình 2.4. Đồ thị phụ tải ngày của các hộ tiêu thụ theo mùa 2.2.3.2. Lựa chọn các thành phần của hệ thống điện mặt trời tại xã An Bình Bảng 2.8. Tổng hợp các thiết bị trong hệ thống điện mặt trời tại xã An Bình TT Thành phần Thông số Ghi chú 1 Dàn pin mặt trời 28,9kWp 180 dàn 160Wp - 35V/dàn 2 Hệ acqui 6000Ah 144 bình acqui loại 1000Ah-2V 3 Máy phát diesel 5 và 15kW 1 tổ máy 15kW, 1 tổ máy 5kW 4 Inverter pin mặt trời 5,5kW 06 bộ SMC 5000A 5
- 5 Inverter acqui 5kW 06 bộ SI 5048 6 Đường dây trục chính 220VAC Chiều dài 2600m Dây cáp đồng PVC 2 x 50mm2 Đường dây từ hộp công tơ tới hộ 7 Chiều dài 800m Dây cáp đồng PVC 2 x 4mm2 tiêu thụ 2.2.3.3. Sơ đồ đấu nối hệ thống điện mặt trời tại xã An Bình (đảo Bé Lý Sơn) - Quảng Ngãi Hình 2.5. Sơ đồ đấu nối Hình 2.6. Sơ đồ đấu nối hệ Hình 2.7. Sơ đồ hệ thống ĐMT tại xã An hệ pin mặt trời thống acqui Bình (Quảng Ngãi) 2.2.3.4. Tính toán hoạt động của hệ thống điện mặt trời Công suất phát trung bình P*tbi của giờ thứ i trong ngày theo mùa của hệ thống ĐMT được xác định theo biểu thức (xét trong hệ tương đối): P*tbi = Pi /(n.Pđ) (2.3) Bảng 2.9. Các thông số kinh tế - kỹ thuật của công trình ĐMT tại xã đảo An Bình STT Tính năng/Thông số Đơn vị Giá trị 1 Công suất đặt kWp 28,13 2 Tổng chi phí đầu tư USD 90807,58 Nguồn vốn: 3 Vốn chủ đầu tư % 100 Vốn vay (hoặc nguồn vốn khác) 0 4 Lãi suất tiết kiệm ngân hàng bình quân (2017) % 7 5 Lãi suất vay ngân hàng bình quân (2017) % 7 6 Thời gian khấu hao (n) năm 25 7 Mức độ thoái hóa PV %/năm 0,5 8 Tỉ giá hối đoái năm cơ sở (2017) VNĐ/USD 22750 9 Phương pháp khấu hao [9] - đều Thuế TNDN [10]: - 4 năm đầu tiên 0 10 - 9 năm tiếp theo % 5 - 2 năm tiếp theo 10 - Từ năm 16 trở đi 20 11 Công suất PV phát cực đại (Pmax) kW 25 12 Công suất PV phát cực tiểu (Pmin) kW 0,14 6
- 13 Sản lượng điện PV phát trung bình ngày Atbngay kWh/ngày 101,76 14 Sản lượng điện tiêu thụ trung bình ngày ATTtbng kWh/ngày 102,01 15 Công suất tiêu thụ cực đại của phụ tải Pptmax kWp 14 Chi phí O&M của hệ thống điện mặt trời tăng 5%/năm. Theo nhu cầu tiêu thụ điện của các hộ gia đình, trung bình mỗi hộ tiêu thụ từ 26 34kWh/tháng và khả năng chi trả tiền điện của người dân ở đây vào khoảng 100000 120000VNĐ/hộ/tháng. Nếu giá bán điện cho sinh hoạt gia đình, công cộng và dịch vụ đồng loạt một giá là 3850đồng/kWh (0,17USD/kWh) thì tổng doanh thu chỉ đủ bù chi phí bảo dưỡng hàng năm (với vốn hỗ trợ 100% vốn ODA) do đó đây chỉ là dự án phục vụ mục đích an sinh xã hội chứ không mang lại lợi nhuân cho các nhà đầu tư. 2.3. Nguồn điện mặt trời lắp mái nối lưới 2.3.1. Sơ đồ đấu nối Sơ đồ đấu nối của hệ thống ĐMTLMNL đã được đơn giản vì đã loại được acqui và các thiết bị phụ trợ đi kèm. 2.3.2. Ví dụ minh họa hệ thống điện mặt trời lắp mái nối lưới cho các nhà ở tư nhân Sơ đồ lắp đặt thiết bị để thu thập dữ liệu từ xa của hệ thống ĐMT LMNL cho nhà ở tư nhân (hình 2.12) Hình 2.12. Sơ đồ lắp đặt thiết bị để thu thập dữ liệu từ xa của hệ thống ĐMTLMNL cho nhà ở tư nhân 2.3.3. Ví dụ minh họa hệ thống điện mặt trời lắp mái nối lưới cho tòa nhà công cộng Sơ đồ đấu nối thiết bị của hệ thống ĐMT lắp mái nối lưới cho nhà công cộng minh họa (hình 2.14). 7
- Hình 2.14. Sơ đồ đấu nối thiết bị của hệ thống ĐMTLMNL cho văn phòng công ty Điện lực Vũng Tàu 2.4. Trang trại điện mặt trời nối lưới công suất trung bình và lớn 2.4.1. Giới thiệu về nhà máy điện mặt trời Sông Bình (Bình Thuận) 2.4.1.1. Chọn các thành phần của trang trại điện mặt trời nối lưới Sông Bình (Bình Thuận) 2.4.1.2. Sơ đồ một sợi nhà máy quang điện mặt trời Sông Bình (Bình Thuận) Sơ đồ một sợi nhà máy ĐMT Sông Bình (Bình Thuận) (hình 2.24). Hình 2.24. Sơ đồ một sợi nhà máy ĐMT Sông Bình (Bình Thuận) 2.4.2. Mô phỏng tác động của nhà máy ĐMT đến thông số vận hành của lưới điện lân cận điểm kết nối 8
- Hình 2.23. Sơ đồ mô phỏng lưới điện lân cận điểm kết nối NMĐMT Sông Bình trên nền PSSE Hình 2.24. Phân bố điện áp của các nút phụ Hình 2.25. Phân bố điện áp của nút phụ tải tải thuộc lưới điện lân cận điểm kết nối nhà máy thuộc lưới điện lân cận điểm kết nối NMĐMT khi ĐMT khi không phát điện, phát điện max các đường dây kết nối bị sự cố Bảng 2.21. Tổn thất công suất trên các đường dây thuộc lưới điện lân cận khu vực nhà máy ĐMT Sông Bình trong các chế độ vận hành bình thường Mang tải Mức Tổn thất (S= P+jQ) mang công suất STT Nút đi Nút đến S(MVA) tải P Q P Q (%) 1 Phan Rí 2 Lương Sơn 5,8 14,1 15,2 5 0,03 0,16 2 Phan Rí 2 Phan Rí 265 77,8 276,6 84 1,42 7,96 3 Lương Sơn Sông Lũy 1 38,4 5,1 38,7 19 0,34 0,86 4 Sông Lũy 1 Sông Lũy 2 19,4 2,4 19,5 10 0 0,01 5 Sông Lũy 2 Sông Lũy 3 38,7 4,8 39 98 0,28 8,6 6 Phan Rí Tuy Phong 1 29,7 3,3 29,9 9 0,09 0,51 ĐMT Sông 7 Phan Rí 182,9 43,6 188,1 57 0,66 3,7 Bình1 8 Tuy Phong 1 Tuy Phong 2 29,8 3,3 30 15 0,03 0,08 9 Tuy Phong 2 Tuy Phong 3 29,8 3,3 30 75 0,16 5,06 9
- ĐMT Sông ĐMT Sông 10 199,5 6,9 199,6 79 0,5 18,87 Bình1 Bình2 ĐMT Sông 11 Sông Bình 277,3 75,6 287,4 87 3,1 17,34 Bình1 ĐMT Sông 12 Bắc Bình 1 74 37,5 83 41 4,02 10,26 Bình1 13 Sông Bình ĐMT Sông Bình 280,4 58,5 286,4 87 3,1 17,34 14 Sông Bình ĐMT Phan Lâm 285,3 57,3 291 89 0,37 2,09 ĐMT Phan 15 ĐMT Phan Lâm 36,7 1,7 36,7 58 0,07 2,57 Lâm1 16 ĐMT Phan Lâm Bắc Bình 1 249 57 255,4 78 2,87 16,09 17 Bắc Bình 1 Bắc Bình 2 32,7 3,2 32,9 18 0,09 0,14 18 Bắc Bình 2 Bắc Bình 3 33 3,1 33,1 83 0,2 6,15 Nhận xét: Từ các kết quả mô phỏng đối chiếu với các qui định của Bộ Công Thương về lưới phân phối điện, chất lượng điện áp tại các nút có sự cải thiện khi có sự tham gia của nguồn ĐMT. Khi có sự cố một trong các đường dây kết nối với NMĐMT Sông Bình thì điện áp các nút vẫn nằm trong giá trị cho phép tuy nhiên một số đường dây trong lưới điện bị quá tải trong các chế độ N-1. 2.5. Kết luận chương 2 (1) Trong chương này đã nghiên cứu, lựa chọn cấu trúc và thông số kỹ thuật chính của các loại hệ thống quang điện PV với công suất, qui mô sử dụng khác nhau. (2) Đối với các nguồn ĐMT độc lập với lưới điện qui mô nhỏ, luận án đã tính toán minh họa cho một hệ thống ĐMT để cung cấp điện cho đảo bé Lý Sơn (Quảng Ngãi). (3) Lựa chọn đối tương, lắp đặt thiết bị đo bổ sung, truyền và xử lí tập trung dữ liệu để xác định các thông số và đặc tính vận hành đặc trưng của các công trình ĐMTLMNL cho nhà ở tư nhân và nhà công cộng được lắp đặt tại Đà Nẵng, Vũng Tàu và Hà Nội. (4) Nghiên cứu các bước tính toán, lựa chọn thông số các phần tử chính trong cấu trúc của nguồn ĐMT có công suất trung bình và lớn, lựa chọn phương án kết nối nguồn ĐMT với lưới điện và mô phỏng tác động của nhà máy ĐMT đến thông số vận hành của lưới phân phối địa phương lân cận điểm kết nối. Phương pháp và trình tự các bước tính toán được minh họa cho trường hợp nhà máy điện mặt trời Sông Bình (Bình Thuận) công suất 200MWp. CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐIỆN MẶT TRỜI LẮP MÁI NỐI LƯỚI CHO NHÀ Ở VÀ NHÀ CÔNG CỘNG TẠI VIỆT NAM 3.1. Điện mặt trời nối lưới – Yếu tố quan trọng cho sự phát triển NLTT tại Việt Nam Phần này giới thiệu sự phát triển ĐMTNL trên thế giới và những rào cản còn tồn tại ở Việt Nam. 3.2. Nghiên cứu một số đặc tính vận hành đặc trưng của nguồn điện mặt trời lắp mái nối lưới 10
- 3.2.1. Phương pháp xử lí dữ liệu và xây dựng biểu đồ công suất, biểu đồ điện áp vận hành đặc trưng của nguồn điện mặt trời lắp mái nối lưới Nguồn ĐMT chịu tác động của nhiều yếu tố ngẫu nhiên và thay đổi liên tục theo thời gian. Biến thiên của một đại lượng ngẫu nhiên X nào đó với kì vọng M[X] được xác định: M[X] = mx = xi / n (3.1) Độ tán xạ của X được xác định: D[X] = 2 = M[X - mx]2 = (xi - mx)2/n (3.2) Vì công suất đặt của các công trình ĐMTLMNL rất khác nhau nên để có thể đánh giá một cách tổng quát và so sánh năng lực phát của các dàn PV, các đại lượng được khảo sát được qui về hệ đơn vị tương đối (pu): Công suất: P* = P/Pcb (3.3) Điện áp: U* = U/Ucb (3.4) Thời gian: t* = t/tcb (3.5) Pcb = Pđ - công suất lắp đặt; Ucb = Udđ của điểm kết nối; tcb =24 (8760h) 3.2.2. Áp dụng tính toán minh họa cho các công trình điện mặt trời lắp mái nối lưới tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Vũng Tàu 3.2.2.1. Các số liệu đo đạc, thu thập được của nguồn điện mặt trời lắp mái nối lưới Với hệ thống đo lường, thu thập dữ liệu từ xa có thể thu thập được các thông số vận hành của công trình: Công suất và điện năng phát ra của PV và tải tiêu thụ; Công suất và điện năng trao đổi với lưới điện; Đo đạc thực tế một số đại lượng liên quan đến chất lượng điện năng tại điểm kết nối (sóng hài, mức độ không đối xứng, không cân bằng của điện áp và dòng điện….). (a) (b) Hình 3.2. Biểu đồ các thành phần sóng hài điện áp (a) và dòng điện (b) tại điểm đấu nối trong ngày của công trình minh họa 4 11
- (a) (b) Hình 3.7. Biều đồ các thành phần sóng hài điện áp (a) và dòng điện (b) tại điểm đấu điểm đấu nối trong ngày của HTĐMTLMNL cho nhà công cộng ( TP Vũng Tàu) 3.2.2.2. Xử lí các số liệu thu thập và xây dựng một số đặc tính vận hành đặc trưng của nguồn ĐMTLMNL 1. Công trình điện mặt trời lắp mái nối lưới cho nhà ở tư nhân Bảng 3.1. Trị số của kì vọng mp và sai số trung bình bình phương p của công suất phát theo ngày của các công trình minh họa trong tháng 08/2016 (Pcb = Pđ = 5kWp) Giờ 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 mP1* 0,01 0,09 0,16 0,12 0,18 0,21 0,21 0,2 0,17 0,12 0,06 0,01 0,00 mP2* 0,00 0,12 0,27 0,38 0,46 0,48 0,45 0,44 0,40 0,29 0,14 0,04 0,00 mP3* 0,05 0,14 0,32 0,49 0,58 0,33 0,37 0,30 0,32 0,24 0,18 0,11 0,05 mP4* 0,02 0,11 0,28 0,44 0,51 0,62 0,59 0,55 0,44 0,29 0,15 0,06 0,01 P* 0,01 0,04 0,08 0,10 0,11 0,16 0,17 0,17 0,15 0,12 0,09 0,03 0,01 Hình 3.11. Biểu đồ công suất trung bình ngày của công trình ĐMTLMNL khảo sát tại TP Đà Nẵng 12
- Hình 3.13. Đồ thị thời gian phát công suất trung bình kéo dài của công trình ĐMTLMNL ( TP Đà Nẵng) - Công suất phát cực đại Pmax của dàn PV tương ứng là 0.61kW = 61%Pđ (công trình 1), 0.75kW = 75%Pđ (công trình 2), 1.29kW = 86%Pđ (công trình 3), 4.4kW = 88%Pđ (công trình 4). Tính chung hệ số phát công suất cực đại trong khoảng (60 - 88)% tùy theo vị trí đặt công trình. - Giá trị cực đại của công suất trung bình ngày: Ptbngmax 50%Pđ; Khoảng thời gian (giờ) phát các mức công suất cao hơn 10%Pđ, 30%Pđ và 40%Pđ trong ngày tương ứng là 9,5; 6; 2,5; Điện năng trung bình ngày trong tháng khảo sát là: Atbng = 3,16Pđ; Thời gian phát công suất cực đại đẳng trị của PV: TmaxPV* = 0,135 - Tỷ lệ điện năng phát trong giờ cao điểm so với điện năng phát trung bình ngày theo qui định hiện hành về giờ cao điểm là Acđ/Atbng = 27%. Nếu xét theo giờ cao điểm của biểu đồ thực tế năm 2015 là Acđ/Atbng = 53%. - Mức độ xuất hiện sóng hài điện áp và dòng điện: + Vì công suất của PV không đáng kể so với công suất lưới điện (có thể xem là nguồn vô cùng lớn) nên các thành phần sóng hài điện áp bậc cao chiếm tỉ lệ (%) không đáng kể so với sóng bậc 1. + Các thành phần sóng hài dòng điện bậc cao; trong đó thành phần sóng bậc 3 chiếm khoảng 35%, thành phần sóng bậc 5 chiếm khoảng 10% so với sóng cơ bản. Tổng độ biến dạng sóng hài dòng điện khoảng 35%. 2. Công trình điện mặt trời lắp mái nối lưới cho nhà công cộng tại thành phố Vũng Tàu Bảng 3.3. Trị số của mp và p của công suất phát theo giờ trong ngày của hệ thống ĐMTLMNL nhà công cộng minh họa Giờ 6h 7h 8h 9h 10h 11h 12h 13h 14h 15h 16h 17h 18h Tháng mp1* 0,01 0,11 0,29 0,47 0,6 0,67 0,57 0,65 0,51 0,33 0,18 0,07 0,00 08/2016 1 p 0,00 0,04 0,11 0,17 0,25 0,28 0,30 0,29 0,27 0,22 0,13 0,05 0,00 mp2* 0,00 0,07 0,23 0,45 0,64 0,69 0,74 0,73 0,66 0,47 0,31 0,11 0,00 Tháng 2p 03/2017 0,00 0,02 0,08 0,09 0,09 0,10 0,12 0,08 0,05 0,08 0,05 0,02 0,00 - Công suất phát cực đại của PV trong cả mùa mưa và mùa khô đều có thể đạt 100%Pđ (=140 kWp); Giá trị cực đại của công suất trung bình ngày: Ptbngmax = 75%Pđ trong mùa khô và khoảng 68% trong mùa mưa; Thời gian phát công suất cực đại: TmaxPV* = 0,2 13
- - Tỷ lệ điện năng phát trong giờ cao điểm: Theo qui định hiện hành: Acđ1/Atb = 27% (mùa mưa), Acđ1/Atb = 26% (mùa khô); theo biểu đồ phụ tải thực tế: (Acđ1 + Acđ2)/Atb = 55% (mùa mưa), (Acđ1 + Acđ2)/Atb = 59% (mùa khô) 3. Công trình điện mặt trời lắp mái nối lưới cho nhà công cộng tại thành phố Hà Nội Hình 3.21. Biểu đồ phát công suất trung bình ngày của PV trong tháng mùa hè (5/2017) và mùa đông (1/2018) Hình 3.22. Đồ thị thời gian phát công suất trung Hình 3.23. Đồ thị thời gian phát công suất trung bình kéo dài mùa hè của công trình khảo sát bình kéo dài mùa đông của công trình khảo sát - Giá trị cực đại của công suất trung bình ngày: Ptbngmax = 50%Pđ (mùa hè) và khoảng 20% (mùa đông). Tính chung hệ số phát công suất cực đại K% trong khoảng (20-50)%) tùy theo mùa; Thời gian phát công suất cực đại mùa hè: TmaxPV = 6,6 giờ; Thời gian phát công suất cực đại mùa đông: TmaxPV = 6,2 giờ - Tỷ lệ điện năng phát trong giờ cao điểm (hình 4.11): * Theo qui định hiện hành: Mùa hè và mùa đông: Acđ1/Atb = 30% * Theo biểu đồ phụ tải thực tế (hình 4.14): Mùa hè: (Acđ1 + Acđ2)/Atb = 60%; Mùa đông: (Acđ1 + Acđ2)/Atb = 67% Bảng 3.5. Tập hợp kết quả xác định một số đặc tính vận hành đặc trưng của ĐMTLMNL ở các địa điểm được lựa chọn khác nhau Địa điểm Thông số Hà Nội Đà Nẵng Vũng Tàu Hệ số phát Mùa khô 50 62 75 công suất cực Mùa mưa 20 51 68 đại (%) Mùa khô 6,6 6,5 6,8 14
- Thời gian phát công suất cực Mùa mưa 6,2 6,35 6,5 đại (h) Tỷ lệ điện Mùa khô 30 28 26 năng phát trong giờ cao Mùa mưa 30 24 27 điểm (%) theo qui định 3.3. Mô phỏng minh họa tác động của nguồn ĐMTLMNL theo mức độ thâm nhập với lưới phân phối lân cận điểm kết nối 3.3.1. Giới thiệu lưới điện phân phối lân cận điểm kết nối với nguồn điện mặt trời lắp mái Phần lưới điện được mô phỏng là lộ 478/E4 của trạm 110kV An Đồn (2x40MVA) cấp điện cho các khu vực thuộc Quận Sơn Trà (Đà Nẵng). 3.3.2. Phân tích tác động của nguồn ĐMTLMNL theo mức độ thâm nhập với lưới phân phối lân cận điểm kết nối Kết quả tính toán các thông số và sơ đồ mô phỏng lưới điện được khảo sát trên nền PSS/ADEPT được giới thiệu ở bảng 3.6 theo các mức độ thâm nhập khác nhau vào lưới điện kết nối của công trình minh họa. Bảng 3.6. Tổn thất công suất trên đường dây của lộ 478/E14 trạm 110kV An Đồn với các mức độ thâm nhập của ĐMTLMNL lần lượt là 0%, 30%, 50% Tổn thất công Tổn thất công Tổn thất công suất suất khi không có suất khi PĐMT = khi PĐMT = 30%PL nút đi nút đến ĐMT 50%PL P Q P Q P Q (kW) (kVAr) (kW) (kVAr) (kW) (kVAr) andon node2 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 node2 t1 0,020 0,069 0,010 0,034 0,005 0,017 t1 t13 1,240 3,252 0,612 1,605 0,307 0,806 t13 ancu3mrong 0,001 0,001 0,000 0,001 0,000 0,000 t13 granjeep 0,607 1,592 0,299 0,785 0,150 0,395 granjeep t22 0,211 0,553 0,104 0,273 0,052 0,137 t22 ancu3t2 0,006 0,006 0,003 0,003 0,001 0,002 ancu3t2 ancu3t1 0,005 0,010 0,003 0,005 0,001 0,002 t22 t25 0,184 0,483 0,091 0,238 0,046 0,120 t25 pvdt4 0,159 0,418 0,078 0,205 0,040 0,104 pvdt4 t29 0,115 0,500 0,056 0,245 0,029 0,125 t29 angel 0,441 1,156 0,216 0,568 0,110 0,289 angel ksbayque 0,082 0,216 0,040 0,106 0,021 0,054 ksbayque t37 0,161 0,421 0,079 0,207 0,040 0,105 t37 honghinht4 0,001 0,001 0,000 0,001 0,000 0,000 t37 phuocmy4 0,053 0,139 0,026 0,068 0,013 0,035 phuocmy4 honghinht1 0,051 0,133 0,025 0,065 0,013 0,033 honghinht1 phumy3 0,031 0,027 0,016 0,014 0,008 0,007 phumy3 ksbienkcuong 0,004 0,004 0,002 0,002 0,001 0,001 15
- phumy3 t43/4 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 t43/4 seavii 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 honghinht1 t45 0,071 0,187 0,035 0,092 0,019 0,049 t45 mykhe1 0,078 0,135 0,038 0,066 0,020 0,036 mykhe1 nkhachca 0,001 0,001 0,000 0,000 0,000 0,000 mykhe1 t45/3 0,039 0,067 0,019 0,033 0,010 0,018 t45/3 kdcancut2 0,001 0,001 0,000 0,000 0,000 0,000 t45/3 t45/6 0,031 0,053 0,015 0,026 0,008 0,015 t45/6 ancut5 0,070 0,121 0,035 0,061 0,017 0,030 ancut5 t45/11 0,011 0,019 0,006 0,010 0,003 0,005 t45/11 pmy2 0,013 0,012 0,007 0,006 0,003 0,003 t45/11 t45/14 0,023 0,040 0,012 0,020 0,006 0,010 t45/14 hvctqgiat2 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 t45/14 t45/15 0,006 0,010 0,003 0,005 0,002 0,003 t45/15 nctrut2 0,002 0,001 0,001 0,001 0,000 0,000 t45/15 t45/18 0,014 0,025 0,007 0,012 0,004 0,006 t45/18 hvctqgia 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 t45/18 t45/20 0,007 0,012 0,003 0,006 0,002 0,003 t45/20 t45/20/1 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 t45/20/1 bvien109 0,001 0,001 0,001 0,001 0,000 0,000 t45/20 t45/21 0,002 0,003 0,001 0,002 0,000 0,001 t45/21 casontra 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 t45/21 t45/25 0,007 0,012 0,003 0,006 0,002 0,003 t45/25 annhont2 0,001 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 t45/25 nctruxs 0,001 0,001 0,000 0,000 0,000 0,000 t45/6 tbancu 0,007 0,005 0,004 0,003 0,004 0,003 tbancu kdcancut1 0,005 0,004 0,003 0,002 0,001 0,001 kdcancut1 t45/6/7 0,015 0,021 0,007 0,010 0,004 0,005 t45/6/7 kdcact4-o,nh 0,002 0,003 0,001 0,002 0,001 0,001 t45/6/7 kdcancut3 0,000 0,001 0,000 0,000 0,000 0,000 t25 tcdappcat 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 Tổng tổn thất trên các 3,778 9,717 1,864 4,790 0,945 2,426 đường dây Hình 3.26. Điện áp nút của lộ 478/E14 trạm 110kV An Đồn với các mức độ thâm nhập của PV là 0%, 30%, 50% 3.4. Kết luận chương 3 16
- (1) Trong chương này đã xử lí các dữ liệu thu thập được để xây dựng một số đặc tính vận hành đặc trưng của nguồn điện mặt trời lắp mái nối lưới như: khả năng phát công suất cực đại; biểu đồ và hệ số phát công suất trung bình so với công suất đặt, biểu đồ phát công suất kéo dài và thời gian phát công suất cực đại đẳng trị; tỷ lệ điện năng phát trong các khung giờ cao điểm vào mùa mưa (Acđ1/Atb = 27%, (Acđ1 + Acđ2)/Atb = 55%) và mùa khô (Acđ1/Atb = 26%, (Acđ1 + Acđ2)/Atb = 59%) theo qui định về giờ cao điểm trong biểu giá bán lẻ điện hiện hành và theo biểu đồ phụ tải thực tế. (2) Đo đạc thực tế các thông số liên quan đến chất lượng điện năng lân cận điểm kết nối như tỷ lệ sóng hài điện áp và dòng điện, mức điện áp tại các nút, tổn thất công suất và điện năng trên lưới, mức độ đối xứng và cân bằng của điện áp và dòng điện…. Việc đo đạc được thực hiện cho các công trình ĐMTLMNL tại thành phố Đà Nẵng và Vũng Tàu. (3) Mô phỏng minh họa tác động của nguồn ĐMTLMNL theo các mức độ thâm nhập khác nhau (0-50%) của nguồn điện này đối với lưới phân phối lân cận điểm kết nối. Tính toán minh họa được thực hiện cho lưới điện có công trình ĐMTLMNL tại thành phố Đà Nẵng. CHƯƠNG 4. TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ TRỢ GIÁ ĐẾN PHÁT TRIỂN ĐIỆN MẶT TRỜI 4.1. Chính sách trợ giá đối với các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo Phần này nêu sự cần thiết phải có chính sách trợ giá (FIT-Feed in tarrif) để hỗ trợ phát triển NLTT. 4.2. FIT cho các nguồn điện sử dụng NLTT 4.2.1. Định nghĩa FIT FIT được hiểu là một biểu giá điện riêng được ấn định cho các nguồn sử dụng năng lượng tái tạo (NLTT) để cấp điện vào lưới điện. 4.2.2. Mục tiêu quốc gia, chính sách và mức trợ giá ở một số nước trên thế giới trong việc xây dựng FIT đối với năng lượng tái tạo FIT gắn liền với mục tiêu quốc gia về phát triển NLTT. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy những nước có mục tiêu quốc gia về NLTT rõ ràng và phù hợp đều đã đạt được những thành tựu tốt về phát triển NLTT. 4.2.3. Cơ sở để xây dựng FIT tại Việt Nam 4.2.3.1. Một số văn bản của Nhà Nước liên quan đến hỗ trợ cho nguồn NLTT Từ khi có luật điện lực ban hành (2014) đến nay đã có rất nhiều văn bản, của Nhà nước được ban hành liên quan đến hỗ trợ cho các nguồn NLTT. 4.2.3.2. Đề xuất FIT cho nguồn NLTT tại Việt Nam Việt Nam cần dựa trên các cơ sở khác nhau để tính cơ cấu giá điện mặt trời: tính FIT cho ĐMT từ giá thành cho khách hàng sử dụng điện, tính FIT cho ĐMT từ trần giá điện và giá giờ cao điểm, tính FIT cho ĐMT từ giá trị đầu tư cho ĐMT. 17
- 4.3. Nghiên cứu tác động của biểu giá điện bán lẻ đến phát triển ĐMT tại Việt Nam 4.3.1. Biểu giá điện bán lẻ 1) Giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang Khi lựa chọn số bậc thang và mức giá cho mỗi bậc phải dựa trên nguyên tắc là tổng doanh thu trong toàn hệ thống đối với điện thương phẩm dùng cho sinh hoạt không thay đổi, nghĩa là: n C A = Ctb.Ash i 1 i i = Dsh (4.1) Để thiết kế biểu giá bán lẻ điện bậc thang, các dữ liệu liên quan thu thập được giới thiệu ở bảng 4.6, 4.7. Điện năng tiêu thụ của hộ gia đình trong tháng được phân theo nhóm (hoặc khối), mỗi khối với Ai khoảng 100-200kWh, với bước nhảy về giá Ci có thể được thiết kế cố định hoặc thay đổi. Điện năng tiêu thụ cho sinh hoạt trong năm của toàn hệ thống ở bậc thang thứ i: Ai = Aibq.mi.12 (4.2) Từ các số liệu của các bảng 4.5 - 4.7 có thể tính tổng doanh thu trong toàn hệ thống đối với điện thương phẩm dùng cho sinh hoạt với biểu giá giá điện hiện hành cho năm 2017: n Dsh = C A = 116.430.075.597.385 VNĐ i 1 i i Trên cơ sở (4.1) và các dữ liệu của bảng 4.6 có thể thiết kế biểu giá bậc thang có bước nhảy tăng đều theo quan hệ: Dsh = A1 x C1 + A2 x (C1 + C) +…+ A5 x (C1+ 4 C) (4.3) Với C1 = 1515 (VNĐ/kWh) có thể xác định Ci = C = 342 (VNĐ/kWh) tính toán tổng doanh thu trong toàn hệ thống đối với điện thương phẩm dùng cho sinh hoạt với biểu giá điện đề xuất. n Dsh= C 'i Ai =116.447.011.198.827 VNĐ i 1 Hình 4.5. Biểu giá điện bậc thang hiện hành của Việt Nam Bảng 4.6. Các số liệu đầu vào cho thiết kế biểu giá điện bậc thang dùng trong sinh hoạt trong 3 năm gần đây STT Thông số Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 18
- Số hộ sử dụng điện sinh hoạt trong từng bậc thang (mi): 4.736.309 4.162.962 4.139.908 - Sử dụng từ 50 kWh trở xuống 5.951.464 5.939.513 5.849.724 - Cho kWh từ 51 đến 100 5.808.127 6.007.305 6.316.840 1 - Cho kWh từ 101 đến 150 3.453.705 3.751.682 3.998.648 - Cho kWh từ 151 đến 200 3.453.705 3.225.624 3.476.706 - Cho kWh từ 201 đến 300 1.086.785 1.241.751 1.313.213 - Cho kWh từ 301 đến 400 1.332.939 1.525.563 1.549.063 - Cho kWh từ 401 trở lên Sản lượng điện sử dụng bình quân/tháng tại mỗi bậc thang Aibq(kWh): - Sử dụng từ 50 kWh trở xuống 30,64 26,88 26,43 - Cho kWh từ 51 đến 100 76,25 76,58 77,23 2 - Cho kWh từ 101 đến 150 123,89 124,10 124,15 - Cho kWh từ 151 đến 200 172,90 173,07 173,05 - Cho kWh từ 201 đến 300 241,42 241,62 241,59 - Cho kWh từ 301 đến 400 343,99 343,96 343,76 - Cho kWh từ 401 trở lên 695,19 690,76 698,22 Tổng số hộ tiêu thụ điện sinh hoạt trong toàn 3 25.237.732 25.854.400 26.644.101 hệ thống điện (triệu hộ/năm) Sản lượng điện năng sinh hoạt trong toàn hệ 4 46.211.082.744 50.501.837.062 54.091.445.934 thống điện trong năm (kWh) Bảng 4.7. Giá bán điện sinh hoạt bình quân sau các lần điều chỉnh Thời điểm Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Giá bán (VND/kWh) 1729,66 1771,10 1765,2 Trên hình 4.6: M(Atb, Ctb): là giao điểm giữa điện năng sử dụng trung bình tháng Atb của hộ gia đình trong toàn hệ thống (Atb = Ash /m; m là tổng số hộ tiêu thụ điện dùng cho sinh hoạt trong toàn hệ thống) và giá bán lẻ điện trung bình Ctb qui định. Hình 4.6. Biểu giá bán lẻ bậc thang hiện Hình 4.7. Tỉ lệ điện năng Ai% và số hộ tiêu thụ điện hành Ci và đề xuất C’i sinh hoạt mi% tại mỗi bậc thang trong năm 2017 Biểu giá điện bán lẻ sinh hoạt bậc thang đề xuất thỏa mãn điều kiện (1) với sai số khoảng 0,01%. 2) Giá bán điện theo thời gian sử dụng trong ngày (TOU- Time of Use) 19
- Bảng 4.10. Giá bán điện theo thời điểm sử dụng cho kinh doanh (VNĐ/kWh) Cấp điện áp từ 22kV trở lên - Giờ bình thường 2.007 2.125 2.254 - Giờ thấp điểm 1.132 1.185 1.256 - Giờ cao điểm 3.470 3.699 3.923 Cấp điện áp từ 6 đến dưới 22kV - Giờ bình thường 2.158 2.287 2.426 - Giờ thấp điểm 1.283 1.347 1.428 - Giờ cao điểm 3.591 3.829 4.061 Cấp điện áp dưới 6kV - Giờ bình thường 2.188 2.320 2.461 - Giờ thấp điểm 1.343 1.412 1.497 - Giờ cao điểm 3.742 3.991 4.233 4.3.2. Phương pháp tính toán tác động của giá điện đến hiệu quả kinh tế - tài chính của các dự án ĐMT Khi quyết định lắp đặt một hệ thống điện mặt trời, bên cạnh các yếu tố kỹ thuật cần có các đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế - tài chính của dự án. Quan hệ hiệu quả - chi phí được tính dựa trên kinh phí đầu tư, chi phí vận hành và bảo dưỡng điện năng phát của PV và điện năng trao đổi giữa hộ tiêu thụ và HTĐ. 4.3.2.1. Tính toán lợi ích Phương thức thanh toán giữa chủ sở hữu công trình ĐMTLMNL và đơn vị điện lực có điểm kết nối được thực hiện theo 2 cách: (1) Hoạt động bán điện từ nguồn PV và mua điện để sử dụng cho hộ gia đình được tiến hành hoàn toàn độc lập nhau. (2) Điện năng do nguồn PV phát ra được “bù trừ” vào điện năng tiêu thụ của gia đình. Phương pháp tính toán các thành phần của chi phí và hiệu quả cho một dự án ĐMT được giới thiệu trên hình 4.9. Hình 4.9. Sơ đồ khối tính toán các chỉ tiêu kinh tế - tài chính của dự án ĐMTLMNL 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn