Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu xác định loại vật nổ thông qua dấu vết ở hiện trường các vụ án có sử dụng chất nổ
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu xác định loại vật nổ thông qua dấu vết ở hiện trường các vụ án có sử dụng chất nổ" là nghiên cứu các dấu vết còn lại trên hiện trường vụ nổ nhằm xác định một số đặc trưng của vật nổ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu xác định loại vật nổ thông qua dấu vết ở hiện trường các vụ án có sử dụng chất nổ
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm sử dụng vật nổ để gây án xảy ra nhiều nơi, tính chất và mức độ nguy hiểm, thủ đoạn tinh vi, đa dạng. Khi xảy ra vụ nổ, phải nhanh chóng khám nghiệm hiện trường (KNHT), thu thập dấu vết, vật chứng (DV,VC) để điều tra truy nguồn gốc vật nổ. Hiện nay, công tác giám định này vẫn còn là vấn đề phức tạp và chưa được nghiên cứu. Xuất phát từ thực tiễn đòi hỏi mang tính cấp thiết, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu xác định loại vật nổ thông qua dấu vết ở hiện trường các vụ án có sử dụng chất nổ” làm đề tài luận án. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án Nghiên cứu các dấu vết còn lại trên hiện trường vụ nổ nhằm xác định một số đặc trưng của vật nổ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: Một số loại vật nổ điển hình: lựu đạn và các vật nổ tự chế (dùng thuốc nổ TNT, am ônit hay hỗn hợp NH4NO3 và dầu khoáng), khối lượng dưới 3 kg. Phạm vi nghiên cứu: Phân tích đặc điểm mảnh vỏ vật nổ, dấu vết để lại trên hiện trường sau nổ của vật nổ thường gặp. Nội dung nghiên cứu: Phân tích cơ chế và xây dựng mô hình nổ có và không có vỏ bọc;Mô phỏng cơ chế nổ, sinh mảnh bằng phần mềm Ansys Autodyn 3D;Phân tích, đánh giá tương tác giữa sản phẩm nổ và môi trường;Nghiên cứu, nhận dạng các dấu vết đặc trưng ở hiện trường nổ;Xây dựng qui trình xác định vật nổ thông qua dấu vết ở hiện trường nổ. 4. Phương pháp nghiên cứu
- 2 Sử dụng kết hợp các phương pháp: nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm, bán thực nghiêm và mô phỏng số. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Từ các dấu vết vật chứng thu được tại hiện trườngcó thể xác định các tham số của vật nổ ban đầu giúp cho công tác điều tra hiệu quả hơn. Làm cơ sở xác định các loại vật nổ khác nhau, xây dựng sổ tay điều tra khi có vụ nổ xảy ra. 6. Cấu trúc luận án Luận án được kết cấu thành 4 chương:Chương 1: Tổng quan về vật nổ và các nghiên cứu xác định vật nổ; Chương 2: Mô phỏng, phân tích quá trình nổ của vật nổ; Chương 3: Thực nghiệm xác định vật nổ qua dấu vết nổ; Chương 4: Phương pháp xác định vật nổ từ dấu vết để lại ở hiện trường. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẬT NỔVÀ CÁC NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH VẬT NỔ 1.1. Vật nổ và tình hình sử dụng vật nổ của tội phạm 1.1.1. Nguyên lý kết cấu vật nổ Về nguyên tắc, kết cấu vật nổ gồm các bộ phận cơ bản: vỏ bọc, thuốc nổ và ngòi nổ.Có thể chia vỏ bọc vật nổ thành 2 loại: vỏ bọc kim loại và vỏ bọc bao gói.Vỏ bọc kim loại điển hình là các loại dùng để chế tạo vũ khí quân dụng (vỏ đạn pháo, lựu đạn...); Vỏ bọc bao gói (bằng ni lông, bìa các tông, vỏ lon bia…). Thuốc nổ thường gặp: TNT, amônít, ANFO, thuốc nổ tự chế (có thành phần amôni nitrat và dầu khoáng). 1.1.2. Tình hình sử dụng vật nổ của tội phạm Những năm gần đây, tội phạm hình sự có sử dụng vũ khí, vật liệu nổ ở nước ta có chiều hướng gia tăng, tính chất vụ việc nghiêm
- 3 trọng, diễn biến phức tạp. Các loại vật nổ tội phạm thường sử dụng được chia theo các nhóm sau đây: Vật nổ thuộc nhóm vũ khí quân dụng: gồm các loại như mìn, lựu đạn, hỏa cụ; Vật liệu nổ quân dụng: gồm thuốc nổ TNT, Hexogen hay một số loại thuốc nổ hỗn hợp ; Vật nổ sử dụng vật liệu nổ công nghiệp: thuốc nổ Amônít, ANFO, kíp nổ và các loại vật liệu nổ nhập khẩu khác; Vật nổ tự tạo. 1.2. Quá trình biến đổi nổ và tác dụng của vật nổ Khi nổ liều thuốc nổ không có vỏ bọc, sóng va đập ( SVĐ) nhanh chóng lan truyền trong toàn bộ khối thuốc và sự biến hóa nổ do xảy ra trong thời gian cực ngắn tạo ra một thể tích khí rất lớn bị nén và giãn nở ra môi trường, phá hủy môi trường bằng sự chênh áp cao và xung va đập lớn. Khi nổ liều thuốc nổ có vỏ bọc, toàn bộ các tham số sóng nổ được đặt vào bề mặt trong của vỏ, phá vỡ kết cấu của vỏ tại những chỗ yếu nhất (khuyết tật, các vết nứt tế vi, nơi tập trung ứng suất…) tạo thành các vết nứt. Dưới tác dụng của sóng nổ, các mảnh bị bay tán ra môi trường và tương tác với các vật cản của môi trường. 1.3. Công tác khám nghiệm hiện trường các vụ nổ vật nổ và vai trò của dấu vết nổ trong điều tra các vụ nổ vật nổ Công tác KNHT trong tố tụng hình sự là hoạt động điều tra nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án. Kết quả KNHT vụ nổ có ý nghĩa rất quan trọng, làm cơ sở để xác định tính chất sự việc; chứng minh những vấn đề nêu trong kết luận điều tra; làm chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội trong truy tố và xét xử. Tùy thuộc vào cấu tạo của vật nổ, phương thức và thủ đoạn gây nổ…trên hiện trường sẽ thu được những DV,VC của vụ nổ tương ứng như dấu vết của thuốc nổ, chi tiết vật nổ... Trên cơ sở những
- 4 DV,VC thu giữ ở hiện trường, xác định loại vật nổ là yêu cầu hết sức quan trọng. Trong nhiều vụ nổ, DV,VC thu trên hiện trường là điểm then chốt để xác định loại vụ việc, tính chất vụ việc, đối tượng gây án…hoặc là cơ sở để tiến hành các hoạt động điều tra tiếp theo, thậm chí còn là chứng cứ duy nhất để chứng minh tội phạm. 1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến xác định loại vật nổ thông qua dấu vết ở hiện trường các vụ án có sử dụng chất nổ Công tác điều tra các vụ nổ có sử dụng chất nổ đã được đề cập và nghiên cứu trên thế giới, song các nghiên cứu này chủ yếu tiếp cận dưới góc độ cách thức điều tra, chưa có tài liệu nào nghiên cứu kỹ thật truy nguyên vật nổ từ các DV,VC tại hiện trường. Ở Việt Nam công tác này đã được nghiên cứu nhưng đến nay cũng vẫn còn rất sơ sài, dựa vào kinh nghiệm là chính, chưa tập trung nghiên cứu một cách tổng thể về vật nổ, đặc trưng khi nổ và dấu vết để lại trên hiện trường, chưa đưa ra được phương pháp và quy trình xác định vật nổ một cách có hệ thống và phù hợp thực tế công tác điều tra hiện trường các vụ nổ, do vậy luận án sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau: 1) Cơ chế hình thành các dấu vết tại hiện trường: do quá trình phát sinh biến đổi nổ và tác dụng lên môi trường xung quanh bởi sản phẩm nổ, sóng xung kích, mảnh dẫn đến các dấu vết đặc trưng để lại. 2) Mô phỏng quá trình nổ và tác dụng nổ của vật nổ bằng phần mềm Ansys Autodyn3D kết hợp với phương pháp hoá học, hoá lý, kim tương phá huỷ và tính toán kỹ thuật để nhanh chóng xác định được các đại lượng đặc trưng và phân tích dấu vết hiện trường. 3) Xây dựng quy trình khám nghiệm và xác định vật nổ thông qua dấu vết ở hiện trường các vụ án có sử dụng chất nổ. CHƯƠNG 2.MÔ PHỎNG, PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH NỔ
- 5 CỦA VẬT NỔ 2.1. Mô tả sự phá hủy vỏ dưới tác dụng của xung nổ Sự phá hủy vỏ bọc là quá trình xảy ra nhanh và phức tạp của sự biến đổi năng lượng SPN thành năng lượng biến dạng, phá hủy vỏ và làm bay tán mảnh. Quá trình này có thể quy ước chia ra thành các giai đoạn sau: Kích động liều thuốc nổ; nổ và tạo SPN; đặt tải và văng mảnh bởi SPN với sự bắt đầu đồng thời của biến dạng dẻo kim loại; chuyển động và giãn nở của vỏ dưới sự phát sinh đồng thời, sự phát triển của các vết nứt tế vi và các hư hỏng tế vi; sự tạo thành các vết nứt lớn chính và tiếp theo lan ra bề mặt ngoài vỏ; sự phát sinh hoàn toàn các vết nứt trên toàn bộ bề dày vỏ với việc hình thành các mảnh và sự chảy của SPN vào các vết nứt xuyên qua; sự chuyển động của các mảnh trong không khí; tác động tương hỗ của chúng với mục tiêu. 2.1.1. Sự hình thành mảnh dưới tác dụng của xung nổ Khi nổ vỏ bọc kim loại, từ mặt trong vỏ phát sinh hai hệ thống vết nứt độc lập nhau: bên trong thành vỏ và mặt trong của vỏ. Hệ thống thứ nhất: hệ thống đứt nứt ra, hướng ưu tiên là theo hướng kính. Hệ thống thứ hai của các vết nứt trượt, hướng ưu thế là dọc theo các chuyển dịch trượt chính.Bề mặt phá hủy các mảnh cơ bản có 2 vùng: bề mặt phá hủy đứt giòn (vùng R) sát với mặt ngoài của mảnh và mặt phá hủy trượt theo mặt trượt (vùng S) sát với mặt trong mảnh (hình 2.2). Hình 2.2. Đường biên các mảnh và bề mặt phá hủy khi vỏ bị đập vỡ Trong đó: R Bề mặt phá hủy đứtgiòn; S Bề mặt phá hủy trượt; C Vùng phá hủy tách lớp; D Bề mặt phá hủy bong tróc.
- 6 2.1.2. Các hình dạng mảnh đặc trưng khi nổ Trong dải phổ mảnh được chia làm 2 cặp: Mảnh lớn dạng A (cơ bản) tạo thành bởi các vết nứt lớn có ở cả 2 bề mặt ban đầu của thân vỏ và các mảnh vỏ dạng B kèm theo có ở một bề mặt ban đầu. Phổ mảnh dạng B gồm loại B’ là mảnh xuất hiện ở vùng tiếp xúc với khối thuốc nổ, được tạo thành bởi các mặt trượt; mảnh loại B ’’ là mảnh ở sát ngoài thân vỏ, được tạo thành chủ yếu do vỡ giòn hướng kính. Hình 2.3. Sơ đồ phá hủy thép giòn (a), thép dẻo (b) 2.1.3. Tương tác của sản phẩm nổ với môi trường xung quanh 2.1.3.1. Sự bay tán và tác dụng của mảnh Khi nổ liều thuốc có vỏ bọc, các mảnh có khối lượng và hình dạng khác nhau bay tán với tốc độ v. Nếu bỏ qua lực trọng trường, coi mật độ không khí ρkk không đổi, còn diện tích miđen của mảnh bằng giá trị trung bình S, hệ số lực cản chính diện Cx = const, thì phương trình chuyển động của mảnh có khối lượng m trong không khí có thể được viết như sau: (2.2) ở đây Biến đổi và tích phân phương trình này ta được: hay (2.4) Khi mảnh bay vào chướng ngại có bề dày h, nó có thể xuyên qua chướng ngại hay găm vào chướng ngại. 2.1.3.2. Tác dụng của sóng va đập trong không khí
- 7 Quá trình lan truyền của SVĐ sẽ gây ra tác dụng phá hủy các vật cản trên đường đi của chúng. Các tham số của SVĐ đặc trưng cho tác dụng của sóng va đập trong không khí được đánh giá bằng áp suất dư (Δp), xung riêng của pha nén (I1)và thời gian của pha nén trong sóng va đập ( +). Khi nổ trên mặt đất, có thể tính gần đúng khi lấy khối lượng gấp đôi do phản xạ của bề mặt đất. (2.8) Thời gian tác dụng của sóng va đập τ+ (2.9) Xung riêng của pha nén I1 có thể tính theo công thức gần đúng khi nổ trên mặt đất liều thuốc TNT (ρ0 = 1,225 kg/m3) ta có công thức gần đúng sau: Pa.s (2.11) Thay nửa giá trị khối lượng, ta có công thức gần đúng đối với giá trị xung riêng của sóng va đập không khí khi r > rk Pa.s (2.12) Trong đó:m khối lượng liều thuốc, kg; r khoảng cách, m 2.2. Mô hình toán học mô phỏng quá trình nổ của vật nổ 2.2.1. Đặt bài toán nghiên cứu Xem xét mô hình vật nổ dạng hình cầu hở, vật liệu chế tạo thân vỏ là kim loại, bên trong nhồi chất nổ ở dạng hình cầu, bên ngoài dạng hình cầu được tạo các rãnh tập trung ứng suất. Toàn bộ kết cấu thuốc nổ vỏ bọc đặt trong môi trường không khí vô hạn.
- 8 Hình 2.5. Mô hình hình học của bài toán 1 Lỗ ren lắp ngòi nổ; 2 Lỗ lắp ngòi nổ; 3 TNT; 4 Thân vật nổ. 2.2.2. Mô hình toán học mô t ả tính chất v ật li ệu thân vỏ, thuốc nổ và môi trườ ng 2.2.2.1. Mô hình toán học mô tả tính chất vật liệu thân vỏ Khi chịu tải trọng nổ, vỏ bọc bằng kim loại biến dạng làm thay đổi thể tích, hình dạng của thân vỏ. Tính chất cơ học của môi trường đàn dẻo được mô tả bằng phương trình liên hệ sau: (2.22) Trong đó: các tenxơ đơn vị Phương trình trạng thái dùng để mô tả đặc tính nén của vật liệu khi chịu tải như sau: (2.23) Trong đó: C0, C1, C2, C3, C4, C5, C6 các hằng số vật liệu, Ứng suất chảy động: (2.24) Trong đó: A giới hạn chảy của vật liệu, B hệ số ứng suất biến cứng của vật liệu, C hằng số tốc độ biến dạng, m số mũ mềm do nhiệt, n số mũ tăng cứng; tốc độ biến dạng dẻo hiệu quả khi ; , Trong đó: T nhiệt độ hiện thời; T0 nhiệt độ ban đầu; Tnc nhiệt độ nóng chảy của vật liệu. Điều kiện phát sinh vết nứt ngẫu nhiên: (2.25) (2.26) (2.27) Trong đó: P ́ ẹn vêt n xác suât xuât hi ́ ̂ ́ ứt; χ, C thông số vn vn vạt li ̂ ẹu;̂ độ dãn dài tuong đôi cua v ̛ ̛ ́ ̉ ạt li ̂ ẹu; ̂ σ0,2 giơi han chay; ́ ̣ ̉
- 9 σbc hẹ sô biên c ̂ ́ ́ ứng cua v ̉ ạt li ̂ ẹu. ̂ Điều kiện phá huỷ: Sử dụng tiêu chuẩn biến dạng dài lớn nhất: (2.28) Trong đó: 1 biến dạng dài lớn nhất; max giới hạn biến dạng dài khi phá hủy. 2.2.2.2. Mô hình toán học mô tả tính chất thuốc nổ và sản phẩm nổ Phương trình trạng thái JWL: (2.29) Trong đó: , A, B, R1, R2 – các hằng số thực nghiệm 2.2.2.3. Mô hình toán học mô tả tính chất không khí Phương trình trạng thái dạng gamma mô tả tính chất của không khí: (2.32) Trong đó: là hệ số môi trường. 2.2.3. Hệ phương trình cơ bản mô tả quá trình hình thành và lan truyền sóng nổ, biến dạng và phá vỡ thân vỏ vật nổ, va đập với môi trường xung quanh Hệ phương trình mô tả bài toán gồm các phương trình bảo toàn cơ bản trong cơ học; các phương trình mô tả tính chất của thuốc nổ, sản phẩm nổ, vật liệu thân vỏ, vật liệu mục tiêu; các phương trình động học và bổ sung. Hệ phương trình khi triển khai ra hệ tọa độ đề các vuông góc trở thành hệ phương trình (2.49):
- 10 (2.49) Tiếp phương trình (2.49) Điều kiện đầu: (2.50) (2.51)
- 11 Điều kiện biên:Trên bề mặt tiếp xúc giữa thân vỏ, thuốc nổ, không khí cần phải đặt điều kiện tiếp xúc. Các điểm của bề mặt này không xuyên qua bề mặt của vật liệu kia: (2.52) Trong đó: v1, v2 – vận tốc của các điểm thuộc vật liệu thứ nhất và thứ hai nằm trên bề mặt tiếp xúc. Trạng thái ứng suất cũng bị hạn chế, tại các điểm này theo định luật 3 Niutơn: (2.53) Trong đó: ij1, ij2 ứng suất tại các điểm trên bề mặt tiếp xúc có cùng tọa độ nhưng lần lượt thuộc vật liệu thứ nhất và thứ hai. 2.2.4. Phương pháp giải bài toán Hệ phươ ng trình mô tả quá trình nổ của v ật n ổ có vỏ bọc kim lo ại là bài toán động ba chi ều. Để giải bài toán ba chiều ng ườ i ta c ần r ời r ạc hoá thời gian, không gian và thườ ng áp dụng ph ươ ng pháp PTHH để giải. 1)Xây dựng mô hình rời rạc của các đại lượng liên tục; 2)Xác định sơ đồ giải bài toán nổ vật nổ bằng phương pháp PTHH; 3)Áp dụng lưới phần tử để giải bài toán. 2.3. Mô phỏng quá trình nổ và va đập của vật nổ với môi trường xung quanh bằng phần mềm Ansys Autodyn3D 2.3.1. Phần mềm Ansys Autodyn3D Trong bài toán cơ kỹ thuật, Ansys cung cấp phương pháp giải bài toán bằng phương pháp PTHH lấy chuyển vị làm gốc. Ansys cung cấp phương pháp giải các bài toán cơ với nhiều dạng mô hình vật liệu khác nhau: đàn hồi tuyến tính, đàn hồi phi tuyến,
- 12 đàn dẻo, đàn nhớt, dẻo, dẻo nhớt, chảy dẻo, vật liệu siêu đàn hồi, siêu dẻo, các chất lỏng và chất khí 25 . 2.3.2. Bộ giải Lagrange Bộ giải Lagrange hoạt động trên lưới số cấu trúc (IJK) của phần tử tứ giác (2D) hoặc khối hộp (3D). Các đỉnh của lưới di chuyển với vận tốc dòng chảy vật chất. Vật liệu được giữ trong phần tử ban đầu của nó mà không chuyển dịch từ ô này đến ô khác. 2.3.3. Lưới Lagrange Trên một diện tích tính toán xác định được bao bởi một tập hợp các diện tích hoặc ô tứ giác mà trên đó dòng môi trường và biến trạng thái (vị trí, vận tốc, áp suất,...) là xác định. 2.3.4. Ứng dụng mô đun tính toán song song của Ansys trong mô phỏng thực nghiệm hiện trường nổ Ứng dụng mô phỏng quá trình nổ vật nổ bằng sử dụng tính toán song song so với phương pháp tính toán tuần tự kết quả cơ bản không đổi nhưng với thời gian chạy máy nhanh hơn nhiều lần và đem lại hiệu quả rõ rệt. Hình 2.8. Sơ đồ xử lý song song trong Ansys Việc thiết lập bài toán song song được thực hiện trên máy tính chuyên dụng tại Phòng thí nghiệm Đạn Ngòi, Bộ môn Đạn, Học viện Kỹ thuật Quân sự.
- 13 2.3.4.1. Phương pháp mô phỏng quá trình nổ của vật nổ bằng phần mềm Ansys Autodyn3D áp dụng tính toán song song Mô phỏng quá trình nổ của vật nổ gồm 8 bước: 1) Đặt bài toán nghiên cứu; 2) Xây dựng mô hình hình học; 3) Xác định mô hình vật liệu và các thông số của vật liệu. Nhập các thông số vật liệu vào phần mềm; 4) Xây dựng mô hình PTHH; 5) Đặt điều kiện biên, điều kiện đầu vào, điều kiện tương tác; 6) Thiết lập mô đun tính toán song song; 7) Tiến hành giải bài toán; 8) Hiển thị, đọc và phân tích kết quả. 2.3.4.2. Mô phỏng quá trình nổ của vật nổ Các thông số vật liệu thân vỏ vật nổ được sử dụng trong mô phỏng: gang xám GX1532 và thép 4340. Bảng 2.5. Thông số vật liệu cơ bản của thân vỏ dùng trong mô phỏng. Cơ tính Mác của Hằng số mô phỏng vật vật liệu liệu A B C n m T Tnc (Mpa) (Mpa) (%) (Mpa) (Mpa) (0C) (0C) GX 175 150 0,5 175 380 0,06 0,32 0,55 27 1204 1532 Steel 792 1279 20 792 510 0,014 0,26 1,03 27 1520 4340 Tính chất của thuốc nổ được mô tả bằng mô hình vật liệu đàn dẻo và phương tình trạng thái JWL. Các thông số của thuốc nổ trong vật nổ. Bảng 2.6. Thông số của các loại thuốc nổ nhồi bên trong thân vỏ Thuốc Đặng Hằng số thực nghiệm của thuốc nổ nổ trưng dùng trong mô phỏng ban đầu của thuốc nổ
- 14 (g/cm3) (m/s) (kcal/kg) (Gpa) (Gpa) TNT 1,61 7000 1010 0,35 373,7 3,75 4,15 0,9 5,4 Amaton 1,1 4200 1089 0,32 135 1,35 0,7 5 Tetryl 1,63 7740 1090 0,275 586,8 10,67 4,4 1,2 Hình 2.13. Mô phỏng nổ vật nổ thân vỏ thép 4340, thuốc nổ TNT Kết quả mô phỏng quá trình nổ của vật nổ cho trường hợp thân vỏ thép 4340, bên trong nhồi thuốc nổ TNT hoặc Amaton thì số mảnh vỡ thân vỏ lần lượt là 104 mảnh và 61 mảnh (hình 2.13). Bảng 2.7. Một số thông số cơ bản của quá trình mô phỏngnổ vật nổ thân vỏ thép 4340, thuốc nổ TNT Khối lượng Thể tích Chiều dài Tốc độ Thứ tự mảnh mảnh mảnh trung bình mảnh (mg) (mm3) (mm) (m/s) 1 5,983E+03 7,643E+02 27,73 486,70 2 5,982E+03 7,642E+02 28,25 809,19 3 5,888E+03 7,521E+02 28,22 812,06 4 5,767E+03 7,368E+02 27,08 494,74 5 5,469E+03 6,987E+02 27,86 803,79 6 5,420E+03 6,924E+02 24,68 511,29 7 5,294E+03 6,763E+02 28,57 812,62 8 5,052E+03 6,456E+02 28,72 808,37 9 4,220E+03 5,391E+02 26,87 1020,1 10 4,011E+03 5,125E+02 24,02 747,98 Kết quả mô phỏng quá trình nổ của vật nổ dạng hình trụ cho trường hợp thân vỏ thép 4340, bên trong nhồi thuốc nổ TNT thì số mảnh là 177 mảnh (hình 2.15).
- 15 Hình 2.15. Mô phỏng nổ vật nổ thân vỏ thép 4340, thuốc nổ TNT Bảng 2.9. Một số thông số cơ bản của quá trình mô phỏng nổ vật nổ dạng hình trụ thân vỏ thép 4340, thuốc nổ TNT Khối lượng Thể tích Chiều dài Tốc độ Thứ tự mảnh mảnh mảnh trung bình mảnh (mg) (mm3) (mm) (m/s) 1 8,397E+02 1,075E+02 16,00 727,00 2 7,633E+02 9,776E+01 13,84 652,28 3 7,406E+02 9,481E+01 13,38 1190,39 4 7,190E+02 9,203E+01 12,78 709,05 5 6,897E+02 8,829E+01 13,52 1207,83 6 6,454E+02 8,283E+01 13,14 713,09 7 6,011E+02 7,692E+01 11,79 653,88 8 5,926E+02 7,583E+01 12,76 1064,66 9 5,851E+02 7,478E+01 13,70 1075,93 10 5,620E+02 7,183E+01 11,99 719,64 Kết luận chương 2 Chương 2 đã phân tích cơ chế hình thành mảnh khi nổ vật nổ có vỏ bọc, quá trình tương tác của sản phẩm nổ với môi trường xung quanh, thiết lập hệ phương trình mô phỏng quá trình nổ của vật nổ và ứng dụng tính toán song song trong mô phỏng quá trình nổ, bay tán và va đập của vật nổ với môi trường. Kết quả mô phỏng quá trình nổ trên phần mềm Ansys Autodyn3D với vật nổ vỏ bọc bằng thép và gang bên trong nhồi thuốc nổ TNT hoặc Amonit đã cho thấy tính quy luật của quá trình phân mảnh, ảnh hưởng của vật liệu vỏ và thuốc nổ đến
- 16 quá trình nổ, thể hiện tính sát thực của mô hình bài toán và phương pháp giải. CHƯƠNG 3.THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH VẬT NỔ QUA DẤU VẾT NỔ 3.1. Mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp thực nghiệm Nhằm kiểm chứng các kết quả mô phỏng và tính toán lý thuyết, tiến hành nổ vật nổ trong hố cát, trên hệ thống bia tại trường bắn, phân tích các DV,VC có trên hiện trường một cách khách quan, đánh giá kết quả thực nghiệm. 3.2. Thực nghiệm nổ và kết quả 3.2.1. Thực nghiệm nổ tại trường bắn Thực nghiệm t ừ ngày 05/10/2016 đến 20/10/2016, tại Trườ ng bắn Lữ đoàn Công binh 543, Quân khu II. Đối tượ ng thực nghiệm: 03 vật nổtrong thùng cát; 07 vật nổ trong hệ thống bia cánh cung ( mỗi vật nổ có đường kính vỏ Dv = 32mm, cao h = 130mm, khối lượ ng chất nổ TNT 60g, kh ối lượ ng thân vỏ 460g , gây nổ bằng kíp nổ điện số 8 );10 vật nổ tự chế bọc bằng giấy bìa các tông, quấn băng dính, bên trong chứa thuốc nổ Amonit (04 qu ả kh ối l ượng thu ốc n ổ 100 gam, 04 qu ả khối lượ ng thuốc nổ 150 gam, 02 qu ả kh ối l ượng thu ốc n ổ 200 gam). 3.2.2. K ết qu ả th ực nghi ệm Thu các DV,VC trong t ừng l ần th ử nghi ệm, đự ng trong các túi chuyên dụng, b ảo qu ản để nghiên cứ u, phân tích trong phòng thí nghi ệm. 3.2.3. Phân tích số liệu thực nghiệm và so sánh với tính toán
- 17 3.2.3.1. So sánh kết quả thực nghiệm với phương pháp số Từ kêt qua giai băng ph ́ ̉ ̉ ̀ ương pháp mô phong sô trên phân mêm ̉ ́ ̀ ̀ Ansys Autodyn3D (trường hợp vỏ bọc kim loại) ở Chương 2 và kết quả thực nghiệm nổ tại hiện trường, lập bang so sánh kêt qua ̉ ́ ̉ ̉ tính toán (bang 3.4). Bảng 3.4. Kết quả mô phỏng số và thực nghiệm nổ vật nổ Kết quả mô Kết quả nổ thực nghiệm Mác phỏn vật g số liệu Tổng Tổng 1
- 18 phương pháp trên như sau: Tỷ lệ sai số về số lượng mảnh vỡ giữa mô phỏng số với thực nghiệm trong PA1 là 16,35%; PA2 là 19,74%; PA3 là 18,23 và PA4 là 18,18%. Sai số trung bình là 18,13%. 3.2.3.2. Sự phân bố mảnh sát thương theo khoảng cách Kết quả thực nghiệm07 vật nổ, với số lượng mảnh văng vào hệ thống bia bố trí trên hiện trường, xác định:Ở phạm vi 5 mét đến 10 mét, mật độ mảnh vỡ từ vỏ vật nổ bay tán dày đặc đâm xuyên qua bia, hình dạng mảnh không xác định, có nhiều kích thước khác nhau. Trong phạm vi 15 mét, sau mỗi lần thử đều có mảnh vỡ từ vỏ vật nổ đâm xuyên, song mật độ giảm đáng kể. Trong phạm vi 20 mét, có rất ít dấu vết mảnh vỡ từ vỏ vật nổ trên bia. 3.2.3.3. Khảo sát hình thái bề mặt của mảnh vỏ từ vụ nổ vật nổ Mẫu khảo sát: Mẫu chụp được cắt từ bề mặt phá hủy. Thiết bị dùng quan sát bề mặt gẫy của mẫu là kính hiển vi điện tử (SEM) QUANTA 400 đặt tại Viện KHHS Bộ Công an. Khảo sát mặt gẫy phá hủy của mảnh vỡ từ vụ nổ vật nổ trên SEM + Mẫu mảnh đầu đạn bằng thép Hình 3.4. Ảnh chụp trên SEM/BSED bề mặt gẫy phá hủy trên mảnh đầu đạnbằng thép bị phá hủy do sóng nổ gây ra Quan sát mặt gẫy phá hủy mẫu (hình 3.4) cho thấy bề mặt gẫy của mẫu sau nổ thể hiện các đặc trưng của mặt gẫy phá hủy giòn. Một dạng phá hủy giòn xuyên hạt, với sự phát triển vết nứt xuyên qua
- 19 hạt tinh thể, với các rãnh hình dải quạt, xuất hiện rất ít các hốc, lỗ rống tế vi. Nghiên cứu tổ chức tế vi của mẫu vỏ đầu đạn bằng thép trên kính hiển vi kim tương AXIOLMAGER Quan sát ảnh tổ chức tế vi của mẫu trực tiếp sau nổ (hình 3.10) cho thấy tổ chức là tổ chức thép trước cùng tích với hạt khá đồng đều, biên giới hạt thể hiện rõ. Trên ảnh không thể hiện các dấu vết của quá trình biến dạng dẻo như hạt kéo dài hay biên giới hạt bị mờ, chỉ có dạng thớ do quá trình chế tạo. Hình 3.10. Tổ chức tế vi trên mặt gẫy của mảnh đầu đạn bằng thép do nổ Kết quả và nhận xét: quá trình phá hủy vỏ bọc bằng gang, thép khi nổ vật nổ hầu như không có biến dạng dẻo, tổ chức tế vi của vật liệu thay đổi không đáng kể, quá trình nổ tạo ra xung nổ đột ngột, làm đứt liên kết giữa các nguyên tử, hình thành các vết nứt tế vi xung quanh biên hạt đồng thời bề mặt đứt có dạng xuyên qua các hạt, đây là đặc trưng cơ bản của phá hủy giòn. 3.2.4. Các kết quả thực nghiệm khác Phân tích dấu vết SPN của vật nổ bằng phương pháp hoá học: Thuốc thử tác dụng với dịch chiết của mẫu vật cho ra màu đặc trưng của loại thuốc nổ (TNT, amoni nitrat). Phân tích dấu vết SPN của vật nổ trên thiết bị GCIONSCAN: Xác định dấu vết thuốc nổ, giới hạn phát hiện thuốc nổ TNT là 300 picrogam và Nitrat khoảng từ 5 10 nanogam. Phân tích dấu vết dầu khoáng trong thuốc nổ tự chế bằng thiết bị sắc ký khí khối phổ GC/MS: xac đinh đ ́ ̣ ược sự có mặt của dâu khoang (là ̀ ́
- 20 những hidrocacbon no – CnH2n+2 với khoảng n từ 10 đến 26 phút) có trong mẫu thuốc nổ tự chế thu trên hiện trường. Kết luận chương 3 Chương 3 đã thực nghiệm toàn diện, cần thiết đối với các loại DV,VC có mặt trên hiện trường vụ nổ nhằm đánh giá tính sát thực của phương pháp mô phỏng số. Các kết quả cho thấy rất phù hợp thực tế. Trên cơ sở đó có thể áp dụng cho các loại vật nổ khác và kết hợp với các phương pháp thí nghiệm khác, có thể xác định được vật nổ ban đầu, đảm bảo khách quan. CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VẬT NỔ TỪ DẤU VẾT ĐỂ LẠI Ở HIỆN TRƯỜNG 4.1. Các dấu vết vụ nổ vật nổ và thu lượm dấu vết nổ trên hiện trường 4.1.1. Mảnh của vỏ bọc, bao gói và chi tiết vật nổ Nhóm dấu vết này gồm: 1) Mảnh của vỏ bọc (mảnh thân vỏ vật nổ; chi tiết bao gói bên ngoài vật nổ; chi tiết ngòi nổ cơ khí; chi tiết ngòi nổ nhiệt; chi tiết ngòi nổ điện); 2) Vết nứt, xé rách mảnh; 3) Dấu vết tác dụng của nhiệt độ; 4) Dấu vết nóng chảy. a) b) Hình 4.1. Dấu vết đứt gẫy (a) mảnh vỏ bằng gang, (b) mảnh vỏ bằng thép a) b) Hình 4.3. Mảnh bao gói bên ngoài vật nổ (a) mảnh vỏ lon bia,(b) các chi tiết nồi cơm điện
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn