A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN<br />
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Đúc mẫu tiêu (Đúc mẫu cháy – Lost Foam Casting LFC) là một trong những công<br />
nghệ đúc chính xác, được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Trong mấy chục năm trở lại<br />
đây nhiều cơ sở đúc thuộc quản lý Nhà nước và Tư nhân ở nước ta đã nhập dây<br />
chuyền đúc mẫu tiêu để đúc các sản phẩm có chất lượng bề mặt và độ chính xác kích<br />
thước cao.<br />
Trong công nghệ đúc mẫu tiêu sơn mẫu xốp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy<br />
nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu về sơn mẫu xốp không đưa ra thành phần sơn<br />
cụ thể, mà chỉ đưa ra các cấu tử cơ bản có trong sơn như bột chịu lửa. Khi đúc các sản<br />
phẩm có khối lượng lớn, hoặc các chi tiết có ruột phức tạp thường dùng chất dính<br />
ethylsilicat. Chất dính này đắt và có mùi khó chịu. Chất dính keo silica dùng cho sơn<br />
có tính chịu nhiệt rất cao. Keo silica đã được sử dụng thay thế ethylsilicat trong công<br />
nghệ đúc mẫu chảy vì nó rẻ và thân thiện môi trường. Ưu điểm của sơn mẫu tiêu với<br />
chất dính keo silica là cho độ bền và độ chịu nhiệt cao nên đúc được các vật đúc có<br />
thành dày với khối lượng lớn, cũng như với các sản phẩm có ruột phức tạp. Hơn nữa<br />
keo silica đang được dùng phổ biến ở các cơ sở đúc mẫu chảy ở nước ta. Việc sử dụng<br />
keo silica làm chất dính cho sơn mẫu tiêu hiện chưa có ở nước ta và cũng chưa được<br />
quan tâm nghiên cứu đầy đủ ở trên thế giới. Vì thế đề tài “Nghiên cứu sơn với chất<br />
dính keo silica dùng trong công nghệ đúc mẫu tiêu” đã được thực hiện trong luận<br />
án tiến sĩ kỹ thuật vật liệu.<br />
<br />
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận án<br />
Khi sử dụng sơn với chất dính là keo silica, vấn đề lớn gặp phải là sơn bị nứt trong<br />
quá trình hong khô, độ thông khí của sơn rất thấp. Do vậy cần tìm ra các chất phụ với<br />
hàm lượng thích hợp để chống nứt cho sơn. Vì thế mục tiêu của đề tài là: xây dựng<br />
được thành phần sơn mẫu tiêu với chất dính keo silica dùng cho công nghệ<br />
Replicast-CS. Để đạt được mục tiêu trên, luận án cần thực hiện các nội dung chính<br />
sau:<br />
• Xác định tính chất của vật liệu chế tạo sơn<br />
• Sử dụng quy hoạch thực nghiệm trực giao xác định được thành phần sơn hợp lý<br />
• Xác định tính chất của sơn ở nhiệt độ cao<br />
• Xác định các thông số công nghệ của công nghệ đúc mẫu tiêu đốt mẫu trước.<br />
<br />
3. Những đóng góp mới của luận án<br />
❖ Về khoa học và kỹ thuật:<br />
• Làm rõ hơn hành vi biến đổi trạng thái của polystyren xốp trong quá trình nung<br />
mẫu.<br />
• Đã giải thích rõ sự hình thành lỗ xốp, vết nứt và kết khối xảy ra trong quá trình<br />
nung sơn. Đã khẳng định độ thông khí và độ xốp của sơn lớn nhất khi nung đến 600<br />
o<br />
C, sau đó độ xốp độ thông khí giảm là do sự kết khối của màng chất dính. Ở nhiệt độ<br />
908,6 oC trở lên gel silica từ dạng vô định hình chuyển sang dạng tinh thể -cristobalit<br />
cho sơn chắc đặc và độ bền cao.<br />
• Chiều dày màng chất dính lý thuyết khoảng 4,636 m.<br />
❖ Các kết quả có tính mới:<br />
• Lần đầu tiên ở nước ta, luận văn nghiên cứu sơn mẫu tiêu với chất dính là keo<br />
silica<br />
1<br />
<br />
• Đã xây dựng được phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa các yếu tố thành<br />
phần của sơn tới tính chất của sơn<br />
• Đã xác định được thành phần sơn hợp lý gồm: 40% keo silica; 0,1% CMC;<br />
1,25% saccaroza; 0,3% bentonit; 58,35 % bột zircon<br />
• Khẳng định sơn mẫu xốp với keo silica không thể dùng cho công nghệ đúc mẫu<br />
tiêu thông thường – LFC khi đúc gang và đúc thép<br />
• Bước đầu đề xuất công nghệ đúc mẫu tiêu đốt mẫu trước là: Mẫu được sơn với<br />
chiều dày 3 mm; Nhiệt độ nung mẫu ở 600 hay 800 oC trong 2 giờ tùy thuộc vào độ<br />
phức tạp của vật đúc<br />
❖ Các kết quả có ý nghĩa thực tiễn:<br />
• Thành phần hợp lý cho sơn mẫu xốp với keo silica<br />
• Đề xuất công nghệ đúc mẫu tiêu đốt mẫu trước<br />
<br />
4. Bố cục của luận án<br />
Luận án gồm 175 trang được chia thành các phần như sau: Mở đầu 2 trang,<br />
chương 1: Tổng quan về sơn mẫu tiêu 26 trang, chương 2: Keo silica – Tính chất và<br />
ứng dụng 16 trang, chương 3: Phương pháp và đối tượng nghiên cứu 23 trang, chương<br />
4: Kết quả nghiên cứu xác định thành phần sơn ceramic 27 trang, chương 5: Kết quả<br />
nghiên cứu tính chất của sơn sau nung 20 trang, chương 6: Kết quả nghiên cứu công<br />
nghệ đúc Replicast – CS 14 trang, Kết luận và kiến nghị 1 trang, có 130 hình vẽ và đồ<br />
thị, 21 bảng, 13 phụ lục và tham khảo 93 tài liệu.<br />
<br />
B.NỘI DUNG CHÍNH<br />
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ SƠN MẪU TIÊU<br />
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ ĐÚC MẪU TIÊU<br />
Công nghệ đúc mẫu tiêu (Đúc mẫu cháy LFC – Lost foam casting) hiện nay đã trở<br />
thành một công nghệ đúc được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Một dạng khác của công<br />
nghệ đúc mẫu tiêu là công nghệ Replicast - CS. Công nghệ này dùng chất sơn mẫu<br />
được chế tạo từ chất dính vô cơ. Khuôn có thể là khuôn khối hoặc khuôn vỏ gốm.<br />
Khuôn được nung ở nhiệt độ 800oC – 1000oC rồi đốt mẫu trước khi rót kim loại lỏng<br />
vào khuôn. Ưu điểm của công nghệ này là có thể đúc được các vật đúc có ruột rất phức<br />
tạp, phù hợp với mọi loại thép (nhất là thép cacbon thấp hoặc thép hợp kim cao) mà<br />
không xảy ra hiện tượng tăng cacbon, có thể đúc được vật đúc to hơn nhiều so với khi<br />
đúc theo công nghệ đúc mẫu chảy. Độ chính xác và độ nhẵn bề mặt của vật đúc trong<br />
công nghệ này tương đương với vật đúc trong công nghệ đúc mẫu chảy.<br />
<br />
1.2. TỔNG QUAN VỀ SƠN MẪU TIÊU<br />
▪ Vật liệu chế tạo sơn gồm dung môi, bột chịu lửa, chất dính kết, chất ổn định<br />
sơn, và một số chất phụ khác (chất chống thối, chất khử bọt).<br />
▪ Các tính chất quan trọng của sơn là: độ nhớt, độ ổn định, tính bám dính mẫu, độ<br />
bền, độ chịu nhiệt, độ thông khí<br />
▪ Ảnh hưởng của lớp sơn tới quá trình điền đầy khuôn thông qua ảnh hưởng của<br />
độ thông khí, tính cách nhiệt và chiều dày sơn tới quá trình điền đầy khuôn.<br />
<br />
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SƠN MẪU TIÊU TRÊN THẾ GIỚI VÀ<br />
TRONG NƯỚC<br />
2<br />
<br />
Trên thế giới, thành phần sơn cụ thể của các hãng và của một số nước không được<br />
công bố chi tiết, mà chỉ đưa ra ký hiệu của các loại sơn thương mại. Đại đa số các<br />
công ty đúc mẫu chảy lớn ở Anh và Mỹ đang sản xuất đều sử dụng chất dính keo silica<br />
trên cơ sở dung môi nước cho sơn dùng trong công nghệ Replycast. Cho đến nay còn<br />
rất ít những nghiên cứu sử dụng keo silica làm chất dính cho sơn mẫu tiêu được công<br />
bố. Việc sử dụng keo silica làm chất dính trong công nghệ đúc mẫu chảy ở nước ta<br />
hiện nay rất phổ biến, nhưng sử dụng nó cho sơn mẫu tiêu còn chưa có cả trong nghiên<br />
cứu và thực tế.<br />
<br />
1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1<br />
1.4.1. Các hướng đang được nghiên cứu về công nghệ đúc mẫu tiêu<br />
▪ Vật liệu sơn mẫu<br />
▪ Quá trình điền đầy và đông đặc của kim lỏng trong khuôn. Mô hình hóa quá<br />
trình điền đầy khuôn<br />
▪ Khí trong khuôn và mô hình hóa quá trình thoát khí<br />
▪ Đổi mới công nghệ đúc mẫu tiêu<br />
Đề tài nghiên cứu theo hướng sơn mẫu tiêu.<br />
1.4.2. Những vấn đề đã thống nhất về sơn mẫu tiêu<br />
▪ Vật liệu chế tạo sơn gồm bột chịu lửa, chất dính và chất phụ. Chất phụ có tác<br />
dụng làm tốt tính dính bám mẫu, làm tăng tính ổn định và kéo dài tuổi song của sơn.<br />
▪ Bột chịu lửa được chọn phụ thuộc vào chất dính sử dụng để chế tạo sơn và phụ<br />
thuộc vào hợp kim đúc. Khi đúc gang nên sử dụng bột thạch anh, đúc thép nên dùng<br />
bột zircon, đúc thép mangan cao nên dùng bột manhezit. Tuy nhiên nếu đúc gang, thép<br />
hay nhôm với những vật đúc quan trọng nên dùng bột zircon. Do vậy trong luận án đã<br />
sử dụng bột chịu lửa là bột zircon.<br />
▪ Thành phần sơn quyết định tính chất sơn<br />
▪ Độ thông khí của sơn tăng khi độ xốp của nó tăng. Độ thông khí là tính chất đặc<br />
biệt quan trọng của sơn, nó ảnh hưởng tới chất lượng vật đúc.<br />
▪ Tính chất của sơn được chú ý là: độ nhớt, độ ổn định, tính bám dính mẫu, độ<br />
bền, độ chịu nhiệt, độ thông khí.<br />
1.4.3. Những vấn đề còn đang cần quan tâm giải quyết về sơn mẫu tiêu<br />
▪ Sử dụng chất dính mới trong đó có keo silica làm sơn mẫu tiêu<br />
▪ Thành phần của sơn<br />
▪ Sử dụng các loại bột chịu lửa mới như bột silica nung chảy, ferolit…<br />
▪ Cải thiện khả năng thông khí của sơn.<br />
<br />
Chương 2. KEO SILICA -TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG<br />
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KEO SILICA<br />
Thuật ngữ “keo silica” dùng để chỉ một hệ keo phân tán ổn định mà bên trong hệ<br />
pha phân tán là các hạt keo oxit silic, hay còn gọi là silica vô định hình. Keo silic<br />
thương mại thường ở dạng sol, gel hoặc dạng bột. Luận án sử dụng vật liệu đầu ở dạng<br />
sol.<br />
<br />
2.2. CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT CỦA KEO SILICA<br />
Cấu trúc silica là tứ diện SiO4, với 4 nguyên tử oxi ở 4 góc của tứ diện cân đối và<br />
nguyên tử silic ở trung tâm. Các tính chất của keo silica gồm sự ổn định, ảnh hưởng<br />
của các chất điện ly tới độ nhớt và độ ổn định, sự tạo gel của silica (gel hóa và ngưng<br />
3<br />
<br />
kết, làm khô gel), các yếu tố ảnh hưởng tới sự tạo gel (gồm độ pH, kích thước hạt và<br />
nồng độ, dung dịch điện ly và chất lỏng hữu cơ, nhiệt độ), độ xốp – độ thấm khí của<br />
silica gel, sự đông kết và kết khối. Hình 2.5 diễn tả sự ảnh hưởng của độ pH tới độ ổn<br />
định của keo silica.<br />
<br />
Hình 2. 5. Ảnh hưởng của độ pH tới sự ổn định (thời gian Hình 2.6. Sơ đồ cấu trúc keo<br />
tạo gel) của keo silica<br />
silica bị khử nước<br />
Hiện tượng động học tạo gel tăng cùng nhiệt độ, vì trong quá trình tạo gel, hệ số<br />
nhiệt ảnh hưởng đáng kể tới tốc độ hình thành cầu siloxan giữa các hạt. Nồng độ của<br />
các nhóm OH trên bề mặt giảm một cách đều đặn cùng với sự tăng nhiệt độ khi silica<br />
được nung dưới điều kiện chân không. Hầu hết nước hấp phụ vật lý được loại bỏ ở<br />
nhiệt độ khoảng 150oC. Ở 200oC tất cả nước từ bề mặt được loại đi để bề mặt được<br />
cấu tạo từ các nhóm silanol đơn lẻ, nhóm kép, nhóm kề cận và nhóm cuối và các cầu<br />
siloxan (hình 2.6). Ở khoảng 450 – 500oC, tất cả các nhóm kề cận ngưng tụ, tạo ra<br />
nước bay hơi và chỉ có các nhóm silanol đơn lẻ, nhóm kép, nhóm cuối và các cầu<br />
siloxan chịu ứng suất biến dạng vẫn còn lại (hình 2.13a). Các nhóm silanol nội bộ bắt<br />
đầu ngưng tụ ở khoảng 600-800oC và trong một số trường hợp ở nhiệt độ thấp hơn<br />
(hình 2.13b). Ở nhiệt độ cao hơn ở 1000-1100oC, chỉ có các nhóm silanol đơn lẻ vẫn<br />
còn trên bề mặt silica (hình 2.14).<br />
<br />
Hình a<br />
Hình b<br />
Hình 2. 13. Các nhóm silanol liên kết nhau (hình a) và cầu siloxan (hình b) trên bề<br />
mặt keo silica<br />
<br />
Hình 2. 11. Sự hình thành cầu siloxan trong keo silica<br />
2.3. ỨNG DỤNG KEO SILICA LÀM CHẤT DÍNH<br />
4<br />
<br />
Keo silica được sử dụng làm chất dính trong cơ sở trong tổng hợp xúc tác dùng<br />
cho sản xuất axit sunfuric hoặc dehyrat rượu, trong công nghệ giấy, cao su, thuốc lá,<br />
trong y học, dược học…<br />
2.4. SỬ DỤNG KEO SILICA TRONG SẢN XUẤT ĐÚC<br />
Nếu như ở nhiệt độ thường, keo silica có tính dính kết kém thì ở nhiệt độ khoảng<br />
1000oC, keo silica có độ bền dính kết hàng đầu. Công nghệ đúc mẫu chảy là công nghệ<br />
sử dụng rộng rãi nhất keo silica làm chất kết dính ở miền nhiệt độ cao. Không phải cứ<br />
sử dụng hàm lượng keo silica trong sơn ở mức độ nhiều nhất sẽ cho độ bền sơn tốt<br />
nhất. Việc xác định hàm lượng keo silica tối ưu cần tiến hành từ thực nghiệm.<br />
<br />
2.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2<br />
Những nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết cho thấy silica là một chất dính tiềm năng,<br />
mở ra một hướng nghiên cứu ứng dụng triển vọng trọng công nghệ đúc mẫu tiêu.<br />
2.5.1.Các vấn đề đã được thống nhất<br />
▪ Thành phần của hệ keo silica – nước thường gồm 10-50% keo silica, ổn định<br />
bằng kiềm tới pH 9-10, kích thước hạt keo từ 10-50 nm. Sự ngưng kết và tạo gel của<br />
keo silica bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: pH, kích thước hạt và nồng độ keo, dung<br />
dịch điện ly, nhiệt độ. Khi sử dụng keo silica với vai trò là chất dính cần chú ý đến các<br />
yếu tố này cũng như sự tương tác với các vật liệu khác trong hệ huyền phù để đảm bảo<br />
duy trì được tính chất của keo silica. Keo silica chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng lại<br />
quyết định độ bền sơn vì chất dính có tác dụng đảm bảo tính liên tục, sít chặt của lớp<br />
sơn, độ bền dính bám của sơn lên bề mặt mẫu.<br />
▪ Bằng cách thay đổi độ pH hoặc làm mất nước sẽ làm cho keo silica trùng ngưng<br />
tạo gel. Cơ chế đóng rắn của keo silica là quá trình sol gel rắn. Khi keo ngưng<br />
kết sẽ tạo ra một khối sệt. Khối sệt có cấu trúc khung. Khung chính là các hạt gel silica<br />
rắn, trong các ô khung chứa đầy nước. Khi này khung silica có độ xốp lớn và rất yếu,<br />
rất dễ bị phá vỡ. Khi mất nước độ bền của gel tăng, thể tích của khối gel giảm, cùng<br />
với nó có hiện tượng nứt trên bề mặt. Để chống nứt phải cho thêm chất phụ hữu cơ và<br />
chú ý đến chế độ sấy cũng như chiều dày lớp sơn.<br />
▪ Khi nhiệt độ nung càng cao, nước mất càng nhiều, thể tích khối gel càng giảm,<br />
độ xốp cũng giảm theo vì có hiện tượng kết khối của gel. Ở nhiệt độ 600oC trở lên gel<br />
kết khối càng mạnh.<br />
▪ Keo silica đã được sử dụng trong công nghệ đúc mẫu chảy khá phổ biến ở trên<br />
thế giới và trong nước do nó rẻ và thân thiện môi trường..<br />
▪ Bột zircon hay bột silica nung chảy rất tốt với chất dính là keo silica khi chế tạo<br />
sơn mẫu cháy đúc gang, thép. Bột zircon rất đắt. Để giảm chi phí có thể sử dụng bột<br />
thạch anh khoảng 30% thay thế cho bột zircon.<br />
2.5.2. Các vấn đề còn tồn tại<br />
Khi dùng keo silica làm chất dính cho sơn mẫu tiêu cần phải giải quyết những vấn<br />
đề sau:<br />
▪ Giải quyết tính bám dính của sơn lên mẫu xốp<br />
▪ Chống nứt cho sơn trong điều kiện hong khô hoặc sấy mẫu ở 45-50 oC<br />
▪ Khả năng thông khí của sơn.<br />
▪ Chưa có những công bố về thành phần sơn mẫu xốp cho đúc gang hay đúc thép.<br />
<br />
5<br />
<br />