BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br />
<br />
ĐẶNG NHƯ ĐỊNH<br />
<br />
NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN BỘ LỌC THÔNG DẢI, BỘ CHIA CÔNG<br />
SUẤT, ANTEN SỬ DỤNG ĐƯỜNG TRUYỀN PHỨC HỢP, VÒNG<br />
CỘNG HƯỞNG VÀ HIỆU ỨNG VIỀN CỦA SIÊU VẬT LIỆU<br />
<br />
Chuyên ngành: Kỹ thuật Viễn thông<br />
Mã số: 62520208<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT VIỄN THÔNG<br />
<br />
Hà Nội – 2017<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. TS. HOÀNG PHƯƠNG CHI<br />
2. PGS. TS. ĐÀO NGỌC CHIẾN<br />
<br />
Phản biện 1:………………………………………………<br />
Phản biện 2:………………………………………………<br />
Phản biện 3:………………………………………………<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án<br />
tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội<br />
Vào hồi ….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ……….<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
1. Thư viện Tạ Quang Bửu – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội<br />
2. Thư viện Quốc gia<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Siêu vật liệu điện từ và ứng dụng trong thiết kế mô-đun siêu cao tần<br />
Kỹ thuật siêu cao tần đã có những tiến bộ vượt bậc trong những năm gần đây và vẫn đang<br />
không ngừng được phát triển. Công nghệ vi dải in trên đế điện môi ra đời đã giải quyết được vấn đề<br />
thu nhỏ kích thước của anten, đồng thời cũng mở ra một xu hướng thiết kế các mô-đun siêu cao tần<br />
khác như bộ lọc cao tần thụ động, bộ chia công suất, bộ ghép định hướng, .v.v. nhằm nâng cao khả<br />
năng tích hợp mô-đun siêu cao tần vào các thiết bị của hệ thống truyền thông vô tuyến. Trong thiết<br />
kế mô-đun siêu cao tần sử dụng công nghệ mạch dải, chẳng hạn anten vi dải thì thông thường là<br />
kích thước của anten phải lớn hơn hoặc xấp xỉ một phần tư bước sóng (λ/4) ở dải tần hoạt động.<br />
Điều này có vẻ như không phù hợp khi kích thước λ/4 vẫn còn khá lớn so với kích thước ngày càng<br />
nhỏ gọn của thiết bị.<br />
Năm 2000, nhóm nghiên cứu gồm có Smith, Schultz và các đồng nghiệp đã chứng minh được<br />
rằng có thể tạo ra loại vật liệu mới có chiết suất âm (n