ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
<br />
TRẦN TRỌNG NGHĨA<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
LẬP LUẬN<br />
TRONG TIỂU PHẨM TRÀO PHÚNG<br />
(Trên cứ liệu tiếng Việt)<br />
Chuyên ngành : Lí luận ngôn ngữ<br />
Mã số : 62220101<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC<br />
1. GS.TS NGUYỄN ĐỨC DÂN<br />
2. TS. TRẦN VĂN TIẾNG<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015<br />
<br />
Công trình này được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học xã hội<br />
và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
Cán bô ̣ hướng dẫn khoa ho ̣c:<br />
1. GS.TS. Nguyễn Đức Dân<br />
2. TS. Trần Văn Tiếng<br />
Cán bô ̣ phản biê ̣n đô ̣c lâ ̣p:<br />
<br />
Cán bô ̣ phản biện Hội đồng chấm luâ ̣n án cấ p Trường:<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường,<br />
tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia<br />
Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Thời gian: giờ ngày tháng năm<br />
<br />
Có thể tìm đọc luận án tại:<br />
- Thư viê ̣n Khoa ho ̣c Tổ ng hơ ̣p TP.HCM<br />
- Thư viê ̣n Trung tâm Đa ̣i ho ̣c Quố c gia TP.HCM<br />
- Thư viện Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn<br />
TP.HCM<br />
<br />
NHỮNG CÔNG BỐ KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ<br />
LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN<br />
<br />
1. Trần Trọng Nghĩa (2011), Logic ngôn ngữ trong truyện<br />
cười, Tập san Ngoại ngữ - tin học và giáo dục, (tr. 109 114), Trường đại học Ngoại ngữ và Tin học TP.HCM.<br />
2. Trần Trọng Nghĩa (2012), So sánh cách lập luận trong<br />
chuyện cười của Việt Nam và Hàn Quốc, Kỷ yếu hội thảo<br />
quốc tế Việt – Hàn, (tr. 209 - 214), Trường đại học Ngoại<br />
ngữ và Tin học TP.HCM.<br />
3. Trần Trọng Nghĩa (2013), Về cái hài trong ngôn ngữ, Tạp<br />
chí Đại học Sài Gòn (Journal of Saigon University), số<br />
13/2013 (tr. 22-27), Trường đại học Sài Gòn.<br />
4. Trần Trọng Nghĩa (2013), Một số yếu tố cơ bản trong gây<br />
cười bằng ngôn ngữ, tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 7,<br />
(tr. 21 - 24), tháng 7 năm 2013.<br />
5. Trần Trọng Nghĩa (2013), Lý lẽ trong lập luận trào phúng châm biếm, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 12, (tr. 48 52), tháng 12 năm 2013.<br />
<br />
1<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trào phúng bằng ngôn ngữ là một phạm trù phức tạp và đặc biệt thú vị.<br />
Việc giải mã trào phúng chủ yếu dựa trên các nguyên tắc lập luận để chạm đến<br />
ý nghĩa ẩn sâu bên dƣới lớp bề mặt ngôn từ. Trào phúng còn là phƣơng tiện đả<br />
kích mạnh mẽ nhƣng lại có ý nghĩa xây dựng sâu sắc và hiệu quả cao. Vì vậy,<br />
việc nghiên cứu đề tài „Lập luận trong tiểu phẩm trào phúng’ có ý nghĩa cả về<br />
mặt lý thuyết và thực tiễn trong nói năng hài hƣớc hàng ngày, trong giảng dạy<br />
và nghiên cứu tiếng Việt.<br />
2. Lịch sử vấn đề<br />
Trên thế giới, các phạm trù của trào phúng gồm hài hước, mỉa mai và<br />
châm biếm đã đƣợc giới học thuật quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Một số đại<br />
diện tiêu biểu là: Socrates (469-399) một triết gia Hy Lạp cổ đại, nổi tiếng với<br />
khái niệm Mỉa mai kiểu Socrates (Socratic irony); Henri Bergson, Le rire<br />
(1959), (Tiếng cười); Booth W. có công trình A rhetoric of irony (1974), (Phép<br />
tu từ nói mỉa); Raskin V. với quyển The semantic mechanisms of humor<br />
(1984), (Những cơ cấu ngữ nghĩa của hài hước). Tuy nhiên những công trình<br />
trên thƣờng chỉ xem xét từng đối tƣợng riêng, chƣa thấy công trình nào khảo<br />
sát bộ ba của trào phúng gồm: hài hước, mỉa mai và châm biếm trong một hệ<br />
thống chỉnh thể. Đến năm 2007, Thomas Cathcart & Daniel Klein trong Plato<br />
and a Platypus Walk into a Bar, bắt đầu khảo sát bộ ba trên từ góc nhìn liên<br />
ngành với triết học, xem trào phúng là một nguyên tắc thấu thị.<br />
Tại Việt Nam, Trƣơng Chính và Phong Châu bàn về tiếng cƣời trong văn<br />
học trào phúng dân gian trong tác phẩm “Tiếng cười dân gian Việt Nam”<br />
(TCDGVN, 1979); cuốn “Tiếng cười thế giới” (TCTG, 1988) do Nguyễn Đức<br />
Dân chủ biên, đã đề cập đến vai trò của ngôn ngữ trong nghệ thuật gây cƣời.<br />
<br />