BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO<br />
<br />
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP<br />
________________vv<br />
<br />
vvv________________<br />
<br />
TRƯƠNG TẤT ĐƠ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG CAO<br />
SU (Hevea brasiliensis) ĐẾN MÔI TRƯỜNG<br />
Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ<br />
<br />
Chuyên ngành: LÂM SINH<br />
Mã số: 62.62.02.05<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP<br />
<br />
Hà Nội - 2014<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
<br />
CÁC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN<br />
<br />
Trường Đại học Lâm nghiệp<br />
<br />
1. Trương Tất Đơ, Vương Văn Quỳnh (2014), Đánh giá dư lượng hóa chất<br />
trong rừng trồng cao su (Hevea brasiliensis) ở vùng Bắc Trung Bộ, Tạp<br />
chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 10/2014, trang 117-122.<br />
<br />
Người hướng dẫn 1: GS. TS. Vương Văn Quỳnh<br />
Trường Đại học Lâm nghiệp<br />
Người hướng dẫn 2: PGS. TS. Võ Đại Hải<br />
<br />
2. Trương Tất Đơ (2014), Nghiên cứu khả năng hấp thụ các bon của rừng<br />
trồng cao su (Hevea brasiliensis) ở vùng Bắc Trung Bộ, Tạp chí Rừng<br />
và Môi trường, số 63+64/2014, trang 12-17.<br />
<br />
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam<br />
<br />
3. Trương Tất Đơ, Vương Văn Quỳnh (2014), Ảnh hưởng của rừng<br />
trồng cao su (Hevea brasiliensis) đến khả năng xói mòn đất ở vùng<br />
Bắc Trung Bộ, Tạp chí Lâm nghiệp - Trường Đại học Lâm nghiệp, số<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
GS. TS. ....................................<br />
...........................................................<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
GS. TS. .....................................<br />
...........................................................<br />
<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
GS. TS. ...................................<br />
...............................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án phiên chính<br />
thức, tại Trường Đại học Lâm nghiệp, địa chỉ: thị trấn Xuân Mai,<br />
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
2/2014, trang 34-43.<br />
4. Trương Tất Đơ, Vương Văn Quỳnh, Phùng Văn Khoa (2014), Khả năng<br />
giữ nước, bốc và thoát hơi nước của rừng cao su (Hevea brasiliensis) ở<br />
vùng Bắc Trung Bộ, Tạp chí Lâm nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp<br />
Việt Nam, số 2/2014, trang 3324-3333.<br />
5. Vương Văn Quỳnh, Bùi Văn Năng, Trương Tất Đơ (2014), Xác định<br />
chất hữu cơ dễ bay hơi trong lá cây cao su (Hevea brasiliensis) trồng tại<br />
Thạch Thành-Thanh Hóa, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,<br />
số 11/2014, trang 106-111.<br />
6. Đặng Thịnh Triều, Angus McEwin, Nguyễn Thế Chiến, Trương Tất Đơ<br />
(2013), Tiềm năng hấp thụ CO2 của rừng lá rộng thường xanh tại tỉnh<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 2014<br />
<br />
Hà Tĩnh, Tạp chí Rừng và Môi trường, số 60/2013, trang 49-52.<br />
7. Trương Tất Đơ, Vương Văn Quỳnh (2014), Đặc điểm, thành phần, số<br />
lượng động vật đất và vi sinh vật đất dưới tán rừng trồng Cao su (Hevea<br />
brasiliensis) tại vùng Bắc Trung Bộ, Tạp chí Lâm nghiệp - Trường Đại<br />
<br />
Có thể tìm thấy luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam;<br />
- Thư viện Trường Đại học Lâm nghiệp;<br />
- Website: http://luanvan.moet.gov.vn.<br />
<br />
học Lâm nghiệp, số 3/2014, trang 3-10.<br />
<br />
24<br />
<br />
1<br />
<br />
+ Ảnh hưởng chưa rõ 16/34 chỉ tiêu gồm: vi sinh vật trong đất,<br />
côn trùng dưới tán rừng, bốc hơi mặt đất, thoát hơi nước của lá, hàm<br />
lượng oxy hòa tan và oxy hóa sinh nước mặt, dư lượng chất kích mủ<br />
2-Acid CHL trong nước mặt, hàm lượng oxy hòa tan và oxy hóa sinh<br />
trong nước ngầm, dư lượng Glyphosate trong nước ngầm, dư lượng<br />
2,4 D trong nước ngầm, dư lượng chất kích mủ 2-Acid CHL trong<br />
nước ngầm, nhiệt độ, độ ẩm không khí và lượng các bon trên mặt đất.<br />
- Ảnh hưởng của rừng Cao su đến môi trường có liên quan mật<br />
thiết đến nhau và tập trung ở 3 nguyên nhân: (1) đặc điểm cấu trúc của<br />
rừng Cao su liên quan đến các biện pháp kỹ thuật canh tác; (2) dư lượng<br />
hóa chất con người đưa vào trong quá trình kinh doanh Cao su; và (3)<br />
chất độc do cây Cao su tiết ra là Hexanal và trans-2-Hexenal.<br />
- Luận án đã xuất 3 nhóm giải pháp nhằm giảm những ảnh<br />
hưởng tiêu cực môi trường của rừng Cao su ở vùng Bắc Trung Bộ<br />
gồm: (1) Giải pháp thay đổi về kỹ thuật canh tác; (2) Hạn chế sử<br />
dụng các chất diệt cỏ hoặc kích thích mủ; (3) Giải pháp hạn chế ảnh<br />
hưởng chất độc hại do chất tiết ra từ lá cây Cao su.<br />
2 Kiến nghị:<br />
1. Sử dụng các kết quả nghiên cứu và giải pháp đã đề xuất<br />
trong luận án này nhằm hạn chế những ảnh hưởng của rừng Cao<br />
su đến môi trường.<br />
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét hạn chế chuyển đổi rừng<br />
tự nhiên sang trồng Cao su để giảm những tác động môi trường.<br />
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ sung quy định về hàm<br />
lượng chất diệt cỏ Glyphosate trong đất, chất Hexanal trong đất;<br />
hàm lượng chất độc hại trans-2-Hexenal trong không khí.<br />
4. Đề nghị tiếp tục các nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu làm<br />
rõ hơn cơ chế phát thải chất Hexanal và trans-2-Hexenal phát thải<br />
ra từ lá ra môi trường và mức độ tác động của nó đến môi trường<br />
xung quanh đặc biệt là sức khỏe con người.<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Cây Cao su (Hevea brasiliensis) được trồng đầu tiên ở Việt Nam<br />
vào năm 1897 sau đó được phát triển nhiều nơi ở Nam Bộ và Tây<br />
Nguyên. Do hiệu quả kinh tế cao nên diện tích rừng trồng Cao su đã<br />
tăng lên nhanh chóng. Năm 2013, tổng diện tích trồng Cao su cả<br />
nước là 955.584ha, xuất khẩu 1,08 triệu tấn xếp thứ 4 thế giới. Ngành<br />
Cao su đóng góp 3,7% tổng kim ngạch xuất khẩu và là mặt hàng có<br />
giá trị xuất khẩu thứ 13 của Việt Nam. Vùng Bắc Trung Bộ hiện có<br />
trên 85.561 ha rừng Cao su, chiếm 9,0% diện tích toàn quốc. Trong<br />
tương lai Cao su vẫn sẽ là một trong những loài cây trồng chủ đạo<br />
trong chiến lược phát triển kinh tế của vùng.<br />
Trước xu hướng đó, đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng rừng<br />
Cao su có khả năng bảo vệ đất và giữ nước kém, ảnh hưởng tiêu cực<br />
đến môi trường đất, nước và không khí, làm gia tăng bệnh tật và làm<br />
giảm mức đa dạng sinh học, vv… Tuy nhiên, đến nay những nghiên<br />
cứu này còn rất thiếu, chưa đủ cơ sở khoa học để khẳng định mức độ<br />
ảnh hưởng của rừng Cao su đến môi trường để có những giải pháp kỹ<br />
thuật nhằm hạn chế những tác động tiêu cực do Cao su gây lên.<br />
Luận án này tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng Cao<br />
su ở vùng Bắc Trung Bộ đến môi trường đất, nước và không khí, bổ<br />
sung cơ sở khoa học và những hiểu biết về ảnh hưởng của rừng trồng<br />
Cao su đến một số yếu tố môi trường rừng, góp phần xây dựng cơ sở<br />
khoa học cho việc phát triển bền vững cây Cao su trên đất dốc.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu:<br />
* Về lý luận:<br />
Bổ sung cơ sở khoa học và những hiểu biết về ảnh hưởng của<br />
rừng trồng Cao su đến một số yếu tố môi trường đất, nước và không<br />
khí để có các giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực về<br />
môi trường khi trồng rừng Cao su.<br />
<br />
2<br />
<br />
23<br />
<br />
* Về thực tiễn:<br />
Xác định được ảnh hưởng của rừng trồng Cao su đến một số<br />
yếu tố môi trường đất, nước và không khí và đề xuất một số giải pháp<br />
hạn chế những tác động tiêu cực của rừng trồng Cao su trên đất dốc ở<br />
vùng Bắc Trung Bộ.<br />
3. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu của luận án<br />
- Đối tượng: Rừng trồng Cao su (Hevea brasiliensis).<br />
- Địa điểm nghiên cứu: gồm 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.<br />
4. Những đóng góp mới của luận án<br />
- Đã xác định được một số đặc điểm có liên quan đến một số<br />
yếu tố môi trường của rừng Cao su.<br />
- Đã xác định được một số đặc điểm về kỹ thuật canh tác và<br />
cấu trúc khác biệt của rừng Cao su có liên quan đến một số yếu tố<br />
môi trường rừng.<br />
- Xác định được ảnh hưởng của rừng Cao su ở vùng Bắc Trung<br />
Bộ đến một số yếu tố môi trường đất, nước và không khí ở các mức<br />
độ khác nhau, nổi bật là:<br />
+ Đã xác định được cường độ xói mòn ở rừng Cao su theo cấp<br />
tuổi và độ dốc, và đề xuất vùng Bắc Trung Bộ không nên trồng<br />
Cao su ở độ dốc ≥ 260.<br />
+ Đã xác định và công bố 2 chất hữu cơ dễ bay hơi độc hại có<br />
trong lá cây Cao su là Hexanal và trans-2-Hexenal, có thể ảnh<br />
hưởng đến môi trường đất, không khí và sức khỏe con người.<br />
+ Đã xây dựng được các phương trình dự báo sinh khối, các<br />
bon và khả năng hấp thụ các bon của rừng Cao su vùng Bắc<br />
Trung Bộ.<br />
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu<br />
cực của rừng trồng Cao su đến môi trường ở vùng Bắc Trung Bộ.<br />
<br />
3.5.3 Giải pháp hạn chế ảnh hưởng chất độc hại do chất tiết ra từ<br />
lá cây Cao su<br />
Giữ lại các băng hoặc đám rừng tự nhiên, trồng xen với cây<br />
rừng bản địa để giảm hàm lượng chất độc phát thải từ lá Cao su.;<br />
không nên ngủ hoặc làm nhà ở dưới rừng rừng Cao su, nếu phải nghỉ<br />
lại hoặc ở dưới rừng Cao su thì nên chọn những nơi cao, thoáng gió.<br />
Người làm việc thường xuyên dưới rừng Cao su cần phải được trang<br />
bị bảo hộ, được chăm sóc sức khỏe và nghỉ dưỡng đầy đủ.<br />
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
- Đặc điểm cấu trúc rừng Cao su có sự khác nhau rõ rệt theo<br />
tuổi rừng và rừng đối chứng, trong lá cây Cao su có hai chất hữu cơ<br />
dễ bay hơi là Hexanal và trans-2-Hexenal với hàm lượng lần lwowtk<br />
là 0,084 mg/kglá và 2,16 mg/kglá, trong đó trans-2-Hexenal là chất<br />
thuộc nhóm chất nguy hại. Sự khác biệt này có liên quan trực tiếp<br />
đến những ảnh hưởng của rừng Cao su đến một số yếu tố môi trường.<br />
- Về ảnh hưởng của rừng Cao su đến môi trường: qua phân tích<br />
34 chỉ tiêu đánh giá về môi trường của rừng Cao su và đối chứng cho<br />
thấy ảnh hưởng của rừng Cao su đến môi trường đất, nước và không<br />
khí ở các mức độ khác nhau như sau:<br />
+ Ảnh hưởng rất rõ 4/34 chỉ tiêu gồm: cường độ xói mòn, dư<br />
lượng hóa chất diệt cỏ Glyphosate trong đất, chất Hexanal và trans-2Hexenal trong không khí.<br />
+ Ảnh hưởng rõ 14/34 chỉ tiêu gồm: độ xốp, hàm lượng mùn, dư<br />
lượng chất kích mủ 2-Acid CHL trong đất, dư lượng hóa chất diệt cỏ<br />
2,4 D trong đất, hàm lượng chất Hexanal trong đất, đa dạng thực vật<br />
dưới tán rừng, giun đất, độ ẩm đất, dung tích chứa nước của đất, chỉ số<br />
giữ nước, tốc độ thấm nước của đất, dư lượng 2,4 D trong nước, dư<br />
lượng Glyphosate trong nước và khả năng tích lũy các bon của rừng.<br />
<br />
22<br />
<br />
3<br />
<br />
3.5 Đề xuất một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực môi trường<br />
cho rừng trồng Cao su ở vùng Bắc Trung Bộ<br />
3.5.1 Giải pháp thay đổi về kỹ thuật canh tác<br />
1) Điều kiện độ dốc để trồng rừng Cao su: vùng Bắc Trung Bộ<br />
không nên trồng rừng Cao su ở độ dốc ≥ 26 độ, đối với những nơi có<br />
độ dốc vượt quá 20 độ thì cần thiết phải có các giải pháp để bảo vệ<br />
đất hiệu quả như tạo độ che phủ, làm bậc thang, vv....<br />
2) Giữ lại các đám rừng tự nhiên xen kẽ với các băng Cao su<br />
hoặc trồng các hàng cây bản địa để tăng cường đa dạng sinh học;<br />
3) Thay đổi phương thức xử lý đốt thực bì khi trồng rừng, bón<br />
phân hữu cơ để cải thiện đất cho rừng Cao su, hạn chế ảnh hưởng do<br />
đốt thực bì đến mật độ giun đất và vi sinh vật đất;<br />
4) Trồng cây theo đường đồng mức, tạo bậc thang để ngăn cản<br />
dòng chảy mặt, hạn chế xói mòn, tăng khả năng thấm nước.<br />
5) Cày, xới đất để cải thiện tính thấm và giữ nước của đất để<br />
tăng khả năng nước thấm xuống đất và giữ nước cho rừng Cao su đối<br />
với độ dốc dưới 15 độ. Nếu độ dốc cao hơn 15 độ thì áp dụng hình<br />
thức cuốc hố cục bộ để hạn chế xói mòn.<br />
6) Giữ lại lớp thảm tươi, cây bụi nhằm tăng độ che phủ mặt<br />
đất, ngăn cản sự tác động của mưa, làm giảm xói mòn và tăng tính<br />
khả năng thấm nước của đất.<br />
7) Duy trì lớp thảm khô để giảm bốc hơi mặt đất<br />
8) Trồng xen với cây nông nghiệp, tận dụng đất, tăng độ che<br />
phủ để hạn chế xói mòn và bốc hơi mặt đất.<br />
3.5.2 Hạn chế sử dụng các chất diệt cỏ hoặc kích thích mủ:<br />
Sử dụng hóa chất theo khuyến cáo “4 đúng” của Tập đoàn<br />
Cao su Việt Nam, hạn chế hoặc sử dụng các hoá chất đặc biệt là<br />
không sử dụng chất diệt cỏ đã bị cấm 2,4-D. Áp dụng những biện<br />
pháp thay thế bằng phát dọn cục bộ, đốt có kiểm soát.<br />
<br />
5. Bố cục của luận án<br />
Luận án gồm 145 trang với 56 bảng số liệu, 43 hình, 92 tài<br />
liệu tham khảo, gồm: Mở đầu (5 trang), Chương 1: Tổng quan vấn đề<br />
nghiên cứu (26 trang), Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu<br />
(19 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (89 trang), Kết<br />
luận và kiến nghị (6 trang).<br />
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1 Nước ngoài:<br />
Các nghiên cứu về giống, kỹ thuật canh tác cây Cao su cũng<br />
như các nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng cây mọc nhanh đến<br />
môi trường rất phong phú. Tuy nhiên, các nghiên cứu ảnh hưởng của<br />
rừng Cao su đến môi trường lại rất hạn chế. Có thể kể đến một số<br />
nghiên cứu của Keeves (1966), Turvey (1983) và Ghosh (1987)<br />
Sivanakyan và cộng sự (1995), De Jong (2001), Cheng và cộng sự<br />
(2007) về ảnh hưởng của Cao su đến độ phì đất; Nghiên cứu của<br />
Wang Xianpu (2007), của Gao (1985), Wu (1984), Chen (1982) ở<br />
Trung Quốc, nghiên cứu của Aiken và cộng sự (1982) ở Singapore về<br />
khả năng bảo vệ đất và nước của Cao su so với các mô hình rừng<br />
trồng thuần loài khác. Zhang và cộng sự (2003) đã xác định được<br />
tổng số vi sinh vật đất trong rừng trồng Cao su. Tuy nhiên, Donald<br />
(2004) cho rằng những ảnh hưởng cụ thể của việc trồng Cao su đến<br />
đa dạng sinh học vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.<br />
1.2 Trong nước:<br />
Nghiên cứu về chọn tạo giống Cao su ở Việt Nam được quan<br />
tâm từ rất sớm, các kết quả nghiên cứu điển hình của Lê Mậu Túy,<br />
Vũ Văn Trường, Lê Đình Vinh và Trần Thị Thúy Hoa, vv... đã góp<br />
phần tạo ra bộ giống Cao su khá phong phú cho từng vùng sinh thái.<br />
Nghiên cứu của Lê Quốc Doanh và cộng sự (2011) về phát triển Cao<br />
su ở vùng núi phía Bắc, Nguyễn Thị Huệ (2006), Lê Mậu Túy, Tống<br />
<br />