intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên các quần xã thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án nhằm xác định được đặc điểm phân bố, cấu trúc và tái sinh tự nhiên (TSTN) các quần xã thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát triển các quần xã và một số loài cây lá kim quý hiếm tại VQG Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên các quần xã thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN THỊ THANH HƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN CÁC QUẦN XÃ THỰC VẬT RỪNG HỖN GIAO LÁ RỘNG, LÁ KIM VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Lâm sinh Mã số: 9620205 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Đăng Hội 2. PGS.TS. Triệu Văn Hùng TS. Phí Hồng Hải Chủ tịch hội đồng: Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Vào hồi ....... giờ, ngày ....... tháng ....... năm .............. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và Thư viện Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga
  3. NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 1. Trần Thị Thanh Hương, Nguyễn Đăng Hội, Kuznetsov A.N, Đặng Hùng Cường (2017), Phân loại thảm thực vật rừng Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 2, tr.20-28. 2. Trần Thị Thanh Hương, Nguyễn Đăng Hội, Triệu Văn Hùng (2017), Đặc điểm phân hóa thảm thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, số 14, tr. 76-86. 3. Trần Thị Thanh Hương, Nguyễn Đăng Hội, Triệu Văn Hùng (2018), Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao của một số quần xã thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, Lâm Đồng, Tạp chí NN&PTNT, số 10/2018, tr. 133-138. 4. Trần Thị Thanh Hương, Nguyễn Đăng Hội, Triệu Văn Hùng (2018), Một số đặc điểm tái sinh dưới tán rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 2/2018, tr. 59-67. 5. Trần Thị Thanh Hương, Nguyễn Đăng Hội, Triệu Văn Hùng, Lê Xuân Đắc, Đặng Ngọc Huyền (2019), Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Du sam núi đất (Keteeleria everyliana Mast.) tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, Tạp Chí NN&PTNT, số 6/2019, tr.96-102.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thuộc vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển quốc tế Langbiang, Vườn Quốc gia (VQG) Bidoup - Núi Bà được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam, nơi còn lưu giữ được diện tích rừng nguyên sinh liên tục lớn nhất cả nước. Thảm thực vật rừng (TTVR) kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim VQG Bidoup - Núi Bà, bao gồm các quần xã thực vật rừng hỗn giao giữa cây lá rộng với các loài cây lá kim quý hiếm luôn được coi như di sản thiên nhiên của khu vực, có giá trị nổi bật về sinh thái cảnh quan và khoa học bảo tồn. Ở đó, các loài cây lá kim, có vai trò hình thành nhóm thực vật ưu thế sinh thái, là thành phần chính kiến tạo nên tầng trội, đơn trội của kiểu rừng. TTVR được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao không chỉ với thực vật thân gỗ mà các loài thực vật thân thảo, thực vật ngoại tầng. Tuy vậy, đến nay, những kết quả nghiên cứu về phân bố, cấu trúc quần xã thực vật rừng hỗn giao còn hạn chế, công tác bảo tồn, phát triển loài và sinh cảnh quý hiếm gặp nhiều khó khăn. Vì những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên các quần xã thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng” đã được thực hiện. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Về lý luận Xác lập được một số cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn các quần xã thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim tại VQG Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. 2.2. Về thực tiễn Xác định được đặc điểm phân bố, cấu trúc và tái sinh tự nhiên (TSTN) các quần xã thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát triển các quần xã và một số loài cây lá kim quý hiếm tại VQG Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. 3. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu - Giới hạn, phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu về đặc điểm phân loại, phân bố, cấu trúc và TSTN các quần xã thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim (với sự tham gia của ít nhất một trong các loài lá kim: Pơ mu (Fokienia hodginsii), Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana), Thông lá dẹt, Thông năm lá) và sau đây trong luận án được ký hiệu là QXRK. - Giới hạn về không gian: khu vực VQG Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng.
  5. 2 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4.1. Ý nghĩa khoa học Bổ sung cơ sở dữ liệu về đặc điểm phân loại, phân bố, cấu trúc và tái sinh tự nhiên các QXRK tại VQG Bidoup - Núi Bà trong điều kiện khí hậu á nhiệt đới cao nguyên của Việt Nam nói riêng và các kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim của Việt Nam nói chung. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn, phát triển các QXRK trong đó bao gồm một số loài cây lá kim quý hiếm; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học VQG Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, cũng như làm tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo và các nghiên cứu thuộc lĩnh vực liên quan. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Đã xác định và phân tích định lượng được một số đặc điểm phân bố, cấu trúc hình thái cơ bản các quần xã thực vật rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim và đặc điểm cấu trúc, TSTN của QXRK điển hình cùng với đặc điểm TSTN của một số loài cây lá kim quý hiếm tại VQG Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. - Xác định được phân bố và định hướng không gian ưu tiên bảo tồn, phát triển các QXRK cùng các nhóm giải pháp phù hợp cho những ưu tiên này. 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án dài 142 trang, gồm có: Mở đầu (4 trang); Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (35 trang); Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu (27 trang); Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (73 trang); Kết luận tồn tại và khuyến nghị (3 trang) và Luận án gồm có 36 bảng biểu, 20 hình ảnh, biểu đồ. Luận án có 145 tài liệu tham khảo chính (103 tiếng Việt, 40 tiếng nước ngoài và 2 Website). CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Phân loại thảm thực vật Hệ thống phân loại thảm thực vật đầu tiên, tiêu biểu cho quan điểm coi khí hậu là yếu tố chủ đạo của Schimper (1898), tác giả đã chia thảm thực vật thành 3 quần hệ: quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng và quần hệ vùng núi. Năm 1903, Tanfilev đã dựa theo hệ thống phân loại này để nghiên cứu thảm thực vật và xây dựng bản đồ thảm thực vật ở Nga. Champion (1936) dựa vào nhiệt độ để chia rừng ở Ấn Độ - Miến Điện thành 4 kiểu: rừng nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và núi cao. Beard (1938)
  6. 3 đã nghiên cứu về rừng nhiệt đới và cho rằng: rừng nhiệt đới gồm 5 loạt quần hệ: loạt quần hệ rừng xanh theo mùa, loạt quần hệ khô thường xanh, loạt quần hệ miền núi, loạt quần hệ ngập từng mùa và loạt quần hệ ngập quanh năm. Khung phân loại thảm thực vật của UNESCO (1973) đã dựa trên nguyên tắc ngoại mạo và cấu trúc, hệ thống đã chia thảm thực vật thế giới thành 5 lớp quần hệ: lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ cây bụi, lớp quần hệ cây bụi lùn, lớp quần hệ cây thảo. Bên cạnh đó, nhiều tác giả trên thế giới đã dựa theo đai độ cao để phân loại thảm thực vật, như: Hajra, Rao (1990), Michael A. và Avi Shmida (1993), Hegazy và cộng sự (1998), Fabio R.S (2002), Jon C.L (2006), Rainer W.B (2006), Zhang J.T, Zhang F. (2007)... Các nghiên cứu đều cho rằng, theo đai độ cao, thảm thực vật có sự thay đổi cấu trúc, thành phần loài, nhóm loài ưu thế và mật độ quần xã... 1.1.2. Cấu trúc rừng Nghiên cứu định tính: điển hình như Richards (1952), Catinot (1965), các tác giả đã đi sâu vào mô tả cấu trúc hình thái rừng bằng phẫu diện đồ, các yếu tố cấu trúc được phân tích theo khái niệm về dạng sống, tầng tán… Theo Chevalier (1917), Mildbraed (1922), Booberg (1932) cho rằng, sự phân tầng trong rừng mưa nhiệt đới không rõ ràng, phương pháp dựa vào chiều cao cây để phân tầng là thiếu cơ sở khoa học. Ngược lại, nhiều nghiên cứu cho rằng rừng mưa nhiệt đới có sự phân tầng rõ rệt. Richards (1952) khẳng định rừng hỗn giao nguyên sinh ở gần sông Moraballi có cấu trúc gồm 3 tầng rõ rệt: tầng cây gỗ, tầng cây bụi và tầng mặt đất. Catinot (1965) cũng cho rằng, quần thụ trong rừng mưa ẩm nhiệt đới có sự phân hóa khá rõ về chiều cao. Stevenson (1940) đã chia rừng rậm ở Honduras thành 4 tầng. Ngoài ra, khi nghiên cứu rừng ở Kinshara - Conggo, Malaysia, Taylor (1960), Gerad (1906), Myatt Sonith (1963) cũng chia rừng ở đây thành 3 - 5 tầng. Cấu trúc rừng còn được mô tả theo phổ dạng sống, điển hình là hệ thống mô tả của Raunkiaer (1934). Tác giả đã dựa vào dấu hiệu thích nghi khác nhau của thực vật theo thời gian bất lợi trong năm mà cụ thể là vị trí của chồi trên mặt đất để mô tả. Nghiên cứu định lượng: Những chỉ tiêu cấu trúc được lượng hóa đầu tiên phải kể đến như: Curtis và cộng sự (1951) đã dùng chỉ số IV% để xác định tổ thành loài, chỉ số đa dạng sinh học loài của Shannon - Wiener (1988), Simpson (1949), mức độ thường gặp Margalef (1958), sinh khối, trữ lượng... Nhiều tác giả còn vận dụng triệt để các hàm toán học để mô hình hóa cấu trúc, mô phỏng các quy luật phân bố số cây theo cỡ kính (N/D1.3), số cây theo cỡ chiều cao (N/Hvn)... Điển hình như các công trình của Bertram (1972), hay công trình của Prodan (1968), Snedecor (1956)...
  7. 4 1.1.3. Tái sinh rừng Van Steenis (1956) cho rằng, đối với rừng nhiệt đới có hai đặc điểm tái sinh phổ biến là tái sinh phân tán, liên tục và tái sinh vệt (tái sinh lỗ trống). Quan điểm về tái sinh lỗ trống cũng được nhiều tác giả: Yamamoto (2000), Brokaw (1985), Denslow (1995), Sapkota (2009)... nghiên cứu. Ngoài ra, sự tương đồng hay khác biệt giữa lớp cây con và tầng cây cao được nhiều nhà khoa học quan tâm như Richards (1952), Baur (1964)... Obrevin (1938) cho rằng: tổ thành loài cây mẹ ở cây tầng cao và tổ thành cây tái sinh ở tầng dưới khác nhau rất nhiều. Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng là vấn đề rất quan trọng trong nghiên cứu tái sinh rừng. Theo Aubreville (1949), trong các nhóm yếu tố sinh thái phát sinh quần thể thực vật, nhóm yếu tố khí hậu - thủy văn là nhóm yếu tố chủ đạo, quyết định hình thái và cấu trúc của các kiểu thảm thực vật. Andel (1981) chứng minh độ tán che tối ưu cho sự phát triển bình thường của cây gỗ là 0,6 - 0,7. Ghent (1969) cho rằng: thảm mục, chế độ thủy nhiệt, tầng đất mặt và tái sinh rừng luôn tồn tại mối quan hệ chặt chẽ. Denslow (1995) khi nghiên cứu tái sinh rừng ở Costa Rica cho rằng, yếu tố địa hình có ảnh hưởng đến mật độ và thành phần loài cây bụi, cây tái sinh nhỏ. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Phân loại thảm thực vật Trần Ngũ Phương (1970) đã dựa vào điều kiện địa hình, tính chất sinh thái và thành phần loài thực vật để phân loại rừng ở miền Bắc Việt Nam theo 3 đai chính: Đai rừng nhiệt đới mưa mùa; Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa, gồm; Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao; Thái Văn Trừng (1972) cũng đã đưa ra hệ thống phân loại TTVR ở Việt Nam với 14 kiểu thảm thực vật thuộc 4 nhóm TTVR chính, gồm: rừng kín vùng thấp, rừng kín vùng cao, rừng thưa, các kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao; Phan Kế Lộc (1985) lại dựa theo bảng phân loại thảm thực vật thế giới của UNESCO (1973) để áp dụng phân loại thảm thực vật ở Việt Nam. Theo đó, thảm thực vật Việt Nam được chia thành 5 lớp quần hệ, gồm: lớp quần hệ rừng rậm, lớp quần hệ rừng thưa, trảng cây bụi, trảng cây bụi lùn, trảng cỏ. Hệ thống phân loại này đã được Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) và nhiều tác giả khác sử dụng trong nghiên cứu phân loại thảm thực vật của mình. Trần Đình Lý và cộng sự (2017) đã kế thừa khung phân loại của UNESCO (1973) và các bậc phân loại dưới quần hệ của Thái Văn Trừng (1999), thang phân đai độ cao của Vũ Tự Lập (2003) để vận dụng xây dựng hệ thống phân loại thảm thực vật
  8. 5 Việt Nam, gồm 5 lớp quần hệ: lớp quần hệ rừng kín; lớp quần hệ rừng thưa; lớp quần hệ cây bụi; lớp quần hệ cây bụi lùn và các quần xã gần gũi và lớp quần hệ cỏ. 1.2.2. Cấu trúc rừng - Cấu trúc tầng thứ: Thái Văn Trừng (1978) đã chia thành 5 tầng, gồm: tầng vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi (B) và tầng cỏ quyết (C). - Cấu trúc tổ thành: Thái Văn Trừng (1999), tập hợp nhóm dưới 10 loài, mỗi loài đều có giá trị IV% lớn hơn 5% và tổng IV% của nhóm đạt từ 40% sẽ hình thành nên ưu hợp thực vật mang tên nhóm loài đó. Nguyễn Thành Mến (2005), đã dựa vào chỉ số IV% để phân chia rừng lá rộng thường xanh tại Phú Yên thành 3 ưu hợp, phức hợp thực vật khác nhau cho các trạng thái IV và IIIB... - Nghiên cứu lượng hóa cấu trúc rừng bằng các hàm toán học: Bảo Huy (1988, 1993) thử nghiệm 5 dạng phân bố lý thuyết là Poisson, khoảng cách, hình học, Meyer và Weibull để mô phỏng cấu trúc của rừng Bằng lăng ở Tây Nguyên. Trần Văn Con (2001), Lê Minh Trung (1991) đã nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Đắk Lắk, Tây Nguyên và cho rằng phân bố Weibull thích hợp nhất cho rừng tự nhiên tại khu vực... 1.2.3. Tái sinh rừng Nghiên cứu về tái sinh rừng được đặc biệt quan tâm từ những thập niên cuối của thế kỷ XX, điển hình như: Chương trình điều tra tình hình TSTN cho các vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc Việt Nam của Viện Điều tra Quy hoạch rừng, nghiên cứu của Vũ Đình Huề (1975), Phạm Đình Tam (1987), Vũ Tiến Hinh (1991), Trần Đình Lý và cộng sự (1995)... đã tập trung đánh giá đặc điểm mật độ, tổ thành, phân bố... của lớp cây tái sinh dưới tán. Thái Văn Trừng (1999) nhấn mạnh: ánh sáng là yếu tố sinh thái khống chế và điều khiển quá trình TSTN ở cả rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh. Ở trường hợp khác, Phạm Ngọc Thường (2003) đã kết luận: khoảng cách từ nơi tái sinh đến nguồn cung cấp giống càng xa thì mật độ và số loài cây tái sinh càng thấp... Mô phỏng phân bố số cây theo cấp chiều cao, phân bố theo bề mặt đất rừng điển hình: Ngô Kim Khôi (1999), Phạm Ngọc Thường (2003), Ma Thị Ngọc Mai và cộng sự (2009)... đã dùng tiêu chuẩn U của Clark và Evans để nghiên cứu hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất rừng, chọn hàm Mayer để mô hình hóa quy luật cấu trúc tần số phân bố số cây, số loài cây tái sinh theo cấp chiều cao. 1.3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan tại VQG Bidoup - Núi Bà Trong mô tả TTVR tại VQG Bidoup - Núi Bà (2004) có 6 kiểu và kiểu phụ rừng: (i) Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình - kiểu rừng có
  9. 6 phân bố từ độ cao 1.700 m trở lên; (ii) Kiểu phụ rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới - xuất hiện ở độ cao 1.700 m trở lên; (iii) Kiểu phụ rừng rêu, rừng lùn đỉnh núi; (iv) Rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp; (v) Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa, tre nứa thuần loài và (vi) Rừng trồng. Nguyễn Đăng Hội và Kuznetsov A.N (2011) cho rằng TTVR ở đây thường gồm 3 tầng, với tầng 1 là thành phần cây gỗ chiếm ưu thế sinh thái có chiều cao vượt trội, tầng 2 là thành phần cây gỗ dưới tán và tầng 3 là thành phần cây bụi Lưu Hồng Trường & cộng sự (2014) có nhận xét rằng, kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng lá kim á nhiệt đới núi thấp có tính đa dạng sinh học cao. Nguyễn Trọng Bình (2014) cũng khẳng định kiểu rừng có mức độ đa dạng sinh học cao, với chỉ số Shannon - Wiener đạt 3,62. Theo Đỗ Văn Ngọc (2015), quần xã thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim nơi có loài Thông lá dẹt phân bố có tính đa dạng sinh học khá cao với chỉ số He’ là 3,6837 và chỉ số Cd là 0,0357. 1.4. Nhận xét chung Các công trình nghiên cứu về phân loại, cấu trúc và TSTN khá đa dạng và đã đạt được những thành tựu to lớn trong khoa học lâm nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, các nghiên cứu cũng như cơ sở dữ liệu về phân bố, cấu trúc, TSTN kiểu rừng hỗn giao lá rộng, lá kim chưa nhiều. Tại VQG Bidoup - Núi Bà, các nghiên cứu về cấu trúc, tái sinh tự nhiên hay đặc điểm kiểu rừng hỗn giao lá rộng, lá kim đã đạt được những kết quả nhất định, song còn một số tồn tại sau: - Các kiểu TTVR, VQG Bidoup - Núi Bà (2008) đã và đang được áp dụng trong nhiều tài liệu, báo cáo chưa phản ánh đầy đủ đặc điểm hệ thực vật của Vườn. Bản đồ hiện trạng rừng VQG Bidoup - Núi Bà chưa thể hiện được thực tế phân bố của TTVR hỗn giao lá rộng, lá kim; - Các nghiên cứu hầu như chưa thể hiện tính hệ thống, chưa phản ánh được đặc điểm phân bố, cấu trúc và TSTN của kiểu rừng nói chung, đặc biệt là các quần xã thực vật hỗn giao lá rộng, lá kim đặc trưng cho vùng núi Bidoup nói riêng. - Công tác bảo tồn ngoại vi các loài cây lá kim quý hiếm chưa đạt được nhiều kết quả khả quan. Thêm vào đó, biện pháp bảo tồn nguyên vị sinh cảnh và các loài quý hiếm chủ yếu còn mang tính khoanh vi và quản lý bảo vệ, chưa chú trọng đến các biện pháp phục hồi tự nhiên tại những khu vực có triển vọng trong vùng bảo vệ nghiệm ngặt và vùng phục hồi sinh thái. 1.5. Một số quan điểm, khái niệm được sử dụng trong luận án - Quan điểm về rừng hỗn giao lá rộng, lá kim
  10. 7 Khái niệm rừng hỗn giao lá rộng, lá kim được sử dụng trong luận án, ngoài những diện tích theo quy định tại Thông tư 34/2009/TT-BNN&PTNT còn là khu phân bố của các loài cây lá kim quý hiếm như: Thông lá dẹt, Thông năm lá, Pơ mu, Du sam núi đất... mà tại đó, số lượng cá thể cây lá kim chưa đạt 25% tổng số cá thể của quần xã. - Quan điểm về đai cao địa hình trên quan điểm phân chia đai cao địa hình của Vũ Tự Lập (2003): vùng thấp < 500 m, núi thấp: 500 - 1.500 m, núi trung bình: 1.500 - 2.500 m, núi cao > 2.500 m. Ngoài ra trong quá trình phân tích, tổng hợp số liệu, đai núi trung bình được chia thành các đai phụ 1.500-1.700 m, > 1.700 m. - Khái niệm QXRK, QXRK điển hình + QXRK được ký hiệu và sử dụng trong luận án là các quần xã thực vật rừng hỗn giao cây lá rộng, cây lá kim với sự tham gia của ít nhất một trong 4 loài cây lá kim quý, hiếm, gồm: Pơ mu, Du sam núi đất, Thông năm lá, Thông lá dẹt. + QXRK điển hình là những QXRK mà mỗi loài hay nhóm trong các loài Pơ mu, Thông lá dẹt, Thông năm lá, Du sam núi đất chiếm ưu thế về giá trị IV% trên một khoảng diện tích nhất định (2.500 m2). Kết quả nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phỏng vấn và khảo sát thực địa cho thấy có 6 kiểu QXRK điển hình, gồm: QXRK điển hình với sự tham gia của loài Pơ mu (Pm); QXRK điển hình với sự tham gia của loài Pơ mu và Thông lá dẹt (Pm+Tld); QXRK điển hình với sự tham gia của loài Thông lá dẹt và Thông năm lá (Tld+Tnl); QXRK điển hình với sự tham gia của loài Thông lá dẹt (Tld); QXRK điển hình với sự tham gia của loài Thông năm lá (Tnl); QXRK điển hình với sự tham gia của loài Du sam núi đất (Ds). Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm thảm thực vật rừng VQG Bidoup - Núi Bà - Đặc điểm phân bố các QXRK - Một số đặc điểm cấu trúc các QXRK điển hình - Một số đặc điểm tái sinh tự nhiên các QXRK điển hình - Định hướng giải pháp bảo tồn loài và các QXRK 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp kế thừa Kế thừa có chọn lọc số liệu khí tượng, thổ nhưỡng, địa hình, khung phân loại TTVR, kết quả của các công trình nghiên cứu về TTVR (đa dạng, cấu trúc, tái sinh...), về cây lá kim (thông tin chỉ dẫn địa lý, đặc điểm sinh thái...); kết quả nghiên cứu đề tài mã số E1.2 của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga và số liệu điều tra tầng cây cao 2 ÔTC
  11. 8 2.500 m2 tại QXRK điển hình với sự tham gia của loài Pơ mu và Thông lá dẹt, thuộc tiểu khu 127B của Lê Cảnh Nam (2010). Và các tư liệu về bản đồ, ảnh viễn thám như: bản đồ địa hình; bản đồ thổ nhưỡng; bản đồ hiện trạng rừng năm 2015, bản đồ kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng năm 2016; Ảnh vệ tinh SPOT 5… 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn Đối tượng phỏng vấn chủ yếu là người dân, cán bộ địa phương, cán bộ chuyên trách thuộc đơn vị quản lý, bảo vệ rừng. Nội dung phỏng vấn là sử dụng câu hỏi mở về khu phân bố của các loài: Pơ mu, Du sam núi đất, Thông lá dẹt, Thông năm lá... 2.2.3. Nhóm các phương pháp điều tra thực địa - Phương pháp xác định tuyến khảo sát và lựa chọn vị trí lập ô điều tra - Phương pháp mô tả đặc điểm phân hóa các QXRK theo đai cao - Phương pháp điều tra các yếu tố sinh thái chủ đạo tại khu phân bố QXRK: + Nghiên cứu đặc điểm địa hình: xây dựng mô hình số độ cao DEM từ lớp đường bình độ, điểm độ cao, thủy văn trên bản đồ địa hình dựa vào thuật toán GIS bằng phần mềm ArcGIS 10.1. + Điều tra đặc điểm thổ nhưỡng: tại mỗi nhóm đất chính mà QXRK phân bố, tiến hành đào 1 phẫu diện có kích thước 1,2m x 0,8m x 1m. Quan sát, mô tả phẫu diện và thu mẫu, phân tích các chỉ tiêu: pH, hàm lượng mùn, NPK tổng số, NPK dễ tiêu. + Nghiên cứu đặc điểm sinh khí hậu: số liệu khí tượng (nhiệt độ, độ ẩm) được quan trắc bằng thiết bị đo nhiệt ẩm iButtons trong thời gian (16/10/2017-16/12/2017) tại khu phân bố đặc trưng của các QXRK. - Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên các QXRK điển hình: + Lập 10 ÔTC và kế thừa số liệu điều tra tầng cây cao 2 ÔTC với diện tích 2.500 m2/ô (50 m x 50 m) tại 6 kiểu QXRK điển hình để điều tra, thu thập số liệu về cấu trúc và tái sinh tự nhiên các QXRK điển hình. Quy trình điều tra dựa theo phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) và Trần Văn Con (2015). Tại mỗi ÔTC (ô cấp A) tiến hành đo đếm tất cả cây gỗ có D1.3 ≥ 10cm; lập 4 ô cấp B ở trung tâm ô cấp A có diện tích 2,5m x 25m mỗi ô để đo đếm các cây tái sinh triển vọng có chiều cao vút ngọn - Hvn > 2m, D1.3 < 10cm và đo đếm tất cả các cây tái sinh của 4 loài (Pơ mu, Du sam núi đất, Thông năm lá, Thông lá dẹt); lập 5 ô cấp C có diện tích 2m x 2m mỗi ô đề điều tra tất cả các cây tái sinh nhỏ có chiều cao vút ngọn 0,3m ≤ Hvn ≤ 2m. Số liệu điều tra, bao gồm: tên loài, D1.3, Hvn, Hdc, chất lượng cây tái sinh, ĐCP cây bụi, thảm tươi (%), độ dày thảm khô (cm), độ dày thảm mục (cm)... + Nghiên cứu đặc điểm TSTN của loài Thông lá dẹt: tại những vị trí có phân bố của ít nhất 3 cây tái sinh nhỏ (không kể cây mạ), tiến hành lập được 31 ô điều tra
  12. 9 có diện tích 5m x 5m mỗi ô để đo đếm tất cả cây tái sinh của loài Thông lá dẹt: Hvn, phẩm chất, số lượng cây mạ. Đồng thời điều tra các chỉ tiêu sinh thái: ĐCP thảm tươi, cây bụi (%), độ dày thảm khô (cm), độ dày thảm mục (cm), độ dày tầng mùn (cm), khoảng cách đến cây mẹ gần nhất, ĐTC. + Nghiên cứu đặc điểm TSTN của loài Du sam núi đất: tại khu phân bố điển hình của loài (tiểu khu 125, 128), tiến hành lựa chọn 10 cây mẹ (xuất hiện ít nhất 10 cây tái sinh có Hvn ≥ 0,3 m dưới tán và trong phạm vi xung quanh ≥ 2,5 lần Hvn cây mẹ không xuất hiện cây mẹ khác). Với mỗi cây mẹ được chọn, tiến hành lập tối đa 8 ô điều tra có diện tích 4 m2, gồm: từ 1-4 ô ở trong tán và 1-4 ô ở ngoài tán (trong phạm vi 1Hvn cây mẹ tính từ mép tán) tại các vị trí có cây tái sinh phân bố (ưu tiên những điểm có nhiều cây tái sinh triển vọng). Tại mỗi ô điều tra, tiến hành đo đếm số cây tái sinh, Hvn, phẩm chất và các chỉ tiêu sinh thái: ĐCP thảm tươi, cây bụi (%), độ dày thảm khô (cm), độ dày thảm mục (cm), độ dày tầng mùn (cm), khoảng cách đến cây mẹ (m). 2.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý nội nghiệp - Dữ liệu thu thập được tổng hợp, phân tích thống kê trên các phần mềm Excel 13.0, SPSS 20.0, Stagraphic Centurion 18.0, Corel Draw X6, Gap Light Analyzer GLA_v2.0 theo nội dung nghiên cứu. - Phương pháp đề xuất định hướng bảo tồn loài và các QXRK: Từ các kết quả nghiên cứu, áp dụng phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp nhằm đề xuất định hướng giải pháp bảo tồn loài và các QXRK. 2.2.5. Phương pháp bản đồ - Xử lý dữ liệu: Xây dựng mô hình số độ cao DEM; Xây dựng bản đồ độ dốc, độ cao; Ảnh vệ tinh SPOT 5 được xử lý về màu tự nhiên, chuẩn hóa với hệ tọa độ VN 2000, tiến hành giải đoán bằng phương pháp phân loại ảnh tự động, có sử dụng mẫu ảnh kiểm chứng hiện trường, cập nhật hiện trạng rừng từ nguồn tư liệu bản đồ sẵn có. - Xây dựng bản đồ TTVR, tỷ lệ 1/50.000: Tiến hành điều chỉnh cập nhật ranh giới các lô trạng thái rừng trên nền ảnh vệ tinh SPOT 5 năm 2017 (nếu có biến động). Tiến hành chồng xếp với lớp bản đồ độ cao và bản đồ độ dốc. Kiểm tra và hiệu chỉnh ranh giới các đơn vị phân loại thảm thực vật từ kết quả điều tra tuyến nếu có sự sai khác với thực địa - bản đồ. Bản đồ thảm thực vật VQG Bidoup - Núi Bà (2018) được hiệu chỉnh ranh giới lần cuối (nếu có sự sai khác) sau khi chồng xếp lớp bản đồ phân bố QXRK. - Xây dựng bản đồ phân bố các QXRK, tỷ lệ 1/50.000: Trên cơ sở bản đồ thảm thực vật VQG Bidoup - Núi Bà năm 2018 (tạm thời), tách các đối tượng rừng hỗn giao lá rộng, lá kim và dựa vào đặc điểm phân bố, thích nghi sinh thái của các
  13. 10 QXRK, kết quả khảo sát thực địa, kết hợp công nghệ ảnh FlyCam, Xây dựng mẫu khóa ảnh cho các QXRK… tiến hành xây dựng lớp bản đồ phân bố QXRK. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thảm thực vật rừng VQG Bidoup - Núi Bà 3.1.1. Các kiểu thảm thực vật rừng VQG Bidoup - Núi Bà Thảm thực vật VQG Bidoup - Núi Bà gồm các kiểu chính sau: (1) Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, á nhiệt đới núi thấp (500-1.500 m) có phân bố ở phía Đông Bắc thuộc xã Đạ Chais và phía Tây Bắc của Vườn thuộc xã Đưng Knớ, với tổng diện tích 11.497,5 ha, chiếm 16,5% diện tích của cả Vườn; (2) Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình có phân bố ở đai cao từ trên 1.500 m (1.500-2.200 m), có diện tích 17.219,88 ha, chiếm 24,7 % diện tích của cả Vườn. (3) Kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim ẩm nhiệt đới, á nhiệt đới núi thấp phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc và Tây Bắc của Vườn, thuộc các xã Đưng K’Nớ, xã Đạ Chais và xã Đa Nhim, với diện tích 6.881,14 ha, chiếm 9,9% diện tích của cả Vườn; (4) Kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi trung bình có phân bố ở độ cao trên 1.500 m, với diện tích khoảng hơn 5.442,73 ha, tập trung chủ yếu phía Tây Nam và phía Đông của Vườn, thuộc xã Lát và xã Đạ Chais; (5) Kiểu rừng thưa thường xanh cây lá kim hơi khô nhiệt đới, á nhiệt đới núi thấp với diện tích 14.973,58 ha, chiếm 21,2% diện tích của Vườn, phân bố từ đai độ cao 600 m, tập trung ở các tiểu khu 22, 25, 44, 49, 52, 55, 57; (6) Kiểu rừng thưa thường xanh cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi trung bình có tổng diện tích 6.725,8 ha, chiếm 9,7% tổng diện tích toàn Vườn, thuộc các tiểu khu: 80, 82, 127B, 129, 130…; (7) Kiểu rừng tre nứa hỗn giao cây lá rộng và rừng tre nứa thuần loàicó tổng diện tích 1.778,7 ha, phân bố chủ yếu ở đai nhiệt đới vung thấp (dưới 1.000 m), dọc theo nhánh sông Krông Kno và sông Đăk Đom;
  14. 11 (8) Rừng trồng có diện tích 2.228,48 ha, chiếm gần 3,2% tổng diện tích của cả Vườn. Rừng trồng phần lớn được triển khai ở đai á nhiệt đới, phía Tây Bắc và phía Tây Nam của Vườn thuộc các xã Đa Nhim, xã Lát. 3.1.2. Đặc điểm thảm thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim - Phân bố rải rác với những diện tích nhỏ xen lẫn kiểu rừng thưa thường xanh cây lá kim và rừng lá rộng thường xanh. - Thảm thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim có tổng diện tích 12.323,87 ha gồm: TTVR kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim ẩm nhiệt đới, á nhiệt đới núi thấp và TTVR kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi trung bình. - Cấu trúc phân tầng: Các quần xã thực vật rừng hỗn giao cây lá rộng với loài Thông ba lá có cấu trúc thường gồm 2-3 tầng, tầng 1 cao từ 20-25 m, với sự tham gia chủ yếu của Thông ba lá (P. kesiya) và số ít các loài cây lá rộng thuộc các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), Dẻ (Fagaceae).... Tầng 2 thường phân mảnh, có chiều cao thấp hơn hẳn (từ 5-10 m). Các quần xã thực vật rừng hỗn giao cây lá rộng với các loài lá kim khác như: Thông lá dẹt, Du sam núi đất, Thông năm lá, Pơ mu, Thông nàng, Thông tre... có cấu trúc đa dạng, thường gồm từ 3 - 4 tầng, hoặc 2-3 tầng đôi khi không có sự phân tầng, đặc biệt tại các đỉnh, các sườn núi. 3.2. Đặc điểm phân bố các QXRK 3.2.1. Đặc điểm phân bố QXRK có phân bố cụm, đôi khi xuất hiện rải rác ở các vị trí đỉnh dông, hay sườn thoải, hướng sườn dương, có hướng phơi chủ yếu: Tây - Bắc, Đông - Nam, Tây - Nam và Đông - Tây, thuộc 2 khu vực chủ yếu: phần phía Đông - Nam và một phần khu vực phía Tây - Nam của Vườn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các QXRK phân bố ở hai đai cao, gồm: đai nhiệt đới, á nhiệt đới núi thấp (1.200-1.500 m) và đai á nhiệt đới núi trung bình (1.500-2.200 m), song các quần xã có phân bố nhiều ở đai á nhiệt đới núi trung bình, tập trung ở đai từ 1.500-1.700 m, về phía Đông Nam của VQG thuộc xã Đạ Chais. Tổng diện tích các QXRK là 2.277,95 ha, chiếm 18,48% tổng diện tích của các TTVR hỗn giao lá rộng, lá kim của VQG. 3.2.2. Đặc điểm các yếu tố sinh thái chủ đạo tại khu vực phân bố
  15. 12 - Yếu tố địa hình: QXRK có phân bố chủ yếu ở đai á nhiệt đới núi trung bình, với diện tích 1.803,02 ha, chiếm 79,1% tổng diện tích các QXRK được ghi nhận và phân bố tập trung ở đai cao từ 1.500-1.700 m, với diện tích 1.363,15 ha, chiếm 59,8%. Có thể nói, tại VQG Bidoup - Núi Bà, đai cao 1.500-1.700 m là khu phân bố đặc trưng và quy tụ đầy đủ nhất các kiểu QXRK, điển hình là các QXRK với sự tham gia của Du sam núi đất, Thông năm lá, Thông lá dẹt. QXRK có sự tham gia của Pơ mu phân bố chủ yếu ở đai cao từ trên 1.700 m. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có tới 67,1% diện tích QXRK phân bố ở vị trí sườn, đặc biệt ở hướng sườn dương, sườn thoải với độ dốc nhỏ. - Yếu tố khí hậu: Khí hậu Bidoup - Núi Bà có 2 mùa trong năm, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 92,4% tổng lượng mưa năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 8, với lượng mưa trung bình tới 340,3 mm/tháng. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa biến động lớn từ 3,8- 73,8 mm/tháng. Trong đó, các tháng 1, 2, 12 có lượng mưa rất thấp, được cho là những tháng khô hạn của năm. Các QXRK phân bố chủ yếu ở điều kiện khí hậu ẩm á nhiệt đới núi thấp, trung bình và một số ít quần xã phân bố ở khu vực có đặc trưng của khí hậu ẩm á nhiệt đới núi cao. - Yếu tố thổ nhưỡng: các QXRK phân bố trên cả 3 nhóm đất: đất mùn vàng đỏ; đất đỏ vàng và đất mùn vàng nhạt. Trong đó, các QXRK phân bố chủ yếu ở nhóm đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét và biến chất (Fs), với diện tích 1.126,04 ha, đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa) với diện tích 500,80 ha và đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha) với diện tích 483,11 ha. Đất mùn vàng nhạt với diện tích rất nhỏ, là khu phân bố của QXRK với sự tham gia của loài Pơ mu. Đất tại các QXRK có sự phân tầng rõ rệt, và độ dày khá mỏng. Các loài cây lá kim có ảnh hưởng rõ nhất đến độ dày tầng thảm mục. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa tính cho thấy, đất có phản ứng chua, thành phần dinh dưỡng ở mức nghèo đến trung bình. 3.2.3. Đặc điểm phân hóa QXRK theo đai cao Các kiểu QXRK ở các đai cao khác nhau ít nhiều có sự phân hóa về hình thái cấu trúc ngoại mạo. Nếu ở đai á nhiệt đới núi thấp, QXRK với sự tham gia của loài Thông năm lá và Thông lá dẹt, gồm 3-4 tầng, nhưng tầng 1 ưu thế trội không rõ, tầng
  16. 13 4 (tầng thảm cỏ, cây bụi) khá phát triển thì ở đai á nhiệt đới núi trung bình, QXRK với sự tham gia của Pơ mu, Du sam núi đất, Thông lá dẹt, Thông năm lá, cũng gồm 3-4 tầng, song có tầng 1 ưu thế trội thuộc về các loài cây lá kim, thường phân mảnh, tầng 4 (tầng thảm cỏ, cây bụi) kém phát triển. 3.3. Đặc điểm cấu trúc các QXRK điển hình 3.3.1. Cấu trúc tầng cây cao - Cấu trúc tổ thành Số loài cây gỗ tầng cao tại các ÔTC dao động lớn từ 31-57 loài/ÔTC, với 3-9 loài tham gia vào công thức tổ thành. Có 9 nhóm loài thuộc 9 ÔTC/12 ÔTC đã hình thành nên 9 ưu hợp thực vật: (1) Thông lá dẹt + Trâm vỏ đỏ + Pơ mu + Sồi lĩnh + Dẻ biến vảy + Chắp tay tra; (2) Dẻ gai + Thông lá dẹt + Trâm vỏ đỏ + Cồng nhám + Hồi campuchia + Pơ mu; (3) Pơ mu + Bời lời nhớt + Dẻ cộng mảnh + Vối thuốc răng cưa + Quế rừng; (4) Thông năm lá+ Chẹo tía + Hồng tùng + Thông lá dẹt + Vối thuốc răng cưa; (5) Cáp mộc bidoup + Sồi lĩnh + Sơn trà + Côm tầng + Trâm vỏ đỏ + Hồng tùng + Thông năm lá + Hồng quang + Thông lá dẹt; (6) Thông lá dẹt + Kha thụ nhím + Trâm vỏ đỏ + Sơn trâm + Ngũ mạc + Cáp mộc bidoup + Chẹo tía; (7) Thông năm lá + Cáp mộc bidoup + Hồng tùng; (8) Thông năm lá + Sồi lĩnh + Trâm vỏ đỏ + Trâm trắng + Hồng quang + Chẹo tía; (9) Du sam núi đất + Kha thụ nhím + Cáp mộc bidoup + Quế rừng. Các loài cây lá kim (Pơ mu, Du sam núi đất, Thông lá dẹt, Thông năm lá) đều là những loài, nhóm loài có hệ số tổ thành cao, chiếm từ 11,4-25,4% góp phần quan trọng hình thành nên các ưu hợp thực vật. - Đa dạng thành phần loài: QXRK điển hình VQG Bidoup - Núi Bà có tầng cây cao đa dạng và tương đối đồng đều giữa các kiểu quần xã. Hệ số hỗn loài biến động từ 1/5-1/9, nghĩa là cứ từ 5-9 cá thể tầng cây cao thì có 1 loài xuất hiện. Chỉ số He’ tương đối cao, dao động 3,42-3,92, chỉ số Cd 0,03-0,05, mức độ đa dạng loài giữa các quần xã không có sự chênh lệch lớn. Nhóm các quần xã Pm, Tld+Tnl, Ds có Hα cao hơn nhóm các quần xã Tld, Tnl, Tld+Pm có tính đa dạng loài và độ đồng đều cá thể của các loài thấp hơn. - Phân bố loài theo đai cao Thành phần loài thực vật tầng cây cao được điều tra có xu hướng thay đổi từ các loài nhiệt đới như: Quế nhiệt đới, Quế bầu đến các loài á nhiệt đới núi thấp, núi
  17. 14 trung bình như: Đỗ quyên langbian, Trà nhụy ngắn… Đồng thời, giữa hai đai cao liền kề đều có sự chuyển tiếp, với nhiều loài đồng thời xuất hiện: có 23 loài (tương đương với 15,9%) tổng số loài được ghi nhận xuất hiện đồng thời ở cả hai đai 1.500-1.700 m và đai >1.700 m. Ở đai cao 1.500-1.700 m và 1.700m. Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận, có tới 42 loài (chiếm 29,7%) tổng số loài được điều tra có biên độ sinh thái rộng, xuất hiện ở cả 3 đai độ cao, chủ yếu là các loài thuộc các họ: Long não (Lauraceae), Dẻ (Fagaceae), Sim (Myrtaceae), Kim giao (Podocarpaceae)... - Cấu trúc mật độ và một số chỉ tiêu sinh trưởng Mật độ tầng cây cao trung bình từ 676-1.002 cây/ha, có các chỉ tiêu sinh trưởng (D1.3, Hvn) khá lớn, với đường kính ngang ngực trung bình dao động 22,6-28,1 cm, chiều cao vút ngọn trung bình dao động 12,5-18,1 m. Rừng thuộc trạng thái giàu đến rất giàu với tổng tiết diện ngang trung bình dao động 46,2-68,3 m2/ha. - Cấu trúc N/D1.3 Kết quả mô phỏng phân bố N/D1.3 tầng cây cao tại các ÔTC khu vực nghiên cứu bằng hàm khoảng cách được thể hiện tại bảng sau: QXRK Phân bố khoảng cách ÔTC điển hình   2n 205 Kết luận 1 0,009 0,689 12,31 15,51 Ho+ Tld+Pm 2 0,299 0,682 3,17 14,07 Ho+ 3 0,297 0,702 8,91 15,51 Ho+ Pm 4 0,004 0,706 15,94 16,92 Ho+ 5 0,204 0,695 10,28 15,51 Ho+ Tld+Tnl 6 0,351 0,618 9,50 11,07 Ho+ 7 0,224 0,651 10,44 15,.51 Ho+ Tld 8 0,341 0,710 16,29 14,07 Ho- 9 0,267 0,76 7,80 14,07 Ho+ Tnl 10 0,013 0,624 13,55 12,59 Ho- 11 0,281 0,783 13,33 14,07 Ho+ Ds 12 0.150 0.803 6,29 15,51 Ho+ Với độ tin cậy 95%, có tới 10/12 ÔTC chấp nhận giả thiết Ho+ ( 𝜒𝑡2
  18. 15 cao tập trung chủ yếu ở các cỡ kính 10- 30 cm và giảm mạnh ở các cỡ kính lớn hơn, đặc biệt ở các cỡ kính trên 50 cm, còn 1-5 cây/cỡ kính. Bên cạnh đó, với cự ly giữa cỡ đường kính là 4cm thì mỗi ÔTC dao động từ 15-20 cỡ kính. Tỷ lệ cây lá kim thuộc các cấp kính từ trên 50 cm chiếm 41,3% tổng số cây lá kim trong quần xã, còn lại số cây từ cấp kính 10 đến 30 cm chỉ chiếm 30% tổng số cây lá kim của quần xã. 3.3.2. Đa dạng về dạng sống thực vật Phổ dạng sống của các QXRK điển hình được viết như sau: SB = 91,6 Ph + 4,2 Th + 1,9 Ch + 1,9 Cr + 0,4 Hm Nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm tỷ lệ lớn nhất (91,6%) tổng số loài được ghi nhận. Nhóm cây chồi một năm (Th) chiếm 4,2%. Nhóm chồi sát đất (Ch), chồi ẩn (Cr) và chồi nửa ẩn (Hm) cũng tham gia vào phổ dạng sống của các QXRK điển hình, song với tỷ lệ nhỏ, từ 0,4-1,9%. 3.3.3. Đa dạng bậc họ và chi thực vật Kết quả thống kê cho thấy, 10 họ thực vật đa dạng về loài nhất chiếm 14,1% tổng số họ và 46,3% tổng số loài thực vật được ghi nhận tại các QXRK điển hình. Trong đó, họ Long não (Lauraceae) với 21 loài, chiếm 9,7%; họ Dẻ (Fagaceae) 18 loài, chiếm 8,3%; họ Chè (Theaceae) 10 loài, chiếm 4,6%; họ Cà phê (Rubiaceae) 9 loài, chiếm 4,2%; họ Đỗ quyên (Ericaceae) 8 loài, chiếm 3,7%; họ Ngọc lan (Magnoliaceae) 8 loài, chiếm 3,7%; họ Lan (Orchidaceae) 7 loài, chiếm 3,2%; họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 7 loài, chiếm 3,2%; họ Nhân sâm (Araliaceae) 6 loài, chiếm 2,8%; họ Cau (Arecaceae) 6 loài, chiếm 2,8%. Trong đó, chi Quế (Cinamomum) thuộc họ Long não và chi Sồi (Lithocarpus) thuộc họ Dẻ (Fagaceae) giàu loài nhất với 9 loài. 3.3.4. Đa dạng về giá trị bảo tồn Đa dạng giá trị bảo tồn: có 19 loài thuộc 13 họ có trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ của IUCN (2018), chiếm 8,8% số loài và 18,3% số họ so với tổng số 216 loài thuộc 71 họ được ghi nhận tại các QXRK điển hình. 3.3.5. Cấu trúc đứng QXRK điển hình được phân thành 3 tầng cây gỗ chính: tầng 1 (tầng trên) có chiều cao lớn hơn 2/3 chiều cao tán rừng, với Hvn ≥ 24m; tầng 2 (tầng giữa) có chiều cao nhỏ hơn 2/3 và lớn hơn 1/3 chiều cao tán rừng, với Hvn từ 12-24 m, và tầng 3 (tầng dưới) gồm các cây có chiều cao nhỏ hơn 1/3 chiều cao tán rừng, với Hvn < 12m). Tầng 3 (tầng dưới) có thể chia thành các tầng phụ: tầng 3.1 gồm các cây có Hvn từ 6-12 m, tầng 3.2 gồm các cây có Hvn từ 2-6 m và tầng 3.3 có Hvn từ 0,3-2 m.
  19. 16 QXRK điển hình có tổng số cây thân gỗ đạt chiều cao từ 0,3 m trở lên là 31.380 cây/ha, trong đó số cây thuộc tầng dưới chiếm 97,56% (tương ứng với 30.615 cây/ha), tầng giữa chiếm 2,23% (699 cây/ha) và tầng trên trung bình đạt 66 cây/ha, chiếm 0,21%. Phần lớn số cây tập trung ở tầng dưới, các cây tầng giữa và tầng trên có số cá thể chỉ chiếm 2,44% tổng số cá thể được điều tra, song lại chiếm ưu thế đến 84,76% tổng tiết diện ngang của quần xã. Nhóm cây lá kim dù mật độ chỉ chiếm 4,36% (tương ứng với 1.376 cây/ha) nhưng chiếm tới 32,36% tổng tiết diện ngang của quần xã 3.3.6. Cấu trúc tầng cây bụi, thảm tươi, thảm khô, thảm mục QXRK điển hình khu vực nghiên cứu là có tầng cây bụi, thảm tươi tương đối kém phát triển. Lớp cây bụi, thảm tươi có ĐCP trung bình là 12,1 %, dao động từ 6- 25% với thành phần loài đa dạng, với 55 loài trong tổng số 216 loài thực vật được điều tra. QXRK điển hình có lượng vật rơi rụng khá lớn, ĐCP lớp thảm khô trung bình 85%, với độ dày từ 1,3-3,2 cm, độ dày tầng thảm mục dao động từ 3,6-13,5 cm. Đặc biệt ở khu vực trong phạm vi tán những cây lá kim kích thước lớn có tầng thảm mục rất dày lên đến 15-30 cm, cá biệt lên đến 80 cm. 3.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên các QXRK điển hình 3.4.1. Cấu trúc tổ thành Tổ thành loài các lớp cây tái sinh khá đa dạng, phong phú, với thành phần chủ yếu là các loài chịu bóng, sinh trưởng nhanh như các loài thuộc chi Dung (Symplocos), chi Xú (Lasianthus), chi Trâm (Syzygium), chi Quế (Cinamomum), chi Dẻ (Castanopsis), chi Sồi (Lithocarpus)… Số loài cây tái sinh triển vọng giữa các ÔTC có sự biến động lớn, từ 20-47 loài, với 3-6 loài ưu thế tham gia vào CTTT, số loài cây tái sinh nhỏ từ 16-36 loài, với 3-9 loài ưu thế tham gia vào CTTT. So sánh giữa các quần xã cho thấy, các quần xã Tnl, Ds, Tld, Tld + Tnl có số loài ở các lớp cây tái sinh đa dạng hơn so với các quần xã Pm, Tld+Pm. Các loài cây lá kim ưu thế ở tầng cây cao đều không phải là loài ưu thế ở các lớp cây tái sinh, ngoại trừ loài Du sam núi đất. Tổ thành cây tầng cao và các lớp cây tái sinh ít nhiều có sự tương đồng và được thể hiện tại bảng sau: QXRK điển Số loài Số loài tương đồng Chỉ số tương đồng hình A B C A&B A&C SIA&B SIA&C Tld+Pm 54 42 29 18 23 0,38 0,55 Pm 80 44 32 34 28 0,55 0,50 Tld+Tnl 56 50 34 32 30 0,60 0,67
  20. 17 Tld 68 58 31 39 22 0,62 0,44 Tnl 73 65 44 43 39 0,62 0,67 Ds 76 65 47 44 31 0,62 0,50 Chỉ số tương đồng SI giữa các lớp cây tại khu vực nghiên cứu chỉ đạt mức trung bình ( 2m chỉ chiếm từ 6,2-20,1% trong số đó, tương ứng với 2.000-5.740 cây/ha, quần xã Tnl có mật độ cây tái sinh triển vọng cao nhất, đạt 5.740 cây/ha. Chiều cao Hvn trung bình từ 4,3-5,2 m. Lớp cây tái sinh nhỏ có mật độ khá cao, song có sự biến động lớn giữa các ÔTC và các quần xã, từ 19.000-33.750 cây/ha. Quần xã Pm có mật độ lớp cây tái sinh nhỏ thấp nhất, trung bình là 19.000 cây/ha, trong khi quần xã Tld+Tnl có mật độ cây tái sinh nhỏ cao nhất, với 33.750 cây/ha. Chiều cao Hvn ở lớp cây tái sinh nhỏ từ 0,9-1,2 m. 3.4.4. Chất lượng các lớp cây tái sinh Cây tái sinh chất lượng tốt có tỷ lệ trung bình cao, dao động từ 44% (ở lớp cây tái sinh triển vọng), đến 51% (ở lớp cây tái sinh nhỏ), cây tái sinh chất lượng xấu có tỷ lệ trung bình chỉ từ 13-19% giữa các lớp cây tái sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ cây chất lượng tốt, trung bình này có xu hướng giảm dần từ lớp cây tái sinh nhỏ lên lớp cây tái sinh triển vọng, ngoại trừ tại quần xã Pm, quần xã có mật độ cây tái sinh nhỏ thấp nhất nhưng mật độ lớp cây tái sinh triển vọng khá cao. Điển hình, tại quần xã
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0