BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP<br />
<br />
VŨ TIẾN HƯNG<br />
<br />
XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC CHO<br />
ĐIỀU TRA SINH KHỐI VÀ CARBON CÂY ĐỨNG<br />
RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH Ở VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành: Điều tra và quy hoạch rừng<br />
Mã số: 62 62 02 08<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP<br />
<br />
Hà Nội - 2015<br />
<br />
Luận án được hoàn thành tại:<br />
Trường đại học lâm nghiệp - Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Phạm Ngọc Giao<br />
2. GS.TS Nguyễn Hải Tuất<br />
<br />
Phản biện 1: …………………………………………………………….....<br />
………………………………………………………………………………<br />
Phản biện 2: …………………………………………………………….....<br />
………………………………………………………………………………<br />
Phản biện 3: …………………………………………………………….....<br />
………………………………………………………………………………<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: ......<br />
……………………………………………………………………………Vào<br />
hồi …… giờ, ngày … tháng … năm 20…<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện quốc gia và thư viện trường Đại học Lâm nghiệp<br />
<br />
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ<br />
<br />
1. Vũ Tiến Hưng “Xây dựng cơ sở khoa học cho điều tra sinh khối và các bon cây đứng<br />
rừng tự nhiên lá rộng thường xanh vùng Bắc Bộ Việt Nam”, Tạp chí NN & PTNT, số 17 năm 2014<br />
trang 107-113.<br />
2. Vũ Tiến Hưng, Phạm Thế Anh “Xây dựng cơ sở khoa học cho điều tra sinh khối và các<br />
bon cây đứng rừng tự nhiên lá rộng thường xanh vùng Nam Trung Bộ Việt Nam”Tạp chí khoa học<br />
và công nghệ lâm nghiệp, số 3 năm 2014 trang 21-26.<br />
3. Vũ Tiến Hưng, Phạm Minh Toại, Nguyễn Đình Hải“Xây dựng cơ sở khoa học cho<br />
điều tra sinh khối và các bon cây đứng rừng tự nhiên lá rộng thường xanh vùng Bắc Trung Bộ Việt<br />
Nam”Tạp chí Rừng và môi trường, số 66 năm 2014 trang 61-66.<br />
4. Vũ Tiến Hưng, Phạm Thế Anh “Lựa chọn phương trình xác định thể tích thân cây các<br />
loài cây khai thác phổ biến ở rừng tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ” Tạp chí NN & PTNT, số 20 năm<br />
2012 trang 91-94.<br />
5. Vũ Tiến Hinh, Phạm Thế Anh, Phùng Nhuệ Giang, Hoàng Xuân Y, Vũ Tiến Hưng,<br />
Hoàng Văn Hoàn “Nghiên cứu phương pháp điều tra thể tích cành cho một số loài cây đang được<br />
khai thác chủ yếu ở rừng tự nhiên của Việt Nam” Tạp chí NN & PTNT, tháng 11 năm 2011 trang<br />
56-64.<br />
6. Vũ Tiến Hinh, Phạm Thế Anh, Phùng Nhuệ Giang, Hoàng Xuân Y, Vũ Tiến Hưng,<br />
Hoàng Văn Hoàn “Xác định tỷ lệ các loại gỗ lợi dụng thân cây cho một số loài cây đang được khai<br />
thác chủ yếu ở rừng tự nhiên của Việt Nam”Tạp chí NN & PTNT, tháng 11 năm 2011 trang 65-71.<br />
7. Vũ Tiến Hưng, Đỗ Anh Tuân, Nguyễn Minh Thanh “Xây dựng cơ sở khoa học cho<br />
điều tra sinh khối và các bon cây đứng rừng tự nhiên lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên, Việt<br />
Nam” Tạp chí NN & PTNT, tháng 11 năm 2014 trang 97-101.<br />
8. Vũ Tiến Hưng, Vũ Thế Hồng, Nguyễn Minh Thanh, Hoàng Văn Hoàn “Nghiên cứu<br />
một số đặc điểm của tỷ lệ sinh khối khô/sinh khối tươi cây gỗ rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở<br />
Việt Nam” Tạp chí NN & PTNT, tháng 1 năm 2015 trang 124-128.<br />
<br />
1<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Sự cần thiết của đề tài<br />
Biến đổi khí hậu là hệ quả của sự nóng lên của khí quyển, mà nguyên nhân chính là sự<br />
tăng lên của nồng độ khí CO2. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thực vật nói chung và<br />
cây rừng nói riêng hấp thu khí CO2 để chuyển hóa thành carbon. Carbon được tích lũy trong các<br />
bộ phận cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, ở thảm mục và ở đất rừng. Vì thế, việc nghiên cứu xác định<br />
khả năng tích tụ carbon của rừng làm cơ sở cho việc tính lượng khí CO2 do rừng hấp thu là vấn<br />
đề cấp thiết có tính toàn cầu.<br />
Như vậy, một trong những cơ sở để định giá rừng là trữ lượng carbon, và đây chính là lý<br />
do để nhận thức, điều tra trữ lượng carbon của rừng cần được coi là nội dung của điều tra tài<br />
nguyên rừng, bên cạnh nội dung điều tra trữ lượng gỗ.<br />
Ở nước ta, trong thời gian gần đây, mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về sinh<br />
khối và khả năng tích tụ carbon cho đối tượng rừng tự nhiên, nhưng chưa có công trình nghiên<br />
cứu nào về lập biểu sinh khối và carbon cây đứng theo vùng sinh thái cũng như trên phạm vi<br />
quốc gia và cũng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến phương pháp điều tra nhanh<br />
sinh khối lâm phần cho đối tượng rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trên phạm vi toàn quốc.<br />
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của điều tra rừng tự nhiên hiện nay ở nước ta và các công trình<br />
khoa học đã công bố, tác giả thực hiện đề tài luận án: “Xây dựng cơ sở khoa học cho điều tra<br />
sinh khối và carbon cây đứng rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở Việt Nam”<br />
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
2.1. Ý nghĩa khoa học<br />
Xây dựng cơ sở khoa học cho điều tra sinh khối và carbon rừng tự nhiên lá rộng thường<br />
xanh ở Việt nam<br />
2.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Xây dựng được các phương trình, các biểu phục vụ cho điều tra sinh khối và carbon cây<br />
cá lẻ và lâm phần rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở Việt nam.<br />
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br />
3.1. Về lý luận<br />
Xây dựng cơ sở khoa học cho điều tra sinh khối và carbon cây đứng rừng tự nhiên lá<br />
rộng thường xanh ở Việt nam.<br />
3.2. Về thực tiễn<br />
- Xác định được cấu trúc sinh khối các bộ phận cây gỗ rừng tự nhiên lá rộng thường<br />
xanh ở Việt nam.<br />
- Xây dựng và kiểm nghiệm được phương trình sinh khối cây gỗ rừng tự nhiên lá rộng<br />
thường xanh ở Việt nam.<br />
-Lập biểu và đánh giá được sai số của biểu sinh khối cây gỗ rừng tự nhiên lá rộng<br />
thường xanh ở Việt nam.<br />
-Xây dựng và đánh giá được sai số các phương trình cho điều tra nhanh sinh khối lâm<br />
phần rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở Việt nam.<br />
4. Những điểm mới của đề tài<br />
● Xác định được cấu trúc sinh khối các bộ phận cây gỗ rừng tự nhiên lá rộng thường<br />
xanh ở Việt nam.<br />
<br />
2<br />
<br />
● Xây dựng và kiểm nghiệm được phương trình sinh khối cây gỗ rừng tự nhiên lá rộng<br />
thường xanh ở Việt nam.<br />
● Lập biểu và đánh giá được sai số của biểu sinh khối cây gỗ rừng tự nhiên lá rộng<br />
thường xanh ở Việt nam.<br />
● Xây dựng và đánh giá được sai số các phương trình cho điều tra nhanh sinh khối lâm<br />
phần rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở Việt nam.<br />
● Xác định hệ số chuyển đổi trữ lượng gỗ sang sinh khối làm cơ sở quy đổi từ trữ lượng<br />
gỗ sang trữ lượng carbon cho đối tượng rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở Việt nam<br />
5. Đối tượng phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài<br />
5.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Bộ phận cây gỗ của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, không bao gồm rừng ngập mặn.<br />
5.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Về cơ bản đề tài thực hiện trên phạm vi toàn quốc (gồm vùng Tây Nguyên, vùng Nam Trung<br />
bộ, vùng Bắc Trung bộ, vùng Bắc bộ).<br />
5.3. Giới hạn của đề tài<br />
- Do địa bàn nghiên cứu rộng, các nội dung nghiên cứu được triển khai ở bốn vùng chủ yếu:<br />
vùng Tây Nguyên, vùng Nam Trung bộ, vùng Bắc Trung bộ, vùng Bắc bộ.<br />
- Kết thừa số liệu điều tra sinh khối phần trên mặt đất của cây gỗ ở 18 ô tiêu chuẩn (diện tích ô<br />
1ha) thuộc Chương trình UN-REED Việt Nam.<br />
- Vì điều kiện kinh phí và thời gian có hạn đề tài kế thừa số liệu phần carbon trên mặt đất và<br />
dưới mặt đất của đề tài “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của trạng thái rừng thứ sinh và rừng<br />
phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt tại tỉnh Thái Nguyên” và đề tài “Mô hình sinh trắc và công<br />
nghệ viễn thám - GIS để xác định lượng CO2 hấp thụ của rừng lá rộng thường xanh vùng Tây<br />
Nguyên”.<br />
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN<br />
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trên thế giới cũng như ở<br />
trong nước theo quan điểm khác nhau của các nhà khoa học lâm nghiệp từ trước đến nay thì vấn<br />
đề lập biểu sinh khối và các bon có thể tóm lược theo mấy điểm sau:<br />
Từ các công trình nghiên cứu về sinh khối rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở Việt<br />
Nam đã đề cập ở trên cho thấy. Các tác giả đã xác lập được phương trình sinh khối trên mặt đất<br />
theo D, theo D, H, theo D, H, WD và theo D, H, WD, St (diện tích tán) cho 5 vùng sinh thái.<br />
Trong số đó, có 3 vùng phương trình sinh khối đã được kiểm nghiệm bằng số liệu thực tế. Từ<br />
đó tính được phạm vi mắc sai số của cây cá lẻ và sai số tổng sinh khối cây kiểm tra. Chưa có<br />
công trình nào đề cập đến lập biểu sinh khối cây cá lẻ cũng như phương pháp điều tra sinh khối<br />
lâm phần (gồm phương trình sinh khối lâm phần và sai số khi vận dụng). Từ đó vấn đề đặt ra<br />
cần tiếp tục nghiên cứu cho đối tượng rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở Việt Nam là:<br />
(1) Lập biểu sinh khối và carbon cây cá lẻ<br />
(2) Xây dựng phương pháp điều tra nhanh sinh khối và carbon lâm phần<br />
Để lập biểu sinh khối và carbon cây cá lẻ cần giải quyêt các vấn đề cơ bản sau:<br />
- Biểu lập theo những nhân tố nào. Biểu lập theo vùng hay chung cho toàn quốc.<br />
- Xác định được sai số sử dụng biểu bằng tài liệu không tham gia lập biểu.<br />
<br />