intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Các nguồn sử liệu về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội giai đoạn 1888-1945

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

102
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bù lấp khoảng trống trong nghiên cứu Nguồn sử liệu về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội giai đoạn 1888-1945, luận án làm rõ các đặc điểm của nguồn sử liệu phản ánh chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội thời thuộc địa, cung cấp những thông tin đáng tin cậy từ Nguồn; ngoài ra, làm rõ nội dung chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc (1888-1945). Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Các nguồn sử liệu về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội giai đoạn 1888-1945

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> ------------<br /> <br /> NGUYỄN THỊ BÌNH<br /> <br /> CÁC NGUỒN SỬ LIỆU VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ<br /> ĐẤT ĐAI ĐÔ THỊ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN<br /> 1888-1945<br /> <br /> Chuyên ngành: Lịch sử Sử học và Sử liệu học<br /> Mã số: 62 22 03 16<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ<br /> <br /> Hà Nội - 2016<br /> <br /> Công trình đƣợc hoàn thành tại: Khoa Lịch sử<br /> Trƣờng ĐH KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:PGS.TS PHAN PHƢƠNG THẢO<br /> PGS.TS. NGUYỄN THỪA HỶ<br /> <br /> Giới thiệu 1:<br /> Giới thiệu 2:<br /> <br /> Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng cấp Cơ sở chấm luận án<br /> tiến sĩ họp tại trƣờng ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> vào hồi giờ ngày….tháng….năm 20...<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Trung tâm Thông tin - Thƣ viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Đất đai trở thành một đối tượng quan trọng trong các lĩnh vực<br /> nghiên cứu. Từ khi xuất hiện, loài người đã khai thác tận dụng triệt<br /> để nguồn lực đất đai để sinh sống và phát triển. Cùng với việc xuất<br /> hiện những nhà nước sơ khai việc quản lý đất đai đã bắt đầu được<br /> hình thành, với nhiều chính sách khác nhau nhằm mục đích khai<br /> thác hiệu quả tối đa nguồn tài nguyên đất phục vụ cho nhu cầu và sự<br /> phát triển của xã hội.<br /> Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, thời kỳ thuộc địa (18581945) là một câu chuyện lịch sử không dài, nhưng khá phức tạp và<br /> đa sắc thái, với sự “lai ghép - hỗn hợp” giữa các yếu tố cũ - mới,<br /> bản địa (truyền thống) - ngoại lai (hiện đại).... Ngoài ra, điểm cốt lõi<br /> tạo nên độ hút nghiên cứu về chính sách quản lý đất đai đô thị thời<br /> kỳ thuộc Pháp là nguồn tài liệu vô tận, từ tài liệu giấy, đến tài liệu<br /> hình ảnh, tài liệu vật thật; từ tài liệu hành chính đến những tài liệu<br /> phi chính thức; những tài liệu mật đã được giải mật... phân bố ở<br /> khắp nơi: các trung tâm lưu trữ các trung tâm thư viện, các trung<br /> tâm dữ liệu lớn trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sự đa dạng của<br /> nguồn tài liệu đặc biệt là những tài liệu lưu trữ được ví như một “cái<br /> bẫy” đã giăng sẵn chờ các nhà nghiên cứu sa chân. Những ma trận<br /> và mê cung thông tin từ tài liệu có thể khiến các nhà nghiên cứu<br /> trầm luân, lạc lối khi trả lời câu hỏi: Đâu là sự thực lịch sử? đâu là<br /> những thông tin đáng tin cậy trong khối tài liệu khổng lồ này? Bởi<br /> vậy, việc bình luận và phê phán nguồn tài liệu trở nên vô cùng quan<br /> trọng và như một nhu cầu bức thiết, không thể thiếu được khi tiếp<br /> cận nghiên cứu.<br /> Thăng Long - Hà Nội là kinh đô, là trung tâm chính trị quốc gia,<br /> là trung tâm kinh tế, văn hóa, là đô thị tiêu biểu của Việt Nam. Vị<br /> 1<br /> <br /> thế tâm điểm của cả nước nói chung, của đồng bằng châu thổ sông<br /> Hồng nói riêng đã làm cho Thăng Long - Hà Nội trở thành đối<br /> tượng chính trong nhiều dự án nghiên cứu. Hơn nữa, với bề dày<br /> 1000 năm lịch sử, Thăng Long - Hà Nội được bao phủ, chồng xếp<br /> các “lớp, tầng” văn hoá, một hỗn hợp đa dạng cần được hiểu, được<br /> giải mã. Do đó, Thăng Long - Hà Nội luôn là trường hợp nghiên<br /> cứu điển hình được các nhà nghiên cứu lựa chọn. Những gắn bó gần<br /> như duyên nợ, những nét hấp dẫn và lôi cuốn không thể cưỡng lại từ<br /> vùng đất này thôi thúc tác giả quyết định chọn nghiên cứu Hà Nội<br /> trong một thời kỳ nhiều đổi thay: thời kỳ Pháp thuộc.<br /> Tổng hợp các lý do trên, tác giả đã quyết định chọn: “Nguồn sử<br /> liệu về chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội giai đoạn 1888 1945” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn đóng góp một phần<br /> nhỏ bé: cung cấp những “dẫn liệu” đáng tin cậy để đi tìm “những<br /> bóng hình đã mất” của đô thị Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc.<br /> 2. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu<br /> 2.1. Mục đích nghiên cứu<br /> Bù lấp khoảng trống trong nghiên cứu Nguồn sử liệu về chính<br /> sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội giai đoạn 1888-1945; Làm rõ các<br /> đặc điểm của nguồn sử liệu phản ánh chính sách quản lý đất đai đô<br /> thị Hà Nội thời thuộc địa; Cung cấp những thông tin đáng tin cậy từ<br /> Nguồn; Làm rõ nội dung chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội<br /> thời kỳ Pháp thuộc (1888-1945)<br /> 2.2. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu chính của luận án ở đây là các Nguồn sử<br /> liệu tập trung phản ánh một chủ điểm: chính sách quản lý đất đai đô<br /> thị Hà Nội của người Pháp.<br /> 3. Phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Giới hạn nguồn tài liệu nghiên cứu<br /> <br /> 2<br /> <br /> Qua khảo sát sơ bộ, nguồn tài liệu phục vụ cho đề tài luận án<br /> được phân bố ở nhiều nơi: Trung tâm lưu trữ quốc gia I; Sở tài<br /> nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội; Thư viện Thông tin khoa học<br /> xã hội; Thư viện quốc gia; trung tâm lưu trữ hải ngoại Aix - en Provence...Bởi vậy, trong khả năng cho phép thực hiện, chúng tôi<br /> giới hạn lại, khoanh vùng lại phạm vi của nguồn tài liệu, tập trung<br /> trọng điểm nghiên cứu nguồn sử liệu tiếng Pháp phản ánh về chính<br /> sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội tại trung tâm lưu trữ quốc gia I.<br /> 3.2. Giới hạn thời gian, không gian nghiên cứu<br /> Thời gian nghiên cứu được tính bắt đầu từ năm 1888 và kết thúc<br /> vào năm 1945.Không gian nghiên cứu được xác định khu vực nội<br /> thành Hà Nội tương ứng với toàn bộ quận Hoàn Kiếm, quận Hai Bà<br /> Trưng, một phần quận Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa và Hoàng Mai<br /> ngày nay.<br /> 4. Nguồn tài liệu<br /> Nguồn tài liệu sử dụng trong luận án là những hồ sơ tài liệu<br /> bằng tiếng Pháp, các công báo, đăng tải những văn bản phản ánh về<br /> chính sách quản lý đất đai đô thị Hà Nội, được tại trung tâm lưu trữ<br /> quốc gia I.<br /> 5. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Luận án được triển khai trên cơ sở áp dụng các phương pháp<br /> nghiên cứu sau: Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic được<br /> dùng để trình bày lịch sử của các vấn đề trong văn bản cũng như<br /> pháp họa các giá trị phản ánh từ sử liệu; Phương pháp sử liệu học;<br /> Phương pháp thống kê; Phương pháp mô tả lịch sử; Phương pháp so<br /> sánh; Phương pháp bản đồ...<br /> 6. Đóng góp của luận án<br /> Góp phần lấp đầy khoảng trống nghiên cứu về chính sách quản<br /> lý về đất đai ở đô thị của người Pháp thời thuộc địa trong đó đô thị<br /> Hà Nội được xem như một trường hợp nghiên cứu tiêu biểu; Làm<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2