intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1954

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

46
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1945 đến năm 1954. Trên cơ sở đó, rút ra một số kinh nghiệm về quá trình Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong giai đoạn 1945-1954, góp phần vào thực hiện công tác đối ngoại hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1954

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THANH MAI ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 HÀ NỘI - 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hà 2. TS. Nguyễn Bình Phản biện 1:.................................................................. .................................................................. Phản biện 2:.................................................................. .................................................................. Phản biện 3:.................................................................. .................................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế để xây dựng và phát triển đất nước luôn là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm. Điều này không chỉ cần thiết đối với các nước lớn có tiềm lực về kinh tế, quân sự, mà còn vô cùng quan trọng, nhân thêm nguồn sức mạnh đối với các dân tộc nhỏ trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Ngay từ những năm tháng tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh luôn khẳng định, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới và ai làm cách mạng trong thế giới đều là bạn bè, đồng chí của nhân dân Việt Nam. Vì thế, phải giáo dục chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản cho nhân dân lao động, làm cho tinh thần yêu nước trở thành một bộ phận của tinh thần quốc tế. Xuất phát từ quan điểm đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam hòa vào cuộc đấu tranh của nhân loại bị áp bức chống lại chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đã phải đương đầu với những khó khăn chồng chất. Đó là những hậu quả về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của chế độ cũ để lại: nền kinh tế đình đốn, tài chính kiệt quệ; thiên tai, dịch bệnh liên tiếp đe dọa đời sống của nhân dân, làm gần 2 triệu người chết đói; hơn 90% người dân không biết đọc, biết viết; các thế lực thực dân, đế quốc, phản động trong và ngoài nước cấu kết với nhau mưu đồ thủ tiêu chính quyền cách mạng nhằm nô dịch dân tộc Việt Nam một lần nữa. Chính quyền cách mạng non trẻ đứng trước một tình thế vô cùng khó khăn, một cuộc chiến không cân sức để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Do vậy, bên cạnh chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế để bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc trở thành yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam. Vừa lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp, từng bước xây dựng, kiến thiết đất nước, Đảng vừa lãnh đạo tranh thủ, phát huy sự ủng hộ quốc tế. Đó là quá trình kết hợp xây dựng lực lượng với mở rộng quan hệ quốc tế để tìm kiếm bạn đồng minh, đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao, kết hợp các hình thức đối ngoại nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước anh em, các lực
  4. 2 lượng yêu chuộng hòa bình, công lý và tiến bộ trên thế giới, tạo thế và lực để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã bảo vệ và phát triển lên một bước mới những thành quả của Cách mạng Tháng Tám. Nghiên cứu về sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1954 đối với Việt Nam, không chỉ làm rõ thêm vai trò to lớn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với bản lĩnh chính trị kiên cường, với đường lối đúng đắn, sách lược mềm dẻo, linh hoạt, đã tranh thủ, phát huy được sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại để làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà còn góp phần đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc lịch sử của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm vào cách mạng Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để Đảng tiếp tục phát huy nhân tố sức mạnh thời đại, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, Nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1954” để nghiên cứu và làm Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1945 đến năm 1954. Trên cơ sở đó, rút ra một số kinh nghiệm về quá trình Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong giai đoạn 1945-1954, góp phần vào thực hiện công tác đối ngoại hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Làm rõ bối cảnh lịch sử và sự cần thiết phải tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam giai đoạn 1945-1954. - Nghiên cứu và hệ thống hóa quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh; các hoạt động của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). - Trình bày một cách hệ thống sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
  5. 3 - Nêu lên những nhận xét về ưu điểm, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế giai đoạn 1945-1954. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Sự lãnh đạo của Đảng về tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 đến năm 1954. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 2-1951được đổi tên là Đảng Lao động Việt Nam (gọi tắt là Đảng), đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế về chính trị, quân sự, kinh tế,... trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Phạm vi về không gian: Việt Nam và các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế liên quan đến nội dung của luận án. - Phạm vi về thời gian: từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 7 năm 1954. Ngoài ra, để làm rõ thêm đối tượng nghiên cứu, luận án có đề cập một số vấn đề liên quan đến trước và sau khoảng thời gian trên. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1. Cơ sở lý luận Quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế; đường lối của Đảng về đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại. 4.2. Nguồn tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các nguồn tư liệu chính sau: - Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các lãnh tụ Đảng, Nhà nước về vấn đề quan hệ quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế. - Các văn kiện của Đảng và Nhà nước; các Hiệp định quốc tế Việt Nam tham gia ký kết; các bài phát biểu, bài viết, trả lời phỏng vấn, thư, điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ 1945-1954. Khối tài liệu sưu tầm được từ Cộng hoà Pháp, Liên bang Nga, đặc biệt là khối bản thảo, bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến đề tài luận án hiện đang được lưu giữ tại kho Cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh và các nguồn lưu trữ khác trong nước. Đây là nguồn tư liệu cơ bản giúp nghiên cứu sinh nghiên cứu đề tài.
  6. 4 - Các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan về lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam, lịch sử Đảng. Đây là nguồn tư liệu quan trọng trong quá trình thực hiện luận án. - Hồi ký, hồi ức của các cá nhân trong và ngoài nước, những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và sự kết hợp của hai phương pháp này là những phương pháp chính được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu để làm rõ nội dung đề tài. 5. Đóng góp của luận án - Luận án góp phần làm rõ hơn sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội trên thế giới; của các nước anh em trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng như của những nước láng giềng đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954. - Bước đầu đưa ra những nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng trong tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, đặc điểm, thành công và hạn chế của quá trình này. - Đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình lãnh đạo của Đảng về tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cách mạng Việt Nam những năm 1945- 1954, góp phần gợi mở những nội dung về hoạt động đối ngoại trong giai đoạn hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về vấn đề này. - Việc tập hợp, phân tích những tài liệu liên quan đến đề tài luận án cũng góp phần nâng cao hiệu quả công tác trưng bày và thuyết minh ở giai đoạn lịch sử này tại các bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 8 tiết.
  7. 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. VẤN ĐỀ TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ QUA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình trong nước nghiên cứu về quan hệ quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1.1.1.1. Các công trình khoa học về Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh đề cập đến vấn đề tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân từ trước đến nay. Vì vậy, những nhân tố làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến này, trong đó có vấn đề đoàn kết quốc tế đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến. Một số các công trình, tiêu biểu như: Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tập 1 và 2, NXB. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994 của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam; Cuộc đọ sức giữa hai chế độ xã hội, NXB. Chính trị quốc gia Hà Nội,1994 của tác giả Cốc Văn Khang; Lịch sử Quốc hội Việt Nam của Lê Mậu Hãn và Nguyễn Văn Thư, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,1994; Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính trị, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 3 của Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997; cuốn hồi ức Chiến đấu trong vòng vây, NXB. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 của Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị; Đảng Cộng sản Việt Nam, chặng đường qua hai thế kỷ (1930-2006), NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) gồm 5 tập của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội (2001-2015); Bộ sách15 tập Lịch sử Việt Nam, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2017 của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,… Mặc dù không phải là các công trình nghiên cứu chuyên sâu về công tác đối ngoại nhưng vấn đề tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến
  8. 6 chống Pháp cũng được các tác giả đề cập tới một cách khái quát tuy chưa được hệ thống và đầy đủ. Đây là nguồn tài liệu tham khảo chính thống của luận án. Trên cơ sở đó, luận án tiếp tục nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn các nội dung liên quan trực tiếp đến đề tài. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam Đây là những công trình khoa học về quan hệ đối ngoại. Vì vậy, vấn đề tranh thủ, phát huy sự ủng hộ quốc tế đã được các công trình đề cập ở các mức độ khác nhau. Đây chính là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình thực hiện luận án. Có thể kể ra như: Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945-1954), tập 1, Bộ Ngoại giao, Tài liệu lưu tại Phòng Lưu trữ Bộ Ngoại giao, 1975; Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945-1954), tập 2, Bộ Ngoại giao, Tài liệu lưu tại Phòng Lưu trữ Bộ Ngoại giao, 1976. Một số công trình đề cập đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam và Liên Xô như: Sự thật quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 30 năm qua, NXB. Sự thật, Hà Nội, 1979, Bộ Ngoại giao; Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung, NXB. Đà Nẵng, 1996; Việt Nam - Liên Xô 30 năm quan hệ (1950-1980), Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva của Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Liên Xô, 1983. Cuốn sách Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao, Viện Quan hệ quốc tế, Bộ Ngoại giao, NXB. Sự thật, Hà Nội, 1990; cuốn Chủ tịch Hồ Chí Minh - trí tuệ lớn của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự do (1945- 1975), Nguyễn Phúc Luân (chủ biên), NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp, Đặng Văn Thái, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Cuốn sách Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 của Bộ Ngoại giao; Ngoại giao Việt Nam, phương sách và nghệ thuật đàm phán, của Nguyễn Khắc Huỳnh, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng của Đảng trong thời kỳ đổi mới, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tác giả Đinh Xuân Lý; Tư tưởng ngoại
  9. 7 giao Hồ Chí Minh của Nguyễn Dy Niên, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. n tích về phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn một số luận án nghiên cứu về hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: “Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh ngoại giao Việt - Pháp từ 2-9-1945 đến 19-12-1946” của Lê Kim Hải (1994), Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; “Chính sách chính trị, quân sự của Pháp ở Việt Nam trong giai đoạn 1945-1954 và nguyên nhân thất bại của chúng” của tác giả Nguyễn Mạnh Hà (1996), Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam; “Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại thời kỳ 1945-1946” của Nguyễn Thị Kim Dung (1998), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Luận án “Quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và Liên Xô trong giai đoạn 1930-1954” của Lê Văn Thịnh (1999), Đại học quốc gia Hà Nội. Tuy cùng nghiên cứu trên lĩnh vực Lịch sử Đảng, Lịch sử Quân sự, Hồ Chí Minh, song đề tài, nội dung nghiên cứu của các luận án nói trên không trùng lặp với đề tài luận án. Đây cũng là một nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình thực hiện luận án. Trong các bài viết đăng báo, tạp chí và hội thảo khoa học, vấn đề đối ngoại, hoạt động ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được đề cập đến. Tuy nhiên, trong phạm vi bài tạp chí, báo và hội thảo khoa học, các tác giả chưa có điều kiện trình bày một cách có hệ thống và đầy đủ về vấn đề tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954. Mặc dù vậy, đây cũng là những nội dung cơ bản, có tính chất định hướng cho việc thực hiện đề tài luận án. 1.1.2. Một số công trình nước ngoài đề cập đến sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Nhiều tác giả nước ngoài đã nghiên cứu về cuộc chiến tranh này cũng như các vấn đề liên quan. Phần lớn trong số đó là các tướng lĩnh, học giả người Pháp, Mỹ, đặc biệt là một số phóng viên chiến trường, có mặt trực tiếp tại Việt Nam trong thời gian này. Do đó, các tác giả có điều kiện khai thác và cung cấp cho người đọc nhiều tư liệu liên quan đến vấn đề này từ phía bên kia. Tuy nhiên, trừ một số ít các tác giả có mặt trực tiếp tại Việt Nam, do sự khác nhau về thế giới quan và giới hạn bởi nguồn tư liệu một phía, các công trình này là nguồn tư liệu bổ sung và hỗ trợ cho quá trình tiếp cận vấn đề nghiên cứu của đề tài. Có thể kể ra như: “Trên đất Việt Nam tự do”, Lê-ô Phi-ghe (Le’o Figuères) - E.Dubasinskaja, Hà Nội, 1951;“Contre l’aggression U.S. pour le Salut National,
  10. 8 Ho Chi Minh”, NXB. Lang.éxtran, Hà Nội, 1967. “Đối diện với Hồ Chí Minh”, NXB. Éditions Seghers, Paris, 1970 của J. Xanhtơni (Jean Sainteny). Lịch sử chính sách đối ngoại của Liên Xô (1945-1970), NXB. Khoa học, Matxcơva, 1971; “Nước Mỹ và Đông Dương từ Rudơven đến Ních - xơn” của A. Pulơ, NXB. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1980;“Tại sao Việt Nam” (Why Vietnam?) của L.Archimedes Patti, Nxb. Los Angeles, 1980. Ngoài ra, phải kể đến các cuốn sách như: “Thời sự Đông Dương”, NXB. Albin Michel, Pari, 1985 của Đácgiăngliơ (D'Argenlieu), Bản dịch lưu tại Viện Hồ Chí Minh; “Tam giác Trung Quốc – Campuchia – Việt Nam”, NXB. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1986 của Wilfred Burchett; “Paris, Sài Gòn, Hà Nội” - Tài liệu lưu trữ của cuộc chiến tranh 1944-1947 của Philippe Devillers, NXB.Gallimard - Julliard, Paris, 1988; “Hồ Chí Minh với Trung Quốc” của Hoàng Tranh, NXB. Sao Mới, Bắc Kinh, Trung Quốc, 1990;“Statements by president Ho Chi Minh after the Geneva conference” (Các tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau hội nghị Giơnevơ), Ho Chi Minh, NXB. Foreign language, 1995; “Liên bang Xô viết và chiến tranh Việt Nam”, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 1998 của Ilya V. Gaiduk;“Hồ Chí Minh - Một cuộc đời”, Hyperion, New York, 2000 của William J. Duiker;“Hồ Chí Minh:Một hành trình”, NXB. Thế giới, Hà Nội, 2012 của Lady Borton,… 1.2. KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT 1.2.1. Kết quả các công trình nghiên cứu về nội dung liên quan đến đề tài Mặc dù đã được đề cập đến, song cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu mang tính riêng biệt, hệ thống về vấn đề Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 đến năm 1954. Tuy nhiên, nằm trong khoảng thời gian nghiên cứu và phạm vi về nội dung liên quan đến đề tài của luận án, các công trình đã chỉ ra: - Tầm quan trọng của việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam. - Vấn đề tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm, chỉ đạo và là một nhân tố quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đối với Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 qua một số công trình nghiên cứu: sách, báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo,…
  11. 9 mặc dù chưa được hệ thống và đầy đủ nhưng đã đề cập đến ở các lĩnh vực, khía cạnh khác nhau. - Các công trình đều khẳng định vai trò và tầm quan trọng của hoạt động đối ngoại, của sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế cũng như sự cần thiết phải tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế đối với cách mạng Việt Nam. Kết quả trên là nguồn tham khảo quan trọng, giúp cho tác giả luận án có một tổng quan cơ bản về những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó, luận án xác định nhiệm vụ và lựa chọn phương pháp để quá trình nghiên cứu đạt hiệu quả. 1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết - Vai trò của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc tìm hướng đi và giải pháp trong quan hệ đối ngoại nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đối với cách mạng Việt Nam. - Quá trình Đảng lãnh đạo toàn dân vừa tranh thủ vừa phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đối với Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 và những kinh nghiệm của quá trình hoạt động này. - Làm rõ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ to lớn của các nước anh em, của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam. Chương 2 ĐẢNG LÃNH ĐẠO TÌM KIẾM SỰ ỦNG HỘ VÀ GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1949 2.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG 2.1.1. Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Lúc này, Việt Nam có những thuận lợi căn bản: Nhân dân trở thành người làm chủ đất nước sau hơn 80 năm dưới chế độ thực dân - phong kiến. Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân được thiết lập hầu khắp trên cả nước từ Trung ương đến địa phương, trực tiếp tổ chức và điều hành sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền, uy tín chính trị của Đảng ngày càng được củng cố và phát triển.
  12. 10 Lực lượng vũ trang nhân dân được hình thành trong cách mạng, tuy còn ít về số lượng, vũ khí trang bị còn thô sơ, nhưng đã được tổ chức chính quy và trở thành lực lượng quan trọng bảo vệ chế độ mới. Toàn dân tin tưởng, phấn khởi tham gia các hoạt động xây dựng cuộc sống mới, ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Đây là điều kiện thuận lợi để Đảng tổ chức, huy động sức mạnh toàn dân tộc kháng chiến, kiến quốc, đồng thời là vũ khí sắc bén trấn áp bọn phản cách mạng. Tuy nhiên, bên cạnh những nhân tố thuận lợi nói trên là những khó khăn, thử thách mà cách mạng Việt Nam phải đối mặt ngay sau Cách mạng tháng Tám: Chính quyền mới thành lập, chưa được củng cố, cán bộ chính quyền chưa được đào tạo, bồi dưỡng; quân đội còn nhỏ bé, trang bị thiếu thốn, thiếu kinh nghiệm tác chiến; nền kinh tế kiệt quệ, nạn đói hoành hành với trên 2 triệu đồng bào bị chết đói, ngân sách tài chính trống rỗng; xã hội lạc hậu, hơn 90% dân số bị mù chữ làm cho sức mạnh dân tộc bị hạn chế (giặc dốt). Thù trong giặc ngoài: 20 vạn quân Tưởng vào miền Bắc giải giáp quân Nhật. Chúng còn kéo theo lực lượng phản động Việt Quốc, Việt Cách âm mưu phá hoại chính quyền cách mạng của ta. Ở miền Nam: thực dân Anh vào giải giáp quân Nhật nhưng thực tế là mở đường cho Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam. Ngoài ra, còn nhiều các thế lực phản động khác cùng chĩa mũi nhọn chống phá vào chính quyền cách mạng non trẻ. Trong khí đó, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa được quốc gia hay tổ chức quốc tế nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Tình hình khó khăn trên đã đặt ra trước Đảng và nhân dân ta những nhiệm vụ nặng nề và cấp bách. Chúng ta vừa phải xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng ở các cấp, vừa phải khôi phục kinh tế, giải quyết nạn đói, nạn thất học, đặc biệt vừa phải đấu tranh với các thế lực thù địch để bảo vệ chính quyền cách mạng và khẳng định vị thế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhìn tổng thể về kinh tế, tài chính, quân sự, tương quan lực lượng giữa ta và các thế lực thù địch có sự chênh lệch rất lớn, không có lợi cho ta. 2.1.2. Bối cảnh quốc tế Đặc điểm nổi bật của tình hình quốc tế sau Chiến tranh Thế giới thứ hai là lực lượng hòa bình, dân tộc, dân chủ trên thế giới đang trên đà tiến công mạnh mẽ vào chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản cách mạng dưới nhiều hình thức và tính chất khác nhau. Các nước đế quốc vừa thống nhất với nhau trong mục tiêu chống Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới, vừa mâu thuẫn gay gắt với nhau trong cuộc tranh giành quyền lợi, ảnh hưởng.
  13. 11 Đối với thực dân Pháp, bất chấp những sự kiện đã và đang diễn ra ở Đông Dương, Pháp quyết tâm khôi phục chế độ thực dân ở Việt Nam và các nước Lào, Campuchia. Âm mưu đó được Pháp chuẩn bị rất khẩn trương cả về chính trị, quân sự và ngoại giao ngay từ khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc. Những mâu thuẫn trên thế giới đang diễn biến khá phức tạp và ngày càng gay gắt, mà chủ yếu là mâu thuẫn giữa một bên là các lực lượng hòa bình, dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội do Liên Xô là trụ cột với một bên là các nước đế quốc và lực lượng phản động do Mỹ cầm đầu. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của Liên Xô và phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là những yếu tố quốc tế thuận lợi đối với cách mạng Việt Nam. 2.1.3. Sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế với cách mạng Việt Nam trước năm 1945 Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam cũng đã bước đầu có được sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế. Với tư cách là một phân bộ, chi bộ trực thuộc Quốc tế Cộng sản, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương luôn nhận được sự chỉ đạo và giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản. Xuất phát từ tình hình trong nước, bối cảnh thế giới cũng như thực tế sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trước năm 1945, Đảng xác định, bên cạnh những giải pháp nhằm phát huy nội lực, vấn đề tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế lúc này trở thành một yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam. 2.1.4. Chủ trương của Đảng Trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình thế giới, những khó khăn và thuận lợi của cách mạng Việt Nam, dự đoán đúng xu thế phát triển của thời đại cũng như tầm quan trọng của việc tranh thủ, phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đã dành sự quan tâm đặc biệt đến việc hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đường lối đó được thể hiện rất rõ trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước ta ngay trước và sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập như: Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng (họp từ ngày 13 đến 15-8-1945); Tuyên ngôn độc lập (2-9-1945); Thông cáo về chính sách ngoại giao của Chính phủ lâm thời Dân chủ Cộng hoà Việt Nam (3-10-1945); Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng về kháng chiến, kiến quốc (25-11-1945); Tuyên ngôn của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2-3-1946); Nghị quyết Hội nghị
  14. 12 quân sự toàn quốc của Đảng (19-10-1946); Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, ngày 12-12- 1946; các bài phỏng vấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với báo chí nước ngoài; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh; văn bản các hội nghị Trung ương những năm 1947-1949,… Trong các văn bản nêu trên, Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định mục tiêu chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là độc lập dân tộc, hoà bình và hữu nghị với nhân dân thế giới, nhằm đưa nước nhà đến độc lập hoàn toàn; góp phần cùng các nước Đồng minh chống phát xít trên cơ sở các nguyên tắc dân chủ được các liệt quốc thừa nhận nhằm xây đắp lại nền hoà bình thế giới. Đó là chính sách nhằm thêm bạn bớt thù; lợi dụng mâu thuẫn, phân hoá hàng ngũ đối phương; hết sức tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc; kết hợp đấu tranh ngoại giao với xây dựng thực lực; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân các nước yêu chuộng hoà bình, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp. 2.2. QUÁ TRÌNH ĐẢNG TÌM KIẾM, TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ (1945 -1949) 2.2.1. Tìm kiếm sự đồng tình, ủng hộ của các nước và các lực lượng hòa bình, dân chủ trên thế giới đối với cách mạng Việt Nam Trong điều kiện cuộc kháng chiến của nhân dân ta hầu như bị cô lập với bên ngoài, ngay từ đầu, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng hòa bình dân chủ trên thế giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam mà chỗ dựa chủ yếu là các lực lượng đấu tranh giải phóng dân tộc Á - Phi, các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và Nam Á, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. Thông qua các hoạt động ngoại giao của Nhà nước, ngoại giao nhân dân, cánh cửa hậu phương quốc tế từng bước được mở ra với cách mạng Việt Nam. 2.2.2. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Đảng Cộng sản và nhân dân Pháp Đảng Cộng sản Pháp từ lâu đã có quan hệ mật thiết với Đảng ta và có nhiều hoạt động ủng hộ cách mạng Việt Nam. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào dân chủ ở Pháp phát triển mạnh mẽ, Đảng Cộng sản Pháp giành được nhiều thắng lợi trong đấu tranh nghị trường và có dại diện trong Chính phủ. Một số người lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp cho rằng, với sự can thiệp của những người cộng sản, Chính phủ Pháp sẽ có những chính sách tiến bộ và vấn
  15. 13 đề thuộc địa sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, do thiếu thông tin, Đảng Cộng sản Pháp không nắm được tình hình và thực chất của vấn đề. Do vậy, lúc đầu, sau chiến tranh thế giới. Đứng trước thực tế trên, trong văn bản Tình hình và chủ trương ra ngày 3-3- 1946, Đảng đã quyết định phải liên lạc mật thiết ngay với Đảng Cộng sản Pháp để thực hiện hành động chung giữa ta và các đồng chí Pháp, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân tiến bộ Pháp với cách mạng Việt Nam. Chuyến thăm chính thức Cộng hoà Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ 31- 5 đến 18-10-1946); những bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 21-12-1946; 24-12-1946; 25-5-1947,… gửi cho nhân dân Pháp; tù binh, kiều dân Pháp ở Việt Nam,… đã góp phần quan trọng vào củng cố mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản ở hai nước, khẳng định tính chất chính nghĩa và ý chí kiên quyết của dân tộc Việt Nam, tạo nên hậu thuận lớn ngay trong lòng nước Pháp. 2.2.3. Bước đầu hình thành liên minh chiến đấu với Lào và Campuchia Sự phối hợp và liên minh chiến đấu giữa nhân dân 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia hình thành từ năm 1930 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc. Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,các lực lượng yêu nước kháng chiến của Campuchia và Lào đã tranh thủ sự giúp đỡ của cách mạng Việt Nam và phối hợp với cuộc kháng chiến của Việt Nam nhằm xây dựng lực lượng, hình thành các trung tâm lãnh đạo kháng chiến. Lực lượng kháng chiến của 3 nước đã tổ chức những mặt trận chiến đấu hỗn hợp, bước đầu phát huy được sức mạnh của liên minh chiến đấu Việt - Miên - Lào. 2.2.4. Tăng cường thiết lập quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc, giúp đỡ cách mạng Trung Quốc Đầu năm 1948, Đảng Cộng sản Trung Quốc cử đại diện sang Việt Bắc bàn với lãnh đạo Việt Nam về phối hợp chiến đấu và giúp đỡ lực lượng vũ trang của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở biên giới Trung Quốc - Việt Nam. Sau đó, một số đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam sang Trung Quốc phối hợp với Quân giải phóng Trung Quốc mở chiến dịch Thập vạn Đại Sơn, giúp bạn đánh quân Tưởng Giới Thạch, mở rộng khu căn cứ, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Những hoạt động trên đã tạo cơ sở thuận lợi cho mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như sự giúp đỡ của Trung Quốc với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở giai đoạn (1950-1954).
  16. 14 2.2.5. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô Luôn coi Liên Xô là thành trì của phong trào cách mạng thế giới, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm mọi biện pháp để tranh thủ sự giúp đỡ, tương trợ của bạn. Trong các tháng 9 và tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi nhiều điện, công hàm đến các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô, đề nghị Chính phủ Liên Xô đưa vấn đề Việt Nam ra bàn ở Hội đồng Bảo an và ủng hộ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - một nhà nước có đầy đủ những điều kiện pháp lý gia nhập Liên hợp quốc. Tuy nhiên, do nhiều lý do, Chính phủ Liên Xô chưa muốn công khai can thiệp vào vấn đề chiến tranh Đông Dương vào thời điểm này. Mặc dù vậy, các cơ quan thông tin đại chúng của Liên Xô đã lên tiếng phản đối chủ nghĩa thực dân, chống chiến tranh xâm lược và yêu cầu Liên hợp quốc can thiệp giải quyết vấn đề độc lập cho các dân tộc vốn là thuộc địa của các nước đế quốc. 2.2.6. Kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ của Liên hợp quốc và Mỹ Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều hoạt động tìm kiếm sự ủng hộ của Liên hợp quốc, yêu cầu Liên hợp quốc, Mỹ can thiệp để các nước có liên quan cùng với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giải quyết vấn đề Việt Nam trên tinh thần Hiến chương Liên hợp quốc nhưng không mạng lại kết quả. Tuy nhiên, thông qua các hoạt động này, nhân dân Mỹ cũng như nhân tiến bộ trên thế giới bước đầu hiểu rõ tình hình Việt Nam và lập trường chính nghĩa của Chính phủ Việt Nam. Tiểu kết chương 2 Nhân dân Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong điều kiện hết sức khó khăn, nằm trong thế bị bao vây, cô lập và cùng lúc phải đối phó với nhiều loại kẻ thù. Đứng trước tình thế đó, Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được vai trò quan trọng của sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, đưa ra chủ trương và thực hiện những hoạt động đối ngoại tích cực ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến. Cũng trong những năm tháng này, bằng nhiều hoạt động đối ngoại, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã nêu cao thiện chí và chính nghĩa, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới. Đảng đã nỗ lực lãnh đạo toàn dân tìm kiếm sự đồng tình, ủng hộ của các nước trong khu vực như Thái Lan, Miến Điện, Malaixia, các lực lượng hòa bình, dân chủ trên thế giới đối với cách mạng Việt Nam; tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Đảng Cộng sản và nhân dân Pháp; bước
  17. 15 đầu hình thành liên minh phối hợp chiến đấu với Lào và Campuchia cùng chống kẻ thù chung; giúp đỡ, đặt nền tảng cho sự tương trợ giữa cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt Nam; tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô; kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ của Liên hợp quốc và Mỹ. Chương 3 ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ, ĐƯA CUỘC KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI (1950 - 1954) 3.1. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC, QUỐC TẾ VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG 3.1.1. Tình hình trong nước Trải qua mấy năm kháng chiến và kiến quốc, bộ máy Nhà nước được kiện toàn từ Trung ương đến địa phương. Việt Nam đạt được những kết quả bước đầu trong quá trình xây dựng đất nước trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục. Cuộc kháng chiến ngày càng thu được nhiều bước tiến mới trên chiến trường, chuyển từ giai đoạn phòng ngự sang thế giằng co giữa Việt Nam và thực dân Pháp. 3.1.2. Bối cảnh quốc tế Từ cuối năm 1949, tình hình thế giới và châu Á đã diễn ra những thay đổi to lớn. Liên Xô phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và khoa học quân sự. Liên Xô đấu tranh không mệt mỏi cho nền hoà bình và an ninh thế giới, kiên quyết chống lại chính sách gây chiến xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động. Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất, hùng mạnh nhất, là thành trì hoà bình thế giới và chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới. Sau mấy năm chiến tranh, nước Pháp gặp khó khăn trầm trọng về kinh tế, xã hội, kéo theo những cuộc khủng hoảng nội các liên miên. Bên cạnh đó, phong trào phản chiến của nhân dân Pháp ngày càng dâng cao, dư luận thế giới ngày càng lên án gay gắt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. Pháp quyết định đưa chiến tranh Đông Dương vào kế hoạch chiến lược của Mỹ. Mỹ và Pháp ra sức tập hợp lực lượng thúc đẩy cuộc chiến tranh Đông Dương. Ngày 1-10-1949, cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc giành được thắng lợi, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời. Điều này đã tạo ra một bước ngoặt trong tình hình châu Á và thế giới. Sự phát triển của phong trào đấu tranh vì hoà bình trên thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.
  18. 16 3.1.3. Chủ trương của Đảng Nhận định một cách đúng đắn sự khốc liệt của cuộc chiến tranh Đông Dương khi có sự can thiệp của đế quốc Mỹ, bên cạnh việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh càng thấy rõ tầm quan trọng của sự giúp đỡ từ bên ngoài. Mục tiêu của phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế giai đoạn này nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nhân lực và vật lực, nâng cao sức mạnh tinh thần và vật chất để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và tiếp tục khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đảng đã đề ra nhiệm vụ đối ngoại của giai đoạn tiếp theo: tố cáo bằng đủ mọi cách mưu mô gây chiến của bọn đế quốc do Mỹ cầm đầu; tố cáo chính sách can thiệp của Mỹ - Anh giúp thực dân Pháp và bọn bù nhìn ở Đông Dương; tuyên truyền ủng hộ Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân các dân tộc Đông Dương và nhân dân các nước đó; liên kết chặt chẽ cuộc chiến đấu của ta với phong trào đấu tranh cho hoà bình và dân chủ thế giới, hưởng ứng phong trào đó bằng mọi cách; liên kết cuộc kháng chiến của ta với phong trào phản chiến của nhân dân Pháp, thống nhất hành động với Đảng Cộng sản Pháp; thực hiện sự giúp đỡ của Liên Xô, cùng các nước dân chủ nhân dân Đông Âu và Việt Nam về mọi mặt, làm cho các nước đó thiết thực giúp đỡ cuộc kháng chiến của Việt Nam, Cao Miên, Ai Lao. 3.2. QUÁ TRÌNH ĐẢNG CHỈ ĐẠO TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ 3.2.1. Vận động các nước xã hội chủ nghĩa công nhận, đặt quan hệ ngoại giao và giúp đỡ Việt Nam Nhận thức rõ sự thuận lợi do bối cảnh quốc tế đem lại, Đảng đã triển khai những chủ trương đối ngoại bằng các hoạt động thiết thực nhằm vận động các nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam: tuyên bố Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hoà bình và xây đắp dân chủ thế giới; chuyến đi thăm Trung Quốc và Liên Xô (1950), Liên Xô (1952) của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với việc Trung Quốc, Liên Xô và các nước anh em khác công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một thắng lợi ngoại giao có ý nghĩa to lớn đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới năm 1950 đã phá tan vòng vây của chủ nghĩa đế quốc. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam từ đây có hậu phương
  19. 17 kéo dài từ Trung Quốc đến vùng biển Ban Tích, có sự ủng hộ cả về tinh thần và vật chất của hơn 800 triệu nhân dân các nước anh em. Tháng 4-1951, Sứ quán Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Tháng 2- 1952, Sứ quán Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bắt đầu hoạt động ở Mátxcơva (Liên Xô). Sứ quán Việt Nam ở Liên Xô, Trung Quốc từ đây đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối Việt Nam với thế giới. Cùng đó, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu cũng tích cực phản đối cuộc chiến tranh Pháp gây ra ở Việt Nam, ủng hộ Việt Nam kháng chiến. 3.2.2. Phát huy sự ủng hộ, giúp đỡ của ba nước Đông Dương, nhân dân tiến bộ Pháp cùng các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới 3.2.2.1. Liên minh chiến đấu Việt - Miên - Lào Từ năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương đã chuyển sang một giai đoạn mới. Lực lượng kháng chiến của nhân dân ba nước đã có những bước phát triển đáng kể, đã giành được những thắng lợi quan trọng làm thay đổi cục diện chiến tranh. Từ thế tiến công với ý đồ kết thúc chiến tranh trong một thời gian ngắn, quân đội viễn chinh Pháp buộc phải chuyển sang thế phòng ngự. Tuy nhiên, với sự can thiệp công khai của đế quốc Mỹ, chiến tranh sẽ trở lên hết sức gay go, ác liệt. Đứng trước tình hình trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ trương tăng cường hơn nữa sự phối hợp hành động và giúp đỡ lẫn nhau giữa các lực lượng kháng chiến của ba dân tộc Việt Nam-Lào-Campuchia để đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn. 3.2.2.2. Sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ Pháp và các nước thuộc địa ở Á - Phi - Mỹ Latinh đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng ta hết sức coi trọng, kiên trì, bền bỉ làm tốt và hiệu quả công tác tuyên truyền trên trường quốc tế, nhằm vạch rõ bản chất phi nghĩa đầy tội lỗi của thực dân Pháp và tính chất chính nghĩa của nhân dân ta trong việc chúng ta bất đắc dĩ phải cầm vũ khí đứng lên chống lại đế quốc Pháp để bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước ta. Khát vọng độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam đã hòa cùng dòng chảy của phong trào đấu tranh cho hoà bình, chống lại tội ác gây chiến tranh, bảo vệ công lý và tự do của nhân dân các dân tộc trên toàn thế giới. Những tuyên bố hoà bình, và những hành động nhân đạo của Chính phủ Hồ Chí Minh đã tác động mạnh mẽ đến dư luận tiến bộ Pháp, làm cơ sở để Đảng Cộng sản Pháp tuyên truyền, phát động phong trào đấu tranh phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam.
  20. 18 Từ năm 1950, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Pháp, phong trào phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam ở Pháp có những bước phát triển mới với nhiều hành động thiết thực, quyết liệt hơn. Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam từ nước Pháp lan rộng ra nhiều nước trên thế giới cũng như các nước thuộc địa khác ở Á - Phi - Mỹ Latinh. Những hoạt động trên cùng với những chiến thắng quân sự ngày càng lớn của quân và dân Việt Nam đã có tác động không nhỏ tới tinh thần quân đội Pháp, làm phân hoá sâu sắc chính giới Pháp, ý chí xâm lược của thực dân Pháp từng bước bị lung lay và phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với mong muốn rút ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam trong danh dự. 3.2.3. Cuộc đàm phán ở Giơnevơ (Genève) 3.2.3.1. Thái độ của các nước lớn với Hội nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương Luận án phân tích thái độ của các nước lớn trước Hội nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương. Đây cũng chính là cơ sở để Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh có những đối sách và quyết định phù hợp tại Hội nghị Giơnevơ. 3.2.3.2. Đảng với cuộc đàm phán ở Giơnevơ Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh hoan nghênh việc triệu tập Hội nghị Giơnevơ và hiểu rõ vấn đề ngoại giao trên thế mạnh, nhận định: Hội nghị Giơnevơ là một bước tiến tới làm cho tình hình thế giới và Viễn Đông bớt căng thẳng, việc đấu tranh để khôi phục hòa bình ở Việt Nam là ý nguyện của nhân dân ta, nhưng chúng ta phải biết rằng chỉ có chiến thắng địch mới có thể thực hiện được hòa bình chân chính. Bởi vậy chúng ta đừng có ảo tưởng hòa bình sẽ đến một cách dễ dàng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra phương châm hành động của Việt Nam trong thời kỳ này. Người nói: Ta kháng chiến, ta đàm phán cũng đều nhằm một mục đích giành độc lập, thống nhất thật sự cho dân tộc. Hiện nay, súng ở trên mặt trận bắn càng nhiều, càng trúng đích chừng nào thì trên bàn họp Giơnevơ ta càng thêm lợi thế chính trị chừng ấy. Ngay từ khi Hội nghị Giơnevơ bắt đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị theo dõi và chỉ đạo sát sao hoạt động của phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị. Trước xu thế diễn biến của Hội nghị, từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 7 năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ Thủ tướng Chu Ân Lai tại Liễu Châu (Trung Quốc). Hai người đã trao đổi quan điểm toàn diện về Hội nghị Giơnevơ, về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương và các vấn đề có liên quan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2