Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Hoạt động của một số Đảng Cộng sản khu vực Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011
lượt xem 4
download
Mục đích chính của Luận án là phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các đảng cộng sản khu vực Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011, từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho các đảng cộng sản và kiến nghị một số biện pháp tăng cường phối hợp giữa Đảng CSVN với các đảng này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Hoạt động của một số Đảng Cộng sản khu vực Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH MẪN HUYỀN SÂM HO¹T §éNG CñA MéT Sè §¶NG CéNG S¶N KHU VùC NAM ¸ Tõ N¨M 1991 §ÕN n¨M 2011 Chuyên ngành: Lịch sử Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc Mã số: 62 22 0312 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
- HÀ NỘI 2016
- Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Phan Văn Rân 2. PGS.TS Nguy ễn Viết Th ảo Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi……giờ……..ngày…….tháng …….. năm 2016
- 4 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Trong số các nước thuộc địa khu vực ÁPhiMỹ Latinh, khu vực Nam Á (trước đây gọi là Tiểu lục địa Ấn Độ) là nơi phong trào cộng sản ra đời tương đối sớm, rộng khắp và có truyền thống đấu tranh bất khuất. Từ khi hình thành vào đầu những năm 1920, phong trào cộng sản tại Nam Á đã trở thành bộ phận mật thiết của phong trào cộng sản quốc tế và có nhiều đóng góp tích cực vào phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, giành độc lập dân tộc của nhân dân các nước Nam Á cũng như đấu tranh vì lợi ích của người lao động, vì hoà bình, dân sinh, dân chủ và mục tiêu CNXH. Sau khi phong trào cộng sản quốc tế lâm vào khủng hoảng do sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, các đảng cộng sản tại Nam Á mặc dù cũng chịu tác động nặng nề nhưng vẫn bền bỉ đấu tranh đồng thời nhanh chóng khắc phục tình trạng hoang mang, lúng túng ban đầu, tăng cường công tác tổ chức, xây dựng đảng, đã trở thành lực lượng quan trọng trên chính trường các nước. Trong đó, một số đảng tại Ấn Độ, Nepal và Sri Lanka còn vươn lên nắm quyền hoặc tham gia chính phủ liên minh. Đây là những kinh nghiệm quý cho các đảng cộng sản khác đang hoạt động tại những nước có chế độ chính trị tương đồng. Mặc dù vậy, nghiên cứu về phong trào cộng sản quốc tế tại Việt Nam cũng như trên thế giới vẫn là mảng trống và chưa được nghiên cứu sâu. Đối với Việt Nam cũng như Đảng Cộng sản Việt Nam, các đảng cộng sản tại Nam Á có tình cảm và mối quan hệ rất đặc biệt thể hiện qua sự ủng hộ to lớn đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và công cuộc Đổi mới của Việt Nam.
- 2 Đảng Cộng sản Việt Nam là thành viên trong phong trào cộng sản quốc tế. Việc nghiên cứu cũng như củng cố, tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, bao gồm cả các đảng cộng sản tại Nam Á cần được quan tâm và coi trọng. Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ đó càng trở nên đặc biệt quan trọng, nhằm trả lời các câu hỏi câu hỏi liệu phong trào cộng sản quốc tế còn sức sống và động lực phát triển không? thời đại ngày nay có còn là thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH hay không? và có thể rút ra những kinh nghiệm gì từ hoạt động thực tiễn của các đảng để đưa phong trào cộng sản quốc tế thoát khỏi khủng hoảng? Vì những lý do trên, việc nghiên cứu hoạt động của các đảng cộng sản tại khu vực Nam Á từ sau năm 1991 nhằm đánh giá đúng thực trạng của các đảng tại khu vực này, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần lưu ý trong hoạt động của các đảng cộng sản cũng như đưa ra giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản trong khu vực là rất cần thiết hiện nay. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Hoạt động của một số đảng cộng sản khu vực Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011” làm Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án Mục đích chính của Luận án là phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các đảng cộng sản khu vực Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011, từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho các đảng cộng sản và kiến nghị một số biện pháp tăng cường phối hợp giữa Đảng CSVN với các đảng này. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Trình bày quan niệm về hoạt động của các đảng cộng sản. Nêu và phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động của các đảng cộng sản khu vực Nam Á sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của các đảng cộng sản Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011.
- 3 Rút ra một số kinh nghiệm cho hoạt động của các đảng cộng sản. Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quan hệ giữa Đảng CSVN với các đảng cộng sản Nam Á. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của Luận án là hoạt động của một số đảng cộng sản tại khu vực Nam Á. Bên cạnh đó, Luận án cũng đề cập và xem xét tình hình thế giới, khu vực Nam Á và phong trào cộng sản quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh và quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản tại Nam Á. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu: Năm đảng cộng sản tại 4 nước Nam Á: Đảng Cộng sản Ấn Độ, Đảng Cộng sản Ấn Độ Mácxít, Đảng Cộng sản Nepal Mácxít Lêninnít Thống nhất, Đảng Cộng sản Sri Lanka và Đảng Cộng sản Bangladesh. Về không gian: Khu vực Nam Á, trong đó tập trung chủ yếu vào 4 nước (Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka và Bangladesh) có các đảng cộng sản hoạt động. Về thời gian: Từ năm 19912011. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận của Luận án: Quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam; các chủ trương, chính sách nêu trong cương lĩnh, văn kiện, nghị quyết của các đảng cộng sản khu vực Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện theo cách tiếp cận chuyên ngành lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc và dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- 4 Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sửlogic, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu của ngành khoa học xã hội và nhân văn như: phương pháp hệ thống, phương pháp tiếp cận thực tiễn, phân tích, tổng hợp, thu thập xử lý tài liệu, tư liệu... 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Về mặt khoa học: Trên cơ sở phân tích toàn diện và có hệ thống những hoạt động chủ yếu của các đảng cộng sản tiêu biểu ở Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011, đặc biệt luận giải những thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó, Luận án khẳng định các đảng cộng sản tại Nam Á tuy chưa hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng nhưng vẫn còn sức sống và triển vọng phát triển, thể hiện ở việc các đảng đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và đang từng bước phục hồi, thậm chí có những bước tiến mới. Qua đó, kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ đánh giá, nhận định của Đảng Cộng sản Việt Nam rằng sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, phong trào cộng sản còn gặp nhiều khó khăn nhưng đã có những bước hồi phục. Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở những thành công, thất bại trong hoạt động của các đảng cộng sản tại Nam Á, Luận án rút ra một số kinh nghiệm cần lưu ý đối với các đảng cộng sản khác trong quá trình hoạt động thực tiễn. Đồng thời, sau khi phân tích những kết quả đạt được và hạn chế trong quan hệ giữa Đảng CSVN với các đảng cộng sản tại Nam Á đến năm 2011, Luận án đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự phối hợp giữa Đảng CSVN với các đảng cộng sản Nam Á trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu và giảng dạy về phong trào cộng sản và quan hệ quốc tế liên quan đến khu vực Nam Á tại các cơ quan, trung tâm nghiên cứu, học viện và nhà trường. 6. Kết cấu của luận án
- 5 Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục chữ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được kết cấu thành 04 chương. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu liên quan đến Đề tài tập trung vào ba nhóm, chiếm đa số là các công trình về nghiên cứu chung về khu vực Nam Á và phong trào cộng sản quốc tế: Thứ nhất, nghiên cứu chung về khu vực Nam Á, bao gồm các đề tài nghiên cứu của các Bộ/Ban, sách tham khảo của Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á và tài liệu tham khảo của Thông tấn xã Việt Nam... như Đề tài cấp Bộ của Bộ Ngoại giao (2002), Quan hệ Ấn ĐộPakistan và tác động đến an ninh khu vực Nam Á; Đề tài cấp Bộ của Bộ Ngoại giao (2003), Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Nam Á từ năm 1945 đến năm 2003; Đề tài cấp Bộ của Ban Đối ngoại Trung ương (2006), Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ trong giai đoạn mới; Bộ Ngoại giao (2011), Ấn Độ và quan hệ Việt Nam Ấn Độ, Nxb Thế giới, Hà Nội; Đỗ Đức Định (1999), “50 năm kinh tế Ấn Độ”, Nxb Thế giới, Hà Nội; Ngân hàng Thế giới (2010), Kinh tế Nam Á năm 2010: Tiến lên, Hướng Đông; J.S Uberoi (2011), Ấn Độ mãi mãi huy hoàng, Nxb Media Transasia India Limited (bản dịch của Nhà xuất bản Thế giới); Thông tấn xã Việt Nam (2006), “ Ấn Độ và vấn đề an ninh châu Á”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 29/6; Thông tấn xã Việt Nam (2006), “Ấn Độ, cường quốc đang lên”, Tài liệu tham khảo, (3)...
- 6 Thứ hai, trong nghiên cứu, đánh giá chung về phong trào cộng sản quốc tế của một số nhà nghiên cứu của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh như Báo cáo kết quả tổng kết thực tiễn Ban Đối ngoại Trung ương (2004) “Tình hình phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào hòa bình, dân chủ trên thế giới”, Nguyễn Thị Quế (2005), “Phong trào cộng sản ở một số nước liên minh Châu Âu thời kỳ sau chiến tranh lạnh” , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Viện Quan hệ Quốc tế (2005), Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Nxb Lý luận Chính trị, Nguyễn Hoàng Giáp chủ biên (2006), Sự phối hợp hoạt động của các Đảng cộng sản và cánh tả trên thế giới hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, Đề tài cấp Bộ do Nguyễn Mạnh Hùng chủ nhiệm (2012), “Sự tham gia của Đảng ta tại các diễn đàn đa phương chính đảng: Thực trạng và phương hướng trong thời gian tới” mã số KHBĐ(2011)27, PGS.TS Nguyễn Hoàng Giáp và PGS.TS Nguyễn Thị Quế (đồng chủ biên) (2014), Phong trào cộng sản quốc tế hiện nay và triển vọng , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Nguyễn Hoàng Giáp Nguyễn Thị Quế (2004), “Phong trào cộng sản ở các nước tư bản phát triển trước các vấn đề lý luận chính trị đặt ra trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 11/2004; Vũ Văn Hoà (2006), “Diễn đàn Aten: hình thức hoạt động chung của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 108, 2006; Nguyễn Hoàng Giáp Nguyễn Thị Quế (2007), “Phong trào cộng sản quốc tế trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 11/2007; Thái Văn Long (2007), “Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá”, Tạp chí Cộng sản, số 10/2007; Nguyễn Mạnh Hùng (2006), “Tình hình phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ngày nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7/2006...
- 7 Thứ ba, hoạt động của một số đảng cộng sản tiêu biểu tại Nam Á như Đảng CPI và CPIM (Ấn Độ) đăng trên Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Xây dựng Đảng, đại sử ký và các báo cáo về đại hội các đảng của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng từ năm 1991 đến năm 2011 như Trịnh Thị Hoa (2004), “Đảng Cộng sản Ấn Độ (Mácxít)”, Tạp chí Xây dựng Đảng; Lê Gia Kiên (2009), “Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ Mácxít: Quá khứ và triển vọng”, Tạp chí Cộng sản, số 795; Nguyễn Trọng Kiên (2013) “Phong trào cộng sản, cánh tả tại Ấn Độ: Tình hình và triển vọng”, Tạp chí Cộng sản, số 851... 1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu liên quan đến Đề tài cũng bao gồm 2 nhóm: Thứ nhất, lịch sử của các đảng như Harkishan Singh Surjeet (1993), An Outline History of the Communist Movement in India, National Book Center, New Delhi, Harkishan Singh Surjeet (1998), March of the Communist Movement in India, National Book Agency Private Limited, Calcutta, India, International Department of the CPSL (1995), History of Communist Party of Sri Lanka, CPNUML (2000), People’s Multi Party Democracy: Policy Papers, MadanAshrit Memorial Foundation, Nepal; International Department of Communist Party of Bangladesh (2003), A brief introduction to the Communist Party of Bangladesh, Party Publication; A.B.Bardhan (2000), 75 years: This is the CPI, CPI Publication, New Delhi; A.B.Bardhan (2005), 80 years of CPI, CPI Publication, New Delhi; Communist Party of India (Marxist) (2007), Thirty Years of the Left Front Government in West Bengal 19972007, Progressive Printers, West Bengal; Anil Rajimwal (2012), History of Communist Party of India through Congresses, People’s Publishing House PVT.LTD; International Department of the CPNUML (2009), History of Communist Party of Nepal (Unified Marxist Leninist, Party Publication; D.J.Sagar (2009), Political Parties of the world: 7th Edition, John Harper Publishing...
- 8 Thứ hai, quan điểm, đường lối và chính sách của các đảng như Communist Party of India (Marxist) (1993), Contemproray world situation and validity of Marxism, CPI(M) Publication; School for Social Scientists (1999), The Emerging mutation in the socialist world, Chitturpu – 521 132, Krishna District, Andhra Pradesh, India; CPNUML (2000), Proceedings of International Conference on socialism in the 21st century, MadanAshit Memorial Foundation, Kathmandu; Sitaram Yechury (2008), Socialism in a changing world, Prajasakti Book House, Andhra Pradesh, India; A.B Bardhan (2002), Crisis of Corporate Capitalism, People’s Publishing House; tham luận của đồng chí Madhav Kumar, nguyên Thủ tướng Nepal, nguyên Tổng Bí thư Đảng CPNUML tại Hội thảo “ Challenges and Opportunities for the Left Movement in South Asia” do Đảng CPSL tổ chức; các bài tham luận của các đảng tại Cuộc gặp quốc tế các đảng cộng sản, công nhân (IMCWP) từ năm 1998 đến năm 2011 và thông tin mà các đảng cộng sản Nam Á đưa trên website Solidnet (www.solidnet.org). 1.3 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết Đưa ra quan niệm về hoạt động của các đảng cộng sản nhằm tạo cơ sở cho việc phân tích và đánh giá hoạt động của các đảng cộng sản tại Nam Á. Phân tích những nhân tố chủ yếu tác động đến hoạt động của các đảng cộng sản khu vực Nam Á từ năm 1991 đến 2011. Phân tích và đánh giá nội dung hoạt động của các đảng cộng sản Nam Á, thông qua hoạt động cụ thể của 5 đảng cộng sản tiêu biểu, gồm Đảng Cộng sản Ấn Độ, Đảng Cộng sản Ấn Độ (Mácxít), Đảng Cộng sản Nepal Mácxít Lênin nít Thống nhất, Đảng Cộng sản Sri Lanka và Đảng Cộng sản Bangladesh. Rút ra một số kinh nghiệm từ hoạt động của các đảng. Khái quát và đánh giá quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản khu vực Nam Á từ khi thành lập đến năm 2011 và đề xuất với Đảng CSVN một số giải pháp nhằm tăng cường quan hệ với các đảng.
- 9 Chương 2 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN KHU VỰC NAM Á TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011 2.1. Quan niệm về hoạt động của đảng cộng sản “Hoạt động” hiểu theo nghĩa chung nhất là toàn bộ những hành vi, hành động của cơ thể sống, bảo đảm cho nó tồn tại và phát triển. “Hoạt động của đảng cộng sản” là tổng hòa các hành vi, hành động cách mạng của các tổ chức Đảng và đảng viên, tiến hành xây dựng và thực hiện cương lĩnh, đường lối, chính sách của đảng và các nhiệm vụ cách mạng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, phấn đấu vì thắng lợi của giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử, góp phần vào cuộc đấu tranh của các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Hoạt động của các đảng cộng sản tập trung chủ yếu vào hoạt động xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức; hoạt động thực hiện các nhiệm vụ cách mạng của đảng; hoạt động đấu tranh tập hợp lực lượng thông qua tuyên truyền vận động quần chúng, xây dựng cơ sở chính trịxã hội của đảng, phối hợp đấu tranh với các lực lượng chính trịxã hội khác; và hoạt động đối ngoại, chủ yếu phối hợp trong phong trào cộng sản quốc tế. Tuy vậy, trong từng giai đoạn nhất định, một số hoạt động có thể được chú trọng hơn, tùy thuộc vào bối cảnh thế giới, khu vực, đất nước và tình hình mỗi đảng.
- 10 Trong giai đoạn chưa nắm quyền, nội dung hoạt động của các đảng tập trung vào công tác lý luận, tập hợp lực lượng và đấu tranh chính trị, kinh tế nhằm mở rộng ảnh hưởng của Đảng. Kể từ sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các đảng cộng sản tại các nước tư sản hiện nay đều sử dụng con đường nghị viện kết hợp với đấu tranh chính trị, đấu tranh kinh tế để tiến tới giành chính quyền. Khi nắm chính quyền, hoạt động của Đảng cộng sản phải chú trọng vào công tác xây dựng Đảng, nhất là về chính trịtư tưởng và triển khai nhiệm vụ cách mạng trên thực tiễn nhằm cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới XHCN từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng và từ lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất. 2.2. Một số nhân tố tác động 2.2.1. Kết quả hoạt động của các đảng cộng sản Nam Á trước năm 1991 Kể từ khi ra đời đầu những năm 1920 cho đến năm 1991, phong trào cộng sản tại Nam Á luôn thể hiện truyền thống đấu tranh lâu đời và tinh thần cách mạng kiên trung. Tuy nhiên, cơ sở chính trị, ảnh hưởng của các đảng còn hạn chế; nội bộ phong trào bị chia rẽ do bị tác động từ mâu thuẫn trong phong trào cộng sản quốc tế những năm 19601970 và chịu ảnh hưởng bởi những đặc điểm tiêu cực cố hữu của khu vực Nam Á như cục bộ địa phương, bất đồng tôn giáo, sắc tộc... Những ưu điểm và hạn chế này khiến phong trào cộng sản tại khu vực tuy vẫn duy trì nhưng khó có những bước phát triển đột phá. 2.2.2 Bối cảnh thế giới
- 11 Sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu đã làm thay đổi hoàn toàn trật tự thế giới cũng như cán cân lực lượng quốc tế. Cục diện thế giới đa cực đang định hình ngày càng rõ. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão thúc đẩy toàn cầu hóa, tri thức hóa nền kinh tế, tăng tính phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ quốc tế cũng như thúc đẩy chính sách mở cửa, hội nhập để phát triển kinh tế của các quốc gia. Nguy cơ chiến tranh tạm thời bị đẩy lùi do các quốc gia đều cần môi trường hòa bình để phát triển kinh tế nhưng các cuộc xung đột cục bộ, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, các vấn đề an ninh phi truyền thống... có xu hướng gia tăng. Những đặc điểm mới của tình hình thế giới Chiến tranh lạnh tác động đến hoạt động của các đảng cộng sản Nam Á theo chiều hướng bất lợi, nhiều thách thức và khó khăn hơn. 2.2.3. Tình hình phong trào cộng sản quốc tế và tương quan lực lượng giữa CNXH với CNTB Liên Xô tan rã và chế độ XHCN ở Đông Âu sụp đổ đã khiến CNXH trên thế giới tạm thời lâm vào thoái trào, cán cân lực lượng trên trường quốc tế nghiêng về phía có lợi cho CNTB. Mặc dù vậy, xu thế quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH vẫn là xu thế lớn, được khẳng định qua sự tiếp tục tồn tại, đổi mới và phát triển của CNXH hiện thực, quá trình phục hồi của phong trào cộng sản quốc tế và sự vận động trong lòng CNTB với những mâu thuẫn cùng những khuyết tật, tệ nạn không thể khắc phục. Thực trạng phong trào cộng sản quốc tế vừa đặt ra thách thức nhưng cũng tạo không ít cơ hội cho các đảng cộng sản tại Nam Á. Thách thức lớn nhất là các đảng rơi vào khủng hoảng, mất phương hướng, mất chỗ dựa về tinh thần lẫn vật chất, gián đoạn quan hệ với các đảng cộng sản khác, bị các thế lực đế quốc và phản động đẩy mạnh chống cộng điên cuồng nhất. Mặt thuận lợi là buộc các đảng cộng sản phải nhận thức lại CNXH và con đường đi lên CNXH, tăng tính độc lập, tự chủ trong việc nghiên cứu, tìm tòi con đường xây dựng CNXH phù
- 12 hợp với điều kiện và hoàn cảnh nước mình; đổi mới các hình thức phối hợp hoạt động. Ngoài ra, được sự cổ vũ lớn lao từ các nước XHCN còn lại, đặc biệt, những thành tựu của Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng CNXH. 2.2.4. Tình hình khu vực Nam Á Về đặc điểm chính trị, văn hóa xã hội: Hầu hết các quốc gia Nam Á hiện nay nằm trong Tiểu lục địa Ấn Độ, có lịch sử phát triển hàng nghìn năm. Hiện nay, hầu hết các nước đều theo chế độ dân chủ đại nghị, đa nguyên đa đảng và mô hình nhà nước tư sản, trong đó, c ác đảng tư sản có vai trò và vị thế rất mạnh. Nơi đây cũng là một trong nh ững cái nôi văn minh loài ngườ i (nền văn minh sông Ấn, sông Hằng) và có sự đa dạng về sắc tộc và tôn giáo với hơn 2.000 sắc t ộc và ba tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo, Phật giáo và Hồi giáo). Tuy nhiên, Nam Á là nơi tồn tại hàng loạt vấn đề cố hữu dai dẳng như mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, nạn phân biệt đẳng cấp, chủ nghĩa bè phái, cục bộ địa phương, xu hướng ly khai và tranh chấp giữa các quốc gia. Về tình hình khu vực sau Chiến tranh lạnh: Tình hình khu vực Nam Á cơ bản vẫn giữ được ổn định và phát triển tương đối với việc Ấn Độ nổi lên thành cường quốc khu vực và gia tăng vai trò trên trường quốc tế, xu hướng dân chủ hóa ngày càng được mở rộng, hợp tác nội khối được củng cố và kinh tế dần cải thiện với tốc độ tăng trưởng khá, nhưng tranh giành quyền lực nội bộ, bạo lực, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố có liên quan đến Hồi giáo cực đoan vẫn tiếp tục xảy ra tại nhiều nước, cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc rất gay gắt, kinh tế khu vực kém phát triển, tình trạng nghèo đói, mù chữ, tăng dân số... vẫn rất nghiêm trọng. Những đặc điểm phức tạp của tình hình khu vực Nam Á tác động hai mặt nhưng mặt tiêu cực nhiều hơn đến hoạt động của các đảng cộng sản. Trong số đó đáng chú ý là sự cạnh tranh khốc liệt trên chính trường của các đảng tư sản, ảnh
- 13 hưởng của những vấn đề cố hữu của khu vực đến tư tưởng, nhận thức của không ít đảng viên và thống nhất trong phong trào và sự cấu kết giữa lực lượng đế quốc phản động với giai cấp tư sản nhằm thu hẹp và xóa bỏ ảnh hưởng của các đảng cộng sản, cánh tả. Tuy vậy, sự tương đồng về mặt văn hóa, lịch sử, dân tộc, thể chế chính trị… giữa các nước khu vực và đặc biệt, trong bối cảnh xu hướng hợp tác nội khối được đẩy mạnh là điều kiện thuận lợi để các đảng dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm hoạt động; Tiến trình dân chủ hóa diễn ra mạnh mẽ tại nhiều nước giúp các đảng cộng sản hoạt động công khai. Ngoài ra, sự tồn tại của các vấn đề cố hữu của khu vực như nghèo đói, thất nghiệp, mù chữ, các tư tưởng phản động, cực đoan… xét ở một góc cạnh là môi trường rộng lớn cho các đảng để tập hợp lực lượng, từ đó vừa thể hiện vai trò, nâng cao vị thế của mình đồng thời đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người dân lao động, nhất là những người nghèo. Chương 3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ ĐẢNG CỘNG SẢN KHU VỰC NAM Á TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011 3.1. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1999 3.1.1. Nội dung hoạt động của các đảng Là một bộ phận của phong trào cộng sản quốc tế, các đảng cộng sản tại Nam Á cũng chịu tác động bất lợi từ sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu. Hầu hết các đảng cộng sản trong khu vực lúng túng và mất định hướng về đường lối, quan điểm, bị tan rã và phân liệt, sụt giảm Đảng viên và thu hẹp cơ sở hoạt động. Xuất phát từ tình hình trên, trong thập niên 1990, hoạt động của các đảng cộng sản tại Nam Á chủ yếu tập trung vào củng cố nội bộ nhằm giữ vững lực lượng và duy trì hoạt động.
- 14 Trước hết, các đảng chú trọng phân tích, đánh giá nguyên nhân và rút bài học kinh nghiệm từ những chấn động tại Liên Xô và Đông Âu để tìm ra con đường đấu tranh mới phù hợp với thực tiễn của đất nước, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh phê bình, tự phê bình trong nội bộ Đảng. Thứ hai, các đảng ngày càng quan tâm đoàn kết với các lực lượng cộng sản, cánh tả trong nước nhằm tạo ra một tập hợp lực lượng mạnh cạnh tranh trên chính trường. Thứ ba, các đảng cộng sản Nam Á duy trì các hoạt động đấu tranh trong và ngoài nghị trường cũng như giữ mối liên hệ với phong trào cộng sản quốc tế. Trong hoạt động đấu tranh ngoài nghị trường, các đảng tổ chức nhiều cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ nền dân chủ, quyền dân sinh và tiến bộ xã hội. Trong hoạt động đấu tranh nghị trường, dù thế và lực hạn chế nhưng các đảng vẫn nỗ lực tham gia các cuộc bầu cử tại trung ương và địa phương và bước đầu đã đạt được một số kết quả tích cực. Trong việc duy trì liên hệ với phong trào cộng sản quốc tế, do tình hình các đảng khó khăn và điều kiện tài chính eo hẹp, nên sự phối hợp hoạt động của các đảng cộng sản Nam Á giai đoạn này còn hạn chế và chưa phong phú, chủ yếu trao đổi đoàn song phương, tổ chức m ột s ố h ội th ảo đa phươ ng và tổ chức các hoạt động bày tỏ tình đoàn kết quốc tế với Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Triều Tiên, Palestine… 3.1.2. Đánh giá kết quả hoạt động 3.1.2.1. Thành tựu: Trước hết, các đảng đã tìm ra nguyên nhân, rút ra các bài học kinh nghiệm từ sự kiện trên, xác định con đường đấu tranh mới phù hợp với thực tiễn của đất nước. Trong đó, tiếp tục khẳng định niềm tin vào chủ nghĩa MácLênin và con đường đi lên CNXH; cho rằng thời đại ngày nay vẫn trong giai đoạn quá độ lên CNXH, nhưng con đường đi lên CNXH sẽ lâu dài, phức tạp và phải trải qua
- 15 nhiều giai đoạn; thừa nhận mỗi đảng phải vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác Lênin để xây dựng mô hình CNXH phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể tại mỗi nước. Thứ hai, các đảng nhận thức ngày càng rõ tầm quan trọng của việc xây dựng mặt trận thống nhất của các đảng cộng sản và cánh tả, đồng thời linh hoạt hơn trong tập hợp lực lượng. Thứ ba, trên cơ sở đó, các đảng đã củng cố lực lượng, tiếp tục các hoạt động đấu tranh nghị trường và ngoài nghị trường, khôi phục quan hệ với các đảng cộng sản trên thế giới đồng thời có những đóng góp nhất định đối với phong trào cộng sản quốc tế. 3.1.2.2. Hạn chế: Tuy đã đạt được một số kết quả tích cực, nhưng không thể không thừa nhận rằng giai đoạn này là giai đoạn khó khăn, nhiều thử thách nhất đối với các đảng cộng sản tại Nam Á. Hoạt động của các đảng chủ yếu chủ yếu nhằm cầm cự và củng cố lực lượng. Vì vậy, dù đã nỗ lực hết sức nhưng hoạt động của các đảng vẫn còn nhiều hạn chế. Trước hết, mặc dù các đảng đã nhận thức phải tự xây dựng con đường và mô hình XHCN phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện riêng của mỗi đảng, mỗi nước nhưng mô hình cụ thể và biện pháp, sách lược triển khai vẫn trong quá trình mò mẫm tìm tòi. Thứ hai, vấn đề mở rộng ảnh hưởng của của các đảng, nhất là trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX rất khó khăn; cán cân lực lượng vẫn bất lợi so với các chính đảng khác trên chính trường và vị thế trong Quốc hội các nước thấp do số ghế ít. Thứ ba, nội bộ phong trào cộng sản mỗi nước vẫn bất đồng, chia rẽ.
- 16 Thứ tư, cũng giống như nhiều đảng cộng sản khác trên thế giới, do tình hình khó khăn và phải tập trung vào nội bộ, sự phối hợp hoạt động của các đảng cộng sản tại Nam Á với phong trào cộng sản quốc tế vẫn còn khiêm tốn. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên là tác động nặng nề từ sự khủng hoảng phong trào cộng sản quốc tế, nghiêm trọng nhất làm mất định hướng và niềm tin, tiếp theo đó là mất chỗ dựa về vật chất của những đảng này; kết hợp với những yếu kém mang tính kinh niên, chưa thể khắc phục được của bản thân các đảng cộng sản Nam Á như sự chia rẽ trong nội bộ phong trào, chủ nghĩa cục bộ, địa phương và những tồn tại, yếu kém trong công tác xây dựng đảng... 3.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2011 3.2.1. Nội dung hoạt động của các đảng Thứ nhất, nhờ những kết quả tích cực từ giai đoạn những năm 1990, cũng như trong bối cảnh phục hồi chung của phong trào cộng sản quốc tế, t rong thập niên đầu thế kỷ XXI, các đảng đặc biệt chú trọng hoạt động đấu tranh nghị trường, đồng thời kết hợp đấu tranh ngoài nghị trường nhằm tạo ra sự thay thế chính quyền tư sản, bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động vì hòa bình, dân chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội. Hai đảng cộng sản Ấn Độ (CPI và CPIM) điều chỉnh sách lược trong vấn đề liên minh với Đảng Quốc Đại, phối hợp chặt chẽ và hợp tác thực chất với nhau, tiến hành nhiều chiến dịch và các cuộc vận động quần chúng. Đảng CPN UML tại Nepal tái thống nhất, lãnh đạo phong trào quần chúng lật đổ chế độ quân chủ lập hiến, thúc đẩy soạn thảo hiến pháp. Đảng CPSL tại Sri Lanka tiếp tục tăng cường thống nhất các đảng cộng sản, cánh tả, thực hiện sách lược liên minh với Đảng Tự do Sri Lanka nhằm lật đổ Đảng Dân tộc Thống nhất khỏi vị trí cầm quyền, đồng thời tham gia tìm giải pháp cho vấn đề người Tamil nhằm chấm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 261 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn