intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Kinh tế huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) giai đoạn 1995 - 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

23
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tập trung làm rõ thực trạng kinh tế, những thành tựu đạt được và hạn chế, thách thức còn tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ từ năm 1995 đến năm 2015. Từ đó, luận án cung cấp thêm một góc nhìn cụ thể và sinh động về bức tranh về kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, góp phần cung cấp thông tin, tư liệu và các kết quả nghiên cứu phục vụ cho công tác tổng kết lý luận và chỉ đạo hoạt động thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Kinh tế huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) giai đoạn 1995 - 2015

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HƢƠNG LOAN KINH TẾ HUYỆN CẨM KHÊ (TỈNH PHÚ THỌ) GIAI ĐOẠN 1995-2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9.22.90.13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2021
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: Khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1) TS. Phạm Thị Tuyết 2) TS. Nguyễn Thị Thu Thủy Phản biện 1: PGS.TS.Nguyễn Văn Nhật Viện sử học Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Văn Lực Trường ĐHSP Hà Nội 2 Phản biện 3: TS.Lê Hiến Chương Trường ĐHSP Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Vào hồi …… giờ …… phút, ngày …… tháng …… năm 2021. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội; - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công cuộc đổi mới ở Việt Nam tính đến nay đã trải qua 35 năm và đạt được rất nhiều thành tựu ấn tượng trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, quốc phòng an ninh, đối ngoại… Bắt đầu sự nghiệp đổi mới trong bối cảnh kinh tế - xã hội khủng hoảng, đến nay Việt Nam đã có những bước tiến lớn trên con đường phát triển đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, vai trò và vị thế của đất nước được nâng cao trên trường quốc tế. Trong đó, lĩnh vực đổi mới và phát triển kinh tế đạt được nhiều kết quả nổi bật nhất, đồng thời cũng là điều kiện thúc đẩy, tác động mạnh mẽ đến sự chuyển biến trên các mặt khác của đời sống xã hội và tình hình chính trị đất nước. Trong bức tranh chung về thời kỳ đổi mới của đất nước Việt Nam có rất nhiều những mảng màu sáng, tối, đậm, nhạt khác nhau tùy theo từng giai đoạn phát triển và những đặc trưng, điều kiện khác biệt ở mỗi vùng, miền, địa phương. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội chính là thước đo phản ánh hiệu quả công cuộc Đổi mới vào điều kiện thực tế của địa phương một cách chính xác, khách quan nhất. Trong đó, kết quả phát triển kinh tế là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng nhất. Cẩm Khê là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc của tỉnh Phú Thọ, mới được tái lập từ năm 1995 trên cơ sở chia tách huyện Sông Thao và huyện Hạ Hòa. Bước vào một giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh đất nước chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, huyện Cẩm Khê đã từng bước khắc phục khó khăn để đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo điều kiện cần thiết để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của địa phương. Kinh tế của Cẩm Khê sau 20 năm tái lập đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực trên các mặt đời sống xã hội. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động, quá trình phát triển kinh tế ở Cẩm Khê vẫn còn nhiều hạn chế, tốc độ phát triển chậm và hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Quá trình phát triển kinh tế cũng đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế của huyện Cẩm Khê trong giai đoạn 1995 – 2015 là rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn sâu sắc.
  4. 2 Về ý nghĩa khoa học, tìm hiểu kinh tế của huyện Cẩm Khê trong giai đoạn 1995 - 2015 sẽ giúp phục dựng lại bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế của huyện trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần đánh giá thực trạng phát triển kinh tế của địa phương này và làm phong phú thêm bức tranh kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới. Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc giải quyết những vấn đề về nhận thức lý luận và chỉ đạo hoạt động thực tiễn đối với việc phát triển kinh tế của huyện Cẩm Khê trong giai đoạn hiện nay. Đề tài thực hiện thành công cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho việc học tập và tìm hiểu về lịch sử địa phương của huyện Cẩm Khê nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung. Với những lý do đó, tôi quyết định chọn vấn đề "Kinh tế huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) giai đoạn 1995 - 2015" làm đề tài cho luận án tiến sĩ Lịch sử của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Luận án tập trung làm rõ thực trạng kinh tế, những thành tựu đạt được và hạn chế, thách thức còn tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ từ năm 1995 đến năm 2015. Từ đó, luận án cung cấp thêm một góc nhìn cụ thể và sinh động về bức tranh về kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, góp phần cung cấp thông tin, tư liệu và các kết quả nghiên cứu phục vụ cho công tác tổng kết lý luận và chỉ đạo hoạt động thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước. * Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, luận án phân tích những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế huyện Cẩm Khê giai đoạn 1995 - 2015, gồm các yếu tố cơ bản như: điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, hệ thống hạ tầng kinh tế, tình hình kinh tế huyện Cẩm Khê trước năm 1995 và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và địa phương trong giai đoạn 1995 - 2015. Thứ hai, luận án trình bày một cách hệ thống về tình hình kinh tế ở huyện Cẩm Khê trong giai đoạn 1995 - 2015, bao gồm tình hình phát triển cụ thể của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ. Thứ ba, trên cơ sở những thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu cụ thể về tình hình phát triển của các ngành kinh tế, luận án nêu lên một số nhận xét về những chuyển biến và tác động của kinh tế huyện Cẩm Khê trong giai đoạn 1995 - 2015.
  5. 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình kinh tế ở huyện Cẩm Khê trong giai đoạn 1995 - 2015, cụ thể là tình hình phát triển của ba nhóm ngành: nông - lâm nghiệp - thủy sản; công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian, luận án lấy địa bàn nghiên cứu là huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) trong giai đoạn 1995 - 2015 với 30 xã và 1 thị trấn. Trong đó, từ năm 1995 đến năm 2002, huyện Cẩm Khê có tên là huyện Sông Thao. Từ năm 2002, huyện Sông Thao được đổi lại tên gọi cũ là huyện Cẩm Khê. Về thời gian, luận án lấy mốc thời gian mở đầu là 1995 - thời điểm huyện Cẩm Khê được tái lập (khi đó gọi là huyện Sông Thao) trên cơ sở tách 10 xã của huyện Hạ Hòa trước đây ra khỏi huyện Sông Thao. Mốc kết thúc của luận án là năm 2015 là mốc thời gian gần nhất khi đề tài luận án được lựa chọn nghiên cứu và cũng là mốc thời gian 20 năm sau khi huyện Cẩm Khê được tái lập trong bối cảnh Việt Nam đã trải qua 30 năm đổi mới và 20 năm đầu tiên của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, để đảm bảo tính hệ thống của vấn đề nghiên cứu và làm cơ sở cho những nhận định, đánh giá mang tính so sánh, luận án cũng đề cập ít nhiều đến những vấn đề nghiên cứu thuộc phạm vi thời gian trước và sau năm 1995. Về nội dung, luận án sẽ tập trung làm rõ quá trình phát triển và diện mạo kinh tế ở huyện Cẩm Khê trong 20 năm (1995 - 2015) sau khi tái lập huyện ở cả 3 nhóm ngành kinh tế là nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản), công nghiệp - xây dựng (bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và xây dựng), thương mại - dịch vụ (bao gồm thương mại, du lịch và các lĩnh vực dịch vụ khác như vận tải, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông…). Với mỗi nhóm ngành kinh tế, luận án trình bày các khía cạnh chủ yếu là chủ trương, chính sách phát triển kinh tế; các giải pháp phát triển kinh tế của địa phương trong từng ngành; thực trạng phát triển của các ngành kinh tế và những kết quả đạt được. 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu - Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, quyết định,… của Đảng Nhà nước; các sách chuyên khảo, sách tham khảo đề cập đến các vấn đề kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. - Nguồn tư liệu lưu trữ tại địa phương gồm các văn kiện của Đảng bộ
  6. 4 địa phương, các văn bản hành chính của huyện Cẩm Khê và tỉnh Phú Thọ liên quan đến các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh. Đặc biệt, nguồn tài liệu niên giám thống kê của huyện Cẩm Khê và tỉnh Phú Thọ là nguồn tài liệu chủ yếu và quan trọng nhất được tác giả khai thác, sử dụng trong nghiên cứu đề tài này. - Nguồn tài liệu báo chí địa phương của tỉnh Phú Thọ phản ánh về tình hình phát triển kinh tế huyện Cẩm Khê giai đoạn 1995 – 2015. - Các công trình nghiên cứu dưới dạng sách tham khảo, các bài báo, tạp chí, luận văn, luận án, đề tài khoa học có nội dung phản ánh về vấn đề kinh tế ở Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng liên quan đến đề tài luận án. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án còn tiến hành điền dã, khảo sát thực tế tại địa phương và thu thập thông tin, tư liệu thông qua các hoạt động điều tra, phỏng vấn, quan sát… 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở nắm vững phương pháp luận của sử học mác xít và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu của chuyên ngành là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu kinh tế học và phương pháp liên ngành khác, như thống kê định lượng, điều tra tổng hợp, thu thập số liệu, phân tích, so sánh, đối chiếu tư liệu, điền dã, phỏng vấn... Trong đó, phương pháp lịch sử thể hiện thông qua cách trình bày, mô tả và diễn giải các sự kiện, các vấn đề theo trình tự thời gian. Phương pháp logic được sử dụng để xem xét, nhìn nhận các vấn đề trong mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau có tính hệ thống và nhận xét, đánh giá về quá trình phát triển của kinh tế huyện Cẩm Khê. Các phương pháp nghiên cứu kinh tế học được sử dụng trong luận án chủ yếu là phương pháp quan sát các hiện tượng, thu thập, phân tích chuỗi số liệu. Phương pháp thống kê định lượng được thể hiện chủ yếu dưới hình thức lập bảng, biểu số liệu… NGoài ra, luận án còn vận dụng các phương pháp bổ trợ khác như phương pháp khảo sát, điền dã, phỏng vấn… để có được kết quả nghiên cứu mang tính toàn diện, hệ thống và tin cậy. 5. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về kinh tế huyện Cẩm Khê từ năm 1995 đến năm 2015. Qua đó, luận án phục dựng một cách chân thực, hệ thống bức tranh kinh tế huyện Cẩm Khê trong 20 năm đầu tiên của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
  7. 5 - Luận án chỉ ra những thành tựu, hạn chế của kinh tế huyện Cẩm Khê trong quá trình đổi mới, phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua đó, có thể thấy được những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc của huyện Cẩm Khê trong quá trình triển khai thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Luận án là công trình khoa học góp phần tổng kết bước đầu về thực tiễn quá trình đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý kinh tế ở một huyện miền núi phía Bắc, nơi có xuất phát điểm khá thấp về kinh tế, xã hội trước khi tiến hành công cuộc đổi mới. - Với những kết quả nghiên cứu cụ thể từ thực tiễn địa phương, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử kinh tế Việt Nam và lịch sử địa phương ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của Luận án được chia thành 6 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kinh tế huyện Cẩm Khê giai đoạn 1995 - 2015 Chương 3: Kinh tế nông nghiệp huyện Cẩm Khê giai đoạn 1995 - 2015 Chương 4: Kinh tế công nghiệp và xây dựng huyện Cẩm Khê giai đoạn 1995 - 2015 Chương 5: Kinh tế thương mại và dịch vụ huyện Cẩm Khê giai đoạn 1995 - 2015 Chương 6: Một số nhận xét về kinh tế huyện Cẩm Khê giai đoạn 1995 - 2015 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Những công trình nghiên cứu về kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới Nhóm công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào mấy vấn đề sau đây: * Về đổi mới quản lý kinh tế Những công trình này tập trung làm rõ các vấn đề như quá trình đổi mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, tư duy kinh tế, vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… Có thể kể đến các công trình
  8. 6 tiêu biểu như: Đổi mới kinh tế và phát triển của Vũ Tuấn Anh (1994); Đổi mới và thực hiện đồng bộ các chính sách, cơ chế quản lý kinh tế của nhiều tác giả (1997); Kinh tế Việt Nam đổi mới: Những phân tích và đánh giá quan trọng của Nguyễn Văn Chỉnh, Vũ Quang Việt, Trần Vân (2002); Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của Lương Xuân Quý 2006); Đổi mới tư duy và công cuộc đổi mới tư duy ở Việt Nam của Nguyễn Duy Quý (2009)… * Về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Có rất nhiều các công trình nghiên cứu vấn đề này như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nền kinh tế quốc dân của Ngô Đình Giao (1994); Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển mũi nhọn của Đỗ Hoài Nam (1996); Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam của Bùi Tất Thắng (1997); Cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay: Lý luận, thực trạng và giải pháp của Lương Xuân Quý (2001); Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI của Nguyễn Trần Quế (2004)… * Về các thành phần kinh tế Nhóm công trình về lĩnh vực này có các công trình đề cập đến các thành phần kinh tế nói chung và các thành phần kinh tế cụ thể (kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân): Các thành phần kinh tế Việt Nam thực trang, xu thế và giải pháp của Trần Hoàng Kim (1992), Đổi mới và phát triển các thành phần kinh tế của Đỗ Hoài Nam (1993), Đổi mới tăng trưởng thành phần kinh tế nhà nước: Lý luận, chính sách và giải pháp của Vũ Đình Bách (2001), Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam lý luận và thực tiễn của Lê Hữu Nghĩa, Đinh Văn Ân (2004), Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của Nguyễn Thanh Tuyền (2004), Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội của Nguyễn Minh Phong (2004), Sở hữu tập thể và kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của Chử Văn Lâm chủ biên (2006),… * Về các vùng kinh tế Các công trình ở nhóm này đề cập đến lí luận về phát triển kinh tế vùng của Việt Nam và các vùng kinh tế cụ thể ở Việt Nam như Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng: Nông nghiệp nông thôn Nam bộ hướng tới thế kỷ XXI của Lâm Quang Huyên (2002), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công - nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng, thực trạng và triển vọng của Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dũng (2003), Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp
  9. 7 hoá, hiện đại hoá của Nguyễn Xuân Thu và Nguyễn Văn Phú (2006), Kinh tế vùng ở Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn của Lê Thu Hoa (2007), Phát triển kinh tế vùng của Việt Nam của Nguyễn Trọng Xuân (2013), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Đỗ Thị Thanh Loan (2016),… * Về quy mô và tăng trưởng kinh tế Các công trình liên quan đến vấn đề này có thể kể đến như: Tăng trưởng kinh tế thời kì Đổi mới ở Việt Nam của Trần Thọ Đạt chủ biên (2010), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam theo hướng cạnh tranh đến năm 2020 của Lương Minh Cừ, Đào Duy Huân, Phạm Đức Hải (2012), 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam (2015),… 1.2. Những công trình nghiên cứu về kinh tế ở các địa phƣơng trong thời kỳ đổi mới Các Luận án như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Yên Bái trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Vũ Ngọc Kỳ (1996); Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2006 của Đào Thị Bích Hồng (2011); về Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1997 đến năm 2005 của Trần Thị Thái (2015); Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 của Vũ Trọng Hùng (2017)… Các công trình trên dù nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau nhưng đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội của nhiều địa phương trong một giai đoạn lịch sử nhất định của thời kỳ đổi mới. Cách tiếp cận trong nghiên cứu và trình bày vấn đề của những luận án kể trên là những tham khảo quan trọng cho tác giả trong quá trình thực hiện luận án của mình. 1.3. Những công trình nghiên cứu về huyện Cẩm Khê và tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ đổi mới Nhóm công trình liên quan trực tiếp đến vấn đề phát triển kinh tế huyện Cẩm Khê không có nhiều. Ngoài một số công trình đã xuất bản nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ địa phương và lịch sử văn hóa truyền thống huyện Cẩm Khê, có một số luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ đề cập đến một số khía cạnh cụ thể trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế ở tỉnh Phú Thọ và huyện Cẩm Khê. Trong số đó đáng chú ý là các luận án như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phú trong giai đoạn trước mắt của Phùng
  10. 8 Quang Mạc (1996); Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2010 của Tống Thị Nga (2014); Phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ của Bùi Thị Thanh Tâm (2015); Đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ của Chu Thanh Hải (2017). Ngoài ra còn một số luận văn Thạc sĩ như: Làng nghề tỉnh Phú Thọ từ năm 1997 đến năm 2009 của Trần Văn Hùng (2010); Giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ của Cao Kim Oanh (2013) … Tất cả các công trình nghiên cứu kể trên, dù ở mức độ chuyên sâu, khái quát, hay cung cấp thông tin đều có ích đối với tác giả khi nghiên cứu đề tài. 1.4. Nhận xét về các kết quả nghiên cứu đƣợc luận án kế thừa và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Tính đến nay dù chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về kinh tế huyện Cẩm Khê, nhưng những kết quả nghiên cứu có liên quan của những người đi trước là cơ sở quan trọng để tác giả luận án tham khảo và kế thừa. * Những kết quả nghiên cứu được luận án kế thừa Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về đổi mới và phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Thứ hai, những mô tả, đánh giá, khái quát chung và cụ thể về thực trạng, xu hướng và triển vọng của kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Thứ ba, hệ thống các quan điểm, chủ trương, đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và việc triển khai chủ trương, đường lối của Đảng vào phát triển kinh tế ở một số địa phương, một số giai đoạn cụ thể. Thứ tư, thực tiễn quá trình đổi mới, phát triển kinh tế ở tỉnh Phú Thọ và huyện Cẩm Khê trên một số lĩnh vực cụ thể. * Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Thứ nhất, phân tích và làm rõ những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế huyện Cẩm Khê trong giai đoạn 1995 - 2015. Thứ hai, trình bày một cách hệ thống về tình hình phát triển của các ngành kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp, xây dưng và thương mại, dịch vụ ở huyện Cẩm Khê trong giai đoạn 1995 - 2015. Thứ ba, trên cơ sở những trình bày cụ thể, luận án nêu lên một số nhận xét về kinh tế huyện Cẩm Khê trong giai đoạn 1995 - 2015, cụ thể là sự chuyển
  11. 9 biến của nền kinh tế trên các mặt như: quy mô, tăng trưởng kinh tế; cơ cấu kinh tế; quản lý và quan hệ kinh tế; tác động của kinh tế đối với đời sống văn hóa, xã hội, môi trường của huyện Cẩm Khê. Chƣơng 2 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH KINH TẾ HUYỆN CẨM KHÊ GIAI ĐOẠN 1995 – 2015 2.1. Sự thay đổi địa danh, địa giới hành chính huyện Cẩm Khê Huyện Cẩm Khê là một trong 13 đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, địa giới và tên gọi của huyện Cẩm Khê đã có nhiều lần thay đổi do sự tách, nhập các đơn vị hành chính. Đến ngày 07/10/1995 huyện Cẩm Khê được tái lập với 30 xã và 1 thị trấn, nhưng lúc này có tên gọi là huyện Sông Thao. Từ ngày 08/4/2002, huyện Sông Thao được đổi lại tên gọi cũ là huyện Cẩm Khê và giữ nguyên địa giới hành chính. 2.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 2.2.1. Vị trí địa lý Cẩm Khê nằm ở phía tây bắc của tỉnh Phú Thọ, tiếp giáp với các huyện Thanh Ba, Yên Lập, Tam Nông, Hạ Hòa. Chiều dài của huyện là 40km, chiều ngang bình quân 10km. Trung tâm huyện cách Hà Nội 80 km, cách thành phố Việt Trì 40 km và thị xã Phú Thọ 12 km. Giao thông đường bộ và đường thủy tương đối thuận lợi. 2.2.2. Điều kiện tự nhiên * Địa hình: Đây là vùng bán sơn địa, bị chia cắt bởi hệ thống sông, ngòi, sự đan xen giữa khu vực đồi, núi và các dộc ruộng thấp trũng, có vùng đồng bằng và hồ đầm xen kẽ. Địa hình rất đa dạng, bao gồm vùng núi, vùng trung du, đồi thấp, vùng đồng bằng và thấp trũng. * Đất đai: bao gồm nhiều loại (đất phù sa, đất glây, đất xám, đất xám feralit...) nên thích hợp với nhiều loại cây trồng và thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. * Khí hậu: có tính chất nhiệt đới gió mùa, lượng nhiệt, độ ẩm dồi dào nên cho phép Cẩm Khê phát triển cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, kết hợp với thâm canh, tăng vụ tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Tuy nhiên, khí hậu nhiệt đới ẩm cũng dễ xảy ra các dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành kinh tế đặc biệt là trồng trọt và chăn nuôi. * Thủy văn, sông ngòi: Ngoài hệ thống sông Thao, sông Bứa, Cẩm Khê còn tập trung nhiều ngòi, ao, hồ đầm lớn và đồng chiêm trũng với diện tích mặt
  12. 10 nước khá lớn (3370 ha) là điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển ngành thủy sản và đưa ngành trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. * Các nguồn tài nguyên khác Tài nguyên sinh vật: Tài nguyên động thực vật phong phú là điều kiện để ngành nông, lâm nghiệp của huyện phát triển đồng thời đây cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống và ngành công nghiệp chế biến của huyện. Tài nguyên khoáng sản: than nâu, quặng sắt, cao lanh, sét gạch ngói, sét gốm, đá vôi, trong đó có một số loại với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao. Đây là tiềm năng để phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản ở địa phương. Cảnh quan môi trường: Cẩm Khê là huyện vừa có miền núi, vừa có đồng bằng và có sông Thao chạy dọc ven huyện về phía Đông nên cảnh quan thiên nhiên đa dạng và phong phú. 2.3. Dân cƣ và nguồn nhân lực Tính đến năm 2015 dân số huyện Cẩm Khê là 131.003 người, chiếm 9,5% dân số của toàn tỉnh. Dân số đông, mật độ dân số cao, dân cư lại tập trung chủ yếu ở nông thôn đã cung cấp một lực lượng lao động dồi dào để phát triển các ngành kinh tế ở nông thôn, nhất là kinh tế nông nghiệp. Người dân Cẩm Khê vốn cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trình độ lao động còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông. 2.4. Hệ thống hạ tầng kinh tế 2.4.1. Các tuyến giao thông Trước năm 1995, toàn huyện Cẩm Khê chỉ có 1 km đường nhựa ở trung tâm huyện, còn lại chủ yếu là đường đất, bị hư hỏng nặng. Từ sau năm 1995, mạng lưới đường sá dần được nâng cấp. Tính đến năm 2015, tổng chiều dài hệ thống đường bộ trong địa bàn huyện khoảng 1.056,75km, bao gồm Quốc lộ 32C, đường Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, tỉnh lộ 313, 329, các đường liên huyện, liên xã, đường lên đồi, ra đồng đảm bảo điều kiện giao thông thuận tiện. Ngoài đường bộ, Cẩm Khê còn có hệ thống đường sông chạy dọc phía đông của huyện. Tuyến đường thủy trên sông Thao được đầu tư phát triển đã tạo điều kiện phát triển kinh tế và nhu cầu đi lại của người dân giữa Cẩm Khê với các huyện Thanh Ba, thị xã Phú Thọ. 2.4.2. Mạng lưới điện và thông tin truyền thông Năm 1995, huyện Cẩm Khê mới chỉ có 8/31 xã có điện. Đến năm 2003, hệ thống điện lưới đã phủ khắp các xã nông thôn trong huyện, là điều kiện thuận
  13. 11 lợi để người dân nâng cao trình độ nhận thức, tiếp cận khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế, xã hội. Mạng lưới Đài Truyền thanh và các phương tiên truyền thông cũng được nâng cấp đảm bảo phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. 2.4.3. Hệ thống thủy lợi Tính đến năm 2015, hệ thống công trình thủy lợi đang khai thác trên toàn huyện đã có 70% công trình được kiên cố hóa, gồm 73 hồ, đập lớn nhỏ với trữ lượng hàng chục triệu mét khối; 13 đập dâng, 27 trạm bơm và 60 công trình tạm; tổng số kênh mương toàn huyện là 446,6km. Tuy nhiên, hệ thống các công trình thủy lợi còn chưa đồng bộ và xuống cấp, vẫn còn 30% diện tích nông nghiệp cần được tưới tiêu. Tình trạng hạn hán và ngập úng cục bộ hàng năm vẫn còn xảy ra ở nhiều xã trong huyện. 2.5. Tình hình kinh tế huyện Cẩm Khê trƣớc năm 1995 2.5.1. Nông nghiệp * Trồng trọt: Từ năm 1990, "Khoán 10" đi nhanh vào cuộc sống đã thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của huyện phát triển. Diện tích gieo trồng liên tục tăng, hệ số sử dụng đất tăng 1,3 - 1,5 lần, đã cơ bản khắc phục độc canh cây lúa, chú trọng cây ngô, khoai và rau vụ đông. Năng suất, sản lượng các loại cây trồng đều tăng so với trước. Song vẫn trong tình trạng trì trệ, bấp bênh. Thiếu lương thực lúc giáp hạt trong nhân dân và cán bộ viên chức vẫn là vấn đề khá gay gắt. * Chăn nuôi: Hoạt động chăn nuôi được phục hồi và đẩy mạnh trong các hộ gia đình. Các loại vật nuôi chủ yếu là: trâu bò, lợn, gà, ngan, vịt… Phong trào nuôi cá bắt đầu được chú trọng trong các HTX và tổ chức "liên doanh". * Lâm nghiệp: Thực hiện Nghị quyết 24 của Tỉnh ủy Vĩnh Phú, các xã trong huyện tiến hành giao đất giao rừng cho các hộ, bước đầu ngăn chặn sự sa sút trong trồng và quản lý bảo vệ rừng. Phong trào trồng cây trong nhân dân phát triển ở các xã, cơ quan, trường học… * Thủy lợi: Huyện đã quan tâm đến vấn đề thủy lợi, đầu tư xây dựng mới và sửa chữa các trạm bơm, kênh mương nội đồng trên địa bàn huyện: xây dựng mới trạm bơm Sai Nga, Tình Cương - Hiền Đa, đập hồ Bát… Năm 1990, toàn huyện có 58 công trình tưới tiêu, đảm bảo tưới tiêu cho 3.063 ha ruộng đất canh tác. * Hệ thống dịch vụ nông nghiệp: Sau khoán 10 Ban quản lý HTX đã được tinh gọn lại, chuyển sang hoạt động dịch vụ sản xuất (cung ứng phân bón, thuốc sâu, giống và dịch vụ thủy lợi) và phối hợp với chính quyền chăm lo các hoạt động xã hội, xây dựng nông thôn mới.
  14. 12 2.5.2. Công nghiệp, xây dựng Công nghiệp địa phương thời kỳ này rất kém phát triển. Các cơ sở công nghiệp hầu như không có gì ngoài một nhà máy chế biến chè, vài cơ sở khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, Cẩm Khê lại có một số nghề với các làng nghề truyền thống và có nhiều thế mạnh trong phát triển TTCN như đan lát, làm nón, làm mộc, sản xuất vật liệu xây dựng... 2.5.3. Thương mại và dịch vụ * Thương mại: Bước đầu chuyển sang cơ chế thị trường, huyện tiến hành giải thể các HTX mua bán; các công ty quốc doanh thương nghiệp, vật tư, thú y, bảo vệ thực vật được chuyển thành cửa hàng trực thuộc công ty của tỉnh. Các hoạt động lưu thông trên địa bàn từng bước được mở rộng thêm do có nhiều lực lượng tham gia, chủ yếu là tư nhân, các hộ buôn bán nhỏ hoặc "bán nông bán thương" ở các xã. Hầu hết các xã đã mở chợ, việc mua bán ngày càng thuận tiện, giá cả ổn định có tác dụng tốt trong sản xuất và đời sống. * Dịch vụ + Giao thông vận tải: Mặc dù số lượng các phương tiện giao thông vận tải còn hạn chế nhưng đã góp phần đáp ứng một phần nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân trong huyện. Hệ thống đường xá kém phát triển. Trên toàn huyện có 1km đường nhựa, còn lại là đường đất, đường rải đá dễ bị lầy lội vào mùa mưa. Giao thông của huyện với tỉnh, với huyện bạn khó khăn. + Tài chính - ngân hàng: Ngân hàng được sắp xếp lại về tổ chức và phương thức hoạt động. Các hợp tác xã tín dụng từ chỗ phát huy tốt tác dụng trong những năm trước, nay không tồn tại được trong cơ chế mới đã được giải thể. + Dịch vụ bưu điện: Trước năm 1995, dịch vụ bưu điện trên địa bàn xã chủ yếu phát hành thư và điện báo. + Dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí: Chưa được khai thác. Trên địa bàn huyện chưa có công ty du lịch và khu vui chơi giải trí nào hoạt động. + Dịch vụ lưu trú: kém phát triển. Các nhà hàng chủ yếu quy mô nhỏ lẻ của các hộ gia đình. 2.6. Chủ trƣơng, đƣờng lối đổi mới và phát triển kinh tế của Đảng trong giai đoạn 1995 - 2015 Sau 10 năm đổi (1986 - 1995), đất nước đã ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ CNH, HĐH đất nước trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Đại hội VIII của Đảng (1996) mở đầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đề ra mục tiêu của CNH, HĐH và định hướng phát triển đất
  15. 13 nước, trong đó nhấn mạnh "Đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu". Đại hội IX (2001) đề ra chủ trương phát triển kinh tế - xã hội với quan điểm: "Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH". Đại hội X (2006) đề ra phương hướng “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, đồng thời xác định rõ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm 2006 - 2010 là: "Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân". Đại hội XI (2011) đã có bước tiến trong đổi mới tư duy phát triển, phương thức phát triển. Cụ thể là: chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững, gắn đổi mới mô hình tăng trưởng với cơ cấu lại nền kinh tế. Về phía Đảng bộ huyện Cẩm Khê, Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 1996 – 2000 đã nhấn mạnh: "Khai thác mọi tiềm năng của huyện để phát triển kinh tế". Đến Đại hội lần thứ XXV (nhiệm kỳ 2000 - 2005), Đảng bộ huyện tiếp tục xác định phương hướng, mục tiêu: "Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội một cách vững chắc. Phát huy thế mạnh của huyện tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp trên và các tổ chức quốc tế nhằm tăng cường nguồn lực đầu tư vào địa bàn, đẩy mạnh xây dựng cơ bản phát triển kết cấu hạ tầng xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực". Đến nhiệm kỳ 2005 - 2010, Đảng bộ huyện Cẩm Khê đã đề ra quyết tâm: "Phải làm chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng và nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục tiêu phát triển kinh tế là trọng tâm, không ngừng nâng cao ý chí tự lực tự cường, khơi dậy tính cần cù lao động, sáng tạo, tạo bước chuyển biến thật rõ nét về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội". Đến năm 2010, Đảng bộ huyện Cẩm Khê nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra chủ trương: "Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về hạ tầng kinh tế - xã hội trọng yếu... Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững hơn cả trong nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Thực hiện các nhiệm vụ trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới".
  16. 14 Trong 20 năm (1995 - 2015), trên cơ sở đường lối đổi mới của Đảng và quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, của tỉnh Phú Thọ, trong mỗi nhiệm kỳ đại hội, Đảng bộ huyện Cẩm Khê đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của địa phương trong từng giai đoạn. Trong đó, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu. Rất nhiều chương trình, mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế được đề ra với phương hướng cơ bản là: khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế của địa phương, tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài để phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chú trọng xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội. Có thể nói quan điểm, định hướng phát triển kinh tế đó của Đảng bộ và chính quyền huyện Cẩm Khê là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả phát triển kinh tế của địa phương. Tiểu kết chương 2 Cẩm Khê là một huyện miền núi, thuộc vùng bán sơn địa, có nhiều tiềm năng cho phát triển một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng. Tuy nhiên, đây cũng là một địa phương có xuất phát điểm thấp, sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp là chủ yếu nhưng lại bấp bênh phụ thuộc vào thiên nhiên. Mặc dù đã có những chuyển biến bước đầu trong 10 năm đầu tiên của thời kỳ đổi mới, nhưng tính đến năm 1995 Cẩm Khê vẫn là một huyện miền núi nghèo, thuần nông, kinh tế chậm phát triển, tình trạng độc canh, khép kín, sản xuất mang tính chất tự cấp tự túc còn khá phổ biến. Chƣơng 3 KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CẨM KHÊ GIAI ĐOẠN 1995 – 2015 3.1. Chủ trƣơng, chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp Căn cứ vào tình hình thực tiễn địa phương, huyện đã chọn các nội dung trọng tâm, chiến lược trên các lĩnh vực để xây dựng các đề án, chương trình lớn về kinh tế, ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết để đẩy mạnh kinh tế nông nghiệp phát triển. Tiêu biểu như các đề án: Phát triển cây ngô đông trên đất hai lúa 2 năm 1996-1997; Về cải tạp vườn tạp trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đến năm 2000; Phát triển thủy sản giai đoạn 2002-2005; Về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2001-2005; Về cải tạo và phát triển đàn bò thịt hàng hóa giai đoạn 2005-2010; Phát triển cây chè cao sản; Phát triển nông nghiệp cận đô thị gắn với sản xuất rau an toàn, sản xuất
  17. 15 nấm giai đoạn 2013 - 2015… Có thể nói, đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ và chính quyền huyện là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả phát triển kinh tế nông nghiệp của Cẩm Khê. Để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển huyện thực hiện các chính sách như: chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách trợ giá, ưu đãi tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp, chính sách trợ vốn... 3.2. Tình hình phát triển các ngành nông, lâm, thủy sản 3.2.1. Ngành nông nghiệp * Trồng trọt - Nhóm cây lương thực: giảm tỉ lệ diện tích trồng lúa năng suất thấp, tăng tỉ lệ diện tích trồng cây hoa màu; giảm tỉ lệ diện tích đất trồng cây có củ lấy bột (sắn, khoai các loại), tăng diện tích trồng cây lương thực có hạt (lúa, ngô). Nhìn chung, từ năm 1995 đến 2015, diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây lương thực có hạt đều tăng và cao hơn so với trước. - Nhóm cây chất bột có củ: gồm khoai lang, cây sắn, củ từ, đao riềng... trong đó cây khoai lang và cây sắn được trồng nhiều hơn cả. - Nhóm cây thực phẩm: Các loại hoa màu, rau đậu ngày càng được đưa vào sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao. - Cây công nghiệp: Chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng diện tích cây công nghiệp hàng năm, tăng tỉ lệ diện tích cây công nghiệp lâu năm. - Cây ăn quả: Chuyển dịch theo hướng giảm diện tích trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế thấp tăng diện tích trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và trồng các loại cây công nghiệp khác. Các loại cây được trồng nhiều nhất là cam, chanh, quýt, nhãn, chuối…. * Chăn nuôi: Phát triển toàn diện hơn trước theo hướng sản xuất hàng hóa. Số lượng đàn tăng tăng, sản lượng thịt hơi cũng tăng nhanh. Phát triển chăn nuôi ngoài việc đáp ứng cơ bản nhu cầu trong huyện còn cung cấp một phần cho nhu cầu ngoài huyện. 3.2.2. Ngành lâm nghiệp * Phát triển rừng: Tiến hành giao đất, giao rừng rừng cho hộ nông dân quản lý. Diện tích đất trồng rừng kém hiệu quả luôn được rà soát để chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. * Khai thác rừng: Rừng cũng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm từ rừng phụ thuộc vào thị trường thể hiện ở trong các sản phẩm. Thị trường có nhu cầu thì sản phẩm tăng, thị trường không có nhu cầu thì sản phẩm giảm.
  18. 16 3.2.3. Ngành thuỷ sản Đây là lĩnh vực có nhiều thế mạnh ở Cẩm Khê. Ngoài việc nuôi trồng tự nhiên, huyện còn phát triển mô hình nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, nuôi cá lồng trên sông hoặc đầm dưới hình thức nuôi ghép các loài cá truyền thống với một số giống cá mới có giá trị kinh tế cao. Do đó, năng suất, sản lượng thủy sản ngày càng tăng. Làng Thủy Trầm xã Tuy Lộc là làng nghề duy nhất trong cả nước nuôi cá chép đỏ. Tiểu kết chương 3 Sau 20 năm tái lập huyện, kinh tế nông nghiệp huyện Cẩm Khê đã có những chuyển biến tích cực, các chương trình kinh tế trọng điểm đã được chú ý và có hiệu quả. Nhờ chuyển đổi cách thức sử dụng ruộng đất, áp dụng các loại giống mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, kết hợp các biện pháp canh tác hợp lý nên năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng qua các năm. Các thành phần kinh tế cũng có sự chuyển đổi và phát triển đa dạng hơn, bước đầu hình thành nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn sản xuất theo quy mô nhỏ, trình độ sản xuất và năng suất, chất lượng sản phẩm vẫn còn thấp và chưa tạo ra sự bứt phá. Chƣơng 4 KINH TẾ CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG HUYỆN CẨM KHÊ GIAI ĐOẠN 1995 – 2015 4.1. Chủ trƣơng, chính sách về phát triển kinh tế công nghiệp và xây dựng Ngay sau khi được tái lập, huyện đã tập trung xây dựng mới các chương trình hành động, nghị quyết, đề án như: đề án Khôi phục và phát triển tiểu thủ công nghiệp của huyện giai đoạn 2001-2005; Nghị quyết Phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2006 -2010;Phát triển tiểu thủ công nghiệp - công nghiệp giai đoạn 2006 -2010; Về phát triển thủ công nghiệp - công nghiệp giai đoạn 2006 -2010; Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phát triển giao thông trên địa bàn giai đoạn 2011-2015;... Cuối các nhiệm kỳ, cơ bản các nhiệm vụ, mục tiêu, phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đã được thực hiện và đạt kết quả quan trọng. Để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, huyện thực hiện các chính sách như: Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đổi mới trang
  19. 17 thiết bị máy móc, công nghệ, miễn, giảm tiên thuê đất, miễn giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp theo NĐ 51/CP (ngày 8/7/1999)... 4.2. Tình hình phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và xây dựng 4.2.1. Tiểu thủ công nghiệp Các nghề và làng nghề thủ công như: làm mộc, làm nón, đan lát, rèn, làm gạch ngói, sản xuất vôi… được khôi phục và phát triển. Tính đến năm 2015, trên toàn huyện đã có 11 làng nghề được UBND tỉnh Phú Thọ công nhận (trong đó có 9 làng nghề TTCN). Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm còn thấp nên khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại được sản xuất ở những địa phương khác hoặc các sản phẩm được sản xuất bằng chất liệu hiện đại. 4.2.2. Công nghiệp Các lĩnh vực sản xuất chủ yếu là các ngành công nghiệp truyền thống: khai thác đá, cát sỏi; chế biến gỗ; sản xuất vật liệu xây dựng; may mặc; sản xuất giấy. Số lượng các cơ sở công nghiệp trên địa bàn xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là số cơ sở công nghiệp chế biến. Hoạt động sản xuất của từng lĩnh vực công nghiệp cũng có nhiều biến chuyển. Công nghiệp khai thác giảm dần, công nghiệp sản xuất gạch gói đã có sự đổi mới về công nghệ. Công nghiệp chế biến gỗ, giấy, may mặc, chế biến chè được đẩy mạnh. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài duy nhất trên địa bàn là Công ty cổ phần Hoằng Bảo (Đài Loan) đầu tư tại Cụm công nghiệp thị trấn Sông Thao với nà máy chế biến cháo hộp hoạt động từ năm 2007. Huyện đã quy hoạch và xây dựng một số khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn để thu hút các cơ sở công nghiệp. 4.2.3. Xây dựng Do nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng và nhu cầu đời sống người dân ngày càng cao nên ngành xây dựng của huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Các cơ sở xây dựng trên địa bàn huyện cơ bản đều thuộc khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình. Tiểu kết chương 4 Sau 20 năm tái lập huyện, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và xây dựng từng bước được khắc phục tình trạng đình đốn, chao đảo để đi dần vào thế ổn định và phát triển. Tuy nhiên, nhìn chung quy mô sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trên địa bàn huyện còn nhỏ lẻ, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao.
  20. 18 Chƣơng 5 KINH TẾ THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HUYỆN CẨM KHÊ GIAI ĐOẠN 1995 – 2015 5.1. Chủ trƣơng, chính sách về phát triển kinh tế thƣơng mại và dịch vụ Để thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển huyện đã quy hoạch thêm cửa hàng xăng dầu; xây dựng Kế hoạch "Quy hoạch 22 chợ (01 chợ loại 2 và 21 chợ loại 3 trong giai đoạn 2003 - 2010"; Ban hành kế hoạch "Tổ chức hội chợ thương mại - làng nghề" lần đầu tiên vào năm 2007 và kế hoạch "Nâng cấp chợ thương mại đầu mối Phương Xá lên chợ loại 2"; Ban hành Kế hoạch số 833/KH-UBND ngày 20/4/2011 "Về việc tổ chức hội chợ thương mại năm 2011"... Các ngành dịch vụ khác như bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, kinh doanh vận tải, dịch vụ nông nghiệp… cũng được củng cố và mở rộng. Huyện đã khuyến khích, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, tích cực thực hiện các chính sách về quy hoạch và đầu tư để hình thành trên địa bàn nhiều thị tứ hoặc các tụ điểm dịch vụ thương mại, thi công các chợ đầu mối. Huyện cũng tăng cường quảng bá, khuyến khích đầu tư xây dựng các tụ điểm du lịch sinh thái, du lịch làng nghề... 5.2. Tình hình phát triển các ngành thƣơng mại, dịch vụ 5.2.1. Thương mại Nội thương: Các chợ và khu vực trọng điểm thương mại của huyện càng được đầu tư xây dựng và mở rộng. Ngày 19/12/2015, Siêu thị Aloha huyện Cẩm Khê được khai trương, góp phần tạo dựng phong cách mua sắm hữu ích và hiện đại cho người tiêu dùng trong huyện. Ngoại thương: Manh mún, nhỏ lẻ và chủ yếu xuất khẩu nông sản thô nên giá trị xuất khẩu thấp, thị trường xuất khẩu hẹp. 5.2.2. Dịch vụ Những năm đầu của giai đoạn này, các loại hình dịch vụ trên địa bàn huyện có rất ít, chủ yếu là dịch vụ tín dụng ngân hàng, vận tải, sửa chữa, cơ khí, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, ăn uống, lưu trú .. . Sau này, do chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ nên các loại hình dịch vụ phát triển mạnh hơn, trong đó, có nhiều loại hình dịch vụ mới như: dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ du lịch, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ bán hàng qua mạng, dịch vụ trang điểm cô dâu…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2