häc viÖn chÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh<br />
<br />
trÞnh thÞ hoa<br />
<br />
Qu¸ tr×nh ®Êu tranh cñng cè ®éc lËp d©n téc<br />
cña Liªn bang Malaysia tõ n¨m 1957 ®Õn 1990<br />
Chuyªn ngµnh : LÞch sö phong trµo céng s¶n,<br />
c«ng nh©n quèc tÕ vµ gi¶i phãng d©n téc<br />
M· sè<br />
<br />
: 62.22.52.01<br />
<br />
tãm t¾t luËn ¸n tiÕn sÜ LÞch sö<br />
<br />
hµ néi - 2014<br />
<br />
C«ng tr×nh ®îc hoµn thµnh<br />
t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh<br />
<br />
Ngêi híng dÉn khoa häc: PGS.TS NguyÔn ThÞ QuÕ<br />
PGS.TS Phan V¨n R©n<br />
<br />
Ph¶n biÖn 1:<br />
<br />
Ph¶n biÖn 2:<br />
<br />
Ph¶n biÖn 3:<br />
<br />
LuËn ¸n ®îc b¶o vÖ t¹i Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Häc viÖn,<br />
häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh,<br />
Vµo håi ..... giê ....., ngµy ..... th¸ng ..... n¨m 2014.<br />
<br />
Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i Th viÖn Quèc gia<br />
vµ Th viÖn Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh<br />
<br />
Nh÷ng c«ng tr×nh cña t¸c gi¶ ®· c«ng bè<br />
liªn quan ®Õn ®Ò tµi luËn ¸n<br />
1. Nguyễn Hữu Cát, Trịnh Mai Hoa (1995), "Phát triển kinh tế và giải quyết<br />
các vấn đề xã hội ở các nước ASEAN", Kinh tế châu Á - Thái<br />
Bình Dương, (4).<br />
2. Nguyễn Văn Du - Trịnh Thị Hoa (2003), "Tác động của chiến lược đối<br />
ngoại của các nước lớn đến sự hình thành trật tự thế giới mới sau<br />
chiến tranh lạnh", Trong sách: Góp phần nhận thức thế giới đương<br />
đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
3. Trịnh Thị Hoa (2005), "Eo biển Malắcca trong vận động địa - chính trị<br />
khu vực Đông Nam Á", Thông tin Nghiên cứu quốc tế, (1).<br />
4. Trịnh Thị Hoa (2006), "An ninh - chính trị của các nước ASEAN những<br />
năm đầu thế kỷ XXI", Thông tin Nghiên cứu quốc tế, (3+4).<br />
5. Trịnh Thị Hoa (2010), "Hoạt động của một số tổ chức, đảng chính trị ở<br />
Malaixia trong sự nghiệp giải phóng dân tộc nửa đầu thế kỷ XX,<br />
Những vấn đề chính trị - xã hội", (47).<br />
6. Nguyễn Thị Quế - Trịnh Thị Hoa (2010), "Kinh nghiệm ổn định xã hội<br />
Malaixia thời thủ tướng M. Mohamad (1981 - 2003)", Lý luận<br />
chính trị, (5).<br />
7. Nguyễn Thị Quế - Trịnh Thị Hoa (2012), "Tổ chức dân tộc thống nhất<br />
Mã lai (UMNO) trong sự nghiệp đấu tranh củng cố độc lập dân<br />
tộc ở Liên bang Malaysia", Nghiên cứu Đông nam Á, (11).<br />
8. Phan Văn Rân - Trịnh Thị Hoa (2013), "Vấn đề toàn vẹn lãnh thổ của Liên<br />
bang Malaysia sau độc lập (1957 - 1963)", Nghiên cứu lịch sử, (6).<br />
9. Trịnh Thị Hoa (2013), "Quan hệ Việt Nam - Malaixia hướng tới hợp tác<br />
toàn diện và hiệu quả trong thế kỷ XXI", Tạp chí Cộng sản điện<br />
tử, (270), ngày 31/3.<br />
10. Trịnh Thị Hoa (2013), "Một số cải cách hành chính ở Malaysia (giai đoạn<br />
1957 - 1990)", Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3.<br />
11. Trịnh Thị Hoa - Đinh Xuân Tươi (2013), "Tiến trình hội nhập kinh tế nội<br />
khối ASEAN đến năm 2015", Đối ngoại, (8).<br />
12. Trịnh Thị Hoa - Đinh Xuân Tươi (2013), "Phát huy vai trò của ASEAN<br />
trong cấu trúc hợp tác khu vực", Tạp chí Cộng sản, (11).<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Đấu tranh giành và củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng dựng đất<br />
nước và lựa chọn con đường phát triển và tiến lên xã hội hiện đại là những<br />
vấn đề thường trực, cấp thiết của khoa học và thực tiễn chính trị. Trong bối<br />
cảnh gia tăng của toàn cầu hóa, khu vực hóa đang tác động mạnh mẽ đến các<br />
quốc gia dân tộc, thì vấn đề duy trì, củng cố độc lập dân tộc với thúc đẩy và<br />
hội nhập quốc tế đang đặt ra không ít thách thức đối với các nước đang phát<br />
triển, nhất là về vấn đề củng cố độc lập dân tộc.<br />
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Liên bang Malaysia được biết đến là<br />
một quốc gia có cấu trúc tộc người, giai tầng xã hội, văn hóa hết sức đa<br />
dạng, lại bị chia cắt thành nhiều vùng lãnh thổ với trình độ phát triển khác<br />
nhau. Từ khi giành độc lập đến nay, Malaysia đã vươn lên thành một quốc<br />
gia tương đối phát triển với một nền kinh tế năng động, có sức cạnh tranh<br />
khá cao, một xã hội phát triển hài hòa và ngày càng có uy tín cao trên trường<br />
quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc<br />
của quốc gia này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Nó không chỉ làm<br />
rõ tính đặc thù của con đường đấu tranh củng cố nền độc lập dân tộc, mà<br />
quan trọng hơn là hiểu rõ các cách thức, biện pháp phát triển kinh tế, ổn định<br />
xã hội và hài hòa dân tộc, cũng như việc thích nghi chính sách đối ngoại của<br />
quốc gia này trong một bối cảnh căng thẳng của thời kỳ Chiến tranh lạnh.<br />
Đây là nội dung này có ý nghĩa không chỉ trong học thuật mà còn phục vụ<br />
mục tiêu chính trị đối với các đảng cầm quyền ở các nước đang phát triển và<br />
Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam và Malaysia là hai nước láng giềng trong<br />
cùng một đại gia đình ASEAN. Do đó, nghiên cứu sự nghiệp củng cố độc<br />
lập dân tộc của Liên bang Malaysia càng trở nên cần thiết đối với Việt Nam<br />
khi tham gia hội nhập trong Cộng đồng ASEAN.<br />
Từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài "Quá trình đấu tranh củng<br />
cố độc lập dân tộc của Liên bang Malaysia từ năm 1957 đến 1990" làm đề<br />
tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.<br />
<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án<br />
2.1. Nghiên cứu làm rõ tiến trình và nội dung củng cố độc lập dân tộc của<br />
Liên bang Malaysia trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội…<br />
qua hai giai đoạn: giai đoạn 1957 - 1969 và giai đoạn 1969 - 1990.<br />
2.2. Luận án giải quyết các nhiệm vụ sau:<br />
- Phân tích những nhân tố tác động đến quá trình đấu tranh củng cố độc<br />
lập dân tộc của Malaysia giai đoạn 1957 - 1990.<br />
- Phân tích cách thức đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của Liên bang<br />
Malaysia qua hai giai đoạn: 1957 - 1969 và 1969 - 1990. Từ đó thấy được tính logic,<br />
sự khác nhau, thành công cũng như những hạn chế của công cuộc đấu tranh xây<br />
dựng và phát triển quốc gia - dân tộc của Malaysia thời kỳ Chiến tranh lạnh.<br />
- Rút ra những nhận xét về quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc<br />
của Liên bang Malaysia giai đoạn 1957 - 1990 và một số kinh nghiệm đối<br />
với các nước đang phát triển.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc<br />
của Liên bang Malaysia. Vấn đề được tiếp cận là các chính sách phát triển<br />
đất nước của Malaysia qua hai giai đoạn: 1957 - 1969 và 1969 - 1990.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Không gian: đất nước Malaysia trong giai đoạn 1957 - 1990.<br />
- Thời gian: đề tài được giới hạn từ năm 1957 đến năm 1990.<br />
- Phạm vi nội dung: đề tài đề cập đến những biện pháp củng cố độc lập<br />
dân tộc của Malaysia trên các lĩnh vực chính trị - hành chính, kinh tế, văn<br />
hóa xã hội và an ninh quốc phòng, ngoại giao…<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
4.1. Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin về hình thái kinh tế xã hội, về nhà nước và giai cấp, về dân tộc và thời<br />
đại, về đảng cầm quyền trong hệ thống chính trị; tư tưởng Hồ Chí Minh về<br />
vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.<br />
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận sử học mác xít được<br />
sử dụng làm phương pháp chính; phương pháp logic, phương pháp phân<br />
tích, tổng hợp, so sánh, thống kê... được dùng để hỗ trợ cho việc phân tích<br />
các nội dung nghiên cứu.<br />
<br />
- Về sử dụng thuật ngữ: thuật ngữ "Malaya" được sử dụng trong suốt thời<br />
kỳ là thuộc địa Anh cho đến sau độc lập và trước khi thành lập Liên bang<br />
Malaysia (1963); thuật ngữ "Malaysia" được bắt đầu từ năm 1963 cho đến nay.<br />
Trong luận án tác giả dùng thuật ngữ Malaya/Malaysia trong tiêu đề các chương<br />
để diễn đạt về một Liên bang Malaysia trong giai đoạn 1957 - 1990. Ngoài<br />
ra luận án sử dụng một số thuật ngữ liên quan như: "người Melayu","người<br />
Malaya", "người Malaysia", Islam...được giải thích cụ thể trong luận án.<br />
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án<br />
5.1. Đây là một công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống và toàn<br />
diện về quá trình, cách thức đấu tranh củng cố độc lập dân tộc trên các mặt<br />
khác nhau, từ củng cố nền chính trị - hành chính quốc gia đến chủ quyền<br />
lãnh thổ, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng và hội nhập<br />
quốc quốc tế của Liên bang Malaysia trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.<br />
5.2. Luận án chỉ ra những thành công, hạn chế của quá trình đấu tranh<br />
củng cố nền độc lập dân tộc của Malaysia từ 1957 đến 1990, từ đó rút ra<br />
những kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển.<br />
5.3. Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu và giảng<br />
dạy các vấn đề khác nhau về lịch sử phát triển của Liên bang Malaysia, nhất<br />
là về sự lựa chọn thể chế chính trị, mô hình phát triển kinh tế - xã hội, về chủ<br />
trương đoàn kết quốc gia - dân tộc cũng như về lịch sử đấu tranh vì nền độc<br />
lập dân tộc và phát triển đất nước của các nước đang phát triển, trước hết là<br />
ở khu vực Đông Nam Á.<br />
6. Bố cục của luận án<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,<br />
nội dung của luận án gồm 4 chương, 9 tiết.<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI<br />
Là quốc gia ở Đông Nam Á, tiến trình phát triển của Malaysia luôn gắn<br />
với sự vận động và phát triển chung của khu vực. Vì vậy các nguồn tài liệu<br />
nghiên cứu về quốc gia này cũng có sự liên quan mật thiết với các công trình<br />
nghiên cứu về Đông Nam Á nói chung.<br />
<br />
Trong khuôn khổ nội dung luận án, tác giả tham khảo một số tư liệu gốc<br />
sau đây:<br />
(1) Các bản dịch tiếng Việt tại Thư viện quốc gia, Thư viện Viện Khoa<br />
học xã hội Việt Nam như: Hiến pháp Liên bang Malaysia; Luật pháp và các<br />
điều luật bổ sung luật pháp của Malaysia; Các sách thông báo hàng năm của<br />
Nhà nước Malaysia v.v...<br />
(2) Các văn kiện, tài liệu gốc tiếng Melayu và tiếng Anh gồm: "Our<br />
Declaration of Independence" (Tuyên ngôn độc lập) (31/8/1957), đây là văn<br />
kiện đầu tiên của Liên bang Malaya, tuyên bố về sự thành lập Nhà nước độc lập;<br />
"Pengisytiharan Rukunegara" (Tuyên ngôn Nền tảng quốc gia - 31/8/1970).<br />
Văn kiện này được coi là Hệ tư tưởng quốc gia của Malaysia nhằm mục tiêu<br />
thống nhất dân tộc; "Kế hoạch và triển vọng lần thứ nhất - OPP1’’;"New<br />
Economic Policy - Chính sách kinh tế mới" (NEP); Các kế hoạch, chương<br />
trình phát triển kinh tế - xã hội của chính phủ Malaysia được phản ánh trong<br />
các kế hoạch 5 năm, tính từ Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (First Malaysia<br />
plan 1966 - 1970), cho đến Kế hoạch 5 năm lần thứ năm (Five Malaysia<br />
plan 1986 - 1990); "Wawasan 2020" (Tầm nhìn 2020), là chương trình được<br />
cựu Thủ tướng M. Mahathir phát động trong toàn Liên bang (1991) nhằm xây<br />
dựng một quốc gia - dân tộc, một Tổ quốc Malaysia hài hòa và thống nhất.<br />
(3) Tài liệu của Bộ ngoại giao Việt Nam: Hiến chương ASEAN; Hiệp<br />
ước thân thiện và Hợp tác (TAC - Treaty of Amity and Cooperation); Tuyên<br />
bố về sự hòa hợp ASEAN I (Tuyên bố hòa hợp Bali I - 1976); Tuyên bố về sự<br />
hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố hòa hợp Bali II - 2003) và nhiều tài liệu, văn<br />
kiện chính thức khác của ASEAN.<br />
Bên cạnh đó, tác giả luận án tiếp cận với nguồn tài liệu tham khảo<br />
phong phú của các học giả nước ngoài và các nhà khoa học Việt Nam. Đây<br />
là nguồn tài liệu quan trọng tập trung nghiên cứu trên nhiều phương diện:<br />
quan điểm về độc lập dân tộc; về đất nước, con người, lịch sử phát triển, các<br />
chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thể chế chính trị, mô hình<br />
nền hành chính quốc gia, đặc điểm chính trị, tôn giáo và tộc người v.v...<br />
Nguồn tài liệu tham khảo này không chỉ giúp tác giả trong việc thu thập, lựa<br />
chọn thông tin, mà còn cung cấp khung phân tích, cách lập luận, lý giả các<br />
<br />
vấn đề có tính đặc thù của lịch sử phát triển của đất nước Malaysia nói<br />
chung, quá trình đấu tranh củng cố nền độc lập dân tộc và xây dựng đất nước<br />
theo hướng hiện đại nói riêng.<br />
1.1. Các kết quả nghiên cứu đã công bố<br />
1.1.1. Về lịch sử của Malaysia<br />
Tài liệu tiếng Anh<br />
Các công trình được tác giả tiếp cận như: Tregonning K.G (1962) với<br />
cuốn A History of modern Malaya; Arnold C.Brackman (1966) với cuốn<br />
Southeast Asia's Second Front; K.J. Ratnam (1987) với cuốn Religion and<br />
Poliics in Malaya;; Tan Tai Yong (2008) với cuốn Creating "Greater<br />
Malaysia": Decolonization and the Politics of Merger; Regina Lim (2008)<br />
với cuốn Federal-State Relations in Sabah, Malaysia; Takashi Shirashi<br />
(2009) với cuốn Across the Causeway: A Multi-dimensional Study of<br />
Malaysia - Singapore Relations... Các công trình này đã nghiên cứu sâu về<br />
những thay đổi của Malaya trong thời gian chịu ách thống trị của thực dân<br />
phương Tây và quân phiệt Nhật; về chủ nghĩa dân tộc Melayu; mối quan hệ<br />
giữa chính quyền Anh và Tổ chức Dân tộc thống nhất Mã Lai (UMNO); vấn<br />
đề sáp nhập lãnh thổ và những phức tạp, thậm chí đối đầu nảy sinh trong quá<br />
trình thành lập Liên bang Malaysia.... Đây là những nội dung quan trọng liên<br />
quan trực tiếp đến cuộc đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của Malaysia. Bên<br />
cạnh đó, công trình Lịch sử Đông Nam Á (1997) của học giả D.G.E. Hall,<br />
nhà xuất bản Chính trị quốc gia (Việt Nam dịch và phát hành) như một cẩm<br />
nang nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á, trong đó chỉ ra những chính sách<br />
cai trị đặc trưng ở Malaya (thuộc Anh).<br />
Tài liệu tiếng Malaysia, được đề cập đến như: Al-Attas, S. M. Naguib<br />
(1998) với cuốn Islam Dalam Sejarah dan Kebudayaan Melayu; Mukti Ali,<br />
H.A (1991) với cuốn Pelbagai Soalan Islam Di Asia Tenggana, Islamika<br />
IV... các công trình này nghiên cứu về lịch sử Malaysia, về nét đặc thù của<br />
Islam Malaysia và Đông Nam Á. Những công trình này gợi mở cho người<br />
đọc tiếp cận về lịch sử Malaysia; về con đường xây dựng Nhà nước Islam<br />
thế tục hóa ở Malaysia khác với nhiều quốc gia Islam trên thế giới.<br />
<br />
Tài liệu nghiên cứu trong nước<br />
Một số công trình tiêu biểu như: Đỗ Thanh Bình (chủ biên) (1999) Con<br />
đường cứu nước trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước<br />
châu Á (từ cuối thế kỷ XIX đến 1945)"; Đỗ Thanh Bình (2006), Lịch sử phong<br />
trào giải phóng dân tộc thế kỷ XX - Một cách tiếp cận". Đây là hai công trình<br />
chuyên luận toàn diện nhất về chủ đề đấu tranh giành độc lập dân tộc, bao quát<br />
những nét chung cả về lý luận lẫn thực tiễn của các phong trào ở châu Á, châu<br />
Phi và khu vực Mỹ Latinh. Hai tác giả Lương Ninh và Vũ Dương Ninh (chủ biên)<br />
(2009), Tri thức Đông Nam Á; Trần Khánh (chủ biên) (2012), Lịch sử Đông<br />
Nam Á, Tập IV; Phạm Đức Thành chủ biên (2012), Lịch sử Đông Nam Á, Tập<br />
V... Trong các công trình này, các tác giả đã đi sâu phân tích về điều kiện<br />
đặc thù của các quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia... có ảnh hưởng trực<br />
tiếp đến việc lựa chọn con đường giành độc lập dân tộc; về các chính sách<br />
của thực dân phương Tây đối với Đông Nam Á và hệ quả tất yếu của nó; về<br />
con đường đấu tranh giành và củng cố nền độc lập dân tộc của Malaysia suốt<br />
trong chiều dài lịch sử, đặc biệt là từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.<br />
Ngoài ra tác giả tiếp cận nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề<br />
tài, đó là các luận án, luận văn trong nước và các bài viết được đăng tải trên<br />
các tạp chí chuyên ngành như: Nghiên cứu Lịch sử, Nghiên cứu Đông Nam<br />
Á, Nghiên cứu quốc tế v.v...<br />
1.1.2. Về việc xây dựng nền dân chủ tư sản, lựa chọn con đường phát<br />
triển kinh tế - xã hội, xây dựng chính sách ngoại giao... nhằm củng cố độc<br />
lập dân tộc và phát triển đất nước của Malaysia<br />
Tài liệu tiếng Anh<br />
- Trong số các công trình của các học giả nước ngoài, chủ yếu bằng<br />
tiếng Anh tiêu biểu như: Lucian W.Pye (1956) với cuốn Guerrilla Communism<br />
in Malaya; Funston, N.J (1980) với cuốn Malay Politics in Malaysia: UMNO<br />
and PAS; Leon Comber (2008) với cuốn It's Social and Political Meaning;<br />
Malaya’s secret police 1945 - 1960;… Trong các công trình này, các tác giả đã<br />
cung cấp những nét cơ bản về hệ thống chính trị của Malaysia; sự đối lập của<br />
các đảng và vai trò của UMNO; về các con đường phát triển kinh tế - xã hội của<br />
các nước Đông Nam Á và ở Malaysia; về tác động của các cường quốc lớn<br />
<br />