Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam: Những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh (2000-2015)
lượt xem 3
download
Đề tài "Những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh (2000-2015)" đã trình bày, làm rõ các công trình nghiên cứu và bổ sung thêm các tư liệu, số liệu, cập nhật liên quan tới những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh từ 2000 đến 2015;; từ kết quả nghiên cứu, luận án rút ra một số nhận xét về những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp và tác động của biến đổi đối với sự phát triển chung Thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam: Những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh (2000-2015)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỖ CAO PHÚC NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2000-2015) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62.22.03.13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022
- Công trình được hoàn thành tại: Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Đức Hòa 2. TS. Lê Văn Đạt Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thuận Trường ĐH KHXHNV Thành phố Hồ Chí Minh Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương Trường ĐH Quy Nhơn Phản biện 3: PGS.TS. Đại tá Hồ Sơn Đài Quân khu 7 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… vào hồi…………giờ……….ngày……….tháng………năm…………. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: …………………………………………………………………………….
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương dẫn đến sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam. Thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân là lực lượng chủ yếu gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thành tựu cơ bản của công cuộc đổi mới là ra tạo bước ngoặt quan trọng cho Việt Nam, từ một quốc gia lấy nông nghiệp là chủ yếu đã chuyển thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Khi đất nước tiến hành đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai cấp công nhân Việt Nam đã có những biến đổi tích cực: tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng và ý thức giác ngộ chính trị được nâng lên. Cùng với các giai tầng khác, giai cấp công nhân Việt Nam đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam là nhân tố then chốt để đưa công cuộc đổi mới đi đến thắng lợi. Mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân đến năm 2020 được nêu rõ trong Nghị Quyết số 20-NQ/TƯ (28/01/2008) là: “xây dựng giai cấp công nhân mạnh về số lượng và nâng cao về chất lượng, giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân (về nhà ở tại các khu công nghiệp, tiền lương và thu nhập…)”. Thành phố Hồ Chí Minh trung tâm công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam… Nhờ có thế mạnh về cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, hệ thống 42 cảng sông, biển lớn nhỏ (cảng Sài Gòn, Tân Cảng…) nên nơi đây được xem là đầu mối trung chuyển hàng hóa, tiêu thụ mạnh nhất giữa các địa phương, tỉnh thành trên cả nước và quốc tế. Đồng thời, Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường lao động sôi nổi nhất vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp. Do đó, Thành phố chủ trương thành lập khu chế xuất, khu công nghiệp để định hướng, quy hoạch nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc thành lập các khu chế xuất, khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1991 đến 2015 đã tạo ra một thị trường lớn thu hút lực lượng công nhân nhập cư, tại chỗ để tìm kiếm việc làm, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư. Từ năm 2000 trở đi, dưới tác động từ công cuộc đổi mới đất nước, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo nên những biến đổi đội ngũ công nhân công nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, đó là sự tăng nhanh về số lượng và nâng cao chất lượng, góp phần rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của thành phố. Từ năm 2008, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh xác định công nhân công nghiệp: “là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội, xây dựng và bảo vệ thành phố… là lực lượng chủ yếu vận hành, sử dụng các công cụ sản xuất hiện đại; một bộ phận công nhân có trình độ học vấn, tay nghề cao đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
- 2 hội nhập kinh tế quốc tế; có tác phong và kỹ năng lao động trong môi trường công nghiệp hiện đại, thích nghi nhanh với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…” (Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, 2008, trang 1). Năm 2009, tác động từ cuộc suy thoái toàn cầu phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt là thị trường lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh làm cho đội ngũ công nhân công nghiệp có nhiều biến đổi. Trước bối cảnh đó, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định, xác định vai trò, nhiệm vụ hàng đầu của đội ngũ công nhân công nghiệp để có những chính sách hợp lý nhằm thúc đẩy những biến đổi theo chiều hướng tích cực. Từ năm 2010 đến 2015, quá trình hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, vị thế kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh từng bước khẳng định được ở khu vực Đông Nam Á, đây là tiền đề quan trọng để công nhân công nghiệp từng bước thích nghi, biến đổi phù hợp với bối cảnh lịch sử mới. Do vậy, việc nghiên cứu về những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn này để thấy rõ bản chất cơ bản của những biến đổi, đánh giá đúng hơn mặt tích cực, hạn chế mà đội ngũ này đã bộc lộ. Ngoài ra, lý do nữa để chúng tôi nghiên cứu về vấn đề này là những đề tài trước đó chỉ nghiên cứu về những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 2000, nên vẫn còn khoảng trống ở giai đoạn từ năm 2000 đến 2015 khi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiếp tục được đẩy mạnh, nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội hội chủ nghĩa, toàn cầu hóa diễn ra quy mô, chuỗi cung ứng toàn cầu đã tác động và làm biến đổi căn bản đến đội ngũ công nhân công nghiệp vẫn còn chưa được làm rõ. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh (2000-2015)” làm luận án tiến sĩ lịch sử. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp đang làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án từng bước làm sáng tỏ tác động của những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp đến một số lĩnh vực (kinh tế, văn hóa – xã hội, chính trị, quốc phòng an ninh). Đồng thời, luận án góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của công nhân công nghiệp trong sự phát triển kinh tế đất nước thời hiện đại. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đặt ra, chúng tôi tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể như sau: Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án. Qua đó, chúng tôi tiếp thu, chọn lọc được các công trình trước đó và xác định những nội dung mà luận án cần tiếp tục làm rõ.
- 3 Thứ hai, phân tích về đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh tác động đến những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2000 – 2015). Thứ ba, từ các nguồn tư liệu, số liệu thống kê… luận án tái hiện, phục dựng một cách khách quan, khoa học về những biến đổi về số lượng, chất lượng, đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2000 - 2015). Thứ tư, rút ra những đặc điểm nổi bật của những biến đổi và tác động của sự biến đổi này trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, chính trị, quốc phòng an ninh trong sự phát triển bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến 2015. Là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là lực lượng sản xuất nòng cốt, đang phát triển lớn mạnh. Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu những người lao động làm công hưởng lương trong các loại hình doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thuộc khu vực: nhà nước, ngoài nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài (không bao gồm các chủ doanh nghiệp, các chuyên gia và lao động người nước ngoài) tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của luận án về những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh gồm nhiều yếu tố cấu thành, đây là một vấn đề có nội hàm rất rộng. Trong phạm vi tiếp cận của luận án, chúng tôi tập trung bốn vấn đề then chốt trong biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh về: số lượng và cơ cấu, trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân công nghiệp, hoạt động của tổ chức Công đoàn. - Thời gian: luận án nghiên cứu từ năm 2000 đến 2015, chọn mốc năm 2000 bởi đây là năm tiến hành Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VII (12/2000) tạo định hướng mạnh phát triển công nghiệp Thành phố; hai là đánh dấu thời điểm Thành phố Hồ Chí Minh kết thúc thế kỉ XX chuẩn bị bước vào kỉ nguyên mới của thế kỉ XXI trong bối cảnh hợp tác khu vực. Năm 2015, kết thúc Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần IX, đồng thời nhằm đánh giá chặng đường lịch sử mà đội ngũ công nhân công nghiệp có những biến đổi và tác động của sự biến đổi đối với của sự phát triển chung Thành phố Hồ Chí Minh. - Không gian nghiên cứu: công nhân công nghiệp đang làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- 4 4. Cơ sở lí luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lí luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm, chính sách của Ðảng và Nhà nước Việt Nam về giai cấp công nhân. Trên cơ sở lí luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan điểm giai cấp công nhân trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thì luận án kế thừa để bám sát cho việc nghiên cứu những biến đổi của công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến 2015. Theo quan điểm của Đảng: “Giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển bao gồm những người lao động chân tay và lao động trí óc, làm công ăn lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu luận án, chúng tôi sử dụng hai phương pháp thích hợp với chuyên ngành lịch sử: phương pháp lịch sử kết hợp phương pháp logic. Phương pháp lịch sử được sử dụng trong luận án này nhằm khôi phục, tái hiện một bức tranh toàn cảnh, một góc nhìn khoa học về những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án được phân thành hai giai đoạn lịch sử: 2000 đến 2007, 2008 đến 2015. Ứng với mỗi giai đoạn, chúng tôi trình bày theo tiến trình lịch sử và nêu bối cảnh lịch sử cụ thể. Đồng thời kết hợp các thao tác kỹ thuật như phân tích, tổng hợp của phương pháp logic để vạch ra, rút ra quy luật, khuynh hướng vận động…. của những biến đổi này. Ngoài ra, việc phân chia thành hai giai đoạn lịch sử cụ thể vừa đảm bảo sử dụng phương pháp lịch đại, đồng đại trong luận án. Chúng tôi kết hợp thực hiện công tác tư liệu: sử dụng phương pháp định tính, định lượng để mô tả chỉ ra rõ đặc trưng về chất của những biến đổi này; kết hợp vận dụng các phương pháp thống kê, so sánh, điền dã, khảo sát… Ngoài ra, chúng tôi tiến hành khảo sát về đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ công nhân công nghiệp đang làm việc ở một số doanh nghiệp đang hoạt động trong khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để thấy rõ những biến đổi này. 4.3. Nguồn tài liệu Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, luận án đã khai thác và sử dụng kết hợp nhiều nguồn tư liệu khác nhau: - Các Văn kiện, Nghị quyết, Chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam. Đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng tôi có quan điểm, phương hướng nghiên cứu đúng các vấn đề do đề tài luận án đặt ra.
- 5 - Báo cáo chính trị, tổng kết của Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân và các Sở, Ban ngành ở Thành phố Hồ Chí Minh; tài liệu do Chi cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh công bố qua các năm từ 2000 đến 2015, Ban Quản lí các khu chế xuất, khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng làm cơ sở để chúng tôi khai thác, xử lý và sử dụng trong luận án. - Các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, sách tham khảo, bài nghiên cứu khoa học, các luận án giai cấp công nhân Việt Nam, về xu hướng biến đổi, phát triển của công nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh của đã công bố có liên quan tới đề tài. Đây là tài liệu tham khảo để giúp chúng tôi so sánh đối chiếu với kết quả nghiên cứu của luận án. - Các nguồn tư liệu trên website của Chính phủ, Sở, Ban, Ngành, báo đài, truyền thông ở Thành phố Hồ Chí Minh đưa tin và dữ liệu được thu thập qua cuộc khảo sát thực địa của chúng tôi. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Về mặt khoa học - Trình bày, làm rõ các công trình nghiên cứu và bổ sung thêm các tư liệu, số liệu, cập nhật liên quan tới những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh từ 2000 đến 2015. - Từ kết quả nghiên cứu, luận án rút ra một số nhận xét về những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp và tác động của biến đổi đối với sự phát triển chung Thành phố Hồ Chí Minh. 5.2. Về mặt thực tiễn - Kết quả của luận án là cơ sở khoa học để cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách tham khảo nhằm phát triển công nhân công nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Luận án là nguồn tài liệu phục vụ cho nghiên cứu, biên soạn giảng dạy các bộ môn khoa học xã hội liên quan đến giai cấp công nhân Việt Nam nói chung, đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 2: Những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa (2000-2007) Chương 3: Những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế (2008-2015) Chương 4: Một số nhận xét về những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2000 - 2015).
- 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đề đề tài 1.1.1. Những nghiên cứu đề cập đến cơ sở lý luận về khái niệm giai cấp công nhân. Khái niệm giai cấp công nhân Là một bộ phận của giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân Việt Nam cũng có những đặc trưng cơ bản: giai cấp công nhân hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền sản xuất công nghiệp - đó là lao động sản xuất vật chất gắn với các quy trình công nghiệp hiện đại, là lực lượng sản xuất cơ bản và tiên tiến của xã hội; có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích cơ bản của nhân dân lao động và của dân tộc; là giai cấp có hệ tư tưởng tiên tiến, khoa học là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đội tiên phong là Đảng cộng sản Việt Nam; có ý thức tổ chức, kỷ luật cao, có tinh thần triệt để cách mạng; có khả năng tổ chức và lãnh đạo dân tộc thực hiện tiến trình cách mạng đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập có những đặc trưng riêng so với giai cấp công nhân ở thế kỷ XIX; hoặc những năm đầu thế kỷ XX, hoặc là hiểu theo như giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển cao. Trên cơ sở quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo những quan điểm lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về khái niệm giai cấp công nhân, đồng thời mở rộng tầm nhìn, tham khảo những ý kiến ít nhiều liên quan của nhà khoa học trong và ngoài nước. Trong luận án này, chúng tôi dựa theo quan điểm của Đảng: “Giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển bao gồm những người lao động chân tay và lao động trí óc, làm công ăn lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”. Khái niệm công nhân công nghiệp được đề cập trong luận án này là người lao động đang làm việc trong các ngành sản xuất công nghiệp (cơ khí, điện tử, hóa nhựa, dệt may, dịch vụ, thực phẩm, vật liệu xây dựng, bao bì, da dày, gia dụng, trang sức), có tính chất công nghiệp mà chúng tôi căn cứ trên danh mục thống kê các ngành nghề của Ban quản lí các khu chế xuất, khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp. Cách tiếp cận những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Khái niệm về biến đổi: là hình thức tồn tại phổ biến nhất của tất cả sự vật và hiện tượng. Biến đổi bao hàm mọi sự vận động và sự tác động qua lại, sự chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác; là động từ dùng để chỉ sự thay đổi thành khác trước”. Luận theo khái niệm này thì chúng tôi cho rằng biến đổi có nghĩa sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động, phát triển đều có sự thay đổi, đồng thời có thêm những biểu hiện, đặc trưng mới được bổ sung hoặc bớt đi so với thời điểm trước đó. Dưới đây, chúng tôi tiếp cận những biến đổi của công nhân công nghiệp ở Thành phố
- 7 Hồ Chí Minh từ 2000 đến 2015 đặt trong bối cảnh lịch sử hiện thực khách quan, chủ quan mà Thành phố đang chuyển mình từng bước hòa nhập với nền kinh tế quốc tế, quá trình toàn cầu hóa, chuỗi cung ứng toàn cầu…. 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu lí luận giai cấp công nhân Các công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân đã được dịch sang tiếng Việt Một số tác phẩm kinh điển gồm các tác phẩm: “C.Mác và Ph. Ăngghen toàn tập” bao gồm 50 tập do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Sự thật được dịch dựa vào bản tiếng Nga bộ toàn tập C.Mác và Ph. Ăngghen và một số tài liệu chỉ dẫn do Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin Liên Xô (trước đây); “Lênin toàn tập” do Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xco-va xuất bản đã luận giải sự vận động phát triển của xã hội. Trong đó, giai cấp công nhân ở giai đoạn chủ nghĩa tư bản công trường thủ công là rời rạc, phân tán trong sản xuất, không đồng nhất về cơ cấu, điều đó đã gây trở ngại cho việc “hoàn thiện” quan hệ sản xuất. Những cuộc đấu tranh đó của công nhân còn mang tính tự phát. Giai đoạn mới của sự phát triển giai cấp công nhân gắn liền với quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp, được đánh dấu bằng cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, cụ thể là gắn với sự lan rộng của sản xuất công xưởng, khi giai cấp công nhân công nghiệp xuất hiện. Thời kỳ này, giai cấp công nhân công nghiệp khác về căn bản so với công nhân làm thuê thời kỳ công trường thủ công, họ là những người trực tiếp sản xuất hoàn toàn tách khỏi tư liệu sản xuất. Như vậy, các công trình của C.Mác và Ph. Ăngghen và Lênin được xem là cơ sở lí luận khi nghiên cứu về giai cấp công nhân thế giới. Các công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân ở trong nước Công trình lãnh tụ Hồ Chí Minh trong “Hồ Chí Minh toàn tập” do nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2000, tập hợp các bài viết của Hồ Chí Minh nghiên cứu về giai cấp công nhân Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng: “chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận cách mạng tiên phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp công nhân ta đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và đáng tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam”; Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò của công nhân lao động trong lĩnh vực công nghiệp, đây là lực lượng chủ lực, tiêu biểu cho giai cấp công nhân, “chủ chốt của giai cấp ấy, là những công nhân ở các xí nghiệp như: nhà máy, hầm mỏ, xe lửa... Những công nhân thủ công nghệ, những người làm thuê ở các cửa hàng, những cố nông… cũng thuộc về giai cấp công nhân. Nhưng chỉ công nhân công nghệ là hoàn toàn đại biểu cho cái đặc tính của giai cấp công nhân”. Công trình “Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay - thực trạng và triển vọng” đã phân tích quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp công nhân, bối cảnh mới của thời đại ảnh hưởng đến giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển. Đó là sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện
- 8 đại; xu thế toàn cầu hoá; sự phát triển nền kinh tế tri thức; những điều chỉnh của giai cấp tư sản và nhà nước tư bản; sự thay đổi cục diện thế giới sau chiến tranh lạnh và sự vận động phong trào cộng sản và công nhân ở các nước tư bản phát triển; trào lưu dân chủ xã hội. Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau năm 1991 đến nay trên những phương diện: sự thay đổi về số lượng, cơ cấu, chất lượng; trình độ giác ngộ, tổ chức và sự lựa chọn con đường cách mạng dân chủ hòa bình. Từ đó chỉ ra những đặc trưng cơ bản và triển vọng của giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển trong hai thập niên tới vẫn là “động lực tinh thần, sức mạnh trí tuệ và đạo đức”, là người thực thi bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Từ đó rút ra ý nghĩa đối với xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. 1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu giai cấp công nhân Việt Nam Khi nghiên cứu về giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kì trước và sau đổi mới phải kể đến các nhà Sử học với những công trình nghiên cứu công phu. Điển hình là hai công trình đồ sộ (gần 2000 trang) của cố Giáo sư Trần Văn Giàu: ”Giai cấp công nhân Việt Nam - Sự hình thành và phát triển của nó từ giai cấp “tự mình” đến giai cấp cho mình” và “Giai cấp công nhân Việt Nam từ Đảng Cộng sản thành lập đến cách mạng tháng Tám thành công”. Ở mỗi công trình, tác giả đều dành ra một chương để mô tả tỉ mỉ về đời sống của giai cấp công nhân dưới chế độ thực dân - phong kiến, thể hiện các điều kiện lao động và sinh hoạt hết sức tồi tệ như: Giờ làm việc quá dài, tiền lương, nạn đói, thất nghiệp tràn lan, tệ chửi mắng và đánh đập diễn ra phổ biến, bệnh tật và chết thảm thương… Song, do phạm vi nghiên cứu của tác giả chỉ giới hạn trong khoảng thời gian từ khi giai cấp công nhân ra đời đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, nên cả hai công trình tầm cỡ đó chưa thể nói đến đời sống văn hóa, sự chuyển biến của giai cấp công nhân dưới chế độ mới. Phê phán sự xuyên tạc bản chất giai cấp công nhân của Đảng, bài viết “Bàn về cái gọi là phê phán bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam”, đã đưa ra luận cứ phê phán quan điểm sai trái, phản khoa học của các ý kiến phản bác bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Theo tác giả, để giữ vững và nâng cao bản chất giai cấp của Đảng cần phải kiên định mục tiêu, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản; nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân phải được củng cố vững chắc. Về sự cần thiết phải có nghiên cứu mới về giai cấp công nhân hiện nay, các tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn trong bài viết “Cần có nghiên cứu cơ bản về giai cấp công nhân trong tiến trình phát triển của lịch sử đương đại” và Mạch Quang Thắng trong bài viết “Nghiên cứu, phát triển lý luận về giai cấp công nhân Việt Nam” đều đặt ra nhiều vấn đề mới về cách tiếp cận giai cấp công nhân hiện nay. Trên cơ sở phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, các tác giả đưa ra những dẫn chứng, lập luận
- 9 khoa học về tính tất yếu cần phải có nhận thức mới về giai cấp công nhân hiện nay, khi nền kinh tế tri thức đang hiển hiện và phát triển rất nhanh trong thời đại toàn cầu hóa. Qua đó các tác giả cho rằng, cần phải tổ chức nghiên cứu về giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay một cách có hệ thống và toàn diện. 1.1.4. Nhóm các công trình nghiên cứu về sự biến đổi của công nhân công nghiệp Việt Nam và công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Các công trình nghiên cứu về sự biến đổi của công nhân công nghiệp Việt Nam Trong công trình “Xu hướng biến động giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI” đã tập hợp các bài viết của nhiều tác giả bàn về xu hướng biến đổi của giai cấp công nhân nước ta trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Trong đó, nội dung chủ yếu tập trung vào những vấn đề như: đặc điểm, thực trạng và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. Các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến sự biến đổi giai cấp công nhân Việt Nam. Ý thức chính trị của giai cấp công nhân nước ta - biểu hiện, thực trạng và xu hướng. Toàn cầu hoá và xu hướng biến động của giai cấp công nhân. Những thách thức đối với xu hướng biến đổi giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI. Về đời sống văn hoá, tinh thần của giai cấp công nhân, trong các công trình: “Xây dựng và phát triển đời sống văn hoá của giai cấp công nhân Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”; “Xây dựng lối sống văn hoá của công nhân Việt Nam - lý luận và thực tiễn” đều đã đề cập đến cơ sở lý luận, phương pháp luận nghiên cứu văn hoá và đời sống văn hoá, lối sống và lối sống văn hoá của giai cấp công nhân theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta. Phân tích một số nhân tố tác động đến đời sống văn hoá của giai cấp công nhân trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế như: tác động của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội, mở rộng giao lưu và hợp tác văn hoá với các nước trên thế giới. Về thực trạng đời sống văn hoá của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đa dạng và phong phú, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn và bất cập về các điều kiện sinh hoạt văn hoá của công nhân dẫn đến “nghèo” về văn hoá. Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra một số yêu cầu đối với việc nâng cao đời sống văn hoá cho giai cấp công nhân như: tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện các điều kiện về ăn, mặc, ở, sinh hoạt; yêu cầu về xây dựng hạnh phúc gia đình; nâng cao trình độ học vấn và tay nghề cho công nhân; phát huy dân chủ trong đời sống công nhân lao động,... Từ đó các tác giả đưa ra quan điểm và các giải pháp xây dựng, nâng cao đời sống văn hoá cho giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. Bùi Thị Thanh Hà với công trình “Công nhân công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh ở nước ta thời kỳ đổi mới” đã tiếp cận dưới góc độ xã hội học, kinh
- 10 tế học nghiên cứu sự nghiệp đổi mới và sự hình thành nhóm công nhân công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh. Đặc điểm của đội ngũ công nhân này về cơ cấu, điều kiện lao động, quan hệ xã hội, các hoạt động, quan hệ ngoài doanh nghiệp và một số vấn đề liên quan. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra kết luận công nhân trong các doanh nghiệp liên doanh đa phần là lao động nữ; quan hệ giữa công nhân với nhau có sự biến đổi theo thời gian nhằm thích ứng với cơ chế mới; về cơ bản công đoàn phát huy vai trò tích cực; các hoạt động, quan hệ ngoài doanh nghiệp bị chi phối bởi thời gian làm việc và thu nhập tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả chỉ ra còn có những vấn đề đặt ra với công nhân công nghiệp Việt Nam như: vấn đề dịch chuyển chất lượng nguồn lao động; vấn đề quản lý lao động; vấn đề mất cân bằng giới trong doanh nghiệp cần phải được quan tâm tiếp cận nghiên cứu. Công trình liên quan đến những biến đổi của công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Luận án Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam của Đào Quang Trung “Những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (1975 – 1995)” đã khái quát tình hình phong trào đấu tranh của công nhân trước năm 1975. Luận án đã phân tích, đưa ra những thống kê về tình hình đội ngũ công nhân theo biên niên: giai đoạn 1 (1975 - 1985) khi đất nước còn thời kì bao cấp, đóng cửa đã tác động đến số lượng, cơ cấu ngành, nghề, đời sống công nhân cơ cực, bước sang giai đoạn từ 1986 đến 1995 khi đất nước tiến hành đổi mới, mở rộng kinh tế thị trường thì thời điểm này đã có sự biến đổi sâu sắc ở các mặt. Luận án Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam của Trần Văn Thận về “Sự phát triển của đội ngũ công nhân Thành phố Hồ Chí Minh thời kì 1986 – 2000. Qua thực tiễn Quận Ba” được trình bày theo nội dung vấn đề, tác giả đã phân tích về sự phát triển của đội ngũ công nhân Thành phố Hồ Chí Minh từ 1986 đến 2000, trong đó có lý giải đến quá trình chuyển biến về số lượng và cơ cấu của đội ngũ công nhân. Đồng thời tác giả của luận án nêu ra đặc điểm và phân tích xu hướng phát triển của đội ngũ công nhân ở thời kì 1986 đến 2000. Luận án Tiến sĩ Triết học của Nguyễn Khánh Vân “Xu hướng biến đổi của giai cấp công nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” tác giả luận án đã luận giải những vấn đề lý luận chung về GCCN, xu hướng biến đổi GCCN trong thời đại hiện nay, khảo sát thực trạng và xu hướng biến đổi GCCN ở Thành phố Hồ Chí Minh, phân tích những nhân tố tác động tới xu hướng biến đổi của GCCN ở Thành phố và những vấn đề đặt ra từ những xu hướng đó, xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát huy vai trò tích cực của đội ngũ công nhân Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiên nay. Luận án Tiến sĩ Triết học của Trần Thị Như Quỳnh “Công nhân trí thức ở Thành phố Hồ Chí Minh thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, đã nêu các khái niệm mới giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, trong đó đề cập sâu sắc về đội
- 11 ngũ công nhân trí thức với những đặc điểm và tình hình riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, tác giả luận án đã đưa ra thực trạng và những giải pháp cho đội ngũ công nhân trí thức thời kì hội nhập và vai trò của đội ngũ công nhân trí thức trong sự phát triển chung của Thành phố. 1.2. Những vấn đề luận án kế thừa từ các công trình nghiên cứu trên Từ những công trình nghiên cứu được đề cập ở trên, có thể rút ra mấy nội dung sau đây: Một là, các công trình và bài viết đã nghiên cứu về giai cấp công nhân nói chung, giai cấp công nhân Việt Nam và đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trên nhiều phương diện cả về lý luận và thực tiễn. Trong đó có một số công trình rất công phu, phân tích sâu, đề cập đến sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân gắn với quá trình phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Nhiều công trình đã đề cập đến quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân và sự vận dụng, phát triển lý luận của Đảng ta trong quá trình xây dựng đội ngũ công nhân Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt Thành phố là trung tâm công nghiệp lớn, đầu tàu phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hai là, nhiều công trình nghiên cứu đề cập xu hướng phát triển của đội ngũ công nhân Thành phố Hồ Chí Minh qua các giai đoạn cụ thể. Các yếu tố khách quan và chủ quan đã tác động rõ rệt đến những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp gồm cơ cấu đội ngũ, số lượng, chất lượng… Đây là những tài liệu tham khảo để chúng tôi làm rõ thực chất của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đặc biệt là sự hội nhập quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh tác động đến những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp. Ba là, nhiều công trình tìm hiểu về đời sống văn hóa và vật chất của giai cấp công nhân Việt Nam, đội ngũ công nhân Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Các kết quả nghiên cứu này là tài liệu tham khảo quý giá, để tác giả làm cơ sở phân tích những biến đổi về đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. 1.3. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu Thứ nhất, luận án trình bày và tiếp tục làm rõ những nhân tố tác động đến những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến năm 2015. Thứ hai, so với công trình nghiên cứu trước đó về những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 2000, luận án phục dựng, tái hiện bức tranh toàn diện một cách khoa học, khách quan về những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp được xác định qua hai giai đoạn cụ thể: giai đoạn 1
- 12 (2000 đến 2007); giai đoạn 2 (2008-2015). Ở mỗi giai đoạn, luận án làm rõ bối cảnh lịch sử và nêu ra 4 biến đổi (số lượng, trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật, đời sống vật chất và tinh thần, hoạt động của Công đoàn), ứng với mỗi nội dung biến đổi luận án xác định các tiêu chí để đánh giá, phân tích, vạch rõ biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Thứ ba, luận án rút ra đặc điểm về những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở rút kết từ nội dung đã được phân tích. Đồng thời luận giải tác động của sự biến đổi này trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, chính trị quốc phòng trong sự phát triển bền vững tại Thành phố Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 2. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA CÔNG NHÂN CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN TIẾN HÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA (2000 – 2007) 2.1. Những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 2000 Trước năm 1986, khi nói đến đội ngũ công nhân công nghiệp, người ta thường nghĩ ngay đến một đội ngũ công nhân thuần nhất đó là công nhân quốc doanh. Từ sau năm 1986 đến trước năm 2000, thực hiện cơ khí hóa kinh tế mới - cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, bên cạnh khu vực quốc doanh, một khu vực kinh tế mới hình thành đó là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Khu vực này thu hút ngày càng đông công nhân công nghiệp tham gia sản xuất. Trong lĩnh vực công nghiệp, số công nhân ở khu vực ngoài quốc doanh ngày càng tăng lên. Năm 1995: 191.737 người; 1996: 206.463 người. Cùng với sự tăng trưởng cơ cấu ngành nghề và cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội - đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang diễn ra một biến đổi lớn, có sự di động xã hội, có sự định hướng lại về giá trị ngành nghề, giá trị lao động. Ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh công nhân công nghiệp trở thành người làm thuê, nhưng không để biến thành quan hệ thống trị dẫn đến sự phân hóa xã hội thành hai cực đối lập. Đó chính là những biến đổi về mặt xã hội của đội ngũ công nhân thành phố, từ một giai cấp công nhân của nền kinh tế tập trung, bao cấp sang một giai cấp công nhân phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Dưới tác động của thị trường lao động, trong nền kinh tế thị trường sự chuyển dịch cơ cấu số lượng lao động diễn ra sâu sắc trên địa bàn. Đó chính là sự di chuyển số lượng công nhân công nghiệp từ khu vực quốc doanh sang khu vực ngoài quốc doanh. Nguyên nhân cơ bản là do khu vực ngoài quốc doanh trả lương cho công nhân cao hơn khu vực quốc doanh.
- 13 2.2. Bối cảnh lịch sử và nhân tố tác động đến những biến đổi đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2000-2007) 2.2.1. Bối cảnh lịch sử Trong khi Việt Nam tiến hành Công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 thì tình hình thế giới có nhiều biến động. Sự sụp đổ của hệ thống các nước chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và xu hướng hòa hoãn, hợp tác diễn ra là cơ hội và thách thức tồn tại đan xen, tác động sâu sắc đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Trước những điều kiện lịch sử đó và kỳ vọng Thành phố Hồ Chí Minh là một động lực tăng trưởng quan trọng cho quá trình phát triển ở phía Nam cũng như cả nước, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các giải pháp của Đề án “Quy hoạch phát triển đô thị” và “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội TPHCM giai đoạn 1996-2010”. Thành quả đó là từ một đô thị sau chiến tranh với hạ tầng thấp kém, cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp, dịch vụ có tỷ trọng thấp, trong 7 năm đầu thế kỉ XXI, Thành phố đã phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm nông nghiệp, tăng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; nhiều khu đô thị mới (Phú Mỹ Hưng, Thủ Thiêm…) , nhiều khu dân cư hiện đại, nhiều trung tâm thương mại, dịch vụ cao cấp, kết hợp với kết cấu giao thông đô thị được mở rộng, hoàn chỉnh; đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận cư dân không ngừng được cải thiện…. đã làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị hiện đại đang trên đà phát triển. Do vậy, Thành phố Hồ Chí Minh khi thực hiện CNH, HĐH không tách rời quá trình đô thị hóa; chủ động và sáng tạo, đi đầu trong nhiều mô hình để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa kinh tế theo hướng hiện đại như: xây dựng các khu chế xuất (Tân Thuận, Linh Trung, Linh Trung 2), khu công nghiệp tập trung (Hiệp Phước, Tân Tạo, Lê Minh Xuân, Tân Bình, Tân Thới Hiệp, Tây Bắc Củ Chi, Bình Chiểu, Cát Lái…), khu công nghệ cao, công viên Phần mềm Quang Trung, khu nông nghiệp công nghệ cao… 2.2.2. Các yếu tố tác động tạo nên sự biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 2.2.2.1. Từ điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội Điều kiện tự nhiên Khác so với các địa phương, tỉnh thành trên phạm vi cả nước, đặc trưng về vị trí Thành phố Hồ Chí Minh là nằm trên đường giao thông quốc tế từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo; là cửa ngõ phía nam của Tổ quốc, một đầu nối giao thông quan trọng nối liền thành phố với các tỉnh trong vùng và toàn quốc. Sự liên hệ giữa thành phố với bên ngoài diễn ra thuận lợi thông qua cảng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam là Tân Sơn Nhất, bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây, ga xe lửa Sài Gòn và 42 cảng biển lớn như: Cảng Sài Gòn, Tân Cảng, Hiệp Phước… thông qua trực đường nối liền Bắc
- 14 - Nam và các trục đường nối liền với các vùng kinh tế như: đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 1A… Đặc điểm vị trí địa lý của Thành phố Hồ Chí Minh thuận lợi đã tác động rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế và văn hóa – xã hội Đặc điểm về kinh tế - xã hội Từ năm 2000 đến 2007, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đứng trước thời cơ và thách thức to lớn do tác động động từ tình hình thế giới. Tuy nhiên, nhờ vào sự nhạy bén từ chủ trương, chính sách của lãnh đạo Thành phố đã giúp cải thiện tình trạng kém phát triển kinh tế, từng bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Thành phố Hồ Chí Minh xác định mục tiêu tổng quát và cơ bản là trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; ổn định chính trị - xã hội, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Tiếp tục khẳng định vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh trên trường quốc tế được nâng lên; tạo nền tảng vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Nhờ đó đã tạo ra những yếu tố quan trọng để phát triển và làm biến đổi sâu sắc, một cách toàn diện trong cơ cấu của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.2.2. Sự phát triển mang tính đột phá của ngành công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế công nghiệp lớn và phát triển năng động nhất ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trước năm 1975, nền kinh tế dịch vụ chủ yếu (chiếm khoảng 60% GDP). Từ năm 2000 đến 2007, công nghiệp thành phố đóng vai trò đầu tàu và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của cả nước, đặc biệt trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức WTO đã tác động tích cực đến các ngành kinh tế, trong đó có ngành công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ cấu kinh tế công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với sự phân công lao động xã hội. Ngành công nghiệp của Thành phố chuyển dịch theo hướng phát triển mạnh những ngành hàng có lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh, hướng về xuất khẩu. Việc mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngoài tạo điều kiện và thúc đẩy Thành phố phát triển những ngành công nghiệp mới với kỹ thuật công nghệ cao, phù hợp với nhu cầu phát triển của thời đại. Trong giai đoạn 2000-2007, thế mạnh của Thành phố là phát triển các ngành chế biến thực phẩm, may mặc, giầy da. 2.2.3. Chủ trương của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2003, chỉ thị số 13-CT/TU ngày 28 tháng 07 năm 2003 về một số nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân Thành phố, đánh giá những thành công và hạn chế mà chương trình 17-CTr/TU của Thành ủy - khóa V về xây dựng giai cấp công nhân ở thành phố… Những chủ trương của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000
- 15 đến năm 2007, tác động đến những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp. Chứng minh và khẳng định những biến đổi này có tác động rất lớn đối với sự chuyển biến mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh lịch sử thay đổi, từng bước khẳng định được sự đóng góp quan trọng của đội ngũ này. 2.3. Những biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (2000-2007) 2.3.1. Về số lượng và cơ cấu đội ngũ Số lượng công nhân công nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh tăng qua từng năm, nếu như trong năm 2000 là 76.920 người thì 2007 là 246.525 người. Biến đổi mạnh mẽ về số lượng này phù hợp với xu hướng khách quan mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ khi quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp ở phía Nam. Số lượng đội ngũ công nhân công nghiệp có chuyển biến rõ nét khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ được chính thức thông qua từ 14/7/2000 và sau hơn một năm đã mang lại những lợi ích to lớn. 2.3.2. Về trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật Trong giai đoạn 2000-2007, trình độ học vấn của công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh chưa có sự phân biệt rõ nét so với cả nước. Tỷ lệ công nhân công nghiệp tốt nghiệp THPT của cả nước là 60% thì số này ở TP.HCM là 56,7%. Cơ cấu trình độ lao động thì công nhân công nghiệp có bằng trung học chuyên nghiệp chiếm từ 20,5-26,6%; cao đẳng từ 5,6-7,6%; đại học từ 3,21-3,82%; công nhân công nghiệp có trình độ trên đại học chiếm từ 0,9-1,1%. Số còn lại 71,69% ở trình độ lao động phổ thông sơ cấp (mới có chứng chỉ nghề chứ chưa có bằng). Nếu xét tốc độ phát triển thì trình độ tay nghề của công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước có tăng: từ 20,2% (năm 2000) lên 24,3% năm 2005 (tỷ lệ này cả nước trong cùng thời gian là 3,5%). Trong đó, số công nhân kỹ thuật tăng từ 63,6% lên 80,3% số lao động có tay nghề. Trong các khu chế xuất, khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2007, trình độ học vấn của đội ngũ công nhân công nhân công nghiệp có biến đổi nhưng chưa rõ nét, đa phần đều có trình độ học vấn ở mức phổ thông chiếm tỉ lệ cao, đặc biết là cấp II và III. 2.3.3. Về đời sống vật chất và tinh thần Việc làm và điều kiện lao động So với các đô thị lớn trên cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ… Thành phố Hồ Chí Minh luôn là chỗ trũng để dòng chảy nhập cư, di cư đổ về. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân chính là Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều cơ hội tìm việc làm và công việc tương đối ổn định; dễ kiếm tiền và thu nhập cao, dễ dàng thay đổi công việc; chất lượng cuộc sống tốt nhất như hệ thống giáo dục, y tế, dịch vụ phát triển,
- 16 các phương tiện giao thông, phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, có khả năng cá nhân.... Tiền lương và thu nhập Thành phố Hồ Chí Minh là nơi dễ kiếm việc làm, tập trung nhiều công nhân công nghiệp có trình độ lao động phổ thông nhưng thu nhập thấp. Một thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố có một khó khăn chung nhất là khủng hoảng lực lượng sản xuất. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2007, mức luân chuyển công nhân công nghiệp giữa các công ty nước ngoài lên tỷ lệ cao (43%), công nhân ngành dệt may và da giày có mức độ luân chuyển cao nhất. Tác động này dẫn đến sự thay đổi chỗ làm việc, nổi lên yêu cầu đòi hỏi tay nghề. Sự thiếu hụt lực lượng sản xuất có kỹ năng dẫn đến một thực tế là doanh nghiệp phải trả mức lương cao hơn giá trị thực để có thể tuyển được công nhân công nghiệp có trình độ chuyên môn - kỹ thuật. Thực tế cho thấy giá mà doanh nghiệp trả cho công nhân công nghiệp có trình độ lao động phổ thông thấp hơn giá trị thực. Vì thế, cùng với nỗ lực như làm thêm, tăng ca và tằn tiện để tồn tại thì chỉ cần một doanh nghiệp nào đó có mức lương cao hơn một chút cũng đủ để công nhân chuyển nơi làm việc. Tình hình nhà ở Từ năm 2000, Đảng bộ và Chính quyền Thành phố quan tâm đến nhu cầu nhà ở cho công nhân công nghiệp, bước đầu đã xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở, khu lưu trú cho công nhân, đảm bảo công nhân được “an cư lạc nghiệp”. Thông báo số 16/TB-UB, ngày 30/1/2002 của UBND thành phố về việc chỉ đạo xây dựng đề án đầu tư xây dựng nhà lưu trú cho công nhân các khu công nghiệp. Phối hợp thực hiện dự án này gồm các đơn vị: Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Địa chính, Nhà đất, Sở Tài chính Vật giá, Kiến trúc sư Trưởng, Liên đoàn Lao động thành phố. Ngày 23/4/2003 UBND thành phố ra Chỉ thị số 7/2003/CT-UB, về xây dựng nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp, nhằm thu hút các nguồn lực trong xã hội để thực hiện chương trình này. Nhà ở liên quan mật thiết đến việc tiết kiệm chi tiêu, bảo đảm ổn định mức sống, tư tưởng và lối sống công nghiệp của công nhân thành thị nói chung. “Chương trình nhà ở” của Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt nhà ở cho công nhân công nghiệp ngoại tỉnh tại các KCN, KCX thực tế chưa được đẩy mạnh thực hiện. Công nhân công nghiệp ngoại tỉnh không có nhà ở phù hợp với thu nhập, với mức sống của họ. Đời sống tinh thần Một điều tra của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và ủy ban Thể dục - thể thao tháng 2-2006 cho biết về tình hình đời sống của đội ngũ công nhân công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng do chỗ ở chật chội, thiếu chỗ sinh hoạt văn hoá nên thời gian nhàn rỗi, 83,3% công nhân công nghiệp được hỏi tụ tập cùng bạn bè nhậu, hát karaoke; 65,7% ngủ; 55,9% làm việc nhà. Những phương tiện giải trí lành
- 17 mạnh cho công nhân công nghiệp (tủ sách, sân chơi thể thao, khu cây xanh, phòng vi tính...) cũng rất hiếm thấy xuất hiện ở các khu tập thể, nhà trọ. Nhiều công nhân công nghiệp sống trong môi trường ba không: không tivi, không đài báo, không giao lưu với bên ngoài. Hình thức giải trí chủ yếu sau giờ làm việc rất đơn giản: túm năm tụm ba nói chuyện, đi dạo quanh xóm, xem phim video hoặc cùng nhau “nhậu lai rai”... 2.3.4. Về hoạt động của tổ chức công đoàn Trong giai đoạn 2000-2007, Công đoàn các KCN, KCX Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập được 375 tổ chức Công đoàn cơ sở, tổng số đoàn viên là 109.413, giới thiệu được 224 lượt đoàn viên cảm tình Đảng, 9 được kết nạp. Ngoài ra, Công đoàn đã quan tâm tuyên truyền chủ trương. Biến đổi số lượng công đoàn viên trong các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phần nào cho thấy bước đầu công nhân công nghiệp được giác ngộ ý thức, vai trò của mình. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng hoạt động công đoàn Công đoàn các KCN, KCX Thành phố Hồ Chí Minh (được thành lập năm 1997) còn nhiều hạn chế bởi mô hình tổ chức chưa hoàn chỉnh, đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách chưa đủ đáp ứng với số lượng công đoàn cơ sở, pháp luật lao động chưa hoàn thiện, công tác vận động thành lập công đoàn cơ sở cũng như việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp và công nhân công nghiệp chưa được tuân thủ, đặc biệt về chính sách tiền lương chưa được doanh nghiệp quan tâm thực hiện, quan hệ lao động phức tạp, tranh chấp liên miên. Vì những nguyên nhân trên mà công nhân công nghiệp cũng không có thiết tha khi vào Công đoàn bởi họ chưa thấy được quyền và lợi khi tham gia. CHƯƠNG 3. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA CÔNG NHÂN CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (2008 – 2015) 3.1. Bối cảnh và những yếu tố tạo nên sự biến đổi của đội ngũ công nhân công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 3.1.1. Bối cảnh lịch sử Năm 2008 đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển giai cấp công nhân Việt Nam. Ban chấp hành Trương ương Đảng ra Nghị quyết 20, ngày 28 tháng 1 năm 2008 về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngoài ra, Thủ tướng chính phủ quyết định số 589/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 5 năm 2008 về việc phê duyệt, xác định phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng của vùng theo mô hình tập trung đa cực, với thành phố Hồ Chí Minh là đô thị hạt nhân và hướng tới là một đô thị phát triển ngang tầm khu vực và quốc tế. Phát triển các vùng công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp tập trung chuyên môn hóa. Hình thành các trục hành lang kinh tế công nghiệp và dịch vụ, tạo động lực cho các tỉnh trong vùng phát triển nhanh và bền vững.
- 18 3.1.2. Chủ trương của Thành phố Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của đội ngũ công nhân công nghiệp Chủ trương của Thành phố luôn nắm bắt kịp thời từ thực tế của đội ngũ công nhân công nghiệp, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng đội ngũ công nhân trong bối cảnh mới, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành “chương trình hành động số 38 CtrHĐ/TU ngày 08/07/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố” về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá trong giai đoạn 2000-2007, đội ngũ công nhân công nghiệp phát triển mạnh mẽ, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu và chất lượng từng bước được nâng lên. Lập trường và ý thức của công nhân công nghiệp thành phố tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, tiên phong trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội, xây dựng và bảo vệ thành phố, yêu nước, tích cực học tập nâng cao trình độ. 3.2. Sự biến đổi của công nhân công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2015 3.2.1. Biến đổi số lượng và cơ cấu đội ngũ Quá trình đô thị hóa diễn ra song song với thời kì đất nước tiến hành công nghiệp hóa, hội nhập quốc tế. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, chuỗi cung ứng toàn cầu tác động đến kinh tế công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, số lượng công nhân công nghiệp tiếp tục tăng nhưng ở mức độ chậm hơn so với giai đoạn trước đó. Năm 2008 tỷ lệ chiếm 8.2% thì đến năm 2015 tỷ lệ là 7.3%, nguyên nhân được lí giải là do quá trình đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước dẫn đến một thực trạng công nhân thuộc khu vực này phải chuyển sang khu vực khác. Trong khi đó, công nhân công nghiệp thuộc khối doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất, có mức tăng rõ nét, nếu như năm 2008 tỷ lệ 55.2% thì đến năm 2015 tỷ lệ là 69.7%, điều này được lí giải sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp ngoài nhà nước khi mà chủ trương Thành phố khuyến khích đối tượng này, có những chính sách ưu đãi nhất. Do đó, làm biến động mạnh mẽ số lượng công nhân công nghiệp thuộc doanh nghiệp ngoài nhà nước. So với khu vực nhà nước, công nhân công nghiệp vốn đầu tư nước ngoài có sự suy giảm, nếu như năm 2008 tỷ lệ là 36.6% thì đến năm 2015 chỉ còn là 23.3%. Điều này, chúng tôi cho rằng công nhân công nghiệp thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từng bước đi vào chiều sâu, khi mà chất lượng sản phẩm đòi hỏi trình độ tay nghề của công nhân phải đáp ứng vận hành các dây truyền sản xuất hiện đại. Do đó, số lượng công nhân công nghiệp vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm và chuyển sang nhóm đối tượng ngoài nhà nước.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 190 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 224 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 209 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn